Thư Viện Hoa Sen

Quyển Truyện Này Con Viết Tặng Mẹ | William Saroyan - Đặng Hữu Phúc

16/08/20243:22 SA(Xem: 545)
Quyển Truyện Này Con Viết Tặng Mẹ | William Saroyan - Đặng Hữu Phúc
QUYỂN TRUYỆN NÀY CON VIẾT TẶNG MẸ
William Saroyan. The Human Comedy (1943). Giòng đời.
Bản dịch Việt 2024 :  Đặng Hữu Phúc
William Saroyan. The Human Comedy (1943). Giòng đời.

truyenQuyển truyện này viết tặng Bà Takoohi Saroyan
Thưa Mẹ
Con đã dành trọn thời gian hiện nay để viết một quyển truyện riêng tặng mẹ vì con muốn nó là một quyển truyện thật là hay, hay nhất mà con có thể viết, và cuối cùng thì giờ đây, với một chút thúc bách của thời gian, con đã gắng viết. Con có lẽ có thể chờ thêm nữa, nhưng vì chẳng có thể nói cái gì sẽ đến và tài năng và ý hướng của con có còn không sau các chuyện này, chuyện khác, nên con viết vội lên một chút và viết ngay luôn với tài năng và ý hướng hiện nay. Con hy vọng, chẳng bao lâu nữa, một người tuyệt vời sẽ dịch truyện này ra tiếng Armenia, thế nên nó sẽ in bằng chữ Armenia mà mẹ vốn thân quen. Trong bản dịch, truyện này đọc có thể hay hơn bản Anh ngữ, và , như mẹ thường làm trước đây, có lẽ mẹ muốn đọc vài trang cho con nghe, tuy con là người viết truyện này. Nếu thế con hứa sẽ lắng nghe, và ngạc nhiên thích thú với vẻ đẹp của ngôn ngữ chúng ta, chỉ được những người khác biết đến chút ít và không ai ca ngợi nhiều như mẹ. Vì mẹ không thể đọc và thưởng thức tiếng Anh như mẹ đọc và thưởng thức tiếng Armenia, và vì con không thể đọc và thưởng thức tiếng Armenia, chúng ta có thể chỉ hy vọng vào một dịch giả tài ba. Dù là nguyên văn hoặc bản dịch, truyện này vẫn là để tặng mẹ. Con hy vọng mẹ thích nó. Con viết nó thật đơn giảnpha lẫn vẻ nghiêm trang và thư thái đặc biệt của mẹ, và của gia đình chúng ta . Con biết truyện không đầy đủ, nhưng có sao đâu? Chắc chắn với mẹ thế là đủ, vì con trai mẹ đã viết nó, và đã ý định viết tuyệt vời như thế.
William Saroyan
San Francisco, 1942
(Bản dịch Việt trang “Truyện này viết tặng Bà Takoohi Saroyan”, Đặng Hữu Phúc dịch 2008)
*
William Saroyan
The Human Comedy
This story is for
Takoohi Saroyan
 
I have taken all this time to write a story especially for you because I have wanted it to be an especially good story, the very best I might ever be able to write, and now at last, a little pressed for time, I have tried. I might have waited longer still, but as there is no telling what’s next or what skill and inclination will be left after everything else, I have hurried a little and taken a chance on my present skill and inclination. Soon, I hope, someone wonderful will translate the story into Armenian, so that it will be in print you know well. In translation the story may read better than it does in English, and, as you have done before, maybe you will want to read some of it to me, even though I wrote the stuff in the first place. If so, I promise to listen, and to marvel at the beauty of our language, so little known by the others and so much less appreciated by anyone than by you. As you cannot read and enjoy English as well as you read and enjoy Armenian, and as I cannot read or write Armenian at all, we can only hope for a good translator. One way or another, though, this story is for you. I hope you like it. I have written it as simply as possible, with that blending of the severe and the light-hearted which is especially yours, and our family’s. The story is not enough, I know, but what of that ? It will surely seem enough to you, since your son wrote it and meant so well.
William Saroyan
San Francisco, 1942
 
*
“Giòng Đời” là một truyện dịch từ “The Human Comedy” (1942) của William Saroyan. Bản dịch của Đoàn Châu, xuất hiện khoảng 1956-1958, nhưng không dịch lá thư William Saroyan viết gửi Mẹ, đã in ở trang đầu bản Anh.
William Saroyan (1908 - 1981) là một nhà văn Mỹ gốc Armenia. Sinh tại Fresno, California.
Armenia bị Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm vào thời Đệ nhất thế chiến. Trong các năm 1915, 1916, 1922 dân Armenia bị tàn sát dữ dội, nhiều trăm ngàn đàn ông bị bắn chết, nhiều trăm ngàn đàn bà và trẻ em bị tống xuất sang các sa mạc hoang vu Syria, Mesopotamia [History of the twentieth century , by Martin Gibert, 2001. Harper Collins p.84, p.140—Source: Dang Huu Phuc Library].
Truyện này có một bản dịch Việt thứ nhì của Đặng Tâm, danh đề “Kịch Đời”, xuất bản khoảng 1968, có dịch lá thư Willian Saroyan viết gửi Mẹ.
Truyện viết về Homer, một chú bé 14 tuổi, chuyên đi giao điện tín từ một trạm bưu điện tới các nhà ở Ithaca, một địa phương nhỏ của California. Các điện tín vào thời chiến, có khi là yêu thương, có khi là điện tín báo tử của Bộ Chiến Tranh, được chú bé giao đến nhà người nhận vào lúc cả nhà đang có party.
Đã đọc truyện này năm 11 tuổi - đang học trường Chu Văn An, Saigon— bản dịch Giòng Đời, do Đoàn Châu dịch (không dịch lá thư này). Vào khoảng 20 tuổi, mới biết đến bản dịch lá thư này, ở trang mở đầu bản dịch “Kịch Đời”, do Đặng Tâm dịch.
Nay ghi lại để nhớ đến Giòng đời vui vẻ thương yêu trong văn hoá tự do của miền Nam một bản dịch lá thư “Quyển truyện này viết tặng Mẹ” có nguyên bản Anh ngữ đi theo.
Đặng Hữu Phúc,
Sydney những ngày cuối mùa đông 2024





Tạo bài viết
20/08/2014(Xem: 10355)
05/08/2010(Xem: 99111)
19/08/2015(Xem: 6805)
24/08/2018(Xem: 5126)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: