Tổ Sư Nguyên Thiều Với Hành Tung & Thi Kệ Tịch - Tt. Thích Thái Hòa

02/03/201212:00 SA(Xem: 15742)
Tổ Sư Nguyên Thiều Với Hành Tung & Thi Kệ Tịch - Tt. Thích Thái Hòa
MỤC LỤC
TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012

Tổ sư Nguyên Thiều với hành tung & thi kệ tịch
TT. Thích Thái Hòa

blankTổ sư họ Tạ, húy Nguyên Thiều, tự Hoán Bích, sinh giờ Tuất, ngày 15 tháng 5 năm Mậu Tý, tức là ngày 8 tháng 7 năm 1648, tại huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, Quảng Đông. Năm 19 tuổi xuất gia với Hòa thượng Bổn Khao - Khoáng Viên tại chùa Báo Tư, ở Trung Hoa được Bổn sư trao cho Pháp danh Nguyên Thiều, tự Hoán Bích.

Ngài Bổn Khao – Khoáng Viên tiếp nhận đạo mạch từ Tổ sư Đạo Mẫn – Mộc Trần - Hoằng Giác, đời 31 phái thiền Lâm Tế.

Thiền kệ truyền thừa của ngài Đạo Mẫn như sau:

Đạo bổn nguyên thành Phật tổ tiên

Minh như hồng nhật lệ trung thiên

Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ

Chiếu thế chơn đăng vạn cổ huyền.

Như vậy, Tổ sư Nguyên Thiều trong đạo mạch truyền thừa Chánh pháp Nhãn Tạng đời thứ 69, từ Tổ sư Ca Diếp của Ấn Độ; đời thứ 33 từ Tổ sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền và là đời thứ ba trong thiền kệ truyền thừa từ ngài Đạo Mẫn – Mộc Trần - Hoằng Giác, ở chùa Thiên Khai, Trung Hoa.

Tổ đình Quốc Ân – Huế truyền thừa theo thiền kệ của ngài Đạo Mẫn.

Đọc một số tư liệu khác, như bản Chánh pháp Nhãn Tạng, in năm 1889, lưu giữ tại chùa Viên Thông – Huế; Việt Nam Phật giáo sử lược của Thượng tọa Thích Mật Thể và bia tại ngôi tháp thờ vọng ở chùa Kim Cang Đồng Nai, thì pháp danh của Tổ sư Nguyên Thiều là Siêu Bạch được truyền thừa từ thiền kệ của Tổ sư Vạn Phong –Thời Ủy ở chùa Thiên Đồng – Trung Hoa.

Bài kệ như sau:

“Tổ đạo giới định tông

Phương quảng chứng viên thông

Hạnh siêu minh thật tế

Liễu đạt ngộ chân không”.

Nếu theo dòng kệ truyền thừa này, thì Tổ sư Nguyên Thiều trong đạo mạch truyền thừa Chánh pháp Nhãn Tạng là đời thứ 69, từ Tổ sư Ca Diếp tại Ấn Độ; đời thứ 33, từ ngài Lâm Tế - Nghĩa Huyền và đời thứ 12, từ ngài Vạn Phong – Thời Ủy của pháp phái Thiên Đồng ở Trung Hoa.

Năm Đinh Tỵ, tức năm 1677, Tổ sư đã đi theo thuyền buôn đến phủ Quy Ninh Đại Việt, tức là Quy Nhơn – Bình Định ngày nay, lập chùa Di Đà Thập Tháp truyền bá Phật pháp tại vùng này. Sau đó Tổ ra Phú Xuân lập chùa Vĩnh Ân và xây dựng tháp Phổ Đồng, tức là Tổ đình Quốc Ân ở Huế ngày nay, để tuyên dương Phật pháp và tháp Phổ Đồng do ngài xây dựng ngày ấy đã bị quân Tây Sơn phá sạch. Bấy giờ Tổ cũng đã trú trì chùa Hà Trung, ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên ngày nay.

Theo một số tư liệu cho ta biết rằng, Tổ đã được chúa Nguyễn Phúc Thái thỉnh cầu sang Trung Hoa để thỉnh mời các danh Tăng, Phật tượngpháp khí từ Trung Hoa đến Đại Việt để phụng thờhành đạo. Tổ Sư rất được chúa Nguyễn Phúc Thái kính trọng.

Trong chuyến đi này theo bi ký ở chùa Quốc Ân, do chúa Nguyễn Phước Thụ (1725 – 1738) viết: “Ngài đã đi, đã về và đã hoàn thành sứ mệnh với nhiều thành công và nhiều thành tựu to lớn”.

Và về việc luận đạo và chứng ngộ, chúa Nguyễn Phúc Thụ viết ở bi ký rằng: “Trong những chỗ luận đạo, ngài đã chạm đến chỗ uyên áo tột cùng”.

Trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu có những chính biến liên hệ đến Hoa kiều, Tổ sư Nguyên Thiều cũng đã bị chúa nghi ngờ có ít nhiều liên hệ, nên sự trọng vọngưu đãi không như thời chúa Nguyễn Phúc Thái, khiến sự hành đạo của Tổ đã có phần nào không thuận lợi ở thời điểm này, khiến các sử gia ngày nay đặt ra nhiều nghi vấn, nhưng chưa có sự trả lời nào có tính thuyết phụcthỏa đáng.

Trước khi viên tịch, Tổ đã gọi tứ chúng vân tậpdạy bảo những tông chỉ tu tậphành đạo, rồi nói bài kệ khai thị cho tứ chúng xong, ngài ngồi ngay thẳng mà tịch, vào ngày 19 tháng 10 năm Mậu Thân, tức ngày 20 tháng 11 năm 1728, hưởng thọ 81 tuổi.

Bài kệ thị tịch của ngài như sau:

“Tịch tịch cảnh vô ảnh

Minh minh châu bất dung

Đường đường vật phi vật

Liêu liêu không vật không”.

Nghĩa là:

“Vắng lặng gương không ảnh

Sáng soi ngọc không hình

Rõ ràng vật không vật

Rỗng không, không chẳng không”.

“Tịch tịch cảnh vô ảnh, minh minh châu bất dung”, nghĩa là “vắng lặng gương không ảnh, sáng soi ngọc không hình”. Hai câu này, Tổ dạy về “Thật tính Bát nhã”. Thực tính ấy bản nhiên thanh tịnh, xuyên suốt mọi không gian, nên không bị cách vật, không có năng sở, không có chủ thể, không có đối tượng; và tính ấy xuyên suốt mọi thời gian, nên không bị hủy diệt, nó không nhân ngã, không bỉ thử, nên bình đẳng tuyệt đối. Tính ấy kinh Kim Cang gọi là Vô vi; là Như. Tổ Huệ Năng gọi là “Bản lai vô nhất vật”; Minh ChâuHương Hải, gọi là “Thể tính hư dung, chiếu dụng tự tại”.

“Đường đường vật phi vật, liêu liêu không vật không”, nghĩa là “rõ ràng vật không vật, rỗng lặng không chẳng không”. Hai câu này Tổ dạy về “quán chiếu Bát Nhã”. Nghĩa do quán chiếu Bát Nhã, thấy rõ mọi vật “Đương thể tức không”, nghĩa là ngay đó mà không và ngay nơi không mà muôn vật khởi hiện. Ngay đó mà không, kinh Kim Cang diễn tả bằng các mệnh đề phi và ngay nơi không mà muôn vật khởi hiện, kinh Kim Cang diễn tả bằng các mệnh đề thị. Các mệnh đề phi và thị của kinh Kim Cang được Phật sử dụng để diễn tả thực tại Như, không những ngay ở nơi vật mà ở ngay nơi phi vật; không phải ngay ở nơi không mà cả ngay ở nơi phi không. Vì vậy, Tổ Nguyên Thiều dạy: “Đường đường vật phi vật, liêu liêu không vật không”. Vật rõ ràng không phải là vật; không trống rỗng không phải là không, cái thấy này hoàn toàn không thuộc về cái thấy của nhục nhãn hay thiên nhãn mà nó là cái thấy quán chiếu duyên khởi để thấy rõ tánh - không thuộc về tuệ nhãnpháp nhãn. Còn cái thấy thuộc Phật nhãn thì lúc nào và ở đâu cũng Như, nghĩa là cái thấy không còn quán và chiếu, không còn năng và sở, không còn có cái tôi và cái phi tôi, không còn pháp và phi pháp. Như Tổ Nguyên Thiều đã hiển thị: “Tịch tịch cảnh vô ảnh, minh minh châu bất dung”.

Như vậy, kinh Kim Cang Bát Nhã qua tay của Tổ sư Nguyên Thiều chứng nghiệmsử dụng để hành đạo, chỉ còn lại gọn gàng bốn câu và mỗi câu đều là Như. Như không phải chỉ ở mặt thể tánh mà còn cả mặt chiếu dụng; Như không phải chỉ ở mặt vật mà còn cả mặt phi vật; không phải chỉ ở mặt không mà còn cả mặt phi không. Như ấy là như thật tri kiếnkinh Kim Cang muốn hiển thị mà Tổ đã chứng ngộ vậy.

Nhân kỷ niệm húy nhật lần thứ 283 năm, Tổ sư Nguyên Thiều viên tịch, chúng con dâng lên cúng dường Tổ sư bài cảm niệm về hành tung và thi kệ thị tịch của ngài với tất cả lòng thành kính của chúng con, ngưỡng vọng Tổ sư phủ thùy chứng giám

 

TƯ LIỆU THAM KHẢO:

- Quốc Sử Quán – Đại Nam Nhất Thống Chí – Duy Tân Tam Niên (1910).

- Quốc Sử Quán - Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên.

- Lịch Truyện Tổ Đồ.

- Thích Đại Sán – Hải Ngoại Kỷ Sự.

- Thích Mật Thể - Việt Nam Phật Giáo Sử Lược.

- Nguyễn Lang – Việt Nam Phật Giáo Sử Luận.

- Thích Thanh Từ - Thiền Sư Việt Nam.

- Cadière – La pagode Quốc Ân.

- Tạp Chí Sinologia No 1. 1949.

- B.A.V.H 1914, 1915.

Văn bia Tháp Tổ Nguyên Thiều và chùa Quốc Ân.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.