Thư Viện Hoa Sen

Ý Nghĩa Ngày Tết - Thích Nữ Diệu Huệ

04/02/201212:00 SA(Xem: 28633)
Ý Nghĩa Ngày Tết - Thích Nữ Diệu Huệ

Ý nghĩa ngày tết 
Thích nữ Diệu Huệ

blankDân gian nôn nao đón Tết, mặc dù để chuẩn bị cho được một cái Tết, nhiều người phải cật lực làm việc gần suốt cả năm trời. Trẻ con háo hức đón Tết dù nhiều bé chẳng biết Tết là gì. Vì vậy, có khi nhìn bề ngoài thấy nhà nhà dọn dẹp sơn phết trang hoàng...

Bài viết “Trẻ thơ ngơ ngác Tết” đăng trên báo Thanh Niên ngày 9-12-2011 khiến ta cảm thấy tội nghiệp cho trẻ con thời đại ngày nay quá! Là vì dân tộc nào cũng có lễ hội truyền thống, khắc ghi vào tâm khảm trẻ con những ấn tượng sâu sắc, thiêng liêng để ý nghĩa của những lễ hội đó đọng mãi trong ký ức của con người. Trẻ con nước ta mỗi năm có hai ngày Tết: Tết Nguyên đánTết Trung thu. Tết Trung thu, cho đến bây giờ, vẫn duy trì được ý nghĩa và việc tổ chức cho nên ngày đó, các bé được ăn bánh, múa hát chơi đèn lồng. Còn Tết Nguyên đán dường như chỉ còn ý nghĩa quan trọng đối với người lớn. Vì vậy, nếu hỏi các bé “Tết là gì?” thì đúng như trong bài báo Thanh Niên, các bé sẽ ngơ ngác hay mỗi bé đáp một kiểu: “Được nghỉ học”, “được đi chơi”, “được lì xì”..., lối trả lời thật phiến diện như lời đáp của “Năm người mù xem voi”. Người rờ phải cái đuôi, đáp: “Con voi như cây chổi”. Người rờ phải chân voi, đáp: “Con voi như cái cột nhà”. Người rờ phải tai voi, đáp: “Con voi như cây quạt”.... Sở dĩ các bé không hiểu được Tết là gì, vì trong sinh hoạt gia đình ngày nay, bé thường nghe cha mẹ bảo nhau: “Rán làm kiếm tiền ăn Tết”, “dọn nhà ăn Tết”, đổi tiền mới “lì xì Tết”. Từ đó, các bé sẽ nghĩ đơn giản, Tết là việc của người lớn, còn mình thì tha hồ được nghỉ học, được tiền lì xì, chơi game thoải mái, không bị quở mắng.... Để “hâm” lại cái ý nghĩa ngày Tết, chúng ta thử phác họa một số bức tranh Tết xưa:

- Tết dân tộc

- Tết trẻ thơ

- Tết nhà chùa.

 

1. TẾT ĐỐI VỚI DÂN TỘC

Có phải do vì được thiên nhiên ưu đãimùa Xuân đã chiếm địa vị hàng đầu đối với các mùa trong một năm với tất cả cái sắc thái mỹ miều, tất cả cái tiết trời dễ chịu, tất cả các trạng thái tươi vui rộn rã?... Trong những cái đặc trưng đó, con người chờ đón Tết với tất cả niềm trân trọng, háo hức, thiết tha. Mùa Xuân đối với hầu hết các dân tộc Đông phương là mùa quyết định cái kế hoạch cho cả một năm, là mùa “mở hàng” cho 365 ngày vui hay buồn, hên hay xui, thành công hay thất bại. Vì lẽ đó, người Trung Hoa có câu:

“Nhất niên chi kế tại ư Xuân

Nhất nhật chi kế tại ư Dần”.

ý nghĩa đó không ra ngoài sự nghĩ suy của người dân Việt.

Việt Nam ta, với 1000 năm phong kiến Bắc phương, tất nhiên trong phong tục, tập quán, trong nếp sống văn hóa, bị ảnh hưởng của Trung Hoa nhiều đến nỗi được dân ta coi như nề nếp của “Con Rồng cháu Tiên”; cụ thể nhất, đó là tục đón Tết với pháo nổ, với câu liễn đối, với bao lì xì... Trong tục đốt pháo, ý nghĩa bắt nguồn từ truyền thuyết: Có một con vật hung dữ gọi là “NIÊN”; cứ mỗi năm, đến ngày 30 tháng Chạp, là xuất hiện để ăn thịt người. Con vật này đặc biệt chỉ sợ màu đỏ, lửa và tiếng vang. Từ đó, mọi người đều dán câu liễn đỏ, treo đèn đỏ trước nhà và đốt pháo để xua đuổi nó. Tục đốt pháo đã được nhân dân ta hưởng ứng mạnh mẽ nhưng càng về sau, càng gây tiêu hao lãng phíảnh hưởng đến an ninh nên gần đây đã bị cấm hẳn.

Còn tục dán liễn đối, nó có cái hay, cái đẹp về mặt văn hóa khi chọn ý nghĩa cho câu đối đầu năm hay phô diễn nét độc đáo của thư pháp nhưng khi các Nho sĩ của ta bỏ Hán học theo Tây học thì các cụ đồ già thất nghiệp khi Tết về:

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đong trong nghiên sầu”.

May thay, tục dán liễn đối gần đây đã hồi phục nhưng phần nhiều được viết bằng thư pháp chữ Việt.

Còn bao lì xì thì hình như cứ được duy trì mãi qua bao nhiêu thế hệ. Sau lễ đón Giao thừa, con cháu quây quần chúc thọ, mừng tuổi ông bà cha mẹ và nôn nao đón nhận từ ông bà cha mẹ những quà bánh và nhất là bao “lì xì”. Có thể nói đây là lúc họp mặt vui vẻ nhất, hạnh phúc nhất, ý nghĩa nhất. Trẻ con không sợ bị la rầy quở mắng, còn người lớn thì trút mọi lo buồn để cả nhà cùng quây quần bên bàn tiệc có dưa hấu đỏ, có bánh chưng xanh, có thịt mỡ dưa hành và càng ấm lòng hơn bên khói hương trầm đón rước ông bà. Trong khi bên ngoài, khắp vườn rừng miền Nam rực những mai vàng, khắp vườn rừng miền Bắc rực những đào hồng; trong khi cái nắng miền Nam êm ả mà gợi nhớ, trong khi cái lạnh miền Bắc càng làm tăng hương vị nồng ấm, đậm đà của chén trà Xuân...

Đối với dân tộc Việt Nam ta, nhất là khoảng 50 năm trở về trước, vốn sống về nông nghiệp cho nên Tết chính là lúc người người, nhà nhà tạm gác công việc đồng áng để nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng, chúc tụng lẫn nhau. Trong lối cư xử với nhaugia đình, với xóm giềng, với bạn bè, ai ai cũng mở lòng ra nên dễ thông cảm nhau, dễ tha thứ cho nhau, dễ ân cần giúp đỡ nhau cho nên có thể nói cái Tết mang ý nghĩa tình cảm và tinh thần rất hay đẹp và quan trọng.

 

2. TẾT ĐỐI VỚI TRẺ THƠ

Bài thơ “Đón Tết” đăng trong báo xuân trường trung học Gia Long (nay là trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai) cách đây hơn 50 năm dưới đây có thể gói ghém tâm trạng háo hức, nôn nao và những hình ảnh Tết gây ấn tượng cho một đứa trẻ:

“Chị ơi! Hãy dừng đây
Nghe em kể chuyện này
Xuân sang, và Tết nhé
Đời vui, ôi ngất ngây!

Mồng một em dậy sớm
Thay quần áo mới xong
Em đến mừng tuổi mẹ
Mẹ cho em năm đồng
Đem tiền em mua pháo
Pháo nổ quá vui tai
Mẹ cười nhìn xác pháo
Khen em đốt rất tài...

Rồi theo mẹ về quê
Thăm ngoại đã già rồi
Vuốt râu ông, em nói:
Râu ông! Ồ, dài ghê!

Cỗ nhà ông lắm thứ
Dưa giá với thịt kho
Ơ kìa! Dưa hấu đỏ
Kẹo, mứt, bánh thơm tho...

Em ăn bẩn cả áo
Mẹ thay cái mới xong
Thì thầm tai em bảo:
Con vào mừng tuổi ông.

Lạy ông, năm mới đến
Cháu xin kính chúc ông
Có thật nhiều quà bánh
Dành lúc cháu sang ông!

Ông cười, râu rung rung
Thưởng em miếng dưa hồng
Bảo: Cháu ông láu thế
Chỉ ăn mới sang ông!
Chị ơi! Hãy dừng đây
Em kể nốt chuyện này
Ô kìa! Xuân đã đến
Lừng tiếng pháo đâu đây...

 

3. TẾT NƠI CỬA THIỀN

Dân gian nôn nao đón Tết, mặc dù để chuẩn bị cho được một cái Tết, nhiều người phải cật lực làm việc gần suốt cả năm trời. Trẻ con háo hức đón Tết dù nhiều bé chẳng biết Tết là gì. Vì vậy, có khi nhìn bề ngoài thấy nhà nhà dọn dẹp sơn phết trang hoàng, người người đổ xô mua sắm, lễ mễ quà cáp nhưng ai biết được bên trong tâm trạng của mỗi nhà, của mỗi người. Người lớn cực nhọc cả năm, chắt chiu dành dụm để ba ngày Tết được vui vầy, đầy đủ. Trẻ con chờ đợi cả năm đến Tết có quần áo mới, giày, dép mới đi khoe xóm giềng.

Còn trong cửa Phật thì sao? Đối với các bậc Thiền sư thì lại khác, là vì những vấn đềThiền sư quan tâm, thắc mắc, luôn có một giá trị lớn lao trọng đại để giải quyết vấn đề bản thể sự vật, về lẽ nhân duyên, lý Bát nhã, để giải quyết vấn đề sinh tửchấm dứt khổ đau. Sau những ngày Đông băng giá, một ngày kia, thiền sư chợt thấy hoa nở, chim hoàng anh hót trên cành liễu, và ngay khi ấy, nhận ra mùa Xuân đã đến rồi:

“Chư pháp tùng bổn lai
Thường tự tịch diệt tướng
Xuân đáo, bách hoa khai
Hoàng anh đề liễu thượng”.

Cùng một vấn đề: Xuân đến, xuân đi, nhưng từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, người chưa rõ lý nhân duyên, chưa nhận ra lẽ sắc không thì vẫn loay hoay mong chờ hay than vãn; là vì, với họ, rõ ràng là trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời thì:

“Xuân đi, trăm hoa rụng
Xuân đến, trăm hoa cười”

Là vì, trong sự đổi thay của đất trời, con người phải chịu rất nhiều tác động:

“Trước mắt, việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi”

Nào mấy ai được như Thiền sư Mãn Giác, ngay trong cái sinh diệt của “hoa nở, hoa tàn”, ngay trong cái tác duyên của thời gian, của sự đời mà thấy được cái bất diệt nơi “một cành mai”. Chỉ một cành mai thôi, nhưng “một cành mai muộn màng”, “đêm qua”, “nơi sân trước” của Thiền sư Mãn Giác, đã nói lên được cái bất diệt trong lẽ sanh diệt.

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai”

Nhẫm tính thời gian, chẳng còn bao lâu nữa, mùa Xuân lại trở về. Dù có người không thích xuân, cũng không chắn được nẻo xuân sang. Dẫu có người đắm mê xuân, xuân vẫn giã từ khi hạ đến. Sinh sinh diệt diệt, duyên khởi trùng trùng. Cái lý đương nhiên đó, còn ai hiểu rõ hơn hàng Thích tử thiền môn? Còn gì dễ nhận ra hơn khi vũ trụ bừng dậy huy hoàng rực rỡ, với hoa, với bướm, với chim chóc, với nắng ấm... sau một giấc ngủ dài mùa Đông.

Tuy với những người ẩn tu, dứt sạch duyên trần thì, Xuân về, Tết đến, cũng chẳng làm bận lòng vì đó là chuyện của vô thường, của duyên khởi, nhưng với nhà chùa thì “Phật pháp không rời Pháp thế gian” cho nên đối với cảnh Phật tử đổ về chùa xin lộc đầu năm, đối với các đoàn hành hương mang ý nghĩ: “Lễ Phật quanh năm, không bằng rằm tháng Giêng” thì vai trò của nhà chùa ngày nay rất là quan trọng. Nếu nhà chùa khéo tổ chức thì tiếng chuông trống Bát nhã lúc giao thừa sẽ thay cho tiếng pháo đầu xuân và lời kinh tiếng kệ sẽ thay cho lời chúc phúc đầu năm, hình ảnh đức Từ phụ cùng hương quyện trầm xông sẽ là liều thuốc an thần làm cho tâm con người thanh tịnh, dứt bỏ mọi niệm ác. Thêm vào đó, nếu nhà chùa còn tổ chức được những công tác từ thiện cứu lụt, cứu đói, tặng quà, thăm hỏi những mảnh đời bất hạnh... thì chắc chắn đức Phật Di Lặc sẽ xuất hiện với nụ cười rạng rỡ, hoan hỷ.

"Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 13


Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 61694)
18/01/2011(Xem: 89773)
07/02/2015(Xem: 13433)
27/01/2015(Xem: 26698)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: