- ● Dẫn Nhập
- ● Nhân Ngày Hội Lớn Của Nhân Loại, Nhớ Về Tập Ngũ Đai Thư Của Thiền Sư Kiếm Sĩ Musashi
- ● Phật Tử - Con Số Và Con Người
- ● Tu Chính Hiến Chương - Một Tiền Đề Để Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam
- ● Ngỗn Ngang Trăm Mối Tơ Vò - Tản Mạn Về Một Chuyến Đi Xuyên Việt
- ● Tôi Lúng Túng Với Hai Chử “Đồng Hành”
- ● Trước Thềm Đại Hội Phật Giáo Toàn Quốc, Chợt Nhớ Đến Thầy Mật Thể ..
- ● Đại Hội Phật Giáo 2007: Một Thách Thức Cổ Điển
- ● Lễ Tam Hợp Vesak 2008: Kỳ Vọng Của Người, Thách Thức Của Ta
- ● Sám Phổ Hiền, Vesak Hà Nội 2008, Và “Đàn Áp Phật Giáo” …
- ● Một Số Suy Nghĩ Về Vài Con Số Của Vesak 2008
- ● Từ Tượng Vua Lý ở Hà Nội Đến Tượng Đài Bồ Tát Thích Quảng Đức ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- ● Nhân “Ngày Tàn Của Phật Giáo”, Góp ý Thêm Về Chuyện Cư Sĩ Nước Ta
- ● Sen Xa Hồ, Sen Khô Hồ Cạn - Nhân Đọc Bài Viết “Từ Một Chuyến Đi …” Của Tác Giả Hoàng Nam
- ● Từ Tông Huấn Á Châu Của Giáo Hoàng Gioan Phaolồ Ii Đến Hịch Xuất Quân Của Vua Quang Trung
- ● Giao Thoa Giữa Nội Dung Tôn Giáo Và Chính Sách Quốc Gia – Suy Nghĩ Về Cách Tiếp Cận Từ Góc Độ Nhà Nước Việt Nam
TRÍ TÁNH ĐỖ HỮU TÀI
TỪ XA, NGHĨ VỀ VÀI VẤN ĐỀ CỦA PHẬT GIÁO TẠI NƯỚC TA
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - 2008,
NHÀ XUẤT BẢN TÂN VĂN - 2008
Ấn Bản Điện Tử 2009 USA
TỪ XA, NGHĨ VỀ VÀI VẤN ĐỀ CỦA PHẬT GIÁO TẠI NƯỚC TA
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - 2008,
NHÀ XUẤT BẢN TÂN VĂN - 2008
Ấn Bản Điện Tử 2009 USA
Lý do tồn tại của Giáo hội là Tăng Ni, Phật tử. Nói khác đi, mỗi Tăng Ni, Phật tử có quyền và có trách nhiệm xây dựng ngôi nhà Giáo hội, để Giáo hội thực sự là điểm kết nối tâm sức của người con Phật trong công cuộc duy trì Chánh pháp và Hộ quốc an dân.
Từ ý niệm tha thiết muốn có một Giáo hội Phật giáo Việt Nam như thế, tác giả Trí Tánh Đỗ Hữu Tài, một trí thức hải ngoại đã có nhiều bài viết, trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến nhiều vấn đề đang là lực cản cho sự phát triển của Phật giáo tại quê nhà, phần lớn dựa vào các thông tin mà tác giả đã thu thập thực tế qua các chuyến đi xuyên Việt, những chuyến du khảo và nghiên cứu xã hội cá nhân trong nhiều lần về quê nhà.
Phần lớn các bài viết sau những chuyến đi thực tế đó đã được đăng tải trên tạp chí Văn Hóa Phật Giáo và một số trang nhà điện tử trong và ngoài nước, với bút danh là Nguyễn Kha. Cuốn sách này là tập hợp một số bài, chưa phải là đầy đủ các bài viết của tác giả, vì một số lý do khách quan nào đó, nhưng cũng có thể phác thảo bức tranh về hiện trạng Phật giáo Việt Nam với nhiều kết luận khả tín.
Cuốn sách gồm 2 phần, với 14 bài viết, gói gọn trong 144 trang, là cuốn sách đầu tiên về các vấn đề của Phật giáo Việt Nam, rất đáng để đọc. Sách do Nxb. Lao Động cấp giấy phép, quý 4-2008.
(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Xuân Kỷ Sửu)