Cần Một Giải Pháp Toàn Diện Đối Với Phật Giáo Việt Nam

30/08/201012:00 SA(Xem: 12823)
Cần Một Giải Pháp Toàn Diện Đối Với Phật Giáo Việt Nam
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 
PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

Cần một giải pháp toàn diện đối với Phật giáo Việt Nam 
TS. Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng NCPG, Viện NCTG, Hà Nội 

blank
blank
Thế kỷ 20, Phật giáo Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn từ kết qủa do xu hướng đổi mới trong những năm từ thập niên 1920s. Đạo Phật đã tìm ra một nguồn cảm hứng mới để vượt qua những thử thách trong nhiều lãnh vực để phát triển về chất lượng và số lượng.

Một số hội nghị chuyên đề và hội thảo được tổ chức bởi Viên Nghiên cứu Tôn giáo, Hiệp hội những nhà sử gia Việt Nam, tạp chí “Ánh Sáng” ( Bộ Khoa học và Kỹ thuật), Viện nghiên cứu Phật giáo Hà Nội từ năm 2002 dến năm 2006. Họ đã tập trung vào khuynh hướng đổi mới của Phật giáo Việt nam trong suốt thế kỷ 20, cả ba tôn giáo của nước ta, với mục đích rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ cho sự phát triển của Phật giáo ngày nay.

Xem lại tòan bộ thành tựu và tồn tại của Phật giáo Việt nam suốt 25 năm qua từ lúc được thành lập và khi đất nước được giải phóng, tôi đưa ra một nhận xét với tư cách một nhà nhà nghiên cứu chuyên môn là Cần có một giải pháp tòan diện cho sự phát triển Phật giáoViệt nam. Nói cách khác, cần có một khuynh hướng đổi mới cho Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 21, với mục đích bắt kịp những yêu cầu phát triển của xã hội Việt nam.

Sự đổi mới ấy phải được đặt trên một nền tảng vững chắc của trên hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo của đất nước chúng ta, với gần như một thế kỷ nỗ lực cho sự hình thành một Đạo Phật hiện đại và mới mẻ ở Việt nam. Một Đạo Phật mới như vậy sẽ hội nhập xã hội với một sự tiếp cận mới và một tri thức mới. tôi tin tưởng rằng Đạo PhậtViệt nam có một viễn cảnh đầy sức sống và
sẽ có thể tiếp cận được những đòi hỏi về mặt tâm linh của người Việt nam trong quá trình phát triển kinh tế hội nhập và tòan cầu của thời đại mới này.
 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2019(Xem: 3448)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.