Ghi Chú Sơ Bộ Về Tình Trạng Điển Tịch Phật Giáo Việt Nam Đầu Thế Kỷ 19

18/12/20214:53 SA(Xem: 2821)
Ghi Chú Sơ Bộ Về Tình Trạng Điển Tịch Phật Giáo Việt Nam Đầu Thế Kỷ 19
GHI CHÚ SƠ BỘ VỀ TÌNH TRẠNG ĐIỂN TỊCH
PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XIX
Lê Mạnh Thát

Theo Việt nam Phật giáo sử lược của Thầy Mật Thể, thì vào khoảng năm 1825-1829 đại sư An Thiền có viết một bộ sách ba quyển nhan đề Đạo giáo nguyên lưu. Tuy thế, nếu cứ vào chính thủ bản của bộ sách này, thì chắc nó phải được viết xong khoảng năm 1845, khi tổng đốc Nguyễn Đại Phương đề cho nó bài tựa Tân lập tam giáo quản khuy lục tựtác giả viết cho nó bài lệ ngôn cuối cùng, bởi vì nội dung của nó trong phần về Phật giáo đã bao gồm cả những sự việc thuộc triều đại vua Thiệu Trị. Trong quyển đầu của bộ sách này, An Thiền giữa những mô tả khác về lịch sử Phật giáo Việt nam đã cho ta một số những dữ kiện về tình trạng điển tịch của nền Phật giáo nước ta vào khoảng đầu tiền bán thế kỷ XIX bằng cách liệt ra những sách vở Phật giáo đương dụng vào thời Ông cùng những mộc bản được biết đối với tác giả. Bởi vì công tác nghiên cứu điển tích Phật giáo Việt nam ngày nay đang ở thời kỳ phôi thai của nó, những mẫu tin như của An Thiền trở thành hết sứcgiá trị, không những tại chỗ chúng báo cáo cho ta biết tình trạng điển tịch của một thời đại Phật giáo Việt nam, ngược lại còn tại chỗ chúng giúp ta phanh phui ra công nghiệp trước tác và biến khắc của quí liệt tổ thánh tăng trong những thế kỷ trước, mà cho đến bây giờ vẫn đang còn bị chôn vùi trong quên lãng, tạo nên những khó khăn không nhỏ cho việc nghiên cứu lịch sửgiáo lý Phật giáo Việt nam. Chúng tôi do đó thấy cần cho công bố những báo cáo điển tịch của đại sư An Thiền, nhằm cho thấy, những báo cáo điển tịch của đại sư An Thiền, nhằm cho đến đầu thế kỷ thứ XIX và những tác phẩm nào đã còn lại cho đến ngày nay nhưng đã không được đại sư kê vào. Đồng thời, để kiểm soát tình trạng mộc bản Phật giáo thế kỷ ấy, như đại sư ghi lại, chúng tôi đã dùng một thủ bản thư tịch khác nhau đề Các tự kinh bản Ngọc Sơn Thiện thư lược sao mục lục, tuy rằng chúng tôi đang chưa biết nó do ai viết ra và viết ra vào lúc nào. Kết quả, như người đọc sẽ thấy, đưa ra khá nhiều mời mọc cho những người nghiên cứu lịch sử điển tịch Phật giáo Việt nam.

(I)

Về những tác phẩm đương dụng ở một số, nếu khôngtoàn thể, những học viện Phật giáo Việt nam thế kỷ thứ XIX tại miền Bắc nước ta, đại sư An Thiền liệt ra những tác phẩm sau đây:

1. Phật tổ thống kỹ 2. Văn thù chỉ nam
3. Phật quốc 4. Đại tạng nhất lãm lục
3. Tâm châu nhất quán lục 6. Thiên đồng Tuyết đậu lục
7. Ty môn kỉnh huấn lục 8. Thiền lâm bảo huấn lục
9. Qui nguyên trực chỉ lục 10. Long thư tịnh độ lịch
11. Ngũ đăng hội nguyên lục 12. Lục đạo tập lục
13. Ngũ phái truyền đăng lục 14. Thiền uyển tập anh lục
15. Trúc song lục 16. Khóa hư lục
17. Sứu thần ký 18. Thiền quan sách tấn lục
19. Vân thê qui ước lục 20. Kiến tính thành phật lục
21. Hương lâm lục 22. Trần triều tam tổ thực lực
23. Trần triều thập hội lục 24. Thái thượng cảm ứng biên
25. Thái căn đàm 26. Cụ xuyên lục
27. Âm chất lục 28. Giải hoặc Biên
29. Đốn ngộ nhập lục 30. Cao lệ lục
31. Đạo giáo nguyên lưu 32. Chuyết công lục
33. Phát sách thọ giới 34. Đức sinh lục
35. Hiếu sinh lục 36. Giới đàn nghi
37. Nhân quả thực lục 38, Thiền Lâm qui ước.
39. Kế đăng lục 40. Tam muội tạo tượng
41. Thập ngưu đồ 42. Đỉnh hồ chi
43. Phổ đà chí 44. Thánh đăng ngữ lục
45. Tây phương đồ 46, Tây phương mỹ nhân
47. Thiên thai tứ giáo 48. Thích ca thành đạo
49 Tây phương công cứ 50. Tại gia tu trì
51. Chư kinh mục lục 52. Tịnh độ huyền chung
53. Tịnh độ tu 54. Thượng sỹ lục
55. Tịnh độ quyết nghi 56. Cổ châu lục
57. Bác cựu truyện 58 Tầm nang
59. Thiện bản 60. Nhã tục
61. Thiền lâm tinh ngữ 62. Thủy lục

Trong số 62 bộ sách này, chúng ta có thể chia thành ba nhóm: Nhóm thứ nhất gồm những bản văn của Trung quốc, mà ta cả thể truy về nguyên bản hiện nay trong bản in Đại chính hay ta có thể nhận dạng được, mặc dù đã không được thu vào trong bản in đó. Nhóm thứ hai gồm những cuốn sách, mà tôi không thể trong tình trạng hiện tại xác định được tác giả cũng như nguyên lai của chúng. Và nhóm thứ ba gồm những cuốn sách, mà ta có thể nhận dạng được là những cuốn sách của tác giả Việt namthủ bản được bảo tồn cho tới bây giờ. Thuộc về nhóm thứ nhất, ta có thể liệt những bản văn từ số 1 đến số 4 và từ số 6 đến số 10, số 19 số 17 và rất có thể số 30 và 62. Số 1 tức Phật tổ thống ký của Chí Bàn đời Tống viết năm 1269, tương đương với bản in Đại chính số ĐTK 2.035. Số 3 tức Phật quốc ký của Pháp Hiển viết khoảng năm 399-418, tương đương với Cao tăng Pháp Hiển truyện ĐTK 2085. Số 2 tức Văn thù chỉ nam do Duy Bạch đời Tống viết năm 1103 tương đương với Văn thù chỉ nam đồ tán ĐTK 1899. Số 4 tức Đại tạng nhất lãm lục, ngày nay không tìm thấy trong bản in Đại Chính, nhưng nội dung của nó có lẽ không gì hơn là cái đầu đề nó chỉ định; rất có thể là tác phẩm của một tác giả Việt nam. Số 6 tức Thiên đồng Tuyết đậu lục của thiền sư Minh Giác viết khoảng năm 1065, tương đương với Minh Giác thiền sư ngữ lục ĐTK 1996. Số 7 tức Ty môn kỉnh huấn lục do Như Cức Tục viết khoảng năm 1470, tương đương với ĐTK 2023. Số 8 tức Thiền lâm bảo huấn lục do Tịnh Thiền Trọng viết khoảng năm 1147, tương đương với ĐTK 2022. Số 9 tức Quí nguyên trực chỉ lục, một cuốn sách không tìm thấy trong bản in Đại Chính, nhưng lại khá quen thuộc với tăng già Việt nam, mà tôi có dịp thấy học tập nó ở những chùa ngoài Huế. Số 10 tức Long thư tịnh độ lục do Vương Nhật Hưu viết khoảng năm 1160, tương đương với Long thư tăng quảng tịnh độ văn ĐTK 1960. Số 19 tức Vân thể qui ước lục của Chu Hoằng đời Minh, không tìm thấy trong bản Đại Chính. Số 30 và 51 có một tình cảnh tương tự như số 4, bởi vì chúng rất có thể là những bản mục lục do người Việt nam viết kê về kinh điển Phật giáo Trung quốc. Số 17 là một tác phẩm của Can Bảo đời Tấn hiện là quyển 11 gói 11 của Học Tân Thảo Nguyên thuộc Bách bộ tòng thư tập thành dảy 46 xuất bản. Nó là một tác phẩm đạo giáo.

Thuộc nhóm thứ hai, ta có thể liệt kê những bản văn số 5, 12, 13, 15, 18, 21, 23, 29, 32-38, 40-43, 45-50, 52-53, 55-58, 61. Như vậy, trong số 62 bản văn của thế kỷ thế XIX, đúng là 37 bản văn chúng tôi hiện nay chưa biết tung tích của chúng, nghĩa là hơn 60% của chúng, trong đó có những bản được xác định triều đại một cách rõ ràng như Trần triều thập hội lục của số 22, hay hứa hẹn một nội dung khá lôi cuốn như Ngũ phái truyền đăng lục của số 13. Những số 24, 25, 42 rất có thể là những tác phẩm của đạo giáo.

Thuộc nhóm thứ ba là những bản văn sau:

  1. Ngũ đăng hội nguyên lục. Chúng ta vẫn chưa biết thủ bản của bản văn ngày nay có còn được bảo tồn hay không. Nhưng cứ vào bài tựa do hòa thượng Phước Điền chùa Liên tôn viết vào năm 1857 dưới hai đầu đề khác nhau hoặc như San khắc Truyền đăng Trần gia bản như Truyền đăng ngũ quyển tân tự cho việc in lại bản Thiền uyển tập anh, thì “Tuần chí Trần triều hữu Thánh đăng ngữ lục nhất quyển, duy tải Trần triều tam tổ, hữu tích vô hình; chí Hậu Lê thời gian, Như Sơn tổ sư tuân thừa Ngũ đăng hội nguyên, soạn thành tam quyển, hữu hình, hữu tích”. Cho đến đời Trần, có Thánh đăng ngữ lục, 1 quyển, chỉ chở Trần triều tam tổ, có tích không ảnh. Đến thời Hậu Lê, tổ Như Sơn dựa theo Ngữ đăng hội nguyên, soạn thành ba quyển, có tích có ảnh. Phước Điền không cho ta biết Ngữ đăng hội nguyên viết vào thời nào, nhưng cứ vào lời đó, ta có thể giả thiết là được viết vào đời Trần và đã là khuôn mẫu cho bộ sách của Như Sơn, mà ta sẽ có dịp nói tới dưới đây. Nội dung của Ngũ đăng hội nguyên như vậy chắc phải liên quan đến ba vị tổ của phái Trúc lâm. Nó đã tồn tại từ thời Hậu Lê cho đến tiền bán thế kỷ thứ XIX. Cũng cần thêm là, ta có một bản văn cùng tên do Phổ Tế viết vào đời Tống và hiện có mặt trong bản in Đại Chính.
  2. Thiền uyển tập anh lục. Cứ theo báo cáo của Ga xít pác don thì bản văn này hiện được bảo tồn dưới hai thủ bản khác nhau. Thủ bản thứ nhất đánh số A. 1782 của thư viện Trường Viễn đông Pháp đến từ bản in năm 1858 của hòa thượng Phước Điền. Nó được gọi hoặc như Đại nam thiền uyển truyền đăng tập lục hoặc như Thiền uyển tập anh hoặc như Thiền uyển tập anh ngữ lục. Cả hai bản, như Trần Văn Giáp trước đó đã nhận thấy, về nội dung không khác gì nhau cho lắm. Chúng mô tả Phật giáo Việt nam từ khởi thủy cho đến khoảng năm 1221, năm mất chậm nhất của tổ sư Hiện Quang của phái Vô ngôn thông. Dựa vào dữ kiện này và những dữ kiện khác như việc cái họ của Lý Giác được đổi thành Nguyễn Giác hay những ghi chú thư tịch của Lê Quí Đôn và Phan Huy Chú hay cái câu “Thời Đường Bảo lịch nhị niên bính ngọ… hựu chí Khai hựu đinh sửu nhị thập tứ niên…”, Trần Văn Giáp đã đề nghị năm 1337 như là năm tác phẩm này được viết ra. Ga xít pác don đã vạch ra sự cẩu thả của Trần Văn Giáp trong việc cắt nghĩa những dữ kiện ấy, nhất là về cái dữ kiện cuối cùng. Như Ga xít pát don đã nêu lên, cậu ấy trong những thủ bản ngày nay đọc như “Thời Đường Bảo lịch nhị niên bính ngọ chính nguyệt thập nhị nhật nhị thập bát niên hựu chí Khai hựu đinh sửu nhị thập tứ niên ngã quốc thiền học tự chí chi thỉ”, và tất nhiên chứa đựng quá nhiều sai lầm để có thể coi như một trưng chứng cho việc xác định niên đại của bản văn. Không những ta không thể cắt nghĩa được cái hợp ngữ “nhị thập bát niên” trong vế đầu muốn chỉ cái gì, mà còn ngay cả cái niên hiệu Khai hựu nhị thập tứ niên hay thập tứ niên cũng không thể hợp với niên hiệu Khai hựu đời nhà Trần chỉ gồm vỏn vẹn hơn 10 năm. Tình trạng bản văn của những thủ bản của Thiền uyển tập anh như vậy đang đưa ra nhiều khó khăn đáng chú ý, và nó ngay từ thế kỷ thứ 18 cũng đã không gì hơn, như lời tựa cho bản in năm 1735 đã chứng tỏ. Do thế, cả với cái dữ kiện đổi họ Lý thành họ Nguyễn của Lý Giác cũng không thể chấp nhận được một cách an nhiên. Tuy nhiên, về những dữ kiện khác, những nhận xét của Ga xít pác don đã tỏ không đứng vững cho lắm. Thứ nhất, về những ghi chú của Lê Quí Đôn và Phan Huy Chú. Hai tác giả này cho ta biết là, quyển Thiền uyển tập anh mô tả Phật giáo Việt nam từ khởi thủy cho đến “tam triều” và triều Trần. Ga xít pác đon nghĩ là, nếu cứ vào hai tác giả này thì Thiền uyển tập anh phải mô tả luôn cả tình trạng Phật giáo dưới đời Trần, một điểm, mà thủ bản Thiền uyển tập anh hiện nay đã không làm. Vì thế, người ta không thể dựa vào cái ghi chú của hai tác giả ấy là, Thiền uyển tập anhtác phẩm của một tác giả đời Trần, để đẩy bản văn của hai thủ bản Thiền uyển tập anh hiện nay về đời Trần. Kết luậnlý luận này của Ga xít pác đon thực sự quá hình thức, bởi vì cái hợp ngữ “tam triều dĩ chí Trần triều” của Lê Quí Đôn và Phan Huy Chú không nhất thiết có nghĩa là, những tác giả này muốn nói đến Thiền uyển tập anh như một tác phẩm mô tả luôn Phật giáo đời Trần. Nó chỉ có nghĩa, mô tả tình trạng Phật giáo cho đến những năm tiếp giáp với đời Trần và dĩ nhiên nếu hiểu như vậy thì cái chết vào năm 1223 của Hiện Quang có thể chứng thực cho những ghi chú của Lê Quí Đôn và Phan Huy Chú cũng như những thủ bản của Thiền uyển tập anh ngày nay. Và ấy là chưa kể đến cái câu bí hiểm mập mờ, “hựu chí Khai hựu..”, của nó kể trên. Thứ hai, về nội dung của bản văn. Như Trần Văn Giáp đã vạch ra, Thiền uyển tập anh ngày nay chỉ mô tả tình trạng Phật giáo nước ta cho tới những tổ cuối cùng của ba thiền phái của giai đoạn Phật giáo đấy, đó là cái chết của Lý Cao Tôn vào năm 1205 của phái Thảo đường, của Y Sơn vào năm 1213 của phái Tỳ ni đa lưu chi và của Hiện Quang vào năm 1223 của phái Vô ngôn thông. Như vậy, ta không có lý do gì,mà không giả thuyết là, người viết bản văn đã sống không lâu sau cái chết của Hiện Quang, nhất là khi phụ vào với những dữ kiện, dù khả nghi, như chuyện đổi thay họ hay chuyện nói đến năm khai hựu v.v… Do đó, tuy bản văn đang đòi hỏi những nghiên cứu và phân tích tác phẩm Phật giáo thuộc đời Trần, nếu không là Sơ Trần.
  3. Khóa hư lục. Do vua Trần Thái Tôn viết khoảng năm 1258-1277. Hiện còn được bảo tồn với những thủ bản số A.1531 và AB.367, Tuệ Tĩnh viết một bình giải chữ quốc âm cho nó xuất bản năm 1734, mà một thủ bản hiện còn được bảo tồn dưới số AB.268. Tuệ Tĩnh đây là người thế kỷ nào và phải chăng là đồng nhất với Tuệ Tĩnh của Nam dược thần hiệu? Bản in năm 1734 này có một lời tựa không biết do ai viết và không nói gì hết về tác giả Tuệ Tĩnh này hết. Điều chắc chắn là, nếu Tuệ Tĩnh của Nam dược thần hiệu đã có một ý thức độc lập văn hóa và khoa học cao đến nỗi đã để thời gian ra mà thí nghiệm dược phẩm Việt nam cho việc chữa bệnh người Việt nam, thì nó có lẽ cũng không quá chi lắm, nếu Tuệ Tĩnh ấy cũng đã dành thời giờ cho việc nghiên cứu Phật giáo và dùng ngay một tác phẩm Phật giáo Việt nam cho công tác bình giải của mình và bình giải nó bằng tiếng Việt nam chứ không bằng tiếng Trung quốc nữa. Cứ theo một báo cáo gần đây của Nguyễn Khắc Viện[1], thì Tuệ Tĩnh của Nam dược thần hiệu đã được vua Thuận Đế của nhà Nguyên mời qua Tàu để chữa bệnh cho vợ ông vào năm 1352. Niên đại của vua này là vào khoảng 1341-1368, như thế chúng ta có thể đặt niên đại của Tuệ Tĩnh ấy vào khoảng 1310-1380. Nếu đồng ý chấp nhận bản bình quốc âm về Khóa hư lục vừa kể như là một tác phẩm khác của Tuệ Tĩnh của Nam dược thần hiệu, thì bản bình ấy là bản văn xuôi quốc âm triết lý đầu tiên của nền văn học nước ta. Ngoài Tuệ Tĩnh ra, An Thiền cũng đã viết một bản bằng tiếng quốc âm cũng về Khóa hư lục, thủ bản được bảo tồn dưới số AB.367. Nó đo Nguyễn Thận Hiên đề tựa và xuất bản năm 1840.
  4. Kiến tính thành Phật lục. Chúng ta không biết nó viết vào lúc nào do ai. Theo Kunô, thì nó do Hòa thượng Huệ Đăng in lại, nhưng lại không cho biết Huệ Đăng là người thời nào ở đâu. Nếu cứ theo lời tựa do Tính Quảng viết vào năm 1750 cho bản in lại quyển Thắng đăng ngữ lục, thì ta được bảo thế này về một Hòa thượng Huệ Đăng: “Tích sư công Huệ Đăng Hòa thượng, trú Long động thời, san bản thị lục, ư (…) hoàng triều Vĩnh thịnh ất dậu niên, chí tư đắc tứ thập lục niên hỷ”. Hòa thượng Huệ Đăng như vậy là một người sống khoảng cuối thế kỷ thứ 17 và đầu thế kỷ thứ 18 và đã tái bản, ngoài quyển Kiến tính thành phật, quyển Thánh đăng ngữ lục, mà chúng ta sẽ bàn đến sau. Cuốn Kiến tính thành phật lục do đó có thể là một tác phẩm đời Trần của phái Trúc lâm.
  5. Trần triều tam tổ thực lục. Không biết tác giả là ai và viết vào lúc nào. Thủ bản của nó bây giờ được bảo tồn dưới hai bản khác nhau. Bản thứ nhất dưới số A.786 do Chính Quảng đề tựa vào năm 1765 và in vào khoảng năm đó. Bản thứ hai dưới số A.2064 do Diệu Trạm viết một lệ ngôn vào năm 1897 và in cùng một năm. Cuốn Trần triều tam tổ thực lục này được Cửu đã Phương long đồng nhất với Thượng sỹ ngữ lục, nhưng đây có lẽ là lầm lẫn, bởi vì chính trong bản thư tịch trên An Thiền đã kê Thượng sỹ ngữ lục như một tác phẩm riêng biệt.
  6. Đạo giáo nguyên lưu. Của An Thiền. Về niên đại, chúng tôi đã nói ở đầu, tức là, nó phải được xong vào khoảng năm 1845, chứ không phải giữa những năm 1826-1829, như Thầy Mật Thể đã cho.
  7. Kế đăng lục. Thủ bản của nó còn được bảo tồn dưới số AC. 158. Cứ vào lời tựa của hòa thượng Phước Điền, mà chúng tôi đã dẫn ra trên trong liên hệ với cuốn Ngũ đăng hội nguyên, soạn thành tam quyển, hữu hình hữu tích”. Ba quyển sách do tổ Như Sơn dựa vào Ngũ đăng hội nguyên để vào năm 1734 soạn thành, đấy chính là cuốn Ngự chế thiền điển thống yếu kế đăng lục, hay thường gọi tắt là Kế đăng lục. Chúng ta có biết gì về tổ Như Sơn này không ? Câu trả lời hiện nay là, chúng ta không biết gì một cách đích xác về tổ. Ga xít pác đon đã tóm tắt một phần nào nội dung của cuốn này với một vài nhận xét có vẻ khinh thường.
  8. Thánh đăng ngữ lục. Với đầu đề này, một thủ bản đánh số A. 2569 hiện nay được bảo tồn cùng một lời bạt của Huệ Từ và Trí Nhàn không biết viết vào năm nào. Nó cũng còn được gọi bằng một tên như Việt quốc yên tử sơn Trúc Lâm chư thánh đăng ngữ lục, kèm theo với Viên dung tứ thổ tổng tướng đồ. Mặc dù bằng cái tên “… Trúc lâm chư thánh đăng ngữ lục” thủ bản này không chứa đựng một mẫu tin nào hết hoặc về vua Nhân Tôn, hoặc về Pháp Loa, hoặc về Huyền Quang. Ngược lại, nó nói đến vua Trần Thái Tôn chẳng hạn. Một thủ bản khác đánh vào năm 1848. Nội dung nó tương đương với Thánh đăng ngữ lục của thủ bản trước, nhưng lại thêm sự tích của Trúc Lâm tam tổ. Nếu cứ theo lời tựa viết vào năm 1750 của Tính Quẳng cho lần in 1750 của Thánh đăng lục, thì chúng ta biết thế này về lịch sử Thánh đăng lục: “Quí thu hạ tuần thập hữu ngũ nhật, bộ vãn gian, dư duyệt nghi thạch song chi thứ (…) hốt kiến nhất thiền hữu pháp danh Tính Lãng, trực đăng thử sơn, diện tiền tác lễ, tọa tại nhất diện, vấn chi đối viết, khỉ trình tự Hải dương Tứ kỳ nhi lai. Nãi xuất trụ trung trùng san Thánh đăng lục nhị trương, cập bạch chỉ cơ phiến, vị viết, Tích sư công Huệ Đăng hòa thượng, trú Long động thời, san bản thị lục, ư (…) hoàng triều Vĩnh thịnh ất dậu niên, chí tư đắc tử thập lục niên hỉ. Kỳ bản kim dĩ thất lạc, thoảng hữu thiền học chi đồ, truy tung thánh giáo,nan dĩ ấn chứng. Dư ư tư niên canh ngọ tam nguyệt nhị thập bát nhập, duân công kĩ quyết yên mộ, hóa hữu duyên nhân hộ trợ chi giả chúng, thu đồng hoàn thành, phỏng du cùng sơn, khất ngôn tự lược. Dư bất đắc dĩ nhi ký chi viết, tích tự nhị bách niên tiền…” Vậy thì, cuốn Thánh đăng lục, trước lần in năm 1750 do hòa thượng Huệ Đăng điều khiển tại Long đồng và lần in năm 1550 do hòa thượng Huệ Đăng điều khiển tại Long đồng và lần in năm 1550 do đại sư Chân Nghiêm thực hiện ở chùa Sùng quan huyện Cẩm giàng tỉnh Hải dương. Chúng ta không biết là, cuốn Thánh đăng lục này có phải là đồng nhất với cuốn Thánh đăng ngữ lục hay không. Điều đáng chú ý là, trong đoạn dẫn văn vừa thấy Tính Quảng đã dùng chữ “thị Lục” trong “san bản thị lục” như đồng nghĩa với chữ “thị ngữ lục” trong “San thị Ngữ lục.” Vì thế cuốn Thánh đăng lục chắc tự nguyện ủy phải được gọi là Thánh đăng ngữ lục. Không những thế, bởi vì Thánh đăng lục đã được đại sư Chân Nghiêm cho in năm 1550, từ đó ta có thể giả thiết là, nó phải ra đời trước năm 1550, từ đó ta có thể giả thiết là, nó phải ra đời trước năm 1550, nghĩa là trước hậu bán thế kỷ thứ 16 trở đi. Trong đoạn bàn về Ngũ đăng hội nguyên lục, chúng tôi có dẫn lời sau đây của hòa thượng Phước Điền: “Tuân chí Trần triều hữu Thánh đăng ngữ lục, nhất quyển, duy tải Trần triều tam tổ, hữu tích vô hình”. Như thế vào đời Trần cuốn Thánh đăng ngữ lục đã xuất hiện ghi lại sự tích của Trúc Lâm tam tổ. Cuốn Thánh đăng lục này ngày nay cũng chứa đựng sự tích của ba vị tổ này. Từ những dữ kiện ấy, ta có thể kết luận là, Thánh đăng lục cũng là Thánh đăng ngữ lục. Sự sai khác ngày nay giữa hai thủ bản dẫn trên có lẽ đến từ một sự trích yếu hay thất lạc nào đó. Thủ bản A. 2569 với cái đầu đề Việt quốc yên tử sơn Trúc Lâm chư Thánh đăng ngữ lục mà khó có thể không nói đến Trúc Lâm tam tổ. Tất cả những phiền toái tư liệu này đang chờ đợi chúng ta giải quyết.
  9. Thượng sỹ lục. Ở trên chúng tôi nói, có người đã uông hóa nó với Trần triều Trúc Lâm tam tổ thực lục. Tuy thế, vì nó được An Thiền liệt ra như tác phẩm độc lập và vì chúng ta chưa có một thủ bản nào ghi chú chúng như đồng nhất, chúng tôi tạm thời coi chúng như tách biệt và đặt một huyền án cho những nghiên cứu về sau, khi tư liệu và cơ hội cho phép.
  10. Cổ châu lục. Cổ châu lục dĩ nhiên là một gọi tắt của Cổ châu Pháp văn Phật bản hành ngữ lục. Thủ bản nó ngày nay được bảo tồn đánh số A. 818. Nó viết bằng chữ Hán và kèm theo một bản dịch tiếng quốc âm song song theo từng hàng của Viên Chiếu. Trần Văn Giáp cho rằng, đây là một tác phẩm thuộc thế kỷ thứ 18, bởi vì nó đã mô tả lịch sử Phật giáo Việt từ thời Tam quốc cho đến khoảng năm 1750 dưới nhà Lê. Điều đáng chú ý là, trong khi mô tả thử bản trên, ông đã cho ta biết là, thủ bản này ngay ở chỗ tên tác giả người ta đã chua thêm hai chữ “cổ bản” và “Viên Chiếu giải nghĩa”. Cổ bản và Viên Chiếu giải nghĩa ở đây có nghĩa gì, nếu không là điểm chỉ cho ta biết bản văn tự nguyên ủy rất có thể được truy về đến thời Lý và Viên Chiếu chính là Viên Chiếu vị tổ thứ 7 của thiền phái Vô ngôn thông ? Việc bản văn này ngày nay đã chứa đựng những sự việc suốt xuống năm 1750 không nhất thiết là có thể loại tính cổ sơ của nó, bởi vì sau khi đã chua thêm “cổ bản” và “Viên Chiếu giải nghĩa” những người thế kỷ thứ 18 rất có thể đã biên chép thêm vào những sự việc sau Viên Chiếu cho đến thời họ. Hiện tượng bản văn mở rộng và thoát lạc không phải là không biết đến trong lịch sử văn học nước ta. Năm 1483, vua Lê Thánh Tông sai Thân Nhân Trung và Đỗ Nhận thu thập tài liệu, làm nên bộ Thiên nam dư hạ tập, trong đây gồm có cả những bài văn khẩn nguyện và cầu đảo của tăng và Phật tử Việt nam vào thế kỷ thứ 15, thường thường được dùng cho việc cầu mưa và cầu cho có con trai. Nhưng trong những thủ bản của Thiên nam dư hạ tập ngày nay, riêng về những trích phẩm Phật giáo tổng số tới 54 bài người ta đếm tới ít nhất ba bài là không thể và không thuộc vào loại văn khẩn nguyện cầu đảo của thế kỷ thứ 15. Chúng do vậy phải là những thêm thắt của những người về sau. Cùng một cách, cuốn Cổ châu Pháp vân phật bản hành ngữ lục rất có thể đã bao gồm hai tầng lớp điển tích khác nhau, đấy là tầng lớp được mệnh danh là “ cổ bản” và “Viên Chiếu giải nghĩa” và tầng lớp của những mô tả những sự việc sau năm 1090, năm Viên Chiếu mất, cho đến năm 1760. Nếu bản văn quả đã chứa hai tầng lớp văn hiến khác nhau, chúng ta tất có thể truy ra một cách không khó khăn cho mấy với những áp dụng phương pháp phân tích văn thể và ngữ cú tiêu chuẩn hai tầng lớp ấy. Nó đang chờ đợi người nghiên cứu và hứa hẹn những thành quả khá lôi cuốn, bởi vì nếu một phần nào của phần tiếng quốc âm trong bản văn ấy chứng tỏ là của Viên Chiếu của thế kỷ thứ XI, thì ấy là phần tiếng quốc âm xưa nhất của nền văn học nước ta. Việc nó dẫn Bác cực truyện như vậy rất có thể đặt vào loại văn hiến tầng lớp thứ hai.
  11. Bác cực truyện. Ngày nay không một thủ bản đã tìm thấy cho cuốn sách này, mà nội dung đã được những tác phẩm Việt nam thuộc thế kỷ thứ XIV trích dẫn. Nhưng vào tiền bán thế kỷ thứ XIX An Thiền vẫn còn kể đến nó. Như vậy, nó vẫn còn bảo tồn ít cho tới khoảng năm 1845. Vì không một thủ bản đã được tìm thấy, chúng ta chỉ có thể biết nội dung của nó qua những trích dẫn của Cổ châu Pháp vân phật bản hành ngữ lục, Việt điện u linh tập, Lĩnh nam trích quái và Đạo giáo nguyên lưu. Nó có lẽ là một tập thành văn những truyền thuyết lịch sửtôn giáo lưu hành ở nước ta vào những thế kỷ chung quanh thế kỷ thứ X. Chẳng hạn, chuyện Đồng tử và Tiên Dung đối với Phật giáo. Chúng tôi không thể nói gì thêm về nó ở giai đoạn này.
  12. Thủy lục. Cái đầu đề chắc hẳn là một gọi tắt của cuốn Thủy lục chư khoa, một cuốn thâu gồm những cách thức cúng kính, nghi lễ, tang ma của nền Phật giáo Việt nam. Trần Văn Giáp báo cáo cho biết là, một thủ bản của cuốn này hiện được bảo tồn trước đây tại Thư viện của Trường Viễn đông Pháp. Ông cũng nói thêm là xem qua thủ bản ấy, không có một mẫu tin về người viết nó hay về chỗ in nó, và Ông hứa hẹn sẽ làm một nghiên cứu trong tương lai nhằm xác định vị trí và niên đại của nó. Lời hứa ấy do Ông viết trong Note sur la bannière de I,âme, Bulletin de l’Ecole francasie d Extrême-Orient (1939) 224-256. Cho tới nay chúng tôi cũng vẫn chưa kiếm ra nó, nên không thể nói gì thêm hơn. Với những phân tích về những tác phẩmchúng ta biết ngày nay, trong bản thư tịch trên của An Thiền người ta nhận thấy một sự kiện điển tịch đáng chú ý, đây là trong số 12 bản văn, mà thủ bản dưới một hình thức này hay dạng thức nó được bảo tồn, bảy bản văn đã được xác nhận một cách chắc chắn là thuộc về những tác giả đời Trần hay trước đó, và chỉ hai bản, tức Kế đăng lục của tổ Như Sơn và Đạo giáo nguyên lưu của An Thiền, là thuộc những thế kỷ sau, nếu chúng ta không kể đến bình của Tuệ Tĩnh của thế kỷ XIV và của An Thiền của thế kỷ XIX. Như vậy, về một mặt tư liệu dùng cho việc nghiên cứu thời đại Phật giáo hoàn thịnh, tức những thế kỷ X-XIV, không phải là nghèo nàn như ta thường tưởng tượng. Về mặt khác, người ta tự hỏi, từ giữa năm 1400 cho đến ít nhất năm 1845 công tác trước tác và biên khắc điển tịch Phật giáo phải chăng đã bị sa sút đến nỗi chỉ hai tác phẩm của giai đoạn đó là được kể đến trong bản thư tịch trên của An Thiền? Trả lời câu hỏi này, chúng ta cần chú ý trước hết đến sự trọng thị thiền phái Trúc Lâm của những Phật tử về sau, mà chứng tỏ là việc họ cho in đi in lại nhiều lần những tác phẩm liên quan tới Trúc Lâm tam tổ. Tiếp theo, chúng ta cần nhìn đến số những tác phẩm của bản thư tịch trên, mà phần trăm lên tới những 60 đã chưa được chúng tôi nhận dạng vì thiếu tư liệu và điều kiện. Chúng ta không biết trong số 38 bản văn không biết này chừng bao nhiêu sẽ thuộc vào giai đoạn từ năm 1400-1845. Cuối cùng, bản thư tịch trên của An Thiền tất cũng chưa liệt đủ hết những điển tịch trên của An Thiền tất cũng chưa liệt đủ hết những điển tịch của nền Phật giáo Việt nam. Chẳng hạn, thủ bản, của bản Thích ca hành táng toản yếu thông dụng do một nhà sư Việt nam nào đó viết vào năm 1836 và được in lần hai vào năm 1897 đang được bảo tồn, cứ theo báo cáo của Trần Văn Giáp trong Note sur la bannière, nhưng đã không gồm vào bản thư tịch vừa thấy. Và cứ vào bài báo vừa dẫn của Trần Văn Giáp và vào Le repêchage de I’âme, BEFFEO (1933) 11-34, của Nguyễn Văn Khoan, thì ít nhất thủ bản của những bản văn sau hiện đang được bảo tồn trước đây tại thư viện của Trường Viễn đông Pháp: 1) Bảo đĩnh hành từ bí chỉ toàn chương, được bảo là một tác phẩm của Huyền Quang vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm, 2) Tam giáo chính độ thực lục, in hai lần năm 1817 do thiền sư Viên Truyền hiệu đínhthiền tử Tính Đăng kiểm soát và in, theo lời tựa của bản in này thì dựa vào nguyên bản của một bản in niên hiệu Thiệu ứng chính bình, tức bản in những năm 1232-1250; 3) Tam giáo chính độ tập yếu, một bản văn gia phụ bản Tam giáo chính độ thực lực và được in vào năm 1892, nó chắc phải có mặt trước năm đó; 4) Tạp tiểu chư khoa tập, 5 quyển, in vào năm 1859 và lần thứ hai năm 1892; và 5) Phật quốc ký truyện xuất bản năm 1750 thủ bản hiện được bảo tồn tại Thư viện của hội Á châu tại Ba lê, đánh số HM 1838 theo báo cáo của T.Ya ma mô tô trong Pari Ajia Kyôkai shozô Annan bon shomoku, Tokyo Daigaku tôyô Bunka kenyyujo (1954) 310-352. Như thế, chúng ta có thể thấy, bản thư tịch của An Thiền không phải là một bản thư tịch đầy đủ và tượng trưng cho tình trạng Phật giáo đầu thế kỷ thứ XIX, chứ khoan nói chi hết tới những thế kỷ khác. Dầu thế như chúng tôi đã nói từ đầu, nó giúp chúng ta soi sáng một phần nào công tác phanh phuithiết lập nên bản thư tịch Phật giáo Việt nam qua thế kỷ và tiến việc xuất bản Đại tạng kinh Việt nam một cách có hệ thống.

(II)

Tất nhiên, bản thư tịch trên không cho biết một cách hoàn toàn về tình trạng điển tích thời nó, bởi vì nó gồm phần lớn những tác phẩm liên quan đến lịch sử và thiền, và không nói chi hết đến những kinh điển khác của Phật giáo. Trong đoạn nói về những bản một được khắc về kinh điển của nước ta, An Thiền đã bổ khuyết tại chỗ thiếu sót ấy, và kết quả là sự xuất hiện của bản liệt kê những mộc bản ở tại các chùa ở miền Bắc sau, nhờ thế ta có thể nhìn thấy được một đôi chút tình trạng nghiên cứu học hỏi giáo lý của tập đoàn tăng lữ Phật giáo Việt nam vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Chùng tôi cho ghi lại đây bản liệt kê ấy với không một nỗ lực nhằm đồng nhất những bản khác của Đại tạng kinh Phật giáo, bởi vì đối với những bản văn quen thuộc thì mọi người đều biết, còn đối với những bản không quen thuộc thì chúng ta hiện nay chỉ có thể phỏng đoán, do đó không đóng góp gì nhiều cho việc soi sáng chúng và đôi khi tạo nên những ấn tượng sai lầm. Nó gồm có bản gỗ của những bản văn sau:

1. Hoa nghiêm phạn hiệp 2. Hoa nghiêm phương san
3. Pháp hoa bạch văn 4. Pháp hoa văn cú
5. Pháp hoa uẩn lục 6. Pháp hoa tri âm
7. Lăng nghiêm bạch văn 8. Lăng nghiêm chính vịnh
9. Lăng già hiệp triệt 10. Lăng già
11. Viên giác kinh bạch văn 12. Phật bản hạnh
13. Đại a di đà 14. Thập lục quán kinh
15. Vô lượng thọ kinh 16. Bát nhã phóng quang kinh
17. Tam thiên Phật kinh 18. Địa tạng kinh
19. Địa tạng thập luân kính 20. Đại niết bàn kinh
21. Vạn phật danh kinh 22. Phật tổ tam kinh
23. Khổng tước kinh 24. Tọa thiền kinh
25. Quán phật tam muội kinh 26. Báo âm kinh
27. Đức hộ kinh 28. Tứ bộ a hàm kinh
29. Lương Hoàng bảo sám kinh 30. Dược sư kinh
31. Di đà kinh sớ sao 32. Phạm vỏng kinh lược
33. Kim cang cảm ứng kinh 34. Kim cang chú
35. Kim cang quyết nghi 36. Kim cang trực giải
37. Kim cang trạch toàn 38. Thủy sám kinh
39. Thủy sám bị giản 40. Bảo đàn kinh
41. Tâm địa quán kinh 42. Kim cang chú giải
43. Tích trượng kinh 44. Bảo tích kinh
45. Hiền ngu kinh 46. Bách dụ kinh
47. Chuẩn đề mật chú kinh 48. Di lạc hạ sinh kinh
49. Xuất gia công đức kinh 50. Bất không quyết sách kinh
51. Tịnh độ huyền môn kinh 52. Thích ca đồ
53. Tăng huấn tăng hộ kinh 54. Hiển mật viên thông kinh
55. Vị tằng hữu kinh 56. Đại kim quang kinh
57. Tiểu kim quang kinh 58. Duy ma hiệp chú
59. Pháp giới lập đồ 60. Tịnh độ hội nguyên
61. Phát âm sở 62. Tì ni mẫu kinh
63. Đại bi xuất tưởng 64. Dược sư xuất tướng kinh
65. Kim cang xuất tướng kinh 66. Đại du già kinh
67. Duy ma bạch văn 68. Chư kinh nhật tụng
69. Viên giác kinh 70. Nhân quả kinh
71. Dược sư đề cương 72. Lĩnh nam trích quái
73. Tam giáo chính độ 74. Thiền môn gia lễ
75. Vạn phật xuất tướng 76. Bồ tát thiên giới
77. Vu lan bồn kinh 78. Mục liên sám
79. Thủy sám bi giản 80. Thủy sám tổng
91. Chư kinh âm tự 92. Mật cúng
93. A hàm kinh tứ bộ 94. Tứ phần như thích
95. Tì ni trừng trị luật 96. Tì ni chỉ nam
97. Huyền ti quỉ phụ luật 98. Tì ni giới luật
99. Sa di uy nghi chú sớ 100. Quy sơn cảnh sách cú thích
101. Tì ni nhật dung thiết yếu 102. Mục liên ngũ bách văn
103. Ngũ gia tôn phái 104. Bát kỉnh nghi
105. Bát quan trai nghi 106. Đại luật tụng
107. Tứ phần duyên khỉ 108. Tì kheo lục
109. Tì kheo ni ngũ bách giới 110. Sa di ni luật nghi
111. Báo ân giải 112. Vương lịch
113. Khỉ tin luận 114. Thiên thai chỉ quán
115. Tịnh độ chỉ quy 116. Tịnh độ hội nguyên
117. Đại trang nghiêm luận 118. Hộ pháp luận
119. Duy thức luận 120. Tam giáo bình tâm luận.

Vậy thì, cho đến khoảng năm 1845 ít nhất là bản gỗ của đúng 120 bản văn đã được khắc và được An Thiền biết đến Trong số 120 bản này, một số bản đã hình như là những bản khắc khác nhau của cùng một bản văn như bản gỗ số 28 và 93, số 39 và 79, bởi vì chúng có cùng một đề danh. Chúng tôi nói hình như, với lý do là, chúng rất có thể tượng tượng hai bản văn khác nhau, chẳng hạn một bản là bản Hán dịch còn một là bản Việt dịch, hoặc có thể thuộc hai tác giả khác nhau. Một số bản khác ta không biết tại sao lại được An Thiền liệt vào kinh Phật giáo. Thí dụ, bản Lĩnh nam trích quái, mà ai cũng biết là một tuyển tập những chuyện dã sửhoang đường về lịch sử Việt namPhật giáo Việt nam. Một số khác nữa lại được hai chữ “bạch văn” gắn vào cái đầu đề quen thuộc, như Viên giác kinh bạch văn số 11. Bạch văn dĩ nhiên có nghĩa là “lời văn đơn sơ rõ ràng tóm tắt”. Thế thì, phải chăng những bản có chữ ấy đi theo đàng sau chỉ đến những toát yếu những bản kinh liên hệ của người Việt nam ta ? Chúng được viết bằng một thứ bản nào đã đến tay chúng tôi. Trong khi liệt ra 120 bản gỗ ấy An Thiền cũng đã phân chia chúng thành ba loại, ấy là loại kinh gồm từ số 1193, loại luật gồm từ số 94-110 và loại luận những số còn lại. Tuy thế, tác giả đã không xếp đặt chúng một cách nhất quán theo thứ tự và tiêu chuẩn đã đề ra. Chẳng hạn, không những những quyển như Lĩnh nam trích quái số 72, Tam giáo chính độ số 73 từ ngoại bộ đã liệt ra như kinh, mà còn việc xếp quyển Báo ân giải số 111 vào loại luận, trong khi nó thực sự phải được thu vào loại kinh, như việc xếp những bản khác của tác giả đã điểm chỉ, bởi vì nó là một Giải thích kinh Báo ân như Lăng già ký là một ghi chú về kinh Lăng già.

 Như bản kê thư tịch trên, bản kê những mộc bản vừa thấy cũng không chứng tỏ là đầy đủ chi cho lắm, bởi vì một bản kê những mộc bản Phật giáo và đạo giáo khác đã cung hiến thêm một vài dữ kiện mới, và nó là Các tự kinh bản Ngọc sơn thiện thư lược sao mục lục. Bản kê nầy, như đã nói ở trước, chúng nó đã viết sau bản kê trên của An Thiền không bao lâu. Rất có thể nó đã được viết trước. Dẫu với trường hợp nào đi nữa, một số mộc bản đã được nó điểm chỉ, như ng đã không thấy nói đến trong bản của An Thiền. Thêm vào đó , nó cho ta biết địa điểm tàng trữ những bản mộc do nó ghi. Số mộc bản xuất hiện trong nó được chia làm hai loại, một loại thuộc kinh điển Phật giáo nhưng trong đó gồm luôn cả sách thuốc của đạo giáo được tàng trữ tại đền Ngọc sơn hồ Hoàn kiếm tại Hà nội. Chúng tôi do đó chỉ cho ghi lại đây những mộc bản Phật giáo được tàng trữ tại các địa điểm Phật giáo, và loại ra những kê cứu về điển tịch tàng trữ tại đền Ngọc sơn. Cứ theo bản Các tự kinh bản Ngọc sơn thiện thư lược sao mục lục này, thì ở Hà nội.

  1. Chùa Linh quang có mộc bản của Hội nguyên kinh, Yết ma chỉ nam, Yết ma huyền chiếu, Kinh sách cú thích, Địa tạng, Dược sư, Nhật tụng di đà văn tu phổ môn, Kim cang kinh, Tịnh độ sám nguyện, Tam thiên bách diệp kinh, và Dược sư bách diệp kinh. Như vậy chúng ta có mộc bản của 11 bản văn, trong đó Dược sưDược sư bách diệp kinh rất có thể là cùng một bản văn. Với 11 mộc bản này, ta có thể đồng nhất 7 bản với 6 bản của An Thiền, nếu coi Dược sưDược sư bách diệp là một, đấy là Cảnh sách cú thích với số 100 của An Thiền, Địa tạng với số 18, Dược sư với số 30, Nhật tụng với số f68, Kim cang với số 33 hay 34, Tam thiên bách diệp dinh với số 17. Bốn bản còn lại đã không được kể đến trong bản kê của An Thiền, mà riêng về Hội nguyên kinh đưa ra khá nhiều lôi cuốn, bởi vì chúng ta không biết, đấy có phải là mộc bản của bản văn Ngũ đăng Hội nguyên, mà Như Sơn đã dựa vào để viết nên quyển Kế đăng lục vào năm 1734, hay không. Dù Hội nguyên đây đã được nâng lên hàng “kinh”, điều này không có gì lạ cho lắm. Tác giả bản mục lục của chúng ta cũng đã theo cùng một thủ tục và nâng Khóa hư lục lên hàng “kinh”.
  1. Chùa Liên phái có mộc bản của Phật tổ thống kỷ, Kim quang kinh, Pháp hoa bách diệp kinh, Thủy sám bách diêp kinh và Di đà sám bách diệp kinh. Cả thảy là năm mộc bản, mà hai trong đó tương đương với số 56 hay số 57 và số 38 của An Thiền, đấy là Kim quang kinh và Thủy sám kinh. Ba mộc bản đã không được kể ra.
  2. Chùa Hàm chân có mộc bản Báo ân kinh tương đương với số 26.
  3. Chùa Hồng phúc có mộc bản của Thủy lục kinh và Nhật tụng tam khóa. Bản sau tương đương với số 68. Bản Thủy lục đây phải là Thủy lục chư khoa, không có trong An Thiền, dù được kể đến trong thư tịch.
  4. Chùa Kim Liên có mộc bản của Phạm võng lược sớ, Báo ân bách diệp kinh, Địa tạng bách diệp kinh, và Ngũ bách danh bách diệp kinh. Ba bản trước tương đương với số 32, số 26 và số 18 của An Thiền theo thứ tự liệt ra. Bản cuối đã thiếu mặt.
  5. Chùa Tư khánh có mộc bản của Tỳ kheo giới kinh, Bồ tát giới kinh, và Nhật tụng thiền gia kinh. Chỉ bản thứ ba là rất có thể tương đương với số 68 của An Thiền.
  6. Chùa Linh sóc có Lương hoàng bách diệp kinh đồng nhất với số 29.
  7. Chùa Khê hồi có Ngũ bách kinh và Ty môn kinh, không có tương đương.
  8. Chùa Báo quốcTam kinh. Đề danh này chắc tương đương với Phật tổ tam kinh của số 22.
  9. Chùa Đa bảoSa di kinh tương đương với số 62 ở Hà nam.
  10. Chùa Đội sơn có Hộ pháp luận, Thiền lâm bản huấn, và Vạn phật bách diệp kinh. Trừ Thiền lâm bảo huấn hai bản kia tương đương với số 118 và số 21 theo thứ tự liệt ra.
  11. Chùa Tế Xuyên có Vãng sinh inh, Tứ phần trừng trị, và Long thư kinh. Chỉ Tứ phần trừng trị có mặt trong bản của An Thiền với số 95.

Ở Hải phòng,

  1. Chùa Đông giới có Đại luật kinh và Hiền ngu kinh. Bản trước đồng nhất với số 106.

Ở Hải Dương,

  1. Chùa An ninhNhân vương hộ quốc bách diệp kinh. Không có tương đương.
  2. Chùa Vĩnh nghiêmDi đà sớ sao, Tì ni kinh, Sa di ni thức xoa kinh và Di đà yếu giải. Hai bản trước đồng nhất với số 31 và số 62. Hai bản sau không có.
  3. Chùa Tân phước có Tứ phần giới bảnPhát âm kinh.

Cả hai không có.

  1. Chùa Xuân lôi có Phạm võng hiệp chú, Tạp tiểu chư khoa, Tâm nang, và Thiện bản, cả bốn bản không có.
  2. Chùa Đại tráng có Khóa hư kinh, Trúc song kinh và Hải thượng y thư. Cả ba không có. Điều đáng chú ý là, Hải thượng y thư lại được tàng trữ ở chùa và chắc hẳn đã được những sư khắc. Chắc các ngài đã theo gương của Tuệ Tĩnh, vị sáng lập nên nền y học và dược học Việt nam.
  3. Chùa Phổ đà sơn có Lăng nghiêm chính vịnh. Giới đàn ni tập, Quy nghiêm hiệp luận và Tây phương hiệp luận. Chỉ bản đầu đồng nhất với số 8.
  4. Chùa Đình cẩm có Pháp hoa bạch văn kinh, chắc phải đồng nhất với số 3 Pháp hoa bạch văn.
  5. Chùa Bồ đềHoa nghiêm kinh, Nghi quỹ kinh và Nhật tụng kinh. Chỉ bản cuối là có thể tương đương với số 68.
  6. Chùa Quang minhPhổ minh xuất tướng bách diệp kinh. Không có một tương đương nào.

Như thế, cứ theo bản Các tự kinh bản Ngọc sơn thiện thư lược sao mục lục, ta có cả thảy 22 chùa trong năm tỉnh tàng trữ tất cả 62 mộc bản, trong đó chỉ 28 hay chưa tới 50% mộc bản là có thể truy về bản kê của An Thiền. Bằng kiểm soát này, ta có thể kết luận là, cả hai bản kê những mộc bản trên chưa hẳn đã phản ảnh toàn bộ những bản khắc những sách vở của nền Phật giáo nước ta vào khoảng đầu thế kỷ thứ XIX ở tại miền Bắc. Và tất nhiên, chúng ta không phản ảnh gì hết hoạt động in khắc tại các học viện Phật giáo tại miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên, chúng cũng bày tỏ cho ta thấy một phần nào tình trạng học hỏinghiên cứu giáo lý Phật giáo ở tại nước ta vào đầu thế kỷ XIX. Tình trạng đó như thế nào ?

Cứ vào bản kê những mộc bản và bản kê thư tịch của An Thiền, thì câu trả lời cho nó gồm có ba thành phần sau. Thứ nhất, về phương diện nghiên cứuhọc hỏi, một sự chú trọng tương đối quân bình về cả giáo lý lẫn tập thiền đã đạt được. Việc có mặt của những tác phẩm tu thiền cũng như những kinh sách như Phóng quang bát nhã hy Hoa nghiêm phạn hiệp làm chứng. cho ta một khẳng định như vậy. Thứ hai, về phương diện tôn giáo với sự có mặt của những mộc bản như Chư kinh nhật tụng, Thủy lục chư khoa, Tam giáo chính độ, Thủy sám, Địa tạng v.v… một sự thiên trọng đến cung kínhcầu đảo đã hình như trở thành một sự thiên trọng đến cung kínhcầu đảo đã hình như trở thành một tập quán khá phổ quát. Mức độ phổ quát hóa của tập quán này ngày nay ta chưa có thể xác định được một cách chính xác đáng muốn. Chẳng hạn, cái chế độ thu nhận những đứa con nít vào chùa để tu và dùng kinh Nhật tụng như một văn kiện cơ bản cho việc huấn luyện tôn giáo đã lan tràn và hiện thực tới mức nào ? Cũng cần nói thêm là, cái chế độ ấy cũng hiện đang khá thịnh hành tại nước ta. Dẫu vậy, như những nhận xét trên đã cho biết, chính vào khoảng đầu thế kỷ thứ XIX mà người ta thấy xuất hiện những văn kiện cúng kính cầu đảo như Thích ca hành táng toản yếu thông dụng vào năm 1836 hay việc in lại chúng như hai bản in năm 1817 của Tam giáo chính độ thực lục. Cuối cùng, về phương diện thực hành một sự liên tục của truyền thống thiền phái Trúc lâm hình như đã được bảo tồn qua sự hiện diện một cách khá phong phú những tác phẩm của những thiền gia phái ấy trong những bản kê trên. Chính vì sự hiện diện này, mà chúng tôi đã nêu lên cái câu hỏi về mức độ lan tràn và hiện thực của cái chế độ cúng kính cầu đảo vừa nói, và nói phải kể là một hiện tượng đáng chú ý, nếu ta nhớ đến sự phát triển của những thiền phái khác như Liên phái, Liễu quán v.v…

Với những nhận xét ấy, một vài ý niệm về tình trạng Phật giáo Việt nam vào tiền bán thế kỷ thứ XIX có thể được lượm lặt. Tuy thế, đây không phải là một nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt nam cận đại. Do đó, chúng tôi chỉ cần nhấn mạnh đến một ít hệ luận sau rút ra từ những nhận xét đấy. Hệ luận thứ nhất là tình trạng Phật giáo vào thời Nguyễn không phải là một tình trạng suy đồi, như ta thường nghĩ hay những nhận xét kiểu của Thầy Mật Thể giả thiết. Hệ luận thứ hai là, nếu không là một tình trạng suy đồi, Phật giáo thời ấy có những nét đặc thù này mà chúng tôi không thể bàn đến ở đây, đã là động cơ cho những phản ứng của tầng lớp và tổ chức Phật giáo đối với cuộc xâm lăng của bọn xâm lược Pháp cùng những tên tay sai hậu tập phản quốc của chúng vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Những phản ứng ấy thường là những phản ứng ái quốc bạo động điển hình qua công tác đấu tranh võ trang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của những tu sỹ Phật giáo như trường hợp vụ khởi nghĩa của Thiền sư Võ Trứ ở Phú yên hay dưới sự lãnh đạo tự động của phật tử như trong cuộc tàn sát bọn hậu tập phản quốc ở Quảng trị hay dưới sự lãnh đạo tổ hợp giữa quan liêu nhà Nguyễn hay tăng lữ Phật giáo như trong cuộc vận động của Phan Bội Châu và tu sỹ Trần Nhật Thi. Vấn đề tình trạng Phật giáo đầu thế kỷ XIX như vậy trở thành hết sức quan trọng cho việc hiểu biết tình trạng Phật giáo vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX trong giai đoạn chống xâm lăng thứ nhất của dân tộc ta cũng như vào giữa thế kỷ XX trong giai đoạn chống xâm lăng thứ hai và hiện nay. Chúng ta tất không thể hiểu được tại sao cuộc vận động thần thánh vĩ đại của năm 1963 thành công, nếu chúng ta không biết đến những cuộc vận động Phật giáo vào năm 1930. Chúng ta cũng không thể hiểu được những vận động bắt đầu từ năm 1930 ấy, mà kết quả là sự ra đời của một Phật giáo hệ thống hóa và tổ chức, nếu ta không biết đến những vận động Phật giáo vào đầu thế kỷ XX với những công tác như của tu sỹ Trần Nhật Thi và những người tương tự, mà một nghiên cứu những báo cáo của bọn mật vụ xâm lược Pháp và tay sai vào những năm ấy hiện đang tàng trữ tại Archieves Nationales de France, section outre-mer ở Ba lẽ sẽ cung hiến cho ta khá nhiều kết luận lôi cuốn và nhiều chi tiết hoạt động của tình trạng Phật giáo thời đấy. Tình trạng Phật giáo những năm đầu đó cũng không thể hiểu được, nếu ta không chú ý đến giai đoạn khỉ nguyên một Phật giáo dấn thân với những đấu tranh ái quốc bạo động kể trên vào hậu bản thế kỷ XIX, mà, nếu nghiên cứu, tất sẽ dẫn ta về tới tình trạng Phật giáo trong tiền bán thế kỷ ấy. Nói cách khác, nếu Phật giáo Việt nam hiện nay với tất cả những tư thế và ước vọng của nó đang tìm cách đóng góp trực tiếp và hữu hiệu vào việc bảo vệ nhân dân ta, thì đây không phải là một quà tặng từ trên trời rớt xuống hay từ dưới đất lồi lên. Ngược lại nó là một kết tinh của nhiều công nghiệp hy sinh của nhiều thế hệ người Việt nam Tăng sĩ và Phật tử, mà ta có thể truy ít nhất lên tới đầu thế kỷ XIX, chứ không cần phải những thế kỷ nào xa hơn. Phật giáo đầu thế kỷ XIX đến giờ như vậy tất không thể được gắn nhãn hiệu như một thứ Phật giáo “suy đồi tan nát”, như những người viết sử trước đây và hiện nay đã thường làm theo loại ăn nói hàm hồ của những tên truyền giáo tay sai ngạo nghễ kiều tên Ca đie, và đang chờ đợi một nghiên cứu nghiêm chỉnhđúng đắn cho việc giải thuyên những đặc sắc của nó một cách đầy đủ. Hệ luận thứ ba là sự hiện diện nói trước của những tác phẩm của các thiền sư đời Trần, nhất là thiền phái Trúc Lâm và của vua Trần Thái Tôn. Ý nghĩa của sự hiện diện nay ta chưa có thể xác định được một cách khách quan, bởi vì ta chưa biết đến mức độ phổ biến của những tác phẩm ấy, dầu rằng nó tất phải có những ảnh hưởng quyết định nào đó với những diễn biến Phật giáo của những giai đoạn tiếp theo cho đến ngày nay, mà hình thù ta vừa thấy một cách mập mờ trong phác họa trên.

Những hệ luận này, chúng tôi tin tưởng, mở ra một vài lối nhìn mới cho việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt nam. Không những, cải cách nghiên cứu dựa vào sự tương quan giữa tăng lữ Phật giáo và tầng lớp thống trị phong kiến Việt nam như một dấu hiệu của cái gọi là “sự hưng thịnh Phật giáo” kiểu của Thầy Mật Thể đã chứng tỏ thiếu sót về phương diện nguyên tắc và lý thuyết mà ngay cả về phương diện mô tả dữ kiện lịch sử thực tiễn nó cũng chứng tỏ thiếu sót không kém, như chúng tôi đã có dịp vạch ra, dẫn đến những nhận xét sai lầm về lịch sử biến chuyển và triển phát của nền Phật giáo nước ta. Những hệ luận ấy như vậy đồng thời cũng nhằm đóng góp vào việc sửa sai những nhận xét đó, nhất là những nhận xét về tình trạng Phật giáo của thời kỳ cận đại, và vào việc dựng nên một cách nghiên cứu mới, mà bài nghiên cứu về tình trạng điển tịch Phật giáo Việt nam thế kỷ thứ XIX trên là một thí dụ. Chúng dạy cho ta phải huyền án và đặt vào trong dấu ngoặc những gì, mà ta chỉ biết một cách sơ sài và cục bộ, và tiếp tục truy tìm những gì ấy, cho đến lúc ta có thể nhận nguyên được cái (mặt mũi xưa nay) của chúng. Chúng ta phải tái kiểm những giả thiết của ta về một vấn đề và tái kiểm chứng chính những dữ kiện thực nghiệm. Nó bây giờ cũng trở thành rõ ràng là, nếu ta ngày nay cổ vỏ việc thiết lập nên những bản thư tịch Phật giáo Việt nam, thì công việc ấy cũng không phải là mới mẻ gì cho lắm, như bản kê của An Thiền trên đã chứng tỏ. Và chúng ta cũng không cần phải viện dẫn đâu xa hơn là từ bản kê đó, tuy nó đã bị giới hạn rất nhiều trong giới vức nó tra cứu, mà hình như không bao giờ vượt khởi miền Bắc nước ta, cũng như trong sự toàn triệt và những so sánh trên đã điểm chỉ.

(III)

Đến đây, người đọc tất có thể hiểu tại sao bản nghiên cứu này đã được chúng tôi gọi là (ghi chú sơ bộ). Chúng tôi không những đã không có dưới tay những thủ bản liên quan tới những bản văn bàn cãi trên, mà ngay cả những bản thư tịch liệt kê chúng, chúng tôi cũng không có một cách đầy đủ hay chưa có dịp đến nghiên cứu. Chúng tôi đã không có những bản thư tịch Hanoi Fukkoku kyokuto gakuin shozó Annan bon shomoku Shigaku xiii, 1934, 699-786) và Etsunan oshitsu shozó Annan bon shomoku cc. xiv, 1935, 293-341) của N. Matsumoto, Nagata Yasukichishi shu shu Annan bon mokuroku cc. xiv, 1937, 283–299) của Iwai Hio sato, Hanoi Fukoku kyokuto gakuin shozô chữ Nôm oyobi Ann an lon kanseki shomoku cc. xvii, 2938, 571-628 và Toyo gakuho Xxxvi, 1953, 79-112) của T. Yamamoto, và Les Archives des Em sereurs et l’histore annamite (Bulletin des Amis du Vieux Hue XXIX, 1912, 229–259); và cuốn lược truyện các tác giả Việt nam I (1962, Hà nội) của Trần Văn Giáp. Nhưng sự thiếu sót quan trọng và quyết định nhất cho việc nghiên cứu những bản kê loại trên của An Thiền là hai bản thư tịch mở đường sau của Trần Văn Giáp, đấy là Contribution à l’étude des livre boudd hiques annamites conservés à L’ E.F.E.O (1943, Hà nội) và Les chapitres bibliographiques de Le Quí Đôn et Phan Huy Chú (Bul letin de la Société des Étude indochinoises xii, 1938, 1-218.) Chúng tôi đã viết hỏi một số nơi liên hệ, nhưng chúng cũng vẫn chưa đến tay, khi chúng tôi bắt đầu viết những ghi chú trên, Chúng tôi do đó, trong khi viết, đã phải dựa phần lớn vào bản thư tịch Bibliographie Annamite (Bulletin de l’Ecole française dExtrême-Orient XXXIV 1934, 1-173) của E: Gaspardone và những báo cáo tư liệu trong Le Bouddhisme en Annam dès origines au XIIè siècle (cc. XXXII, 1932, 191-286) và Note sur la bannière de l’âme (cc. XXXIX, 1939 221-256) của Trần Văn Giáp. Le repechage de l’âme (cc. XXXIII. 1933, 11-34) của Nguyễn Văn Khoan, va Annan no Bukkyô (Bulkkvô kenkvi vi, 2-3, 1942 143-193) của E. Kuno. Những bản thư tịch khác mà chúng tôi có ở tay như Toyo Bunko Chosen bon burui mokumoku -Fu Anna bon moku Toku (1939 Tokyo) của Đông dương văn khố và Pari Ajia kyokai shozó Annan bon shomoku (Tokyo Daigaku Toyo Bunku Kenkyujo v, 1954, 310-350) của T. Yamamato, đã không đóng góp gì nhiều cho việc truy dạng những tác phẩm và mộc bản của An Thiền kể trên.

Với tất những thiếu thốn vừa nói, chúng tôi vẫn cứ cho viết những ghi chú trên và xuất bản chúng. Mục đích chúng tôi không gì hơn là nhằm giới thiệu những dữ kiện loại ấy cho những người nghiên cứu khác cùng gia tâm truy tìm, khi họ ở trong những điều kiện thuận lợi hơn chúng tôi, như thể đóng góp một cách tích cực vào sự sửa soạn tư liệu cho việc viết những cuốn sử Phật giáo Việt nam sau này một cách đầy đủ và toàn triệt hơn. Như chúng tôi đã nói ngay từ đầu, tình trạng nghiên cứu điển tịch Phật giáo ngày nay đang còn ở thời kỳ phôi thai của nó. Do đó, vì những mời gọi, mà những bản kê loại Ân Thiền hiến dâng, và vì chính những giá trị nội tại chung sở hữu đối với công tác nghiên cứu liên tịch, chúng tôi thà cho công bố chúng trong một tình trạng bất toàn như trên hơn là đợi cho đến lúc một nghiên cứu tương đối toàn triệt, mà với tình thế nước ta ngày nay không hứa hẹn một cách dễ dàng, được thực hiện. Những ghi chú vừa thấy vì thế chỉ là những ghi chú sơ bộ, và những bước tiếp theo đang được dự trù.

Viết xong ngày 7 tháng 7 năm 1969.

LÊ MẠNH THÁT

__________________

LỜI THÊM, Gần đây, chúng tôi có nhận được thủ bản Ngữ lục của Huệ Trung Thượng Sỹ, bản in năm 1903. Cứ theo lời tựa do Thanh Thanh viết cho bản in ấy, thì vào năm 1897 Diệu Trạm đã cho in lại cuốn Trúc Lâm tam tổ thực lục tại chùa Pháp vũ và đến năm 1903 Thanh Từ cùng chùa nhận được cổ bản Huệ Trung Thượng Sỹ ngữ lục từ sư cụ Thanh Lân, ghép cổ bản đó với bản Tam tổ thực lục và cho in thành một pho. Chúng ta không biết pho này đã được gọi dưới tên gì. Nhưng nếu chúng đã được ghép thành một pho, thì sự đồng nhất Trúc lâm tam tổ thực lục với Thượng sỹ lục trên của Cửu Dã phương long đã phải xuất phát từ nó. Chúng ta như vậy có thể chắc chắn là, Thượng sỹ lục không phải là Trúc Lâm tam tổ thực lục, như Cửu Dã phương long đã điểm chỉ. Sự xuất hiện tách biệt của chúng trong bản kê của An Thiền do đó hoàn toàn được biện minh. Với sự bảo tồn của những bản văn như Thượng sỹ lục đây chúng ta tự hỏi không biết bao nhiêu những bản ngữ lục cùng loại, mà bản kê An Thiền đã cho thấy một cách mời mọc là, vẫn còn sống sót cho tới tiền bán thế kỷ XIX, đang còn sống sót cho tới ngày nay. Những bản văn như Trần triều thập hội lục đã được chính bản Thiền uyển tập anh tự nhận là dựa vào cho việc mô tả lịch sử thiền họcPhật giáo nước ta. Sự sống sót của chúng do đó rất quan trọng cho việc thiết lập và xuất bản một Đại tạng kinh Phật giáo Việt nam. Trong liên hệ này, những người xếp đặt điển tịch Phật giáo Việt nam sau này sẽ phải đối diện với một số vấn đề khá lôi cuốn của bài Văn tế thập loại chúng sinh có nên được xếp vào loại điển tịch mệnh danh Phật giáo hay không, bởi vì dẫu sao đi nữa bài văn tế ấy hình như tự nguyện ủy được viết ra cho việc cúng tế Phật giáo, trong thời gian Nguyễn Du có những liên lạc khá mật thiết với những tu sỹ Phật giáo thời Ông.

Về vấn đề Phật giáo Việt nam vào hậu bán thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xem Lê Mạnh Thát – Tình trạng Phật giáo Việt nam trong giai đoạn chống xâm lăng thứ I (1865-1925).

LÊ MẠNH THÁT

_____________

[1] Nguyễn Khắc Viện, Traditional Vietnam: Some historical Stages, Vietnamese Studies XXI (1966) 68.

[Tạp chí Tư Tưởng số 3, 1972]

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2015(Xem: 5196)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.