ĐÔI DÒNG SUY TƯ
Kính bạch quý ngài, Con, Tỳ Kheo Thích Thánh Trí, trụ trì Tu Viện Bồ Đề, thành phố Renton, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ thành kính đê đầu đảnh lễ tri ân quý ngài trong suốt thời gian gần 2 năm qua đã hết mình trên mọi phương diện hiến dâng cho sự nghiệp hoằng truyền Chánh Pháp, cho sự trường tồn của Giáo Hội truyền thống và làm nhựa sống cho bản thể Tăng già. Thật nhiệm mầu thay sự thành tựu đạo quả vô thượng Đẳng chánh giác của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Thật vi diệu thay kho tàng Pháp bảo vẫn còn hiện hữu ở thế gian. Thật hy hữu thay chư vị đệ tử xuất gia của đức Thế Tôn vẫn nổ lực gìn giữ mạng mạch Phật Pháp. Còn gì cao quý và tối thượng hơn những giá trị tâm linh, con đường đạo đức thực thụ của lời Phật dạy: “vượt thoát thời gian,…được bậc trí chứng hiểu”. Tuy nhiên, nghiệp của thế gian, căn tánh của chúng sanh, tập khí của loài người lại ham thích dục lạc, vui chơi trong lửa cháy, mấy ai mà tỏ ngộ đạo lý vô thường, sự nguy hiểm của các dục … để tìm về ánh sáng giác ngộ. Tìm đến tôn giáo nói chung: con người đến với đức tin thì dễ, đến với sự mong cầu điều gì đó chiếm đại đa số, phần còn lại là con số quá nhỏ vì sự nghiệp trí tuệ, vì ngán ngẫm khổ đau sinh tử, dòng lưu chuyển của luân hồi mà chuyên tâm tu, học, hành đạo. Thực tế cuộc sống, thế sự, xã hội: vì cơm áo gạo tiền, vì bảo tồn tánh mạng, vì danh thơm tiếng tốt, vì hưởng thụ năm dục … mà con người ít (không) quan tâm đến đời sống tinh thần và họ cho đó là những thứ “xa xỉ”, “không liên hệ gì” đến lối sống hiện đại với bao tiện nghi mà con người cần phải hướng tới. Nói đến nguyên lý của sự sống, sự thật của cuộc đời, nguồn gốc đưa đến khổ đau hay an lạc thì đâu có nền học thuyết hay đạo giáo nào có thể so sánh với Pháp Phật. Không dễ gì có được các vị xuất gia mẫu mực đạo hạnh tài đức, ấy vậy mà đôi khi các ngài lại ít được biết đến, ít ai chịu nghe giảng đạo lý, ít được trân quý như “bảo vật quốc gia” bởi lẽ đạo Phật không chú trọng hình thức, không muốn phô trương bản ngã, không muốn thể hiện quyền lực (lẻ dĩ nhiên không có quyền lực) và tính truyền thông trong Phật Giáo rất khiêm tốn so với các đạo giáo khác mặc dầu Phật giáo rất xứng đáng! Nhiều vị tu sĩ Phật giáo nước ngoài (bây giờ có cả ở Phi Châu) đa phần tu theo Phật giáo Thái Lan, Miến Điện, Tây Tạng nhìn thấy các vị rất từ bi, thông thái nhưng sự phát triển Chùa chiền và nhận được sự hổ trợ của Phật tử rất ít. Người Mỹ, người phương Tây họ ít biết cúng dường như Phật tử Việt Nam nên đời sống của các vị Tu Sĩ nước ngoài nếu không hoạt động phong phú thì hầu như sự tu tập của họ bị khép kín, khó có thể lan tỏa được. Rất cần thiết để hổ trợ các vị Tu Sĩ nước ngoài để họ giảng dạy, phát triển Phật Pháp bởi vì ngoài Sư Ông Làng Mai ra thì Chùa chiền Việt Nam hải ngoại đâu có bao nhiêu Chùa chiền độ được người phương Tây xuất gia. Phật Giáo thế giới cần phải được nối kết, tạo điều kiện tương trợ lẫn nhau để gìn giữ nhân tài Phật giáo, hàng Cư Sĩ trí thức, hảo tâm Phật giáo nhiệt thành phát triển ngôi nhà Phật giáo thế giới. Thiên Chúa giáo có cả một vương triều Vatican, hệ thống nhà thờ, của cải vật chất của họ thì khỏi phải nói. Khi nhà thờ Đức Bà ở Paris cháy, một trung tâm Phật giáo ở Đài Loan lên tiếng hổ trợ nhưng Phật giáo Miến Điện và nhiều nơi khác rơi vào tình trạng khó khăn, bất ổn từ nhiều phía thì ít ai mà đau lòng! Trong quá trình truyền thừa và phát triển, đạo Phật thật đa dạng với các truyền thống: Nam, Bắc truyền, Kim cang thừa, đạo Phật khất sĩ Việt Nam (Phật giáo địa phương) với vô vàn sự khác biệt từ hệ thống giáo lý cho đến phương diện tu hành, mỗi Tổ nói mỗi khác, mỗi tông phái chủ trương mỗi kiểu, mỗi giảng sư diễn giải theo quan điểm cá nhân của mình. Phật giáo không có tính nhất quán, chính thống và không thể thống nhất được hệ thống giáo lý, cách tổ chức sinh hoạt nên đâu đó rất nhiều Phật tử thắc mắc nhiều vấn đề và không biết tin theo ai, tu như thế nào là đúng. Lẽ dĩ nhiên, khi nghe điều này các ngài nếu không bình tâm thương xót thì các vị Thầy sẽ la mắng Phật tử, cho rằng Phật tử không đọc sách, Phật tử không, không, không…mà các ngài không thông cảm cho Phật tử, không hiểu được tình trạng, hoàn cảnh của họ để tìm cách giúp đỡ, xây dựng. Trong khi các tạng Kinh Pali được xem là gần lời Phật dạy nhất nhưng hệ Bắc truyền không chú trọng triển khai và phát huy đúng vai trò, thật đáng tiếc nhưng không muộn và không đổ lỗi cho ai. Bắc truyền qua lăng kính của Phật giáo Trung Hoa thì phóng đại quá nhiều hình ảnh, nhân cách của đức Phật và Phật Pháp, biến đạo Phật từ đỉnh cao của con đường giác ngộ giải thoát trở thành tín ngưỡng dân gian, cầu xin. Chùa chiền mà chuyên giảng dạy Phật pháp, hướng dẫn tu tập thì không phát triển bằng Chùa chiền tụng niệm, cầu an, siêu độ, phục vụ nhu cầu nên có nhiều Chùa chiền ở vùng miền quê xa xôi họ không biết Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là ai, dạy những gì và như thế nào là đạo Phật. Tín đồ Phật giáo Việt Nam hải ngoại (ngay cả trong nước) đa phần là người nữ trung niên cho đến các Cụ già. (Không đề cập đến tổ chức gia đình Phật tử), người nam và giới trẻ thì không thích ứng với phương pháp sinh hoạt Phật giáo, bảo họ ăn chay là khó, ngồi nghe giảng, phân tích, đôi khi đem chính họ ra nói (vì đó là sự thật để giúp họ chuyển hóa) nhưng họ thấy không thể nào làm được. Bà, Mẹ không đủ kiến thức, khả năng để lý giải những khúc mắc cho con cháu. Đạo Phật tự do nên không thể ép buộc con cháu đi theo mình nên trong gia đình Phật tử có nhiều gian đình có vài tôn giáo. Người của các đạo Chúa mà vào trong các gia đình đạo Phật hay người Lương thì trong gia đình đó trở nên lộn xộn, họ quyết tâm cải đạo (trừ trường hợp Phật tử thuần thành, trung kiên với Phật Pháp thì họ không thể làm gì được nên đạo ai nấy giữ). Trong một gia đình theo đạo Chúa là từ Ông Bà đến Cha Mẹ Con Cháu đều theo đạo Chúa. Họ ngoan đạo đến mức họ không thể nhìn ra được đâu là phải là trái của cuộc đời, không thấy được những phi lý trong đạo của họ và họ rất hảnh diện được đóng tiền lương của họ vào nhà thờ một cách ngoan ngoãn, vâng lời cho nên gia đình của họ là gia đình đạo rồi đến họ đạo, làng đạo, xóm đạo, cứ thế mà lan truyền. Giới trẻ, thanh thiếu niên được hệ thống tổ chức nhà thờ, Giáo sĩ huấn luyện chuyên nghiệp, đầu tư khá tốt về âm nhạc. Thánh Ca quá hay, quá xúc động, quá tình cảm dễ dàng lôi cuốn giới trẻ nghe và theo đạo một cách tự nhiên. Chủ chăn rao giảng tình thương yêu của Chúa nên nhà thờ, Thánh đường là địa điểm lý tưởng cho các cặp đôi nam nữ dựng vợ lấy chồng, thề non hẹn nước và dĩ nhiên là một lòng với Chúa. Nhà thờ giáo dục tín đồ từ thời thơ ấu mà cái gì đã thấm vào người rồi thì nó sẽ thành xương máu, khó có thể thay thế được. Nhà thờ nhồi sọ con nít đã đành mà khi có Lễ đến thì nhiều nơi công cộng đều có phát âm nhạc, cổ vũ niềm tin tôn giáo. Rất tuyệt vời khi Liên Hiệp Quốc, các nguyên thủ quốc gia đều gửi thông điệp, thư chúc mừng nhần mùa Đại Lễ Phật Đản nhưng làm sao để Phật giáo được nhiều giới lãnh đạo thế giới hiện tại, tương lại cảm mến và nhân loại được hưởng niềm an lạc hòa bình chứ không phải Đại Lễ lớn này chỉ biết đến ở các quốc gia Phật giáo và biết đến với sự âm thầm lặng lẽ tổ chức lớn nhỏ tùy theo trong cơ sở Phật Giáo. Lễ Tạ ơn ở Mỹ (Thanksgiving), Lễ Giáng Sinh (Merry Christmas) đến thì truyền thông, đài báo, Ti Vi khắp nơi trên thế giới đều đưa tin ăn mừng ngay cả các quốc gia Phật giáo vì ở đó cũng có tín đồ của tôn giáo này. Tín đồ các tôn giáo đó gửi hình qua tin nhắn điện thoại để chúc mừng mà đôi khi Phật tử cũng ăn theo nên gửi đi chúc quý Thầy mình các Lễ nói trên. Vài năm trước ở Việt Nam có các vị Tăng Ni hát mừng Thánh Ca, mua cây thông về chưng Noel, vị Ni Sư ở Tiền Giang tổ chức Haloween trong Chùa? Nhóm Phật tử California trong nhiều năm qua đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học Phật giáo qua phương diện dịch thuật và đem thiền Chánh niệm vào trường học. Làm sao để nhiều người biết đến và ủng hộ các lĩnh vực cao quý này? Đại Hội Hoằng Pháp online được diễn ra vào vài ngày sắp tới, kính nguyện chư Tôn thiền đức Tăng Ni có nhiều chiều hướng truyền bá Phật Pháp sâu rộng. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát Kính thư, Tỳ Kheo Thích Thánh Trí |