Chương Trình Hội Thảo Phật Giáo Trong Thời Đại Mới Cơ Hội Và Thách Thức

30/08/201012:00 SA(Xem: 39487)
Chương Trình Hội Thảo Phật Giáo Trong Thời Đại Mới Cơ Hội Và Thách Thức


CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

Đánh giá về Hội thảo "Phật giáo trong thời đại mới"
21/08/2006 11:23:46 

cohoivathachthuc_02Hội thảo về chủ đềPhật giáo trong thời đại mới, cơ hội và thách thức” đã được diển ra tại Hội trường Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. HCM, trong hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật, 15-16.7.2006, mà trưởng ban Tổ chức là Giáo sư Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng, và quý thầy Giảng sư của Viện như thầy Thích Tâm Đức, Thích Lệ Thọ, Thích Viên Trí...

Từ 5 giờ chiều ngày thứ Sáu, 14.7.06, một buổi tiếp tân trọng thể tại nhà hàng Khách sạn Sài Gòn, nằm ở Quận I thuộc trung tâm thành phố, với số tham dự viên khoảng 150 người, gồm có Khách nước ngoài, khách Việt kiều và nhiều đại biểu trong nước. Đây là một buổi gặp gở tiếp tân tiền hội thảo vui vẻ và thân tình giữa nhiều màu da và nhiều khuynh hướng tư duy khác biệt. Mọi người đều tay bắt mặt mừng gặp nhau trong một buổi cơm chay thân mật sang trọng theo hình thức tự tiếp (self service).

Trong hai ngày hội thảo chính thức, hội trưòng ở lầu tư của Viện NCPHVN trong khuôn viên Thiền viện Vạn Hạnh lúc nào cũng đông nghẹt với số đại biểu tham dự chính thức gần 300 người. Đó là chưa kể gần 500 Phật tử và quan khách tập trung tại Phòng Triển lảm Nghệ thuật Phật giáo và Đại điện của Thiền viện để theo dỏi hội thảo bằng một hệ thống trực tiếp truyền hình trên màn ảnh lớn. Những ai mang thẻ bảng tên (ID badge) có hai chữ “Đại Biểu” mới được vào phòng hội. Nhưng cũng có một số ít ngoại lệ gồm các thân hữu cốt cán cũng như khách mời được cấp một loại thẻ có ghi hai chữ “Khách Mời.” Với 6 loại thẻ mang 6 màu khác nhau, ta rất dễ phân biệt được người đối thoại là ai và có phần vụ gì trong buổi Hội thảo này. 

Đây là một buổi hội thảo có tầm vóc quốc tế và ý nghĩa thời đại mà hơn hai ngàn năm qua Phật giáo Việt Nam chưa hề có. Ngoài số đại biểu trong nước và Việt kiều ở các nước trên thế giới về tham dự, chúng ta cũng thấy có các giáo sư và học giả người Nhật như Tiến sĩ Noritoshi Aramaki thuộc Đại học Otani Nhật bản, tiến sĩ R. Clark thuộc đại học Stanford Hoa Kỳ, các giáo sư người Ấn, Tích Lan, Thái Lan, Nhật bản, Đài Loan....

Một trong những đặc điểm của hội thảo là ban tổ chức đã chọn mời và đã được những nhà nghiên cứu có học vị, có khả năng chuyên ngành hoặc những người có nhiều kinh nghiệm hoạt động Phật sự lâu năm sốt sắng đáp ứng . Điều nầy nói lên giá trị của và kỳ vọng về cuộc Hội thảo này. Nội dung của Hội thảo được Ban Tổ chức phân bố vào bốn chủ điểm như trong tờ bướm (flyer) cho thấy:

- Phật Giáo và các vấn đề toàn cầu

- Phật Giáo và dân tộc

- Phật Giáovấn đề kinh tế chính trị

- Tìm kiếm những giải pháp.

Để có thể đánh giá sự thành bại của cuộc Hội thảo nầy một cách khách quan và trung thực chúng ta nên tìm hiểu mục đích của Hội thảo là gì và những thành quả mà nó đạt được.

Theo ban Tổ chức cũng như những hội ý từ đầu, trên mặt nội dung, mục đích của Hội thảo được thể hiện trong hai phần được gói ghém trong bốn chủ điểm nêu trên. Phần thứ nhất là để tái xác nhận trên cả hai góc độ lý thuyếtthực chứng rằng Giáo lý của đạo Phật có thể giúp giải quyết những khủng hoảng của thế giới ngày nay, kể cả và nhất là những khủng khoảng trong các lãnh vực kinh tế, xã hội và chính trị...Nói cách khác, phần thứ nhất trình bày giáo lý của đức Phật như là một “dược phẩm” vô giá, tồn tại với thời giankhông gian. Phần thứ hai là cố gắng đưa ra những giải pháp cho Phật giáo Việt Nam. Đọc qua trên 80 bài tham luận được phổ biến dưới dạng in tạm thời, chúng ta có thể chọn được nhiều bài đặc sắc cho mục đích thứ nhất mà ban Tổ chức muốn nhắm đến.

Phần thứ hai là đề nghị đáp án cho những vấn nạn của Phật giáo Việt Nam, thì có rất ít tham luận viên và học giả đưa ra được những giải pháp cụ thểtích cực để xây dựng một Phật giáo Việt Nam đủ mạnh để hoằng dương Chánh phápbảo vệ hồn tính của dân tộc trước hiện tượng toàn cầu hoá, đồng thời góp phần vào việc xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển đồng bộ và bền vững trên tất cả các lãnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dụcđạo đức mà một xã hội cần có sau bao năm chinh chiến.

Nếu ai có đọc hai tác phẩmPhật Giáo Trong Thế Kỷ Mới” của Giao Điểm xuất bản năm 1996 (10 năm trước đây) thì sẽ thấy nội dung các bài trong hai tuyển tập nầy cũng gần giống như phần thứ nhất của cuộc Hội thảo hôm nay, và lúc Giao Điểm gởi thư mời gọi các học giả đưa ra những phương hướng cụ thể để xây dựng Phật giáo thì đã không có được sự đáp ứng đáng kể. Điều đó cho thấy, 10 năm trước đây cũng như trong giai đoạn hiện tại, nếu ai có lòng quan tâm đến Phật giáo Việt Nam thì đều không thể bằng lòng với những gì mà Phật giáo đang có, mà rất mong muốn cái mà Phật giáo cần phải có, nhưng hầu như phần lớn ai cũng ngại ngùng trong việc công khai đề nghị giải pháp. Có lẽ, vì bên ngoài nhiều hội Phật Giáo bị các thế lực chính trị dẫn dắt theo con đường đối kháng thiếu trí tuệ.

Những thành tựu khác của Hội thảo là qua số người tham dự, hoặc không tham dự được nhưng có gởi bài tham luận, chúng ta thấy một hình ảnh hết sức hào hứng. Hào hứng không những vì đó là một hội thảo có chất lượng mang tầm vóc quốc tế và ý nghĩa thời đại, mà còn vì Hội thảo đã quy tụ được nhiều nhân vật khác giáo hội, khác chính kiến, khác tư tuởng để dung thông vào một quy hướng là phục vụ đạo pháp và dân tộc.

Ngoài ra, nhìn thêm từ những góc độ khác, chúng ta cũng có thể tóm lược:

- Hội thảo được tổ chức một cách tự nhiên và chủ động từ nội dung đến hình thức, không bị gò ép bởi nhà nước như một số người dự đoán sai lầm hoặc cố tình xuyên tạc.

- Hội thảo đã quy tụ được một số trí thức có lòng đến từ khắp nơi và sẽ đạt được sự cộng tác nhiều hay ít của họ trong tương lai. Việc cộng tác này sẽ tùy thuộc vào mục đích và công việc cũng như thái độ khiêm cung của những người hướng đạo.

- Hội thảo tạo được một không khí thuận lợi cho việc tiếp cận dễ dàng hơn giữa các tổ chức và giữa các giáo phái Phật giáo, để hoàn thành sứ mạng chung là xiễn dương Phật pháphộ quốc an dân trước nguy cơ tự phân hóa và trước đe dọa xấm lấn đủ mọi mặt và từ mọi phía.

- Hội thảo cũng tạo được một sức bật cho việc chấn hưng Phật giáo trước trào lưu tiến hoá của nhân lọai và trước sự trì trệ của chính bản thân Phật Giáo Việt Nam.

- Điểm cuối là Hội thảo, một lần nữa, đã cho thấy một hình ảnh tuyệt vời về sự đóng góp của đạo Phật cho nhân loại, cũng như vai trò hộ quốc an dân của một đạo Phật Việt trong tất cả các lãnh vực từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá..., trong suốt chiều dài thăng trầm của vận nước qua các triều đại

Bên cạnh những thành công nhất định xuyên qua những thành quả đạt được đó, ta cũng thấy không thiếu những khiếm khuyết mà đúng ra không nên có. Hội trường nhỏ mà hệ thống âm thanh lại lớn nên bị echo không nghe rõ. Tập những bài tham luận (in tạm thời) đáng ra phải được phân phối cho mỗi đại biểu ngay vào tối thứ Sáu trong buổi tiếp tân, thì các đại biểu chỉ nhận được vào chiều Chủ nhật trước lúc bế mạc. Ban Tiếp tân hầu hết là Tăng Ni thay vì nên có nhiều cư sĩ, nhất là các em trong Gia đình Phật tử. Một vài đại biểu có mặt và có gởi tham luận giá trị từ trước thì không được mời thuyết trình, trái lại có người mới chỉ nộp bài vào chiều thứ Sáu trước ngày khai mạc Hội thảo, thậm chí bài viết không bám sát chủ đề, nhưng lại được mời thuyết trình. Ban Liên lạc báo chí không phổ biến những thông tin cần thiếttổng kết sau mỗi ngày hội để các hệ thống truyền thông loan tải.

Hồng Quang

 

cohoivathachthuc

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2019(Xem: 3417)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.