Ở đời có những cuộc từ giã hùng tráng gây ấn tượng như tạo nguồn cảm hứng sâu đậm trong lòng người qua lịch sử đương thời và mai sau. Điều đó đủ chứng minhtiền nhân có lý do xác đáng để khước từ quá khứtù hãm, nhắm hướng tương lai không chỉ cho riêng mình mà còn nghĩ tới đồng loại và chúng sanh. Những cuộc từ giã hay nóichính xác hơn là những cuộc vượt thoát can trường mới diễn tả đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh của mỗi sự kiện mà tôi cho rằng ở trong ba thời kỳ: cổ đại, trung hưng và hiện đại.
Có thể nêu một ít trường hợp vượt thoát hy hữu như Thái Tử Tất-đạt-đa (Siddhattha), vua A-dục (Ấn Độ), Pháp sưHuyền Trang (Trung Hoa) thời cổ đại; vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông (Việt Nam) thời Trung hưng, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 (Tây Tạng) thời hiện đại, và còn nhiều nữa… những bậc Đạo sư, Bồ Tát, Thánh nhân làm bật lên sức sống hào hùng bằng tâm từ bi và tuệ giác của họ, làm nơi nương tựavững chắc cho chúng ta.
Sách chuyển tải qua 4 chương: về công chúa Thuận Thiên, 3 vua nhà Trần: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông mà cả 3 ông đều có nhân duyên sâu dày với Phật pháplâu đời. Nhưng ít người biết đến Trần Thái Tông và Thánh Tông mà chỉ biết Trần Nhân Tông nhiều hơn. Vì lẽ, đời có muôn mặt: gian tà, trung - nịnh, phò tá - phản trắc, phế lập, phe phái, yêu ghét, thân thù… thì cho dù có trong ngôi vị Hoàng hậu, Quân vương đi chăng nữa thì cũng không thoát khỏi vòng hệ lụytrầm luân của nhân thế.
Nhưng rất may mắn, nước Đại Việt của chúng ta có những vị anh hùngkiệt xuất vừa làm Tướng, làm Tăng và làm Phật như các vua đời nhà Trần, quả thậttrong lịch sử chưa thấy tái hiện lại lần thứ hai. Đó là duyên khởitác phẩm: “Vua là Phật, Phật là Vua” của Hòa Thượng Thích Như Điển.
Tác giả, Hòa Thượng Thích Như Điển là nhà tuPhật Giáo đồng chơn xuất gia từ năm 15 tuổi (1964), đã đầu tư năng khiếu và tuệ giác của mình để xây dựng và phát triển Phật Giáo Việt Nam tại Đức và Hải Ngoại nói chung. Tác giảtin tưởng và giao cho tôi có lời giới thiệu sách, tôi dành ra 10 tiếng đọc xong tác phẩm mới lạ này. Nói mới vì tác giả vừa mới viết xong, và lạ vì tựa đề sách dễ gây sự chú ý cho người đọc muốn biết nội dung ra sao.
Duyên Phật Pháp phải nói là trùng trùngvô tận, quý hồ là chúng ta có biết trân quý, có nắm rõ mục đíchtu hành là giác ngộthành Phật. Noi theo dấuchân Phật - Thầy - Tổ, người xuất gia mà sự nghiệp chỉ có trí tuệ với ba tấm y và một bình bát, như qua bài kệtán dương:
Nhất bátthiên gia phạn Cô thân vạn lý du Kỳ vi sanh tử sự Giáo hóa độ xuân thu.
Nghĩa là:
Một mình dạo khắp Ta Bà Ôm bình bát pháp mọi nhà xin ăn Chỉ vì sanh tửđảo điên Xuân thu giáo hóa gieo duyên độ đời.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.