Vu Lan Festival And The Pain Of Losing Mother / Vu Lan Và Niềm Đau Mất Mẹ (Song Ngữ)

30/08/20233:57 SA(Xem: 1978)
Vu Lan Festival And The Pain Of Losing Mother / Vu Lan Và Niềm Đau Mất Mẹ (Song Ngữ)

VU LAN FESTIVAL AND THE PAIN OF LOSING MOTHER

Author: Huỳnh Kim Quang
Translated by Nguyên Giác

 

tinhmautuThis is the first Vu Lan season in which my mother is no longer in this world. This feeling can only be fully experienced when you feel it yourself.

For many years, I just borrowed other people's feelings about the mental state of a child who lost his mother to make sense to me. Sometimes I get drawn into other people's emotions to mourn or even shed tears at their pain and loss. Of course, it's not a fake emotion, but rather an empathy for the survivor instead of experiencing one's own loss firsthand. The feeling of living on the feelings of others, no matter how real, does not reach the extreme poignancy of loss!

The experience of living with the loss of someone else's loved one occurred when I was 14 years old. That year, my best friend's father passed away, and I stayed overnight at my close friend's house. My friend's family emigrated from the countryside to the town during the war, so life was very difficult and impoverished. Because the house was cramped, five of our friends slept on the ground next to the bed all night, where the unburied body of my friend's recently deceased father was left. My friend's mother's mournful cry and narration in the dark night left a lasting impression on my mind that has not faded to this day.

That was the first time I consciously witnessed what death and separation were like. But it still did not directly convey the feeling of losing a loved one. Then, a few years later, I experienced firsthand the death of my brother in the war. My father was devastated by the loss of his eldest son, and his health gradually declined. As for my mother, it was even more painful. She endured long nights with lights on, mourning and crying for her child alone.

The painful experience and loss of family members due to war has awakened me to the cruelty of armed conflict and the inhuman nature of politically motivated ideologies. However, the loss of my brother, though painful, cannot be compared to the pain of losing my father and mother. Those two losses can be compared graphically to the loss of a single branch and the loss of both the root and the entire trunk. Brothers and sisters are like a broken branch; even though the tree is big, it still has its trunk. However, when a father and mother die, the entire tree is stripped of its roots, losing all its support and protection in the midst of life.

That afternoon, while sitting alone at work in the office, I received a phone call from my niece informing me of the heartbreaking news that my mother had just passed away in my hometown in Vietnam. The first feeling that immediately struck me was akin to a person losing support while leaning on a chair; in other words, my whole body fell down, unable to stop. I felt that my spiritual and emotional support, which had been with me for more than half of my life, suddenly disappeared.

Looking back on my life, I feel a profound sense of emptiness, as if I am falling through the air. Simultaneously, I experienced a deep loneliness, a complete disconnection from the source that brought me into this world. When I was born and the midwife cut the umbilical cord, separating me from my mother's womb and bringing me into the world, I was too young to understand how I felt. But when I received the news of my mother's death, I felt as though I had been severed from my roots and thrust into a life of solitude. To this day, the feeling of loneliness in this world still lingers in my mind whenever I think of my mother.

I predicted my mother's death nearly a month before she passed away. I received news from relatives in my hometown that my mother was unable to walk, move around the house, or eat properly. She could only consume liquid porridge and milk. For a 95-year-old like my mother, there is nothing unusual about having a health condition; she is inevitably going to pass away. Since then, I have been praying every day. What I wished for the most was that my mother could pass away peacefully, without being in a coma, without experiencing pain, and without suffering from a serious illness. In fact, for the past few decades, when I have performed the ritual of bowing to the Buddha every day, I have also prayed for my mother, my relatives, all the living, and all those who have passed away, to receive support and blessings from the Buddhas. And that wish came true for my mother when she passed away. Of course, it was thanks to my mother's own righteous merit, and my or my family's prayers were just secondary conditions.

Although I knew in advance that she was going to die like this, when I heard the official news of her passing, I couldn't calm down. However, I didn't cry like I did when I heard about my father's passing thirty-one years ago. Is it because I love my father more than my mother? Sure it is not! My father, like many other men, rarely expresses his love for his children to others. He was strict, but not without love for his children. My mother expresses her love very clearly. When she is angry, she scolds and scolds; when she loves, she pampers gently. She sacrificed everything for her children. She once ventured from Central to the South alone, either to find her children in the scorching heat of war or to visit them in prison during the dark times of society. Furthermore, she had the courage to travel all the way to the highland front lines to find and visit my elder brother when he was wounded on the battlefield. I cried when my father passed away. Perhaps it was because I was young at the time, and the emotions on the surface of my mind were still intense. Moreover, my father's passing was sudden and unexpected. Additionally, he died at the age of 66, which means he did not reach the threshold of "rare people live to 70 years old," so he did not live a very long life.

Ever since I was a child, I have had two fears that would eventually confront me. I was afraid of my father and mother dying. Both have happened, and each time has evoked a unique sensation. What is clear to me is that the disparity in emotions I felt when my parents passed away also reflects the contrast between maturing through life experiences and exploring the teachings of Buddha.

Life experiences grow with age. With each passing hour and day, individuals continue to learn valuable lessons from their own experiences. For example, success and failure in work, suffering and happiness in love and marriage, achievement and shame in a career outside of society, etc. Each time individuals have such experiences, they should gain a better understanding of the essence of life and the positive and negative aspects of the world. It is also possible that, for some people, each time the pain intensifies, they reach a breaking point and surrender. Surrender can be expressed in two ways. One who gives up on all aspects of life and lives freely, carelessly, and without regard for the future in a negative manner, is also engaging in a defensive psychological response to escape adversity by becoming insane. Second, individuals may choose to end their lives by committing suicide as a means to escape the immense and unbearable suffering they are experiencing.

If you know how to learn from the facts of your daily life, the experience can teach you how to adapt and adjust yourself to the situation gradually. If you do not miss even a small opportunity to educate yourself, it can not only nurture your growth with age but also give you the courage to face a sudden fierce storm that may come into your life at any point. Like someone who suddenly, and for the first time, couldn't lift a 200-kilogram barbell. But if you know how to train yourself to gradually increase the weight over time by starting with lighter weights and progressing gradually, lifting a 200-pound barbell may not be too challenging for you.

What did life's experiences teach me in the event of my mother's death? After many decades of living, I have come to understand the undeniable truth that everyone, including myself, will eventually die. Death, even if it was my mother's, was also meant to be inevitable. When we become aware of something that we cannot avoid, it is natural to find the courage to accept it. More than half of my life has taught me that living a meaningful life, fulfilling my sacred duties, and having no regrets is enough, regardless of age. This lesson was reinforced when my mother, who lived a long life, passed away at the age of 95.

Every day, experiencing something new, whether it be joyous or sorrowful, helps me grow and become more mature, insightful, and serene. It enables me to accept every occurrence in my life, even the departure of my mother. That does not mean, at all, that I have become more hardened through life's experiences. On the contrary, just like the clearer the lake water, the more clearly I perceive the surroundings—subtle and crystal clear.

However, it is an indisputable fact that if I had not encountered the Buddha Dharma, lived in a Zen environment, and been instructed by numerous esteemed teachers since my childhood, I would most certainly lack the knowledge and awareness necessary to glean valuable lessons from everyday life. It was the teachings of the Buddha that taught me how to listen, observe, comprehend, and fully embrace everything occurring around me at every moment.

In the case of my mother, over the years, what I believe can be of greatest help to her is her faith in the Three Jewels and the practice of reciting the Buddha's name. So, every time I called to talk to my mother, I reminded her to recite the Buddha's name and she did so diligently. Without the teachings of Buddha, I would have only considered meeting my mother's material needs as sufficient to show filial piety. However, I now understand that spiritual needs are equally important, especially for my mother's future life. Without the teachings of the Buddha, even though I was aware of the inevitability of death, it was challenging for me to escape the anguish that comes with a deeply pessimistic view of life, especially when my mother passed away. Thanks to the teachings of Buddha, when my mother passed away, I was able to maintain my composure and prevent myself from being overwhelmed by intense grief and long-lasting suffering. Thanks to the teachings of Buddha, I realized that my mother's death presented an opportunity for me to reflect more deeply on the concept of impermanence in my own life.

Any loss is an absence, a sadness, and a pain, especially when it comes to losing one's mother! This Vu Lan season, the chanting, the sound of the wooden bells, and the rituals in the pagodas will hold a greater sense of sanctity and significance for me. They represent the mysterious spiritual power that children like myself seek to pray for, in hopes of securing a peaceful future for our mothers.

I respectfully acknowledge and deeply appreciate my indebtedness to my father and mother, who bestowed upon me the gift of life and nurtured me.

 

.... o ....

 

VU LAN VÀ NIỀM ĐAU MẤT MẸ

Huỳnh Kim Quang

 

Đây là mùa Vu Lan đầu tiên trong đời mẹ tôi không còn. Cảm giác này chỉ khi nào tự thân mình trải nghiệm thật sự thì mới cảm nhận được trọn vẹn ra sao.

Bao nhiêu năm, tôi chỉ vay mượn cảm giác của người khác về trạng huống tâm thức của người con mất mẹ làm cảm thức cho mình. Đôi khi tôi bị lôi cuốn vào trong cơn xúc động của người khác để ngậm ngùi hoặc ngay cả rơi lệ trước sự đau đớn và mất mát của họ. Tất nhiên, đó không phải là cảm xúc giả tạo, mà là sự đồng cảm với người còn sống hơn là trải nghiệm trực tiếp sự mất mát của chính mình. Cảm giác sống trên cảm nhận của người khác dù là thực tới đâu thì cũng không đạt đến trạng huống thấm thía cùng cực của sự mất mát!

Kinh nghiệm sống trên cảm giác mất người thân của người khác xảy ra lúc tôi ở tuổi 14. Năm ấy cha của người bạn thân của tôi qua đời và tôi đã ở lại qua đêm tại nhà người bạn thân này. Gia đình bạn tôi di cư từ miền quê lên thị xã trong thời chiến tranh nên, cuộc sống rất túng thiếu, nghèo khổ. Vì nhà chật, cả đêm năm ba đứa bạn chúng tôi ngủ ngay dưới đất bên cạnh chiếc giường còn để thân xác chưa liệm của người cha mới mất của người bạn tôi. Tiếng than khóc và kể lể thảm thiết của người mẹ của bạn tôi trong đêm trường vắng vẻ là dấu ấn đầu đời in đậm trong tâm thức tôi mà mãi đến hôm nay vẫn chưa phai mờ. Đó là lần đầu tiên tôi chứng kiến một cách ý thức cảnh tử biệt sanh ly như thế nào. Nhưng vẫn không phải là cảm nhận trực tiếp về sự mất mát của chính người thân mình. Rồi sau đó ít năm, tôi lại chứng kiến trực tiếp cảnh người anh ruột của mình qua đời trong chiến tranh. Ba tôi do đau khổ vì cái chết của người con trai cả mà sức khỏe suy nhược dần. Còn mẹ tôi thì đau đớn nhiều hơn với những đêm dài chong đèn ngồi thương nhớ và khóc con một mình.

Kinh nghiệm đau thương và mất mát của người thân trong gia đình qua chiến tranh đã đánh thức tôi về sự tàn khốc của chiến tranh và trò chơi bất nhân của sự xung đột ý thức hệ chính trị. Tuy nhiên, sự ra đi của người anh của tôi dù đau thương vẫn không thể so sánh với niềm đau mất cha và mẹ. Hai sự mất mát đó có thể so sánh bằng hình ảnh của sự mất mát một cành cây và sự mất mát của cả gốc rễ và toàn thân cây. Anh chị em mất đi như cành cây gãy đổ dù lớn vẫn còn cả thân cây sừng sững, nhưng cha mẹ mất đi là toàn thân cây bị tróc gốc, mất hết cội nguồn và bóng mát giữa cuộc đời.

Chiều hôm đó, tôi đang ngồi làm việc trong sở một mình, thì nhận được điện thoại của người cháu gái báo cho biết mẹ tôi vừa qua đời tại quê nhà Việt Nam. Cái cảm giác đầu tiên hiện ra ngay với tôi là như một người mất điểm tựa lúc đang ngồi dựa vào ghế, nghĩa là hụt hẫng và toàn thân như rơi xuống, không dừng lại được. Tôi cảm thấy chỗ dựa tình cảm và tinh thần thiêng liêng suốt hơn nửa đời người của mình bỗng dưng mất hẳn. Nhìn lại cuộc đời mình, tôi thấy trống vắng mênh mông như người đang rơi trong không trung, đồng lúc là cảm nhận về sự cô đơn tuyệt cùng, hay nói cụ thể hơn là sự tách biệt hẳn ra khỏi một nguồn cội khai sinh ra mình giữa trần gian này. Lúc mới sinh ra đời và được bà mụ cắt cuốn rún để tách lìa bào thai của mẹ, để trở thành một chúng sinh có mặt hẳn hòi trên thế gian, vì quá nhỏ nên tôi không biết mình cảm nhận rạ sao. Nhưng khi nhận được tin mẹ qua đời thì tôi cảm thấy như mình bị cắt đứt mọi liên hệ với nguồn cội khai sinh và bị đẩy vào cuộc đời như kẻ cô thân độc mã. Mãi đến hôm nay, cảm giác lẻ loi cô độc một mình trên trần gian này vẫn cứ lảng vảng trong đầu óc, trong tâm thức mỗi khi tôi nghĩ nhớ đến mẹ mình.

Tôi đã dự đoán được sự ra đi của mẹ tôi trước khi bà qua đời khoảng gần một tháng, khi được tin từ người thân ở quê nhà cho biết mẹ tôi đã không thể đi tới đi lui trong nhà và cũng không ăn cơm như bình thường mà chỉ có thể uống cháo xay lỏng và sữa. Với một người ở tuổi 95 như mẹ tôi không bệnh hoạn gì mà xảy ra tình trạng sức khỏe như thế thì chắc chắn là sắp ra đi rồi. Từ đó, mỗi ngày tôi đều gia tâm cầu nguyện. Điều tôi mong nhất là mẹ tôi có thể ra đi một cách bình an, không hôn mê, không đau đớn, không bệnh tật trầm kha. Thực ra từ mấy chục năm qua, ngày nào khi lễ Phật tôi cũng cầu nguyện cho mẹ tôi, cho người thân, kẻ còn người mất đều được ân triêm công đức gia hộ của chư Phật. Và điều mong cầu ấy đã trở thành hiện thực với mẹ tôi lúc bà ra đi. Dĩ nhiên, đó là nhờ vào chánh nhân phúc đức của chính mẹ tôi, còn sự cầu nguyện của tôi hoặc của gia đình chỉ là trợ duyên phụ.

Dù đã biết trước bà sắp ra đi như vậy, nhưng khi nghe tin chính thức bà qua đời thì tôi cũng không thể bình thản, có điều là tôi không khóc như lúc nghe tin ba tôi qua đời cách nay ba mươi mốt năm. Có phải vì tôi thương ba hơn mẹ? Chắc là không! Ba tôi như nhiều người đàn ông khác ít khi phô bày tình cảm thương con cho người khác nhận biết. Ông nghiêm khắc nhưng không phải không thương con nhiều. Mẹ tôi thì biểu thị sự thương con rất rõ ràng, giận thì la rầy chửi mắng, thương thì chiều chuộng dịu dàng. Bà hy sinh tất cả cho con cái. Bà từng mạo hiểm đi từ Trung vào Nam một mình để tìm con trong thời buổi dầu sôi lửa bỏng của chiến cuộc, hoặc để thăm con đang ngồi tù trong thời buổi đen tối của xã hội. Bà dám một mình lặn lội lên tận vùng chiến tuyến cao nguyên để tìm và thăm anh tôi lúc anh ấy bị thương ngoài chiến trường. Lúc ba tôi mất mà tôi khóc có lẽ vì lúc đó tôi còn trẻ nên, cường độ cảm xúc sôi nổi trên bề mặt tâm thức còn mạnh; hơn nữa ba tôi mất rất đột ngột mà không ai dự đoán được trước; và cũng vì ba tôi mất ở tuổi 66 nghĩa là chưa qua ngưỡng “thất thập cổ lai hy,” nên thuộc diện không thọ lắm.

Từ nhỏ tôi có hai điều sợ mà một ngày nào đó mình sẽ gặp phải dù biết chắc nó sẽ đến. Đó là sợ cha và mẹ qua đời. Bây giờ thì cả hai đã xảy ra và mỗi lần xảy ra đều mang đến cho tôi cảm giác riêng biệt. Điều rõ ràng mà tôi có thể chiêm nghiệm được là sự khác biệt cảm giác lúc cha mẹ tôi qua đời cũng chính là sự khác biệt của tiến trình trưởng thành qua kinh nghiệm đời sống và qua thực nghiệm lời Phật dạy.

Kinh nghiệm về đời sống lớn dần theo với tuổi tác. Mỗi giờ, mỗi ngày trôi qua, con người học thêm được một vài bài học từ trong chính cuộc sống của họ. Chẳng hạn như sự thành bại trong công ăn việc làm, sự khổ nãohạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân, sự đắc thất vinh nhục trong sự nghiệp ở ngoài xã hội, v.v… Mỗi lần trải nghiệm như thế, con người trở nên hiểu biết hơn về bản chất của cuộc đời, mặt phải và trái của thế gian. Cũng có thể, đối với một số người, mỗi lần trải nghiệm như vậy là mỗi lần bị tổn thương trầm trọng thêm, và rồi, đến một mức nào đó là họ không thể gánh chịu được nữa và đầu hàng. Đầu hàng được thể hiện qua hai cách: Một, buông xuôi tất cả mọi chuyện đời và sống buông thả, sống bất cần, sống không cần biết ngày mai theo nghĩa tiêu cực nhất, ở đây cũng có trường hợp trốn chạy nghịch cảnh bằng phản ứng tâm lý tự vệ để trở thành mất trí; Hai, kết thúc cuộc đời bằng hành động tự tử để mong thoát khỏi tình trạng bi đátkhổ não quá mức chịu đựng. Nếu biết học hỏi từng sự việc xảy ra trong đời sống thường nhật của mình thì kinh nghiệm có thể dạy cho chúng ta cách từ từ thích nghi và tự điều chỉnh mình đối với hoàn cảnh. Không bỏ mất một cơ hội nhỏ nào để tự đào luyện mình thì không những có thể nuôi dưỡng mình lớn lên theo với tuổi đời mà còn có đủ nghị lực để đương đầu với một cơn bão dữ xảy tới cho đời mình một cách bất ngờ vào một lúc nào đó. Giống như một người bất thần và lần đầu thì không thể nhấc nổi một quả tạ nặng 200 kí lô. Nhưng nếu trước đó chúng ta biết tự tập luyện nhấc dần những quả tạ nhẹ hơn và tăng dần trọng lượng quả tạ theo thời gian tập luyện thì có thể chuyện nhấc quả tạ nặng 200 kí lô không phải là điều quá sức mình.

Kinh nghiệm cuộc sống dạy cho tôi điều gì trong trường hợp mẹ tôi mất? Mấy chục năm trong đời tôi học được một sự thật chắc như đinh đóng cột rằng ai rồi cũng chết, bản thân mình cũng vậy. Cái chết, dù là của mẹ tôi, thì cũng vậy, nghĩa là không thể tránh khỏi. Khi biết điều mà mình không tài nào tránh khỏi thì tự nhiên là phải can đảm chấp nhận. Hơn nửa đời người dạy cho tôi rằng nếu có thể sống được một cách có ý nghĩa, làm tròn những bổn phận thiêng liêng, và không gì luyến tiếc nữa thì ra đi ở tuổi nào cũng là đủ, huống gì mẹ tôi thọ đến tuổi 95. Mỗi ngày trải nghiệm thêm một việc, có thể là vui, có thể là buồn, làm cho tôi chững chạc hơn, thâm trầm hơn, sâu lắng hơn, bình thản hơn để đón nhận từng sự việc xảy ra trong đời mình, kể cả sự ra đi của mẹ tôi. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tôi trở nên chai đá lòng dạ hơn qua kinh nghiệm trường đời, mà ngược lại là đàng khác, bởi vì giống như mặt nước hồ càng trong lắng bao nhiêu thì càng ghi nhận cảnh vật chung quanh rõ ràngtinh tế bấy nhiêu.

Tuy nhiên, có một sự thật không thể chối cãi được là nếu tôi không gặp được Phật Pháp, không từng sống trong thiền môn, không được sự dạy dỗ của nhiều bậc Thầy khả kính từ lúc còn thơ ấu thì chắc chắn tôi cũng đã không có được hiểu biếtý thức tỉnh giác để học những bài học quý giá trong đời sống hàng ngày. Chính Phật Pháp dạy cho tôi cách nghe, nhìn, hiểu, cảm nhận về mọi sự việc xảy ra chung quanh mình trong từng giây phút. Trong trường hợp Mẹ tôi, từ bao nhiêu năm qua, điều mà tôi nghĩ là có thể giúp ích lớn lao nhất cho bà chính là niềm tin Tam Bảocông phu niệm Phật. Cho nên, mỗi lần gọi điện thoại về thăm mẹ, tôi đều nhắc bà nhớ niệm Phật, và bà đã làm điều đó một cách tinh tấn. Không có Phật Pháp thì chắc tôi chỉ nghĩ được là báo hiếu cho mẹ bằng cách đáp ứng nhu cầu vật chất của đời sống là đủ, mà không biết rằng nhu cầu tâm linh cũng không kém quan trọng, đặc biệt cho đời sống khác trong tương lai của mẹ tôi. Không có Phật Pháp thì dù cho tôi có ý thức rằng ai rồi cũng mất, nhưng đến khi mẹ mất thực sự thì tôi cũng khó tránh được cảm giác thống khổ đi kèm với nỗi bi quan cùng cực về cuộc đời. Nhờ Phật Pháp, khi mẹ tôi mất, dù đau thương tôi vẫn có thể giữ được tâm mình không bị quật ngã bởi cơn đau quằn quại, không bị buộc chặt trong phiền não lâu dài. Nhờ Phật Pháp tôi biết rằng mẹ mất là cơ duyên để quán chiếu sâu hơn, kỹ hơn hành tác của vô thường trong đời sống của chính bản thân mình.

Mất mát nào cũng là sự thiếu vắng, nỗi buồn, niềm đau, huống gì đó lại là mất mẹ! Mùa Vu Lan này, với tôi, chắc câu kinh tiếng mõ và những khóa lễ nơi thiền môn sẽ trở nên thiêng liêngý nghĩa hơn bao giờ hết, vì đó là cung bậc tâm linh mầu nhiệm mà những người con như tôi cần có để cầu nguyệntiễn đưa hương linh của mẹ mình về cõi an lành.

Thành kính tưởng niệm và tri ân công ơn sanh thành dưỡng dục của cha và mẹ.

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a15830/vu-lan-va-niem-dau-mat-me-huynh-kim-quang

 

.... o ....

 

  

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2016(Xem: 6212)
20/11/2015(Xem: 10092)
10/08/2019(Xem: 6164)
03/09/2017(Xem: 6371)
04/09/2023(Xem: 2000)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.