Nhớ Tết Ở Ấn Độ

04/02/20211:00 SA(Xem: 3916)
Nhớ Tết Ở Ấn Độ

blank
NHỚ TẾT Ở ẤN ĐỘ

Thích Trung Hữu

tet viet tai india 2
Tết Việt Nam với Tăng Ni, du học sinh Việt Nam
đang theo học trường Đại học Gautam Buddha, Ấn Độ

Thời tiết năm nay tự nhiên trở nên lạnh hơn những năm trước. Nghe nói ở miền Bắc có nơi còn có tuyết rơi nữa. Trong cái không khí se lạnh của buổi sớm mai, tôi ngồi bên tách trà nghe mùi thơm hoa Nguyệt quế lan tỏa trong màn sương sớm, tự nhiên cảm thấy nhớ cái lạnh Ấn Độ hồi còn học bên đó ghê. Nhớ nhất là những năm Tết không về, cùng với huynh đệ đón Tết cổ truyền nơi đất Phật, vui không biết bao nhiêu mà kể.

Những năm gần đây, có một số người chủ trương bỏ Tết cổ truyền. Một số người khác thì mặc dù không chủ trương bỏ Tết nhưng không quan trọng việc ăn Tết như xưa nữa, mà chỉ coi Tết như một ngày lễ bình thường, là dịp để nghỉ ngơi và đi du lịch đó đây. Tuy nhiên, với những ai sống xa xứ thì những phong tục tập quán, văn hóa, hay lễ hội truyền thống của dân tộc thì rất quan trọng. Có lẽ qua đó mà họ khẳng định được mình là ai. Nhờ thực tập những truyền thống đó mà họ còn nhớ và tự hào mình là con cháu của một dân tộc nào đó. Đối với người Việt Nam thì Tết cổ truyền hay Tết nguyên đán là một lễ hội quan trọng bật nhất. Chính vì thế mà mỗi khi Tết đến, ai ai cũng cảm thấy nô nức. Còn đối với những người con xa xứ thì cảm xúc bồi hồi càng không thể diễn tả.

Khi tôi mới qua Ấn Độtrải qua cái Tết đầu tiên ở đó, tôi cũng rất háo hứcbồi hồi. Chiều 30 Tết tôi ra shop hoa để mua hoa về cúng Phật và trang trí chuẩn bị đón giao thừa. Khi tôi vừa bước vô cửa hàng thì anh bán hoa nhìn tôi tươi cười nói “Happy New Year”. Tôi ngạc nhiên hỏi lại “What New Year?” Anh ta trả lời “Traditional New Year of Viet Nam” (Tết cổ truyền của Việt Nam). Tôi cười thích thú hỏi sao anh ta biết thì anh nói rằng các bạn Việt Nam hôm nay đến mua hoa đã nói cho anh ta biết. Anh ta còn cười chỉ vào các loại hoa nói: “Bạn xem, các bạn Việt Nam của bạn đã lấy những bông hoa tươi và đẹp hết rồi”. Đồng thời anh ta cũng tỏ ra nuối tiếc cho tôi là đã không còn hoa tốt cho năm mới. Tôi cười trả lời là “Không sao, hễ là hoa là đẹp à”. Nghe tôi trả lời như vậy anh ta tỏ ra thích thú, vừa cười vừa dơ ngón tay cái lên: “Việt Nam number one”.

Có năm chúng tôi còn rủ nhau gói bánh tét nữa. Thấy chúng tôi hỏi xin cắt lá chuối, những người hàng xóm Ấn Độ hỏi lấy lá chuối để làm gì? Chúng tôi trả lời một cách tự hào là để gói bánh ăn Tết truyền thống. Nghe vậy họ rất hoan hỷ, bảo chúng tôi muốn cắt bao nhiêu thì cắt. Kiếm lá chuối thì dễ nhưng gói bánh tét thì mới khó. Hồi đó giờ chỉ có ăn thôi, giờ bắt tay vào làm mới thấy khó. Ngay cả úp mặt trái hay mặt phải của lá vào bánh cũng không biết. Vừa làm vừa gọi điện về Việt Nam hỏi. Nói chung cuối cùng cũng xong. Tuy cực mà vui. Sau khi nấu chín thì chia ra mỗi người vài ba đòn để thưởng thức mấy ngày Tết. Sáng mùng Một, mấy huynh đệ đến phòng tôi uống trà. Nhìn mấy đòn bánh tét treo tòn ten, ai nấy đều cười nói, “Nhìn giống Tết quá hé”.

Thật tình là tôi rất thích mùa ĐôngẤn Độ. Ở Ấn Độ có cái hay là thiên nhiên báo hiệu thời tiết rất đúng. Như hễ thấy hoa gạo nở đỏ rực trên cây là biết sắp bước sang mùa Hè, còn một sáng nào bất chợt nghe hương hoa sữa len lỏi vào phòng là hay mùa Đông đang đến, lo mà chuẩn bị đồ ấm. Vào mùa Đông, nhất là ngay ngày Tết ở Việt Nam thì càng ý nghĩa, tôi thích cái cảm giác ngồi bên lò sưởi uống trà cùng với huynh đệ. Uống trà và ăn mức gừng, mức dừa đem qua từ Việt Nam. Cảm nhận tình huynh đệ thật ấm áp và thiêng liêng.

Ai cũng nói rằng cái thời đi học là khoảng thời gian vui nhất trong cuộc đời của con người. Điều đó hoàn toàn đúng. Nó vui là vì lúc đó người ta không phải lo điều gì, chỉ có học không thôi. Nó vui cũng là vì lúc đó mọi người đều như nhau, không có sự phân biệt cao thấp về địa vị hay giàu nghèo. Học ở Ấn Độ tuy xa quê hương mà huynh đệ có thể gặp nhau hàng ngày, còn về Việt Nam thì mỗi người một trú xứ, lại có công việc riêng nên muốn tụ họp lại đông đủ như trước thật không dễ chút nào. Mà nếu như có thể tập họp được đông đủ thì chắc gì tình cảm vẫn còn nguyên vẹn và vô tư như xưa. Dù sao thì tôi cũng sẽ nhớ mãi những cái Tết xa nhà một thời như thế. Nó rất vui, rất hồn nhiên, rất đẹp. Không biết Tết năm nay những huynh đệ ngày ấy như thế nào, có còn nhớ hay đã quên cảnh cùng nhau đi cắt lá chuối về gói bánh tét... Cầu mong mọi người đều được bình yên. Vâng, chỉ bình yên thôi là đủ rồi.

Thích Trung Hữu

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/12/2014(Xem: 19328)
24/12/2014(Xem: 12732)
24/12/2014(Xem: 13810)
23/02/2015(Xem: 8263)
06/02/2016(Xem: 6138)
13/01/2011(Xem: 72669)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.