- Mục Lục
- Lời Giới Thiệu
- Lời Nói Đầu
- Ban Biên Tập – Công Tác
- I. Giai Đoạn Tiền Chấn Hưng (1900 - 1930)
- Ii.giai Đoạn Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam (1931 – 1950)
- Iii.giai Đoạn Thống Nhất Phật Giáo Đầu Tiên (1951 – 1956)
- Iv. Phật Giáo Giai Đoạn Đất Nước Bị Chia Đôi (1957-1974)
- V.phật Giáo Giai Đoạn Thống Nhất Đất Nước (1975 – 1980)
- Vi.giai Đoạn Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam Lần Thứ 2 (1981 – 2000)
- Phụ Lục
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Phật Lịch 2546 – 2002
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP II
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội
Ý KIẾN VỀ BỘ
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM
Phật giáo Việt Nam cùng với vận mệnh đất nước đã trải qua bao hưng suy thăng trầm của lịch sử. Nếu như nước nhà thời nào cũng có anh hùng thì Phật giáo giai đoạn nào cũng có danh Tăng dựng đạo giúp nước. Đó là những tấm gương sáng giá góp phần tạo nên lịch sử, đặc biệt là trong giai đoạn cận và hiện đại với công cuộc chấn hưng và phát triển Phật giáo song song với sự vươn lên của dân tộc.
Công lao của các bậc cao Tăng tiền bối, các vị sứ giả Như Lai, những danh Tăng hộ quốc kiên trì giữ đạo, tịnh tiến tu hành, đã được sưu tầm qua công trình biên soạn bộ Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX này, dù chưa thể gọi là hoàn hảo và còn một số tiểu sử danh Tăng còn thiếu cần sưu khảo thêm, tác phẩm này cũng đã cô đọng được tất cả nét chủ yếu của từng cuộc đời riêng lẻ, từng sự nghiệp đặc thù ở mỗi hạnh nguyện cá biệt để đúc kết thành bối cảnh lịch sử cả một giai đoạn. Bộ sách đã phản ánh được bao nhân cách, chí hướng, tư tưởng có giá trị cho chúng ta học hỏi noi giương. Đó là sự đóng góp có ý nghĩa nhất của tác phẩm vào kho báu văn hóa – lịch sử của Phật giáo Việt Nam.
Trưởng ban văn hóa trung ương GHPGVN
Cư sĩ VÕ ĐÌNH CƯỜNG