Phát Biểu Của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng

09/05/201412:00 SA(Xem: 3321)
Phát Biểu Của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng

vesak_2014_banner_final

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

nguyen_sinh_hung"Kính thưa chư tôn đức giáo phẩm đại diện cho Phật giáo các nước và các tông phái Phật giáo trên thế giới cùng quý chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam!

Kính thưa quý vị khách quý đại diện Liên Hợp Quốc, các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các vị đại diện các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cùng quý vị khách nước ngoài!

Kính thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể đồng bào Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước!

Trong không khí trang trọng của ngày Đại lễ Phật đản Vesak 2014, Phật lịch 2558, ngày được Liên Hợp Quốc công nhận là một lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới, được Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận và hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai, phối hợp với Uỷ ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc (ICDV) tổ chức. Tôi xin bày tỏ niềm vui trước sự có mặt của đông đảo các vị chư tôn đức giáo phẩm đại diện cho Phật giáo trên khắp thế giới; sự có mặt của các vị khách quý đại diện cho Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế, đại diện các nước cùng quý vị đại biểuTăng Ni, Phật tử trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài.

Thay mặt cho Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam, nước chủ nhà đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2014, tôi xin gửi tới tất các quý vị khách quý cùng toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước lời chúc tốt đẹp trong tình thân ái, hữu nghị và đoàn kết.

Kính thưa Quý vị!

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc được tổ chức với quy mô quốc tế là sự kiện quan trọng thể hiện quyết tâm và chủ trương của Liên Hợp Quốc đối với các hoạt động mang tính quần chúng rộng rãimột thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Đại lễ được tổ chức với sự cổ suý của Liên Hợp Quốc nhằm tôn vinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về hòa bình, hòa hợp, hòa giải, vị tha, nhân ái vốn đã có từ hơn 2500 năm trước và vẫn còn nguyên giá trị trong thế giới ngày nay.

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc được tổ chức hàng năm với sự tham gia của đông đảo các tông phái Phật giáo đến từ nhiều quốc gia trên thế giới là cơ hội, là nhịp cầu giúp cho tất cả những người anh em có tín ngưỡng Phật giáo được gặp gỡ nhau để tưởng niệm, tôn vinh Đức Phật nhân 3 sự kiện rất quan trọng trong thân thế và sự nghiệp của Ngài là Đức Phật đản sinh, Đức Phật thành đạoĐức Phật nhập Niết-bàn, đồng thời chia sẻ và động viên nhau nhất tâm học tập, làm việc để đưa những tư tưởng tiến bộ của Đức Phật vào cuộc sống của xã hội hôm nay, để hướng tới một cuộc sống giảm thiểu xung đột và khổ đau, xây dựng một xã hội phát triển trong hoà bình và an lạc. Tôi hy vọng rằng Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc năm nay sẽ là cơ hội tốt để chúng ta cùng nhau nhìn nhận và đánh giá lại những cố gắng của cộng đồng thế giớiniềm tin vào triết lý của Đức Phật trong việc xây dựng và phát triển xã hội trong hoà bình, hữu nghị. Qua Đại lễ này chúng ta cùng nhau tạo nên những nhân duyên mới để thắt chặt thêm sự đoàn kết, gắn bó hữu nghị, cùng nhau kiến tạo xã hội tốt đẹp, một cõi Niết bàn trong hiện thực của thế giới hiện tại, góp phần ngăn chặn sự xung đột, hoá giải các cuộc chiến tranh và đẩy lùi nguy cơ nghèo đói, khổ đau trong đời sống xã hội, đưa con người tới cuộc sống an vui. Với đông đảo Quý vị có mặt ở đây hôm nay mỗi người là một sứ giả của thiện chí, của hoà bình, từ Đại lễ này sẽ tiếp thêm cho mỗi người sức mạnh và sự quyết tâm để tiếp tục xiển dương chính pháp của Đức Phật trong đời sống xã hội, vì tương lai tươi sáng và tốt đẹp của nhân loại.

Sau Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008 được tổ chức thành công tại Hà Nội, Việt Nam, Đại lễ Vesak 2014 lần này tiếp tục được tổ chức tại Bái Đính, Ninh Bình, Việt Nam lại một lần nữa khẳng định Nhà nước Việt Nam tôn trọngủng hộ quyết định đúng đắn của Liên Hợp quốc chọn ngày Tam hợp Đức Phật là ngày văn hoá tôn giáo thế giới, đồng thời khẳng định việc Nhà nước Việt Nam rất quan tâmtôn trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo mang lại cho đời sống xã hội.

Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc năm 2014 được tổ chức tại Việt Nam, đất nước đa tôn giáođạo Phậttôn giáo có mặt sớm trên đất nước này từ gần 2.000 năm về trước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy Phật giáo luôn gắn bó đồng hành cùng Dân tộc, luôn tỏ rõ phương châm nhập thế gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì mục tiêu hạnh phúc an vui cho con người. Mục tiêu cao cả ấy càng rõ nét và càng đạt được thành quả lớn lao qua vai trò thực hiện và hướng dẫn thực hiệnhiệu quả của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Việt Nam hôm nay với chủ trương phát huy tối đa nội lực, đồng thời tôn trọng và sẵn sàng tiếp nhận sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, Việt Nam sẵn sàng mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước và cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, vì lợi ích các bên cùng có lợi trên nền tảng hoà bình và sự phát triển bền vững. Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, Việt Nam chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc song cũng sẵn sàng tiếp thu đón nhận tinh hoa văn hóa thế giới và hội nhập với các nền văn hoá tiên tiến của nhân loại. Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đóng góp cho đời sống xã hội từ việc hướng con người tới đạo đức chân, thiện, mỹ, nhất là những giá trị phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức, lối sống hướng thiện của con người Việt Nam đang tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu “Dân giàu - Nước mạnh - Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Với vai trò của Nước chủ nhà trong tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc năm 2014, tôi mong sao trong những ngày dự Đại lễ Phật đản trên đất nước của chúng tôi, quý vị sẽ hiểu thêm về đất nước Việt Nam tươi đẹp, nhận thấycon người Việt Nam tình cảm chân thành, nhân hậu và sự mến khách thắm tình hữu nghị, hợp tác.

Chúng ta cùng đồng tâm phấn đấu vì một thế giới tốt đẹp trong hoà bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển bền vững. Trên tinh thần đó, chúng ta tin tưởng rằng, Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2014 một lần nữa lại được tổ chức thành công trên đất nước Việt Nam tươi đẹp và giàu truyền thống.

Một lần nữa tôi xin được chúc quý vị có nhiều sức khoẻ và an lạc trong ánh từ quang của Đức Phật và trong niềm tin vào tương lai tốt đẹp của nhân loại.

Trân trọng kính chào!"

Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(Giác Ngộ)






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/04/2014(Xem: 4793)
01/04/2014(Xem: 5560)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.