25- Chung Quanh Loạt Bài “Những Xuyên TạcNgộ Nhận Về Phật Giáo Việt Nam”, Nguyễn Kim Long & Lê Quân

20/12/201212:00 SA(Xem: 5272)
25- Chung Quanh Loạt Bài “Những Xuyên Tạc Và Ngộ Nhận Về Phật Giáo Việt Nam”, Nguyễn Kim Long & Lê Quân

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP HAI (2/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT TẬP HAI TẬP BA

Chương Năm
MA GIỮA BAN NGÀY
Những ngụy biện và tráo trở lịch sử
của tàn dư chế đô Diệm

CHUNG QUANH LOẠT BÀI
"NHỮNG XUYÊN TẠCNGỘ NHẬN
VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM"

Nguyễn Kim Long và Lê Quân

* Tác giả: Bài chất vấn của ông Nguyễn Kim Long, trí thức Thiên Chúa Giáo (Paris). Bài trả lời của ông Lê Quân, trí thức Phật giáo (Los Angeles).

* Trích từ: Tạp chí Khai Phóng, số 6 (tháng 10/1981) xuất bản tại Los Angeles, Hoa Kỳ.

 

BÀI CHẤT VẤN

 Khi đọc lần thứ nhất bài “Những xuyên tạc, ngộ nhận về Phật Giáo Việt Nam” của Lê Quân (Khai Phóng số 3, trang 39-48), tôi không thể không thán phục giọng văn điêu luyện và có vẻ hấp dẫn của tác giả nói trên. Tuy nhiên, khi đọc lần thứ hai, tôi lại có cảm tưởng hình như tác giả bị “tên độc tài chuyên chế Ngô Đình Diệmbỏ tù (?) nên đâm ra uất ức và hay lập đi lập lại những ý tưởng mà tôi có cảm tưởng là chưa có thể làm sáng tỏ vấn đề xuyên tạcngộ nhận.

Tuy là một tín đồ Công giáo (chứ không phải Thiên Chúa giáo hay Kitô giáo), và nhất là không phải sống trong thời chính phủ Ngô Đình Diệm cầm quyền, tôi hoàn toàn đồng ý với tác giảLinh mục Cao Văn Luận - mà tác giả hay trích dẫn qua quyển “Bên Giòng Lịch Sử” - về một số biện pháp cai trị thiếu dân chủ của chính phủ Ngô Đình Diệm.

Nhưng, tôi hoàn toàn không đồng ý với tác giả về những điểm sau đây:

1) Cho dầu độc tài đến mức nào đi nữa (mà sau khi ông Ngô Đình Diệm vừa bị hạ sát, thì đài BBC - Luân Đôn đã bình luận như thế này: “Ông Diệm là một trong những nhà độc tài ít độc tài nhất”), chúng ta không thể đặt ngang hàng ông Ngô Đình Diệm với “bác” Hồ Chí Minh ở hàng ghế tội phạm.

Tác giả lấy cớ là ông Diệm tàn ác, nào là nhốt cả “3.000 tù nhân chính trị tại Côn Đảo”, nào là “sản phẩm của thế lực ngoại bang (Mỹ) như Hồ Chí Minh (là sản phẩm của ngoại bang là Nga)”, nào là “liên tục tiêu diệt (như Hồ Chí Minh) các lực lượng dân tộc”, nào là “300.000 (không xa với sự thực là bao) Phật tử bị thảm sát”, v.v...

Chúng tôi xin để qua một bên những con số chưa kiểm chứng được, tôi chỉ xin đưa ra một nhận xét này: chúng ta nên phân biệt rõ ràng tiêu chuẩnnô lệ cho ngoại bang” và bối cảnh lịch sử của những đường lối chính trị mà tôi tạm gọi là “tùy cơ ứng biến” để dịch ngữ “Realpolitik” trong tiếng Đức. Nói thế, tôi muốn đặt câu hỏi với tác giả: Tướng De Gaulle, nhờ phe đồng minh yểm trợ, nên mới có thể về giải phóng nước Pháp, có phải là một hành động nô lệ không? Thật ra, còn biết bao nhiêu ví dụ khác, cả trong lịch sử Việt Nam, mà tôi xin miễn dài giòng.

Chúng ta cũng không nên quên rằng chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, vì không muốn Hoa Kỳ đem lính sang Việt Nam, không chấp nhận cho Hoa Kỳ toàn quyền khai khẩn rừng Việt Nam (tác giả Lê Quân nghĩ sao về số 200.000 lính Hoa Kỳ tại Cộng Hòa Liên Bang Đức để so sánh với số 18.000 cố vấn quân sự thời Ngô Đình Diệm? Đức có bị lệ thuộc hay nô lệ Hoa Kỳ không?)... nên mới bị ám sát. Ngay trước khi chết, chính Đại sứ Henry Cabot Lodge hứa sẽ để cho Diệm thoát thân ra hải ngoại “nếu ông Diệm từ chức” thì cố Tổng thống đã khảng khái trả lời là nếu ông đã được dân bầu thì ông chỉ từ chức trước nhân dân (chứ không có lý do gì bị một tên Đại sứ áp chế phải từ chức). Vì bất đồng ý kiến với đường lối “xâm phạm vào nội bộ Việt Nam” nên chính ông Diệm và ông Nhu đã ngầm liên lạc với chính quyền Hà Nội (qua Đại sứ Ấn Độ tại Sài Gòn và Uỷ viên Ấn Độ trong Uỷ Hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến) để đi đến một cuộc ngưng bắn và thỏa hiệp.

Đó là chúng ta chưa kể những lối mưu mô của ông Nhu (cho lính giả làm Việt Công) mưu sát một số tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam có máu muốn áp đảo Chính phủ Ngô Đình Diệm vì đường lối chính trị độc lập (mà người Mỹ cho là “cứng đầu” của ông).

Như thế, tôi thấy không có một lý do nào cho rằng, vì Hoa Kỳ đã cho ông Diệm ở đậu tại Maryland (đúng ra, là tại một chủng viện truyền giáo Maryknoll, vì có Đức Hồng Y Spellman ủng hộ...) nên ông Diệm là tay sai và nô lệ của Hoa Kỳ.

2) Chúng tôi chưa thấy khi nào Chính phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố (qua các sắc lệnh hay đạo dụ) coi Công giáo (chứ không phải Thiên Chúa giáo) như một Quốc giáo. Một số nhân viên cao cấp thời Đệ I Cộng hòa vẫn còn sống và quí vị này có thể là những nhân chứng cần thiết cho việc ghi lại quãng lịch sử Việt Nam thời Chính phủ Ngô Đình Diệm.

Chúng tôi không biết Chính phủ ông Ngô Đình Diệm (xin lỗi, khi nói Chính phủ Ngô Đình Diệm, chúng ta đừng quên những nhân vật “Phật giáo” như các ông Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Tổng thống, Vũ Văn Mẫu, Bộ trưởng Ngoại Giao!) có ra một sắc lệnh nào bảo rằng Đạo dụ số 10 của cựu Quốc trưởng Bảo Đại có hiệu lực. Điều chắc chắn là trong hiến pháp Đệ I Cộng Hòa xem tất cả các tôn giáo tại Việt Nam đều có quyền và bốn phận như nhau.

Vấn đề cho phép treo cờ (tại Huế) chỉ là một chi tiết nhỏ trong những chi tiết. Dĩ nhiên, chúng ta không chối cái là có những lạm dụng quyền hành ở cấp dưới, nhất là hàng Quận và Xã, nhằm bắt nạt để “lập công” với Đảng Cần Lao. Lối “lập công” này không có tính cách kỳ thị tôn giáo, nhưng đúng hơn là để một tệ đoan trong một xã hội mới tập tễnh vào con đường dân chủ.

Tuy nhiên, điều mà tác giả Lê Quân không nhắc đến - là sau khi đã hạ bệ được Diệm - Nhu - Cẩn, phe Phật giáo đã lần lượt đốt phá một số nhà người Công giáo công chức (của chế độ Diệm-Nhu) tính từ Huế trở vô đến Nha Trang, lúc ấy tôi có cảm tưởng là phe Phật giáo làm một công việc như Thập Tự Quân (thời Trung Cổ) đi đánh người Ả Rập vậy! Các làng đông người Công giáo, nhất là ở Đà Nẵng (Nội Hà, Chính Trạch, Thanh Bồ, Đức Lợi), Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Tuy Hòa... bị bao vây và khủng bố (với sự đồng lõa của ông Nguyễn Chánh Thi!).

Vậy thì những lạm quyền ở cấp dưới lúc nào cũng có. Còn như chỉ căn cứ vào một số sách vở ngoại quốc viết thì e rằng chúng ta (tác giả và cả tôi nữa) có thể vô tình làm “nô lệ” cho những phương tiện truyền thông một chiều đương thời (do các nhóm tài phiệt khuấy động và ngầm điều khiển). Cũng của ngoại bang!

3) Phong trào chống đối chưa phải tiên thiên là một cuộc cách mạng hay cuộc vận động cách mạng, nhất là khi chống đối vì “tôn giáo bị đàn áp”. Ở điểm này, độc giả như tôi chẳng hạn, rất mong tác giả bài báo đưa ra những chương trình cách mạng 30-4-1963 (!) do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đề xướng và huy động. Đúng ra, tất cả các cuộc cách mạng thật sự đều phải được số đông quần chúng yểm trợ và cho là hợp lòng dân. Như thế, ở đây, chúng ta mong đợi tác giả cho một vài con số về tín đồ Phật giáo (Đại Thừa hoặc Tiểu Thừa, Ấn Quang hoặc Xá Lợi...) ủng hộ và xuống đường trong khoảng trước 1-11-1963. Và tỷ số Phật giáo?

Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả là ngày 1-11-1963 chưa phải là cuộc cách mạng.

Còn chữ “Vận Động Cách Mạng “ mà tác giả hay dùng thật sự tôi không hiểu rõ lắm, vì “công bằng xã hội” vốn là lý tưởng mà bất cứ đoàn thể hay tôn giáo, hay chủ thuyết nào cũng chủ trương. Hoặc là bị đàn áp (tín ngưỡng) nên mới đứng lên đòi cải tổ (mà không triệt hạ, theo lời tác giả)?

Tôi rất tiếc là tác giả cho là các “chính quyền” (người Cộng Sản hay gọi các Chính phủ Cộng Hòa Việt Nam đều là chính quyền) “từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu” đều là có “bản chất tay sai, lệ thuộc vào Mỹ”. Thế thì tại sao Phật giáo đã không đủ sức để vận động đưa “cách mạng đến thành công”, nhất là dưới trào Phan Khắc Sửu? Vì lúc đó “Giáo Hội” Thiên Chúa giáo đã bị lép vế kia mà! Chúng ta nghĩ sao về thái độ của một thầy Thích Trí Quang xin “tị nạn” vào Tòa Đại Sứ Mỹ. Vậy thì ông Trần Văn Hương, một chính trị gia mà tôi rất khâm phục, cũng đàn áp Phật giáo nữa?

Tôi luôn luôn khâm phục tất cả những tín đồ Phật giáo, và cũng như tất cả các tín đồ các tôn giáo khác, luôn luôn có thái độ ôn hòa và thức thời trong những lúc mà nước nhà biến loạn. Có thể những thành phần này đồng ý với tôi ở điểm này: Những người như ông Ngô Đình Diệm hay Trần Văn Hương đã và vẫn là những người chân chính và thực sự yêu nước.

Đổ tất cả tội lỗi trên đầu một người hay một gia đình, tôi cho đó là một lối trốn chạy thiếu ý thức hoặc chỉ là một lối võ đoán (a posteriori) sau khi việc không thành.

Tôi viết ra những dòng này cũng chỉ để góp ý kiến mà thôi, vì đây là những cảm tưởng đầu tiên của tôi khi đọc qua bài của Lê Quân. Thật sự, nếu tôi phải lục ra tất cả sách vở để làm bằng chứng hay biện minh cho những điều tôi nói trên thì chẳng qua đó cũng chỉ là một bài khảo cứu, có khi cả là một quyển sách dày cộm.

Cũng trong chiều hướng này, tôi ao ước cũng sẽ có đông các học giả uyên thâm viết lại những dòng lịch sử (như lịch sử thời Ngô Đình Diệm chẳng hạn) hay những bài báo như bài của Lê Quân. Dĩ nhiênchúng ta tôn trọng khác biệt tư tưởng của mọi người, vì chúng ta chuộng tinh thần tự do và dân chủ-nếu không chúng ta lại giống người Cộng Sản Mác-Lê.

 ■ BÀI TRẢ LỜI

Vài lời thưa riêng

tác giả của loạt bài “Những xuyên tạc, ngộ nhận về Phật giáo Việt Nam” tôi rất cảm kích những ý kiến trao đổi của anh Nguyễn Kim Long. Xuất phát từ sự cảm kích này và bởi vì bài góp ý của anh Long đã có những câu hỏi trực tiếp đặt ra cho tôi chung quanh vấn đề nêu lên buộc lòng tôi phải viết thêm bài này. Đây là điều hoàn toàn trái ngược lại với ý định của tôi - cái ý định chỉ đề cập một lần mà không trở lại vấn đề “chế độ Tổng thống Diệm và cuộc vận động cách mạng 1963 của Phật giáo” một lần nào khác nữa, ít nhất là trong lúc này, bởi những lý do tế nhị của nó.

Tuy vậy, bài viết thêm này không chỉ là một bài trả lời. Nó còn là một bổ túc cần thiết cho bài báo đã đăng về những gì mà bài báo đó đã không nói được hay chưa nói được hết.

 

CĂN BẢN CỦA VIỆC ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Trước hết, tôi muốn xác định hai điều có tính cách căn bản:

1) Mặc dầu tôn trọng tất cả những cảm tưởng, cảm nghĩ, nhận xét của anh, tôi vẫn xin nói ngay rằng, cái cảm tưởnghình như tác giả bị “tên độc tài chuyên chế Ngô Đình Diệm” bỏ tù (?) nên đâm ra uất ức” là hoàn toàn không đúng với thực tế. Tôi đã không bị bắt bỏ tù ở Chín Hầm, Côn Đảo hay bất cứ một nhà tù tương tự nào khác dưới chế độ ông Diệm. Bản thân tôi, do đó, vốn không có gì để phải uất ức và nuôi dưỡng sự uất ức đến ngày nay đối với chế độ này. Vả chăng, tôi không quen và không từng viết bài bằng vào cái ý thức “để đáp trả lại những gì mà kẻ khác đã gây ra cho mình” theo kiểu “ân oán giang hồ” xưa nay. Điều khác biệt căn bản giữa anh với tôi là điều này: trong khi anh “đã không phải sống trong thời Chính phủ Ngô Đình Diệm cầm quyền” như chính anh xác nhận thì ngược lại, tôi đã phải sống trong thời này và lại sống ở nhiều nơi khác nhau trên những vùng đất khốn khổ của quê hương. Vì đã sống như thế mà dù muốn dù không, tôi cũng đã phải chứng kiến tận mắt, một phần nào, những nỗi tủi nhục đau thương diễn ra chung quanh mình cho những người mà trước khi là đồng đạo, họ đã là đồng bào của tôi.

Đó là những giọt nước mắt của những người đã bị buộc phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để lên sống ở những vùng Dinh Điền trên Cao nguyên rồi lại bị buộc phải từ bỏ “Đạo cũ” để có thể nhận được một tấm tôn, một lon gạo hay một khúc bánh mì. Đó là khuôn mặt chất ngất đau thương của một người bị trói đứng dưới cột cờ ở một vùng Dinh Điền chỉ vì đêm hôm trước, ông ta đã tụng kinh trước bàn thờ Phật ở trong nhà. Đó là tiếng kêu tủi nhục của hàng ngàn người ở Huế trong một mùa Phật Đản vì họ đã không thể thực hiện được cuộc rước Phật từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm khi mà một khải hoàn môn có hình Đức Mẹ và cờ Tòa Thánh Vatican đã được dựng lên trên cầu Trường Tiền vào đúng ngày Phật Đản này. Đó là sự phẫn nộ không nói được ra lời của một số ngư dân ở Đà Nẵng khi một ngày vào năm 1956, trông lên chùa Non Nước ở Ngũ Hành Sơn, thấy một cây Thập Tự Giá được ai đó cắm lên. Đó là những lời ta thán của những người dân vô tội ở thị xã Quảng Ngãi dưới thời ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Tất khi bị bắt buộc dời mồ mả cha ông từ bao đời đi nơi khác để dành đất xây một ngôi nhà thờ. Đó là hình ảnh những thân thể vùng vẫy như điên như dại trong cơn mê sảng của những người - trong số có bạn bè của tôi - bị tấn công bằng lựu đạn cay, lựu đạn khói trong những ngày Phật giáo đấu tranh của năm 1963. Đó còn là nhưng câu nói mà tôi đã được nghe trong cái thời đang còn cắp sách đến trường trung học: “phải dẹp bọn ma quỷ đã cản trở công việc làm sáng danh Chúa” để hơn một lần, phải tự hỏi, đâu là chỗ đứng của mình và của những người thân yêu đồng đạo khác nếu như xứ sở nghèo khó này cứ được dẫn đạo bởi một ý thức như thế. Đó cũng còn là những bài học văn chương Việt Nam vỡ lòng, khi tuổi thơ chưa có bao nhiêu suy nghĩ đã được nhét vào đầu óc những câu ca dao (được tuyển chọn trong hàng ngàn câu ca dao!): “Ba cô đội gạo lên chùa - Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư - Sư về sư ốm tương tư - ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu” với lời dặnnghiêm khắc của vị giáo sư: “Phải học thuộc lòng vì đây là những câu ca dao tiêu biểu”, (may mắn là khi lớn lên tôi đã biết rằng, nền giáo dục mà tôi thụ hưởng đó là một nền giáo dục nối dài, ít nhất là trên căn bản tinh thần, của nền giáo dục thực dân Pháp trước đó và biết thêm nữa rằng, ca dao Việt Nam còn rất nhiều những câu châm biếm các tôn giáo khác, chứ không riêng gì Phật giáo, nhất là ở dưới các thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức... Còn nếu không thì thực là rất khó để tôi có thể hình dung ra được hình ảnh của một vị tu sĩ Phật giáo khả kính là như thế nào, dù có muốn đi chăng nữa).

Thế đó. Tôi không có những uất ức của cá nhân mình. Tôi chỉ có những tủi nhục chung của cả một thế hệ đồng bào và đồng đạo - những tủi nhục thống thiết đến nỗi, đã có người phải chết vì nó - những tủi nhục mà tôi đã cảm nhận như một liên hệ với máu xương của chính mình. Nhưng dù có cảm nhận như thế, tôi vẫn chưa bao giờ để nó trở thành một thứ “mặc cảm tôn giáo” hay rõ hơn, một thứ “tình cảm uất ức vì tôn giáo” dù đây là thứ mặc cảm đã từng có ở một số người Việt Nam chúng ta. Tôi không để nó trở thành thứ mặc cảm này vì tôi không bao giờ tin rằng, sự tranh chấp tôn giáo lại là một điều có thực. Mọi sự tranh chấp mà người ta gọi là “tranh chấp tôn giáo” chỉ là những sự kiện giả tưởng trong lịch sử nhân loại. Bởi vì, không làm gì có cái gọi là tranh chấp tôn giáo khi mà mục đích của tôn giáoGiải Thoát, là Cứu Rỗi mà ý nghĩa trước hết của nó phải là Giải Thoát, Cứu Rỗi con người ra khỏi chính vỏ bọc tôn giáo, ra khỏi tình trạng nô lệ của con người vào chính tôn giáo của mình.

Sự “tranh chấp tôn giáo”, “mặc cảm tôn giáo”, do đó, chỉ là sự tranh chấp của con người, chỉ là cái mặc cảm của những kẻ nô lệ vào chính tôn giáo của mình, biến tôn giáo của mình thành một thứ pháo đài hay một cái vỏ bọc mà thôi.

Đó là một phần trong căn bản ý thức của tôi. Chính trên căn bản ý thức này mà tôi không nhìn nỗi tủi nhục kia như là vấn đề tôn giáo với tôn giáo. Cũng như ngay cả với một tủi nhục thống thiết hơn - cái tủi nhục của những ngày sau 1954, theo chân những người lớn trong họ hàng đi tìm xác những người chú, người bác của tôi đã bị Việt Minh chôn sống trong khi tôi chưa biết Việt Minh là gì - ngay cả với cái tủi nhục này, về sau, tôi cũng không nhìn nó như là vấn đề người Việt với người Việt. Bởi vì, giữa những con người Việt Nam đích thực, những con người không chỉ cùng một quốc tịch mà còn là cùng một màu da, một dòng máu, một ngôn ngữ, một lịch sử hay nói một cách cụ thể và thắm thiết hơn, cùng là đồng bào với nhau, tôi không bao giờ tin rằng, lại có thể đối xử với nhau như thế. Tất cả nỗi tủi nhục này cũng như tất cả những đau thương vô hạn mà dân tộc ta đã chịu đựng, cũng như tất cả mọi cuộc chiến tranh đã diễn ra trên quê hương, tất cả đó, đối với tôi, phải được nhìn trên bình diện lịch sử. Đứng trên bình diện này mà nhìn, chúng ta sẽ thấy ra rằng, kẻ gây ra đau khổ hay kẻ chịu đựng đau khổ, tất cả đều là nạn nhân của lịch sử. Vấn đề do đó, không phải là sự thay đổi sự ưu thế của tôn giáo này bằng một tôn giáo khác, không phải là thay đổi lãnh tụ này bằng một lãnh tụ khác vì nếu chỉ có như thế thì cũng không thay đổi được cái số phận nạn nhân này. Vấn đề thiết cốt là phải thay đổi lịch sử. Tôi tin rằng, chỉ có một sự thay đổi như thế, dân tộc ta mới có thể thoát được những thảm họa điêu linh như đã có từ trước tới nay. (Tôi sẽ nói rõ hơn điểm này ở sau). Nhưng để làm được một sự thay đổi như thế - và đây là điều tôi muốn nói bằng vào những tủi nhục kia - đó là chúng ta ngày nay hãy đừng bao giờ ngang nhiên dẫm đạp lên và sống bằng cái đau thương của bất cứ ai, của bất cứ quần chúng tôn giáo nào cũng như của cả dân tộc. Chính vì thế, một phần trong kết luận của bài báo nói trên, tôi đã viết: “phải thấy rằng, cái chết của bất cứ một người dân nào - dù nhỏ bé đến đâu - tự bản chất cũng đều mang tất cả cái ý nghĩa đau khổ như cái chết của một bậc đế vương to lớn”. Đây không phải chỉ là tư tưởng. Đây là tư tưởng đối chiếu với thực tại sống của con người. Và vì thế, nó thiết yếu phải trở thành thái độ sống của mỗi chúng ta đối với đồng bào và đồng loại và là thái độ cần thiết cho một sự thay đổi lịch sử. Trong khi lịch sử đã và đang nghiền nát dân tộc ta, trong khi chủ nghĩa Cộng Sản và chế độ Cộng Sản Việt Nam đã và đang chà đạp cả dân tộc ta dưới vũng lầy đau thương, lẽ đâu một thái độ như thế lại không cần được nói lên?

2) Bài báo của tôi hoàn toàn không có chủ ý nói về con người của Tổng thống Diệm để kết tội (hay bênh vực) ông ta cũng như hoàn toàn không có chủ ý làm công việc so sánh giữa ông Ngô Đình Diệm với ông Hồ Chí Minh hay với bất cứ một ai khác. Một cá nhân dù quan trọng thế nào và sự tôn thờ hay kết tội cá nhân đó dù được đặt ra trên căn bản nào, đối với tôi, cũng không phải là điều đáng nói trước những vấn đề bức bách cả một xứ sở điêu linh tan nát với cả một dân tộc lầm than đày đọa. Chủ ý của tôi trong bài báo đã đăng, một mặt, nhằm góp phần soi sáng một số những xuyên tạc, ngộ nhận về Phật giáo Việt Nam (có thể kể luôn cả những mạ lỵ, phỉ báng, chưởi bới nó liên tục trong sáu năm qua ở hải ngoại mà tôi tự thấy, chúng hoàn toàn không xứng đáng để thiết lập một cuộc đối thoại, trao đổi) để từ đó, nhằm phục sinh cái ý thức về vai tròsứ mạng của người Phật tử cho công cuộc cấp cứu dân tộc ta hiện nay; mặt khác - và đây mới là chủ ý quan trọng nhất - nhằm góp phần cho một suy nghiệm đúng đắn và thắm thiết về lịch sửthời đại của chúng ta.

Chính trong viễn tượng đó, vấn đề mà bài báo đặt ra không phải là con người, là công hay tội của Tổng thống Diệm so với ông này, ông khác. Vấn đềbản chất của chế độ Tổng thống Diệm trong liên hệ với bối cảnh lịch sử của thời đại, là những chủ trương, chính sách của Chính phủ ông Diệm trong liên hệ trực tiếp với quần chúng - ở đây là quần chúng Phật tử, và qua đó, trong liên hệ đến chính sinh mệnh của dân tộc. Vấn đề đặt ra như thế sẽ soi sáng như thế nào cho một suy nghiệm lịch sử? Tôi xin được nói rõ hơn điểm này.

Tất cả những máu xương và tủi nhục của các thế hệ cha ông và của chúng ta ngày nay phải có giá trị như một đóng góp cho sự suy nghiệm cần thiết về lịch sử, nếu chúng ta không muốn nó trở thành vô nghĩa. Chính sự suy nghiệm này rồi sẽ cho chúng ta có được cái ý thức lịch sử, bao gồm cả ý thức về con đường phải đi tới của chúng ta. Lịch sử không phải là những tình cờ dầu cho chúng ta vẫn thường nói đến những tình cờ lịch sử. Lịch sử cũng không phải là một thứ Định Mệnh tiên thiên, vốn xuất phát từ những ảo tưởng bất thực trước sự bất lực tuyệt vọng của con người đối với số phận của chính mình và đồng bào, đồng loại. Lịch sử là của con người và do chính con người sáng tạo ra nó. Cái thời vay mượn Thần Linh để giải thích lịch sử của các nhà tôn giáo học đã qua rồi. Bởi vì, cuối cùng, thực tại lịch sử đã cho thấy, không phải là sự chiến thắng hay chiến bại của Thần Linh mà chính là sự chiến thắng hay chiến bại của con người, là sự thống trị hành hạ hay bao dung xây dựng của con người đối với chính con người. Có thể con người đã nhân danh Thần Linh để làm, ngay cả để giết nhau (như trong cuộc chiến tranh Do Thái và các nước Ả Rập ở Trung Đông, như cuộc Cách Mạng Hồi Giáo hiện nay ở Iran...) nhưng hậu quả thì vẫn là con người gánh chịu chứ chẳng phải một ông Thần Linh nào, (phải chăng là những kẻ lường gạt tinh minh như Fuerbach, như Marx, Engels, như Lenine, Mao Trạch Đông... đã sớm thấy điều này trước hơn chúng tavì vậy, họ đã nắm giữ được một phần trong cuộc vận chuyển lịch sử của thời đại ngày nay?). Trên căn bản một ý thức lịch sử như thế, đối chiếu với những nước mắt và máu xương mà dân tộc ta đã đổ ra trong hơn thế kỷ vừa qua, chúng ta sẽ suy nghiệm như thế nào về lịch sửchúng ta đang ở trong đó? Sự xuất hiệntồn tại trong 9 năm của chế độ Ngô Đình Diệm (cũng như của các chế độ đã có hay đang có) tự căn bản là như thế nào?

Câu hỏi trước hết đặt ra là: Lịch sử của chúng ta đã được vận chuyển như thế nào? Có thể nói ngay rằng, nó đã được vận chuyển trong lòng hai cuộc cách mạng: 1789 ở Pháp và 1917 ở Liên Xô. Và cả hai cuộc cách mạng này đều là con đẻ của tinh thầnvăn minh Tây phương. Những nhà lập thuyết của cuộc cách mạng 1789 như Jean Jacques Rousseau, Montesquieu... khi khai sinh ra hai ý niệm tốt đẹp: Tự DoBình Đẳng thì sau đó, lịch sử Tây phương cũng đã khai sinh ra hai trận tuyến đối kháng với nhau: Tây phương Tư bản tôn thờ và dẫn dắt một khối người đi theo con đường Tự Do; Tây phương Cộng Sản tôn thờ và dẫn dắt một khối người đi theo con đường Bình Đẳng. Trong thực tại cuộc sống Tây phương, điều oái oăm mà chúng ta đã và đang chứng kiến là: đã Tự Do thì khó có thể Bình Đẳng và ngược lại, đã Bình Đẳng thì khó có thể có Tự Do. Sự đối khángtính cách quyết liệt là cái không thể không xảy ra. Nhưng điều oái oăm đó lại cộng thêm cả một sự nghiệt ngã: đó là cả hai khối đối nghịch này đều không có bản chất nhân bản và đều cùng mang chung bản chất thực dân đế quốc với sự hỗ trợ của những sức mạnh vật chất khoa học, kỹ thuật, chính sự nghiệt ngã này mà hai trận tuyến của Tây phương đó đã cuốn hút toàn bộ nhân loại vào với nó và khống chế lịch sử của hầu hết dân tộc trên thế giới.

Việt Nam chúng ta đã không tránh được sự khống chế này. Không phải chỉ là ngày nay. Cũng không phải là từ thời ông Diệm. Phải nói là kể từ khi tiếng súng đầu tiên của Liên Quân Pháp và Tây Ban Nha bắn vào cửa bể Đà Nẵng năm 1858 (nếu không nói xa hơn), lịch sử chúng ta đã bắt đầu cho một chu kỳ mới: chu kỳ lệ thuộc vào sự khống chế này của Tây phương. Đó là chu kỳ kéo dài cho đến ngày nay mà chúng ta vẫn chưa tìm ra nẻo thoát. Bao thế hệ cha ông chúng ta đã vùng vẫy trong tuyệt vọng. Chính chúng ta ngày nay cũng đang quằn quại trong sự khống chế đó. Hãy điểm lại một số mốc thời gian sau 1858: Năm 1862 thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam phần. 1867, thực dân chiếm luôn cả Lục tỉnh. Rồi 1883, 1884, những hòa ước ra đời, chính thức hóa sự thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi nước ta. Đến 1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương chính thức hành động. Đến đây thì Việt Nam không chỉ nằm trong sự thống trị của thực dân Tư Bản Tây phương mà còn lại bắt đầu chịu thêm sự thống trị của Đế Quốc Cộng Sản Tây phương và cả hai đều ở trong thế cạnh tranh nhau: một bên thì tranh để giữ quyền thống trị và một bên thì tranh để dành quyền thống trị. Xứ sở bất hạnh của chúng ta đã là nơi tập trung của cả hai mâu thuẫn lớn nhất thời đại: chúng không chỉ lấy đất làm địa bàn mà còn lấy người Việt Nam làm phương tiện cho sự tranh giành cấu xé này. Cuộc chiến tranh 1946-1954 sau đó, dù được Cộng Sản khoác lên bộ áo giải thực, tự căn bản vẫn chỉ là cuộc chiến tranh giữa hai thế lực đối kháng này. Và hậu quả của nó là sự hình thành hai nước Việt Nam với mỗi thế lực khống chế mỗi nước. Miền Bắc trong sự khống chế của thế lực Cộng Sản, miền Nam trong sự khống chế của thế lực thực dân với ít nhiều biến thái, thay đổi: Mỹ thay chân thực dân Pháp và ông Ngô Đình Diệm thay thế cho những lá bài của thực dân Pháp trước đây. Cuộc chiến tranh sau đó lại tiếp tục như một hậu thân của cuộc chiến tranh 46-54, nghĩa là tự căn bản, vẫn chỉ là cuộc chiến tranh của hai thế lực đối kháng quốc tế này và cả hai đều lường gạt con người Việt Nam để dùng nó làm phương tiện và làm vật hy sinh. Cộng Sản dùng nó để chống lại thế lực thực dân cho Cộng Sản. Ngược lại, thực dân dùng nó để chống lại thế lực Cộng Sản cho thực dân. Cả hai, bên này và bên kia đều không bao giờ đặt trên căn bản tinh thầný thức dân tộc. Chính vì thế mà khi Mỹ bỏ Việt Nam thì cả guồng máy chống Cộng to lớn của nó cũng sụp đổ. Chính vì thế mà khi Cộng Sản chiếm miền Nam Việt Nam xong thì công khai đưa cả nước Việt Nam vào sự lệ thuộc Đế Quốc Liên Xô. Dân tộc Việt Nam không có thắng hay bại trong cả hai cuộc chiến tranh này. Dân tộc Việt Nam chỉ là những vật hy sinh. Nhưng cũng chính vì thế mà Cộng Sản ra sức tiêu diệt các lực lượng dân tộc, không phải chỉ sau 1975 mà ngay từ khi chúng chính thức xuất hiện, dù các lực lượng này cũng chống Thực Dân (nhưng không chống trong quan điểm của Cộng Sản Tây phương). Và cũng chính vì thế mà những chế độ chống Cộng ở miền Nam cũng ra sức tiêu diệt các lực lượng dân tộc dù các lực lượng này cũng chống Cộng Sản (nhưng không chống trong quan điểm chống cộng của Tây phương). Những chủ trương, chánh sách kỳ thị tôn giáo tiêu diệt đối lập chỉ là những biểu hiện đương nhiên của cái quan điểm chống thực dân hoặc chống Cộng Sản mà không đặt trên căn bản Dân Tộc này. Từ đó, mà ta hiểu được các lực lượng dân tộc đã phải vùng vẫy và đau thương đến thế nào trong sự khống chế này. Ngày nay thì sự đau thương đó đã lên đến cực điểm và Cộng Sản thì đã xuất hiện như một cao điểm cuối cùng của sự khống chế này. Sự chấm dứt nó, nếu xảy ra, do đó, cũng chính là và phải chấm dứt cả một chu kỳ lịch sử lệ thuộc đã kéo dài trên thế kỷ nay, là sự cáo chung của những thế lực Thực dân Đế Quốc Tây phương đã khống chế lịch sử Việt Nam từ thế kỷ trước. Chính vì đặt cái nhìn của mình trên một bình diện lịch sử như thế mà tôi tin rằng, điều mà chúng ta phải làm và có thể làm được là thay đổi lịch sử. Và như đã nói, đó mới là vấn đề thiết cốt. Nếu không làm được như thế - mà trước hết là không có được một ý thức như thế - thì dù Cộng Sản có sụp đổ chăng nữa, lịch sử của chúng ta vẫn bị khống chế, vẫn ở trong chu kỳ lệ thuộc kéo dài và tình trạng chiến tranh, sự hoành hành của các thế lực thống trị và tay sai như đã có vẫn cứ còn có mà thôi. Đặt trong một cái nhìn như thế, trở lại với chế độ Ngô Đình Diệm, chúng ta sẽ hiểu bản chất của chế độ này (cũng như của các chế độ khác ở Việt Nam) là như thế nào, ta sẽ hiểu tại sao chế độ ông Diệm (cũng như các chế độ khác) lại ra sức tiêu diệt các lực lượng dân tộc đối lập và tiến hành một chính sách phá hoại các tôn giáoViệt Nam. Cũng đặt trong một cái nhìn như thế, ta sẽ thấy, giòng vận động cách mạng của dân tộc ta, những vùng vẫy tuyệt vọng, những đau khổhy sinh của cha ông ta - trong đó có cuộc vận động cách mạng 1963 của Phật giáo (cố nhiên là trừ những kẻ lợi dụng) - đã mang một ý nghĩa bi thiết như thế nào. Đàng khác, một sự phân tích về nó cũng sẽ góp phần soi sáng cho cái nhìn đặt trên bình diện lịch sử này của chúng ta. Và đó mới là cái chủ ý của tôi khi viết bài báo nói trên, chứ chẳng phải là đặt vấn đề tội (hay công) của ông Diệm so với tội (hay công) của một ông nào khác.

Tất cả những gì tôi đang viết ở đây chỉ là một sự xác định lại cho rõ hơn, những gì tôi đã viết trong bài báo kia mà thôi. Đọc kỹ bài báo, anh sẽ thấy rõ điều đó.

Điều đáng nói sau cùng là, anh và tôi, chúng ta có thực đang trao đổi nhau về một vấn đề trên cùng một bình diện?

Về những câu hỏi đặt ra của anh:

Những câu hỏi đặt ra về ông Diệm và chế độ ông Diệm

1. Sự độc tài của ông Diệm.

Như đã nói, tôi không làm cái công việc so sánh sự độc tài của ông Ngô Đình Diệm với ông Hồ Chí Minh. Điều tôi muốn nói là, ông Diệm đã tiến hành một chính sách tiêu diệt các tôn giáo và đảng phái quốc gia đối lập. (Lịch sử của Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, của Đại Việt, Quốc Dân Đảng và đương nhiên có cả của Phật giáo dưới thời ông Diệm không thiếu dữ kiện chứng minh cho điều này, không kể sự xác nhận của những nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc). Cũng như ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản của ông này đã tiến hành một chính sách thủ tiêu các nhân vật, tổ chức, tôn giáo, đảng phái quốc gia. (Lịch sử đã có và đang có cũng tràn ngập những dữ kiện chứng minh cho điều này). Còn mức độ tiêu diệt, kỹ thuật tiêu diệt của mỗi ông như thế nào lại là một vấn đề khác.

Nhưng tại sao họ - và nói riêng, ông Diệm-lại làm như thế? Tôi không thể tin rằng, con người Việt Nam Ngô Đình Diệm lại có thể làm cái chuyện tiêu diệt những đồng bào của mình. Tôi cũng không thể nghĩ rằng, con người chính trị Ngô Đình Diệm vì theo một đường lối “tùy cơ ứng biến” như anh nói mà làm việc này, bởi vì dầu có “tùy cơ ứng biến” cách nào thì một chế độ chính trị chân chính cũng không thể xây đắp sự tồn tại của mình bằng máu xương và nỗi đau khổ của đồng bào và đồng loại, trừ phi, đó là một chế độ chính trị phi dân tộc và phi nhân bản thì không kể...

“Ông Diệm là một trong những nhà độc tài ít độc tài nhất”.

Trên cương vị của anh, một người không từng sống dưới chế độ ông Diệm, điều này có thể đúng. Trên cương vị của một số người Việt Nam khác, dù sống dưới chế độ ông Diệm nhưng không phải là nạn nhân của chế độ này mà còn ngược lại, điều này lại càng có thể đúng. (Và có thể nói như vậy cũng còn là quá nặng đối với ông Diệm!) nhưng rất tiếc, đó lại không phải là cương vị của tôi. Trên cương vị của tôi, cương vị của một người dân bình thường, sớm cảm nhận trong liên hệ máu xương với những tủi nhục đau thương diễn ra chung quanh nơi những đồng bào, anh em bè bạn và trong cái nhục nô lệ thống thiết chung của cả dân tộc trong một chu kỳ lịch sử trên trăm năm, tôi đã không thể nào có một ý nghĩ khác hơn như đã trình bày... Nhưng trong ý nghĩ đó, như anh đã thấy nếu anh đọc kỹ, tôi đã không “trút cả tội lỗi lên đầu của một người hay một gia đình”. Ông Diệm nói cho cùng, cũng chỉ là một nạn nhân của sự khống chế lịch sử - cũng như cả dân tộc ta đã là nạn nhân của sự khống chế lịch sử này. Chỉ khác là, ông Diệm là một nạn nhân đã được một trong hai thế lực khống chế này sử dụng trong vai trò của một lá bài.

2. Những câu hỏi liên hệ đến bản chất chế độ ông Diệm.

Một câu hỏi được đặt ra một cách trực tiếp của anh: “Tướng De Gaulle nhờ phe đồng minh yểm trợ nên mới có thể về giải phóng nước Pháp, có phải là một hành động nô lệ không?” Nếu tôi không lầm, anh muốn dùng câu trả lời cho câu hỏi này để làm câu kết luận cho việc ông Ngô Đình Diệm về nước và xây dựng chế độ của ông?

Tôi không thấy có một sự tương tự nào ở đây.

Lý do trước hết là vai trò của nước Pháp - dẫu là một nước Pháp đã thua trận và bị xâm chiếm bởi Đức Quốc Xã - hoàn toàn không giống với vai trò của nước Việt Nam. Trong cái thế đồng minh tạm bợ của hai thế lực Tư bản và Cộng Sản bấy giờ để chống lại đường lối Quốc Xã của Hitler, nước Pháp đã là một phần của thế lực Tư Bản.

Trong khi, Việt Nam, dầu có thất trận hay thắng trận gì đi nữa, trong bối cảnh của 1954, vẫn chỉ là một nạn nhân của chính thế lực này (và đương nhiên của cả thế lực kia). Sự giúp đỡ để hồi phục sức mạnh cho nước Pháp - nghĩa là cho chính thế lực Đồng Minh này, không thể có cùng ý nghĩa như là sự giúp đỡ cho một nạn nhân để tiếp tục nắm lấy sự khống chế lịch sử đối với nạn nhân này.

Hai nữa, ông Diệm đã không có được cái vai trò chủ động như ông De Gaulle và Tổ chức Pháp Tự Do của ông này trong việc giải phóng đất nước. Ông De Gaulle đã chiến đấu trong hàng ngũ Đồng Minh của ông, đã tổ chức với sự hỗ trợ của quân đội Đồng Minh cho sự giải phóng nước Pháp. Trong khi đó, ông Diệm đã không phải là một con người chiến đấu, không phải là một con người đã lãnh đạo và tổ chức cuộc chiến đấu giải phóng đất nước Việt Nam khỏi những kẻ thù đô hộ bấy giờ. Ông Diệm đã được Mỹ đưa về tạm thời sắp xếp bởi những thế lực Tây phương; họ sắp xếp ngay cả chỗ ngồi của ông Diệm. Vị trí của De Gaulle trong lòng dân tộc Pháp, vì thế, không giống vị trí của ông Diệm trong lòng dân tộc Việt Nam. Câu trả lời cho câu hỏi của anh ở đây, do đó cũng không làm chuyển đổi gì được cho một đánh giá lịch sử, nếu cần có, về ông Diệm và chế độ của ông.

Một câu hỏi khác cũng được đặt ra một cách trực tiếp của anh: “Tác giả Lê Quân nghĩ sao về số 200.000 lính Hoa Kỳ tại Cộng Hòa Liên Bang Đức để so sánh với số 18.000 cố vấn quân sự thời Ngô Đình Diệm? Đức có bị lệ thuộc hay nô lệ Hoa Kỳ không?

Số phận nước Đức bị chia đôi sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt không phải là một điều ngẫu nhiên, cũng không phải là ý muốn của dân tộc Đức. Hội nghị Yalta (từ ngày 3 đến ngày 11/2/1945) là Hội nghị đã trực tiếp quyết định cho số phận của nước Đức ngày nay. Ở Hội nghị này, dân tộc Đức trong tư thế bại trận của mình, đã không thể có được tiếng nói nào. Chính Mỹ, Anh, và bên kia là Liên Xô đã quyết định theo sự phân chia vùng ảnh hưởng của họ: Đông Đức nằm trong quỹ đạo của Cộng Sản Liên Xô và Tây Đức nằm trong quỹ đạo của Mỹ và Đồng Minh Tây phương. Sự hiện diện của 200.000 lính Hoa Kỳ tại Tây Đức dù được quan niệm như thế nào, cũng là một chứng tỏ sự lệ thuộc, xuất phát từ hậu quả của Hội nghị Yalta như đã nói.

Nhưng điều đáng nói hơn là, mặc dầu cùng trong một tình trạng đất nước bị phân chia như Việt Nam trước đây, lịch sử nước Đức, tương quan của nước Đức với các thế lực Tây phương (cả Tư Bản và Cộng Sản) và những lãnh tụ của Tây Đức sau này đã không giống với lịch sử nước ta, không giống với tương quan của nước ta với các thế lực Tây phương cũng như không giống với các lãnh tụ của Việt Nam... Chính vì thế mà mức độ và tính chất lệ thuộc của nó cũng khác.

Một trong những biểu hiện của cái khác đó là ở chính cái điều anh đưa ra: một bên là 200.000 lính, còn một bên là 18.000 cố vấn quân sự. Phân biệt được “người lính” với “vị cố vấn”, tôi nghĩ là anh thấy ra được sự khác biệt này.

(Tôi nghĩ rằng, những nhà lãnh đạo và cả dân tộc Tây Đức ngày nay đã và đang cố gắng bằng những nỗ lực khôn khéo nhất để thoát hẳn sự lệ thuộc này và để giải phóng cho phần còn lại là Đông Đức đang bị khống chế bởi Liên Xô hầu mở đường cho một lịch sử mới của toàn thể dân tộc Đức. Còn chúng ta?)

Anh cũng đã đưa ra một số chi tiết để nhằm chứng minh cho tính chất “độc lập” của ông Diệm và Chính phủ của ông đối với Mỹ. Tôi thấy, dù xác thực chăng nữa, cũng không đủ để chứng minh điều này, nhất là không đủ khi đặt nó bên cạnh những gì mà ông Diệm đã làm đối với các nhân vật, đảng phái chính trị quốc gia đối lập với ông (Đại Việt, Quốc Dân Đảng, nhóm Caravelle...) cũng như đối với các tôn giáo không phải là tôn giáo của ông (Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo...). Cái chính sách tiêu diệt các nhân vật, đảng phái và tôn giáo này, nếu chưa nói là cái chính sách tàn độc, thiếu lương tâm dân tộc trong việc xây đắp chế độ của ông thì, cũng cho thấy, cái căn bản phi dân tộc trong việc chống Cộng của ông Diệm. Đây là điều tôi đã phân tách trong bài báo trên, xin khỏi nhắc lại.

Mặt khác, khi anh lưu ý là không nên quên những chi tiết đó thì anh cũng không nên quên rằng, những chi tiết đó đã chỉ xảy ra trong những năm cuối cùng của chế độ ông Diệm - nghĩa là sau khi sự chống đối ông Diệm đã trở nên công khai và nhất là, đã trở thành một phong trào quần chúng trên khắp toàn quốc, và kéo theo nó, cả dư luận quốc tế, dư luận của công chúng Mỹ cũng bất lợi cho sự duy trì của ông và chế độ của ông. Ít nhất sự chống đối của quần chúng Việt Nam và của công luận Mỹ này cũng góp phần cho cái quyết định của Chính phủ Kennedy lúc bấy giờ - quyết định thay thế ông Diệm bằng một con cờ khác khi thấy rằng con cờ cũ đã không còn lôi kéo và đánh lừa được dân chúng Việt Namcông luận Mỹ. Ông Diệm, qua những bày tỏ công khai của các nhân vật trong chính quyền Mỹ - kể cả của Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy, qua những cuộc thăm dò thái độý nghĩ của các nhân vật thân cận như Linh mục Cao Văn Luận chẳng hạn (xin xem lại quyển Bên Giòng Lịch Sử của Linh mục Luận), chắc chắn biết rõ cái ý định loại bỏ ông của Chính phủ Mỹ. Do đó, ông Diệm, ông Nhu có tức giận Mỹ, chống đối Mỹ, có tìm cách cho lính giả làm Việt Cộng để mưu sát một số tùy viện quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam như anh nói thì cũng là điều dễ hiểu. Nó dễ hiểu như chuyện một thuộc hạ quay lại thù và chống ông chủ của mình khi người thuộc hạ biết rằng, chính ông chủ đang tìm cách giết mình. Cuối cùng, ông Diệm đã chết - ông Diệm đã chết như một con cờ trở thành nạn nhân của Mỹ chứ không phải là đã chết như một người con của dân tộc chết cho sự nghiệp dân tộc mình. Cái chết đó, đối với tôi, cũng mang tất cả cái tính chất của một thảm kịch chính trị tàn bạo trong nền chính trị cơ tâm của thế giới ngày nay.

Cũng như thế, cái chuyện mà anh nói: “Vì bất đồng ý kiến với đường lối “xâm phạm vào nội bộ Việt Nam” nên chính ông Diệm và ông Nhu đã ngầm liên lạc với chính quyền Hà Nội (qua Đại sứ Ấn Độ tại Sài Gòn và Uỷ Viên Ấn Độ trong ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến) để đi đến một cuộc ngưng bắn và thỏa hiệp”, chúng ta nên hiểu như thế nào? Ngay trong câu của anh, tôi vừa trích lại đây cũng có thể cho thấy một phần, đâu là động cơ của cái việc ông Diệm và ông Nhu ngầm liên lạc với chính quyền Hà Nội. Hai ông đã làm như thế không phải vì quyền lợi của dân tộc, không phải vì muốn chấm dứt cuộc chiến tranh gây khổ đau cho dân tộc mà chỉ vì - như anh nói - “bất đồng ý kiến với đường lối “xâm phạm vào nội bộ Việt Nam” của Mỹ”. Có hai điều đáng nói ở đây: Một, đường lối “xâm phạm vào nội bộ Việt Nam” của Mỹ đã có từ lâu, ít nhất là từ 1954. Điều này, trên cương vị của mình, ông Diệm phải biết rõ hơn ai hết. Nhưng tại sao đến lúc này hai ông mới bất đồng ý kiến với nó? Không thể có câu trả lời nào khác là, bởi vì đường lối đó cho đến lúc này đang đe dọa đến cái ghế Tổng thống của ông Diệm và sự sống còn của chế độ này. Thế thì, nói một cách rõ ràng hơn, ông Diệm, ông Nhu đã hành động như thế chỉ vì quyền lợi của hai ông mà thôi. Hai, đã “đồng minh” với Mỹ để chống lại kẻ thù là chính quyền Cộng Sản Hà Nội, đến khi thấy “người bạn đồng minh” này không tốt với mình lại quay mặt tìm cách bắt tay, thỏa hiệp với kẻ thù, hành động đó của ông Diệm rõ ràng là một hành động phản bội đồng minh và quan trọng hơn, nếu ông Diệm xem đường lối chống Cộng của mình là đúng, Hiến pháp Đệ Nhất Cộng Hòa là phù hợp với quyền lợi của dân tộc thì hành động này của ông Diệm cũng còn là một phản bội với dân tộc. Và phản bội chỉ vì quyền lợi của cá nhângia đình mình mà thôi. Đau đớn cho dân tộc và cho những người đã tin vào cái lý tưởng chống Cộng của ông Diệm biết bao!

Những câu hỏi liên quan đến tình trạng tôn giáo dưới chế độ Tổng thống Diệm

1. Anh nói: “Chúng tôi chưa thấy khi nào Chính phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố (qua các sắc lệnh hay đạo dụ) coi Công Giáo (chứ không phải Thiên Chúa giáo) như một Quốc giáo”.

Trước hết, xin có cái chuyện chính danh, bởi vì, nếu không thì thật khó để tôi có thể trao đổi với anh về điều này. Tôi thật ngạc nhiên khi thấy anh xác định Công giáo chứ không phải Thiên Chúa giáo. Bởi vì, trong sách vở của các sử gia, học giả và ngay cả của các nhà cách mạng lớn của dân tộc, tôi đã không thấy ai dùng chữ Công giáo hoặc xác định Công giáo không phải là Thiên Chúa giáo như anh. Xin đưa ra một vài dẫn chứng tiêu biểu:

* Cuốn “Lịch Sử Đạo Thiên ChúaViệt Nam” có lời đề tựa của Đức Khâm Mạng Frant Drapier do nhà Đại Việt Thiện Bản xuất bản tại Huế năm 1944 chỉ dùng chữ Đạo Thiên Chúa, Thiên Chúa giáo, Đạo Gia Tô. Không có chữ Công giáo.

* Cuốn “Việt Nam Vong Quốc Sử” của Cụ Phan Bội Châu và bài Cụ kêu gọi Giáo dân nên trở về với đồng bào ruột thịt để đánh Tây chỉ dùng chữ Đạo Gia Tô hay Thiên Chúa Giáo, không có một chữ Công Giáo nào.

* Cuốn “Chu Tri Lục” của nhà Cách mạng Lý Đông A lại chỉ dùng chữ Gia Tô giáo mà thôi, cũng không có chữ Công giáo.

* Cuốn “Việt Nam Sử Lược” của Cụ Trần Trọng Kim, cuốn “Việt Nam Văn Hóa Sử Cương” của Đào Duy Anh đều chỉ dùng chữ Thiên Chúa giáo, Ki Tô giáo hay Cơ Đốc giáo, không có chỗ nào dùng chữ Công giáo.

* Ngay dưới chế độ ông Diệm, nhiều sử sách cũng chỉ dùng chữ Thiên Chúa giáo hay Đạo Gia Tô, không dùng chữ Công giáo nào như cuốn “Việt Sử Toàn Thư” của Phạm Văn Sơn xuất bản tại Sài Gòn năm 1960, cuốn “Việt Nam Pháp Thuộc Sử” của Phan Khoang do nhà Khai Trí xuất bản năm 1961.

* Sau này, cuốn “Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam 1771-1802” của giáo sư Tạ Chí Đại Trường xuất bản năm 1973 nói rất nhiều đến việc các giáo sĩ Tây phương giúp Gia Long đánh Nguyễn Huệ và việc giáo sĩ Pigneau de Béhaine dạy cho Hoàng tử Cảnh những hành động bất hảo đối với Phật giáo cũng không có một chữ Công giáo nào, chỉ dùng chữ Thiên Chúa giáo hay Gia Tô giáo.

Vậy thì, để chính danh - nhất là chính danh trong truyền thống sử dụng ngôn ngữlịch sử đã có - chúng ta nên dùng chữ Công giáo hay Thiên Chúa giáo, nếu hai chữ này đều chỉ cùng một tôn giáo? Hoặc giả, nếu hai chữ này chỉ cho hai tôn giáo khác nhau thì lịch sử xuất hiện và phát triển của Đạo Công giáo (chứ không phải Thiên Chúa giáo) ở Việt Nam và ở trên thế giới là như thế nào? là Catholicisme hay Réligion officielle? Và nếu quả có một tôn giáo như thế (không phải là Thiên Chúa giáo - Catholicisme) thì đó không phải là tôn giáo mà tôi đề cập đến trong bài báo đã đăng cũng như ở đây.

(Theo tôi biết, dưới thời Tổng thống Diệm, chữ Công giáo được dùng khá phổ biến trong chính quyền và trong giáo dân Thiên Chúa giáo nhưng không phải là dùng để chỉ cho một tôn giáo nào khác với Thiên Chúa giáolịch sử của nó đã có ở Việt Nam hàng mấy trăm năm nay và nằm trong hệ thống toàn cầu của tổ chức Tòa Thánh Vatican. Chữ này đã được dùng dưới thời ông Diệm để dịch chữ Catholicisme trong tiếng Pháp, dù là gần với ý nghĩa của nó trong nguyên ngữ, nhưng mặt khác còn với một dụng ý khá rõ rệt (dù không được xác định bằng văn kiện nào): đây là tôn giáo công, tôn giáo của chính quyền, của quốc gia (theo ý nghĩa của từ Hán Việt) và như thế, một cách mặc nhiên, để phân biệt với các tôn giáo khác như là những tôn giáo tư, tôn giáo không phải của chính quyền, của quốc gia. Một số cuốn sách, tiểu thuyết sau đó, trong tình trạng phổ biến của chữ Công giáo lúc bấy giờ cũng đã dùng chữ này vì nó trở nên quen thuộc và vì nó ngắn gọn hơn các chữ khác).

Trở lại vấn đề, tôi cũng thấy như anh là chưa khi nào Chính phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố (qua sắc lệnh hay đạo dụ) coi Thiên Chúa giáo (hay Công giáo, nếu anh chỉ muốn dùng chữ này) là quốc giáo. Điều này dễ hiểu. Ông Diệm, dù thế nào chăng nữa chắc chắn cũng phải có một sự khôn ngoan chính trị và một sự hiểu biết tối thiểu về dân tộc và xã hội Việt Nam. Chỉ cần một sự khôn ngoan và hiểu biết tối thiểu như thế là cũng đủ để không cho phép ông Diệm làm điều này bởi vì, nó sẽ là một sự áp đặt lộ liễu, trắng trợnhoàn toàn không có một chút khôn ngoan chính trị nào trên một dân tộc mà số lượng giáo dân Thiên Chúa giáo đã và chỉ là thiểu số. Anh cũng nên biết thêm rằng, tình trạng pháp lý của Giáo Hội Thiên Chúa giáo Việt Nam dưới thời ông Diệm là một tình trạng thả lỏng, vì không có một văn kiện nào ấn định. Trong khi các tôn giáo khác có căn bản pháp lý của nó là đạo dụ số 10 từ chế độ thực dân Pháp để lại, liệt các tôn giáo này như tất cả các hiệp hội thường với những điều kiện hết sức khắc nghiệt thì giáo hội Thiên Chúa giáo lại không có một văn kiện nào khác làm căn bản, mặc dù điều 44 của đạo dụ nói trên ghi rằng sẽ có “chế độ đặc biệt cho các Hội Truyền Giáo Thiên Chúa và Gia Tô”. Nhưng một chế độ đặc biệt như thế lại chưa bao giờ được ban hành. Và như thế, căn bản pháp lý của Giáo Hội này không có. Tại sao? Chỉ có hai lý do để giải thích: Hoặc thả lỏng như thế để chính quyền dễ dàng bóp nghẹt khi cần; Hoặc thả lỏng như thế để tôn giáo này muốn làm như thế nào cũng được. Thực tế dưới thời ông Diệm đã cho thấy lý do nào là đúng.

Thực tế đó, với những dữ kiện mà tôi đã đưa ra trong một mục nhỏ ở bài báo đã đăng trong Khai Phóng số 3 trang 46, 47, 48: “sự khuynh loát chế ngự gần như toàn bộ đời sống tinh thần, văn hóa, chính trị, xã hội của quốc gia của Thiên Chúa giáo dưới chế độ Ngô Đình Diệm”, tôi nghĩ là đủ để cho chúng ta kết luận như thế nào, xin được miễn nói lại hay nói thêm, dù tôi hiện đang có những dữ kiện khác.

2. Anh nói rằng: “không biết Chính phủ ông Ngô Đình Diệm có ra một sắc lệnh nào bảo rằng đạo dụ số 10 của Cựu Quốc trưởng Bảo Đại có hiệu lực”. Tôi chưa thấy có một sắc lệnh nào như thế nhưng tôi cũng chưa thấy có một sắc lệnh nào bảo rằng đạo dụ số 10 là không còn hiệu lực. Một đạo dụ được ban hành và khi không có một văn kiện hành chánh nào khác hủy bỏ nó đi thì hiệu lực của đạo dụ đó có còn hay không? Một hiểu biết sơ đẳng về nền hành chánh của quốc gia cũng có thể cho ta thấy được. Nhưng đây chỉ mới là lý luận. Quan trọng của vấn đề vẫn là ở thực tế. Thực tế đó là, Phật giáo đã công khai đặt vấn đề này với Chính phủ Ngô Đình Diệm, đã nêu nó lên như một nguyện vọng của Phật giáo đồ Việt Nam trong bản Tuyên Ngôn mở đầu cho cuộc tranh đấu năm 1963 và đã không được thỏa mãn. Thực tế đó cũng là, trong tất cả các văn kiện, nghị định cho phép Phật giáo lập Hội từ chế độ Ngô Đình Diệm đến cả sau 1963 của Chính phủ đều có ghi rõ: “chiếu dụ số 10 ngày 6-8-1950 sửa đổi bởi dụ số 24 ngày 19-1-1952 và dụ số 7 ngày 3-4-1954 ấn định quy chế các Hiệp hội”. Thực tế đó cũng còn là, mãi đến thời tướng Nguyễn Khánh mới có một Sắc Luật ký ngày 14-5-1964, trong đó, điều 5 ghi rằng: “Dụ số 10 ngày 6-8-1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này, không áp dụng đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất”.

Cho nên, nếu “điều chắc chắn là trong Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng Hòa xem tất cả các tôn giáo tại Việt Nam đều có quyền và bổn phận như nhau” thì cũng là chắc chắn khác, đạo dụ 10 là căn bản pháp lý cho Phật giáo và các tôn giáo khác (trừ Thiên Chúa giáo) ở Việt Nam từ ngày 6-8-1950 đến ngày 14-5-1964.

3. Về những đối xử có tính cách kỳ thị tôn giáo dưới chế độ ông Diệm, tôi cũng muốn tin rằng, đó chỉ là những lạm dụng quyền hành ở cấp dưới. Nhưng lòng muốn tin mà vẫn không tin được vì sự đối xử kỳ thị đó đã xuất phát, không chỉ ở cấp dưới, mà còn xuất phát từ Tổng thống phủ và từ những kẻ nắm quyền thực sự trong chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Trung Ương cũng như ở địa phương. Việc cấm treo cờ Phật giáo năm 1963 đâu phải là do một chỉ thị nào ở cấp dưới. Chỉ thị đó đã xuất phát từ Tổng thống phủ đến vị Đại biểu Chính phủ rồi đến Tỉnh trưởng! Việc duy trì đạo dụ số 10, cấp dưới dù có lạm dụng quyền hành cách mấy, cũng không thể có cái quyền đó. Việc tổ chức có tính cách quốc gia hóa một số ngày lễ của tín đồ Thiên Chúa giáo cũng đâu phải chỉ cục bộ trong một số địa phương? Để làm một so sánh với sự kỳ thị này, anh đưa ra trường hợp: “sau khi đã hạ bệ được Diệm, Nhu, Cẩn, phe Phật giáo đã lần lượt đốt phá một số nhà người Công giáo công chức (của chế độ Diệm-Nhu) tính từ Huế trở vô đến Nha Trang. Lúc ấy, tôi có cảm tưởng là phe Phật giáo làm một công việc như Thập Tự Quân (thời Trung Cổ) đi đánh người Ả Rập vậy! Các làng đông người Công giáo, nhất là ở Đà Nẵng (Nội Hà, Chính Trạch, Thanh Bồ, Đức Lợi), Quảng Ngãi, Quy Nhơn, và Tuy Hòa... bị bao vây và khủng bố (với sự đồng lõa của ông Nguyễn Chánh Thi)”.

Tôi có thể khẳng định ngay rằng, đây là một sự vu khống và là một sự vu khống có ác ý, nhằm đào sâu hố chia rẽ giữa Phật giáo với Thiên Chúa giáo. Anh có thực hiểu rõ và có đủ bằng chứng xác thực khi nói lên điều này không? Anh có biết rõ rằng, ai và động cơ nào đã gây ra những vụ trên, ngay cả vụ 1966 ở giữa thủ đô Sài Gòn? Và họ gây ra với mục đích gì không? Anh có biết rõ trong tổ chức Phật giáo, trên căn bản tinh thần của một nền giáo lý tôn trọng tự do con người, các nhà lãnh đạo Phật giáo không bao giờ có cái quyền ra lệnh cho quần chúng Phật tử không? Họ chỉ duy nhất có một cái quyền là kêu gọi. Và họ đã kêu gọi quần chúng Phật tử như thế nào trong những ngày sau 1-11-1963 và trong vụ 1966, anh có biết? Nếu anh biết tất cả những điều đó, tôi tin rằng anh đã không viết như thế. Xin anh đọc lại bài “Thêm một nạn nhân của nạn lộng quyền ở trại Songkhla” trong Khai Phóng số 4 trang 33, 34 để biết đâu là sự thực của một trong những điều anh nói ở trên. Cũng xin đọc lại quyển Bên Giòng Lịch Sử của Linh mục Cao Văn Luận để biết vị Linh mục này đã nói gì về tình trạng giữa Phật giáo với Thiên Chúa giáo trong những ngày sau khi ông Diệm bị lật đổ. Không những là không có một sự trả thù nào mà ngay cả cái thái độ kỳ thị cũng đã không có. Bởi vì nếu có thì đã không có cái việc sinh viên Đại học Huế (mà tôi có thể khẳng định rằng hầu hết là Phật tử) đón mừng với tất cả tình cảm tốt đẹp một vị tu sĩ Thiên Chúa giáo trở lại làm Viện trưởng Viện Đại Học Huế ngay sau biến cố 1-11-63. Ít nhất, sự kiện này cũng cho thấy rằng, Phật giáo - và ngay cả trong quần chúng Phật tử đấu tranh chống chế độ ông Diệm, đã không hề mang mặc cảm, thành kiến với những người Thiên Chúa giáo, đã không hề đặt vấn đề Phật giáo với Thiên Chúa giáo, mà chỉ đặt vấn đề về chính sách kỳ thị tôn giáo đối với người lãnh đạo quốc gia mà thôi.

Hẳn nhiên, sự sụp đổ của một chế độ không thể không gây ra những phản ứng tình cảm tự phát của quần chúng - những phản ứng nhiều khi quá đáng và không nên có, nhất là đối với những người nắm quyền đã một thời gây đau thương cho họ. Nhưng phản ứng tình cảm tự phát của quần chúng thì tuyệt đối không phải là một hành động có tổ chức, có chủ trương hay là do “những lạm quyền ở cấp dưới”.

(Ở đây, tôi xin mở ngoặc để nói đến một sự lầm lẫn mà đáng ra, anh đã không nên có khi anh viết rằng, tôi “chỉ căn cứ vào một số sách vở người ngoại quốc viết...”. Bài báo còn đó, anh có thể đọc lạiđọc hết để biết điều anh nói là đúng hay sai. Nhưng điều đáng nói chưa phải là chỉ căn cứ vào sách vở của người ngoại quốc hay là có cả và có nhiều sách vở của người Việt Nam hay là cả chính những tài liệu từ trong cuộc. Điều đáng nói là tất cả những dẫn chứng, tài liệu đó, tôi đã ghi nhận không phải với tư cách của một người không biết gì về những thực tế chúng nói đến mà là của một người đã từng nghe, từng biết, từng sống với những thực tế mà chúng nói đến đó. Tiếc thay đó lại là các thực tế mà “anh đã không phải sốngvậy thì tôi còn biết nói sao bây giờ, ngoài việc xin ở anh một sự thận trọng tối thiểu đối với tất cả những gì anh viết!

4. Anh nói rằng: “Phong trào chống đối chưa phải tiên thiên là một cuộc cách mạng hay cuộc vận động cách mạng, nhất là khi chống đối vì “tôn giáo bị đàn áp”. Anh hiểu thế nào là cách mạng? thế nào là vận động cách mạng? Ở đây, tôi chưa muốn tranh luận với anh về vấn đề danh từ. Ở đây tôi chỉ xin lưu ý anh rằng, không phải chỉ có cách mạng của người Cộng Sản hay cách mạng trong truyền thống lịch sử của các xã hội Tây phương. Lịch sử Việt Namtruyền thống cách mạng của chính nó và là người Việt Nam, chúng ta phải ý thức thắm thiết với truyền thống cách mạng này. Phật giáo cũng có truyền thống cách mạng với tinh thần đặc biệt của nó, khác với cái tinh thần của những tôn giáo khác. Không nên lấy Cách Mạng 1789 ở Pháp hay 1917 của Liên Xô làm khuôn mẫu và tiêu chuẩn đánh giá cho cuộc cách mạng của dân tộc ta hay của Phật giáo hay của bất cứ một tôn giáo nào.

Vậy thì truyền thống cách mạng của lịch sử Việt Nam là gì? đó chính là truyền thống xây dựng ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc trước những thế lực xâm lăng, đô hộ của ngoại bang và tay sai. Đó chính là truyền thống đánh đuổi các thế lực xâm lăng, đô hộ này ngay từ thời lập quốc cho đến mãi bây giờ, từ thế lực xâm lăng và đô hộ của Tàu, đến thế lực xâm lăng và đô hộ của Thực dân Pháp và đến ngày nay, thế lực xâm lăng và đô hộ của Đế Quốc Cộng Sản Liên Xô. Đó chính là truyền thống xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, nằm ngoài sự khống chế của các thế lực này. Phải hiểu như thế thì chúng ta mới hiểu được ý nghĩagiá trị của những hy sinh của tiền nhân trong suốt mấy ngàn năm, mới thấy được chúng ta có hay không một sự liên hệ máu xương với quá khứ và mới biết được rằng, đâu là chỗ đứng và là công việc phải làm của chúng ta ngày nay trên tư cách những người con của dân tộc. Cũng phải hiểu như thế thì anh mới thấy rằng, tại sao tôi đã gọi cuộc vận động năm 1963 của Phật giáo là một cuộc vận động cách mạng. Tôi xin được nói rõ điểm này.

Trong 5 nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam được ghi ở trong bản Tuyên Ngôn mở đầu cho cuộc vận động 1963, sau đó được giải thích thêm ở Bản Phụ Đính, nguyện vọng có thể nói quan trọng nhất và căn bản nhất là nguyện vọng thứ hai: chấm dứt sự ràng buộc các tôn giáo và đạo dụ số 10, hay nói cách khác, hủy bỏ đạo dụ này. Tại sao nó là nguyện vọng quan trọng và căn bản? Thứ nhất, vì đạo dụ số 10 là một văn kiện pháp lý chứa đựng những bất công thiên vị và là một trong những căn bản của tình trạng kỳ thị tôn giáo. Thứ hai, và đây mới là lý do quan trọng vì nó giải thích cho cái lý do thứ nhất ở trên - Nó là một đạo dụ của chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam. Cuộc vận động hủy bỏ nó, do thế, phải được quan niệm như là một cuộc vận động tiếp nối giòng cách mạng chống thực dân Pháp của dân tộc ta và Phật giáo Việt Nam đã bắt đầu từ cả 100 năm trước đó - dẫu là ở đây, nó không trực diện đấu tranh với thực dân Pháp mà chỉ là để chấm dứt sự tiếp nối chế độ thực dân này ít ra là trên phương diện tôn giáo.

Mặt khác, nếu quan niệm “công bằng xã hội” là một lý tưởng cao đẹp và cần thiết thì tại sao, ta không có thể gọi, cuộc vận động cho việc thực hiện lý tưởng này trong một xã hội đầy rẫy bất công và kỳ thị là một cuộc vận động cách mạng?

Chính trên cả hai quan điểm lịch sửxã hội như thế mà tôi đã gọi cuộc vận động 1963 của Phật giáo là một cuộc vận động cách mạng.

Còn tinh thần Phật giáo đã được biểu hiện như thế nào trong cuộc vận động cách mạng này? Điều mà bất cứ ai đã từng sống ở thời kỳ này cũng thấy là, Phật giáo đã-không-có-như-đã-không-bao-giờ-có những đội quân như “Thập Tự Quân” (thời Trung Cổ) đi đánh người Ả Rập. Phật giáo đã chỉ vận dụng tinh thầnphương pháp bất bạo động. Và đâu có phải vì vận dụng tinh thầnphương pháp bất bạo động mà nó lại không có tính chất cách mạng?

Anh đòi hỏi tôi đưa ra một vài con số về tín đồ Phật giáo ủng hộ và xuống đường trong khoảng trước 1-11-63 và tỷ số Phật giáo. Làm sao tôi có thể đưa ra một con số xác thực khi mà hầu hết ở các tỉnh thị miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ đều tràn ngập những cuộc xuống đường, những cuộc đình công bãi thị và những cuộc bãi khóa của sinh viên, học sinh. Hình ảnh của nó còn đó cũng như hình ảnh biểu hiện nỗi vui mừng của dân chúng Việt Nam trong ngày 1-11-63 còn đó. Tôi lại vẫn chỉ tiếc là “anh đã không phải sống” trong những ngày tháng này ở Việt Nam để biết một cách cụ thể, cuộc vận động này có hợp lòng dân và có được số đông quần chúng ủng hộ hay không.

Còn tỷ số Phật giáo? nhiều người-kể cả những người Thiên Chúa giáo-đã nói đến tỷ số 80% dân chúng Việt NamPhật giáo. Cá nhân tôi, tôi không tự hào gì về con số 80% này cả.

Anh cũng còn đặt một câu hỏi: “Thế thì tại sao Phật giáo đã không đủ sức để vận động đưa “cách mạng đến thành công” nhất là dưới trào Phan Khắc Sửu? Vì lúc đó Giáo hội “Thiên Chúa giáo” đã bị lép vế kia mà?

Đảo chánh thì dễ, cách mạng mới là chuyện khó khăn hơn nhiều. Đúng là Phật giáo đã không đủ sức để vận động “đưa cách mạng đến thành công” kể từ sau 1963 đến nay. Không đủ sứcbản thân của tổ chức Phật giáo vốn lỏng lẻo, vốn không có một nền tảng về khoa học, kỹ thuật tổ chức và vì vậy, tự thân nó có những vấn đề mà nó chưa giải quyết được. Nhưng lý do quan trọng hơn nữa là vì sự khống chế của các thế lực ngoại bang và tay sai trên đất nước ta trong chu kỳ lệ thuộc này của lịch sử.

Có một điều cần phải nói trong câu hỏi của anh trên đây. Đó là cái căn bản ý thức sai lầmtác hại mà anh đã có khi đặt câu hỏi trên. Tại sao lại “vì lúc đó Giáo Hội Thiên Chúa giáo đã bị lép vế kia mà!Phật giáo đã có bao giờ sống trên sự “lép vế” của những tôn giáo khác đâu. Đạp kẻ khác xuống cho mình đi lên, xây dựng sự nghiệp của mình trên những đau thương, tủi nhục của kẻ khác, cầu cho kẻ khác yếu đi, chết đi để cho mình được mạnh, được sống, anh có biết, chính cái ý thức đó đã làm tan nát dân tộc ta? Ngày nay, mà chúng ta vẫn còn mang cái ý thức và cung cách suy nghĩ đó thì biết đến bao giờ, nước mới được cứu, dân mới được yên?

Một câu hỏi khác nữa của anh: “chúng ta nghĩ sao về thái độ của một thầy Thích Trí Quang xin tị nạn vào Tòa Đại Sữ Mỹ?”. Tôi thấy không có gì phải nghĩ về thái độ này. Trong cuộc hành quân tấn công tàn bạo vào các chùa trên khắp toàn quốc đêm 20-8-1963 - thành tích lớn nhất và đáng ghê tởm nhất của ông Diệm trong việc triệt hạ Phật giáo - và trong cuộc truy lùng để bắt giam các tu sĩ Phật giáo vào những ngày sau đó, không lẽ điều đáng làm, nên làm của một thầy Thích Trí Quang (hay của bất cứ một ai khác) là tự nộp mình cho ông Diệm?

Anh ngày nay đang tị nạn ở đất Pháp (?) Tôi không tin rằng, vì tị nạn như thế mà anh lại tự nhiên trở thành tay sai của Pháp. Đúng hay chăng?

KẾT LUẬN

Để kết thúc, tôi muốn ghi lại đây hai hình ảnh mà đối với tôi, đã rực rỡ như hai biểu tượng cao cả của nhân tính: Một vị tu sĩ Thiên Chúa giáo đã từ bỏ tất cả mọi chức quyền cao sang để được sống lặng lẽ cùng với những con người đau khổ nhất trần gian tại một trại cùi ở Di Linh và đã chết trong tấm lòng yêu thương và ngưỡng mộ sâu xa của những con người đau khổ đó. Một hình ảnh khác mà tôi đã được biết ngay khi đang còn ở trại tị nạn Pulau Bidong, Linh mục Joe Devlin, người đã âm thầm sống cuộc đời của một kẻ “chăn chiên” giữa những vùng đất nghèo khó ở miền Nam Việt Nam trước 75; và sau 75 đã tự nguyện tìm tới sống với những người dân tị nạn ở trại Songkhla, Thái Lan để như một nguồn an ủi, vỗ về và như một niềm tin cho những người dân tị nạn ở đây. Đích thực, đó là những con người đã mang Thông điệp của Chúa đến cho những con người đau khổViệt Nam. Đích thực, đối với tôi, đó là những vị Bồ Tát đã hiện hữu giữa cõi đời này.

Trong bầu trời đen tối của quê hương hiện nay, trước những tiếng kêu thống thiết đang từng ngày từng giờ vọng lên, những vị Bồ Tát như thế đã dạy cho chúng ta một bài học khẩn thiết: Hãy sống cho những con người đang đau khổ. Đây thực là bài-học-căn-bản-của-những-bài-học-căn-bản. Chính bài học này mới hóa giải được hết mọi bất đồng tư tưởng, mới cho ta vượt qua mọi ám ảnh của quá khứ và những ảo tưởng về tương lai bất thực. Cũng chính trong tinh thần của bài học này mà tôi xin chấm dứt bài viết ở đây và sẽ không thêm một lần nào nữa, trở lại vấn đề này trên mặt báo. Bởi vì, điều đáng nói trước hết và trên hết của mọi điều đáng nói, dù sao cũng không phải là quá khứ, cũng không phải là tương lai mà chính là cái hiện tại đang tràn ngập những đau khổ.

Chúng ta có thực đang sống cho những con người đang đau khổ?

Lê Quân - Los Angeles

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46995)
31/05/2012(Xem: 10729)
16/10/2014(Xem: 25739)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.