Bảo Tồn Kho Báu Phật Giáo Cổ Đại Tại Afghanistan

19/08/20201:00 SA(Xem: 4606)
Bảo Tồn Kho Báu Phật Giáo Cổ Đại Tại Afghanistan

BẢO TỒN KHO BÁU PHẬT GIÁO CỔ ĐẠI
TẠI AFGHANISTAN

(Preserving Buddhist treasures in Afghanistan)
Thích Vân Phong biên dịch

 

 

Tin PG Afghanistan 1Các vị Sử gia tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ và các vị Giáo sư tại quốc gia Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan đang nỗ lực cứu các cổ vật, di tích Phật giáo cổ đại này.

Một số pho tượng Phật có rất sớm, trong số những cổ vật quý giá được triển lãm tại Bảo tàng Quốc gia Afghanistan.

Nhưng Hoa Kỳ ước tính rằng gần 70% số kho báu Phật giáo cổ đại đã bị cướp khỏi Bảo tàng hoặc bị phá hủy trong bốn thập kỷ chiến tranh hoặc dưới sự cai trị hà khắc của chế độ quân phiệt Taliban. 

Hiện nay, các sử gia tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ và các vị Giáo sư tại quốc gia Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan đang cùng làm việc để bảo tồn những gì còn lại của di sản văn hóa quý báu này.

Vào năm 2006, Một nhóm phối hợp Nhật Bản- Afghanistan đang cố gắng lập danh mục các phế tích Phật giáo cổ đại, đang cố gắng bảo tồn di sản văn hóa phong phú của quốc gia Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, và đã xác nhận sự tồn tại của các phế tích Phật giáo cổ đại gần Kābul, thành phố ở phía Đông miền Trung của Afghanistan, là thủ đô của quốc gia này và là thủ phủ của tỉnh Kabul. Kabul nằm bên sông Kabul.

Nghiên cứu chung được thực hiện bởi một Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Afghanistan và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Tài sản Văn hóa Nhật Bản tại một khu vực gần Hồ Koul-e Heshmatkhan ở miền nam Kabul.

Nhóm khảo cổ này đã phát hiện nền móng của một ngôi già lam cổ tự Phật giáo được sử dụng để tôn trí thờ Xá lợi của Đức Phật. Tọa lạc dưới một đồn cảnh sát ở phía nam của Hồ Koul-e Heshmatkhan.

Việc khai quật phế tích Phật giáo cổ đại Tappe-e Narenj tọa lạc phía tây của Hồ Koul-e Heshmatkhan đang được tiến hành. Các chuyên gia khảo cổ học tin rằng, phế tích của một ngôi già lam cổ tự Phật giáo từ thế kỷ thứ 5 nằm rải rác xung quanh  Hồ Koul-e Heshmatkhan.

Theo tác phẩm tiểu thuyết  Trung Quốc “Tây Du Ký” (những thâph niên 1590) kể rằng, khu vực này là nơi mà Ngài Tam Tạng Pháp sư Trần Huyền Trang (602-664) đã đi qua trên đường trở về từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7. Vị Thánh tăng Phật giáo Trung Hoa này đã ghi chép lại địa lý và văn hóa của khu vực trong một bản tường thuật về các chuyến du hành của mình trong tác phẩm “Đại Đường Tây Vực Ký”.

Tác phẩm “Đại Đường Tây Vực Ký” (大唐西域記), một tập ký kể về hành trình 19 năm của Ngài Tam Tạng Pháp sư Trần Huyền Trang xuất phát Trường An (Trung Quốc) du hành qua khu vựa Tây Vực trong lịch sử Trung Quốc. Thánh tăng Trần Huyền Trang đã đi qua Con đường tơ lụa của Tân Cương ngày nay ở phía tây bắc Trung Quốc, cũng như các khu vực lân cận ở Trung Á và Nam Trung Quốc. Ngoài các địa điểm này của Trung Quốc, Thánh tăng Trần Huyền Trang cũng đi vòng quanh Ấn Độ, đến tận phía nam như Kancheepuram, một thành phố và khu đô thị của quận Kancheepuram thuộc bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Chuyến du hành của Thánh tăng Trần Huyền Trang không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong các nghiên cứu xuyên văn hóa của Trung QuốcẤn Độ, mà cả các nghiên cứu xuyên văn hóa trên toàn cầu. Tập ký vừa cung cấp những ghi chép trên đường hành hương tôn giáo của Thánh tăng Trần Huyền Trang, vừa ghi nhận các mô tả về các địa phương mà ông đi qua trong giai đoạn lịch sử thời Đường, Trung Hoa.

Tác phẩm “Đại Đường Tây Vực Ký” (大唐西域記) được biên soạn vào năm 646, mô tả các chuyến đi được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 626 đến 645. Biện Cơ, một đệ tử của Thánh tăng Trần Huyền Trang, đã dành hơn một năm để ghi chép và hiệu chỉnh tập sách từ những lời kể của thầy mình.

Kazuya Yamauchi, Giám đốc Văn phòng Viện Nghiên cứu Môi trường khu vực của Nhật Bản, là người tham gia cuộc khảo sát, cho biết một cuộc kiểm tra chi tiết sẽ chứng minh rằng, Ngài Tam Tạng Pháp sư Trần Huyền Trang đã đi theo con đường dưới chân núi ở phía nam của Kābul (thành phố ở phía Đông miền Trung của Afghanistan, là thủ đô của quốc gia này và là thủ phủ của tỉnh Kabul).

Năm 2006, một nhóm khảo sát của Pháp dự kiến sẽ tìm thủ đô Bactria (tên gọi cổ đại của một khu vực lịch sử tại Trung Á, nằm trong phạm vi của Hindu Kush và Amu Darya (Oxus). Nó là một phần của vùng ngoại biên thế giới Iran và vùng lãnh thổ này ngày nay thuộc về Afghanistan, Tajikistan, Uzbekistanmột phần nhỏ của Turkmenistan.

Biên giới phía đông của Bactria là khu vực Gandhara cổ đại. Ngôn ngữ Bactriangôn ngữ thuộc nhóm Đông Iran, là một nhóm ngôn ngữ của ngữ tộc Ấn-Iran, một tộc của ngữ hệ Ấn-Âu). thủ đô Bactria (nay là Balkh), được đặt tại vùng ngày nay là Afghanistan và miền nam Tajikistan. Vương quốc Batrian kéo trị vì từ (250-125) trước kỷ nguyên Tây lịch.

Tích trữ "Bactrian Gold" của Tillya Tepe (Golden Hill), một bộ sưu tập hàng nghìn đồ trang trí, được tìm thấy ở tỉnh Jawzjan, miền bắc Afghanistan vào cuối những thập niên 1970, đã được trưng bày vào tháng 2 tại Văn phòng Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan Hamid Kharzai.

Bộ sưu tập đã bị mất tích trong cuộc nội chiến kéo dài của đất nước và cuộc thanh trừng Phật giáo của Taliban.

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan về mặt tôn giáo, ngôn ngữ, dân tộc và địa lý nước này có quan hệ với hầu hết các quốc gia láng giềng. Afghanistan có đường biên giới dài với Pakistan ở phía nam và phía đông, Iran ở phía tây, Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan ở phía bắc, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở khu vực viễn đông bắc. Cái tên Afghanistan có nghĩa "Vùng đất của người Afghan".

Theo tôn giáo, Hơn 99% người dân Afghanistan là người Hồi giáo: khoảng 74-89% thuộc hệ phái Sunni và 9-25% thuộc Shi'a (những con số ước tính có thể khác biệt). Có khoảng 30.000 tới 150.000 người Ấn giáo và người đạo Sikh sống tại nhiều thành phố nhưng chủ yếu tại Jalalabad, Kabul, và Kandahar

Tương tự, có một cộng đồng người Do Thái nhỏ tại Afghanistan (Xem Người Do Thái Bukharan) họ đã bỏ chạy khỏi đất nước sau cuộc xâm lược năm 1979 của Xô viết, và ngày nay chỉ duy nhất một người Do Thái là Zablon Simintov, còn ở lại nước này.

 

https://www.youtube.com/watch?v=Wmi8J793R40

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Al Jazeera)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32377)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.