Mẫu Thức Xã Hội Ký Tưởng Qua Tổ Chức Tăng Đoàn Thời Đức Phật

02/03/201212:00 SA(Xem: 7706)
Mẫu Thức Xã Hội Ký Tưởng Qua Tổ Chức Tăng Đoàn Thời Đức Phật

Mẫu thức xã hội ký tưởng
qua tổ chức Tăng đoàn thời Đức Phật
Thích Đồng Tâm

Từ mẫu hình lý tưởng cho đến giá trị thực sự của một Tăng đoàn

Tăng đoàn thời đức Phật có thể được xem là một mẫu hình tổ chức xã hội lý tưởng, có khả năng tạo ra sự đoàn kết, hoà hợp và hạnh phúc cho đời sống tập thể1. Trước hết ta cần thực hiện thao tác “định nghĩa làm việc – working definition2mẫu hình lý tưởng là gì? Mẫu hình tổ chức xã hội chỉ nhóm các các cá nhân trong xã hội liên kết với nhau thông qua các mối quan hệ xã hộichức năng xã hội với hành động có mục đích với sự phối hợp có kết hoạch của con người nhằm xây dựng sản phẩm chung3. Như vậy, xét theo quan điểm xã hội học tổ chức thì mẫu hình tổ chức xã hội lý tưởng là một tập đoàn người từ 4 Tỳ kheo trở lên sống trong tập thể có mục đích (giác ngộ, giải thoát) và có sự phối hợp và có kế hoạch định sẵn sống đoàn kết hòa hợp với nhau, yêu thương lo lắng cho nhau để cùng đạt đến chân lý.

Tăng đoàn của Phật

Tăng đoàn (Sangha) là đoàn thể những người nguyện cùng tu học, là nơi nương tựa, nuôi dưỡng, cung cấp năng lượng của sự vững chãi, thảnh thơi cho người tu. Theo định nghĩa của Thư viện Hoa sen thì “Tăng đoàn bao gồm những người từ bỏ mái gia đình sống đời sống độc thân phát nguyện sống tinh thần hòa hợpthanh tịnh để hỗ trợ nhau thực hiện đời sống giải thoátlý tưởng giác ngộ”4. Trong Kinh Độ Người Hấp Hối có định nghĩa Tăng đoànTăng là đoàn thể tu học dười quyền chỉ dẫn của Như Lai, trên thuận dười hòa, không có tranh chấp, pháp nào cũng tu tập thành tựa. Đoàn thể tôn nghiêm thánh thiện này thành tựa được Giới, thành tựa Định, thành tựa Tuệ, thành tựa được Giải thoát, Tăng là phước điền vô thượng của thế gian5. Như thế xét về phương diện giá trị thực tiễnTăng đoàn mang lại là rất cụ thể. Một Tăng đoàn biểu hiện của sư hòa hợp không tranh chấpmục đích đạt được tam vô lậu học Giới- Định – Tuệ là rất mục đích cứu cánh. Chúng ta đã được học trong kinh điển Phật giáo, Luật tạng những phương thức và quy luật nếp sống an lạchạnh phúc của một Tăng đoàn. Để hiểu rõ hơn về Tăng đoàn cũng như những giá trị cao đẹp của cuộc sống Tăng đoàn có thể hiến tặng cho cuộc đời chúng ta quay ngược dòng lịch sử để trở về với Tăng đoàn thời đức Phật cách đây hơn 2500 năm.

 Sau khi giác ngộ chân lý cao tột của cuộc đời, đức Phật đến vườn Lộc Uyển (Deer Park) độ cho Kiều Trần Như (Kondanna) và bốn người bạn tu: Bhaddiya, Vappa, Mahanama va Assaji. Việc 5 người đệ tử đầu tiên nhận giới Tỳ kheo đánh dấu bước thành lập Tăng đoàn đầu tiên của Phật với sự hình thành bài pháp thoại Tứ Diệu Đế6.

Con số các vị xuất gia theo Phật ngày một tăng nhanh chóng cùng với uy tínuy đức của Phật và Tăng đoàn. Cuối cùng sau hai năm đức Phật thành đạo số lượng các vị khất sĩ đã tăng lên 1250 vị7. Thời điểm đó chưa có giới và luật được tụng và cách tổ chức còn khá đơn giản chưa phức tạp như bây giờ.

Giá trị tốt đẹp từ cách tổ chức sinh hoạt truyền thống

Những truyền thống tốt đẹp của đạo Phật góp phần nâng cao phẩm chất tu học và uy tín cho đạo Phật, thực hiện chức năng xã hội tốt đẹp của Tăng đoàn như một hình mẫu lý tưởng mang lại hạnh phúcan lạc thực sự cho những ai quy y, nương tựa Tăng đoàn. Đó là các phương pháp sống chung an lạc: truyền thống Bố tát tụng giới, Quy chế Lục hòa (tính bình đẳng), Tác pháp yết ma (dân chủ của Tăng Đoàn), bảy pháp bất thối, An cư (gia tăng năng lực tu học), Kiết giới (duy trì sự thanh tịnh), đối thú tự tứ (soi sáng, nâng đỡ nhau trong tu học)…. Ngày Bố tát tụng giới (Uposavatha) hay còn dịch là cận trú nghĩa là sống thân cận, gần gũi với nhau, sống với bậc cao đức đề nương nhờ uy lựchọc hỏi từ các vị này. Tác pháp yết ma là một hình thức thể hiện tính dân chủ trong Tăng đoàn thời đức Phật. Yết maphương pháp bầu phiếu và quyết định tập thể, tiếng Phạn là Karma gồm 3 loại: Tăng pháp yết ma, tâm niệm yết ma, đối thú yết ma8. Phương pháp yết ma giúp duy trì hoạt động Tăng đoàn được thành tựa và cố kết sự đoàn kết thống nhất. Nhằm đảm bảo tính hòa hợp trong Tăng đoàn. Quy chế Lục hòa được đức Phật áp dụng trong sinh hoạt Tăng chúng. Lục hòa là sáu quy tác sống chung hòa hợp tôn kính lẫn nhau như: thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, và lợi hòa đồng quân. Quy chế lục hòa không những có giá trị trong một Tăng đoàn mà còn có ý nghĩa lớn tron các phạm vi tổ chức xã hội khác như quốc gia, lãnh thổ9. Chính quy chế này tạo nên sức mạnh đoàn kết và cố kết các thành viên trong một tổ chức Tăng đoàn cùng tiến những bước vững chãi về hướng tốt đẹp và hợp hợp. Trên đây là một sơ phác về việc hình thành Tăng đoàn trên nguyên thể Phật- Pháp-Tăng là một, cho nên Tăng đoàn hình thành là một tất yếu. Nhưng Tăng đoàn hình thành trong cõi đời, sinh hoạt trong hoàn cảnh của pháp hữu vi, cho nên phải gặp những khó khăn, đòi hỏi phải khéo léo trong tổ chức, sinh hoạt… những vấn đề này nhằm thành tựu hai mục tiêu: Tăng đoàn phải tiến tới việc tất cả thành viên đều đạt Thánh quả, giải thoátTăng đoàn phải gìn giữtruyền bá Phật pháp để cứu độ, khiến cho con người tiến tới việc chấm dứt khổ đau, giải thoát10. Như vậy, sinh hoạt của Tăng đoàn vừa mang tính cách cá nhân vừa mang tính xã hội. Tính cá nhân thể hiện ở sự tu tậphành trì riêng của mỗi thành viên Tăng đoàn nhưng mang tính xã hội là vì mọi sinh hoạt diễn ra trong phạm vi Tăng đoàn theo giới luật và những quy định chung.

Hạnh phúc và sự giác ngộ của hạt nước chính là hạnh phúc và sự giác ngộ của cả đại dương

Mỗi chúng ta đến trong cuộc đời này bằng những nguyên nhân khác nhau. Nhưng dù chúng ta có những hướng đi khác nhau thì chúng ta sẽ góp mặt chung vào cuộc đời này bằng sự hiện hữu của chính mình. Chúng ta chia sẻ với nhau cuộc sống. Huống gì chúng ta là anh em đi trên cùng một con đường và sẻ chia nhau một lý tưởng yêu thươngphụng sự. Dù chúng ta có đi trên hai con đường khác nhau để đến chân lý thì chúng ta vẫn là hai cánh tay của một cơ thể: Tam bảo.

Cuộc đời là vô thường, gập ghềnh và đầy sóng gió. Không ai dám chắc sóng gió đến với chúng ta lúc nào. Ngày nào chưa làm chủ đại dương thì ngày ấy ta vẫn sẽ còn nguy cơ đối mặt với những đợt sóng ngầm và những loài thủy quái. Vì vậy mà ta cần Tăng đoàn, cần cộng đồng những người tu học, cần những sự sẻ chia và nâng đỡ của nhau để đi ra biển lớn. Chúng ta vẫn được dạy “đi như một dòng sông”. Một dòng sông không dễ dàng bốc hơi. Nhưng nếu ta đi như một hạt nước thì chúng ta có thể bị bốc hơi trước khi ra tới biển cả. Hạt nước sở dĩ còn là hạt nước vì hạt nước là mạch nối tiếp của cả đại dương. Hạt nước phải thấy được hạt nước là đại dương. Mà một hạt nước thì không thành một đại dương được11.

 Những hệ lụy làm suy yếu Tăng thân

Trong xã hội ngày nay, do bối cảnh xã hội thay đổi mà quy chế sinh hoạt Tăng đoàn phần nhiều cũng thay đổi. Kể từ sau khi đức Phật nhập diệt thì tình trạng chia rẻ bắt đầu hình thành. Cho đến ngày nay chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra sự chia rẻ trong các hình thức từ vi tế đến thô, từ nhỏ tới lớn và từ quy mô nhỏ đến lớn. Đây có thể là dấu hiệu đáng buồn và cần chú ý để sớm khắt phục. Sự thiếu thống nhất từ trong nội bộ các thành viên trong Tăng đoàn cho đến các tông phái, các truyền thống tu tập đã làm suy yếu hoạt động của Tăng đoàn đạo Phật. Chúng ta ai cũng biết rằng sức mạnh của Tăng đoàn đó là sự đoàn kết. Nếu mất đi sự đoàn kết thì dù có sống chung với nhau thì cũng chỉ là hình thức nếu không nói thiếu đi thực chất tu họcbỏ rơi những giá trị cao đẹp vốn có của Tăng đoàn.

 Đề ngồi lại bên nhau và góp tiếng nói chung, sức mạnh chung cho đạo Phật thực hiện các sứ mạng của người tu sĩ, thiết nghĩ cần lắm sự cảm thông và những thay đổi mang tính chất đột phá nhằm giúp đưa sinh hoạt Tăng đoàn phù hợp hơn với thời đại hiện đại như Đại đức Thích Thiên Nhẫn đã khẳng định “với hình dáng bên ngoài là đầu tròn áo vuông… rồi biết bao nhiêu điều giống nhau nữa, phải chăng đó chính là những điều thể hiện cho một ý chí tập thể lớn mạnh, một quyết tâm sắt đá, một nghị lực phi thường, một hình dáng thoát tục, một sự đoàn kết hòa hợp mà khó có thể nào bị chia rẽ lung lay, thì tại sao chúng ta không sống như những gì Đức Phật đã dạy. Ở đã chẳng đồng, tức nhiên nhiều việc làm phải tự khác, phàm làm việc gì thì phải khác thế tục, với người thì hình mạophục sức khác xa, với pháp thì phép tắc sử dụng phải có khuôn mẫu. Có như vậy mới mồi đèn nối lửa đời đời không dừng”12

Tăng đoàn và những nhiệm vụ mới trong thời hiện đại

Vai trò của người tu sĩ nói riêng và của Tăng đoàn trong thời đại hiện nay có những nét khác so với Tăng đoàn xưa của thời Đức Phật. Thế kỷ 21 đánh dấu bước phát triển cao tột của khoa học kỹ thuật và bùng nổ thông tin toàn cầu. Với sự phát triển vượt bậc của tiến bộ khoa học đã giúp đời sống người dân nâng cao. Bên cạnh những thành tựa đáng khích lệ thì những “tác dụng phụ” đi kèm cũng không phải là nhỏ. Con người trong xã hội hiện đại phải đối mặt với rất nhiều bất ổn và rủi ro. Đó là những bất ổn, khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường, rối loạn chính trị, an ninh quốc phòng, chiến tranh xung đột sắc tộc, tôn giáo và phe phái…v.v.

 Với phương châm phụng sự chúng sanhtự giác, giác tha người tu sĩTăng đoàn là một thành viên trong xã hội nên phải chia chung trách nhiệm gánh vác sự sống và đối mặt với các khó khăn. Người tu sĩ trong thời hiện đại không chỉ biết Tụng kinhsinh hoạt trong khuôn khổ trú xứ của mình mà còn phải biết đem đạo Phật đi vào cuộc đời13 bằng cách hoằng pháp, giáo dục đạo đức xã hội và góp phần chuyển hóa tình trạng bất ổn xã hội bằng sự thực tập của chính mình. Vốn dĩ “một tâm niệm bình an đủ làm rạng ngời mặt đất14 thì sự an lạc, hạnh phúc của Tăng đoàn sẽ là mẫu hình lý tưởng cho xã hội nhiều biến động học hỏithực tập.

 Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới vấn đề chính trị và môi trường có tác động lớn tới hoạt động tu học củaTăng đoàn. Nếu người tu sĩ cũng như Tăng đoàn tu học bị tác động của chính trị sẽ gây ra tình trạng bất ổn, làm chệch hướng tu học vốn hướng đến mục đích thương yêu sâu và hiểu biết rộng của người con Phật. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trườngsử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đang gióng lên từng hồi chuông cảnh báo. Đó là sự tiêu thụ quá mức mà thiếu sự hiểu biết về bảo tồn của con người. Nếu nhìn lại ta sẽ tìm thấy rất nhiều tuệ giác của đạo Phật để ứng dụng vào việc chuyển hóa nhận thức của chúng ta về môi trường như giáo lý: vô ngã, duyên sinh, tương tức… Người tu sĩTăng đoàn phải góp tiếng nói và những hành động thiết thực vào công tác bảo vệ môi trường sống. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống. Đó là hành động của một vị Bồ tát đi vào cuộc đời bằng tất cả tình thươngtrách nhiệm. Để thực hiện được điều này chúng ta cần sức mạnh của Tăng đoàn- sức mạnh của sự đoàn kết cùng đi như một dòng sông ra đại dương của hiểu biếtthương yêu. Có sự tỉnh thức (wake up) và có truyền thống thực tập chánh niệm (mindfulness practice) tương lại sẽ còn có mặt15. Mỗi chúng ta hãy bắt đầu thay đổi từ bản thân mình để thay đổi chuyển hóa tình trạng bất ổn hiện nay. Tăng đoàn là khởi đầu trước nhất vì những mẫu hình hòa hợp đoàn kết của Tăng đoàn là một kiểu mẫu lý tưởng có khả năng mang lại hạnh phúc thực sự cho con ngườiThink global, Act local16. Nói theo Hòa thượng Weragoda Sarada thì Tăng đoàn của đạo Phật “…đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bổn phận của chúng ta là chia sẻ những kinh nghiệm , những hiểu biết của mình với càng nhiều người càng tốt để cuối cùng tất cả chúng ta thấy được bức thông điệp của Đức Phật dành cho chúng sinh tiếp tục đến với loài người trên khắp năm châu bốn bể17.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Thích Nhất Hạnh, For a the future to be possible, Paralax Press, 1993
  2. Thích Thiên Nhẫn, Nền tảng xây dựng Tăng đoàn, http://taythienphat.com/detail/nen-tang-xay-dung-tang-doan.html
  3. Lê Văn Tâm, Đạo Phật đối với vấn đề Phát triển bền lâu bền và bảo vệ môi trường, Phật giáo trong thời đại chúng ta, NXB. Tôn giáo, 2005
  4. Thích Đồng Tâm, Những suy nghiệm nhỏ,Tuần báo Giác Ngộ -(25/11/2009), Tp.HCM
  5. Thích Chơn Thiện, Tăng già thời đức Phật, NXB.Tôn giáo, Hà Nội, 2000
  6. Thích Nhất Hạnh,“Sống chung an lạc- Phương cách xây dựng Tăng thân”, NXB. Văn Hóa Sài Gòn, 2008
  7. Lục Hòa, www.angelfire.com/…/luchoa.htm
  8. Thích Nhất Hạnh, Nhật tụng Thiền môn năm 2010 (Ấn bản miền Nam), NXB. Tôn Giáo, 2009
  9. Mật Nghiêm, Triển vọng về sự phát triển của đạo Phật trên thế giới vào thế kỷ 21, Phật giáo trong thời đại chúng ta, NXB. Tôn giáo, 2005
  10. Phật học vấn đáp, Thư viện Hoa sen, http://www.thuvienhoasen.org/phathocvandap-66.htm
  11. Social Organisation, http://en.wikipedia.org/wiki/Social_organisation
  12. Alan Bryman, Social research methods, Oxford University Press, 2001
  13. TS. Thích Viên Trí, Phật học khái luận, Mid-tern Essay, 2009
  14. Weragoda Sarada, Buddhism in Modern Life (Parents and Children, Key), Phật giáo trong thời đại chúng ta, NXB. Tôn giáo, 2005
  15. TS. Thích Nhất Hạnh, Đạo Phật đi vào cuộc đời (Engaged Buddhism), NXB. Lá Bối, 2001

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 34713)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.