Bất Bạo Động Và Những Giá Trị Tâm Linh Trong Ấn Độ Thế Tục

10/08/20193:01 CH(Xem: 11505)
Bất Bạo Động Và Những Giá Trị Tâm Linh Trong Ấn Độ Thế Tục

BẤT BẠO ĐỘNG VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ TÂM LINH
TRONG ẤN ĐỘ THẾ TỤC

Nguyên bản: Non-Violence and Spiritual Values in Secular India
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma / New Delhi 2011
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

*

dalai lama with sigTôi có một ký ức rõ ràng về cảm giác chân thành trong việc quan tâmthích thú sâu sắc về cả nền văn hóaPhật giáo Tây Tạng của Tổng thống Venkataraman. Ngài quả là một người thật sự tuyệt vời – một cựu tổng thống của xứ sở vĩ đại này nhưng rất khiêm tốn và giản dị. Tôi nhớ lại vị tổng thống Ấn Độ đầu tiên, Rajendra Prasad, người cũng giống như vậy. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc.

Có một bí mật tôi muốn chia sẻ cùng quý vị. Năm 1954, học giả Nerhu đã đến Bắc Kinh cho một buổi quốc yến hay gì đó. Tôi đã được giới thiệu với Pandit Nerhu với tất cả những lãnh tụ khác. Bên cạnh tôi Chu Ân Lai và Ban Thiền Lạt Ma cũng có mặt ở đấy. Vậy là tôi được giới thiệu như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Pandit Nerhu có thái độ bất động.Tôi nghĩ rằng vào lúc đó ông đang phản chiếu tất cả những tác độngTây Tạng. Chu Ân Lai rất thông minhlập tức giới thiệu người tiếp theo. Pandit Nerhu, một lãnh tụ vĩ đại và là một người kinh nghiệm, đã cảm thấy một cảm xúc mạnh mẽ đã làm ông đứng sửng như vậy. Tôi cũng cảm thấy hơi ngượng ngùng.

Dĩ nhiên, với việc kỷ niệm Phật đản sanh 1956, tôi đã có một vài lần gặp gở với Nerhu, và đôi khi cũng thảo luận hơi sôi nổi, vì vào lúc đó, quý vị biết, các quan chức của tôi và hai người anh em của tôi khẩn khoản tôi nên ở lại Ấn Độ. Tôi đã bàn luận với Nerhu, và ông khuyên tôi nên trở lại. Và một ngày nọ ông đã đến gặp tôi ở Hyderabad House nơi tôi đang ở. Ông đã mang theo bản copy Thỏa Ước 17- Điểm và cho tôi xem. Cho nên ông rất quan tâm.

Chúng tôi có gặp gở vài lần sau đó. Đôi khi tôi đi qua cánh cổng của ông tôi hơi sợ, nhưng sau nhiều lần gặp gở, nó đã trở thành một cảm giác rất thân mật. Ông là một người rất dễ thương. Và tôi cũng học được dân chủ là gì – tự do ngôn luậntự do bày tỏ. Trong vài điểm, khi chúng tôi yêu cầu nhiều thứ cho vấn đề Tây Tạng, ông không đồng ý. Nhưng chúng tôi quyết định con đường của chúng tôi. Sau đó khi tôi gặp ông, tôi hơi do dự - Phản ứng của ông sẽ ra sao? Nhưng ông hoàn toàn bình thường. Tôi biết rằng đó là ý nghĩa của tự do bày tỏ, và tư tưởng khác biệt, và ông hiểu điều đó. Ở Trung Cộng không giống vậy. (Cười) Tôi học điều đó qua chín năm dành mỗi ngày với những lãnh tụ Trung Cộng. Dĩ nhiên, Chủ tịch Mao là rất ngoại lệ. Nhưng sau này, tôi thấy rằng những hứa hẹn dễ thương của ông ta hoàn toàn không chân thành, không triển khai thực  hiện sau này. Do thế, có nghĩa là chữ nghĩa chỉ là chữ nghĩa, nhưng hành động lại là việc khác.

Thế nào đi nữa, tôi cực kỳ vui mừng để đến đây. Ngay khi tôi bước vào, tôi phản chiếu lại những năm ký ức ấy của tôi. Quý vị thấy, người Tây Tạng phát âm Jawaharlal như “Jhwala.” “Jhwala” trong ngôn ngữ của chúng tôi có nghĩa là người anh lớn. Cho nên Nerhu là người anh lớn của chúng tôi – Jawaharlal Nerhu, Jawaharlal Nerhu. Và rồi tôi muốn cảm ơn người nhạc sĩ trưởng của chúng ta. Tôi thường không thích thú nhiều trong những thứ như âm nhạc, nhưng cung cách mà ông điều khiển nó rất sống động, cuốn hút hoàn toàn – như thế đó. Tôi cảm kích nó, cảm ơn.

Bây giờ, tôi nói về bất bạo động và những giá trị tâm linh trong một Ấn Độ thế tục. Tôi nghĩ thật khó khăn để nói bất cứ điều gì với những anh chị em Ấn Độ. (Cười) Quý vị đã biết những thứ này trong hơn hai nghìn năm. Tuy nhiên, thế hệ trẻ chỉ thích thú trong khoa học, kỷ thuật, và máy điện toán, cho nên có thể đáng giá để nhắc họ về truyền thống này của họ, vốn tồn tại trong xứ sở này và đã duy trì hơn hai nghìn năm.

Trước tiên, bất bạo động. Bất bạo động là gì? Chúng ta không thể thật sự rạch ranh giới giữa bạo độngbất bạo động với một từ một hành động rõ ràng, nhưng phải truy tầm động cơ sâu thẩm bên trong. Thí dụ, một vị thầy hay cha mẹ giỏi, khi đối phó với một học sinh hay đứa trẻ nghịch ngợm, đôi khi biểu lộ một thái độ hơi cứng rắn hay nghiêm khắc, nhưng vì một cảm nhận quan tâm chân thành cho tương lai cát tường của nó. Thật sự, vì hành động ấy được thực hiện vì một cảm nhận quan tâm chân thành hay từ bi thương mến, cho nên nó căn bảnbất bạo động. Trái lại, khi hành động là lừa dối hay bóc lột người khác, được che đậy bằng việc nói năng hay mĩm cười dễ thương, thì hành động ấy là giả dối, nụ cười mĩm ấy không phải là nụ cười chân thành. Quý vị nhận nụ cười của người ấy, ca ngợi người ấy hay tặng quà cáp cho người ấy – tất cả những thứ này là bất bạo động. Nhưng bởi vì động cơ căn bản của người ấy là để lừa dối, tổn hại, gian lận hay bóc lột, đấy là một hành vi bạo động. Thế nên, một cách căn bản, bất bạo động là rất liên hệ với động cơ.

Tôi thường nói rằng bất bạo động là một hành động của từ bi. Với một cảm nhận quan tâm chân thành cho sự cát tường của người khác – bất chấp khó khăn như thế nào – quý vị phải đối xử với họ như những người anh chị em nhân loại, và nhận ra rằng họ cũng có quyền để chiến thắng khổ đau. Việc thấu hiểu điều ấy và tránh dùng sức mạnh hay bạo độngbất bạo động chân thành. Bây giờ, cung cách bất lực – không tổn hại người khác – là không phải bất bạo động. Đó không phải là một lựa chọn. Bất bạo động thật sự là khi quý vị có cơ hội hay năng lực, nhưng cẩn trọng tránh bạo động vì một cảm nhận chân thành của từ bi. Đó thật sự là bất bạo động.

Bây giờ về tâm linh và những giá trị tâm linh, mặc cho những khác biệt trong quan điểm triết lý, tất cả những thể chế của các tôn giáo lớn cùng mang một thông điệp của từ ái, bi mẫn, tha thứ, bao dung, cũng như toại nguyện và kỷ luật tự giác. Đây là những yếu tố của một động cơ bất bạo động chân thành. Trong cung cách thế tục, giống như trong xứ sở này, cũng bao gồm những người không tín ngưỡng. Tôi nghĩ chủ nghĩa thế tục theo quan điểm của Ấn Độ. Chủ nghĩa thế tục không phải hoàn toàn không tôn trọng tôn giáo, nhưng mà là tôn trọng tất cả mọi tôn giáo, không thiên vị tôn giáo này hay tôn giáo nọ. Tất cả mọi tôn giáo đều được tôn trọng.

Một số người bạn của tôi – một số là Hồi giáo và Ki Tô giáo – có hơi hạn chế về chữ “chủ nghĩa thế tục”. Nhưng theo Ấn Độ, chủ nghĩa thế tục không phải hoàn toàn không tôn trọng hay một loại từ chối tiêu cực. Trong hơn ba nghìn năm, đây là xứ sở phát triển những tôn giáo, quan điểm và những người tín ngưỡng khác biệt. Một truyền thống cổ xưa là triết lý Sankhya, vốn tồn tại thậm chí trước Đức Phật. Nhiều phân phái phát triển từ triết lý Sankhya. Rồi thì Phật giáoKỳ na giáo cũng vậy.

Dĩ nhiên, rồi thì từ bên ngoài, Bái Hỏa giáo (Ziroastrianism) đến, tiếp theo là Ki Tô giáo và Hồi giáo, cũng như Do Thái giáo, và rồi sau này là đạo Sikh (Tích-khắc giáo). Đạo sư Narak tôn trọng cả Hồi giáo và Ấn giáo và tất cả những truyền thống khác. Thế nên đạo Sikh là một loại tôn giáo phi giáo phái. Do bởi thực tế ấy, hàng nghìn năm qua, người Ấn Độ một cách căn bản có một tâm hồn rất cởi mở. Từ thời thơ ấu, họ đã biết về tất cả những loại tôn giáo khác nhau.

Tôi thấy ở Kerala, từ cơ sở, truyền thống này đã được giữ trong hàng nghìn năm. Do vậy, chủ nghĩa thế tục tôn trọng tất cả mọi tôn giáo, và rồi thì, như tôi đã đề cập trước đây, cũng có những người không tín ngưỡng. Tôi nghĩ rằng thực tế đó là sức mạnh của Ấn Độ. Và như thông thường, tôi diễn tả Ấn Độ như đạo sư, chúng tôi là những học trò. Chính tôi mang hai trong số những truyền thống của Ấn Độbất bạo động hay ahimsha, và sự hòa hiệp tôn giáo. Bất cứ nơi nào tôi đến, tôi luôn nói về hai thứ này. Cho nên, tôi tự xem mình là một sứ giả của tư tưởng cổ truyền Ấn Độ. Do vậy tôi thường nói, “Ở mức độ sứ giả, tôi hoàn toàn năng động để thúc đẩy những thứ này. Bây giờ ông chủ thật sự của tôi nên thực hiện một vai trò năng động hơn về việc thúc đẩy bất bạo động và hòa hiệp tôn giáo. Thế giới cần điều đó.”

Hai thứ này - bất bạo động và hòa hiệp tôn giáo – không chỉ là cổ xưa mà rất liên hệ với thế giới ngày nay. Hãy nhìn vào những người Ki Tô giáo – họ cùng tin tưởng trong Chúa Ba Ngôi – nhưng những người Thiên Chúa giáoTin Lành đang đánh nhau ở Bắc Ái Nhĩ Lan. Rất buồn. Tôi đã từng ở Bắc Ái Nhĩ Lan trong vài trường hợp. Một lần nữa, quý vị thấy, cả hai phái Sunni và Shia tuân theo những lời dạy của cùng Nhà Tiên Tri Mô-ha-mét và sử dụng cùng kinh Koran. Nhưng qua những khác biệt nhỏ ở đây ở kia, họ chiến đấu với nhau và giết nhau. Rất buồn.

Do vậy, đôi khi, thật vậy, tôn giáo cũng trở thành một nhân tố của chia rẻ. Tất cả những tôn giáo đều nói về từ ái, bi mẫn, và tình cảm anh chị em. Đặc biệt những tôn giáo hữu thần dạy rằng tất cả mọi người cùng đến từ một cội nguồn. Cho nên theo quan điểm ấy, họ thật sự là những anh chị em. Nhưng những khái niệm thật sự thông tuệchính thống bị quên lãng và có rất nhiều nhấn mạnh về những thứ nhỏ bé lại đưa đến sự đấu tranh.

Thế nên, trong hàng nghìn năm, quý vị đã gìn giữ hai thứ này vẫn còn rất sống động trong xứ sở này. Bây giờ quý vị nên cho cả thế giới thấy – bất cứ nơi nào có sự xung đột hay chia rẻ nhân danh tôn giáo. Bây giờ quý vị phải nhận một vai trò năng động trong lãnh vực này, không phải vì những lý do chính trị hay kinh tế nhưng vì lợi ích của nhân loại. Chủ nghĩa thế tục là một nhấn mạnh cao độ về đạo đức thế tục, vì trong thực tế, một khoảng lớn bây giờ trong số bảy tỉ con người không đặt nặng về tôn giáo.

Điều này cũng là một phần quan trọng của nhân loại. Cho dù người ta tin tưởng trong tôn giáo hay không, đó là vấn đề cá nhân. Nhưng họ phải là những công dân lương thiện, từ bi yêu thương. Tôi muốn nói những con người từ bi yêu thương là một bộ phận của nhân loại. điều đó rất quan trọng. Thế nên nếu chúng ta nói, “Oh, sự thực hành từ bi yêu thương là điều gì đó quan trọng vì Đức Phật đã nói như thế, hay đức chúa Giê-su đã nói như thế, hay đức Mô-ha-mét đã nói như thế,” rồi thì những người này sẽ nói, “Oh, tôi không quan tâm, tôi không thích thú với những thứ này.” Cho nên, chúng ta phải có những phương cách của chúng ta và mang niềm tin vững chắc đến với những người này. Sự thực hành từ ái, bi mẫn, và ân cần tử tế là cho chính sự cát tường của chúng ta.

Mọi người muốn hạnh phúc và khỏe mạnh. Chỉ thuốc men thôi có thể không đem đến sự khỏe mạnh. Bây giờ những bác sĩ và các nhà khoa học đã bắt đầu nhận ra rằng sự hòa bình và tĩnh lặng của tâm hồn là nhân tố then chốt cho sức khỏe tốt. Và tâm thức càng tĩnh lặng, thì tâm thức càng hòa bình hơn, đi đến tự tin hơn. Thiếu sự tự tin là sợ hãi, không tin tưởng, nghi ngờ, và những thứ này là rất tệ hại cho sức khỏe của chúng ta. Nhằm để trở thành một con người nhạy cảm hơn, chúng ta không nhất thiết đi theo những truyền thống tôn giáo. Không có tôn giáo người ta có thể là một con người rất dễ thương, một con người rất nhạy cảm. Vì thế cho nên, bất cứ nơi nào tôi đến, tôi luôn luôn nói về tầm quan trọng của đạo đức thế tục.

Tôi nghĩ trong đất nước này, một cách căn bản con người tương đối có đầu óc tôn giáo hơn. Nhưng sự thực hành tôn giáo của họ là vào buổi sáng, trước tượng Ganesh hay linga Shiva, nơi người ta nhắm mắt lại và đọc tụng một thần chú nào đó mà không biết ý nghĩa của nó, rồi thì đặt bông hoa hay nhang đèn ở đấy. Không có sự kết nối với đời sống hàng ngày của họ. Vì vậy, bất cứ khi nào họ thấy có cơ hội, thì tham nhũng xảy ra. Những con người tôn giáo này vẫn tiếp tục tham nhũng.

Vậy thì thiếu vắng thứ gì? Sự tự tin chân thành. Quý vị không chỉ cầu nguyện mà phải có sự tự tin như một con người. Nhằm để đạt được một loại hạnh phúc cá nhânhạnh phúc gia đình, hạnh phúc cộng đồng – điều cần thiếttrung thựcliêm khiết. Đây là nhân tố then chốt đưa đến sức mạnh nội tại. Khi ta tự cư xử như con người trung thựcliêm khiết, thì ta có thể mang đến sự minh bạch. Điều đó mang đến sự tin tưởng. Sự tin tưởng mang đến sự hòa hiệp và tình thân hữu. Cuối cùng, chúng ta là những tạo vật xã hội. Sự hợp tác và rất cần thiết, bây giờ không chỉ căn bản quốc gia - với - quốc gia mà cũng là lục địa - với - lục địa. Sự hợp tác là thiết yếu và đến trên căn bản của tình hữu nghị. Với sự hữu nghị đi đến lòng tin. Lòng tin đi đến lòng từ bi thương cảm. Cho nên, đây không chỉ là những vấn đề của tôn giáo, mà rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế tôi luôn luôn cố gắng.

Đó là tất cả, xin cảm ơn.

*

Trích từ quyển The Big Book of Happiness

Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, August 6, 2019
Tuệ Uyển







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 33399)
Thư Ngỏ của Tỳ kheo Thích Giác Tâm Thế danh: Trương Mậu Nam Hiện trụ trì tại: Chùa La, thôn Cẩm Liên, xã Cẩm La, Tx Quảng Yên, T Quảng Ninh, nước Việt Nam Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi quá mạnh đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh nên chùa con bị thiệt hại nặng nề. Trụ xứ chúng con có 9 chú tiểu là trẻ mồ côi con nhận cưu mang nuôi dưỡng, đang ở mái che tạm.
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.