Đi chùa đầu năm

14/02/202010:04 SA(Xem: 7401)
Đi chùa đầu năm

ĐI CHÙA ĐẦU NĂM 
VŨ TRUNG KIÊN

         

di chua dau nam         
           Đạo Phật du nhập vào Việt Nam đã bắt gặp mảnh đất màu mỡ và được đất mẹ Việt Nam mở rộng vòng tay dung chứa vào lòng. Những giá trị của đạo Phật lại gần gũi với tâm thứcvăn hóa của người Việt nên đạo Phật ăn sâu, bén rễ trong lòng dân tộc Việt Nam. Trong những nét đẹp của Phật giáo có phong tục đi lễ chùa đầu năm.

          Lễ chùa đầu năm là phong tục đẹp. Đi chùa để đắm mình trong không khí linh thiêng, trong không gian tĩnh lặng, ngước nhìn các vị Phật để gột rửa tâm hồn, để sống tốt hơn, đẹp hơn. Đi chùa để làm công đức, để tự tay mình dâng những đồng tiền (dù to hay nhỏ, tất nhiên phải là tịnh tài) vào hòm công đức để nuôi dưỡng tâm từ bi, sẻ chia với tha nhân. Đi chùa để cầu bình an cho mình, cho gia đình, cho đất nước có gì là sai? Xã hội luôn bất an, cuộc sống là vô thường, con người bao giờ cũng nhỏ bé trước vũ trụ bao la, vì vậy, người ta phải có cái gì đó để bám vào, để dựa vào, để không sợ hãi, để vươn mình lên. Đi chùa, vì lẽ đó thật cần thiếttốt đẹp biết bao.

          Giáo lý của Phật giáo là “thiên kinh, vạn quyển”, có những bộ kinh các học giả Trung Quốc đã phải dày công biên soạn trong một nghìn năm. Một người có tu nhiều kiếp cũng không chắc đã đọc và hiểu hết được kinh điển của Phật giáo. Dù thiên kinh vạn quyển, nhưng Phật giáo cũng tóm lược những nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hành đối với Phật tử: Đó là ngũ giớithập thiện. Ngũ giới (1). Giới sát: Không được sát sinh, (2). Giới đạo: Không được trộm cắp, 3. Giới dâm: Không được hành dâm người khác (ngoài vợ chồng - NV), 4. Giới ngữ: Không được nói điều sai trái, 5. Giới tửu: Không được uống rượu (bây giờ là không được dùng chất kích thích quá liều). Thập thiện(1). Ba điều về thân: Không được sát sinh, trộm cắp, tà dâm; (2). Bốn điều về khẩu: Không nói dối, hai chiều, ác khẩu, thêu dệt; Ba điều về ý: Không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.  

          Thế nhưng, không biết từ bao giờ, nhiều người đi chùa hiện nay hình như đã ngày càng xa rời với những lời dạy giá trị đó. Người ta chen lân, xô đẩy nhau, người ta nhét tiền vào tượng Phật, người ta “hối lộ”, cầu xin chả thiếu cái gì...

          Phật giáotôn giáo tôn trọng sự sống của muôn loài. Trong quan điểm của Phật giáo, Đức Phật là phật đã thành, còn chúng sinh sẽ là Phật trong tương lai. Bởi vậy, đối với một cành cây ngọn cỏ, nếu không cần thiết, Phật giáo cũng khuyên con người không nên bứt phá. Tôn trọng sự sống của muôn loài, nên Phật giáo lên án chiến tranh phi nghĩa, lên án giết hại sinh linh. Vậy nên mới có ngạn ngữ xưa rằng: Xưa nay trong một bát canh/ Oán sâu như bể hận thành non cao/ Muốn hay nguồn gốc binh đao/ Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”. Vậy mà, hãy nhìn những địa điểm ở chùa Hương treo lủng lẳng thịt thú rừng. Nhiều người đi chùa Hương phải quyết ăn hoặc mua được thịt thú rừng mới về. Xin hỏi: Phật nào chứng giám nổi?

          Bởi tôn trọng sự sống của muôn loài nên ngoài việc cấm giết hại sinh linh, những người con của Phật còn trải tình thương đến muôn loài bằng việc phóng sinh. Phóng sinh để nuôi dưỡng lòng từ bằng cách ban tặng sự sống cho những con vật sắp bị giết. Phật giáotôn giáo đề cao trí tuệ: “Duy tuệ thị nghiệp”. Có từ bi nhưng phải có trí tuệ. Các bậc cao tăng của Phật giáo đều khuyên Phật tử hãy phóng sinh đúng cách mới là từ bitrí tuệ. Thế nhưng hiện nay, đa phần những con vật được bán trước các cổng chùa để Phật tử mua phóng sanh đều được săn bắt, đánh bẫy, cho uống thuốc, bán đi bán lại nhiều lần…Phóng sinh như vậy vô hình dung lại tiếp tay cho tội ác. Phật nào chứng giám nổi?

          Kinh điển của Phật giáo khẳng định rằng Đức Phật không phải là thần linh, vì vậy ngài không ban phước hay giáng họa cho ai. Đi chùa để “tu”, “tu” là sửa mình, là hướng vào bên trong, là quay về với chính nội tâm của mỗi người. Đi chùa để “hiểu luật nhân quả của Phật giáo, làm việc tốt, sống đời sống chính mạng, chính nghiệp” (Công văn số: 033/CV-HĐTS ngày 20/2/2019 của Ban Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam “về tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an cho Phật tửNhân dân tại các chùa nhân dịp đầu xuân năm mới”. Nếu cứ nghĩ ác, làm ác rồi lên chùa cúng Phật để cầu xin thì chỉ là tà vạy. Làm quan tham nhũng của công rồi đem đồng tiền “bẩn” ấy cúng chùa, tô tượng, đúc chuông thì Phật nào chứng nổi! Nếu như vậy thì còn gì là luật nhân quả.

          Phật giáo khuyên Phật tử không được làm khổ người nhưng cũng không được làm khổ mình. Đang lo lắng nhưng nếu đi chùa về giảm nỗi lo, đó là chính đạo. Đang lo lắng, đi chùa về nghe “thày phán” lại lo thêm thì đó là tà vạy. Người xưa đã đúc kết: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Đi chùa để kính ngưỡng các vị Phật, để học hỏi, để sửa mình, để sống tốt hơn mới là đi chùa đúng nghĩa.

                                                                                  VŨ TRUNG KIÊN

         

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/01/2014(Xem: 16349)
24/01/2017(Xem: 9993)
22/01/2017(Xem: 12809)
31/01/2022(Xem: 2689)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.