BHUTAN có gì lạ?

04/01/20211:00 SA(Xem: 9670)
BHUTAN có gì lạ?
BHUTAN CÓ GÌ LẠ?
KÝ SỰ VÀ HÌNH ẢNH VỀ CHUYẾN ĐI BHUTAN NĂM 2001
Tái bản có sửa chữa và bổ sung
Thích Như Điển
Bhutan có gì lạ - Thích Như Điển
LỜI GIỚI THIỆU

Bhutan được cả thế giới ca tụng là “Xứ Sở Hạnh Phúc”. Vương quốc này nằm bên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya), với 72% diện tích đất nước là rừng bao phủ. Ở Bhutan, chính phủ phát triển một chuẩn mực gọi là “Tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness) hay “Chỉ số hạnh phúc quốc gia”, thay vì “Tổng sản lượng quốc gia” (Gross National Product) chỉ để đánh giá việc phát triển kinh tế tài chánh như những quốc gia khác.

Với số dân hiện nay (2020) là 730.000, người dân Bhutan rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường thiên nhiênđộng vật hoang dã. Những chương trình bảo vệ môi trường và thú vật đã được chính phủ quy định, có ghi rõ trong Hiến pháp.

Sự thành công, và qua đó cũng chính là sự thu hút bao nhiêu người trên thế giới đến đất nước này, chính là sự hòa hợp giữa con người và môi trường sống. Tuy Bhutan không có những công trình xếp loại di sản thế giới nhưng lại thu hút nhiều du khách bởi cảnh quan tự nhiên và nếp sống hiền hòa của người dân trong một quốc gia có gần 80% dân số theo Phật giáo. Nhưng thật ra chỉ trong vòng mấy năm gần đây, bắt đầu từ năm 2015, người ta mới thấy chính phủ Bhutan bắt đầu có chính sách mở cửa đón khách du lịch nhiều hơn những năm trước đó.

Tuy vậy, nếu so với số lượng khách du lịch ở những quốc gia khác trên thế giới thì số người nhận visa nhập cảnh để du lịch Bhutan vẫn còn rất hạn chế. Chỉ nhìn vào các con số thống kê khách du lịch ta sẽ thấy ngay điều đó (theo WorldData.info).

Trong năm 1995 chỉ có 4.800 người ngoại quốc đến Bhutan. Và đến năm 2000 là 7.600 người.

Năm 2001: 6.400 người;
Năm 2002: 5.600 người;
Năm 2003: 6.300 người;
Năm 2004: 9.200 người;
Năm 2005: 13.600 người;
Năm 2010: 41.000 người;
Năm 2015: 155.000 người;
Năm 2018: 274.000 người.

Bắt đầu từ năm 2015 mới có con số trên 150.000 khách du lịch; năm 2018 là 274.000 người. Nếu so sánh trong cùng năm 2018, thì ở Hoa Kỳ có 80 triệu khách du khách, Pháp: 90 triệu, Đức: 40 triệu, Thổ Nhỉ Kỳ: 52 triệu v.v…

Nói như thế để chúng ta có thể nhìn thấy một đặc điểm nổi bật của phái đoàn gồm 17 người gốc Việt Nam từ Âu Châu đến thăm Bhutan, và được tác giảHòa Thượng Như Điển ghi lại trong sách này.

Đó là một sự kiện đặc biệt trong năm 2001, khi số lượng khách du lịch còn rất hạn chế (6.400 người), thì lần đầu tiên Chính Phủ Hoàng Gia Bhutan đã đích thân bằng công hàm của Bộ Ngoại Giao mời một phái đoàn Phật Giáo Việt Nam ở Âu Châu đến viếng thăm chính thức “Đất nước Rồng Sấm” này. Phái đoàn gồm chư Tăng, chư Ni và Phật tử do Hòa Thượng Thích Như Điển (lúc đó còn là Thượng Tọa) dẫn đầu. Phái đoàn đã được ông Thủ Tướng Chính Phủ, ông Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, ông Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa đại diện chính quyền; Tôn Đức Tăng Già và Chư Giáo phẩm Cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo Bhutan tiếp kiến, chiêu đãi và hướng dẫn thăm viếng nhiều cơ sở văn hóa, tôn giáo, xã hội trong suốt thời gian hơn một tuần lễ. Chính phủ Bhutan đã trang trải tất cả mọi chi phí cho phái đoàn, cung cấp mọi phương tiện di chuyển, ăn ở. Đặc biệt hơn, đích thân Hoàng hậu Ashi Dorji Wangmo Wangchuck của Vương quốc Bhutan, dù rất bận rộn cũng đã dành thời gian tiếp kiến phái đoàn và khoản đãi tại hoàng cung trong suốt hai giờ đồng hồ.

Đó là một sự kiện đặc biệt, có thể xem như có một không hai trong lịch sử quan hệ giữa Bhutan và Việt Nam chúng ta, kể cả về mặt ngoại giao lẫn tôn giáo.

Do đâu có được cơ duyên hy hữu ấy?

Sự kiện đặc biệt này đã được tác giả, cũng chính là trưởng phái đoàn, đích thân ghi lại bằng thể văn ký sự, minh họa bằng nhiều hình ảnh các buổi tiếp xúc dưới hai góc độ đạo và đời, các cuộc viếng thăm và cả những bài phát biểutính cách ngoại giao tại Quốc Hội của Bhutan.

Đây là một tác phẩm hay, không chỉ viết về đất nước con người xứ Bhutan mà còn có những nhận xét đặc biệt về vai trò của một Tăng sĩ trước vương quyền và thế quyền.

Xin trân trọng giới thiệu đến mọi độc giả gần xa tác phẩm Bhutan Có Gì Lạ? - Ký sự và hình ảnh về chuyến đi Bhutan của Hòa Thượng Thích Như Điển.

Viên Giác Tùng Thư
Đức quốc, tháng 11 năm 2020

pdf_download_2
Bhutan có gì lạ -Thích Như Điển

Xem thêm:
Phật Giáo Đóng Góp Cho Sự Phát Triển: Mô Hình Của Vương Quốc Bhutan
Pháp thực hành trong truyền thống Phật giáo Bhutan
Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Bhutan
Chi Tiết Chương Trình Tu Học Tại Các Tự Viện Phật Giáo Vương Quốc Bhutan
Bộ luật Tsa yig Chenmo tại vương quốc Bhutan và triết lý về những phẩm chất của một nhà cầm quyền

Câu Chuyện Về Sự Tái Sinh Ở Vương Quốc Bhutan

 






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32375)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.