Luận Sư Di Lặc

01/02/201112:00 SA(Xem: 112813)
Luận Sư Di Lặc

tuyentapmungxuan

LUẬN SƯ DI LẶC
Bình Anson
(http://budsas.blogspot.com)

bodhisattva-maitreya-contentNhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.

*

Theo Wikipedia, một số các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, và Hakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha – khoảng 270-350 TL) là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra) hay Duy thức tông (Vijñānavāda): Di-lặc (Maitreya-nātha), Vô Trước (Asaga), Thế Thân (Vasubandhu). Tuy nhiên, theo truyền thống, nhiều người tin rằng đây chính là Bồ-tát Di-lặc (Bodhisattva Maitreya) – vị Phật tương lai, và hiện đang ngự tại cung trời Đâu-suất (Tusita).

Sự khác biệt này bắt nguồn từ nhiều lý do, trong đó:

(a) trong thời kỳ Đại thừa bắt đầu phát triển tại Ấn Độ, người ta vì tôn kính các luận sư cao tăng nên có khuynh hướng tôn xưng quý ngài là các vị Bồ-tát; từ đó, có thể đã có sự nhầm lẫn giữa ngài luận sư Di-lặc là thầy của ngài Vô Trước và ngài Bồ-tát Di-lặc, vị Phật tương lai;

(b) một số các bài luận thường giải thích là do quý ngài ấy hiểu được qua trạng thái nhập định (samadhi) và tham cứu với các vị Bồ-tát ở các cung trời, nhất là với ngài Bồ-tát Di-lặc tại cung Đâu-suất.

Ngài Di-lặc, theo Wikipedia, được xem là tác giả, hoặc đồng tác giả với ngài Vô Trước, của các luận phẩm:

1) Yogācāra-bhūmi-śāstra (Du-già sư địa luận, T1579)
2) Mahāyāna-sūtrālamkāra-kārikā (Đại thừa kinh trang nghiêm luận, T1604)
3) Madhyānta-vibhāga-kārikā (Trung biên phân biệt luận hay Biện trung biên luận, T1599, 1600, 1601)
4) Ratna-gotra-vibhaga, còn có tên là Uttara-ekayāna-ratnagotra-śāstra (Cứu cánh nhất thừa bảo tánh luận, T1611)

5) Dharma-dharmatā-vibhāga (Pháp pháp tính phân biệt luận)
6) Abhisamaya-alamkāra (Hiện quán trang nghiêm luận )

Hai quyển Abhisamaya-alamkāra và Dharma-dharmatā-vibhāga chỉ tìm thấy trong kinh thư Tây Tạng, và Abhisamaya-alamkāra được dịch sang tiếng Hán trong thập niên 1930. Có quan niệm cho rằng dường như 2 quyển này được trước tác về sau, không phải trong thời kỳ của ngài Vô Trước.

Theo bản mục lục của Đại chính Tân tu Đại tạng kinh, ngài Bồ-tát Di-lặc là tác giả của:

(trong Bộ Luật)

T1499: Bồ Tát Giới Yết Ma Văn, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]
T1501: Bồ Tát Giới Bổn, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]

(trong Bộ Du-già)

T1579: Du Già Sư Địa Luận, 100 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]
T1601: Biện Trung Biên Luận Tụng, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]
T1615: Vương Pháp Chánh Lý Luận, 1 quyển, [Di Lặc Bồ Tát thuyết, Đường Huyền Trang dịch]

* * *

Hình bên trên:
Bodhisattva Maitreya from the 2nd Century Gandharan Art Period
(http://www.enotes.com/topic/Maitreya)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2015(Xem: 12118)
23/12/2014(Xem: 11255)
24/07/2018(Xem: 7849)
04/02/2012(Xem: 64535)
15/01/2016(Xem: 8984)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.