Bilingual. 273. President had sent Madame Nhu, on 23 August, a letter in which he ordered her to make no public statements and give no press conferences. The President also instructed General Oai and the Director General of Information not to print any statement she might make. Both Counselor Nhu and Madame Nhu were “furious.” Thuan: Generals did not know beforehand of the planned raid on Xa Loi,
Bilingual. 273. President had sent Madame Nhu, on 23 August, a letter in which he ordered her to make no public statements and give no press conferences. The President also instructed General Oai and the Director General of Information not to print any statement she might make. Both Counselor Nhu and Madame Nhu were “furious.” Thuan: Generals did not know beforehand of the planned raid on Xa Loi, nor did he./ TT DIỆM ĐÃ GỬI BÀ NHU, VÀO NGÀY 23 THÁNG 8, MỘT LÁ THƯ TRONG ĐÓ ÔNG DIỆM CẤM BÀ NHU KHÔNG ĐƯỢC TUYÊN BỐ CÔNG KHAI NÀO VÀ CẤM BÀ HỌP BÁO. TT DIỆM CŨNG CHỈ ĐẠO TƯỚNG TRẦN TỬ OAI VÀ GĐ TỔNG NHA THÔNG TIN KHÔNG ĐƯỢC IN BẤT KỲ TUYÊN BỐ NÀO MÀ BÀ NHU CÓ THỂ ĐƯA RA. CẢ CỐ VẤN NHU VÀ BÀ NHU ĐỀU “NỔI GIẬN”. BỘ TRƯỞNG NGUYỄN ĐÌNH THUẦN: CÁC TƯỚNG KHÔNG BIẾT TRƯỚC KẾ HOẠCH TẤN CÔNG CHÙA XÁ LỢI, THUẦN CŨNG VẬY.
273. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State1
Saigon, August 24, 1963, 11 a.m.
324. Following is memorandum of conversation between Rufus Phillips, Director of USOM Rural Affairs, and Nguyen Dinh Thuan held on August 24.
Begin Text: 1. I received a call from Secretary Thuan on the evening of 23 August. He said he had been trying to reach me for two days, that he wanted to see me as soon as possible and wanted me to come for breakfast on the morning of 24th. Thuan is a personal friend whom I first got to know in 1955 and with whom I have maintained a relatively close relationship since. I do not entirely trust his personal motives at present because his honesty has been too thoroughly compromised (in contrast to Vo Van Hai, the President’s secretary) by his past association and cooperation with Counselor Nhu and Nhu’s protégés, especially Dr. Tuyen. (Thuan once confided to me that he had been obliged to cooperate “in everything” with Tuyen in order to remain in the Palace.) However, much of what he had to say this morning had the ring of truth about it.
2. Thuan said that he had decided not to resign but to stick with the President a while yet for three reasons: his personal feelings of loyalty to Diem and the Nhus and for the safety of his family (his family is now all in Saigon). Thuan said that the President had sent Madame Nhu, on 23 August, on his own volition (Thuan took no direct credit for it) a letter in which he ordered her to make no public statements and give no press conferences. The President also instructed General Oai and the Director General of Information not to print any statement she might make. Both Counselor and Madame Nhu were “furious,” according to Thuan.
3. Thuan conceded that it would be difficult to split the Nhus off from the President but he felt strongly that the U.S. should attempt this. He said he could see no alternative to the President as a leader for Viet-Nam, no one else was as widely respected, or would be generally acceptable within Viet-Nam. Thuan felt that the U.S. had to exercise leadership and must be very firm, otherwise chaos was likely to result. Under no circumstances, he said, should the U.S. acquiesce in what the Nhus had done. This would be disastrous.
4. Thuan went on to say that Nhu was in a dangerously triumphant mood. Nhu believed himself in full control of the situation and was contemptuous of the Americans. Thuan said that Nhu had been very successful in tricking the Army (in answer to a direct question he said the Generals did not know beforehand of the planned raid on Xa Loi, nor did he), and in dividing it into three commands. However, he felt that Nhu had very little real support in the Army and that the Army would turn firmly against Nhu if it knew that the U.S. would under no circumstances support a government with the Nhus in control.
5. Thuan also said that the U.S. must not be afraid of leaving the door open to the Communists by withdrawing support from the government as long as it contained the Nhus. He reiterated that the U.S. had to be firm. If it was, the Army would respond. End Text.
Lodge
NOTES:
(1) Source: Department of State, Central Files, POL 15-1 S VIEI Secret; Operational Immediate; Limit Distribution. Repeated to CINCPAC and relayed upon receipt at the Department of State to the White House. Roger Hilsman, in To Move a Nation, p. 485, describes this cable as “perhaps the most convincing judgment of all” of the reports from Saigon on Vietnamese dissatisfaction with the campaign of Nhu against the Buddhists.
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d273
.... o ....
273. ĐIỆN TÍN TỪ ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI VN
GỬI BỘ NGOẠI GIAO (1)
Sài Gòn, ngày 24 tháng 8 năm 1963, lúc 11 giờ sáng.
324. Sau đây là bản ghi nhớ về cuộc nói chuyện giữa Rufus Phillips, Giám đốc USOM về Nông thôn, và Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần thực hiện vào ngày 24 tháng 8/1963.
[Mở đầu văn bản:]
1. Tôi [Rufus Phillips] nhận được cú gọi điện thoại của Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần vào tối ngày 23 tháng 8. Thuần nói rằng Thuần đã cố gắng liên lạc với tôi trong hai ngày, rằng Thuần muốn gặp tôi càng sớm càng tốt và muốn tôi đến ăn sáng vào sáng ngày 24. Thuận là một người bạn thân mà tôi quen lần đầu tiên vào năm 1955 và từ đó đến nay tôi vẫn duy trì mối quan hệ tương đối thân thiết. Tôi không hoàn toàn tin tưởng vào động cơ cá nhân của Thuần hiện nay vì sự lương thiện của Thuần đã bị tổn hại quá nhiều (ngược lại với Võ Văn Hải, Chánh văn phòng của Tổng thống Ngô Đình Diệm) bởi sự liên kết và hợp tác trong quá khứ của Thuần với Cố vấn Ngô Đình Nhu và những người được ông Nhu hỗ trợ, đặc biệt là Bác sĩ Trần Kim Tuyến. (Thuấn có lần tâm sự với tôi rằng Thuần buộc phải hợp tác “trong mọi việc” với Tuyến để được ở lại làm việc trong Phủ Tổng Thống.) Tuy nhiên, phần lớn những gì Thuần nói sáng nay đều có vẻ là sự thật.
2. Thuần cho biết Thuần quyết định không từ chức mà vẫn ở lại với Tổng thống Diệm một thời gian vì ba lý do: lòng trung thành của cá nhân Thuần đối với ông Diệm và với ông bà Nhu và vì sự an toàn của gia đình ông (gia đình Thuần hiện đều ở Sài Gòn). Thuần nói rằng Tổng thống Diệm đã gửi cho Bà Nhu, một lá thư vào ngày 23 tháng 8, theo tự ý của ông Diệm (Thuần không nhận công trực tiếp về việc đó) --- trong lá thư đó, ông Diệm ra lệnh cấm bà Nhu không được phát biểu công khai và không được tổ chức họp báo. Tổng thống Diệm cũng chỉ đạo Tướng Trần Tử Oai và Giám đốc Tổng nha Thông tin không được in bất kỳ tuyên bố nào mà bà Nhu có thể đưa ra. Theo Thuần, cả Cố vấn Nhu và bà Nhu đều “nổi giận.”
3. Thuần thừa nhận rằng sẽ khó có thể tách ông bà Ngô Đình Nhu ra khỏi Tổng thống Diệm nhưng Thuần cảm thấy mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ nên cố gắng thực hiện điều này. Thuần nói rằng Thuần không thấy có ai có thể thay thế Tổng thống Diệm trong vai trò lãnh đạo của Việt Nam, không có ai khác được tôn trọng rộng rãi hoặc được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam. Thuần cảm thấy Mỹ phải thể hiện vai trò lãnh đạo và phải hết sức kiên quyết, nếu không sẽ dễ xảy ra hỗn loạn. Ông nói, trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận những gì ông bà Nhu đã làm. Điều này sẽ là thảm họa.
4. Thuần nói tiếp rằng ông Nhu đang trong tâm trạng đắc thắng nguy hiểm. Ông Nhu tin rằng Nhu đã toàn quyền kiểm soát tình hình và khinh thường người Mỹ. Thuần nói rằng ông Nhu đã rất thành công trong việc lừa quân đội (trả lời một câu hỏi trực tiếp, Thuần đáp rằng các Tướng không hề biết trước về kế hoạch đột kích vào Chùa Xá Lợi, mà Thuần cũng không biết), và [Nhu đã] chia quân đội thành 3 Bộ tư lệnh khác nhau. Tuy nhiên, Thuần cảm thấy rằng ông Nhu có rất ít sự ủng hộ thực sự trong Quân đội và Quân đội sẽ kiên quyết chống lại ông Nhu nếu biết rằng trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ sẽ không hỗ trợ một chính phủ do ông bà Nhu nắm quyền kiểm soát.
5. Thuần cũng nói rằng Mỹ đừng lo ngại mở ngỏ cánh cửa cho Cộng sản bằng cách rút lại sự hỗ trợ ra khỏi chính phủ VN trong khi kềm chế ông bà Nhu. Ông Thuần nhắc lại rằng Mỹ phải cứng rắn. Nếu làm đúng như vậy, Quân đội sẽ đáp ứng.
[Kết thúc văn bản.] (Hết cuộc nói chuyện giữa Rufus Phillips và Nguyễn Đình Thuần)
Lodge (Đại sứ Hoa Kỳ tại VN)
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, Bí mật POL 15-1 S VIEI; Hoạt động ngay lập tức; Giới hạn phân phối. Lặp lại tới CINCPAC và chuyển tiếp tới Bạch Ốc ngay khi Bộ Ngoại giao nhận được. Roger Hilsman, trong sách To Move a Nation, tr. 485, mô tả bức điện này “có lẽ là đánh giá thuyết phục nhất” trong số các báo cáo từ Sài Gòn về sự bất mãn của người Việt Nam đối với chiến dịch chống Phật giáo của Ngô Đình Nhu.
.... o ....