Vua là Phật, Phật là vua (sách PDF)

10/08/20202:35 CH(Xem: 11466)
Vua là Phật, Phật là vua (sách PDF)
VUA LÀ PHẬT, PHẬT LÀ VUA
TIỂU THUYẾT PHÓNG TÁC LỊCH SỬ
Thích Như Điển
Viên Giác Tùng Thư 2020

Vua là Phật

 vua la phat phat la vua - thich nhu dienAudio

PDF
Vua là Phật Phật là Vua - Thích Như Điển
Lời Giới Thiệu
Lời vào sách
Chương 1. Nỗi lòng Công chúa Thuận Thiên
Chương 2. Vua Trần Thái Tông
Chương 3. Vua Trần Thánh Tông
Chương 4. Vua Trần Nhân Tông
Lời Cuối
Phụ Lục: Đôi điều cảm nhận về tác phẩm
Lời Bạt


Ở đời có những cuộc từ giã hùng tráng gây ấn tượng như tạo nguồn cảm hứng sâu đậm trong lòng người qua lịch sử đương thời và mai sau. Điều đó đủ chứng minh tiền nhânlý do xác đáng để khước từ quá khứ tù hãm, nhắm hướng tương lai không chỉ cho riêng mình mà còn nghĩ tới đồng loạichúng sanh. Những cuộc từ giã hay nói chính xác hơn là những cuộc vượt thoát can trường mới diễn tả đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh của mỗi sự kiện mà tôi cho rằng ở trong ba thời kỳ: cổ đại, trung hưnghiện đại.

Có thể nêu một ít trường hợp vượt thoát hy hữu như Thái Tử Tất-đạt-đa (Siddhattha), vua A-dục (Ấn Độ), Pháp sư Huyền Trang (Trung Hoa) thời cổ đại; vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông (Việt Nam) thời Trung hưng, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 (Tây Tạng) thời hiện đại, và còn nhiều nữa… những bậc Đạo sư, Bồ Tát, Thánh nhân làm bật lên sức sống hào hùng bằng tâm từ bi và tuệ giác của họ, làm nơi nương tựa vững chắc cho chúng ta.

Sách chuyển tải qua 4 chương: về công chúa Thuận Thiên, 3 vua nhà Trần: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông mà cả 3 ông đều có nhân duyên sâu dày với Phật pháp lâu đời. Nhưng ít người biết đến Trần Thái Tông và Thánh Tông mà chỉ biết Trần Nhân Tông nhiều hơn. Vì lẽ, đời có muôn mặt: gian tà, trung - nịnh, phò tá - phản trắc, phế lập, phe phái, yêu ghét, thân thù… thì cho dù có trong ngôi vị Hoàng hậu, Quân vương đi chăng nữa thì cũng không thoát khỏi vòng hệ lụy trầm luân của nhân thế.

Nhưng rất may mắn, nước Đại Việt của chúng ta có những vị anh hùng kiệt xuất vừa làm Tướng, làm Tăng và làm Phật như các vua đời nhà Trần, quả thật trong lịch sử chưa thấy tái hiện lại lần thứ hai. Đó là duyên khởi tác phẩm: “Vua là Phật, Phật là Vua” của Hòa Thượng Thích Như Điển.

Tác giả, Hòa Thượng Thích Như Điển là nhà tu Phật Giáo đồng chơn xuất gia từ năm 15 tuổi (1964), đã đầu tư năng khiếu và tuệ giác của mình để xây dựng và phát triển Phật Giáo Việt Nam tại Đức và Hải Ngoại nói chung. Tác giả tin tưởng và giao cho tôi có lời giới thiệu sách, tôi dành ra 10 tiếng đọc xong tác phẩm mới lạ này. Nói mới vì tác giả vừa mới viết xong, và lạ vì tựa đề sách dễ gây sự chú ý cho người đọc muốn biết nội dung ra sao.

Duyên Phật Pháp phải nói là trùng trùng vô tận, quý hồ là chúng ta có biết trân quý, có nắm rõ mục đích tu hànhgiác ngộ thành Phật. Noi theo dấu chân Phật - Thầy - Tổ, người xuất giasự nghiệp chỉ có trí tuệ với ba tấm y và một bình bát, như qua bài kệ tán dương:

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Kỳ vi sanh tử sự
Giáo hóa độ xuân thu.

Nghĩa là:

Một mình dạo khắp Ta Bà
Ôm bình bát pháp mọi nhà xin ăn
Chỉ vì sanh tử đảo điên
Xuân thu giáo hóa gieo duyên độ đời.

Hòa Thượng Thích Bảo Lạc

pdf_download_2

Vua là Phật Phật là Vua - Thích Như Điển





.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 49367)
11/06/2018(Xem: 138581)
07/09/2011(Xem: 59639)
16/04/2024(Xem: 1992)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :