Một Số Danh Nhân Phật Giáo Việt Nam Sinh Vào Năm Dần

03/12/20214:48 SA(Xem: 2771)
Một Số Danh Nhân Phật Giáo Việt Nam Sinh Vào Năm Dần
                          MỘT SỐ DANH NHÂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM SINH VÀO NĂM DẦN


Thiền sư TRƯỜNG NGUYÊN (Canh Dần 1110): Sư họ Phạm, người hương Trường Nguyên, huyện Tiên Du. Khi xuất gia được thiền sư Đạo Huệ ở chùa Quang Minh truyền tâm ấn. Sau, Sư vào núi Vệ Linh ẩn tích, ăn rau rừng, hạt dẻ, làm bạn với thiên nhiên, tụng kinh niệm Phật suốt năm lặng lẽ nên không ai hay biết. Vậy rồi danh tiếng của Sư cũng lan truyền đến kinh đô. Vua Lý Anh Tông muốn triệu kiến mà Sư không chịu đến, vua phải sai bạn cũ của Sư là đại thần Lê Hối đến khuyên mời. Sự nhận lời cùng đi, nhưng khi đến chùa Quán Hương lại sực tỉnh hối tiếc, bèn trốn về. Để giải thích việc “đổi ý giờ chót” ấy, Sư nói với chúng đệ tử: “Ta đã thân khô lòng nguội, đối với thế tục, phù phiếm hư ngụy có đáng là gì? Có lẽ là do chí hạnh của ta chưa thuần nên còn bị cái lòng lợi danh làm khốn!”. Mồng 7 tháng 6 năm Chính Long Bảo Ứng (1165), Sư cảm thấy thân thể khác lạ, bèn gọi đệ tử đến, đọc lời kệ:“Ở nơi bóng trần/Thường lìa bóng trần/Lòng dạ trắng trong/Cùng vật không thân/Tài bằng trời đất/Vượt cá nhân luân/Dưỡng muôi muôn vật/Cùng vật vui xuân/Gái sắt đứng múa/Người gỗ đánh trống”. Đọc xong, Sư xả bỏ ngũ uẩn ra đi, thọ 56 tuổi.

Thiền sư QUẢNG NGHIÊM (Nhâm Dần 1122): Sư họ Nguyễn, người Đan Phượng, từ nhỏ mồ côi cha, theo hầu cậu là thiền sư Bảo Nhạc, được cậu khai tâm điểm đạo. Sau khi cậu mất, Sư đi hành cước khắp nơi để tham vấn thiền học. Nghe tiếng thiền sư Thiền Trí thuyết pháp ở chùa Phúc Thánh, hương Điển Lãnh, Sư tìm đến xin làm đệ tử. Một hôm nghe Sư Thiền Trí giảng “Tuyết Đậu Ngữ Lục”, đến đoạn đối đáp về vấn đề sinh tử, Sư đắc pháp, Từ đó danh tiếng của Sư lan truyền khắp chốn. Sau, Sư đến trụ trì ở chùa Thánh Ân, hương Siêu Loại, có Thượng thư Bộ Binh là Phùng Giáng Tường hâm mộ danh tiếng của Sư, mời về truyền giảng tại chùa Tịnh Quả, tăng lữ gần xa kéo đến xin thọ giáo rất đông. Đệ tử thân cận của Sư là Thường Chiếu sau này cũng là một thiền sư xuất chúng. Ngày 15 tháng 2 năm Canh Tuất (1190), Sư lâm bệnh, gọi chúng đệ tử đến, đọc bài kệ: “Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ/ Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh/Nam nhi tự hữu xung thiên chi/Hưu hưởng Như Lai hành xứ hành” (dịch: Thoát tịch diệt xong, bàn tịch diệt/Sau vô sinh, hãy nói vô sinh/Làm trai lập chí xông trời thẳm/Theo gót Như Lai luống nhọc mình!). Đọc xong Sư chắp tay, an nhiên thị tịch, thọ 69 tuổi, được Thượng thư Phùng Giáng Tường làm lễ hỏa thiêu, xây tháp phụng thờ.

THIỀN SƯ TỊNH LỰC (Canh Dần 1170): Sư họ Ngô tên Trạm, quê ở Cát Lăng, Vũ Bình. Thuở nhỏ, Sư rất thông minh, lớn lên càng giỏi về văn chương, nghệ thuật và chữ viết. Hữu duyên cho Sư gặp Thiền sư Đạo Huệ, tâm dừng nơi cảnh Phật, mặc cỏ ăn cây, phước tuệ song tu. Trải qua nhiều năm giữ tâm càng vững chắc, Sư vâng lời thầy thẳng lên núi cất một thảo am gọi tên Vương Trì (ở làng Cương Việt, Vũ Ninh) rồi trụ trì nơi đó. Trong mười hai giờ, Sư lễ Phật sám hối, được niệm Phật tam-muội, giọng bổng tiếng trầm của Sư nghe trong vắt. Học trò theo học rất đông. Sư thường giảng kinh Viên Giác cho môn đồ nghe, nghĩa lý chỗ nào chẳng ổn, đích thân Sư cải chánh. Đến niên hiệu Thiên Cảm Chí Bảo thứ hai (1175), một hôm Sư cáo bệnh, gọi môn đồ tề tựu mà dạy: “Các ngươi! Tất cả các người học đạo lấy tâm siêng năng cúng dường Phật, không gì khác hơn chỉ cầu dứt được các nghiệp ác. Tâm miệng niệm tụng, tin hiểu nghe nhận, ở chỗ vắng vẻ yên lặng, gần thiện tri thức. Nói ra lời hòa nhã, nói phải thời đúng lúc, trong tâm không khiếp nhược. Liễu đạt nghĩa lý, xa lìa ngu mê, an trụ chỗ bất động. Quán tất cả pháp vô thường vô ngã, vô tác vô vi. Nơi nơi lìa phân biệt, ấy là người học đạo. Nay phần hóa duyên của ta đã xong”. Sư lại nói kệ: “Trước tuy nói kiết, sau gọi hung/Từ đời Thái Tổ kiêng chẳng tùng/Vì thấy rồng lên làm Phật tử/Chợt trông chuột hiện lặng vô cùng!”. Dứt tiếng, Sư ngồi ngay thẳng an nhiên thị tịch, vào năm 1233, thọ sáu mươi bốn tuổi.

blank
Tôn tượng Trần Thái Tông
TRẦN THÁI TÔNG (Mậu Dần 1218): tên thật là Trần Bồ, sau đổi thành Trần Cảnh, nhà nghiên cứu Phật học- nhà thơ, và là vị vua đầu tiên của nhà Trần, quê quán ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là Nam Định). Làm vua năm 7 tuổi, ở ngôi 32 năm, làm Thái thượng hoàng 19 năm. Trước khi truyền ngôi cho con trai là Thái tử Trần Hoảng (sau là vua Trần Thánh Tông), ông đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt chống lại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông, với thắng lợi vẻ vang. Ông trở thành một vị minh quân, và cũng được tôn xưng như một Thiền Sư. Ông qua đời vào năm 1277, thọ 59 tuổi, tác phẩm để lại gồn: Khóa hư Lục, Thiền Tông Chỉ Nam, Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi…

blank
Tôn tượng Tuệ Trung Thượng Sĩ
TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ (Canh Dần 1230): thiền sư, tên thật là Trần Tung, hay Trần Quốc Tung, là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, tước hiệu Hưng Ninh Vương. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền, từng tham dự cả 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau khi kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết Độ Sứ cai quản phủ Thái Bình, nhưng không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang lập Dưỡng Chân Trang để tu học pháp Thiền. Ông được vua Trần Thánh Tông tôn làm đạo huynh. Nhiều áng thơ- bài kệ do ông sáng tác được kiết tập trong Thượng Sĩ Ngữ Lục được lưu truyền rất nổi tiếng. Ông viên tịch vào năm 1291, thọ 61 tuổi.


blank
Đệ Tam Tổ HUYỀN QUANG (Giáp Dần 1254): thiền sư- nhà thơ đời Trần, người làng Vạn Tải, châu Nam Sách (nay thuộc Bắc Ninh), tên thật Lý Đạo Tái. Nhà nghèo, nhưng từ thiếu thời ông đã lộ tư chất thông minh, học giỏi. Sau đỗ cả thi Hương, thi Hội, Đệ Nhất Giáp Tiến Sĩ (Trạng nguyên), ông được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, đón tiếp sứ giả Trung Hoa, nổi tiếng thi văn kiệt xuất. Sau, ông buông bỏ hết chức tước địa vị, từ chối cả việc làm phò mã của vua Anh Tông, quyết chí xuất gia cầu Đạo tham thiền, theo hầu “Phật Hoàng” Trần Nhân Tông. Đến khi Đệ Nhị Tổ là Pháp Loa truyền y bát cho ông, ông trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Năm 77 tuổi, ông truyền y bát cho Quốc Sư An Tâm, lui về thiền thất tịnh dưỡng. Ba năm sau, năm Giáp Tuất 1334, ông qua đời, thọ 80 tuổi, Tác phẩm lưu lại đến nay chỉ còn 24 bài thơ trong Việt âm thi tập, Trích diễm thi tập.

blank
Ngô Thì Nhậm (Ngô Thời Nhiệm)
NGÔ THÌ NHẬM (Bính Dần 1746): cư sĩ- nhà văn đời hậu Lê–Tây Sơn, tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, còn gọi là Ngô Thời Nhiệm, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ông xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, quê ở huyện Thanh Oai- Hà Tây (nay thuộc Thanh Trì -Hà Nội). Ông thi đỗ Giải Nguyên năm 1768, rồi Tiến Sĩ Tam Giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê–Trịnh. Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho ông chức Binh bộ Thượng thư. Sau khi Quang Trung mất, ông lui về nghiên cứu Phật học. Đến khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, ông và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng roi tại Văn Miếu, sau trận đánh đòn, ông về nhà thì qua đời. Tác phẩm còn để lại: Hải Dương chí lược, Hy Doãn thi văn tập, Xuân Thu quản kiến…

blank
THIỀU CHỬU (Nhâm Dần 1902): nhà văn hóa, dịch giả và tu sĩ, tên thật là Nguyễn Hữu Kha, quê quán ở Trung Tự- Đông Tác (nay thuộc Đống Đa-Hà Nội). Bút hiệu Thiều Chửu có nghĩa là cái chổi quét bụi, tâm nguyện của ông là "cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình", và "hàng ngày phải lau quét bụi trần tham nhiễm, đừng để gương lòng vẩn đục bởi phiền não vô minh che lấp". Từ nhỏ nhờ đức tính kiên trì tự học, ông đã am hiểu chữ Hán, Nho giáoPhật giáo, lại thông thạo các tiếng Anh, Pháp, Nhật. Ông cho ra đời bản dịch Khóa Hư Lục vua Trần Thái Tông, làm quản lýbiên tập cho tờ báo Đuốc Tuệ, tham gia thành lập Hội truyền bá Quốc ngữ , đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ ở trường Phật học Phổ Quang. Năm 1945, Hồ Chủ Tịch đã mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Giáo Dục trong chính phủ Lâm thời, nhưng ông từ chối để tiếp tục việc giảng dạy cho các lớp Phật giáo, cùng Cô nhi. Ngoài bộ Hán Việt Tự Điển có giá trị vượt thời gian, ông còn dịch 14 bộ kinh căn bản của đạo Phật, viết các sách về Phật học. Bị vu cáo, cộng với sự thương cảm cho nhiều nông dân bị hàm oan trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam mà cảm thấy mình bất lực, ông đã tự vẫn vào năm Giáp Ngọ (1954) tại tỉnh Thái Nguyên, lúc 52 tuổi.

blank
Bàn thờ Bổn sư Ngô Lợi tại một ngôi chùa
NGÔ LỢI (Canh Dần 1830): tu sĩ, khai sáng đạo Từ Ân Hiếu Nghĩa, quê ở Bình An-Định Tường (Tiền Giang), lúc 20 tuổi, ông viết Đà-La-Ni Kinh, dài 223 chữ Hán, mà sau này trở thành quyển kinh quan trọng của tông phái. Năm 1872, ông cất chùa ở xã Bình Long, rồi lấy đó làm cơ sở truyền đạo. Ông đã đi nhiều nơi vừa trị bệnh, vừa thu nhận và dạy tín đồ thuyết "học Phật tu nhân, báo đáp tứ ân". Năm 1876, ông đưa một số đệ tử vào vùng Núi Tượng theo để khai hoang, lập chùa miếu và mở thôn ấp mới. Năm Canh Dần 1890, ông mất vì bệnh tại thôn An Hòa, gần Núi Tượng, lúc 59 tuổi. Ngoài bản Đà- La -Ni Kinh, ông còn truyền dạy cho tín đồ nhiều bài cung văn sớ điệp, nhiều nghi tiết cúng lễ, ghi chép lại thành tập sách Ngọc Lịch Đồ Thơ Tập Chú.

blank
Thánh tử đạo Thích Quảng Hương
ĐẠI ĐỨC THÍCH QUẢNG HƯƠNG (Bính Dần 1926): nhà sư vị pháp thiêu thân, pháp danh Nguyên Diệu, pháp hiệu Bảo Châu, nối pháp dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 44, thế danh Nguyễn Ngọc Kỳ, quê tại Tuy An- Phú Yên. Năm 1943, Sư xuất gia tu học ở chùa Kim Cang-Phú Yên. Năm 1949, Sư cầu Phápthọ Cụ Túc giới với Hòa Thượng Liễu Tôn, nhận chức Thư Ký của chi hội Phật giáo An Hiệp. Sau năm 1950, Sư vào học tại Phật Học Viện Nha Trang, được cử làm Giảng sư tại tỉnh Hội Phật-giáo Đà Lạt. Năm 1961, Sư được kiêm nhiệm trụ trìGiảng sư tại tỉnh Hội Phật-giáo Buôn Mê Thuột. Vì thấy Phật giáo bị đại nạn, nên Sư phát nguyện tự thiêu vào ngày 5.10.1963, khi 37 tuổi, tại bồn binh chợ Bến Thành Sài Gòn, để đấu tranh cho Chánh Pháp. Tại Gò Vấp - Sài Gòn, có một chốn tự viện mang tên của vị Thánh Tử Đạo này, đó là Tu Viện Quảng Hương Già Lam nổi tiếng!

                                                     TÂM KHÔNG VĨNH HỮU
                                                      (sưu tầm & biên soạn)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :