Vu Lan - Chất Liệu Của Yêu Thương Phước Viên - Quảng Tánh

23/08/201212:00 SA(Xem: 16100)
Vu Lan - Chất Liệu Của Yêu Thương Phước Viên - Quảng Tánh

tuyentapvulan-03

VU LAN - CHẤT LIỆU CỦA YÊU THƯƠNG 
Phước Viên - Quảng Tánh

muckienlien1Nói đến Vu lan, bất kỳ người con hiếu thảo nào cũng chợt se lòng. Vì lẽ, trong ngày ấy, niềm hiếu hạnh vốn dĩ trong lòng người con Phật lại thêm một lần được hâm nóng. Tuy nhiên, Vu lan không đơn thuần chỉ là ngày báo hiếu mà còn hàm chứa nhiều lễ tiết quan trọng của chư Tăng, trở thành một ngày hội lớn nên được gọi là Vu lan thắng hội.

Vu lan là tên gọi tắt của Vu lan bồn, được phiên âm từ Phạn ngữ Ulambana, dịch nghĩa là Cứu đảo huyền, tức cứu người bị tội treo ngược. Lễ Vu landuyên khởi từ gương hiếu thảo cứu mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên. Nhờ thần lực của chư Tăng sau ba tháng tu tập an cư cấm túc nhất tâm chú nguyện trong ngày tự tứ, nên đã tác độngchuyển hóa tâm thức của bà Thanh Đề - mẹ Ngài, giúp bà thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ, sanh vào thiên giới. Xuất phát từ nhân duyên ấy, thắng hội Vu lan bao hàm nhiều lễ tiết với ý nghĩa: ngày Tăng tự tứ, ngày Phật hoan hỷ, ngày Tăng thọ tuế, ngày Vu lan - Báo hiếu, ngày Xá tội vong nhân và là ngày của Mẹ.

Ngày Tăng tự tứ là ngày có ý nghĩa quan trọng đối với chư Tăng, sau ba tháng an cư kiết hạ. Tự tứ có nghĩa là tự mình bày tỏ những thiếu sót, lầm lỗi của tự thân đồng thời thỉnh cầu chư Tăng chỉ cho mình những lỗi lầm nếu có mà mình không thấy để sám hối làm cho thân tâm thanh tịnh. Chính sự hợp lực chú nguyện của chúng Tăng sau khi tự tứ đã tạo ra sức mạnh tâm linh, mới đủ sức chuyển hóa mê lầm, khiến cho chúng sanh trong đường ác tỉnh thức nên được thoát khổ.

Cũng ngày ấy, đức Thế Tôn rất vui và hài lòng với hàng đệ tử của mình khi thấy kết quả tu học tiến bộ cuả đại chúng nên được gọi là ngày Phật hoan hỷ. Nhiều vị Tỷ kheo đã thành tựu giải thoát, đoạn tận phiền não và đa phần các Tỷ kheo tân học đều có sự thăng hoa, thanh tịnh vượt bậc sau mỗi kỳ an cư.

Sau ngày tự tứ, chư Tăng được thêm một tuổi hạ, nên gọi là ngày Tăng thọ tuế. Đối với chúng Tăng thì tuổi đời nhiều ít không mấy quan trọng, chỉ căn cứ vào tuổi hạ để phân chia thứ bậc cao thấp. Vì hạ lạp phản ánh sự thành tựu giới đức, thăng hoa tâm linh của mỗi Tỷ kheo. Thêm một tuổi hạ là niềm hạnh phúc của chư Tăng vì từng bước họ đã trưởng thành hơn trong Chánh pháp.

Lễ tiết quan trọng nhất và để lại dấu ấn hiếu hạnh sâu đậm làm rung động hàng triệu con tim của những người con Phật trong thắng hội Vu lan là lễ Báo hiếu. Noi gương hiếu hạnh cuả Bồ tát Mục Kiền Liên, mùa Vu lan về, lòng những người con Phật vốn dĩ chí hiếu lại dào dạt, trào dâng niềm hiếu kính. Hiếu thảo với cha mẹ, kính thờ ông bà tổ tiên là một nét đẹp rất nhân văn và nhân bản mà những người con Phật đã góp phần để hình thành nên bản sắc văn hoá độc đáo về tinh thần hiếu để của dân tộc Việt Nam. Một trong những biểu hiện cụ thể của người Phật tử trong mùa Vu lan - Báo hiếuquán niệm về ân nghĩa sinh thành, sám hối những lỗi lầm thất kính, phát thệ nguyện tận hiếu với song thântu dưỡng tự thân đồng thời phát tâm cúng dường Tam bảo, bố thí, phóng sinh để hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tiền được phước thọ tăng long, ông bà tổ tiên quá vãng được sanh về tịnh cảnh.

Nhờ nguyện lực, gia trìchú nguyện của chúng Tăng sau ba tháng an cư thanh tịnh nên các chúng sanh trong ba đường ác được tiếp nhận thêm một sức mạnh mới về tỉnh thức. Nhờ sự tỉnh thức ấy, tự thân giải tỏa được những tà kiến, chấp thủ, có niềm tin nơi Chánh pháp nên tâm họ được khai phóng, thăng hoa và được thoát khổ. Vì thế, ngày này được gọi là ngày Xá tội vong nhân. Ngày xưa, vào thời Lý - Trần, vua quan và nhân dân thấm nhuần tinh thần Vu lan nên ngày Xá tội vong nhân thường là dịp ân xá, đặc xá và cải thiện đời sống cho các tù nhân.

Ngày nay, Vu lan - Báo hiếu đã vượt ra ngoài lễ nghi Phật giáo, có khuynh hướng phổ biến cho toàn thể dân tộc. Bởi lẽ, hiếu hạnh là một nét đẹp đặc thù đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Cho nên, không ai lấy làm lạ khi người dân Việt hân hoan đến chùa dự lễ Vu lan - Báo hiếu đông như trẩy hội. Không phân biệt tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp và địa vị xã hội, hễ là người Việt thì đều có chung một điểm, lòng hiếu thảo. Đây là một lợi điểm, một thế mạnh của Phật giáo. Thế nhưng các chùa viện hiện nay chưa vận dụng hết và khai thác triệt để lợi điểm này, đa phần đều nghiêng nặng vào nghi lễ như: Tạ pháp, cúng dường, chẩn tế âm linh... Tất nhiên, những lễ tiết ấy rất quan trọng nhưng Thắng hội Vu lan sẽ viên mãn hơn khi Phật giáo chuyển tải và trao truyền được chất liệu hiếu kính, đánh thức lòng hiếu hạnh vốn có đang ngày một lãng quên nơi mọi người, đặc biệtthế hệ trẻ.

Ngày Vu lan còn là một ngày hội của những người có diễm phúc còn cha mẹ sống ở trên đời. Cuộc sống hiện đại và nhịp sống công nghiệp tất bật, hối hả đã góp phần làm phai nhạt, rời rạc mối liên hệ thiết thân giữa các thành viên trong gia đình. Cùng với lối sống thực dụng, tôn sùng vật chất và đề cao cá nhân, sự bất đồng về quan niệm sống và tư tưởng hệ đã làm rạn nứt, băng hoại lòng hiếu thảo của một bộ phận không nhỏ trong xã hội, nhất là giới trẻ đang là những sự kiện đáng báo động. Một đoá hồng xinh xắn cài lên ngực trong ngày Vu lan sẽ thắp lên ngọn lửa kính thương. Còn cha mẹ sống ở trên đời là một hạnh phúc vô giá nhưng cuộc sống quay cuồng, chạy theo danh lợi đã khiến cho nguồn hạnh phúc vô biên ấy dễ bị nhạt nhòa và quên lãng.

Đừng để một mai quá mệt mỏi, rã rời với cuộc mưu sinh ngoảnh lại thấy tuyết sương đã phủ kín bờ vai cha mẹ. Đừng để một mai, cha mẹ giã từ cuộc đời mới chợt nhận ra mình đã mất đi một điểm tựa vĩ đại trong cuộc đời. Đừng để phải khóc thương và ân hận khi tất cả đều đã muộn. Ngay đây và bây giờ, hãy ý thức rất rõ rằng mình đang còn cha, còn mẹ để thương kính. Hãy chạy đua với thời gian nghiệt ngã và công việc dồn dập để sẻ chia, dâng hiến niềm hiếu hạnh đối với song đường thật trọn vẹn. Những người kém may mắn hơn, cha mẹ không còn hiện hữu trên đời thì hãy biến niềm đau và lòng hiếu thảo thành sự nguyện cầu.

Xin cho tôi, cho bạn một đoá hồng rạng ngời trên ngực để đánh thức và thắp sáng làm rung động hơn nữa con tim trần cháy bỏng hiếu kính trong niềm hạnh phúc ngập tràn hiếu hạnh Vu lan.

(Theo thichquangtanh.com)

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2016(Xem: 6202)
20/11/2015(Xem: 10073)
10/08/2019(Xem: 6159)
03/09/2017(Xem: 6367)
04/09/2023(Xem: 1991)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.