Ông Mahinda Rajapaksa, Tổng Thống Sri Lanka

04/05/201412:00 SA(Xem: 3416)
Ông Mahinda Rajapaksa, Tổng Thống Sri Lanka


vesak_2014_banner_final

THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG
của Ông Mahinda Rajapaksa, Tổng thống Sri Lanka

Tôi rất vui mừng khi gửi bức thông điệp chúc mừng này đến Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014 và Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ 11 được tổ chức tại Việt Nam.

Liên Hiệp Quốc tổ chức Lễ Vesak thiêng liêng này để kỷ niệm sự Đản sanh, Thành đạoNhập diệt của Đức Phật Thích Ca mâu Ni sau khi một nghị quyết đặc biệt được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1999.
Đất nước Sri Lanka, với truyền thống Phật giáo có từ hơn hai thiên niên kỷ trước, đã và đang có nhiều đóng góp cho lĩnh vực Phật học từ thời cổ đại đến hiện đại, ý thức rõ đối với tầm quan trọng về sáng kiến của Liên Hiệp Quốc trong việc tổ chức Đại lễ Vesak.

Đại lễ Vesak và Hội nghị Phật giáo Quốc tế năm nay do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại tỉnh Ninh Bình, Việt Namchủ đề rất thời sự và thiết thực, đó là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc”.

Điều này có ý nghĩa lớn lao trong việc đưa ra những quan điểmgiải pháp của Phật giáo đối với các vấn đề hiện đang ảnh hưởng đến thế giới, như sự phát triển bền vững, sự nóng lên toàn cầu và bảo vệ môi trường; những đóng góp của Phật giáo vào việc xây dựng một cuộc sống lành mạnh và hòa bình - thúc đẩy sự phục hồi sau xung đột, và nền giáo dục Phật giáo trong chương trình học ở bậc đại học.

Phần lớn những người tham dự hội thảo này, bao gồm những bậc trưởng lão, những vị lỗi lạc trong Tăng chúng và các học giả Phật giáo, chắc chắn sẽ có những đóng góp quan trọng cho sự gắn kết tư tưởng của Phật giáo trong việc giải quyết những khó khăn và khủng hoảng đang ảnh hưởng đến thế giới ngày nay và tìm ra con đường để tiến lên.
Tôi cầu chúc cho Hội thảo Phật giáo Quốc tế đánh dấu Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc được thành công tốt đẹp trong tinh thần của giáo pháp và sự gia hộ của hồng ân Tam Bảo.

 

Mahinda Rajapaksa
Tổng thống Sri Lanka





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/04/2014(Xem: 4802)
01/04/2014(Xem: 5568)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :