11- Nhân Sĩ Và Hội Đồng Nhân Sĩ Nguyễn Hữu Ngư / Nguyễn Văn Trung

20/12/201212:00 SA(Xem: 5252)
11- Nhân Sĩ Và Hội Đồng Nhân Sĩ Nguyễn Hữu Ngư / Nguyễn Văn Trung

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP HAI (2/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
[TẬP MỘT (1/3)] [TẬP HAI (2/3)] [TẬP BA (3/3)]


Chương Bốn
BÁNH XE LỊCH SỬ
Thiên thời Địa lợi Nhân hòa

NHÂN SĨ VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN SĨ
Nguyễn Hữu Ngư
phỏng vấn Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm
và Giáo sư Nguyễn Văn Trung
[Trích từ Bán Nguyệt san BÁCH KHOA số 166
Ngày 1-12-1963 – Sài Gòn]

Sau khi lật đổ chính quyền cũ chưa đầy một tuần, ngày 6-11-1963, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã ban hành sắc lệnh thiết lập Hội đồng Nhân sĩ mà thành phần sẽ được “chọn lựa trong các giới tiêu biểu cho mọi xu hướng quốc giahoạt động nghề nghiệp.” Và nhiệm vụ là “giúp Chính phủ lâm thời thực hiện đường lối Cách mạng hợp với nguyện vọng của toàn dân.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Pháp tấn xã, Trung tướng Dương Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng cũng nêu lên trách vụ của Hội đồng Nhân sĩ là “khuyến cáo nhà cầm quyền trong việc lựa chọn những cơ cấu mới cho Việt-Nam”, là “bình thường hoá đời sống chính trị ở Việt- Nam” và “mọi tầng lớp nhân dân cần phải chuẩn bị để thực hiện việc đó.”

Tất nhiên việc trên đây nhân dân ai cũng tán thành vì trong lúc chờ đợi một Quốc hội dân cử thì nguyện vọng của người dân sẽ được thể hiện một phần nào qua cơ quan đặc biệt quan trọng đó, một cơ quanvai trò làm gạch nối liền giữa chánh phủ với nhân dân.

Nhưng cái tên “Nhân sĩ” của Hội đồng đã làm nhiều người thắc mắc vì không phải ai cũng hiểu danh từ “Nhân sĩ” như nhau và người nào cũng cùng một quan niệm về cơ quan tư vấn đó.

Bởi vậy trong tinh thần xây dựng chế độ mới, chúng tôi đã nêu lên hai câu hỏi sau đây để gợi ý và tới phỏng vấn một vài người tại Đô thành mà chúng tôi thấy xưa nay vẫn thiết tha quan tâm đến vận mệnh nước nhà. [Ghi chú: - Gồm quý bà Hồ Hữu Tường,và Trần Thúc Linh, và quý ông Phan Khắc Sữu, Phan Huy Quát, Nguyễn Hữu Phiếm, Bùi Hữu Sũng và Nguyễn Văn Trung. Chúng tôi trích đăng hai trả lời của Giáo sư Nguyễn Văn TrungBác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm vì có liên hệ trực tiếp đến nội dung của Tuyển Tập nầy]:

1. - Xin Ông (hoặc Bà) cho biết ý kiến: thế nào là một “nhân sĩ”? (những điều kiện tối thiểu mà một người cần có, để được gọi là “nhân sĩ”.)

2. - Xin Ông (hoặc Bà) cho biết, theo ý Ông (hoặc Bà) thì “Hội đồng Nhân sĩ” cần phải có những điều kiện gì để tham gia hữu hiệu vào công cuộc chung?

Mong rằng những câu trả lời sau đây cũng phản ảnh được một phần nào ý kiếnước vọng của người dân đối với Hội đồng Nhân sĩ.

Xin lưu ý bạn đọc là cuộc phỏng vấn và các câu trả lời đều có trước ngày ban hành sắc lệnh: Quy Chế Hội đồng Nhân sĩ (15/SL/CT ngày 22-11-1963). 

………. 

Giáo sư NGUYỄN VĂN TRUNG

Hỏi: Anh nghĩ thế nào về Hội đồng Nhân sĩ?

Đáp: Muốn phát biểu những ý kiến thiết thực về Hội đồng Nhân sĩ, thiết tưởng trước hết phải xác định thế nào là một nhân sĩ và ai là nhân sĩ bây giờ ở miền Nam ta? Nêu lên những câu hỏi trên, chúng ta thắy ngay những khó khăn vì chữ Nhân sĩ rất mơ hồ. Vậy để giải quyết những khó khăn trên, tôi đề nghị phân tách lần lượt mấy điểm sau đây:

1. Mục đích việc thành lập Hội đồng Nhân sĩ.

2. Ai đảm nhiệm được vai trò trên?

3. Những thành phần nào ở Việt-Nam bây giờ có thể đảm nhiệm vai trò trên?

4. Một hậu quả bi đát của chế độ cũ.

Đưa ra những nhận xét trên, tôi thấy thật khó biết ai là nhân sĩ, và ai là những người có thể được mời vào hội đồngvừa lòng mọi người.

Thiếu lãnh tụ chính trị tài đức thực sự, thiếu nhân sĩ đó là một trong những hậu quả bi đát của chế độ cũ. Dưới chế độ nầy, người ta buộc chúng ta phải trao số phận của mình cho họ dẫn dắt; do đó không có sinh hoạt làm chính trị, cũng không có sinh hoạt suy tưởng về chính trị. Kết quả là tiêu hao gần hết những nhà cách mạng, chính trị thuộc thế hệ đàn anh từ 50 trở lên và ngăn chặn không cho thế hệ trẻ được có kinh nghiệm và luyện tập suy nghĩ, làm chính trị. Cho nên bây giờ, chế độ cũ sụp đổ, nhìn lên bậc đàn anh, thật đáng kính nhưng không khỏi thấy ít nhiều lỗi thời, trông xuống thế hệ từ 30 đến 40 tuổi, thì chỉ thấy một trống rỗng. Chín năm chuyên chế đã không cho họ không những có cơ hội thi thố tài năng do đó làm sao mà có được nhân tài, lãnh tụ? Sự chuyên chế để lại một sự trống rỗng mà hình như còn làm tê liệt ngay cả những ý chí phục hồi đời sống chính trị trên bình diện suy tư hay hoạt động. Sự mất tự do suy tưởng, những lo sợ thường xuyên vì bầu không khí mật vụ,... quá lâu ngày đã làm cho những tâm hồn trẻ mất thói quen ưa tự do, bất chấp nguy hiểm, đe doạ... Cho nên khi được tự do người ta cũng không có hứng thú bao nhiêu muốn lao mình vào hoạt động tựa người bị cùm lâu ngày chân đã tê liệt, nên khi xiềng xích đã cỡi bỏ vẫn cảm thấy tê cứng như khi còn bị cùm vậy. Họ vẫn lo âu ái ngại vì những hình ảnh nhà tù, tra tấn, bắt cóc bừa bãi còn quá sâu đậm và dè dặt, thận trọng vì sợ bị lợi dụng hay sợ nguời ta cho rằng mình lợi dụng chăng? Do đó có khuynh hướng tiếp tục im lặng, thụ động, trở về chuyên môn của mình. Có lẽ không phải tất cả những người thuộc thế hệ 30-40 có tâm trạng trên. Nhưng chắc có một số không phải ít có tâm trạng đó.

5. Những đề nghị.

Sau khi nêu lên mục đích và những khó khăn, tôi đề nghị:

a) - Vận động thành lập một Hội đồng Nhân sĩ gồm những vị lãnh đạo tối cao các tôn giáo, các nhà Cách mạng tuổi tác, những nhà văn hoá chân chính để tạo thành một lực lượng tinh thần đứng ở ngoài chính trị, để kêu gọi đoàn kết quốc gia, thống nhất dân tộc, xây dựng đất nước trên căn bản những nguyên tắc tự do dân chủ và công bình xả hội v.v…

b) - Thành lập một hội đồng tư vấn hay một ủy ban nghiên cứ nhằm soạn thảo đường lối, chính sách cho chế độ, chính thể mới. Chọn người vào ủy ban nầy căn cứ vào 3 tiêu chuẩn:

- Có khả năng chuyên môn về từng ngành (chính trị, kinh tế, giáo dục v.v…).

- Trẻ tuổi, hay còn trong sạch chưa liên hệ nặng nề với những chế độ cũ

- Nếu những người ở trong ủy ban nầy hứa danh dự sẽ không tham chính thì có lẽ sự soạn thảo được đảm bảo hơn về tính cách vô tưchính trực.

Điều cần thiết cấp bách bây giờ là thành lập hội đồng tư vấn trên và nhấn mạnh vào tính cách tạm thời của nó vì nó sẽ đương nhiên giải tán khi soạn thảo xong dự án về đường lối, chính thể. Theo tôi nghĩ, hội đồng tư vấn nầy không phải là chỗ để các thế lực chính trị tranh giành ảnh hưởng, vì chỗ tranh giành ảnh hưởng là ở Quốc Hội sau này. Nếu quy định rõ rệt những giới hạn trên, hội đồng tư vấn, chắc chắn sẽ thành lập được mau chóng dễ dàng đống thời đảm bảo được tính cách vô tư của nó.

Bác sĩ NGUYỄN HỮU PHIẾM

1) Danh từ “nhân sĩ” thật ra, khó mà định nghĩa một cách xác đáng được. Đã có báo chí ngoại quốc dịch “Hội đồng Nhân sĩ” là “Conseil des Sages” (!). Có người lại dịch là “Conseil des Notabilités”.

Theo tôi hiểu, trong giai đọan hiện tại của nước nhà, một “nhân sĩ” trước hết là một người có nhiệt tâm, nhiệt huyết, hằng lo âu đến vận mệnhtiền đồ của tổ quốc trước hiểm họa xâm lăng của Cộng sản. Nhưng thế chưa đủ. Người đó còn phải là người có tài, có đức. Có tài, tôi xin nói ngay, không có nghĩa là tài cao học rộng, có những “mãnh bằng đồ sộ, đầu óc tuy ních chặt những chữ, nhưng rút cuộc chỉ là những bộ óc ươn hèn, nô lệ” (như các bạn nam nữ sinh viên Đại học đã viết trong một lá thư ngỏ gửi cho các giáo sư Đại học Sài Gòn cách đây hơn một tháng).

Cần phải là người có kiến thức rộng, đã từng sống sát với dân chúng, có một lập trường vững chắc, một chủ trương rõ rệt tức là: triệt để chống Cộng, chống độc tài, chống mọi khuynh hướng trung lập chế, và tích cực hoạt động ngõ hầu xây dựng một chế độ dân chủ, tự do thật sự.

 Ngoài ra, cần phải có một quá khứ chứng minh không từng làm tay sai cho thực dân, hoặc chế độ bạo tàn, thối nát của Nhu Diệm, hoặc có thành tích chống Cộng. Và sau hết, có một đời sống trong sạch, công cũng như tư.

2) Nếu những vị “nhân sĩ” được mời tham dự vào “Hội đồng” có đủ mấy điều kiện nói trên, “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” rất sẽ được tín nhiệm của quốc dân, và tôi tin rằng những vị đó sẽ quan niệm việc tích cực tham gia vào công cuộc chung là một bổn phận của một người công dân, thành thật yêu nước.

 Nhiệm vụ của “Hội đồng Nhân sĩ”, theo tôi, là soạn thảo hiến pháp, nghiên cứu thể thức bầu cử những vị đại diện của dân sao cho hoàn toàn dân chủ, để ngăn ngừa độc tài, đừng để cho nước Việt-Nam yêu dấu bị một lần nữa rơi vào tay những kẻ “đầu cơ chính trị”, những kẻ “lưu manh, giang hồ” như bọn Nhu Diệm.

Vì chỉ có Tự Do thật sự, Dân Chủ thật sự mới thắng nổi Cộng sản mà thôi.

Ngoài ra, “Hội đồng Nhân sĩ” còn có nhiệm vụ nói lên những nguyện vọng của người dân trên mọi lãnh vực.

Vai trò của ”Hội đồng Nhân sĩ” quả thật là quan trọng, cũng như trách nhiệm của “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” trong việc lựa chọn các nhân sĩ rấT nặng nề. “Hội đồng Nhân sĩ” có trách nhiệm trước “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” chứ không phải trước “Chánh phủ Lâm thời”, - và “Hội đồng Quân nhân Cách mạngtrách nhiệmdĩ nhiêntrách nhiệm tinh thần - trước quốc dân đồng bào hiện nay, hơn lúc nào hết, đang đặt hết tin tưởng và kỳ vọng vào “Hội đồng Quân nhân Cách mạng”.

……….

Nguiễn Hữu Ngư thuật

BÁCH KHOA số 166 Ngày 1-12-1963


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46909)
31/05/2012(Xem: 10692)
16/10/2014(Xem: 25641)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.