Bilingual. 93. Memorandum of Conversation. If U.S. presence is not needed now, we should leave, but we want to leave behind an independent Vietnam. We cannot leave if to do so consists of abandoning Vietnam to the Viet Cong. At the other extreme, we do not want to apply U.S. force because, if we introduce U.S. troops, we will have resumed the situation in Vietnam to that which existed when the French were fighting a colonial war there. He said Nhu probably has to go, but this did not mean that we had to turn against Diem. It is possible for us to work with Diem. Possibly we can persuade Diem to separate from Nhu. Maybe we can’t, but as of now, we don’t know whether we can force Diem to exile Nhu. We do not underestimate the capacity of Diem and Nhu to pull the temple down around their heads and ours if they won’t buy what we demand. It is possible that Nhu may turn to the northern Vietnamese and make a deal with them if he concludes that he cannot accept our requirements. Mr. Hilsman said we might withdraw aid to Colonel Tung’s Special Forces. Hilsman responded that we were seeking to attack Nhu through Colonel Tung. // Biên bản buổi họp. Nếu bây giờ không cần sự hiện diện của Mỹ thì chúng ta nên ra đi, nhưng chúng ta muốn để lại một nước Việt Nam độc lập. Chúng ta không thể rời đi nếu làm như vậy bao gồm việc bỏ rơi Việt Nam cho VC. Ở một thái cực khác, chúng ta không muốn sử dụng vũ lực của Mỹ bởi vì nếu chúng ta đưa quân đội Mỹ vào, chúng ta sẽ khiến tình hình ở Việt Nam trở lại như cũ khi người Pháp đang tiến hành chiến tranh thuộc địa ở đó. Ông Rusk nói Nhu có lẽ phải đi, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải chống lại Diệm. Chúng ta có thể làm việc với Diệm. Có lẽ chúng ta có thể thuyết phục Diệm tách khỏi Nhu. Có lẽ chúng ta không thể, nhưng hiện tại, chúng ta không biết liệu chúng ta có thể ép Diệm đẩy Nhu biệt xứ hay không. Chúng ta không đánh giá thấp khả năng Diệm và Nhu có thể kéo ngôi chùa sụp xuống đầu họ và chúng ta, nếu họ không nghe những gì chúng ta yêu cầu. Có thể Nhu sẽ quay sang phía Bắc Việt và thỏa thuận với họ nếu Nhu kết luận rằng Nhu không thể chấp nhận những yêu cầu của chúng ta. Hilsman nói chúng ta có thể rút viện trợ đối với Lực lượng Đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung. Hilsman trả lời rằng chúng ta đang tìm cách tấn công Nhu thông qua tấn công Đại tá Tung.
93. Memorandum of Conversation1
Washington, September 11, 1963, 6 p.m.
SUBJECT
Vietnam
PRESENT
Secretary Rusk, Attorney General, Director McCone, Director Murrow, General Taylor, General Krulak, Deputy Secretary Gilpatric, Assistant Secretary Hilsman, Assistant Secretary Manning, Mr. Janow (AID), Mr. Colby, Mr. Bundy, Mr. Forrestal, Mr. Bromley Smith
Secretary Rusk, who had read Ambassador Lodge’s estimate of the current situation contained in Saigon 478, attached,2 reviewed the situation as seen in Washington. He said those in Saigon were in the center of developments, and as a result, felt strongly about what they thought ought to be done. He recalled that the U.S., over the past years, had gained considerable experience in dealing with individuals who, in effect, controlled their governments, i.e. Chiang Kai-shek, Syngman Rhee, etc. From the Washington viewpoint, what was happening in Saigon was not a new situation. He felt that it was most important for us here to be clear as to what our objectives are in Vietnam. He thought we ought to try to define the perimeters of our problems. The U.S. came back into Vietnam in a major way in 1959 in response to an intensified Viet Cong campaign. If U.S. presence is not needed now, we should leave, but we want to leave behind an independent Vietnam. We cannot leave if to do so consists of abandoning Vietnam to the Viet Cong. At the other extreme, we do not want to apply U.S. force because, if we introduce U.S. troops, we will have resumed the situation in Vietnam to that which existed when the French were fighting a colonial war there. He said Nhu probably has to go, but this did not mean that we had to turn against Diem. It is possible for us to work with Diem. Possibly we can persuade Diem to separate from Nhu. Maybe we can’t, but as of now, we don’t know whether we can force Diem to exile Nhu. Ambassador Lodge so far has not been able to break through to Diem and to conduct meaningful conversations. We do not underestimate the capacity of Diem and Nhu to pull the temple down around their heads and ours if they won’t buy what we demand. It is possible that Nhu may turn to the northern Vietnamese and make a deal with them if he concludes that [Page 186]he cannot accept our requirements. As to the reports we receive of U.S. citizens’ conversations with their Vietnamese friends, he doubted that when the fate of a nation is at stake we should put very much reliance on what the Vietnamese tell their American friends.
Turning to a draft paper outlining U.S. objectives in South Vietnam (copy attached),3 he expressed doubt that we should cut back U.S. aid which is essential to the war effort in Vietnam or reduce aid which benefits the Vietnamese people. He acknowledged the difficulty of finding pressures which we could use which actually bite into the Diem government.
Secretary Rusk recommended that the next step consists of instructing Ambassador Lodge to wrestle with Diem in an effort to prompt Diem to make changes in the government we feel are essential if the war effort is to succeed. He pointed out that the degree of urgency should be thought of in terms of weeks. We are not in a hurry in terms of the coming days. His comment referred to a sentence in the objectives paper which states that our judgment is that there is a time urgency.
Mr. Gilpatric reported that the Defense Department had looked closely at our entire military assistance program to Vietnam and concluded that to suspend any part of it would mean an immediate halt to the war effort in Vietnam. This is true in part because our assistance covers spare parts and ammunition.
Secretary Rusk continued his general remarks by recalling a situation on Mainland China during the time when Chiang Kai-shek was encountering dissidence and opposition. The U.S. had decided to terminate its support to China, stepped out of the Chinese picture, and the Communist Mao took over. He saw similarities in the Vietnamese situation and argued that we must not yield to the temptation of despairing of Diem and act in a way which would result in the Communists taking Vietnam. There are several alternatives yet available to us before we have to choose between getting out or sending in U.S. combat troops. If we do go in with U.S. combat troops, the Vietnamese will turn against us. Perhaps we should offer to assist Diem in finding out whether the Viet Cong was responsible for instigating the student riots.
General Taylor supported Secretary Rusk’s comments by urging that we look at what is happening in Vietnam in historical perspective. He asked who would organize a religious, political movement in opposition to an existing government during a time when that government was fighting a civil war. He said he doubted that Lincoln, during the Civil War, would have acted in a way to meet the protests of a religious, political movement.
Secretary Rusk expressed his belief that both political and religious factors were involved in the Buddhist demonstrations. He speculated that the protest may have started in Hue as a religious protest, which later became a political protest.
Mr. Hilsman said we had never accused the Vietnamese of religious persecution, but only religious oppression.
General Taylor turned to his thought of asking how actions are to be evaluated when they take place in the midst of a civil war. He believed that there had been some penetration by the Viet Cong of the Buddhists who had staged the demonstrations. He suggested that to clarify our thinking we should separate those things we must have from those things we would like to have from Diem.
Mr. Bundy said he liked Secretary Rusk’s sense of timing, i.e., that we do not reach a crisis within days, but rather within weeks.
General Taylor advocated that we avoid pin pricks which serve to annoy Diem. He recommended that in conversations with Diem we be serious and tell him the things that he must do if he is to continue to receive help from us.
Mr. Gilpatric said Defense favored a suggestion that had been made to evacuate all U.S. dependents from Vietnam as a way of indicating to Diem how seriously we felt about the changes we were asking him to make. Both Secretary Rusk and Mr. Bundy shared this view.
Mr. Bundy said we should start pressures against Diem. We are not sure these pressures will be effective, but we can begin now to contain Nhu’s power. If Nhu’s power continues to ascend in the way it has in the past few weeks, and if Nhu continues to carry out his ideas of how to govern Vietnam, we cannot win the war against the Communists.
Secretary Rusk said that the removal of Nhu would be the symbol of a reconciliation by Diem with the Vietnamese people and with the U.S.
Mr. Hilsman called attention to his paper entitled “A Plan to Achieve U.S. Objectives in South Vietnam,” copy attached.4 He said this plan was merely a concept, but it did have specific courses of action which illustrated how the concept would become reality.
General Taylor returned to the question of urgency. In his view, there is none. Mr. Hilsman commented that this time reference involved weeks and months. Mr. McCone said the Agency estimated we would have a grace period of three months before there was real trouble.
The Attorney General asked whether any estimate had ever been made as to how Diem would react if we said he must do certain specified things or we would withdraw from Vietnam. Mr. McCone said no such estimate had been made. Mr. Gilpatric recalled that some believed Diem would pull the house down around him in reaction to an ultimatum.
Mr. Hilsman said that former Ambassador Nolting believed that if we made clear to Diem that Congress might force us to drastically reduce aid, Diem might yield.
Mr. Hilsman said we might withdraw aid to Colonel Tung’s Special Forces. Mr. McCone replied that this could not be done. Aid to the Special Forces was so interlaced that we could not stop some forms of aid without affecting others. General Taylor also doubted there would be any way in which we could withhold support from Colonel Tung alone. Mr. Hilsman repeated his view that he believed such action was possible.
The group turned to a discussion of a Congressional resolution proposed by Senator Church. Secretary Rusk was concerned that our support of such a resolution might get out of control. He predicted that Senators who are opposed to aid would vote for us along with those who would use the withdrawal of aid as a sanction to force Diem to change his method of governing. He agreed that we should encourage Senators to sound off, but was not enthusiastic about voting a specific resolution. Mr. Bundy commented that the plan proposed by Mr. Hilsman put too much weight on press policy. Mr. Murrow agreed. He recommended that we not leak our decisions to the press, as recommended in the plan, but make formal, precise announcements.
General Taylor commented that the plan would not overcome Nhu if he chose to resist.
Mr. Bundy suggested we could tell Diem that we are cutting all links to Nhu and thus isolate Nhu. We would give assistance for the prosecution of the war, but not through Nhu or Colonel Tung. He did not favor the use of black press stories.
In response to a question, Mr. Colby said that Colonel Tung was a nonentity. Mr. Murrow asked then why we should hit him. Mr. Hilsman responded that we were seeking to attack Nhu through Colonel Tung.
General Taylor asked whether the objective of the plan is to reduce the influence of Nhu or eliminate him. Mr. Hilsman responded that the courses of action recommended in the plan will have very [Page 189]limited material effect, but those who are expert in Vietnamese affairs say that the actions proposed will have a profound psychological effect.
General Taylor asked what we do if the plan fails. Mr. Bundy said we need not look at the plan in such black and white terms. He said we could live with an interim target for months. We could decide later if we had to take more drastic action.
Mr. Hilsman said one objective was to take actions, plus words, to disassociate the U.S. government from Nhu. The report is still circulating in Saigon that we fully support Nhu. If we succeeded in disassociating ourselves from Nhu, this may result in his removal.
Mr. Bundy said a good case could be made for continuing U.S. aid, but he suggested that we should build up our own distribution system so that if we wish to redirect our aid we would have a capability of doing so. We do not now have this capability because our aid is distributed by the Vietnamese. Mr. Janow replied by saying that we cannot take over the distribution of our aid. The system is so built that it will defeat the objective of phase one actions. He pointed out that we must decide soon on what we are going to do about several major pending issues, the biggest one being whether we go forward or not with a new PL 480 agreement. If we do, and if we take other big aid steps, the small actions suggested in phase one will be ineffective.
Mr. McCone said that Nhu’s base is wider than Colonel Tung’s Special Forces. Mr. Hilsman said the steps in his plan were not aimed at achieving a material effect, but rather at creating a psychological effect while continuing to support the war effort.
Mr. Bundy said no one could estimate whether the plan would succeed or not. He said he saw no serious objection in an effort to break the tie between Nhu and the U.S.
Secretary Rusk said that the next step is another attack on Diem by Ambassador Lodge. He said we should review the bidding for the past eight years. Then we should call attention to what has happened in the last few months. We could then explain to Diem that we were behind him in his effort to win the war, but that the actions of the last few months would have to be dealt with in a way which would increase his public support.
Mr. Bundy then read extracts from a paper prepared by Mr. Colby5 which outlined an approach by the U.S. to Nhu in an effort to prompt him to take actions which would result in our being able to support him in the government.
At this point the meeting adjourned to the Cabinet Room (separate memorandum of record).6
Bromley Smith7
NOTES:
(1) Source: Kennedy Library, National Security Files, Meetings and Memoranda Series, Meetings on Vietnam. Top Secret. Drafted by Smith. The meeting was held at the White House. The source text indicates the President did not attend the meeting. A memorandum for the record of this meeting by Krulak is in the National Defense University, Taylor Papers, Trip to Vietnam, September 7-10.
(2) Not attached. but see Document 86.
(3) Not attached, but see Document 89.
(4) Krulak’s record of this meeting makes it clear that Hilsman is referring to early drafts of his “Reconciliation” and “Pressures and Persuasions” track papers. For the drafts as printed, see attachments to Document 114. Krulak’s record reads as follows:
“The Group then studied the draft program prepared by Mr. Hilsman. Mr. Bundy made the point that the paper was too much in reliance on the press and on press leaks. General Taylor stated that the proposed Phase I actions would not get rid of Nhu if suasion failed. Mr. Bundy agreed with this, saying that we are not going to get rid of Nhu by putting out black newspapers. He does, however, like the idea of threatening the evacuation of dependents on the basis of pure risk to their well being.”
(5) Not found, but Colby describes this paper in Honorable Men, pp. 212-213. He notes that it was “clearly out of tune with the Administration’s temper.”
(6) Document 94.
(7) Printed from a copy that bears this typed signature.
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d93
.... o ....
93. Biên bản buổi họp (1)
Washington, ngày 11 tháng 9 năm 1963, lúc 6 giờ chiều.
CHỦ ĐỀ
Việt Nam
CÓ MẶT
Bộ trưởng Ngoại Giao Dean Rusk, Bộ trưởng Tư pháp, Giám đốc Tình Báo CIA John McCone, Giám đốc Phòng Thông Tin USIA Edward Murrow, Tướng Maxwell Taylor, Tướng Victor Krulak, Roswell Gilpatric (Thứ Trưởng Quốc Phòng), Roger Hilsman (Phụ tá Ngoại Trưởng về Viễn Đông), Robert Manning (Thứ Trưởng Ngoại Giao về Quần Chúng), Seymour Janow (Viện trợ Quốc tế AID), William Colby (Giám đốc Phòng Viễn Đông của CIA), McGeorge Bundy (Phụ tá Tổng Thống về An ninh Quốc gia), Michael Forrestal (viên chức Hội Đồng An ninh Quốc gia), Bromley Smith (Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia).
Ngoại trưởng Rusk, người đã đọc bản ước tính của Đại sứ Lodge về tình hình hiện tại ở điện văn từ Sài Gòn 478, đính kèm,(2) đã xem xét tình hình như đã thấy ở Washington. Ông Rusk cho biết những người ở Sài Gòn đang ở trung tâm của các diễn biến, và kết quả là họ cảm thấy mạnh mẽ về những gì họ nghĩ phải làm. Ông Rusk nhớ lại rằng Hoa Kỳ, trong những năm qua, đã có được kinh nghiệm đáng kể trong việc đối phó với những cá nhân, trên thực tế, kiểm soát chính phủ của họ, tức là Tưởng Giới Thạch, Syngman Rhee, v.v. Theo quan điểm của Washington, những gì đang xảy ra ở Sài Gòn là không phải là một tình huống mới. Ông Rusk cảm thấy rằng điều quan trọng nhất đối với chúng ta ở đây là phải rõ ràng về mục tiêu của chúng ta ở Việt Nam. Rusk nghĩ chúng ta nên cố gắng xác định phạm vi các vấn đề của mình. Hoa Kỳ quay trở lại Việt Nam một cách rầm rộ vào năm 1959 để đáp lại chiến dịch tăng cường của VC. Nếu bây giờ không cần sự hiện diện của Mỹ thì chúng ta nên ra đi, nhưng chúng ta muốn để lại một nước Việt Nam độc lập. Chúng ta không thể rời đi nếu làm như vậy bao gồm việc bỏ rơi Việt Nam cho VC. Ở một thái cực khác, chúng ta không muốn sử dụng vũ lực của Mỹ bởi vì nếu chúng ta đưa quân đội Mỹ vào, chúng ta sẽ khiến tình hình ở Việt Nam trở lại như cũ khi người Pháp đang tiến hành chiến tranh thuộc địa ở đó. Ông Rusk nói Nhu có lẽ phải đi, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải chống lại Diệm. Chúng ta có thể làm việc với Diệm. Có lẽ chúng ta có thể thuyết phục Diệm tách khỏi Nhu. Có lẽ chúng ta không thể, nhưng hiện tại, chúng ta không biết liệu chúng ta có thể ép Diệm đẩy Nhu biệt xứ hay không. Đại sứ Lodge cho đến nay vẫn chưa thể đột phá được với Diệm và để tiến hành những cuộc đối thoại có ý nghĩa. Chúng ta không đánh giá thấp khả năng Diệm và Nhu có thể kéo ngôi chùa sụp xuống đầu họ và chúng ta, nếu họ không nghe những gì chúng ta yêu cầu. Có thể Nhu sẽ quay sang phía Bắc Việt và thỏa thuận với họ nếu Nhu kết luận rằng Nhu không thể chấp nhận những yêu cầu của chúng ta. Đối với những bản tin mà chúng ta nhận được về những cuộc trò chuyện của các công dân Hoa Kỳ với những người bạn Việt Nam của họ, ông Rusk nghi ngờ rằng khi vận mệnh của một quốc gia đang bị đe dọa, chúng ta nên phụ thuộc rất nhiều vào những gì người Việt nói với những người bạn Mỹ của họ.
Chuyển sang bản dự thảo nêu rõ các mục tiêu của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam (có bản sao đính kèm),(3) ông Rusk bày tỏ nghi ngờ rằng chúng ta nên cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ vốn cần thiết cho nỗ lực chiến tranh ở Việt Nam hoặc giảm viện trợ có lợi cho người dân Việt Nam. Ông thừa nhận khó khăn trong việc tìm ra những áp lực mà chúng ta có thể sử dụng để thực sự tác động đến chính phủ Diệm.
Bộ trưởng Rusk khuyến nghị rằng bước tiếp theo bao gồm việc chỉ thị cho Đại sứ Lodge tác động với Diệm trong nỗ lực thúc giục Diệm thực hiện những thay đổi trong chính phủ mà chúng ta cảm thấy là cần thiết nếu nỗ lực chiến tranh muốn thành công. Ông Rusk chỉ ra rằng mức độ khẩn cấp nên được tính theo tuần. Chúng ta không vội vàng trong những ngày tới. Nhận xét của ông Rusk đề cập đến một câu trong bài viết về mục tiêu trong đó nêu rõ rằng đánh giá của chúng ta là có sự cấp bách về thời gian.
Ông Gilpatric báo cáo rằng Bộ Quốc phòng đã xem xét kỹ lưỡng toàn bộ chương trình viện trợ quân sự của chúng ta cho Việt Nam và kết luận rằng việc ngưng [viện trợ] bất kỳ phần nào trong đó có nghĩa là ngừng ngay lập tức nỗ lực chiến tranh ở Việt Nam. Điều này đúng một phần vì sự viện trợ của chúng ta bao gồm các phụ tùng thay thế và đạn dược.
Bộ trưởng Rusk tiếp tục nhận xét chung của mình bằng cách nhắc lại tình hình ở Trung Quốc đại lục trong thời gian Tưởng Giới Thạch gặp phải sự bất đồng chính kiến và chống đối. Hoa Kỳ đã quyết định chấm dứt viện trợ Trung Quốc, bước ra khỏi bức tranh Trung Quốc, và rồi Mao Cộng sản lên nắm quyền. Ông Rusk nhìn thấy những điểm tương đồng trong hoàn cảnh Việt Nam và lý luận rằng chúng ta không được khuất phục trước sự cám dỗ khiến Diệm tuyệt vọng và hành động theo cách có thể dẫn đến việc CS chiếm lấy VN. Có một số lựa chọn thay thế sẵn có cho chúng ta trước khi chúng ta phải lựa chọn giữa việc rút quân hoặc gửi quân chiến đấu của Hoa Kỳ đến. Nếu chúng ta đưa vào cùng với quân chiến đấu của Mỹ, người Việt Nam sẽ quay lưng lại với chúng ta. Có lẽ chúng ta nên đề nghị hỗ trợ Diệm tìm hiểu xem VC có phải chịu trách nhiệm về việc xúi giục các cuộc bạo loạn của sinh viên hay không.
Tướng Taylor ủng hộ ý kiến của Bộ trưởng Rusk bằng cách kêu gọi chúng ta nhìn những gì đang xảy ra ở Việt Nam dưới góc độ lịch sử. Ông hỏi ai sẽ tổ chức một phong trào tôn giáo, chính trị chống lại chính phủ hiện tại trong thời gian chính phủ đó đang chiến đấu trong một cuộc nội chiến. Ông nói rằng ông nghi ngờ rằng Lincoln, trong Nội chiến, sẽ hành động theo cách đáp lại sự phản đối của một phong trào chính trị, tôn giáo.
Bộ trưởng Rusk bày tỏ sự tin tưởng rằng cả yếu tố chính trị và tôn giáo đều có liên quan đến các cuộc biểu tình của Phật giáo. Ông suy đoán rằng cuộc biểu tình có thể đã bắt đầu ở Huế như một cuộc biểu tình tôn giáo, sau này mới trở thành một cuộc biểu tình chính trị.
Ông Hilsman nói rằng chúng ta chưa bao giờ cáo buộc chính phủ VN truy bức tôn giáo (religious persecution) mà chỉ cáo buộc đàn áp tôn giáo (religious oppression).
Tướng Taylor chuyển sang suy nghĩ của mình là hỏi xem các hành động được đánh giá như thế nào khi chúng diễn ra giữa một cuộc nội chiến. Ông tin rằng đã có sự thâm nhập nào đó của VC vào các Phật tử đã tổ chức các cuộc biểu tình. Ông gợi ý rằng để làm sáng tỏ suy nghĩ của mình, chúng ta nên tách biệt những thứ chúng ta phải có với những thứ chúng ta muốn có từ Diệm.
Ông Bundy cho biết ông thích cách tính thời gian của Bộ trưởng Rusk, tức là chúng ta không gặp khủng hoảng trong vòng vài ngày mà là trong vòng vài tuần.
Tướng Taylor chủ trương tránh chọc tức Diệm. Ông đề nghị khi nói chuyện với Diệm, chúng ta phải nghiêm túc và nói với ông Diệm những điều ông Diệm phải làm nếu muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ chúng ta.
Ông Gilpatric cho biết Bộ Quốc phòng ủng hộ đề xuất di tản tất cả những người Mỹ sống phụ thuộc khỏi Việt Nam như một cách để cho Diệm thấy rằng chúng ta cảm thấy nghiêm túc như thế nào về những thay đổi mà chúng ta yêu cầu Diệm thực hiện. Cả Bộ trưởng Rusk và ông Bundy đều có chung quan điểm này.
Ông Bundy nói chúng ta nên bắt đầu gây áp lực lên Diệm. Chúng ta không chắc những áp lực này sẽ có hiệu quả hay không, nhưng chúng ta có thể bắt đầu ngay bây giờ để kiềm chế quyền lực của Nhu. Nếu quyền lực của Nhu tiếp tục gia tăng như những tuần qua, và nếu Nhu tiếp tục thực hiện ý tưởng của mình về cách cai trị Việt Nam, chúng ta không thể thắng trong cuộc chiến chống lại CS.
Bộ trưởng Rusk nói rằng việc loại bỏ Nhu sẽ là biểu tượng cho sự hòa giải của Diệm với người dân VN và với Hoa Kỳ.
Ông Hilsman kêu gọi sự chú ý đến bài viết của ông có tựa đề “Kế hoạch để đạt được các mục tiêu của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam,” có bản sao đính kèm.(4) Ông cho biết kế hoạch này chỉ là một khái niệm, nhưng nó có những hành động cụ thể minh họa khái niệm này sẽ trở thành hiện thực như thế nào.
Tướng Taylor quay lại vấn đề cấp bách. Theo quan điểm của ông, không có. Ông Hilsman nhận xét rằng lần tham khảo này kéo dài hàng tuần và hàng tháng. Ông McCone cho biết Cơ quan ước tính chúng ta sẽ có thời gian ân hạn là ba tháng trước khi xảy ra rắc rối thực sự.
Bộ trưởng Tư pháp hỏi liệu có ước tính nào về việc Diệm sẽ phản ứng thế nào nếu chúng ta nói rằng ông Diệm phải làm một số việc cụ thể hoặc chúng ta sẽ rút khỏi Việt Nam. Ông McCone cho biết chưa có ước tính nào như vậy được đưa ra. Ông Gilpatric kể lại rằng một số người tin rằng Diệm sẽ kéo sập ngôi nhà xung quanh ông để đáp lại tối hậu thư.
Ông Hilsman nói rằng cựu Đại sứ Nolting tin rằng nếu chúng ta nói rõ với Diệm rằng Quốc hội có thể buộc chúng ta cắt giảm mạnh viện trợ thì Diệm có thể nhượng bộ.
Hilsman nói chúng ta có thể rút viện trợ đối với Lực lượng Đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung. Ông McCone trả lời rằng điều này không thể thực hiện được. Viện trợ cho Lực lượng Đặc biệt đan xen đến mức chúng ta không thể ngừng một số hình thức viện trợ mà không ảnh hưởng đến những hình thức khác. Tướng Taylor cũng nghi ngờ không có cách nào để chúng ta có thể cắt riêng viện trợ đối với LLĐB của Đại tá Tung. Ông Hilsman lặp lại quan điểm của mình rằng ông tin rằng hành động như vậy là có thể thực hiện được.
Nhóm chuyển sang thảo luận về một nghị quyết của Quốc hội do Thượng nghị sĩ Frank Church đề xuất. Bộ trưởng Rusk lo ngại rằng sự ủng hộ của chúng ta đối với một nghị quyết như vậy có thể vượt quá tầm kiểm soát. Ông dự đoán rằng các Thượng nghị sĩ phản đối viện trợ sẽ bỏ phiếu cho chúng ta cùng với những người sẽ dùng việc rút viện trợ như một biện pháp trừng phạt để buộc Diệm thay đổi phương pháp cai trị của mình. Ông đồng ý rằng chúng ta nên khuyến khích các Thượng nghị sĩ im lặng, nhưng không hào hứng với việc biểu quyết một nghị quyết cụ thể. Ông Bundy nhận xét kế hoạch do ông Hilsman đề xuất đã đặt nặng quá nhiều vào chính sách báo chí. Ông Murrow đồng ý. Ông khuyến nghị chúng ta không nên tiết lộ các quyết định của mình cho báo chí như khuyến nghị trong kế hoạch mà phải đưa ra những thông báo chính thức, chính xác.
Tướng Taylor nhận xét rằng kế hoạch này sẽ không thắng được Nhu nếu Nhu chọn cách kháng cự.
Ông Bundy đề nghị chúng ta có thể nói với Diệm rằng chúng ta đang cắt đứt mọi liên hệ với Nhu và do đó cô lập Nhu. Chúng ta sẽ hỗ trợ việc tiến hành chiến tranh, nhưng không thông qua Nhu hay Đại tá Tung. Ông không ủng hộ việc sử dụng những câu chuyện báo chí đen.
Trả lời một câu hỏi, ông Colby cho rằng đại tá Tung là kẻ vô danh. Ông Murrow hỏi tại sao chúng ta phải tấn công Tung. Ông Hilsman trả lời rằng chúng ta đang tìm cách tấn công Nhu thông qua tấn công Đại tá Tung.
Tướng Taylor hỏi liệu mục tiêu của kế hoạch là giảm bớt ảnh hưởng của Nhu hay loại bỏ ông ta. Ông Hilsman trả lời rằng những hành động được đề xuất trong kế hoạch sẽ có rất ít tác dụng vật chất, nhưng những người am hiểu về các vấn đề Việt Nam cho rằng những hành động được đề xuất sẽ có tác động tâm lý sâu sắc.
Tướng Taylor hỏi chúng ta phải làm gì nếu kế hoạch thất bại. Ông Bundy nói rằng chúng ta không cần phải xem xét kế hoạch một cách trắng đen như vậy. Bundy nói chúng ta có thể sống với mục tiêu tạm thời trong nhiều tháng. Chúng ta có thể quyết định sau này liệu có phải hành động quyết liệt hơn hay không.
Ông Hilsman cho biết một mục tiêu là thực hiện các hành động, cùng với lời nói, để tách chính phủ Hoa Kỳ khỏi ông Nhu. Báo cáo vẫn còn lan truyền ở Sài Gòn rằng chúng ta hoàn toàn ủng hộ Nhu. Nếu chúng ta thành công trong việc tách mình khỏi Nhu, điều này có thể dẫn đến việc loại bỏ ông Nhu.
Ông Bundy cho biết có thể tạo ra một trường hợp tốt để tiếp tục viện trợ của Hoa Kỳ, nhưng ông gợi ý rằng chúng ta nên xây dựng hệ thống phân phối của riêng mình để nếu muốn chuyển hướng viện trợ, chúng ta sẽ có khả năng làm như vậy. Hiện nay chúng ta không có khả năng này vì viện trợ của chúng ta được phân phối bởi người Việt Nam. Ông Janow trả lời rằng chúng ta không thể tiếp quản việc phân phối viện trợ của mình. Hệ thống được xây dựng đến mức nó sẽ phá hủy mục tiêu của các hành động ở giai đoạn một. Ông chỉ ra rằng chúng ta phải sớm quyết định xem chúng ta sẽ làm gì đối với một số vấn đề lớn đang chờ giải quyết, vấn đề lớn nhất là liệu chúng ta có tiếp tục hay không với thỏa thuận PL 480 mới. Nếu chúng ta làm như vậy và nếu chúng ta thực hiện các bước viện trợ lớn khác, thì những hành động nhỏ được đề xuất trong giai đoạn một sẽ không hiệu quả.
(Lời người dịch: Thòa thuận "PL 480 agreement" là viện trợ lương thực, theo Đạo Luật PL 480 thông qua năm 1954, theo đó Hoa Kỳ sẽ viện trợ nông sản cho các quốc gia thân thiện.)
Ông McCone cho rằng thế lực ủng hộ của Nhu rộng hơn Lực lượng Đặc biệt của Đại tá Tung. Ông Hilsman cho biết các bước trong kế hoạch của ông không nhằm mục đích đạt được hiệu quả vật chất mà nhằm tạo ra hiệu ứng tâm lý trong khi tiếp tục hỗ trợ nỗ lực chiến tranh.
Ông Bundy cho biết không ai có thể ước tính liệu kế hoạch này có thành công hay không. Ông nói rằng ông không thấy có sự phản đối nghiêm trọng nào trong nỗ lực phá vỡ mối quan hệ giữa Nhu và Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Rusk nói rằng bước tiếp theo là một cuộc tấn công khác vào Diệm của Đại sứ Lodge. Ông cho rằng chúng ta nên xem lại việc hỗ trợ Diệm trong 8 năm qua. Sau đó chúng ta nên chú ý đến những gì đã xảy ra trong vài tháng qua. Sau đó, chúng ta có thể giải thích với Diệm rằng chúng ta ủng hộ ông Diệm trong nỗ lực giành chiến thắng trong cuộc chiến, nhưng những hành động trong vài tháng qua sẽ phải được ứng xử theo cách có thể tăng cường sự ủng hộ của công chúng đối với ông Diệm.
Sau đó, ông Bundy đọc những đoạn trích từ một bản văn do ông Colby(5) soạn thảo, trong đó phác thảo cách tiếp cận của Hoa Kỳ với Nhu nhằm nỗ lực thúc giục Nhu thực hiện những hành động giúp chúng ta có thể hỗ trợ Nhu trong chính phủ.
Tại thời điểm này, cuộc họp chuyển sang Phòng Nội các (biên bản ghi nhớ riêng).(6)
Bromley Smith(7)
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Thư viện Kennedy, National Security Files, Meetings and Memoranda Series, Meetings on Vietnam. Bí mật hàng đầu. Được soạn thảo bởi Bromley Smith. Buổi họp được tổ chức tại Bạch Ốc. Văn bản nguồn cho biết Tổng thống Kennedy đã không tham dự cuộc họp. Một biên bản ghi lại cuộc gặp này của Krulak có tại Đại học Quốc phòng, Taylor Papers, Chuyến đi Việt Nam, ngày 7-10 tháng 9.
(2) Không được đính kèm. nhưng xem Tài liệu 86.
(3) Không đính kèm, xem Văn bản 89.
(4) Hồ sơ của Krulak về cuộc họp này cho thấy rõ rằng Hilsman đang đề cập đến các bản thảo ban đầu của các tài liệu theo dõi “Hòa giải” và “Áp lực và thuyết phục” của ông. Đối với các bản nháp đã được in, hãy xem phần đính kèm của Tài liệu 114. Hồ sơ của Krulak như sau:
“Sau đó Nhóm đã nghiên cứu dự thảo chương trình do ông Hilsman chuẩn bị. Ông Bundy đưa ra quan điểm rằng bản văn đã phụ thuộc quá nhiều vào báo chí và các thông tin rò rỉ của báo chí. Tướng Taylor tuyên bố rằng các hành động Giai đoạn I được đề xuất sẽ không loại bỏ được Nhu nếu việc thuyết phục thất bại. Ông Bundy đồng ý với điều này và nói rằng chúng ta sẽ không loại bỏ Nhu bằng cách tung ra những tờ báo đen. Tuy nhiên, ông ấy thích ý tưởng đe dọa di tản những người phụ thuộc trên cơ sở rủi ro thuần túy đối với sự bình an của họ.”
(5) Không tìm thấy, nhưng Colby mô tả bài viết này trong sách "Honorable Men" trang 212-213. Ông lưu ý rằng nó “rõ ràng không phù hợp với bầu không khí của Chính quyền Mỹ [đối với Nhu]”.
(6) Văn bản 94.
(7) Được in từ một bản sao có chữ ký đánh máy này.
.
Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:
https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu