Xuân Về & Nỗi Diên Trì của Một Cánh Hoa Mai Nở Muộn

25/01/20225:39 SA(Xem: 2869)
Xuân Về & Nỗi Diên Trì của Một Cánh Hoa Mai Nở Muộn

blank
Xuân Về & Nỗi Diên Trì của Một Cánh Hoa Mai Nở Muộn
Vài Ghi nhận khi đọc bài thơ “Ảo Từ” của Hoàng Xuân Sơn
Tô Đăng Khoa.

 

Có những bài thơ khi đọc xong, ta phải đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi nó nội tại trong tâm trí của chúng ta. Những bài thơ như vậy có tác dụng đẩy tư duy và sự chiêm nghiệm của chúng ta đến một chân trời mới, nơi đó chúng ta bắt gặp sự giao thoa của những tư tưởng lớn triết học Đông-Tây và sau cùng quan trọng hơn cả là nó thiết lập trong nhận thức của chúng ta một thái độ sống thích hợp cho bối cảnh lịch sử hiện tại mà chính ta đang bị ném vào đó. Thái độ nhận thức này có khả năng  giải tỏa hết những phiền lụy trong đời sống. Những bài thơ mang tác dụng như vậy rất quý và hiếm, và một trong số những bài thơ như vậy mà tôi có cơ duyên đọc được là bài thơ “Ảo Từ” của thi sĩ tài hoa Hoàng Xuân Sơn.  Xin ghi lại đây đôi dòng cảm nhận với tư cách là một đọc giả yêu mến thơ của Hoàng Xuân Sơn như là lời tri ân đến thi sĩ. 

bài thơ ảo từ của hoang xuan sonTrước hết tựa của bài thơ –“Ảo Từ” cũng là một điều khiến ta phải suy nghĩ. Bài thơ là tập hợp của những từ theo sự phối trí của tác giả. Bản chất của ngôn ngữ vốn là ảo.  Ảo là cái giống như thật, nhưng không phải là thật. Ví như bản đồ không phải là lãnh thổ [1], nhưng chúng ta vẫn cần có bản đồ để thám hiểm và phám phá lãnh thổ, cũng vậy từ-chỉ-định không phải là cái-được-chỉ-định, nhưng chúng ta vẫn có thể nương theo ảo-từ để hiểu ý của tác giả. Chúng ta thử thong thả đọc bài thơ Ảo Từ này:

về đây
cánh bướm hồ nghi
trang sách đã chết
từ di cảo đời

Bài thơ mở đầu bằng một lời mời gọi: “về đây cánh bướm hồ nghi”.  Ai là “cánh bướm hồ nghi”?  Bướm là loài suốt cả đời luôn bay từ hoa này đến hoa khác để tìm “cái đẹp”.  Vì sao còn mãi kiếm tìm, vì sao còn hồ nghi?  Có phải cái này là cái đẹp nhất chưa?  Hay còn có cái khác đẹp hơn thế nữa? Phải chăng “cánh bướm hồ nghi” là hình ảnh ẩn dụ cho tất cả những tâm thức đang còn dong dũi tìm kiếm một cái gì đó.  Cái được tìm kiếm của những “cánh bướm hoài nghi” có thể là cái chân-thiện-mỹ, tư tưởng uyên áo, hạnh phúc, chìa khóa thành công, tình yêu, sự giác ngộ?  Bị thôi thúc bởi sự tìm kiếm, tâm thức đó luôn luôn phải học hỏi. Sự học hỏi này đa phần từ những tiền nhân qua trang sách. Nhưng mà sách vở rốt ráo chỉ là những ảo từ! Và hỡi tất cả những “cánh bướm hồ nghi”, xin hãy về đây và lắng nghe sự thật rằng: “trang sách đã chết từ di cảo đời”!

Đây có lẽ là một tuyên bố sấm sét: Hởi tất cả những tâm thức còn tìm kiếm một cái gì đó qua phương pháp tầm chương trích cú. Xin hãy nghe cho rõ: trang sách đã chết từ di cảo đời!  Đời! Cái-Đang-Là bất sinh bất diệt, vô thủy vô chung, không gián đoạn này làm sao có thể tìm thấy trong những trang giấy chết kia?

Nhưng có phải tác giả tuyệt đối phủ định vai trò của ngôn-ngữ-ảo-từ chăng? Không, ngược lại là đằng khác, vai trò của ngôn ngữ là sự mở ra:

mở ra áo chữ không lời
lả lơi hồ thủy rụng rời thúy vi
ồ.  hoa muộn
nỗi diên trì
làm sao về kịp bước đi
của miền

Khi ta đọc một bài thơ hay và đẹp chứa đựng những tư tưởng thâm sâu về bản chất của ngôn ngữThi Ca như là bài thơ này chẳng hạn, thì đó chính là lúc trang giấy chết kia thực hiện đúng chức năng của nó, tức là mở ra những ảo từ uyên áo: những áo chữ không lời.  Chính những chữ, những lời uyên áo đó, những ảo từ đó là chất liệu hàm chứa cái không-thể-diễn-đạt-được-bằng-lời, thường nằm ở giữa hai dòng chữ, nhất là khi đọc giả nhắm mắt lại để tư duy về cái vừa được đọc.

Bài thơ vì thế nó mở ra một cổng trời mới, một không gian mới cho những kẻ chiêm nghiệm chịu chơi bước vào. Nó mở vào một thế giới không lời. Cánh cửa mở vào thế giới này chính là những ảo từ, những áo chữ được thiết lập một cách khéo léo bởi Thi Sĩ.

Vượt qua ảo từ, vượt qua áo chữ để vào không gian mới của sự chiêm nghiệm đọc giả có thể thấy gì?

Có thể là những “lả lơi hồ thủy” có thể là những “rụng rời thúy vi” của kiếp sống mà có thể ta chưa kinh nghiệm qua.

Đọc giả cũng có thể vượt qua không gian thời gian để sửng sốt nhìn lại “nổi diên trì” của đóa hoa mai nở muộn sau một đêm giá rét của Thiền Sư Mãn Giác năm xưa. Và bài thơ “Cáo Tật Thị Chúng” của Thiền Sư bất chợt hiện ra trong tâm thức của người đọc:

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. [2]

Ồ đóa hoa mai nở muộn, Ồ một “nổi diên trì” mong cho mùa xuân còn ở lại mãi mãi với nhân gian! Nhưng nào có được đâu vì lẽ đương nhiên dĩ nhiên là “Xuân đi, trăm hoa rụng”.  Thấu cảm “nỗi diên trì” của hoa mai, thì đồng cảm được với bao nhiêu công trình, bao nhiêu ước vọng dã-tràng-se-cát của nhân gian trong đó có chính chúng ta. Tất cả chúng ta đều đang cố “diên trì” một điều gì đó!  Nhưng sự cố gắng đó chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại.  Cho dầu “nỗi diên trì” của hoa mai nở muộn có thống thiết tới đâu cũng không về kịp bước đi của miền!

“Ồ hoa muộn, nỗi diên trì” là một câu thơ tuyệt đẹp trong cảnh giới áo-chữ-không-lời của Thi Ca mà những ảo từ của Thi Sĩ Hoàng Xuân Sơn có thể dìu tâm thức chúng ta vào trong đó. Nói gì tới một cánh hoa mai nở muộn chính cuộc sống chúng ta đây là một “nổi diên trì” của con dã tràng se cát trên biển Đông. Mùa Xuân qua đi một trăm cánh hoa: tất cả sẽ rụng xuống, diên trì hay không diên trì? Tất cả đều phải rụng xuống! Vì sao phải rụng xuống? Vì để cho “xuân đáo bách hoa khai”!

Như vậy hành động đúng đắnphù hợp nhất về nổi diên trì của hoa và của chính chúng ta là gì? Xin hãy đọc tiếp khổ thơ cuối:

một lần hồn đá tịnh liên
cầm im sắc náo cho phiền lụy thôi
một mai tình nhớ non đồi
thì phiên tóc trắng
cũng lơi nhẹ

b

      u

           ồ

                n

(((

 

Bị ném vào một cuộc bình sinh mà tất cả những gì chúng ta nổ lực tận sức “diên trì” đều rốt ráo tàn lụi trước “bước đi của miền”. Không gianthời gian sẽ tàn hủy tất cả. Bất cứ thứ gì ta bám víu vào sẽ tàn lụi, nỗi diên trì của chúng ta cũng mong manh như cánh hoa mai cuối mùa nở muộn năm xưa trước đình chỉ chờ một cơn gió thoảng qua là sẽ rơi rụng mất. Như vậy tất cả nổi diên trì là không cần thiết, là công sức dã tràng. Tốt hơn hết là ta hãy thấu cảm nổi diên trì và sự bất lực hoàn toàn của chính nó. Chúng ta hãy giữ cho tâm hồn chúng ta bất động như “hồn đá tịch liên”. Vâng chỉ một lần thôi, một lần do phép lạ hay lòng quyết tâm dõng mảnh nào đó trợ lực, chúng ta buông bỏ tất cả, buông bỏ cái vô tích sự của nổi diên trì và kinh nghiệm trạng thái “hồn đá tịch liên”. Hồn đá tịch liên đó có khả năng “cầm im tất cả sắc náo bên trong lẩn bên ngoài đưa tâm thức chúng ta trở lại trạng thái trạm nhiên thường tịnh, và kết quả là: tất cã phiền lụy đều thôi quấy rầy chúng ta nữa. Sự vô ích và vô nghĩ của nổi diên trì được nhận ra rốt ráo!  Phiên tóc trắng cũng vì thế mà lơi nhẹ buồn. 

Giải pháp “hồn đá tịch liên” với tác dụng “cầm im sắc náo cho phiền lụy thôi” giải pháp tối ưu cho cuộc bình sinh, nó tương phản với sự thất bại nảo nề do nổ lực “diên trì” mang lại. Nhìn từ khí cạnh này việc “cầm im sắc náo cho phiền lụy thôi” tương đối gần gủi với giải pháp “Let it Be” [3] của the Beatles, hay là giải pháp “Tuổi thơ Em có buồn nhiều: Thì xin hãy để bóng chiều đi qua” trong bài thơ Áo Xanh của Thi Sĩ Bùi Giáng [4].

Bài thơ Ảo Từ của Thi Sĩ Hoàng Xuân Sơn là một bài thơ hay, tư tưởng rất uyên áo, xử dụng điển tích rất tuyệt vời, ngôn ngữ bình dân bà ảo diệu. Bài thơ mở ra những “áo chử không lời” mời gọi đọc giả gây cấn chịu chơi vào trận chiêm nghiệm sự giao thoa tư tưởng kim cổkinh nghiệm tự thân. Bài thơ này giúp chúng ta thiết lập một cái nhìn và một thái độ sống có khả năng “cầm im sắc náo cho phiền lụy thôi” và giúp cho phiên tóc trắng của chúng ta bây giờ hay sau này cũng lơi nhẹ buồn.  Xin cảm ơn Thi Sĩ Hoàng Xuân Sơn và Thi Phẩm Ảo Từ. 

Ghi Chú:

[1] Quan hệ bản đồ - lãnh thổ mô tả mối quan hệ giữa một đối tượng và sự thể hiện của đối tượng đó, như trong mối quan hệ giữa lãnh thổ địa lý và bản đồ của nó. Nhà khoa học và triết học người Mỹ gốc Ba Lan Alfred Korzybski nhận xét rằng "bản đồ không phải là lãnh thổ" và "từ ngữ không phải là sự vật", gói gọn quan điểm của ông rằng một sự trừu tượng bắt nguồn từ một cái gì đó, hoặc một phản ứng đối với nó, không phải là bản thân sự vật. . Korzybski cho rằng nhiều người nhầm lẫn giữa bản đồ với lãnh thổ, tức là nhầm lẫn giữa các mô hình thực tế với chính thực tế. Mối quan hệ cũng đã được thể hiện trong các thuật ngữ khác, chẳng hạn như "Thực đơn không phải là bữa ăn" của Alan Watts.

[2] Bài Thơ Cáo Tật Thị Chúng rất nổi tiếng của Thiền Sư Mãn Giác (滿覺), 1052 – 1096, là một thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trítruyền tâm ấn lại cho đệ tửBản Tịnh. Với bài thơ "Cáo tật thị chúng", ông được nhiều người coi là một nhà thơ đại biểu của dòng văn thơ Lý – Trần

[3] Let It Be là bài hát nổi tiếng của ban nhạc The Beatles phát hành năm  1970. Trong lời bài nhạc này có đoạn: “When I find myself in times of trouble, Mother Mary comes to me, speaking words of wisdom, let it be. And in my hour of darkness she is standing right in front of me, speaking words of wisdom, let it be”

[4] Bài thơ Áo Xanh trong thi tập Mưa Nguồn của Thi Sĩ Bùi Giáng:

Lên mù sương xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn nhiều
Hãy xin cứ để bóng chiều bay qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 60856)
18/01/2011(Xem: 88676)
07/02/2015(Xem: 12790)
27/01/2015(Xem: 23901)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.