Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát Chủ Tịch Uỷ Ban Tổ Chức Quốc Tế Đại LễPhật ĐảnLiên Hiệp Quốc 2008 Phó Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP HCM.
Nam môVô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thưa:
- Ngài đại diện Liên Hợp Quốc tại Việt Nam - Ngài Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã HộiChủ NghĩaViệt Nam. - Ngài Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã HộiChủ NghĩaViệt Nam. - Quý vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp. - Quý vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các phái đoàn ngoại giao và các cơ quan quốc tế.
Kính bạch:
- Hòa ThượngPháp chủGiáo Hội Phật giáo Việt Nam. - Chư tôn Giáo phẩm, chư tôn Thiền đức Tăng Ni trong và ngoài nước.
Kính thưa:
- Quý vị Đại biểu, Học giả, các bậc Thiện tri thức trong và ngoài nước. - Quý vị chức sắc lãnh đạo các tôn giáo bạn - Cùng toàn thể quý Thiện nam Tín nữPhật tửxa gần.
Hòa trong không khí trang nghiêmthanh tịnh của mùa Phật đản, để kỷ
niệm ngày Đản sanh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một bậc vĩ nhân của nhân loại,
được sự ủng hộ của nhà nước Cộng Hòa Xã HộiChủ NghĩaViệt Nam, toàn thểPhật
giáo đồ trên thế giớilong trọng tổ chức đại lễPhật Đản LHQ 2008(UN Vesak
2008) tại thủ đô Hà Nội, một trung tâmvăn hóa, kinh tế, chính trị của Việt
Nam. Lời đầu tiên, tôi xin được thay mặt cho Ủy Ban Tổ Chức Quốc Tế Đại LễPhật
Đản 2008, cung kính gởi đến chư tôn thiền đức Tăng Ni, các cấp lãnh đạo Đảng và
Nhà nước, các phái đoàn ngoại giao, các cơ quan quốc tế, chư vị quan khách,
cùng toàn thể quý Thiện nam Tín nữPhật tửxa gần lời chúc mừngtốt đẹp nhất.
Sự hiện diệncủa quý vị là góp phần trang nghiêm cho buổi Đại lễ hôm nay thêm
phần trang trọng và cũng là niềm vinh dự to lớn cho Ban tổ chức chúng tôi. Kính
chúc Quý ngài pháp lạp miên trường, pháp âm lưu diễn, pháp tuệ vô biên, pháp
thânthường chiếu. Kính chúc các cấp lãnh đạo Đảng - Nhà nước, các ban ngành
đoàn thể, lãnh đạo các tôn giáo bạn, các hàng học giảtri thức cùng toàn thểhội chúng lời chúc mừng an khương, phước lạc.
Kính chúc Đại lễthành công tốt đẹp!
Kính bạch quý Ngài
Kính thưa quý liệt vị!
Đạo Phật ra đời mang theothông điệptình thương và tuệ giác của
đức Phật. Ngay từ thuở ban sơ nhất, những âm vang của những đạo lýnhân sinh,
những con đườnggiải thoát khổ đau đã được đức Thế Tôntuyên dương một cách hào
hùng rằng: “Cánh cửa giải thoát đã mở cho hết thảy những người nào muốn nghe
và hãy đến đây.” Với thông điệp ấy, trên 2500 năm qua, các thế hệPhật
tử đã ra sức xiển dương và phát huy để rồi đã kết tinh thành những giá trị cao
quý mà đến bây giờ vẫn còn đọng lại trong tâm khảm của thế nhân. Những giáo lý
hàm xúc các chất liệu chuyển hóathân tâm, những công trình nghệ thuật đồ sộ
vượt thời gian, những nhân cách sống đã thấm sâu vào nền văn hóa của mỗi vùng,
mỗi quốc gia. Tất cả đều là những chứng tíchbất diệt với cung bậc của thời
gianvô tận.
Thế nhưng, vẫn không thể chối cải rằng, giải quyếtvấn nạn khổ đau
của nhân sinh là đề tài muôn thuở. Với nền tảng của yêu thương và sự sáng suốt
trong nhận thức, Phật giáo đã đi vào kết cấu giai tầng của các nguyên nhânhệ
lụy để mà chuyển hóa và làm thăng hoa các giá trịhạnh phúc trong cuộc sống.
Chính vì lẽ đó mà sự kiệnĐức Phật ra đời, thành đạo, và nhập Niết-bàn luôn là
những thời khắc mang ý nghĩavô cùng quan trọng như những điểm nhấn trên dòng
lịch sửtư tưởng của Phật giáo.
Mặt khác, sự phát triển như vũ bão của các giá trịvật chất, sự tụt
hậu của các nền tảng đạo đứctruyền thống đã đặt cuộc sống con người vào guồng
quay của những bất an, xung đột, thiên tai, khủng hoảng,…. Những hậu quả của
các cuộc chiến tranh, sự bùng phát của các đại dịch, và mới đây những thiên tai
tàn phá Miến Điện, Trung Quốc đã cướp đi hàng vạn sinh linh là những di chứng
khiến cho chúng ta phải suy nghĩ.
Đứng trước những thực trạng ấy của xã hội, Phật giáo ngày nay đã và
đang đối mặt với nhiều vấn nạn mà trong đó đòi hỏi phải có sự hiện diện của tuệ
giácsáng suốt và một trái tim rộng mở, yêu thương. Chính vì thế, những mệnh đề
được đặt ra cho Phật giáo như : Đóng góp của Phật giáo cho một xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh…. luôn mang tính của một công án cho hết thảy
thế hệchúng ta.
Riêng Việt Nam là một đất nước có truyền thốngvăn hóa đa dạng và
phong phú. Trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa nét tân và nét cổ, giữa tâm linh
và vật thể, đã hình thành nên những nếp sống rất riêng của mảnh đất Việt. Và
trên bước đường hội nhập với thế giới, nền văn hóa Việt mang đậm chất Phật giáo
đã mang đến cho kho tàng nhận thứcnhân loại nhiều mẫu mực văn hóa có giá trịtham khảo cao.
Chính vì ý thức được điều đó, nên năm 2008 này, Việt Nam đã được
cộng đồngPhật giáothế giới chọn là điểm hội tụ, quy ngưỡng và tôn vinh những
giá trịđạo đức cao quý của một bậc vĩ nhân trong lịch sửtư tưởng, văn hóanhân loại. Đây là một vinh dự không những cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho hết
thảy mọi người trên mảnh đất này có cơ hội chiêm nghiệm lại những giá trịtruyền thống vốn đã trở thành máu thịt của mỗi người dân đất Việt.
Cho nên, được sự chấp thuận của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam tổ chức kỷ
niệm ngày Đản sinh lần thứ 2632, Phật lịch 2552 của Đức Phật là một sự kiệnlịch sửvô cùng quan trọng. Những tinh hoatư tưởng, trí tuệ và lòng từ bi của
Ngài từ lưu vực sông Hằng đã được nối kết khắp mọi nơi và hôm nay được hội tụ
tại nơi này. Tôi thiết nghĩ, đây là dịp tốt nhất để mỗi người chúng ta thọ nhận
và phát huy di sảnvăn hóatâm linh mà Ngài truyền trao. Vì vậy, Đại lễ tại Hà
Nội lần này là một biểu tượng điển hình về tầm vóc quan trọng có tính văn hóa
quốc tế của ngày kỷ niệm Đản sanh Đức Phật.
Tôi hy vọng, tất cả quý vị sẽ hoan hỉ với
các nghi thức, lễ hội, hội thảo và cùng nhau chia sẻ trong tinh thần tương
thân. tương ái giữa những người có cùng tâm nguyện về tham dựĐại lễ hôm nay.
Mong rằng sự nỗ lực của chúng ta sẽ góp phần làm cho` thế giới vơi đi lo lắng
và sợ hãi và mang lại bình an và hiểu biết cho nhân loại.
Một lần nữa, chúng tôi xin tri ân sự quan tâm của Đại Hội Đồng Liên
Hợp Quốc, các phái đoàn ngoại giao và các cơ quan quốc tế. Xin đảnh lễtri ân
chư vị tôn túcTăng Ni và sự đóng góp của chư vị thiện tri thức, các vị học giả
trên khắp thế giới. Đặc biệt, xin tri ân Đảng - Nhà nước và Chính phủ nước Cộng
Hòa Xã HộiChủ NghĩaViệt Nam đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi để Đại lễ được
thành côngtốt đẹp. Kính chúc Chư tôn đức pháp thể khương an, tuệ đăngthường
chiếu. Kính chúc quý vị quan khách cùng chư học giảthiện tri thức và toàn thể
quý nam nữPhật tửthân tâman lạc, vạn sựkiết tường.
Thay mặt ủy Ban Tổ Chức Quốc Tế Đại LễPhật Đản năm 2008 tại Việt
Nam, nhân danhcá nhân, tôi xin trân trọngtuyên bố khai mạc Đại LễPhật Đản
Phật Lịch 2552.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh /
- Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn /
- Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh
- Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.