Mùa Xuân Tìm Lại Chính Mình.

18/02/20245:40 SA(Xem: 2840)
Mùa Xuân Tìm Lại Chính Mình.
duc phat nam rongNamo Sakya Muni Buddha

MÙA XUÂN TÌM LẠI CHÍNH MÌNH.
 


Vào buổi sáng nọ Đức Phật đang ngồi thiền trong một khu rừng trang nhã thì có một nhóm thanh niên hoàng gia đến hỏi ngài có thấy một phụ nữ trẻ trang điểm và ăn mặc sặc sỡ chạy qua chỗ ngài đang ngồi không? Nhóm thanh niên này cũng kể cho Phật nghe vì sao họ phải tìm kiếm người đàn bà đó. Hôm đó có 30 thanh niên hoàng tộc muốn làm một chuyến du ngoạn và picnic trong rừng. Phần lớn trong số họ đã có vợ hay thê thiếp, riêng một công tử trẻ chưa có bạn đời. Anh chàng liền thuê một cô gái giang hồ cùng đi để mua vui. Trong khi mọi người trong nhóm đang say sưa nhảy nhót ca hát và uống rượu ngất ngư thì cô gái giang hồ lợi dụng vơ vét đồ đạc trang sức của họ và bỏ trốn. Khi mọi người phát hiện ra sự vắng mặt của cô và đồ đạc của họ cũng biến mất, họ tìm kiếm cô ta. Trên đường đi họ gặp Phật đang ngồi dưới bóng mát một cây đại thụ. Đức Phật bình thản mời họ ngồi xuống quanh ngài rồi nhẹ nhàng hỏi:


- Này các vương tử, đối với các vị thì việc tìm kiếm người đàn bà và việc tìm lại chính mình, việc nào quan trọng hơn?
- Bạch ngài, đối với chúng tôi việc quan trọng hơn là chúng tôi nên tìm lại chính mình.
- Này các vương tử, nếu là như vậy các vị hãy ngồi xuống, ta sẽ thuyết giảng Giáo Pháp cho các vị.
- Bạch ngài, xin vâng.
Rồi những người bạn thuộc nhóm các vương tử ấy đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. 

Đức Thế Tôn đã thuyết Pháp theo thứ lớp đến các vị ấy.

Nhóm thanh niên lúc đầu không hoàn toàn hiểu Đức Phật muốn nói gì với họ. 

Tại sao họ lại phải đi tìm chính mình? Nếu có ai hỏi quí vị “ngươi là ai?” chắc chắn quí vị sẽ nói ra một cái tên nào đó, một chức vụ hay địa vị nào đó gắn liền với thân thế mình, quí vị có chắc rằng những tên gọi đó, chức tước địa vị đó là mình hay không? Chúng ta vẫn quen xem thân này, danh này là “ta”, câu hỏi của đức Phật đưa những người kia trở về với chính họ. Trước đó họ chỉ biết chạy theo dục lạc thú vui bên ngoài mà biểu hiện là người đàn bà trẻ đẹp với những trang sức bắt mắt, ưa nhìn. Với một người đàn ông trẻ tuổi, một người đàn bà trẻ đẹp có thể thỏa mãn hết 5 giác quan của họ, và người đó có thể quên mình trong niềm đam mê tình ái. Khi lạc thú qua đi, họ có thể cảm thấy chua chát hay dư vị tẻ nhạt, thậm chí vô nghĩa. Khi vì một lý do nào đó mà mất đi những lạc thú, họ cảm thấy thất vọng, bị lừa dối, bị phản bội, vv.


- Thông thường, tâm phàm phu chúng ta hay trốn chạy sự khó chịu và sự không thỏa mãn trong một dục lạc mới, một cuộc săn tìm thú vui mới, lao vào một đam mê khác. Họ chạy theo các giác quan và tìm quên chính mình là ai, vì họ không dám đối diện với chính mình hay khi sống một mình họ thấy cô đơn tẻ nhạt

Một khi, bạn đã xác định mình là người con Phật, là hành giả tu Phật thì việc cần thiết trong đời sống hàng ngày đó là biết "TỰ QUAN SÁT CHÍNH MÌNH". Để làm được việc này, đôi khi không dễ như ta nghĩ. Ta có thể quay về bên trong. Tự quan sát mình trong một khoảng thời gian ngắn. 

Nhưng để kéo dài thời gian quan sát là việc khó hơn và yêu cầu cao hơn. Chúng ta không được nóng vội hay yêu cầu quá cao ở mình. Miễn chúng ta kiên trì, có lòng tin và không bao giờ bỏ cuộc. Chúng ta nhất định sẽ thành công. Đôi khi là một tháng, đôi khi là một năm, đôi khi là nhiều hơn thế. Bạn đừng quá lo lắng, miễn chúng ta không bỏ cuộc. Ắt có ngày sẽ thành.

- Hãy thường xuyên nhắc nhở chính mình. Ta đang làm gì vậy? Ta đang rửa bát à? Rửa như thế nào? Ta đang lái xe à? Lái như thế nào?... Ta đang nóng giận à? Vậy ta đừng giận nữa, bỏ qua đi. Nóng giận không giải quyết được điều gì.  Ta đang buồn à? Buồn đau cũng chỉ là một cảm thọ. Cuộc đời này vốn vậy, buồn làm gì!
Chúng ta cứ lọc dần các suy nghĩ và hành động. Từ thô đến tế. Từ nóng nảy, cau có, si mê, sân hận. Buông dần thành quen. Chúng ta học dần tha thứ, yêu thương, định tĩnh, trong suốt. Rồi có một ngày. Tất cả những đau khổ bế tắc, tất cả những lên xuống của vui buồn hờn dỗi sẽ được thay bằng định tĩnh và lắng trong. Dù cuộc đời có là gì, chúng ta cũng trở nên nhẹ tênh. Thanh thảnan bình sống mỗi ngày trọn vẹn.

 

- Đừng tìm hạnh phúc bên ngoài
Mùa Xuân hạnh phúc vẫn hoài trong ta..
Quay về thực tại nhận ra..
Xuân lòng nở mãi đóa hoa không tàn...

 

 

Tự Tình Xuân

Xuân nào mây trắng thong dong
Bất Giác khởi niệm.. xuống dòng tử sinh,
Lạc trong sắc, pháp, hương, thinh..
Mở to mắt, chẳng nhớ mình là ai.

Quên rồi '' Diện mục bổn lai ''
Nụ cười xa dấu thiên thai nhạt nhòa
Giật mình, cõi thế ''không hoa''!
Cũng vừa lúc bóng chiều tà đầu non.

Xuân đi, xuân đến dập dồn
Còn xa cố quận hồn còn vắng xuân,
Dù bao kiếp nửa đường trần
Xuân trong cõi mộng đẹp lòng chút thôi! 
- Bao giờ Tuệ giác lên ngôi
Hoa Từ bi nở.. đất trời Vĩnh Xuân.

Như Nhiên - Th Tánh Tuệ



 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/02/2011(Xem: 112814)
03/01/2015(Xem: 12118)
23/12/2014(Xem: 11255)
24/07/2018(Xem: 7849)
04/02/2012(Xem: 64535)
15/01/2016(Xem: 8984)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.