Phật GiáoGiáo Dục Đạo Đức Toàn Cầu (sách)

30/05/20194:28 CH(Xem: 5965)
Phật Giáo Và Giáo Dục Đạo Đức Toàn Cầu (sách)

TÙNG THƯ HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

PHẬT GIÁOGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TOÀN CẦU
Chủ biên: TT. TS. Thích Đức Thiện TT. TS. Thích Nhật Từ
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

 

Phat Giao va Giao Duc Dao Duc Toan Cau
BAN CHỨNG MINH

HT. Thích Trí Quảng Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN
HT. Thích Thiện Nhơn Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
HT.TS. Brahmapundit Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ (ICDV)
HT. Thích Thiện Pháp Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN
HT. Thích Thanh Nhiễu Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN

ỦY BAN HỘI THẢO

TT.TS. Thích Đức Thiện
HT. Thích Huệ Thông
TT.TS. Thích Nhật Từ
TT. Thích Thiện Thống
GS.TS. Lê Mạnh Thát

BAN ĐIỀU PHỐI DỊCH THUẬT

TT.TS. Thích Đồng Trí
NS.TS. Hương Nhũ
SC. Liễu Pháp
TS. Trần Tiễn Khanh
Phan Trung Hưng

TT. TS. Thich Chúc Tín
ĐĐ. Thích Đồng Đắc
NS.TS. Như Nguyệt (HL)
TS. Thang Lai
TS. Lê Thị Kiều Vân

TRỢ LÝ BIÊN TẬP

ĐĐ.TS. Thích Hoằng Hòa
ĐĐ. Thích Tuệ Nhật
Nguyễn Mạnh Đạt
Giác Thanh
Hà Thu Nguyệt

ĐĐ. Thích Ngộ Dũng
SC. Nhuận Bình
TS. Lê Thanh Bình                
Nguyễn Thị Linh Đa
Ngộ Trí Viên

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu vii

Lời giới thiệu.ix

Đề dẫn xv

I. CÁC HỌC THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨCGIÁO DỤC

1. Giáo lý đạo đức Phật giáo nguyên thủy đối với giáo dục đạo đức toàn cầu Gunatilake Athukoralalage Somaratne 

2. Người hướng dẫn tâm linhyếu tố thiết yếu cho sự cấu thành đơn vị gia đình Jeff Waistell 

3.  Vai trò của đạo đức Phật giáo trong giáo dục Dissanayake Mudiyanselage Kasun Dharmasiri

4.  Đạo đức và bổn sanh kinh: Có thể hỗ trợ quy tắc giáo dục thế tục? Sarah Shaw 

5.  Phương pháp tiếp cận đạo đức Phật giáo đối với các xã hội bền vững Kanchan Saxena

6.  Giả định phổ quát cho tốt và xấu: Quan điểm Phật giáo Wimal Hewamanage

7.  Một nghiên cứu quyết định các nguyên tắc giáo dục toàn cầu liên quan đến Kinh Thiện Sanh Dunukeulle Sarananda

II. GIÁO DỤC TRONG CÁC BỐI CẢNH QUỐC GIA KHÁC NHAU

8.  Văn hoá ‘Nalanda’ như là một mô hình của sự giáo dục toàn cầu  trong đạo đức học Anand Singh

9. Hệ thống giáo dục Phật giáo ở Tiểu lục địa Ấn Độ: Quan điểm lịch sử Jinabodhi Bhikkhu

10.  Một nghiên cứu về ngôn ngữ cổ điển với sự liên quan đặc biệt đến Phật giáo mới Mahesh A. Deokar

11.  Tịnh Độ tông Phật giáo: Một cách tiếp cận cho việc xây dựng một xã hội hài hòa ở Việt Nam Bachchan Kumar

12.  Đào tạo Sīladharā: Một Ni đoàn ở phương Tây Benjawan Wongshookaew

III. GIÁO DỤC TOÀN CẦU VỀ ĐẠO ĐỨC
13.  Giảng dạy đạo đứcđạo đức người giảng dạy: Thách thức và cơ hội trong giáo dục đại học Devin Combs Bowles

14.  Dùng giáo dục phật pháp thay đổi cách tương tác thúc đẩy giáo dục đạo đức trong trường học Sue Erica Smith

15.  Nhìn lại những giá trị giáo dục Phật giáonâng cao nhận thức toàn cầu hiện nay như là những hiểu biết sâu sắc tự định hướng của các nhà sư phạm đối với thực tiễn sư phạm Edi Ramawijaya Putra

16.  Giáo dục cho thức tỉnh, thức tỉnh cho giáo dục: Những phản ánh từ lĩnh vực du học Christie Yu-Ling Chang

17.  Giáo dục về luân lýđạo đức cho công dân toàn cầu Petcharat Lovichakorntikul

18.  Đóng góp của Tứ Vô Lượng Tâm trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hóa TT.TS. Thích Trung Định

Tiểu sử các tác giả

 

LỜI NÓI ĐẦU

Vào năm 1999, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết công nhận ngày Vesak là ngày lễ hội văn hóa thế giớithừa nhận các đóng góp to lớn của đức Phật cho thế giới. Từ năm 2004, Chính phủ Hoàng gianhân dân Thái Lan nói chung và Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya nói riêng vô cùng vinh dự đăng cai đại lễ Vesak LHQ 12 lần tại thủ đô Bangkok,  Thái Lan.

Từ năm 2004 đến nay, cộng đồng Phật giáo thế giới đã đi một chặng đường dài của đại lễ Vesak LHQ. Đất nước Thái Lan rất vinh dựvui mừng đóng vai trò là nước đăng cai nhiều lần nhất. Quảng thời gian 16 năm đã giúp Ủy ban Tổ chức Vesak LHQ được trưởng thành và phát triển với bốn phương diện: Hội thảo, văn hóa, nghi lễphụng sự. Nhiều kinh nghiệm đã đạt được và đây là thời gian chúng tôi có thể chia sẻ cơ hội đăng cai với các nước khác. Dĩ nhiên, sẽ luôn có chỗ cho sự tăng trưởng, phát triển và tất cả chúng ta rất phấn khởi để chứng kiến sự phát triển đó.

Vào năm 2006, sau khi tham gia vào Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ với vai trò Phó Tổng thư ký, Thượng tọa TS. Thích Nhật Từ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với Ủy ban Tổ chức quốc tế Vesak LHQ nói riêng và cộng đồng Phật giáo thế giới nói chung. Nhờ đóng góp năng động của Thượng tọa, đại lễ Vesak LHQ 2008 đã được tổ chức rất thành công tại Trung tâm Hội nghị quốc giađại lễ Vesak LHQ 2014 tổ chức thành công tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Chùa Bái Đính.

Ủy ban Tổ chức quốc tế đại lễ Vesak LHQ đã ủng hộchúc mừng đất nước Việt NamGiáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đăng cai thành công mỹ mãn Đại lễ Vesak LHQ và hội thảo quốc tế tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội vào năm 2008 và Trung tâm Hội nghị Quốc tế Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình vào năm 2014. Lần này, chúng tôi có thêm niềm tin đầy đủ với Việt Nam với tư cách là nước đăng cai đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, lần thứ ba. Chúng tôi tán dươngtri ân Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và những người đã đóng góp cho sự thành công của các đại lễ Vesak LHQ trong những năm trước và mong mỏi rằng đại lễ Vesak LHQ năm nay cũng như các năm sau sẽ tiếp tục thành công.

Những lời dạy minh triết và đạo đức của đức Phật vượt qua mọi ranh giới, vì tâm trí của tất cả là như nhau, những đau khổ của con người đều giống nhau và tiềm năng giải thoát của tất cả là như nhau. Tôi rất vui mừng cho sự khởi động Vesak LHQ như một tiến trình, phát triển phạm vi hoạt động của Vesak LHQ. Bây giờ là thời gian mà các quốc gia khác và tất cả chúng ta đi theo con đường tương tự, phát triển lễ Vesak LHQ, tưởng niệm đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết-bàn như sự kiện quốc tế thực sự đặc biệtthiêng liêng, có thể chia sẻ với cộng đồng thế giới, bất luận tôn giáo, màu da, sắc tộc.

Hãy để giáo pháp của đức Phật là ngọn hải đăng cho thế giới, chuyển hóa vô minh và khổ đau trong tâm chúng ta, mang lại sự phát triển vào năng lực bền vững cho nhân loại và quan trọng hơn, cho hòa hợp và hòa bình thế giới.

HT.TS. Brahmapundit 
- Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ
- Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Phật giáo thế giới

pdf_download_2
Phật giáo và giáo dục đạo đức toàn cầu







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/04/2014(Xem: 4802)
01/04/2014(Xem: 5569)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :