Ý Nghĩa Vu-lan Báo Hiếu

30/08/20201:00 SA(Xem: 5731)
Ý Nghĩa Vu-lan Báo Hiếu

Ý NGHĨA VU-LAN BÁO HIẾU
Đào Khai Minh (Thích Ngộ Trí Viên)

 

         Vulan2020Thời gian của mùa báo hiếu

Mùa báo hiếu trong Phật giáo Bắc truyền bắt đầu từ 01 – 30/7 Âm lịch. Theo truyền thống lâu đời tại Việt Nam, từ ngày 01 – 15/7 Âm lịch, các chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc khai Kinh Vu-lan-bồn, Kinh Báo hiếu công ân cha mẹ, 15 ngày còn lại của tháng 7 AL thì thọ trì, đọc tụng Kinh Địa Tạng.

 

         Mùa hiếu hạnh 2020

Lễ báo hiếu cha mẹvăn hóa ứng xử của những người con thảo, cháu hiền trên giáo lý tri ân, báo ân. Năm 2020, đại dịch COVID-19 2 lần xuất hiện tại Việt Nam buộc toàn thể Giáo hội Phật giáo Việt Nam bất đắc dĩ triển khai các công tác tổ chức Đại lễ Phật đảnĐại lễ Vu-lan ONLINE – một điều chưa từng có trong suốt 2.564 Phật lịch, mà đại lễ Vu-lan là lễ hội Phật giáo lớn nhất nhì của các quốc gia theo truyền thống Bắc truyền, cụ thểViệt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan v.v…

        

         Mục đích của hiếu hạnh

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tất cả người con Phật đều không quên ôn đọc lời Phật dạy về hiếu hạnh, vì đó là đạo làm người. Đạo làm người theo tinh thần Đức Phật truyền dạy có 4 khía cạnh[1]: (i). Ơn ông bà, cha mẹ; (ii). Ơn sư trưởng; (iii). Ơn tổ quốc; (iv). Ơn chúng sinh.

 

Mùa hiếu hạnh không chỉ là hình thức trong tháng 7 Âm lịch, mà còn là lối sống của Phật giáo đồ. Dù là người xuất gia hay Phật tử tại gia, cần nhớ rõ nguồn cội của chính mình từ cha mẹ, cha mẹ sinh ra từ ông bà… chứ không phải từ trời, thần mà sinh ra. Chính vì vậy, nhớ ân sinh thành, dưỡng dục và tạo dựng hạnh phúc tương lai cho con thảo cháu hiền là điều phải có trong đạo làm người.

 

         Báo hiếu thế nào?

Báo hiếu theo lời Phật dạy, thì ở tuổi thiếu niên, chúng ta phải siêng năng học tập cho tương lai tươi sáng. Ở tuổi thanh niên, khi đã có sự nghiệp, bản thân mình cần phải hiếu dưỡng cha mẹ một cách tự nguyện. Dù cha mẹ có dư dả, con cháu vẫn phải hiếu dưỡng để cha mẹ tịnh tu giới đức tuổi xế chiều. Ngoài sự hiếu dưỡng, những người con, người cháu cũng phải tu tập, hoàn thiện đạo đức và khuyến tấn cha mẹ trở thành Phật tử, mang đạo vào đời, Phật hóa gia đình.

 

Đối với cha mẹ đã quá vãng, con cháu hãy nhân các tuần thất mà vận động thân quyến có duyên quy y Tam Bảo tại ngôi chùa đã dẫn dắt mình để thân nhân có cơ hội được biết, hiểu và thực tập giáo pháp.

 

         Kết luận

Đức Phật là nhà tâm linh đầu tiên trên thế giới dạy người Phật tử tôn thờ cha mẹ. Thậm chí, trong kinh tạng Sankrit, Đức Phật còn dạy “cha mẹ là 2 vị Phật trong nhà” – để hướng dẫn bày tỏ lòng tôn kính cha mẹ như cách mà người Phật tử tôn kính Đức Phật. Những ý nghĩa, câu chuyện trong Kinh Vu-lan-bồn Kinh Báo hiếu công ân cha mẹ cũng là gương hạnh mà các Đức Phật đã làm, Đức Bồ-tát Mục-kiền-liên đã làm gương để khép lại các lỗi làm với các đấng sinh thành, và truyền trao ý nghĩa hướng về bốn ân lớn trong những ngày tháng Bảy âm lịch.



[1] Tham khảo: Kinh bốn ân lớn, xuất xứ từ Phẩm báo ân, chương 2 thuộc Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán.

-  Bản dịch nghĩa Việt của HT. Thích Tâm Châu: https://hoavouu.com/p16a16518/02-pham-bao-an

-  Bản dịch nghĩa Việt của TT. Thích Nhật Từ: http://www.daophatngaynay.com/vn/tu-sach-dao-phat-ngay-nay/15936-b-phan-chanh-kinh-cac-kinh-ve-gia-dinh-xa-hoi-va-chinh-tri-17-kinh-bon-an-lon.html

thich ngo tri vienĐào Khai Minh (Thích Ngộ Trí Viên)



.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/08/2010(Xem: 97517)
19/08/2015(Xem: 6148)
24/08/2018(Xem: 4678)
04/08/2020(Xem: 9657)
12/05/2013(Xem: 29509)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.