Tâm con người giống như con khỉ (song ngữ)

21/01/20163:58 CH(Xem: 8571)
Tâm con người giống như con khỉ (song ngữ)

TÂM CON NGƯỜI GIỐNG NHƯ CON KHỈ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: www.buddhisma2z.com

con khi

TÂM CON NGƯỜI GIỐNG NHƯ CON KHỈ 

LỜI NGƯỜI DỊCH:

Xuân Bính Thân 2016 nói về con khỉ trong Kinh Phật.

Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động, dễ-dàng bị rối-trí và không-ngừng thay-đổi của ý-thức, hoặc cái-biết của con người bình thường [1] (Ja.III, 148; V, 445).

một lần Đức Phật đã nói rằng: 'Giống như một con khỉ chuyền từ cây nầy qua cây khác, nó nắm lấy một cành cây rồi chỉ buông tay ra khi nó nắm được một cành cây khác, con người cũng như thế, tư-tưởng, tâm hoặc ý-thức của họ phát-sinh và biến-mất liên-tục, không-ngừng suốt ngày đêm' [2] (S.II, 95).

Bất cứ ai chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, quan sát tâm của chính mình, rồi sau đó theo dõi một bầy khỉ sẽ phải nhìn nhận rằng, sự so sánh của Đức Phật là một điều chính xác, và không có gì là quá đáng.

Trong một lần khác, Đức Phật có nói rằng một người có nhiều lòng ham-muốn mà không tự kiểm-soát được 'thì giống như một con khỉ đi tìm kiếm trái cây trong rừng, cứ lo chuyền từ cây nầy sang cây khác' [3] (Dhp.334).

Ngược lại với điều nói trên, Đức Phật khuyên bảo các đệ tử của ngài, là họ hãy lo rèn luyện bản thân để phát triển 'tâm họ giống như một con nai rừng' [4] (miga bhåtena cetasà, MI, 450). Nai rừng là loài sinh vật đặc-biệt hiền-lành, luôn luôn đề-phòng và nhận-biết mọi việc chung quanh, dù cho chúng đang làm gì.

SÁCH THAM KHẢO:

Thuần-Phục Con Khỉ Trong Tâm, Thubden Chodron, 1995.

GHI CHÚ:

1) Truyện Tiền Thân Đức Phật Với Lời Bình Luận , ed. V. Fauseboll, London PTS 1877-96

2) Kinh Tương Ưng Bộ, ed. L. Feer, PTS London 1884-98

3) Kinh Pháp Cú, ed. O. Von Hinuber, K. R. Norman, PTS Oxford 1994

4) Kinh Trung Bộ, ed. V. Trenchner, R. Chalmers

Source-Nguồn: http://www.buddhisma2z.com/content.php?id=274

The Monkey Mind 

The monkey mind (kapicitta) is a term sometimes used by the Buddha to describe the agitated, easily distracted and incessantly moving behaviour of ordinary human consciousness [1] (Ja.III,148; V,445).

Once he observed: `Just as a monkey swinging through the trees grabs one branch and lets it go only to seize another, so too, that which is called thought, mind or consciousness arises and disappears continually both day and night' [2] (S.II,95).

Anyone who has spent even a little time observing his own mind and then watched a troop of monkeys will have to admit that this comparison is an accurate and not very flattering one.

On another occasion the Buddha said that a person with uncontrolled craving `jumps from here to there like a monkey searching for fruit in the forest' [3] (Dhp.334).

In contrast to this, the Buddha asked his disciples to train themselves so as to develop `a mind like a forest deer' [4] (miga bhåtena cetasà, M.I,450). Deer are particularly gentle creatures and always remain alert and aware no matter what they are doing.

Taming the Monkey Mind, Thubden Chodron, 1995.

Note:

1) Jātaka with commentary, ed. V. Fauseboll, London PTS 1877-96

2) Saṃyutta Nikāya, ed. L. Feer, PTS London 1884-98

3) Dhammapada, ed. O. Von Hinuber, K. R. Norman, PTS Oxford 1994

4) Majjhima Nikāya, ed. V. Trenchner, R. Chalmers
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 60856)
18/01/2011(Xem: 88677)
07/02/2015(Xem: 12793)
27/01/2015(Xem: 23917)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.