Tinh thần Trúc Lâm trong dựng nước và giữ nước

19/12/20204:34 CH(Xem: 3963)
Tinh thần Trúc Lâm trong dựng nước và giữ nước
TINH THẦN TRÚC LÂM
TRONG DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

Nguyên Cẩn

Từ thời nhà Đinh đến nhà Trần, Phật giáo luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa, vun đắp ý thức tự cường và phát triển nền tảng đạo đức xã hội. Có lúc, Phật giáo còn đồng hành cùng Khổng giáo, Lão giáo trong vai trò “nhập thế” của mình và thậm chí được xem như quốc giáo. Những tấm gương sáng như: sư Khuông Việt hay sư Vạn Hạnh vừa là cố vấn triều đình về đường lối chính trị vừa tiếp tục con đường tu tập, không tham đắm quyền lực. Sự phát triển của Phật giáo đạt tới đỉnh cao vào thời Trần với những mốc son chói lọi trong lịch sử qua công cuộc xây dựngbảo vệ đất nước. Tinh thần nhập thế của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập và triết lý “Cư trần lạc đạo” là đóng góp quan trọng của Phật giáo cho đất nước bấy giờ.

TINH THẦN NHẬP THẾ

Theo tác giả Hoàng Thi Thơ: “Xuất thế là một xu hướng của nhiều tôn giáo đương thời, nhưng đức Phật lại xây dựng một tôn giáotinh thần nhập thế vì chủ trương bác bỏ vị trí thần thánh tối thượng của đẳng cấp Bà La Môn đương chính thống, chống lại tục sát sinh trong các lễ tế và luận chứng cho tính bình đẳng về niềm tin tôn giáo của mọi chúng sinh trong “bể khổ” cuộc đời… Có thể khẳng định Đại thừa là sự tiếp tục tinh thần nhập thế của Phật giáo như một tôn giáo xuất thế”.

Edward Conze (2005) trong Lược sử Phật giáo đã nêu nhận định về nhập thế của Đại thừa như một khuynh hướng chống lại kinh viện “… một bên là những người xem Phật pháp như phương tiện để tạo ra một số ít các vị A La Hán sống cách biệt trong các tự viện với sự nghiêm trì giới luật, và bên kia là những người muốn gia tăng khả năng mang lại sự giải thoát cho những người bình thường…”.

Đây là tư tưởng tự do, không câu nệ kinh điển, giới luật mà chú trọng giải thoát đối với số đông chúng sinh. Tư tưởng đó được gọi là Đại thừa.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, tư tưởng Bồ tát Đại thừa khi vào Trung Quốc đã có sự tiếp biến văn hóa với Nho giáohọc phái Lão – Trang. Trong đó, học phái Lão – Trang là mảnh đất tốt cho hoa trái Thiền sinh sôi nảy nở trên cơ sở lý luận Phật học về Tính Không của các pháp, về bản thể sự vật, phát huy trí huệ hay “Bát Nhã”. Các vị Thiền sưtrí tuệđạo đức của Bồ tát, vừa cứu đời vừa tự tại, đạt tới giải thoát viên mãn. Như vậy, họ vẫn tiếp tục khuynh hướng nhập thế của Phật giáo. Đặc biệt, tư tưởng vô ngã của Phật giáo là cuộc cách mạng tôn giáo vĩ đại lúc đó. Được xây dựng trên cơ sở học thuyết Duyên khởi, Tam pháp ấn (vô thường, khổ và vô ngã) là ba dấu ấn khả chứng của chánh pháp.

TINH THẦN DÂN CHỦ

Tinh thần Trúc Lâm cũng là tinh thần dân chủ. Vai trò của người dân trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm luôn được triều đình xem trọng. Dưới triều Trần, vua đã tổ chức Hội nghị Bình Than (1282), gồm văn võ bá quan, vương hầu, để bàn kế hoạch kháng chiến. Trước thế giặc đang lên, tháng Chạp năm Giáp Thân (1/1285), Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông xuống chiếu mở hội nghị Diên Hồng, với thành phần tham dự là các bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước. Thượng hoàng đích thân hỏi các bô lão nên đánh hay hòa. Một đời chân lấm tay bùn, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc sự, các bô lão đã cùng đồng thanh hô vang: “Xin đánh”.
Vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông.Ảnh minh họa: Vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. Nguồn: nghiencuulichsu.com

Chiến thắng của Đại Việt trước quân Nguyên – Mông có cơ sở là sự đoàn kết giữa các giai tầng, tổ chức hạt nhân xã hội từ gia đình, tông tộc đến quốc gia. Sự phát động Nguyên Lão hội nghị Phúc Xá cho thấy bấy giờ, các bô lão thực sự là trung tâm của các giai tầng xã hộitinh thần dân chủ vẫn còn đó. Sự vận động đoàn kết nhân dân với triều đình trong kháng chiến là vô cùng quan trọng và những cuộc nghị hội giữa triều đình với bô lão đã mang lại sức hiệu triệu lớn lao.

Truyện Kiều có câu:

“Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”.

Chắc chắn bài học thành công trong kháng chiến từ ngàn xưa nhờ vào chữ “đồng” ấy đã được chứng minh trong thực tiễn hôm nay, cho nên chúng ta là con cháu của bao người đi qua chiến tranh đang ngồi lại cùng nhau suy ngẫm một chữ “đồng”. Cần mở ngoặc đơn tự hỏi phải chăng bài học lịch sử ấy có lúc bị quên lãng? Câu hỏi lớn ấy cần được giải mã trong chân ngôn hôm nay của đất nước, rằng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” như lời Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Nhân nghĩatư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam, hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định “cốt để yên dân”, nghĩa là có mục đích bảo vệ hạnh phúc nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của toàn dân là được sống trong bình yên, an tâm làm ăn, không phải đau đáu lo lắng về sự xáo trộn, không phải hồi hộp chứng kiến cảnh chết chóc, đau thương. Cụ thể, Trần Hưng Đạo, người một lòng tận tụy đối với đất nước, luôn muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, từng dặn dò vua Trần Anh Tông: “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà.

Nhưng chính sách đoàn kết chỉ có thể thực hiện khi người dân và người lãnh đạo đất nước có chung quyền lợi để bảo vệ và đối tượng để chiến đấu… Trần Hưng Đạo đã chỉ ra sự thống nhất quyền lợi giữa những người lãnh đạo đất nước và những người dân. Mọi người đều thấy mình có cùng chung quyền lợi để chia sẻ và do thế phải bảo vệ nhau. Sự tồn tại của quyền lợi người này là điều kiện và tiền đề cho quyền lợi người khác tồn tại.

TINH THẦN BẤT KHUẤT VÀ VÔ ÚY

Điều gì làm chiến sĩ chúng ta gan dạ, làm người chỉ huy như Trần Hưng Đạo đủ hùng tâm tráng khí, tuyên bố rằng: “Nếu bệ hạ muốn hàng xin chặt đầu thần trước đã”. Điều gì khiến Trần Bình Trọng tràn đầy tiết tháo trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, khiến cậu bé Trần Quốc Toản bóp nát quả cam trong tay. Họ tin ở vận mệnh đất nước, tin ở khí tiết toàn dân và toàn quân.

Phải chăng Thiền đem lại sức mạnh vô song ấy như Giáo sư Cao Huy Thuần đã viết về Thiền đời Trần và về Trần Hưng Đạo “… trên hết, ông tin ở tài lãnh đạo. Tài của ông và tài của vua. Bởi vì vua này là vua Thiền. Nhiều tác giả cho rằng trong Thiền ngấm ngầm một sức mạnh vô song do sự tin tưởng rằng con ngườiđủ khả năng để tự mình thấy được tánh giác. Nơi người lãnh đạo, sức mạnh đó đem lại bình tĩnh, ung dung, khi chỉ huy giữa gian nguy vẫn bình yên sáng suốt. Hãy đọc lại sử sách xem Trần Nhân Tông ung dung như thế nào giữa trận mạc, có khi bị giặc đuổi trên sông nước, vẫn bình yên lấy gươm khắc thơ lạc quan vào mạn thuyền. Vua như thế, tướng như thế, làm sao quân không như thế? Lấy một chọi mười là chuyện thường nghe trong chiến trận ngày xưa và cả ngày nay”.

Triết lý tánh Không trong Bát-nhã nói: “Bồ-tát nương trí tuệ Bát-nhã nên tâm không ngăn ngại, vì tâm không ngăn ngại nên không sợ hãi…”.

Quả thật, có gì phải sợ khi đã thâm nhập triết lý tánh không, vượt lên trên cả không lẫn có. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Các cụ bô lão đều nói đánh, muôn người cùng một tiếng, muôn lời như bật ra từ một miệng” .

Bình luận về sự kiện này, sách Đạo Phật và dòng sử Việt viết: “Tiếng hô quyết đánh của các phụ lão như một làn chớp lan ra khắp trong nước, từ kinh thành đến các phủ huyện, nơi hang cùng ngõ hẻm, tạo thành một khối dân tộc đoàn kết lớn mạnh, không phân biệt đồng bào Kinh hay Thượng, tất cả đều cương quyết đứng lên đánh giặc, bảo toàn lãnh thổ và quyền dân tộc độc lập” .

Các vua Trần đã tập hợp toàn dân và quan trọng hơn là hiệu triệu cho một cuộc “chiến tranh nhân dân” trên mọi mặt trận: từ chiến trường đến lòng người. Không sợ hãi trước ngoại xâm, nội phản, vững tin ở chính nghĩa, đó chính là tinh thần vô úy vậy.

TINH THẦN CƯ TRẦN LẠC ĐẠO

Sau khi gầy dựng được sự nghiệp phi thường trong bảo vệ tổ quốc, Phật hoàng đã quy ẩn vào núi Yên Tử (8/1299) và sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm với tư tưởng chủ đạo thể hiện qua bài thơ “Cư trần lạc đạo”. Ngài đưa ra những kiến giải sâu sắc về đạo và đời, đó cũng là những định hướng phát triển cho Phật giáo Đại Việt thời đó và cho muôn đời sau.

“Cư trần lạc đạo” là sự phản ánh truyền thống nhập thế từ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ, xa hơn nữa là từ các dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường truyền vào nước ta trước đó. Ngài hiểu rằng: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Tâm lặng mà biết đó chính là tâm Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không cần đi tìm cực khổ ở bên ngoài”.

(Thiền Tông Chỉ Nam)

居 塵 樂 道
居 塵 樂 道 且 隨 緣
饑 則 飧 兮 困則 眠
家 中 有 宝 休寻 覓
对 鏡 無 心 莫問 禪

 

Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

Dịch thơ:

Ở đời vui đạo, hãy tuỳ duyên,
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.

“Cư trần lạc đạo” là “ở đời mà vui đạo”. Đối với nhà vua thì đạo chính là dân tộc, là ý hướng toàn dân, đạo chính là cuộc đời. Ngài là vị vua có trách nhiệm với sự hưng vong của đất nước, lại là lãnh tụ dẫn dắt tinh thần cho muôn dân, tập hợp nên khối đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng một nước Đại Việt thống nhất trong tâm linhý hướng.

Đi vào từng câu thơ, chúng ta bắt gặp triết lý giản dị và uyên áo. “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên” (居 塵 樂 道 且 隨 緣). Đức Vua – Phật hoàng đã thừa nhận sự tồn tại của huyễn thân. Cõi trần là giả cảnh, chỉ là một chặng đường trong luân hồi, nhưng lại là giai đoạn không thể bỏ qua, chính là giai đoạn để giác ngộ chân lý. “Lạc đạo” – vui với đạo là một tâm thế hành đạo, thuận theo lẽ đạo, tùy duyênhành đạo, tùy duyên nhưng bất biến.

“Cơ tắc xan hề khốn tắc miên” (饑 則 飧 兮 困則 眠). Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền. Chấp nhận những quy luật của cuộc sống, không chấp ngã, chấp không. Theo lý thuyết Maslow, nhu cầu cơ bản của con người: ăn, uống, ngủ, nghỉ. Thuận theo tự nhiênan nhiên tự tại.

“Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
(家 中 有 宝 休寻 覓)

Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền
(对 鏡 無 心 莫問 禪).

Mỗi người đều có Phật tính, như trong nhà ai cũng có của báu. Chúng ta nhớ chuyện gã cùng tử trong Kinh Pháp Hoa với viên ngọc mani trong tay áo mà vẫn chạy đi tìm. Chân lý nào ở đâu xa. Niết bàn ngay trong lòng mình. Thiền tông chủ trương: “Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật”. Phật tại tâm, tâm tức Phật, Phật tức tâm. Tịnh độ chính ngay trong lòng mình. Chớ lầm ngón tay chỉ mặt trăng với mặt trăng. Vì thế, người tu hành theo pháp môn thiền tránh rơi vào bẫy hý luận, không giúp gì cho sự khai sáng của tâm.

Tuy ngồi thiền trong am cỏ Ngọa Vân trên đỉnh Yên Tử, Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã dùng định lực của mình mà quán chiếu trong, ngoài, trên dưới, mọi sự thông tỏ.

“Trên đỉnh núi Yên Sơn, cách biệt với kinh kỳ. Vua Phật Nhân Tông vẫn rõ được triều chính, nhiều lần về triều khuyên bảo vua Anh Tông tu dưỡng tâm tính, kìm bớt lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm… xứng đáng trở thành bậc quân vương tôn kính”.

Ngài còn biết rõ được biên cương phương Bắc, phương tây và phương nam, có được những quyết sách lớn lao và đúng đắn nhằm gìn giữ tình bang giao giữa các nước láng giềng và Đại Việt, giữ vững, nền an ninh chính trị nước nhà”.

Không chỉ vui với đạo, bậc làm quân vương còn phải làm cho bá tánh hưởng một cuộc sống vui vẻ, hài hòa. Trước Trần Nhân Tông, năm 1242, vua Trần Thái Tông miễn thuế thân đánh vào người không có ruộng đất; hạn hán, miễn một nửa tô ruộng. Năm 1288, sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba, Trần Nhân Tông đại xá thiên hạ, những nơi bị binh hỏa cướp phá nhiều thì miễn toàn phần tô dịch, các nơi khác miễn giảm theo mức độ khác nhau. Dưới đời Trần, ảnh hưởng bao trùm của Phật giáo được đại thần Lê Quát dưới triều Nghệ Tông (1370-1372) ghi lại trong bài văn bia chùa Thiện Phúc: “Thuyết họa phúc của nhà Phật tác động tới con người sao mà được người ta tin theo sâu sắc và bền vững như thế? Trên từ vương công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật thì dẫu hết tiền của cũng không sẻn tiếc”.

Cư trần lạc đạo của Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã trở thành một triết lý nhập thế linh hoạt. Đạt đạo ngay giữa đời sống là nét độc đáo của Phật giáo Đại Việt. Phật giáo thành quốc giáo nhưng vẫn đồng hành cùng Khổng – Lão, xây dựng văn hóa dân tộc. Chính tinh thần “hòa quang đồng trần” ấy là sức mạnh tinh thần đoàn kết và thống nhất cả dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; vững vàng trước ngoại bang dù có dã tâm tham vọng cũng phải kiêng dè, vừa là một sức sống nội tại bền bỉ nhiều mặt: kinh tế, chính trị, xã hội của Đại Việt thời Trần. Cụ thể qua các chính sách khoa cử, đê điều, doanh điền trọng công và trọng thương làm cho toàn thể xã hội ngày một phồn hoa, khuyến khích tất cả các cuộc tiến hóa khác. Tinh thần Trúc Lâm đã có từ trước khi người lui về ở ẩn. Tinh thần ấy là sự bảo chứng cho một dòng Thiền rực rỡ, mạnh mẽ, làm nền tảng cho sức mạnh dân tộc trong công cuộc giữ nước và dựng nước. Hãy thấm nhuần lý tưởng ấy trong ý nghĩa của lời thơ “Cư trần lạc đạo”.

 

Chú thích:

1. Hoàng Thi Thơ, Tinh thần nhập thế của một tôn giáo xuất thế trong “Cư trần lạc đạo” của Trần Nhân Tông, Tạp chí Từ Quang số 10.

2. Edward Conze Buddhism: A Short History, Oneworld Publication, 2007.

3. Nguyên Cẩn, Đi tìm Chân ngôn giữ nước và dựng nước, VHPG số 308, tháng 11, 2018.

4. Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 44 a).

5. Thích Đức Nhuận, Đạo Phật và dòng sử Việt, NXB Phương Đông, 2011.

6. Trí Bửu, Cư trần lạc đạo, www.phatgiao.org.vn, 2013.

(Văn Hóa Phật Giáo Số 358)




.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2015(Xem: 5170)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.