GIÁO DỤC HÌNH ĐỒNG SA DI - NỀN TẢNG CỦA GIÁO DỤCPHẬT GIÁO Tỷ khiêu Thích Tiến Đạt
Ngày 26/03/2014, tại Trường Trung cấp Phật học Tp.Hà Nội (số 2 phố Thanh Bình, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông) đã diễn ra Hội nghị Ban Giáo dục Tăng, Ni Tp.Hà Nội. Chúng tôi xin giới thiệu bài phát biểu của Thượng tọa Thích Tiến Đạt với tiêu đề "Giáo dục hình đồng Sa di - Nền tảng của toàn thểhệ thốnggiáo dục Phật giáo" điều đó giúp chúng tôihiểu rõ hơn về câu nói: “Qúy Hồ Tinh - Bất Qúy Hồ Đa".
DẪN NHẬP:
TT. Thích Tiến đạt
Nói đến hoằng dương Phật pháp, trang nghiêmTam Bảo, hoàn toàn quan hệ đến tố chất và hành nghi của tăng ni xấu hay tốt. Vì thế muốn Tam Bảothường trụ, hưng long, thật chứng, thì công việc quan trọng nhất chính là công tác giáo dụcđào tạo tăng tài. Nhưng công tác giáo dụcđào tạo Tăng tài, nội dung có ngàn vạn đầu mối, do thời đại thay đổi mà có những trọng tâm khác nhau, chẳng thể nói đại khái mà hết được. Căn cứ vàoquan điểm đó mà nhìn nhận thì giai đoạn giáo dục tập sự xuất gia (Hình đồng và Sa di) là quan trọng nhất.
Giáo dụctruyền thống của Phật giáo Việt Nam là giáo dụcsơn môntự viện, dùng phương thức thị phạm - thân giáo và ngôn giáo để kiện toàn chỉnh thể giáo dụcsinh hoạtxuất gia tại tùng lâmtự viện. Tuy nhiên, quan niệmgiáo dụckhông thậtminh xác về mục đích, nội dung và phương pháp. Hiện tại nền giáo dụcPhật giáo đã chuyển từ giáo dụcsơn môn sang giáo dục học đường, đối với phương thức giáo dụctruyền thốnghoàn toàn bị lãng quên. Mặt khác, các sơn môn không còn sự duy trì, phát sinh chế độ nhất tăng nhất tự, các bậc long tượng lại vắng bóng…
Do các điều kiệnhoàn cảnh khách quan và chủ quan nên giáo dụctruyền thống đã không có điều kiện để duy trì. Giáo dục học đường hiện nay, ngoại trừ một số ít có tố chất căn bản ra phần lớn đều không có kết qủa tốt.
Đối với phương phápgiáo dục hiện nay là dựa vào lối giáo dục học đường của thế tục mà kiến lập, tuần tự nhi tiến, học nhiều xen tạp, chú trọng kiến thức mà thiếu thực hành, Tăng Ni học chung, học tập, sinh hoạt và tu tập tách rời nhau. Người dạy và người học dường như không có mối liên hệ Thầy - Trò, có quản chúng mà không có Sư phụ, trọng ngôn giáo mà thiếu đi thân giáo.
Chỉ có thiểu sốquản lýđa số mà là tăng tục, nam nữ tạp loạn, sinh hoạthành vi, uy nghitiến thoái không người uốn nắn rèn cặp. Khóa lễ khóa niệm, tiếng chuông tiếng mõ, giọng điệu xướng tán, tiến chỉlễ lạy đều không được chỉ dạy. Khóa trình phức tạp mà không tinh thuầnthực tế.
Các giảng sưkiến giải sai khác, không cách gì điều thích được, qúa chú trọng kiến giải và học thuật, mà thiếu đi hành trì, rèn luyện thân tâm…
Tạp loạn, mơ hồ, không có thứ lớp, thiếu tính chỉnh thể, thiếu tính thứ lớp, tăng nilẫn lộn, thiếu thực tu, đạo tâm không kiên cố, tăng cách không đủ đó chính là kết qủa của giáo dục học đường hiện nay thì sẽ không có được tăng tài cho Phật pháp.
Giáo dụcSa di (Bao quát Sa di Ni - Thức xoa) chính là thành tựu một vị Tỷ khiêu (Ni) trong tương lai, đây là giai đoạn giáo dục cơ bản, nền tảng. Ngày nay tố chất phẩm đức của người xuất gia không được tốt, xem xét kỹ không phải ở kiến thức, tri thức không đủ mà chính là thiếu sự huấn luyện tu dưỡng về Hành nghi và Đạo tâm cơ bản, mà có quan hệ đến phương diệngiáo dục chính là giai đoạn giáo dục Hình đồng và Sa di. Thực tế giai đoạn này hoàn toàn do nghiệp sư huấn luyện, do sự sai khác về nhận thức, phương thức và trình độ của các nghiệp sư đã đào tạo nên những sản phẩm không hoàn thiện.
Do vậy, muốn chấn chỉnhPhật pháp thì công việc thiết yếu nhất đó là hoàn chỉnh sự nghiệpgiáo dụcđào tạo tăng tài, mà trọng tâm là giai đoạn giáo dục Hình đồng và Sa di. Chỉ có giáo dụcSa dinhư pháp, đúng qũy đạo thì hết thảy sự tu học sau này mới có nền tảng vững chắc và phát triển thăng hoa.
I. Sa di - Danh nghĩa và phân loại Sa di là dịch âm tiếng Phạm. Trung Quốc có ba cách dịch:
1. Cựu dịchSa di - Luật sưĐạo Tuyên dịch nghĩa là Tức Từ: Dứt trừ thói nhiễm thế tục, nuôi dưỡnglòng từ bi, cứu vớt chúng sinh. Tân dịch có hai: 1. Đại sưHuyền Trang dịch là Thất LợiMa LaLộ Ca dịch nghĩa là “Cần sách” tức là tinh tiến siêng năng, không lười biếng, cảnh tỉnh sách tiến xa lìa các điều ác; 2. Đại sưNghĩa Tịnh dịch là: “Thất Na Mạt Ni” dịch nghĩa là “Cầu tịch” nghĩa là cầu lấy Tịch Tĩnhviên mãn, cứu kính cực quảNiết Bàn. Sa Di có hai loại ba phẩm (xem trong Sa DiLuật nghi yếu lược tập giải).
Từ ý nghĩa của Sa di đã nói trên để khảo sát: “Tức Từ” là coi trọng việc đoạn trừ tập nhiễm thế tục, đồng thờibồi dưỡnglòng từ bi không giết hại, thương xót cứu giúp chúng sinh “cần sách” thì coi trọng sự tích cực tu tập, siêng năng làm việc khó nhọc, phục vụđại chúng để bồi dưỡng gieo trồng phúc báo. Đến như “Cầu Tịch” thì coi trọng khai phát đạo tâmxu hướngĐại thừa, cầu chứng giải thoátNiết Bàn. Tuy nhiên đây cũng là mục đích chung của hết thảy hành giảtu họcPhật Pháp. Nhưng trên danh nghĩaSa Di để thấy được mục đíchgiáo dục là tu học của giai đoạn Sa Di phải chú trọng vào những điểm này. (Xem thêm Sa diLuật nghi yếu lược - Tập giải).
II. Đối tượng và thời điểm giáo dụcSa Di:
Giáo dụcSa Di theo nghĩa hẹp mà nói thì đối tượng của nó đương nhiên là Sa Di (Ni), nhưng theo nghĩa rộng mà luận thì là giai đoạn giáo dục chuẩn bị cho Tỷ khiêu (Ni). Thời điểm bắt đầu từ khi còn là Bạch y chuẩn bị xuất gia đến ở trong chùa làm Tịnh nhân kéo dài cho đến khi thụ giới Tỷ khiêu (Ni). Trong đó tuy có nhiều trọng tâm và phương thức khác nhau cho từng thời điểm cụ thể nhưng đối tượng của nó chỉ bao hàm trong hai loại ba phẩm sau đây:
Khu ô 1. Hình đồng Sa DiỨng pháp Danh tự Khu ô 2. Pháp đồng Sa DiỨng pháp Danh tự
Đối với Ni chúng thì thêm Thức Xoa Ma Na Ni
Do vậy, nếu đứng trên quan điểmquảng nghĩa thì giáo dụcSa Di bao hàm từ thời điểm chuẩn bị xuất gia đến chùa làm Tịnh nhân, cạo đầu làm Hình đồng, thụ giới làm Sa Dicho đến khi đăng đàn thụ giớiCụ túc.
Trong giai đoạn này, tuy căn cứ vào tố chất, tuổi tác và thụ giới có sai khác mà có trọng điểm giáo dục khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu. Vì thế việc xác lập mục tiêu và hoàn thànhmục tiêugiáo dụcSa Di chính là trọng tâm mà giáo dụcPhật giáocần phảinỗ lựchoàn thành.
III. Đặc tính và trọng tâmgiáo dụcSa di
Bắt đầu từ việc một người phát tâmxuất gia, đến ở chùa với thân phận là một Tịnh nhân, cho đến khi đăng đàn thụ giớiCụ Túc, bất luận là tuổi tác, trình độvăn hóa, trình độPhật học, cho đếnthụ giới hay chưa đều thuộc giai đoạn giáo dụcSa Di.
Nhân vì một giai đoạn này xét về luân lý trong Phật Pháp thì họ có thân phận thấp nhất, chỉ có trong bối cảnh thân phận này, mới dễ dàng đặt định thực thi phương phápgiáo dục (như chấp lao phục dịch, học thuộc uy nghicảnh sách, khóa tụng, tiếp nhận sự chỉ bảo của mọi người để mài mòn tập khí, siêng năng tụng kinhbái sám để tiêu trừnghiệp chướng,…).
Căn cứ vào nhu cầu tu họclâu dài thì cách thức giáo dục và huấn luyện giai đoạn này là để tạo nên Tăng cách và sự tự lập cho một Tỷ khiêu (Ni) tương lai. Thậm chí, nhờ có nền tảng vững chắc của giai đoạn này, mới có thể đảm bảo cho tương lai tu họcthành tựu, mà không bị dụ hoặc đi vào đường rẽ.
Hoặc giả cũng có người cho rằng: Kể cả đã thụ giớiCụ Túc vẫn phải bổ túc giai đoạn giáo dụcSa Di này. Sở dĩ có ý kiến này là vì có người trong giai đoạn làm Sa Di (Ni) chưa nhận được sự giáo dục một cách đúng đắn. Việc này giống như đối với một người đã trưởng thành, mà đi học tiểu học thật khôngthích hợp. Tỷ khiêu học lại giai đoạn giáo dụcSa Di cũng như vậy, khi ấy giáo dụcSa Di đối với một vị Tỷ khiêu mà nói (trừ trường hợp đặt biệt) đã là không khế lý, khế cơ, khế thời,…
Mặt khác, Tỷ khiêu là địa vịđại biểu cho Tăng Bảo cũng là địa vị thầy của trời người, căn cứ vàotinh thầngiới luật và luân lý trong Tăng thì họ có địa vị cao, nếu không có lý do đặc thù mà lại giáng cấp lấy giáo phápSa Digiáo dục cho họ, đối với sự tu học của cá nhânhoặc giả hữu ích, song đối với luân lý và hình tượng của Tăng già dường như không ổn.
Hiện tại có không ít Tăng Nichính kiến không đủ, đạo tâm không kiên cố, uy nghi không tốt, phóng túng rông rỡ, cống caongã mạn, khinh Pháp mạn Tăng, báng pháp hủy giới, tham đắm ngũ dục, thích làm thầy người, tâm địahành vi thô tháo không khác gì thế tục… Xét kỹ việc đó há chẳng phải nhân vì không có chân làm tiểu, giai đoạn làm Sa Di (Ni) học hành khiếm khuyết đó ư?
Nuôi dạy Sa Di không như pháp liền đã cho họ thụ giớiCụ Túc, sau này ngày tháng qua đi, nếu như bản thân họ không học, không hiểu, không hành thì ai còn dạy bảo họ được? Ai quản lý được họ?
Người ta quả thật là “Vô tự tính” ban đầu phát hảo tâmxuất gia, bản thân họ đâu có muốn biến thành như thế, chỉ vì ban đầu họ không có được cơ hội giáo dụcnhư pháp, nên sơ tâm đã bị sai lạc, chính pháp đã không được nhập tâm, lâu dần tập khí xấu ác từ vô thủytự nhiên có cơ hội trỗi dậy. Trong hoàn cảnh thiếu khuyết cơ sở huấn luyện, đối mặt với tập khí từ vô thủy làm sao trụ vững được, lâu ngày hảo tâmxuất gia cũng thoái đọa, đó là điều tự nhiên.
Ngày nay tố chất, phẩm đức của người xuất gia trì trệ không thấy được cải thiện, đó là kết quả của việc xem thường giai đoạn giáo dụcSa Di.
Vì vậy có thể khẳng định giáo dụcSa Di chính là nền tảng căn bản của toàn bộgiáo dụcPhật giáo. Trong giai đoạn giáo dục này cũng là thời cơgiáo dụchết sứctrọng yếu. Một khi đã bỏ lỡ thời cơ, thì việc bổ túc, sửa đổi lại là hết sức khó khăn. Điều này những ai quan tâm đến giáo dụcđào tạo Tăng tài nên đặc biệt chú ý. Giáo dụcSa Di có nội hàm đặc biệtrõ ràng đó là đặc biệt chú trọng phương pháp và thời cơgiáo dục.
Chỉ có nhận thức một cách đúng đắn tính trọng yếu của giáo dụcSa Di, mới làm tốt được giáo dụcSa Di (nó không giống với việc giáo dục học đường), mới kiến lậpchân chínhmục tiêugiáo dục, lý luận và phương phápgiáo dụcSa Di một cách phù hợp. Đây là nhiệm vụcấp bách hàng đầu hiện nay.
IV. Ý nghĩa của giáo dụcSa Di
Nếu như cho rằng giúp cho Sa Di đến trường học, lên lớp nghe giảng, ghi chép, tụng kinh, lễ Phật, chấp tác vì đại chúngphục vụ gọi đó là giáo dụcSa Di (Ni) thì e rằng đó là suy nghĩ qúa thô thiển. Lên lớp, tụng kinh, lễ Phật, chấp tác hoặc giả cũng là một bộ phận của nội dung giáo dụcSa Di, nhưng vấn đề ở chỗ, học môn gì, tụng kinh gì, lễ Phật như thế nào, chấp lao phục dịch của Sa Di là kiến lập ở quan niệm gì?
Một vị Tỷ khiêu cũng cần phải lên lớp, tụng kinh, lễ Phật, chấp tác nhưng hai vấn đề này thảy không giống nhau. Giống nhau là tu hành, nhưng tâm trí, tâm tính và tập tính xuất gia của Sa Di khác với Tỷ khiêu. Nếu đem tâm thái của Tỷ khiêu, phương pháptu hànháp dụng cho hành giảSa Di thì không thích hợp, đó là tu học vượt thứ lớp. Nhẹ nhàng thì tự phí công phu, khó mà thành tựunghiêm trọng thì e rằng tu mù luyện càn, tri kiếnđiên đảo, thậm chí thoái thất đạo tâm.
Nói đến giáo dụcSa Di: Về nghĩa rộng chính là đối với một người đệ tửxuất gia chưa thụ giớiCụ Túc trao cho họ một sự giáo dục đặc thù. Về mặt biểu hiện thì định nghĩa này không có gì mới, nhưng trọng điểm của nó ở bốn chữ “Giáo dục đặc thù”. Giống như giáo dụcmẫu giáo, tiểu học là một loại giáo dục đặc thù thì giáo dụcSa Di là một loại giáo dục đặc thù trong giáo dụcPhật giáo mà không thể áp dụng theo lối giáo dụcphổ thông của các trường Trung, Cao cấp Phật học hiện nay.
V. Tông chỉgiáo dụcSa Di
Như trên đã nói, giáo dụcSa Di là một giai đoạn giáo dục đặc thù, do vậy mục tiêu và nội dung giáo dục cần chỉ ra tông chỉrõ ràng. Trên thực tếgiáo dục học đường kết qủa không cao, nguyên nhân chủ yếu là do công tác giáo dụcTăng ni đối với tông chỉgiáo dục không có nhận thứcrõ ràng, hoặc hỗn tạp, hoặc không xác định được. Do vậy xác lập chính xáctông chỉgiáo dụcSa Di, chính là làm tốt bước thứ nhất trong giáo dụcSa Di.
Vậy tông chỉgiáo dụcSa Di là gì? Trả lời cho một vấn đề này phải từ địa vị của Sa Di trong toàn thể chỉnh thể của Phật pháp để khảo sát.
Sau khi Phật thành đạo, ban đầuchuyển pháp luân nơi vườn Lộc Uyển, đều dùng phương thức Thiện Lai Tỷ khiêu độ cho nhóm năm người của ông Kiều Trần Nhưxuất gia, từ đó Tam Bảo được hình thành, pháp hóalưu truyền bắt đầu từ đây.
Sau đó việc hoằng truyền và trụ trìPhật Pháp đều lấy Tam Bảo là trung tâm mà triển khai, đến sau khi Phật nhập Niết Bàn hoằng truyền và trụ trì Tam Bảo thì lại lấy Tỷ khiêu Tăng làm trung tâm mà đời đời truyền nối khiến chính phápcửu trụ. Tăng tuy không được độ Ni, nhưng Ni chúng muốn thành tựunhân duyênthụ giớiCụ Túc, cũng cần phải đối trước hai bộ Tăng Nithụ giới mới được đắc giớinhư pháp. Thiện namxuất gia cũng cần ở trong Tăng cầu vị Tỷ khiêu thích hợpđủ tư cách súc dưỡng Sa Di làm thầy thế độ, thụ giới. Do vậy về mặt lịch sử cũng như quy định của giới luật đều chỉ ra rằng Phật pháp lấy Tỷ khiêu làm trung tâm hoằng truyền và trụ trì.
Nếu nhận thức rõ điều này thì thấy người nam xuất gia trừ nhân tố tuổi tác mà không thể hoàn thànhthân phận Tỷ khiêu ra, còn lại người xuất gia phải thành tựu Danh phù hợp với Thực bản chất của Tỷ khiêu, lấy đó làm mục tiêutrọng yếutu học.
Tuy nhiêngiải thoát không phân già trẻ, nam nữ, tăng tục, nhưng đứng trên phương diệnlập trườngphàm phutu đạo mà nói: Thành tựuthân phận Tỷ khiêu như pháp; đối với tự thân chính là bắt đầu từ an trụ đạo tràngtu hànhtự lợi, đối với người chính là thể hiện “Tam Bảo trụ thế” hoằng hóa độ sinh, cũng chính là yếu hạnh lợi tha.
Vì vậy, đối với người nam tử xuất gia mà nói, thành tựunhư pháp, như luật pháp của Tỷ khiêu, Tỷ khiêu học hành và Tỷ khiêu thân phận (Ni chúng cũng như vậy) chính là cơ sở quan trọng tự lợi, lợi tha.
Do vậy, xét thấy thành tựuthân phận Tỷ khiêu có ý nghĩa quan trọng như thế, thì ở giai đoạn Sa Di, giai đoạn cơ sở nền tảng của Tỷ khiêu, nội hàm tu học và giáo dục tuy rất nhiều nhưng không ngoài hai vấn đề chủ yếu sau:
1. Tiêu trừ hết thảy chướng ngại trong ngoài Thân - Tâm để tương lai thành tựu một vị Tỷ khiêu như pháp. 2. Kiến lập hết thảy các điều kiện cơ sở cần và đủ để thành tựu một vị Tỷ khiêu như pháp trong tương lai.
Từ vấn đềkiến lập cơ sở, thì giáo dụcSa Dichính xác ở trình độ nào có thể xem là giáo dục nền tảng cho vị Tỷ khiêu tương lai? Từ vấn đềtiêu trừchướng ngại thì giáo dụcSa Dihiển nhiên là một loại giáo dục đặc thù có đầy đủ tính giai đoạn, tính bức thiết, tính tất yếu, và tính đặc thù. Đó cũng chính là “giáo dục đặc thù” đã được nêu ở trên.
Vừa mới là Bạch y đổi thành người xuất gia, đây chính là giai đoạn trọng yếu lìa nhiễm nhập tịnh, nếu như không từ “quan điểm về thời gian”, nhận rõ “nhu cầu bức thiết” để chuyển hóa tập tính thế tục, chúng ta sẽ không biết làm thế nào để thiết lập khóa trình đặc thù cho giáo dụcSa Di, khiến cho trước khi thụ giớiCụ Túc đầy đủ điều kiện của một vị Tỷ khiêu “Đường đường tăng tướng, chúng đức uy nghiêm”.
Nên biết, một khi đã thụ xong giới Cụ Túc, tức là thân phận Tỷ khiêu (Ni) lập tức có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một vị Tỷ khiêu. Nếu trước khi thụ giới, không tùy học các pháp của Tỷ khiêu nên biết, tuy không chi tiếtcụ thể, nhưng chí ít trên đại thể cũng phải có trình độhiểu biết và kinh nghiệmthực hànhnhất định mới được, sau khi thụ giớiCụ Túc nếu danh không xứng thực liền thành “Á Dương Tăng” (Tăng dê câm) mà không thể làm tròn bổn phận của Tỷ khiêu. Trong Hành Sự Sao có nói: “Uy nghi tiến chỉ của Sa Di, phàm chỗ làm, tu, luật đều chế đồng với Tỷ khiêu”. Chính lại là chỉ ra giáo dụcSa Di có đầy đủ nội hàm xác lập cơ sở của Tỷ khiêu hạnh.
Điều trọng yếu nhất trong hai vấn đềtông chỉ nêu trên chính là “Thành tựu một vị Tỷ khiêu như pháp”. Kỳ thực nói đến tu và học trong Phật pháp thì nội dung là vô lượngvô biên, khó có thể đưa ra một khóa trình thích hợp. Vì vậy trong công tác giáo dụcTăng ni thiết kế rất nhiều chương trìnhgiáo dục trung cấp Phật học dành cho đối tượng là Sa Di, kết qủa xem ra nội dung rất phong phú, nhưng lại thiếu thực tiễn, mảy may không liên hệ đến trọng tâmgiáo dụcSa Di (nếu có chỉ là hãn hữu).
Nên biết, hết thảy học trình giáo dụcSa Di đều phải lấy: “Làm thế nào để thành tựu một vị Tỷ khiêu (Ni) như pháp” để mà khảo cứu lấy đó làm trọng tâm. Đại bộ phận giáo dụcTăng ni khi đối diện với điều nghi ngại này đều cho rằng dần dần sẽ đúng quy luật, dần dần sẽ thành tựu. Vấn đề là thành tựu hạnh Tỷ khiêu (Ni) nào? Người xưa nói “Việc có trước sau, vật có gốc ngọn, biết có thấp cao thì gần với đạo vậy”.
Phật là bậc thầy giáo dục vĩ đại nhất, tùy cơthuyết pháp, tùy bệnh cho thuốc, cho nên thích hợpcăn cơ mà đạt kết qủa lớn.
Chúng ta là phàm phu, đối mặt với những thách thức to lớn trong công tác giáo dụcđào tạo tăng tài nếu không xét kỹ thì nhầm mình, nhầm cho người, tội đó không nhỏ.
Mong rằng các tôn đức nhiệt tâm đối với sự nghiệpgiáo dụcđào tạo Tăng tài, quan tâm đến vấn đề này thì tương lai phật tửxuất gia có được diễm phúc lớn.
VI. Mục tiêucụ thể của giáo dụcSa Di
Trên thực tếgiáo dục Trung cấp Phật học (Sa Di) chỉ là trang bị một số kiến thức được gọi là “cơ bản” mà thôi. Giáo dụcSa Di đương nhiên có thể bị lý giải là một loại giáo dục cơ bản, vấn đề là hai chữ cơ bản này xem ra danh và thực còn chưa rõ ràng.
Đối với hai chữ cơ bản này trong giáo dụcSa Di hàm nghĩa thiết yếu nhưng lại thiếu khuyết mô phạm hữu hiệu, kết qủa khiến cho công tác giáo dục tăng, ni không có khả quan, không có đường hướng cụ thể, mà là đều dựa trêný kiếnchủ quan của mình, trăm nhà muôn vẻ không có sự thống nhất giữa các cơ sở giáo dục.
Ban giáo dục Tăng, Ni Trung ương cũng đã nhiều lần tổ chức Hội thảo toàn quốc về công tác giáo dụcđào tạo Tăng tài, hy vọng bắt đầu từ sơ cấp (giáo dục tiền xuất gia), Trung cấp (giáo dụcSa Di), Học viện (Giáo dục Tỷ khiêu) có chung một bộ giáo trình thống nhất trong cả nước, nhưng trải qua bảy nhiệm kỳ của Giáo hộiđến nay cũng chỉ là “bặt vô âm tín”.
Tuy có làm được việc đó đi chăng nữa chỉ bổ cứu một phần thiếu hụt về mặt nội dung mà không giải quyết triệt để được vấn đềgiáo dụcSa Di.
Bởi vì khóa trình thích hợp, cố nhiên hỗ trợ cho giáo dụcSa Di được chuẩn hóa, hợp lý hóa và chế độ hóa, nếu như người đứng đầu các cơ sở giáo dục không nhận thức rõ tông chỉ của giáo dụcSa Di, thì giáo dục phần nhiều chỉ là khóa trình khô chết mà thôi (sự học không giúp gì cho sự tu).
Giáo dục sống là phải từ chữ nghĩavăn tựkiến giải dung nhập vào sinh hoạt thường nhật nhằm chuyển hóatiêu trừchướng ngại và kiến lập nền tảng cho một vị Tỷ khiêu như pháp trong tương lai.
Vì vậy phải căn cứ vàotông chỉ mà kiến lậpmục tiêucụ thể cho giáo dụcSa Di, mới là cải cáchgiáo dụcphù hợp, hiệu quả.
Cuối cùngtông phong mỗi nhà mỗi khác, hoàn cảnhđiều kiện trường lớp khác nhau, trình độgiảng sưsai biệt phương thức quản trị giáo dục bất đồng, thì việc ấn định một chương trìnhcụ thể chung cho cả nước phù hợp với tông chỉ và mục đích của việc giáo dụcSa Di lại chỉ là để tham khảo mà thôi.
Khảo sát hai hạng mục tông chỉchúng ta cảm nhận một khái niệm mãnh liệt, tức là hết thảy giáo dụcSa Di đều lấy mục tiêuthành tựu một vị Tỷ khiêu như pháp trong tương lai “Đường đường Tăng tướng, chúng đức trang nghiêm”. Muốn đạt đượcmục tiêu này, chúng ta cần có những tiêu chuẩn nào? Sau đây xin đề xuất 9 nội dung sau:
1. Kiến lậpchính xácnhân địaxuất gia
Ngày nay người xuất giaưu tú không nhiều, phẩm đức của tăng ni không được tốt, họ bị nhiều yếu tốtác động dẫn đến sự dao động, ương ngạnh không chịu tiếp nhậnsự giáo dục, chỉ bảo của thầy tổ, tăng đoàn… Một trong những nguyên nhântrọng yếu chính là do không ít người đối với nhân địaxuất gia của mình không có nhận thứcrõ ràng, hoặc nhận thứcthiên lệch, thậm chí căn bản là điên đảotà kiến.
Nhận thứcchính xác, rõ ràngý nghĩa, mục đích của xuất gia, nhận rõ thân là một người xuất gia, thì thân phận phải đầy đủ ngoại biểu, nội hàm, tri thức, năng lực và trách nhiệm, nghĩa vụ như thế nào? Tăng nisở dĩ là người xuất gia là đại biểu cho Phật Pháp thì hình tượng phải như thế nào?
So với người thế tục sự khác biệt lớn nhất là ở chỗ nào? Việc gì có thể làm, việc gì nên làm, việc gì không thể làm, không nên làm, việc gì nên học, nên hiểu, việc gì nên bỏ, nên xà lìa v.v… đó là những việc trong giai đoạn tịnh nhân, Sa Di cần nên nỗ lựcnhận thứcrõ ràng.
Giáo dụcSa Di là chỉ cho giai đoạn còn là Bạch y đến ở chùa làm Tịnh nhâncho đến trước khi thụ giớiCụ Túc. Trong thời kỳ của giai đoạn này, họ cần phảiliễu giải và làm thuần thục bao nhiêu công việc?
Cho đến người làm thầy phải đủ tư cách, phẩm đức dẫn đường, dùng các phương tiện “trước nói sự khổ” để khảo lượng nhân tâm, lòng tin, sự quyết tâm và đạo hạnh v.v… để tránh sau này phải hối hận, thậm chí hoại tăng phá pháp.
Nêu ra những vấn đề này đều nên bắt đầu từ khi còn là Bạch y mới phát tâm xuất ra, mỗi bước đối với họ chỉ rõ, hỏi han, khảo nghiệm, quan sát, đợi trải qua một thời giantối thiểu là ba năm để họ có nhận thức và quyết địnhchắc chắn mới nên cạo đầu cho xuất gia.
Nhưng trước hết phải chưng cầu ý kiến của tăng (ni) và phải được Tăng giàchấp thuận mới được thế phát. Nên biết việc độ ngườixuất gialiên hệ đến tố chất của Tăng già và mạng mạch của Phật Pháp.
Do vậy đối với nội dung này công tác giáo dụcnếu có thể làm được thực chất (tiểu già hơn bà sư non) thà để cho xuất gia chậm lại, không thể không khảo nghiệm mà vội vàng cho cạo đầu xuất gia, thì trong tương lai nếu họ chẳng phải bậc siêu quần bạt tục thì chí ít không đến nỗi tri kiếnđiên đảo, tự phiền não, não hạităng chúng, phá hoạihình tượng của Phật pháp.
2. Xác lập tri kiếncăn bản về Phật pháp
Nhận thứcnhân địaxuất giachân chính đương nhiên là một loại chính kiến, nhưng không đủ để dẫn dắt người tu hành đi đúng đường lối tu hành chân chính. Phải nên kiến lập cơ sở tri kiến đầy đủ, mới có thể trong quá trình học tập và trưởng thành phát sinh chính xác sự vận động của ba nghiệp Thân - Khẩu - Ý.
Bởi vì tri kiến là nguồn động lực cho hết thảy hành vi. Vì thế sau khi hoàn thành được mục tiêu nêu trên, thì mục tiêu này lại là hết sức bức thiết.
Căn bảnchính kiến được hợp lại từ hai bộ phận: Một là, thái độ học tập chân chính, hai là liễu giảichính xácdụng ý nội dung học tập và tính trọng yếu của nó v.v… Trong giáo nghĩacăn bản của Phật pháp là giáo nghĩa của Phật giáo nguyên thủy chung cho cả Đại tiểu thừa, hiển, mật để tránh đi qúa sớm đi vàotư tưởng của Tông phái, giúp cho tương lai học tập sâu rộng, bồi dưỡngtâm lượng rộng lớn. Điều chú ý là: Xác lập hai bộ phận chính kiến này đều không thuần túy, chỉ là chữ nghĩagiải thoát sáo rỗng trên lớp học mà cần phảiáp dụng vào thực tiễnsinh hoạt thường nhật của người xuất gia mới gọi là hoàn thành được mục tiêu thứ hai này.
3. Thích ứngsinh hoạtxuất gia và thuần thục những kỹ năng cơ bản của người xuất gia Xuất gia với tại gia có sự khác biệt rất lớn, chưa cần bàn về sự sai biệt của tâm, điều khác biệt rõ nhất chính là giới luật có hay không? Song bản thângiới luật lại không có mảy may nào rời khỏi sinh hoạt thường nhật, vì vậythích ứng với sinh hoạtxuất thế, cắt đứt hoàn toànsinh hoạtthế tục đó là tiêu chuẩn đầu tiên mà người bắt đầu xuất gia phải đối mặt.
Mặt khác, tùy theo nội hàm sinh hoạt khác nhau đòi hỏi các kỹ năng sinh hoạt một cách thuần thục, vì như đánh chuông mõ, mộc bản, chắp tay, lễ bái, giọng điệu xướng tụng cho đến ăn cơm, mặc áo, tắm giặt vệ sinh, sự Sư chấp tác v.v… tọa thiềntụng kinhniệm Phậtsám hối, bố tát…. cũng phải nên học tập và rèn luyệnthuần thục. Đó là an trụ Tăng tướng, thành thụcTăng nghi, đây là hạng mục huấn luyện cực kỳ trọng yếu.
4. Chuyển hóatập khíthế tục và luyện thành tâm nhu thuận:
Xuất gia vốn là một loại sinh hoạttu đạo và thực tiễnthể hiện tìm cầu giải thoát, nó đương nhiên không chỉ là biểu hiện bên ngoài là cạo đầu, mặc áo người xuất gia mà thôi. Cổ đức có nói “sống chuyển thành chín” chính là đòi hỏi ở trong nhận thức, quan niệm tập tính và hành vi của người mới xuất giadần dần mài mòn đến triệt để. Bởi khi ở thế gian tham đắm ngũ dục, phóng túngtự do, ngu sicống cao và ương ngạnh tự dụng… Nay đem nó đổi thành thiểu dục tri túc, tiến thoái có phép tắc, ba nghiệpnghiêm cẩn và nhu thuận khiêm hạ… Cũng chỉ có như vậy họ mới có thể tương ứng với tâm xuất ly. Mà có niệm thanh tịnh của tâm xuất ly, mới có thể trong sinh hoạttu đạotrường kỳ sau này khi đối mặt với hoàn cảnhthuận nghịch để khảo nghiệm mới không điên đảo, mê hoặc. Mặt khác, có tâm nhu thuận mới có thể trong sinh hoạt, tu đạo tập thể lâu dàitùy thờitiếp nhậnthiện tri thức, đồng tu đồng họcchỉ bảo, sách tiến phản tỉnh và tu chỉnh.
Đó là một loại công tác sinh hoạtchuyển hóa cho người sau khi xuất gia rất bức thiết, không thể thiếu, cũng không thể mất đi thời cơ đạt hiệu qủa cao nhất. Hoàn thành được mục tiêu này chính là đảm bảo cho người xuất gia, ví dù tương lai sau này không gặp được thiện tri thức và đồng tu thiện hữu chỉ dạy, sách tiến đi nữa, đối với con đườngtu học sẽ không bị sai đường lạc lối. Phàm là người muốn xuất gia hoặc các vị thầy đối với điều này càng phải sâu sắc thể nghiệm. Đó cũng chính là giáo dục đặc thù đối với Sa Di.
5. Nuôi dưỡngđạo tâmkiên cố, và nhận thức về Tăng cách cao siêu
Các mục tiêu nêu trên chú trọng ở chỗ dứt ác và kiến lậptâm lýtiếp nhậnsự giáo dục, ở mục tiêu này tiến thêm một bước tích cực kiến tập động cơ tu học. Từ biết khổ, chán sợ khổ đến cầu xa lìa khổ, phát tâm trợ giúp người khác lìa khổ, viên mãntự lợi lợi tha, giải thoát, chính là một vị hành giảĐại thừa, đánh dấusinh khởiđạo tâm. Nhưng ngay trong đó thường nên đối mặt với các tập khí từ vô thủy như tham dục, sân độc, ngã mạn, phóng dật, chấp trước và thành kiến… và những ác duyên, nghịch cảnh làm cho bức xúc phát sinh phiền não,… Làm thế nào phải dũng mãnhđối diện, nhận thức, phản tỉnh, sám hối, kiên trìchuyển hóa và tiếp nhận, đây thuộc về nội hàm Đạo Tâm”.
Tu hành rất khổ, một vị Sa Di phải có nhận thứcchính xác rằng nếu khôngtu đạo lại càng khổ hơn. Ngũ dục rất vui, nhưng một vị Sa Di phải có nhận thứcrõ ràng rằng đó là một loại thuốc độc bọc đường. Đối cảnh thường haythất niệm, nhưng một vị Sa Di cần dũng mãnh tịnh tiến kiên trìchính niệm, tu tập mài mòn tập khí. Tuy nay ở địa vịthấp kém, nhưng một vị Sa Di phải có lý tưởng tương lai “hậu sinh khả úy”, thân đủ năm đức sẽ thành bậc mô phạm cho trời người.
Từ trong kinh Bản Sinh, Bản Sự và truyện ký về các bậc cao Tăngthạc đứcxưa nay, giúp cho vị Sa Di thể hội được Tăng cách hoàn mỹ phải chuẩn bị đầy đủ ý chíđoạn tuyệtthế tụctập khí, đủ dũng khívượt qua gian khổ thử thách quên cả tính mạng để cầu đạo và độ sinh. Do có nhận thức mà sinh tâm ngưỡng mộ, do ngưỡng mộ mà dốc sức học theo, làm theo, ví dù chẳng thể thành tựu bậc long tượng chí ít cũng là một vị Tăng xứng đáng.
6. Tùy học và đào luyện về giới pháp, luật nghi…
Năm mục tiêu trên chủ yếu chú trọng ở TÂM LÝ và TRI KIẾN mà thiết lập, ở mục tiêu này nhằm rèn luyệncụ thể về năng lựchành vi.
Hành sự sao nói: “Hành sự của Sa Di, phép tắc giống như đại Tăng, chỉ một pháp yết ma, không được tính vào túc số tham dự, ngoài ra các hạnh khác đều chế đồng tu học”. Tư Trì ký nói: “Tuy chẳng được cùng Tăng thuyết giới, yết ma, nhưng là chúng dự bị khiến họ sinh tâm hâm mộ”. Sa Di tuy mới thụ mười giới so với giới của Đại Tăng khác nhau, nhưng trong hai môn chỉ trì và tác trì của giới luật, chỉ trừ thuyết giới và yết ma không được tính vào túc số Tăng tham dự ra còn lại đều phải theo Đại Tăng tùy học. Tư Trì ký nói: “Tuy ở địa vị dưới, nhưng cũng đầy đủ giới thể so với đại Tăng không khác”. Sa Di nếu có phạm vào giới của Tỷ khiêu, trừ thiên đầu giống của Tỷ khiêu lấy khinh tội định danh, ngoài việc diệt tẩn không khai cho sám hối, các thiên còn lại đều nên thực hành pháp biệt trụ hoặc pháp sám hối, chỉ là tội danh đều có một tên chung là Đột cát la mà thôi. Hành sự sao nói: “Việc sám hốitội lỗinhất loạt giống với Đại Tăng, trong giới nội tập hợp mọi người mà tiến hành tác pháp, người chưa thụ giới cũng không ngoại lệ, văn bạch giống như Đại Tăng, chỉ lấy một tội Đột cát la là khác thôi. Nếu phạm từ Tăng tàn trở xuống cho đếnĐề Xá Ni, đều nên sám hối, có che giấu phải nên trị tội, chỉ lấy tội danh Đột Cát La để quy định. Nếu phạm vào thiên Ba La Di trong luật có ghi: “Ba chúng (Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa) diệt tẩn”. Đối với Sa Di Ni thì tùy học theo giới của Thức Xoa và Tỷ khiêu ni.
Giới luật của Tỷ khiêu (Ni) gồm chỉ trì và tác trì, đây là nền tảng rất căn bản để người xuất giay cứ dùng tu tam vô lậu học, cũng là kỷ cương nhiếp trì Tăng đoàn, duy trì và bảo hộTăng đoàn, khuôn mẫu cho Tăng chúng, thể hiện Tăng cách một cách trực tiếp, có cương lĩnh và phương pháptrọng yếu. Nếu có thể ở giai đoạn Sa Di mà tiến hành huấn luyện, khiến họ thuần thụctrở thành tập quán sinh hoạtxuất gialục hòa cộng trụ đó là chế độ sinh hoạt Thanh TịnhLy Dục, thì tương lai khi tiến nhập địa vị Tỷ khiêu ắt sẽ phát huy mạnh mẽ sức nhiếp thụ và sức duy trìTăng Bảo. Nếu nói đến hành Bồ Tát đạohóa độchúng sinh thì mục tiêu này lại là hết sức trực tiếp và căn bản.
7. Sám hối nghiệp chướng và vun bồi phúc báo
Phật là đấng “Lưỡng túc tôn” phúc đức - trí tuệ đầy đủ. Vì thế tu phúc, tu tuệ là nội dung tu học chủ yếu trong cửa Phật. Nhưng đối với người mới xuất gia bước vào cửa Phật mà nói: Tu tuệ trực tiếp hiệu qủa không gì bằng pháp sám hốitiêu trừnghiệp chướng đang ngăn lấp trí tuệsinh khởi. Như nói “Cải tà quy chính” hay “dứt ác làm lành” phải bắt đầu từ khi là bạch y đến chùa làm Tịnh Nhân nhằm chuyển “nhiễm thế tục” thành người thanh tịnh, đây là giai đoạn cực kỳ trọng yếu. Đối với nghiệp chướng đã tạo từ qúa khứ đến hiện tại đem ra đình chỉ, chế ngự, dứt trừ để từ nay về sau không còn tạo tác, được thân tâmthanh tịnh mà phát sinh trí tuệgiải thoátgiác ngộ.
Để bảo đảm tương lai tu hànhlâu dài được an toàn và thuận lợi, thì việc sám trừba nghiệp tạo ác hình thành sựchướng ngại cho việc tu đạo là công việc hết sứctrọng yếu trong bước tu họcban đầu. Từ vô thủyđến naychúng ta tạo tác không biết bao nhiêu các ác nghiệp thể trọng nhưsát sinh, trộm cắt, dâm dục, nói dối,… Ngày nay một niệm tâm cầu giải thoát, tuy có thể tạm thời chưa đọa lạc, nhưng ác nghiệp như giống bất hoại bất cứ lúc nào cũng như bóng theo hình chỉ chờ có duyên là trỗi dậy.
Cho nên càng phải tinh cầntu học, luôn tỉnh giácđề phòngác nghiệp dẫn dắt, dụ hoặc. Cổ đức có dạy: “Đạo cao một thước, ma cao một trượng” càng là tâm niệmthanh tịnh, nếu sơ ýthất niệm thì chiêu cảmác báo qúa khứ càng rõ ràng. Do vậy bước đầutu hành phải luôn luôn đề phòngcảnh tỉnh điều này mới được.
Trong kinh Phật dạy: “Nghiệp chướng như sương mù buổi sớm, sám hối như mặt trời giữa trưa”. Bất luận nghiệp có sâu bao nhiêu, chướng có nặng bao nhiêu, chỉ cần siêng năng, chí thànhsám hối, nghiệp chướngkhông có lý nào lại không tiêu diệt.
Mặt khác, nếu chỉ có trí tuệ mà không có phúc báo thì không thấm nhuần. Nó giống như mảnh đất khô cằn, tuy có chăm sóc nhưng không cách gì nuôi lớn thứ hạt giốngcông đứclợi ích. Trong Sa DiLuật nghi có nói: “Vì tuổi nhỏ (khu ô Sa Di) chưa kham được việc nặng nhọc, chỉ khiến họ vì Tăng chúnggiữ gìnxua đuổi chim quạ để có chút mệt nhọc, sinh điều phúc thiện, không đến nỗi ngồi xuống ăn dùng của tín thí”. Lại nói: “Ứng pháp Sa Di chính là phải tương ứng với hai phép, một là hay hầu thầy (chấp lao phục dịch) làm việc khó nhọc phục vụđại chúng; hai là hay tu tập thiền tụng”. Đều là chỉ cho Sa Di nên từ hoàn cảnh thực tế mà chấp lao phục dịch, bao sái quét dọn… tiến thoáinhư pháp tiến đến bồi dưỡngphúc báo, triết phục tính lười biếng, kiêu mạn, vì đại chúng mà phục vụ, tiêu của tín thí; Điều hòa nhu thuận tâm tính, tăng trưởngtri thức, bồi dưỡngtinh thầntự lập trong tương lai.
Vì vậytrường kỳlễ Phật sám hối để tiêu nghiệp chướng khai mở trí tuệ, chịu khổ chịu nhục chấp tác để tăng trưởng phúc lực (chấp lao phục dịch trưởng tự phúc cơ). Chính là một trong những mục tiêu và phương phápgiáo dụchết sứctrọng yếu trong học trình của Sa Di.
Thường thấy các vị thân làm Tỷ khiêu nhưng mà phiền phiền não não, không có cách gì an tâm trong sinh hoạttu đạo, thường bị gió nghiệp thổi cho trôi dạt. Một trong những nguyên nhântrọng yếu là do nghiệp chướng chưa tiêu trừ, phúc báo không đủ mà ra.
Vì muốn cơ sở tu hành tương lai kiên cố thì phải tiêu trừnghiệp chướng và tăng trưởngphúc báo, đây là công việc chuẩn bị rất trọng yếu trong giai đoạn xuất gia làm Sa Di.
8. Ghi nhớ học thuộc văn tự và kinh điển cơ bản
Giai đoạn huấn luyện Sa Di, cố nhiên chú trọng ở tâm tínhuy nghi, giới hạnh, tiêu trừnghiệp chướng và vun bồi phúc báo. Nhưng đối với tri kiếncăn bản về Phật Pháp, học tập và đọc thuộc kinh điểncăn bản là rất quan trọng. Xưa naygiáo dụcPhật giáo rất coi trọng công phu học thuộc, bởi tuổi trẻ sức học và sự ghi nhớ rất tốt, tuy không ngay lập tức phát huy tác dụng lý giải, nhưng sau này khi trưởng thành thì những gì ghi nhớ lúc còn trẻ đối với các phương diện cuộc sống, đạo đức, tu học sẽ phát sinh sự giải ngộ thể nghiệm sâu sắc.
Từ xưa, bất luận là Phật giáoẤn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc đều có chung một đặc tính tức là đặc biệt chú trọng phương thức học tập ghi nhớ thuộc lòng, nguyên nhân vì nội dung ghi nhớ đó đều lấy triết lý cuộc sống làm chủ yếu. Chú trọng không phải tập tính tư duy phân biệt, mà là ở ngay sau khi cuộc sống đem tự thân mình thể nghiệm và thực hành sẽ tự nhiênthể nhập và lý giải.
Về cơ bản nó thuộc một loại học vấn trực quan mà không phải cách học phân tích lý giải. Cách học này khác với phương thức giáo dục hiện nay tập trung vào sự tư duyphân biệt, phân tích nghĩa lý mà xem nhẹ việc học thuộc ghi nhớ. Trong kinh Lăng Nghiêm có nói: “Tri kiến lập tri thị vô minh bản” từ nơi tri kiến lại tạo ra tri kiến đó là gốc vô minh. Tu họcPhật Pháp là dùng trí tuệ chứ không dùng tri kiến, cho nên không rời mục tiêu đại triệt đại ngộ, mà giác ngộ không phải kết qủa của việc tư duyphân biệt (đây là vọng tưởng) mà là phương pháptrực quan sinh mạng.
Bước đầuxuất giatu học, nội tâm như tờ giấy trắng, học thuộc ghi nhớ như chữ nghĩa được viết nên trên đó vĩnh viễn làm chủng tử Phật Pháp không mất, trong sinh hoạt hàng ngày nó có tác dụng nội hóa thân tâm phát khởi sự tỉnh giác, “kiến hiền tư tề” và “phòng phi chỉ ác” đó chính là chỗ thiết yếu của giáo dụcSa Di.
9. Học tập và huân tu về sơ đẳngthiền quán
Tám giai đoạn trên đều thuộc về phạm trùkiến lập Tăng cách, uy nghi, còn ở đây là chính tu Định - Tuệ để dần dần tiến đến giải thoát. Hết thảy các pháp môntu học trong Phật Pháp đều phải lấy giới luật làm nền tảng căn bản, song thực chứngPhật Phápnếu không có Định - Tuệ thì không thể thành công. Bất luận là trì giới và tu phúc cố nhiên là tính bức thiết và tất yếu trong giai đoạn giáo dụcSa Di, nếu không bước vào tu tập Định- Tuệ chẳng những tương lai tu tập sẽ phát sinh chấp trước không hóa giải được, tâm lượng hẹp hòi và năng lựctu hành không đủ, thiếu mất phương phápan tâm.
Đại sư Ngẫu Ích có nói: “Năm hạ về trước tinh chuyên giới luật”. Tinh chuyên đâu chỉ ở việc đắp ytrì bát mà thôi? Trong luật yếu vụ thứ nhất là ở nơi nhất tâm, niệm không thác loạn, nghĩa là y nơi Tứ niệm xứ mà tu đạo. Nếu chẳng có chính niệm thì mặc cà sa khác gì cái mắc treo áo, lễ bái khác gì giã gạo, lục độ vạn hạnh đều giống với khổ hạnh của ngoại đạo không phải chân tu”. Đạo TuyênLuật Sư có nói: “người tu nếu chỉ biết trì giới mà tâm không ở nơi đạo, trong lòng tràn đầy sân hận, tâm lýnhiễm ô cũng chỉ tăng thêm nghiệp sinh tử mà thôi”.
Ngài lại nói: “nếu làm các việc thế gian, cúng dàng Tam Bảo, chùa, tháp mà tâm không có đạo thì cũng trở nên chấp ngã, chấp pháp, hoặc chìm đắm xuống dưới. Do làm được chút phúc thiện khen mình chê người, tự cao tự đại, tà kiến, tạp loạn sẽ chịu qủa báo qủy thú (A Tu La). Vì tâm không thật nên sinh ác đạo, nhưng do làm phúc thì được chút cảnh giớitốt đẹp hơn mà thôi”.
Vì vậy nên biết, nếu chỉ trì giới, tu phúc mà không tiến thêm một bước tu tậpĐịnh Tuệ, cuối cùng cũng lạc vào trời người mà thôi. Do vậy Sa Di ngoài việc tu tậpuy nghi giới luật… thì cần thiết phải có một phương pháptu tậpthích hợp hoặc thiền quán, hoặc niệm Phật… để chuyển hóa nội tâmthành tựuĐịnh Tuệ, giải thoát…
Giống như giáo dục tiểu học, mục tiêugiáo dụcSa Di ngoại trừ bồi dưỡng Tăng cách cao siêu, mà còn là chính thức tiến nhập vào xã hội; Thích ứng với xã hội và cống hiếnxã hội cũng là cơ sở giáo dục không thể thiếu được. Ngày nay tình hình của Tăng Ni là: không chuẩn bị mục tiêu học tập, ngay cả các cấp học cũng không có mục tiêurõ ràng, kết quả là đào tạo ra một thế hệ Tăng Ni thiếu đạo hạnh, thiếu tu, không có đạo tâm, thiếu nhiệt huyết phục vụPhật Pháp và chúng sinh. Uổng phí một đời, tiêu hao tín thí, thậm chí phá pháp hoại giáo mà đọa địa ngục, thật đáng tiếc thay!
VII. Nguyên tắc thi hànhgiáo dụcSa Di
Muốn đạt thành tông chỉ và mục tiêugiáo dụcSa Di, đồng thời thu được hiệu quả của giáo dục là chuyển hóathân tâm thì cần phải có nguyên tắc thi hànhmột cách cụ thể như sau:
1. Lấy thực tếsinh hoạt làm trọng tâmgiáo dục
Giáo dụcSa Di thay vì một mớ lý thuyết nhồi nhét vào đầu bằng ngay thực tếsinh hoạtchân chính, giải thoát của Tăng già nó có ý nghĩa nội hóa thâm sâu. Đối với phương thức giáo dục mà nói thì đây là lúc mà giảng sư dùng thân giáo để ngầm chỉ dậy, việc truyền thụ trọng ở chữ nghĩavăn tự. Nhân vì giáo dụcsinh hoạt thì cần phải người thầy trong sinh hoạt thường ngày phát sinh hành vi, cử chỉ, lời nói làm mô phạm cho đệ tử, chỉ có như vậy mới đem Tăng cách uy nghi của người thầy khắc sâu vào trong nội tâm của đệ tử mà tạo thành nhân cách của người học.
Đối với việc kiểm trađánh giá kết qủa mà nói, sự thành bại của giáo dục không chỉ đánh giá ở tri kiến cao hay thấp, mà coi trọng ở đạo hạnh và thực tiễn. “Nói được một thước không bằng làm được một tấc”. Đó là quan điểmgiáo dục xưa, nay của Phật giáo.
Xuất gia cơ bản là một loại sinh hoạtthực tiễnhoàn toàn mới mẻ đối với người mới bước chân vào đạo, mà giai đoạn Hình đồng - Sa Di là thời điểm đặc biệt quan trọng để huấn luyện họ thích ứng với sinh hoạt của người xuất gia “thiểu dục tri túc, an bần lạc đạo”. Vì thế yêu cầugiáo dụcthực tiễn coi trọng thân giáo và sự chỉ dạy cẩn thận tỉ mỉ của người thầy đối với đệ tử trong mọi mặt sinh hoạt của đời sốngxuất gia. Đây là nguyên tắc giáo dục quan trọng hàng đầu.
Trải quathời gianquan sát và khảo nghiệm có nên cho họ thế phát, thụ giới hay không? Sau khi phát tâm đến chùa tu học cần quy định một thời gianthích ứngthử thách là ba năm để quan sát và khảo nghiệm mới cho thế phátxuất gia là thích hợp. Nếu đốt cháy giai đoạn này người xuất gia không có đủ thời gian để làm quen với sinh hoạtxuất gia và chuyển hóatập khíthế tục. Sau khi thế phát cũng cần có thời gian để khảo nghiệm. Có nên cho thụ giớiSa Di hay không? Luận Tát Bà Đa nói: trước nên trao cho năm giới để điều phụcthân tâm, tín tâmkiên định, uy nghi đầy đủ mới nên cho thụ mười giới”. Giai đoạn này cũng nên có thời gian là từ một đến hai năm.
2. Lấy tâm nhẫn nại và tâm từ bi làm cơ sở
Trong qúa trình dạy học và ứng xử hàng ngày sự biểu hiện tâm thứcgiáo dục của người thầy (giảng sư - sư phụ) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ học tập của Sa Di và sự phát triển Tăng cách trong tương lai. Bất luận là tuổi tác lớn hay nhỏ, khi họ vừa bước chân vào chùa, đối với hết thảy những điều cần học, cần làm của người xuất gia thảy đều mới lạ và có thái độ lo sợ. Khi ấy người thầy cần phải dùng tâm nhẫn nại và tâm từ bi để chỉ dậy, chẳng những được đệ tử dễ dàng tiếp thu, đồng thời cũng là trực tiếp đem đặc tínhtốt đẹp này truyền thụ cho họ, tương lai tạo thành Tăng cách tốt đẹp cho đệ tử.
3. Đồng thờiáp dụngquyền uy và khai phát (gợi mở)
Phật Pháp cơ bản là giáo dụctỉnh giác, vì thế phương thức giáo dụcdân chủ gợi mở được Phật giáo coi trọng. Nhưng mà chúng sinhcăn tính chậm lụt, tập khí nặng nề, thiếu tinh thầntích cực, tự chủ, tự giáctu học. Do vậy một mặt đình chỉ sự tự tung tự tác phát sinh sai lầm, đồng thời cũng triết phục tâm tínhchấp ngã, cống cao ngạo mạn thì phải dùng quyền uy của người thầy là điều tất yếu. Cổ đức có nói “Sư nghiêm tử kính” thầy hay mới có trò giỏi được. Nên biết thuốc không có qúy tiện chỉ cần trị được bệnh đều là thuốc tốt, một mặt là quyền uy, một mặt là dân chủ gợi mở đều nên phối hợpsử dụngthích đáng mới cho hiệu qủa tốt đẹp.
4. Quán cơ đậu giáo
Các nguyên tắc nêu trên đều quan trọng ở chỗ căn cơ và thời cơ để lựa chọn phương thức giáo dục hiệu qủa. Đối với căn khítính cách, tuổi tác, hoàn cảnhxuất thân khác nhau cũng cần áp dụngphương tiện đặc thù cho từng đối tượng. Do vậy quan sátcăn cơáp dụngphương phápgiáo dụcthích hợp là điều khó nhất trong công tác giáo dục.
5. Tạo cơ hội sửa chữasai lầm Làm người ai cũng có sai lầm, nhưng điều quan trọng là nhận ra được sai lầm để sửa chữa kịp thời, không có tâm che giấu, có tâm cầu thị, trung thựcthành khẩndũng mãnhnhận lỗi để sửa chữa đó mới là tâm thức của người xuất giachân chính. Nhưng người thầy phải nghiêm túc khiển trách khi đệ tửsai lầm nhưng cũng khoan dung, ân cần chỉ dạy tạo cơ hội cho họ sửa chữasai lầm, giúp họ trưởng thành lên sau khi vấp ngã, triết phục được tâm phóng dật, bồi dưỡngthành thục Tăng cách trong tương lai.
VIII. Nguyên nhân dẫn đến giáo dụcSa Di không hiệu quả
Thực tế cho thấy, phẩm chất của người xuất gia hiện nay không được tốt, nguyên nhân chính là do giáo dục “thiện ác đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Nay để đổi bệnh cho thuốc, tạm chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
1. Người làm thầy và người muốn xuất gia không biết muốn xuất gia cần có bao nhiêu điều kiện? Làm thầy phải có tiêu chuẩn gì? Và mục đíchnhân địaxuất gia để làm gì?
Thế phát độ cho người xuất gia là nối tiếp và phát triển Tăng già, là cơ sở để Tam Bảo trụ thế. Để đảm bảoTăng giàthanh tịnh và tố chất của người xuất gia, trong giới luậtĐức Phật chế định điều kiện làm thầy và tiêu chuẩn của người xuất gia một cách nghiêm túc. Trong “Tỷ khiêu tam thiên uy nghi” có ghi: Tỷ khiêu phải đủ từ mười hạ trở lên mới được độ cho người khác xuất gia, nhưng nếu không đủ năm pháp suốt đời không được độ người. Năm pháp là:
1.Hiểu rõ hai bộ giới Tỷ khiêu, Tỷ khiêu ni;
2.Có khả năng quyết nghi cho đệ tử, Biết rõ phạm không phạm, tội tướng nặng nhẹ;
3.Đệ tử ở phương xa, có khả năng khiến cho đệ tử quay trở về;
4.Có khả năng phátà kiến cho đệ tử, và răn dạy không làm ác hạnh;
5.Nếu độ tử ốm đau, có khả năng chăm sóc như cha mẹ nuôi con. Nếu thành tựu năm pháp đủ mười hạ được làm thầy nuôi độ đệ tử, nếu không đủ năm pháp, trọn đời không được độ người. Nếu độ ngườiphạm tội việt pháp”. Lại nói: “Tỷ khiêu muốn độ đệ tửthụ giớiSa Di phải đủ năm việc:
1.Phải biết bốn Bộ A Hàm;
2.Phải biết giới luật;
3.Phải biết kinh luận;
4.Phải có trí tuệ;
5.Phải có đức hạnh.
Lại có năm việc:
1.Trì giới;
2.Không phạm giới;
3.Hiểu kinh; 4. Nhẫn nhục;
5.Đầy đủ uy nghi; đầy đủ các hạnh này mới nên độ ngườithụ giớiSa Di. Luật Tăng kỳ nói: “Thành tựu mười pháp được độ ngườixuất gia, thụ giớiCụ Túc: 1.Trì giới; 2.Đa vănA Tỳ Đàm; 3.Đa Văn Tỳ Ni; 4.Học giới; 5.Học định; 6.Học tuệ; 7.Có khả năng xuất tội, hay khiến người xuất tội; 8.Chăm sóc đệ tử khi bệnh; 9.Đệ tửgặp nạn có khả năng bảo hộ; 10. Đủ mười hạ”. Lại nói: “Chí ít phải đủ mười tuổi hạ và thông hiểugiới luật mới được độ đệ tử”. Trong Luật Thiện kiến cũng nói: “Nếu không hiểu giới luật, chỉ biết kinh luận, chẳng được độ Sa Di”.
Trong kinh Địa trì nói: “Chiên Đà La và kẻ đồ tể tuy làm nghiệp ác, chẳng thể phá hoạichính pháp của Như Lai, không nhất định đọa vào ba đường ác. Làm thầy mà không biết dạy bảođệ tử, thì phá hoạiPhật Phápnhất định sẽ đọa địa ngục”. Lại nói: “Vì danh dự súc dưỡng đồ chúng gọi là tà kiến, là đệ tử ma, không nuôi đệ tử chẳng thể phá hoạichính pháp của Như Lai, nuôi đệ tử xấu ác thì phá hoạiPhật Pháp nên gọi là đệ tử của ma. Vì lợi dưỡng súc dưỡng đồ chúng cũng là tà kiến”.
Người làm thầy nhân địa đã không chân chính, không ít người xuất gia nhân địa cũng là điên đảo, không phải hảo tâmxuất gia, không có tố chất, không có đạo đức v.v… Đây chính là nguyên nhâncăn bản dẫn đến Phật Phápsuy vi.
2.Thầy - trò tuy có tâm muốn dạy - muốn học, nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Tuy phát khởi tâm tốt muốn dạy bảo - muốn học tập nhưng vì trình độnhận thứchạn chế, không có giáo trình, không có phương pháp, không có kỹ năng, hoặc điều kiệnhoàn cảnh không tốt qúa phan duyên vào việc phục vụtín ngưỡng nên không có cách gì dạy bảođệ tửđạt đếnmục tiêuchân chính của người xuất gia.
3.Trào lưu của Tăng chúng không tốt làm ảnh hưởng: thầy - trò đều có nhân địachân chính, nhưng vì phong khí và trào lưu của Tăng chúng không tốt lôi kéo, dụ dẫn, mê hoặc làm ảnh hưởng không nhỏ. Hoặc giả người thầy không có nhận thức đầy đủ về giáo dụcSa Di, đệ tử nhân đó cũng không biết nên làm thế nào để thụ học. Hoặc giả qúa vội vàng trong việc tiếp nhận, cạo đầu và cho thụ giới mà thiếu quan sát khảo nghiệm v.v… Mặt khác, Tăng già chưa thật sự nghiêm túc trong vấn đềcho phép nuôi độ đệ tử và thụ giới, dẫn đến sự tùy tiện.
4.Việc khảo hạnh đàn giới chưa đủ đảm bảoyêu cầu: Ở trên đã nói đến nhân địaxuất gia không chân chính, không chịu học tập, chưa tiếp nhận đầy đủ sự giáo dục đã cho thụ giới dẫn đến “lạm xí tăng luân”. Ngày nay địa phương nào cũng tổ chức đàn giới, về mặt hình thứcxem ratốt đẹp, tuy có khảo hạnh nhưng chỉ là hình thức, chỉ kiểm tralý thuyết mà không có thực hành, chỉ kiểm tra được phần nhận thức mà không kiểm tra được phần đạo hạnh, còn dễ dãi, nể nang, bỏ qua dẫn đến “sớm vừa cạo đầu chiều đã nên bậc đại Tăng”…
5.Môi trường điều kiện và nội dung giáo dục ở các trường Phật học đều không đầy đủ.
Các trường Phật học hiện nay chỉ chú trọng, giải môn mà thiếu hẳn hành môn, không có môi trường giáo dụcThiền gia, lý luận xa rời thực tế, Tăng Ni xen tạp, quan hệ thầy trò không mật thiết, thiếu thân giáo thị phạm, học trình lộn xộnphiền toái, mục tiêugiáo dục không rõ ràng, cơ sở trường lớp, giáo trình… đều hạn chế… dẫn đến kết quả đào tạo không khả quan.
KẾT LUẬN
Chúng ta đều biết giáo dụcSa Di là giáo dục nền tảng quan trọng nhất trong toàn bộhệ thốnggiáo dụcPhật giáo, nó cũng là cơ sở để cải cáchTăng đoàn và phục hưngPhật giáo. Cổ đức có nói: “Đạo tại nhân Hoằng, phi đạo Hoằng nhân”. Do vậy có thể nói: Giáo dụcSa Di có thành công hay không, có hoàn bị hay không, chính là điều kiện tiên quyết để chấn hưngPhật giáo trong hiện tại và tương lai. Đây là điều mà Giáo hộiđặc biệtquan tâm.
Giáo dụcTăng ni là giáo dục đào luyện bậc thầy mô phạm cho trời người, đòi hỏi sự tinh chuyêntu học để thăng hoa đạo phẩm, chuyển đổicăn tínhtập khíthế tục, thích ứng với điều kiệnhoàn cảnh, đưa Phật Pháp vào trong xã hội để lợi ích chúng sinh.
Do tích tập lậu tệ đã lâu ngày nên công tác giáo dụctăng ni gặp nhiều khó khăn và phức tạp, giáo dụctruyền thống theo sơn môntự viện không được duy trì, nhận thức của người thầy và bản thân người học cũng có phần lệch lạc, môi trường điều kiệngiáo dục không hoàn chỉnh là nguyên nhân chính dẫn đến kết qủa giáo dụctăng ni không được viên mãn.
Bài viết này đứng trên quan điểm của cá nhân về tính trọng yếu của giáo dụcSa Di để có những lý giải cơ bản về lý luận, thực trạng và giải pháp cho vấn đềgiáo dục tăng, ni hiện nay. Rất mong nhận được sự đồng cảm chia sẻ của chư tônđức tăng, ni quan tâm đến sự nghiệpđào tạogiáo dục Tăng tài “vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Khó có thể tưởng tượng một quốc gia có nền kinh tế, khoa học, văn hóa, quân sự ảnh hưởng đến toàn cầu lại không thể khống chế dịch bệnh Covid-19, dẫn đến tình trạng hơn 24 triệu ca nhiễm, gần 400 ngàn người chết (thống kê ngày 8-1-2021), cứ 14 người Mỹ thì có một nhiễm Covid-19, tỷ lệ thật khủng khiếp!
Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết thư cho Tổng thống Biden để gửi lời chúc mừng sâu sắc về việc ông trở thành Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Đại lễ Kính Mừng Đức Thích Ca Mâu Ni Thành Đạo đã được long trọng diễn ra vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 12 năm 2019, tại Chùa Thiên Ân, cũng gọi là Trung Tâm Thiền Sa Mạc “Desert Zen Center”, tọa lạc tại thành phố Lucerne Valley, California, cách vùng Little Saigon miền Nam California khoảng hai giờ lái xe, hướng Đông Bắc.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.