Lễ bái cầu cúng đúng pháp

11/08/20174:55 CH(Xem: 13974)
Lễ bái cầu cúng đúng pháp
LỄ BÁI CẦU CÚNG ĐÚNG PHÁP
ĐĐ. Thích Trúc Thái Minh

Thích Trúc Thái MinhLỜI NÓI ĐẦU

Kính thưa tất cả các quý đọc giả, tôi có nhân duyên lớn khi được nghe rất nhiều bài giảng của Ân Sư, tôi thấy mỗi bài giảng của Thầy là một phương pháp sống, một cách để vượt qua nhưng khó khăn trong cuộc sống. đặc biệt Thầy luôn tìm cách thắp sáng niềm tin chân chính về Phật pháp cho tất cả những người đang sống trong đêm tối của sự vô minh. Thì lần này đứng trước tình trạng cầu cúng lễ bái theo hình thức mê tín của đa số người dân hiện nay, tôi đã chọn biên tập lại một bài giảng của Thầy có tiêu đềLễ Bái Cầu Cúng Thế Nào Cho Được Lợi Ích”.

Thì tại sao tôi lại chọn đề tài này vì tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều người dân thực hiện các phương pháp cúng bái theo hình thức mê tín, họ cầu thần khấn bái một cách mù quáng, họ làm thịt các loài động vật cúng tế một cách dã man nhằm tìm lại sự an ổn cho mình. Đặc biệt hiện nay là tình trạng bói toán rồi đồng cốt, tình trạng đốt vàng mã cũng là những vấn nạn đối với những người dân thiếu hiểu biết về vấn đề tâm linh này. Thì qua cuốn sách này tôi chỉ hy vọng tất cả quý đọc giả có cách nhìn đúng đắn về vấn đề tâm linh. Đặc biệthy vọng rằng tất cả chúng ta tin sâu nhân quả, trong cuộc sống thường hành thiện, nuôi dưỡng tâm từ bi của mình. Nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sinh đồng trọn thành Phật đạo.

Nam Mô A Di Đà Phật!



Các quý Phật tử thường đi đến chùa lễ bái cầu cúng, ở nhà chúng ta cũng lễ bái cầu cúng, thì từ xưa tới nay chúng ta cũng rất phân vân là cúng bái thế nào cho đúng, cúng như thế nào cho được lợi ích. Thì chúng ta hãy nghe bài kinh này Phật dạy hàng Phật tử chúng ta cúng bái thế nào cho đúng pháp và được lợi ích cho cả người sống lẫn người chết, bài kinh bắt đầu bằng câu chuyện của một ông vua:

 

NỘI DUNG KINH VĂN

      Thủa xưa có một nước lớn thuộc một vùng biên địa của nước Ấn Độ, ông vua nước ấy tên là Hòa Mặc, nhân dân của ông vua này cũng chưa từng biết tới Phật pháp và cũng chưa nghe tới cụm từ Tam Bảo, họ chỉ biết cầu cúng theo ngoại đạo thôi. Lúc đó mẹ của ông vua Hòa Mặc này lâm trọng bệnh nằm trên dường, nhà vua đã cho mời nhiều danh y đến để khám chữa bệnh cho mẫu hậu, cho đến các phù chú cũng được dùng. Mặc dù đã cố gắng hết sức mà sau nhiều năm căn bệnh của Hoàng Thái Hậu cũng không thuyên giảm, Sau đó vua mời 200 vị Bà La Môn vào cung cúng dường để thưa hỏi. Sau khi cúng dường thì ông vua thưa với các vị Bà La Môn thế này: thưa các  vị Bà La Môn Thái Hậu bị bệnh nặng đã lâu không biết vì nguyên nhân gì, các vì thông hiểu tướng pháp thiên văn địa lý, vậy các vị có thể nói cho trẫm biết.

Các vị Bà La Môn thưa với vua rằng: bệnh của Thái Hậu không có gì sai lạ, toàn là do các tinh tú sai loạn, âm dương bất hòa mà thôi.

Vua lại hỏi: thưa các vị làm cách nào để giải trừ được?

Các vị Bà La Môn thưa: nhà vua nên bày lễ cầu đảo với núi non, cầu đảo với Nhật Nguyệt, với các tinh tú ở nơi khoảng đất trống sạch sẽ ngoài thành. Phải giết một trăm loài vật khác nhau và bắt một đứa trẻ còn trinh tiết để cúng tế trời, Ngài phải dẫn mẹ mình tới chổ đó lạy xin được khỏi bệnh thì bệnh mẹ Ngài sẽ hết.

Nhà vua nghe các vị Bà La Môn nói như vậy liền cho chuẩn bị đúng như lời dặn, vua cho lùa một trăm loài gồm voi, trâu, ngựa, chó mèo vv…cùng một đứa bé ra cổng thành phía đông giết để cúng tế, suốt dọc đường tiếng kêu la than khóc vang cả trời đất. Đức Phậtthần thông biết được chuyện này, quán sát đủ nhân duyên để cứu độ vị vua Hòa Mặc cùng nhân dân trong nước này, nên hôm ấy Đức Phật dùng thần thông đi đến. Đức Phật cùng các chư Tăng cùng du hành tới đất nước của vua Hòa Mặc, khi đi đến nơi thì Đức Phật gặp vua cùng các vị Bà La Môn ở cửa thành phía đông, đang lùa bầy súc vật cùng đứa bé đi đến. Vua và mọi người từ xa nhìn thấy Phật, uy nghi rực rỡ hào quang tỏa sáng như mặt trời mới mọc như trăng sáng đêm rằm, thì đều khởi tâm kính mộ. Bấy giờ tất cả những nạn nhân đang được ra đàn tế này nhìn thấy Đức Phật thì khởi tâm mong cầu được cứu thoát. Đức vua tiến lại gần Phật quỳ xuống chắp tay đảnh lễ chào hỏi Đức Thế Tôn.

Bấy giờ Phật mới hỏi vua: ông định đi đâu đấy?

Ông vua vòng tay lại mà đáp rằng: thưa Phật Thái Hậu của nước trẫm lâm bệnh đã lâu, con đã mời danh y khắp nơi cho đến đồng cốt chú thuật cũng không giảm. Nay con mang người và súc vật này tới tế trời, cầu đảo với các vì sao và núi sông mong cho mẹ con được hết bệnh và khỏe mạnh đấy ạ.

Phật mới chỉ dạy: này đại vương ông hãy lắng nghe cho kỹ, muốn được lúa ăn thì phải lo cày cấy, muốn được giàu có thì thực hành bố thí, muốn được sống thọ thì phải hành tâm từ bi, muốn được trí tuệ phải chăm học hỏi. Phật đọc bài kệ cho vua nghe thế này:

Giầu người sống một trăm năm
Siêng phụng thờ quỷ thần bằng voi bằng ngựa
Chẳng bằng một tâm từ bi

Lúc Đức Phật đọc bài kệ xong hào quang của Ngài chiếu khắp mười  phương, chúng sinh trong tam đồ bát nạn đều hoan hỷ được an ổn lợi ích. Vua Hòa Mặc nghe xong diệu pháp thấy được diệu lí, thấy được hào quang của Phật nên vô cùng hoan hỷ. Thái Hậu nghe pháp của phật xong tinh thần hoan hỷ phấn chấn, các bệnh tật tự nhiên dứt hết. Còn 200 vị Bà La Môn nghe kệ và lời phật dạy và thấy được hào quang của Phật nên ăn năn, xin trừa đổi, sau đó ra lễ Phật mà cầu làm đệ tử Phật, Đức Thế Tôn hứa khả cho họ làm đệ tử. Vua hòa Mặc và các hạ thần xin thỉnh Phật lưu lại nước mình một tháng để cúng dường, đem chính pháp ra giáo hóa nhân dân, từ đấy đất nước của vua Hòa Mặc được hưng thịnh.

 

PHẦN GIẢNG KINH

        Vua Hòa Mặc, Hòa ở đây là hiền hòa, còn Mặc nghĩa là tĩnh mịch, tên của ông vua này nói lên rằng ông là một người vua hiền hòa, có cuộc sống thiên về nội tâm, rất ít nói và thích sự tĩnh lặng.

Nhân dân của ông vua này cũng chưa từng biết tới Phật pháp và cũng chưa nghe tới cụm từ Tam Bảo, như chúng ta biết để được nghe cụm từ Tam Bảo cũng không phải dễ, người nào kém phúc, thì sinh vào vùng biên địa hạ tiện rừng núi âm u, nên không được thấy chùa chiền và không biết tới Tam Bảo. Thầy cũng từng đến tới những vùng như Bình Liêu, Ba Chẻ, Hải Hà, Đầm Hà họ không biết Tam bảo là cái gì cả, chúng ta ở đây còn may mắn là được ra chùa, được nghe Phật pháp, được trồng cây phước lên ruộng phước điền Tam Bảo. Thì dân ở vùng này họ không biết Tam Bảo là gì, họ chỉ biết cầu cúng theo ngoại đạo thôi, mà thời Phật tại thếẤn Độ rất nhiều ngoại đạo, có tới 96 đạo. Nên khi Phật thành đạo rồi đi giáo hóa cũng bị các ngoại đạo này kèn cựa giữ lắm, vì giáo lí của Phật đúng với chân lí, Đức Phật lại giảng rất hay nên các tín đồ của ngoại đạo này đi theo Phật hết, họ cũng vu oan, vu khống, chèn ép đối với 

Phật cũng như Tăng đoàn. Vì người dân trong nước của vua Hòa Mặc này không có phước để biết tới Tam Bảo nên họ thực hiện các việc cầu cúng đều theo các ngoại đạo, ngoại đạo bảo gì thì họ làm nấy, thường làm các việc tà ác để cúng tế quỷ thần, mà chẳng được lợi ích gì.

Lúc đó mẹ của ông vua Hòa Mặc này lâm trọng bệnh nằm trên dường, nhà vua đã cho mời nhiều danh y đến để khám chữa bệnh cho Mẩu Hậu, cho đến các phù chú cũng được dùng. Chúng ta thấy ông vua này cũng rất có hiếu đúng không, mời các danh y không giúp được ông lại dùng tới cả phù chú của các Thầy Đồng Cốt các thầy Phù Thủy, ông mời đến hết để chú nguyện cho mẹ ông. Như chúng ta biết những khu vùng sâu vùng xa, biên địa hạ tiện thì không biết tới Phật pháp, nên thường thì những khu vực này rất nhiều thầy phù thủy, thầy đồng cốt này hoạt động. Như ở các khu dân tộc thiểu số của nước ta ngày nay cũng còn các vị thầy Mo thầy cúng, chuyên về bùa chú này, những người này thường chỉ biết một số mẹo vặt rồi đem ra lừa đảo người dân để lấy đó làm nghề kiếm sống. họ thường bắt người bệnh uống các giấy bùa hoặc hương đốt lên rồi hòa với nước cho người bệnh uống. Mà chúng ta biết rồi những thứ đó thì chỉ làm người bệnh thêm nặng hơn thôi chứ làm gì mà có thể chữa được bệnh.

Mặc dù đã cố gắng hết sức mà sau nhiều năm căn bệnh của Hoàng Thái Hậu cũng không thuyên giảm, bà Hoàng Hậu bệnh nặng, chúng ta cũng thường thấy những người mắc phải những căn bệnh rất nặng đúng không? Có khi là nằm liệt giường thối thịt ra mà không chết được, người ta nói là sống không xong mà chết không được là như thế đấy, vì người này nghiệp nặng quá. Thì trong bài giảng về nhân duyên của bệnh tật Thầy cũng đã nói rõ về những nguyên nhân của bệnh tật nơi thân chúng ta rồi. Thầy cũng nghĩ rằng do bà Hoàng Hậu này tiền kiếp sát sinh nhiều. Thì nhân đây Thầy cũng kể cho quý Phật tử nghe chuyện này, ở chùa Ba Vàng thì từng giúp một số người bệnh bằng cách hướng dẫn họ tác phúc cúng dường hồi hướng cho các oan gia trái chủ. Cũng có nhiều trường hợp đã đi nhiều nơi không chữa được nhưng khi tác phúc cúng dường Tam Bảo xong hồi hướng cho các oan gia trái chủ này thì lại chữa được lành. Trong đó thì có hai trường hợp đặc biệttrường hợp của cháu Tuấn, mặt cháu này tự nhiên bị biến dị như mặt thú, đi nhiều nơi mà không thể nào phẩu thuật được. Sau khi gia đình cháu lên chùa làm lễ xong thì giờ cháu đã phẩu thuật thành công, khối thịt trên gương mặt của cháu được cắt bỏ. Thứ hai là cháu Dũng con chú Thiệp ở Hải Phòng, cháu này thì bị loét thối bàn tay, và có khả năng di căn vào não, đi các bệnh viện trong và ngoài nước mà không chữa được. Đưa cháu sang Singarpo thì các bác sĩ bên ấy bảo phải cắt bỏ cả cánh tay đi, nhưng cũng có thể di căn lên não. Sau khi được bà cô em của bố hướng dẫn lên chùa tác phúc cúng dường Tam Bảo, thì bố của Dũng từ singarpo điện về cho Thầy hứa là cúng dường. Thầy chứng minh cho, thế là sau khi đó bệnh viện bảo là phẩu thuật được và không cần cắt tay nữa, cũng không di căn. Bây giờ thì tay cháu Dũng này cũng đang dần trở lại bình thường, cháu đã đi học xong Đại Học và ra làm cho một công ty nước ngoài rồi. Qua những câu chuyện trên để chúng ta biết rằng trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều bệnh là do oan kết về phần tâm linh, những căn bệnh này thường các bác sĩ không chữa được. Và chỉ có bằng cách gieo trồng vào ruộng phước Tam Bảo để nhờ từ lực Tam Bảo gia hộ mới có thể giải được cái oán kết đó, nếu chúng ta mà không biết thì sẽ tốn rất nhiều tiền mà cũng không thể chữa được nhưng căn bệnh này.

Sau đó vua mời 200 vị Bà La Môn vào cung cúng dường để thưa hỏi, thì Bà La Môn là những người thuộc giai cấp cao nhất thời đó, giai cấp này đứng trên cả giai cấp Sát Đế Lợi của vua chúa nữa, những người Bà La Môn này chuyên lo các việc cúng bái, xem số bói toán, rồi cầu thần, họ là cầu nối của người người dân với các vị thần. 

Sau khi cúng dường thì ông vua thưa với các vị Bà La Môn thế này: thưa các  vị Bà La Môn Thái Hậu bị bệnh nặng đã lâu không biết vì nguyên nhân gì? các vị thông hiểu tướng pháp thiên văn địa lý, vậy các vị có thể nói cho trẫm biết. Chúng ta thấy đất nước Ấn Độ ngày xưa các vị Bà La Môn rất được vua chúa trọng dụng, nhất là trong những chuyện liên quan tới vấn đề tâm linh. Những vị Bà La Môn này cũng là những người chuyên cầu mưa thuận gió hòa cho đất nước. Và chúng ta biết sau khi thái tử Tất Đạt Đa đản sinh, vua Tịnh Phạn cũng mời các vị Bà La Môn này đến để tiên đoán về số mệnh của thái tử. Tất cả các vị Bà La Môn sau khi xem xong tướng của thái tử thì đều nói rằng, Ngài sau khi lớn lên sẽ là một bậc chuyển luân thánh vương, tức là vị vua thống lãnh cả thế giới này, hoặc là xuất giachứng quả vị Phật. Thì đó cũng là công đức của thái tử do tiền kiếp Ngài đã tu hạnh Bồ Tát nên đời này sinh ra có thân tướng rất đẹp, với đầy đủ 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp.

Các vì Bà La Môn mới thưa với vua rằng: bệnh của Thái Hậu không có gì sai lạ, toàn là do các tinh tú sai loạn, âm dương bất hòa mà thôi, chúng ta biết cũng có những bệnh cũng do âm dương bất hòa, tức là loại bệnh này sinh ra do thân thể chúng ta quá nhiều âm hoặc quá nhiều dương. Trong y học người ta cũng chia ra, bên trái là âm, bên phải là dương. Bên trên là dương bên dưới là âm, có nhiều kiểu chia lắm, thì quả thật mà cái âm dương này mất quân bình cũng sinh ra bệnh tật. Còn tinh tú tức là các vì sao trên bầu trời, thời ngày xưa người ta vẫn quan niệm mỗi con người chúng ta chịu sự chi phối của một ngôi sao trên trời. Mà quý Phật tử chúng ta bây giờ vẫn có một số hay xem sao  này lắm, xem năm nay sao gì chiếu mình, La Hầu, hay Tế Đô, Thổ Tú hay Tế Bạch sạch cửa nhà. Một số nơi còn bán tờ giải sao, rồi cúng sao giải hạn nữa, tình trạng này rất nhiều. Tất cả những việc làm này thì chỉ do chúng ta thiếu sự hiểu biết rồi nghe người này người kia bảo là chúng ta làm theo thôi. Mà nhất là tình trạng đốt vàng mã, có những gia đình mỗi năm đốt tới hàng chục triệu tiền vàng mã này, thực ra thì các vong linh không hề nhận được những thứ này, nên khi đốt thì chỉ ô nhiễm môi trường và tổn hao kinh tế thôi. Chúng ta nghe kinh nhân quả Phật dạy rồi đấy, có bố thí cúng dường Tam Bảo thì mới sinh phúc báu, từ phúc báu đó mới có thể hồi hướng cho người thân nhà mình được. Nên mới biết rằng không biết tới Phật pháp thì khổ lắm. Thì chúng ta qua bài kinh này Đức Phật nói các sao tinh túảnh hưởng tới mình không và phải làm thế nào mới thực sự có lợi ích cho mình và người thân xung quanh nha.

Vua lại hỏi: thưa các vị làm cách nào để giải trừ được?

Các vị Bà La Môn thưa: nhà vua nên bày lễ cầu đảo với núi non, cầu đảo với Nhật Nguyệt, với các tinh tú ở nơi khoảng đất trống sạch sẽ ngoài thành. Phải giết một trăm loài vật khác nhau và bắt một đứa trẻ còn trinh tiết để cúng tế trời, Ngài phải dẫn mẹ mình tới chổ đó lạy xin được khỏi bệnh thì bệnh mẹ Ngài sẽ hết. Các ông Bà La Môn này bày cho vua là, bây giờ vua mà muốn cho Thái Hậu khỏi bệnh thì vua cần làm cái lễ cầu đảo với núi non, với mặt trăng mặt trời. Mặt trăngmặt trời là hai ông sao to nhất trên trời, rồi không những cầu với mặt trăng mặt trời mà cong cầu với các ngôi sao khác. Ở giữa khoảng đất trống sạch sẽ ngoài thành, với lễ vật gồm một trăm loài vật khác nhau như Chó Gà Dê Ngựa Lợn Trâu vv… và bắt một đứa trẻ còn trinh tiết để cúng tế trời. Chúng ta nghe cách cúng bái này có dã man không, mà tình trạng cúng bái này không phải chỉ ngày xưa mới có đâu, một số bộ tốc Man Ri bây giờ vẫn còn tục giết các đứa bé để cúng tế trời. Mà trong truyện Thạch Sanh cũng có chuyện giết người để cúng tế cho trăn tinh, mỗi năm là phải cúng một người không là trăn tinh sẽ quậy phá không yên. Mà cái chuyện giết người để tế thần linh ngày xưa là nhiều lắm, nên các vị Bà La Môn này khuyên nhà vua như thế thì cũng thường thôi. Các vị Bà La Môn này bày cho vua như thế, thì ông vua này rất thật thà tín kính, đặc biệt là rất có hiếu với mẹ.

Nhà vua nghe các vị Bà La Môn nói như vậy liền cho chuẩn bị đúng như lời dặn, vua cho lùa một trăm loài gồm Voi, Trâu, Ngựa, Chó, Mèo vv…cùng một đứa bé ra cổng thành phía đông giết để cúng tế, suốt dọc đường tiếng kêu la than khóc vang cả trời đất . Thì chúng ta biết cả một trăm loài súc vật rồi cả đứa bé bị bắt đi, khi mà cháu bé này bị bắt đi cúng tế thì gia đình, hàng xóm người thân thích vô cùng đau lòng than khóc. Phải con mình cũng thế thôi đúng không, nếu nhà vua mà chỉ định đúng con mình thì mình cũng đau lòng như thế, không ai có thể chịu được. Nhưng lệnh của vua rồi nên không ai dám cãi, rồi tiếng kêu gào của các loài cầm thú bị mang đi cúng tế nữa.Thì các con vật nó cũng biết, nhà mình mà nuôi chó định ngày mai làm món dồi chó là tối nay nó lĩnh đi đâu mất rồi, con vật nó linh cảm được, thì những con vật này cũng thếThì Đức Phậtthần thông biết được chuyện này, quán sát đủ nhân duyên để cứu độ vị vua Hòa Mặc cùng nhân dân trong nước này, nên hôm ấy Đức Phật dùng thần thông đi đến. Đức Phật cùng các chư Tăng cùng du hành tới đất nước của vua Hòa Mặc, khi đi đến nơi thì Đức Phật gặp vua cùng các vị Bà La Môn ở cửa thành phía đông, đang lùa bầy súc vật cùng đứa bé đi đến. Vua và mọi người từ xa nhìn thấy Phật, uy nghi rực rỡ hào quang tỏa sáng như mặt trời mới mọc như trăng sáng đêm rằm, thì đều khởi tâm kính mộ. Như chúng ta biết Đức Phật không phải là người thường, Ngài là một vĩ nhân siêu phàm, nhiều kiếp Ngài đã tu hành nên được thân tướng rất trang nghiêm, đặc biệt xung quanh Phật lúc nào cũng có hào quang tỏa ra. Lúc bình thường thì hào quang của Ngài tỏa ra bảy thước, lúc Ngài vận thần thông thì hào quang phóng ra khắp thế giới. Phật đi đâu thì thường cũng có đoàn chư Tăng đi cùng đông lắm, có khi là hơn nghìn chư Tăng đi theo, mà trong kinh thì nói thường là 1250 vị Tỳ kheo đi theo Phật. Thì bấy giờ tất cả những nạn nhân đang được ra đàn tế này nhìn thấy Đức Phật uy nghi rực rỡ, hào quang tỏa sáng thì khởi tâm kính mộ mong cầu được cứu 

thoát, vì khi nhìn thấy Phật chúng ta luôn cảm thấy Ngài sẽ đem cho mình sự bình an, hào quang của sự từ bi làm cho cả đến loài vật cũng cảm nhận được và an lòng. Khi nhìn thấy Phật thì chúng ta thường nghĩ ngay rằng người này đến cứu độ mình chứ không phải đến để làm hại mình, vì đức từ bi của Ngài tỏa chiếu trong ánh hào quang, còn có những người mình nhìn thấy là sợ rồi.

Đức vua tiến lại gần Phật quỳ xuống chắp tay đảnh lễ chào hỏi Đức Thế Tôn, chắc ông vua này cũng nghe danh Phật rồi và đoán chắc đây là Phật rồi, nên mới quỳ xuống đảnh lễ.

Bấy giờ Phật mới hỏi vua: ông định đi đâu đấy?

Ông vua vòng tay lại mà đáp rằng: thưa Phật Thái Hậu của nước trẫm lâm bệnh đã lâu, con đã mời danh y khắp nơi cho đến đồng cốt chú thuật cũng không giảm. Nay con mang người và súc vật này tới tế trời, cầu đảo với các vì sao và núi sông mong cho mẹ con được hết bệnh và khỏe mạnh đấy ạ. Chúng ta thấy Đức Thế Tôn rất là điềm tỉnh đúng không, dù Ngài đã dùng thần thông biết rõ mọi chuyện nhưng Ngài không khuyên ngăn luôn, mà Ngài hỏi chuyện một cách bình thường, rồi tùy vào tâm bệnh của chúng sinh mà cho thuốc. không như chúng ta đúng không, thấy ai đó làm gì trái mắt là nói luôn không cần biết đầu đuôi thế nào, nói có khi chẳng suy nghĩ nữa, nên nhiều lúc chúng ta muốn giúp người nhưng thành ra làm rối chuyện thêm, Phật thì không như thế, Ngài có đầy đủ phương tiệntrí tuệ. Thì ông vua này thấy Phật ân cần hỏi như thế, thì vua thưa với Phật rất là cụ thể. Mà chúng ta cũng thấy được rằng ngày xưa Đức Phật rất gần gủi với người dân đúng không, mọi người có thể gặp Phật, chào hỏi một cách ân cần, rồi xin Phật chỉ dạy cho những cách thoát khỏi những khó khăn hay đau khổ trong cuộc sống.

 Đức Phật mới chỉ dạy: này đại vương ông hãy lắng nghe cho kỹ, muốn được lúa ăn thì phải lo cày cấy, muốn được giàu có thì thực hành bố thí. Phật dạy rất kỹ phải không? Phật tử chúng ta ai mà làm 

nông thì vẫn phải cày cấy đúng không, nhà nông nào mà không cày cấy, cũng không thuê người cày cấy thì mùa vụ tới mình cũng không thể có thóc ăn đúng không.Ở đây Phật muốn dạy chúng ta gieo nhân nào thì mới có quả nấy, muốn được giàu có thì phải hành bố thí, chúng ta nghe lời Phật dạy mà hành, bố thí nghĩa là cho ra, còn mình bo bo thì không thể giàu có được. Tại sao cho ra lại được giàu có? Trên đời này có nhiều chuyện như có nhiều người chẳng làm gì mà người ta rất giàu, còn mình làm quần quật từ sáng tới tối lo miếng ăn không đủ, rồi như ngày xưa có những đứa trẻ sinh ra làm thái tử được cả giang sơn, mà chưa hề làm gì, còn mình mở mắt ra thì thấy tàu hỏa chạy trên cầu Long Biên rồi, tức là mình sinh ra làm con ông bà ăn mày sống dưới gầm cầu gia sản chỉ có cái bị cái gậy. Thế chuyện này là thế nào đây? Tại sao lại có người sinh vào chổ giàu có người sinh vào chổ nghèo, thì do nhân bố thí từ đời trước đấy, người đời trước mà chăm hành bố thí, thì nhờ phước đó dẫn người ta sinh vào chổ giàu có để nhận phước báu của họ, còn người đời trước bo bo keo kiệt bủn xỉn không dám cho ra chỉ biết lo cho mình, thì do nghiệp đó kiếp sau sinh vào chổ bần hàn. Nhưng cũng có những người hành bố thí thì được quả thu hoạch rất sớm ngay trong đời này, nhất là những đứa trẻ mà được thực tập bố thí ngay khi còn nhỏ thì khi trưởng thành nó phát tài phát lộc là chuyện bình thường. Có những đứa bé dăm bảy tuổi là bà đã đưa đi chùa thực tập cho cháu biết bỏ tiền vào hòm công đức rồi, thì đứa bé này lớn lên phước báu tự nhiên sẽ đến đầy đủ, còn các cụ mà bảy mươi tám mươi mới bố thí thì phải đợi kiếp sau hưởng quả thôi. Như mình trông cây, thì đến thời gian mới thu hoạch được, mình mà muốn hưởng nhanh cũng không được. Phật dạy ở đây là muốn giàu có thì phải hành bố thí, còn người ăn trộm ăn cắp thì không thể giàu được, vì của cải đó chỉ là đồ phi nghĩa không thể ở lâu với mình được, chỉ có giàu do phúc đức của mình được hưởng thì mới bền. Cũng như có những người không có tài có đức bỏ tiền ra mua chức tước địa vị thì cũng mua được, nhưng khi ngồi vào đấy rồi thì cũng không yên, vì mình có tài đâu, việc đến mình không xử lí được, ngồi run như cầy sấy sợ, mà người này vì không có đức nên cũng không ai kính nể cả, nên ngồi vào đó cũng không được lâu. Ngược lại người có tài thực thụ thì người ta ngồi đúng cái ghế đấy nên người ta không ngại gì cả, cho nên người chăm tu bố thì thì được phúc giàu có không kiếp này hưởng thì kiếp sau hưởng. Rồi Phật dạy tiếp muốn được sống thọ phải hành từ bi, hành từ bi nghĩa là phải sống thương yêu mọi người mọi loài, từ bi trong đạo Phật không giới hạn ở con người với con người mà trãi khắp tới muôn loài, còn nếu giới hạn giữa người với người thì gọi là tình bác ái thôi. Người mà có lòng từ bi thì phải thương con chó con mèo con chim con chóc vv… chúng ta thấy có khó không? Nên nói nghĩa từ bi của đạo Phật rộng lắm. Khi quý Thầy chưa đi tu ở nhà cũng sát sinh đủ thứ không ngại tay, chọc tiết lợn bắt cua bắt cá, cắt cổ ngan vịt, nhưng khi bắt đầu đi tu thì tập ăn chay, dần dần tâm từ bi của mình mới phát sinh ra. Bây giờ mà nhìn thấy một con vật bị cắt cổ là đay tới tận tim gan mình, Thầy đi từ trên chùa xuống thì có một quán làm thịt dê bên đường, mà Thầy thấy người ta đánh xong treo ngược con Dê lên chọc tiết mà mình đau lòng. Quý Phật tử chúng ta khi đi đường hay đang ở đâu mà thấy con vật kêu mà mình thấy đau đớn là mình bắt đầu có hạt giống từ bi này rồi, còn nó giết mặc kệ nó chẳng liên quan tới mình thì cũng chưa từ bi đâu, nên chữ từ bi này là khó lắm, nhưng muốn được sống lâu thì cần hành từ bi này. Phật lại dạy muốn được trí tuệ thì phải chăm học hỏi, không thể nào mà không học hỏi mà được thông minh trí tuệ cả, cháu nào mà đến lạy Phật phù hộ cho con học giỏi mà suốt ngày đi chơi điện tử không chịu học thì không thể nào giỏi được, phải chăm học mới giỏi được “cần cù bù thông minh”, mình có học thì mới khai mở trí tuệ được. Chúng ta thường đến khấn lạy để Phật có thể giúp mình nhưng thực sự thì không thể, Phật chỉ có thể chỉ đường vạch lối cho chúng ta tới chổ chúng ta cần thôi. Nếu chúng ta muốn giàu có Phật dạy bố thí sẽ được quả giàu có, nếu chúng ta muốn thông minh Phật khuyên chúng ta gieo nhân chăm học hỏi, còn như chúng ta đến với cầu khấn mà chỉ xin không thì các ông thần bà thánh, như bà chúa kho cũng không thể giúp mình giàu có được. Mà đến phật còn không cho mình được thì không có ông thần bà thánh nào có thể cho mình được, chổ này nhiều vị học Phật thấy bảo Phật chẳng cho mình được thì bỏ đi theo đền theo phủ chắc sẽ cho mình được nhiều lộc. Thì đi theo đồng cốt mà có lộc tức là mình bỏ tiền vào đấy rồi họ tán lộc thì mình được cái lộc đấy thôi, còn phước lộc thì không có đâu, còn nếu mà các vị ấy mà có thể cho được thì Phật cũng có thể cho được chứ, Phật phước còn hơn nhiều mà, có câu

“thiên thượng thiên hạ vô như phật
Thập phương thế giới diệc vô tỷ”

Trên trời dưới trời không ai được như Phật, Phật là cao nhất là vĩ đại nhất, là đấng tối thắng nhất, thế mà Phật không cho mình được lộc thì ai cho mình được lộc đây. Chúng ta hôm nay nghe Thầy giảng bài này rồi không mê tín nữa nha, theo đền theo phủ thì có lộc oản xôi thôi, còn nói có phúc sinh ra lộc thì không có. Tất cả các lộc từ phúc mà ra, nên ta thường nói có phúc thì có phần, có phúc thì ngồi một chổ cũng có người mang của đến cho, cùng bán hàng mà hàng người ta người ta cứ kéo đến nườm nượm là do ngươi ta có phúc, còn mình thì chẳng ma nào hỏi thì do mình thiếu cái phúc này đấy nha. Thưa quý Phật tử chúng ta phải tin chắc nhân quảlời Phật dạy như vậy. Bốn việc này tùy mình gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy, kẽ giàu sang thì không tham thức ăn của nhà nghèo, nên các vị chư thiên chư thần họ ở trong cung vàng điện ngọc muốn gì được nấy, nhẽ đâu mà bỏ đồ ngon mỹ vị mà dùng máu thịt tanh hôi. Ông vua này định mang một trăm loài súc vật giết lấy máu tế trời, tế chư thiên tế chư thần, cắt cổ cháu bé để tế thần linh, Phật bảo không có chuyện đó đâu. Các việc chư thiên chư thần người ta ở cung trời sướng lắm, người ta muốn gì có đó, nghĩ đến cái gì có cái đó, mà hương vị của cõi trờivi diệu ngon lành, tịnh khiết chứ không phải như ở trần gian này. Thầy nói vui chứ cũng như chúng ta nhìn thấy con chó ăn bãi phân mình đã thấy kinh tởm, nhưng con chó thì thích thú lắm, vì mình là người nhiều phúc hơn nên mình ăn đồ ăn thượng vị hơn nên mình thấy vậy. Cũng thế người trên trời người ta ăn thức ăn tịnh khiết nên người ta nhìn thấy thức ăn của người trần gian người ta khiếp lắm. Mà các vị chư thiên chỉ xuống trần gian khi có Phật ra đời thôi, hoặc khi các bậc đại Bồ Tát hay các bậc thánh nhân ra đời thì các vị chư thiên này mới ghé xuống chơi, bình thường thì các vị ấy không muốn đặt chân xuống chổ này, vì các vị ấy nói là trần gian bẩn mà tanh hôi lắm. Nên ở đây ông vua đem giết các chúng sinh ấy giết cúng thì sao mà các vị trời có thể thọ nhận được, toàn đồ tanh hôi thì chư thiên chư thần sao mà dám ăn. Nên Phật mới bảo chư thiên kia ở trong cung muốn gì được nấy, nhẽ đâu họ lại bỏ nhưng món ngon ngọt ấy mà dùng đồ máu thịt tanh hôi của đại vương cúng dường, sự cúng tế này chỉ là do sự điên loạn của bọn tà đạo gây ra, giết đi mạng sống khác cầu mạng sống cho mình thì thật trái nhân quả, giết bao nhiêu mạng để cứu một mạng thì sao có chuyện đó. Thì năm đó trên chùa Ba Vàng Thầy tổ chức chúc thọ cho các cụ ngoài tám mươi, khi Thầy tổ chức thì có nhiều cụ lên chùa đăng ký chúc thọ, còn một số cụ thì cho rằng lên chùa chúc thọ chẳng được cái gì ở nhà còn được đánh chén, lên chùa thì phải ăn cơm chay. Thì quả thật như vậy sau năm đó Thầy chúc thọ như thế, những Phật tử họ biết lên chùa họ mới bạch Thầy là các cụ mà lên chùa chúc thọ thì sống đến bây giờ vẫn còn khỏe, còn mấy cụ mà ở nhà không lên chùa chúc thọ thì chết gần hết rồi. Nên nghe Thầy giảng hôm nay các cụ mà muốn sộng thọ thì không nên sát sinh nha, như lời Phật dạy đấy giết hại mạng sống để cầu mình sống lâu là trái nhân quả, chỉ có tổn thọ đi thôi. Bố Thầy cũng vừa mừng thọ mà Thầy bảo làm chay hết, may là các cụ cũng nghe chứ nếu giết mấy con lơn con gà thì e sau cụ giảm thọ.

Giầu người sống một trăm năm 
Siêng phụng thờ quỷ thần
Bằng voi và bằng ngựa
Chẳng bằng một tâm từ bi

Đấy chúng ta thấy Phật dạy rõ, giết trâu giết ngựa voi mà cúng cho quỷ thần trong một trăm năm, không bằng một người mà họ tu được cái tâm từ bi. Thầy nhớ trong một bài kinh Phật có chuyện, có 500 vị Tỳ kheo này sau khi nhận được đề tài thiền quán do Phật giao cho thì các Thầy mới vào rừng để thực tập. Nhưng trong khu rừng đó thì rất nhiều người chết nên cứ mỗi đêm đến các Thầy đều bị quỷ trêu chọc, chúng con ném cả ruột gan phèo phổi vào người các Thầy Tỳ kheo. Thì các Thầy sợ quá mới về bạch với Phật, xin Phật cho lời khuyên. Phật bảo các Thầy Tỳ kheo là các ông hãy quay lại khu rừng đó và thực tập tâm từ bi của mình, ban rãi lòng từ bi tới muôn loại chúng sinh trong khu rừng đó. Quả nhiên khi các Thầy Tỳ kheo quay lại làm theo đúng lời Phật dạy thì chúng quỷ ma không đến quấy rầy nữa. Và cũng nhờ vậy 500 vị Tỳ kheo này đều chứng quả A La Hán ngay trong khu rừng ấy. qua câu chuyện này chúng ta cũng thấy được rằng tâm từ bi có thể hóa giải được rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. mà nhất là vấn đề về tâm linh, vì các vong linh quỷ thần thì thường họ biết chúng ta thông qua những suy nghĩ xuất phát từ tâm thức của chúng ta. Chúng ta mà khởi niệm từ bi thì chúng quỷ thần sẽ hộ trì, đặc biệt ai mà tu được cái tâm từ bi này thì quỷ thần sẽ giúp họ không còn bệnh tật về phần âm nữa, những người này sống rất thọ.

Lúc Đức Phật đọc bài kệ xong hào quang của Ngài chiếu khắp mười  phương, chúng sinh trong tam đồ bát nạn đều hoan hỷ được an ổn lợi ích. Vua Hòa Mặc nghe xong diệu pháp thấy được diệu lí, thấy được hào quang của Phật nên vô cùng hoan hỷ, thái hậu nghe pháp của phật xong tinh thần hoan hỷ phấn chấn, các bệnh tật tự nhiên dứt hết, vì khi Phật thuyết pháp nhờ nghe được nên khai mở chánh tâm chánh lí nên đẩy tà tâm đi tinh thần khỏe khoắn đẩy lùi được bệnh tật. Còn 200 vị Bà La Môn nghe kệ và lời phật dạy và thấy được hào quang của Phật nên ăn năn, xin trừa đổi, sau đó ra lễ Phật mà cầu làm đệ tử Phật, Đức Thế Tôn hứa khả cho họ làm đệ tửThì thời Đức Phật rất nhiều vị Bà La Môn, ngoại đạo ban đầu thì đến đòi thi thố biện tài với Đức Phật, nhưng sau khi nghe chánh pháp của Đức Phật thì họ thấy rất lợi lạc, từ đó họ chuyển từ tâm đố kỵ đối đầu sang quy y Phật. thì ở đây cũng vậy 200 vị Bà La Môn này vì nghe được chánh pháp, thấy được hào quang của Như Lai nên họ đã phát khởi tín tâm, xin Phật làm đệ tử. chúng ta thì bây giờ đi nghe pháp cũng nhiều, nhưng vẫn ít người phát được cái lòng tin chuyên nhất này.  Vua hòa Mặc và các hạ thần xin thỉnh Phật lưu lại nước mình một tháng để cúng dường, đem chính pháp ra giáo hóa nhân dân, từ đấy đất nước của vua Hòa Mặc được hưng thịnh, đấy là câu chuyện trong kinh pháp cú Đức Phật dạy cho chúng ta.

 

PHẦN TÓM LƯỢC BÀI GIẢNG

Thì qua bài kinh này chúng ta hiểu lời Phật dạy là, nếu mốn cúng bái được lợi ích thì không nên sát sinh, vì trong lúc mình sát sinh có nhiều tiếng oán thán đau thương lắm. Mình mong cầu niềm an vui thì mình phải gieo nhân an vui cho mình cho người khác, còn gieo nhân đau khổ để có an vui thì không thể có. Cũng như thế chúng ta lấy của cãi của người khác mà ăn thì tuy thức ăn ngon nhưng mình cũng không thể cảm thấy ngon được. Nên chúng ta phải nhớ rằng mình giết các chúng sinh để cúng tế cho người thân mình bị mất hòng cầu phước báu thì không thể nào được, còn chúng ta biết làm chay tịnh, rồi phóng sinh thì người mất cũng như người sống cũng được phúc báu. Trên chùa Ba Vàng thì quý Thầy cúng toàn đồ chay tịnh, mà đơn giản lắm, có khi chỉ đĩa xôi bát cơm bát canh đĩa rau là xong. Không phải như thế là mình bất hiếu với ông bà tiên tổ nhà mình đâu, người sống người chết có cách ăn khác nhau, người chết không phải ăn như mình đâu. Như người khỏe người ốm ăn uống đã khác 

nhau rồi, người khỏe ăn món này thì thấy ngon, nhưng người ồm thì không muốn ăn, chỉ thích ăn bát cháo cơ, ăn cháo lại thấy ngon và dễ ăn, người sống đã khác người chết còn khác hơn, cõi người chết họ chỉ thích ăn hương hoa thôi càng chay tịnh họ càng dễ siêu thoát.

Thầy chúc quý Phật tử sau bài kinh này, ghi nhớ lời Phật dạy từ nay không sát sinh để cúng lễ nữa, mà mình chuyển sang cúng chay rồi làm các việc phóng sinh, bố thí hồi hướng cho các vong linh của gia đình mình, như thế cả người sống mình cũng được phúc báu. Mà đồ chay tịnh thế thì các Ngài mới chứng cho, còn mang thịt rượu vào chùa thì các Ngài cũng bịt mũi tránh xa, các Thầy ăn chay quen mà bây giờ ngửi thấy mùi thịt còn hôi tanh chẳng dám gần huống hồ các Ngài.

Cuối cùng Thầy chúc toàn thể Phật tử chăm chỉ học pháp khai mở trí tuệ, phá bỏ các tập tục mang tính chất mê tín, thực hiện cúng bái theo đúng pháp đễ được lợi ích.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Thích Trúc Thái Minh
Chùa Ba Vàng

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2023(Xem: 114077)
17/05/2021(Xem: 7266)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.