Thiên hạ chộn rộn mấy hôm trước tết để có mùa Xuânấm cúng chung vui đoàn tụ. Một năm tất bật để dồn vào ba ngày tết mà trên bàn thờ nhà nhà đầy đủ bánh mứt hoa trái; trẻ con được khoe áo mới; cội mai hãnh diệnrải hoa quanh gốc, chồi non vội vả đơm nụ.
Tuy kinh tế có khó khăn trong năm qua, nhưng tết năm nay, Canh Dần vẫn nhộn nhịp tưng bừng. Từ Nam chí Bắc, phố thị đều là chợ hoa.Hoa năm nay được mùa, thế mà giá vẫn không rẻ lắm. Đường Nguyễn Huệ biến thành phố hoa quyến rũdu khách các vùng ngoại ô đổ dồn về thưởng ngoạn suốt tuần trưng bày.Khách ngoại kiều thích thú trước vẻ sáng tạo của những nghệ nhân đổ công trên từng loại bonsai tạo hình. Lúa và cây trái cũng hiện diện giữa thành phố ngàn hoa. Nét đặc biệt của tết cổ truyền năm nay là thế. Một số tổ chức từ thiện của Phật giáo cũng đem đến từng phần quà cho những người kém may mắn, nếm được vị Xuân.Kẻ không nhà , ngủ hè phố cũng được quý thầy quý cô đến từng chỗ để lì xì, an ủi…Ba ngày tết lặng lẽtrôi qua, nhưng hương Xuân vẫn còn vương vấn trên các ngã đường đất nước. Người dân vẫn thích ra ngoại ô, về vùng quê tận hưởng khí hậu trong lành, du ngoạn để cảm nhận không gian yên bình của đất nước. Những cánh diều lượn gió tung bay trên đồng ruộng. Sông Mỹ Thuận dẫn về các tỉnh miền Tây Nam bộ, khách bộ hành dừng bước giữa cầu đề ngắm nhìn trời chiều, đang bị gió sông nâng tung từng lọn tóc làm dịu hơi nóng suốt ngày cô đặc, tạo cảnh nên thơ duyên dáng cho con cầu cong người vắt qua hai bờ. Những ngày Xuân như thế, người dân mới được thong dongthưởng ngoạn sự an bình của quê hương qua từng phố thị, thôn xóm. Đất nước ta vẫn đẹp và mộng mơ, đã bao phen chinh chiến trải dài theo chiến sử nói lên nét oai hùng của dân tộc. Những lúc ấy, Xuân vẫn về với truyền thống, người dân vẫn đón Tết trong hầm trú ẩn, vẫn nấu bánh giữa đạn bom, vẫn chúc nhau giữa xác người ngổn ngang; mẹ già vẫn gửi quà ra tiền tuyến, em gái hậu phương viết thư chuyển ra trận mạc. Những mái nhà xác xơ trống gió, vẫn có bông trái trên bàn thờ tổ tiên, khói nhang vờn quanh giữa không gian tĩnh lặng. Các vùng quê xa xôi của miền Tây Nam bộ, những căn chòi nằm dọc bờ sông, chỏng trơ khẳng khiu chân cột chống đở tấm sàng cây váng xấp xỉ mặt nước như cố gượng cho tấm thân rách nát đứng vững giữa phong ba; các cụ ông bên bàn tròn nhâm nhi cốc rượu trắng nói chuyện vụ mùa, thời sự; Các bà tụm năm tụm ba bên sòng bài, trẻ em lắc bầu cua cá cọp, thanh niên thiếu nữdập dìu đường phố.Đình chùa miếu mạo dầy đặc khói nhang chen lẫn hơi người…
Dân tộc ta có bao phen thanh bình sau những cuộc chiến dai dẳng, ngoài thời Trần Lý non 4 thế kỷ an lành, phần lớn đất nước đều bị cày xới bởi đạn bom. Thân thể thanh niên đem ra làm tấm chắn cho làn tên mũi đạn, trẻ con phụ nữnặng trĩu vành khăn sô. Chính vì thế, dân tộc tôi biết trân quý từng giờ phút bình yên tĩnh lặng, rất hiếu hòa giữa kiếp sống vô thường, rất hiền lành giữa nanh vuốttham lam từ mọi phía.
Từ ngày thống nhất nước nhà, quê hương vắng tiếng đạn bom, thân thể mẹ không còn cấy vào những mãnh đạn bom cay nghiệt, người dân không còn sống phập phồng lo sợ nạn tai trong nháy mắt. Từ ngày chính sách cởi mở, người dân tự dolập nghiệp, bon chen hưởng thụ, phố thị phát triển, nhà nhà xây dựng, nhưng cũng không ít những mãnh đời bất hạnh, nạn nhân của tham nhũng còn lê lếch kêu oan từ địa phương đến trung ương vì trong nháy mắt, họ trở thành vô sản. Một bộ phận dân chúng vẫn chưa thực sự được sống an lành bởi bạo lực và tệ nạn xã hội. Trong xã hội nào cũng còn rơi rớt những bất cập như thế, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Qua những cuộc lễ hội tết nhất, cơn sóng người túa ra mọi phía chật nghẽn mọi ngả đường, an ninh vẫn được bảo đảm, đó là giai đoạn yên bình của cuộc sống, thể hiện một chút thanh bình trong những giờ phút thiêng liêng của dân tộc. Thanh bình không chỉ có nghĩa chấm dứt chiến tranh, vắng tiếng đạn bom, thanh bình còn bao hàm sự an lành trong cuộc sống cho dù kinh tế có khủng hoảng. Cuộc sống và sở hữu của người dân phải được bảo đảm, luật pháp phải được tôn trọng không chỉ về phía nhân dân mà ngay cả những người có quyền thế, địa vị trong xã hội. Trẻ con có quyền đến trường và vui chơilành mạnh thì người lớn cũng có quyền hưởng thụ và sở hữutài sảnhợp pháp do mồ hôi nước mắt mình tạo ra. Bệnh nhân có quyền được chăm sóc mà không vì nghèo mà phải chịu rút ống Oxy khi cấp cứu. Giàu nghèo trong xã hội ta chưa quá mức chênh lệc như một số nước, nhưng tiếng nói oan ức của người dân vẫn còn vang vọng, chưa được ai lắng nghe.
Bao giờ người dân ta được hưởng trọn vẹný nghĩa của Thanh bình khi mà ta đang thể hiện chủ quyền trên đất nước chúng ta. Một bộ phận dân oan, một bộ phận tôn giáo vẫn đang là tiếng thở dàinão nuột của một dân tộc đã từng chịu quá nhiều thương đau trong quá khứ. Đất nước ta, dân tộc ta phải được hưởng một thanh bìnhtrọn vẹn trong tầm tay của chúng ta.Phát triển cơ sở vật chất, hệ thống giao thông chưa đủ chứng minh sự phát triển một đất nước, nếu dân trí và cơm áo không phát triển đồng bộ, quyền lợi người dân không được bảo đảm và mọi tự do trong luật pháp không được thực thi. Những điều nầy không nằm ngoài khả năng của dân tộc.
Hy vọng một đất nước thanh bình sẽ đến thực sự khi lòng dân được thanh bình bởi mãn nguyện những nhu cầu tối thiểu.
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.