Thư Viện Hoa Sen

Đức Phật- người đem ánh sáng rọi soi cuộc đời

23/05/20181:45 SA(Xem: 16504)
Đức Phật- người đem ánh sáng rọi soi cuộc đời

 blank


ĐỨC PHẬT- NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG RỌI SOI CUỘC ĐỜI

Thích Trung Định

Buddha sitting under a tree with his devotees by his side
Buddha sitting under a tree with his devotees by his side

Sự ra đời của đức Phật được xem là sự kiện hi hữu, trọng đại trong lịch sử nhân loài. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong việc thay đổi và phát triển tư tưởng loài người khi khai sáng nên một con đường tâm linh huyền nhiệm. Sự xuất hiện của đức Phật như Kinh nói là sự xuất hiện của “đại quang, đại minh”. Là sự xuất hiện của ánh sáng trí tuệ với cái nhìn thấu suốt về con người và cõi đời bằng “con mắt lớn.”

Mắt lớn là cái nhìn thấy biết như thật về cuộc đời để từ đó khai mở những con đường giúp nhân loài vượt thoát khổ đau, tự mình vươn lên tìm lấy ánh sáng “đại quang, đại minh.” Mắt lớn để nhìn thấu suốt vạn vật, giúp con người tìm lại viên ngọc quý giá chôn giấu bên trong mình, để từ đó có thể thấy rõ bản thâncuộc đời bằng cái thấy biết của chư Phật.

Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, vượt qua biên giới quốc độ để soi rọi khắp nơi. Việc đem ánh sáng giáo pháp của đức Phật đến với cuộc đời đã trở thành sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của những người đệ tử Phật từ bao đời nay. Nhớ niệm về ngày khánh đản của đức Phật là nhớ niệm về sự xuất hiện của ánh sáng quang minh Phật pháp trong việc đẩy lùi bóng tối vô minh, khai mở Phật tính cho mọi người. Rằng, từ đây ánh sáng đạo vàng sẽ rọi soi vào trong tâm thức u tối của con người. Vầng thái dương chân lý sẽ xua tan bóng đêm đen che phủ cuộc đời. Trời, người reo vui hoan ca đón nhận ánh sáng giác ngộ từ đức Phật-bậc thầy của nhân, thiên.

Khi nói về cuộc đời, Kinh điển mô tả “Tam giới bất an, do như hỏa trạch”. Ba cõi không an, giống như nhà lửa. Ẩn dụ này cho thấy sự bất toàn, khổ đau, mờ mịt của thế giới. Cuộc đời luôn đầy sự bất toàn, bất như ý. Bởi vì, mọi sự hiện hữuvô thường, khổ đau và hoại diệt dưới cái nhìn như thật của Phật giáo. Do vì không hiểu, không giác ngộ sự thật về vô thường, khổ, vô ngã nên chúng sinh chìm đắm trong khổ đau, sanh tử.

Mô tả về kiếp nhân sinh như vậy cho chúng ta thấy rõ sự bế tắc, mịt mù, đen tối không có lối thoát của kiếp người. Trong một ưu tư trước khi quyết định vận chuyển bánh xe pháp, đức Phật suy nghĩ: “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!”[1] Phần lớn chúng sinh ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, nên khó thấy được diệu pháp. Sau khi được sự thỉnh mời của Đại Phạm Thiên Sahampati, quán chiếu sự sinh trưởng của hoa sen trong hồ, Đức Thế Tôn quyết định rao giảng chánh pháp, không hướng về vô vi thụ động. Ngài đã khai mở chân diệu pháp, vận hành bánh xe pháp, mở cánh cửa vô sinh bất tử cho hết thảy chúng sinh, và đem ánh sáng nhiệm mầu rọi soi cuộc đời.

 Trong bối cảnh khổ đau của thế gian, đức Phật xuất hiện có một ý nghĩa, có một tầm mức quan trọng đến nhường nào. Khi mà nhân loại chìm đắm trong bóng tối của vô minh, lang thang và bị ràng buộc bởi sự đau khổ của tuổi già, bệnh tật và cái chết, thì đức Phật xuất hiện như là “người cầm đuốc của nhân loại” (ukkādhāro manussānam), mang lại ánh sáng của trí tuệ.[2] Sự xuất hiện của đức Phật trên thế gian là ‘sự xuất hiện của đại nhãn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh’. Sau khi giác ngộ giải thoát, ngài thắp lên ánh sáng niềm tintrí tuệ cho chúng ta, cho thấy sự thật chúng ta phải thấy và con đường tu tập đưa đến sự giải thoát. Tăng Chi Bộ kinh nói rõ điều này: “Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự Lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất Lai, là sự chứng ngộ quả Bất Lai, là chứng ngộ quả A-la-hán. Của một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang... là sự chứng ngộ quả A-la-hán.”[3]

Đức Phật Thích Ca là người tiếp nối ngọn đèn chánh pháp từ truyền thống mười phương chư Phật ba đời. Ngài xuất hiện trong thế giới ngũ trược ác thế này để dẫn dắt chúng sinh đi ra khỏi khổ đau. Do vì xuất hiện trong cõi đời kiếp trược, kiến trược, chúng sinh trược, mạng trược này nên Đức Phật Gotama tượng trưng cho hạnh tinh tấnkham nhẫn. Sự xuất hiện của một vị Phật gắn liền với sự vận hành của vũ trụ. Như một ngôi sao băng chống lại bóng tối của bầu trời đêm, trong từng thời kỳ, một vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác sẽ xuất hiện trong bối cảnh không gian vô biên, thắp sáng bầu trời tâm linh của thế giới, đem ánh sáng trí tuệ đến cho những ai có khả năng nhìn thấy các sự thật mà ngài soi rọi.[4]

Theo truyền thống, vị Phật là người tìm ra con đường và giảng dạy con đường ấy đến mọi người. Đó là con đường dẫn đến hạnh phúc an lạc đích thực. Con đường ấy có thể áp dụng cho cả thế và xuất thế gian. Đối với thế gian, ngài chỉ dạy con đường đưa đến hạnh phúc thiện lành, tìm kiếm phước báo hữu lậu. Đó là con đường hiệp thế, giúp chúng sinh gieo trồng gốc rễ thiện lành để kiến tạo hạnh phúc, hòa bình và an ninh trong cuộc sống thế tục. Đối với xuất thế gian, ngài chỉ dạy con đường đưa đến đoạn tận lậu hoặc, kiết sử, chứng đắc thánh quả giải thoát, Niết bàn. Đức Phật vạch rõ và thiết lập các nguyên tắc cần thiết giúp hành giả ứng dụng tu tập theo nếp sống đạo đứcphạm hạnh của thế và xuất thế.

          Một bản kinh khác đã nhấn mạnh đến chiều hướng vị tha rộng lớn của quả vị Phật, khi đoạn kinh ca ngợi sự xuất hiện của Đức Phật như: “Một người, này các Tỷ kheo khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiênloài người. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A La Hán, Chánh đẳng Giác.[5] Chức năng của một vị Phật là thực chứngcông bố Pháp toàn vẹn trong tất cả phạm vi lẫn chiều sâu và điều này liên quan đến một sự hiểu biết toàn diện về các ứng dụng đa dụng của Pháp trong tất cả mọi chiều hướng. Một vị Phật không chỉ thâm nhập vào trạng thái vô vi của hạnh phúc toàn bích nằm ngoài cõi ta bà, vượt ra khỏi sinh lão tử; Ngài không chỉ tuyên bố con đường đưa đến giác ngộ toàn vẹngiải thoát tối hậu; mà Ngài cũng còn soi sáng nhiều phương cách để áp dụng Giáo Pháp trong các điều kiện phức tạp của đời sống con người, cho những ai vẫn còn đắm chìm trong thế gian.[6]

          Một nội dung khác vô cùng quan trọng đó là đức Phật giới thiệugiải thích sâu sắc về định lý duyên khởi. Duyên khởi là định lý phổ quát, đức Phật chỉ là người khám phá ra nó và tuyên thuyết lại cho mọi người. Định lý này cực kỳ quan trọng, vì nó mô tả toàn bộ mối quan hệ tương duyên tương thuộc giữa các pháp, dựa theo đó đau khổ phát sinh hay chấm dứt. Đức Phật tuyên bố rằng ngài đã phát hiện ra con đường giác ngộ khi ngài tìm thấy phương cách để chấm dứt vòng tròn duyên sinh này. Như vậy, thực chứng tận diệt duyên khởi là chỗ đoạn diệt vô minhtham ái. Khi hai chi phần này đoạn tận thì toàn bộ sự vận hành của vòng tròn duyên khởi sụp đổ. Vô minh diệt, minh sinh và ái diệt niết bàn. Đây là điểm then chốt của toàn bộ giáo lý của đức Phật tuyên thuyết. Tiếng nói của duyên khởi là tiếng nói của vô ngã. Đây là tiếng nói của chân lý sự thật. Khi tuyên bố sự thật vô ngã này đức Phật giống lên tiếng rống sư tử, làm khiếp sợ các tà thuyết ngoại đạo.

          Như vậy, bốn sự thật cao quý, định lý duyên khởi, giáo lý vô ngãnhân quả nghiệp báo luân hồi…đều được đức Phật lần lượt giới thiệu. Con đường đưa đến đoạn tận khổ đau cũng được vạch ra đó là Ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà tựu trung là Bát chánh đạo bao gồm trong ba uẩn giới định và tuệ. Bất cứ ai áp dụng tu tập theo lộ trình ấy sẽ đạt được an lạc giải thoát đích thực. Thành ra, đức Phật là biểu mẫu sáng ngời nhất, minh triết nhất mà tất cả ai đã tiếp cận và tìm hiểu đều thừa nhận. Một nhà văn hào Âu Châu nhận định rằng: ‘Không có nơi nào trong thế giới tôn giáo, sùng báitín ngưỡngchúng ta có thể tìm thấy một vị giáo chủ chói sáng như thế! Trong hàng loạt các vì sao, ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất’. Một số các khoa học gia, triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên bố về ngài “Con người vĩ đại nhất chưa từng có. Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại nầy soi sáng cái thế giới đau khổtối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại.” Giáo lý của đức Phật tỏa sáng một cách công khai, rạng rỡ và rực rở như ánh sáng của mặt trờimặt trăng.

          Không có ai trên thế giới này có sức hút mảnh liệt như đức Phật. Không một vị lãnh đạo tôn giáo nào có tầm ảnh hưởng như ngài. Xuyến suốt trong chiều dài lịch sử hơn hai ngàn sáu trăm năm, biết bao nhiêu bút mực, sử sách…mô tả viết về ngài và lời ngài dạy, nhưng vẫn không bao giờ cùng tận. Đức Phật và lời dạy của ngài vẫn mãi là khuôn vàng thước ngọc dẫn dắt chúng sinh đi ra khỏi khổ đau của kiếp sống nhân sinh; vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận để viết và xưng tán về Ngài.

          Quả thật, đức Phật như người dựng đứng lên những gì đã bị gãy đổ: “Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.”[7]

 Ghi chú:

[1] Kinh Thánh Cầu, Trung Bộ Kinh, bài kinh số 26.

[2] Xem, Tỳ khưu Bodhi, Những lời Phật dạy, (Bình Anson dịch), NXB Thanh Niên, 2016, p. 74.

[3] Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền, Tăng chi bộ, tập 1, NXB Tôn giáo, 2015, p. 56.

[4] Opcit, p. 72.

[5] Xem, Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền, Tăng chi bộ, tập 1, NXB Tôn giáo, 2015, p. 56.

[6] Xem, Tỳ khưu Bodhi, Những lời Phật dạy, (Bình Anson dịch), NXB Thanh Niên, 2016, p. 154.

[7] Thích Minh Châu (dịch), Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), Kinh Potaliya (Potaliya sutta), https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung54.htm

Thích Trung Định

 Thư Viện Hoa Sen

Tạo bài viết
03/05/2019(Xem: 5581)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: