Thư Viện Hoa Sen

Định Hướng

03/05/202110:59 SA(Xem: 4212)
Định Hướng
ĐỊNH HƯỚNG
Hòa thượng Thích Đôn Hậu | Chủ nhiệm Liên Hoa Văn Tập

blankVới con người, Phật Giáo quan niệmtrung tâm điểm của xã hội. Tất cả đều phụ thuộc. Nói rõ hơn là xã hội tốt hay xấu đều do con người mà ra cả, cho nên muốn cải tạo xã hội phải cải tạo con người trước đã.

Con người được cải tạo, tất cả cái gì chung quanh con người đều trở nên thiện mỹ. Con người ở đây là con người của thế giới ô trược, ngang trái này, chứ không phải con ngườimột thế giới nào xa lạ.

Con người phải được cải tạo và cải tạo theo Chánh Pháp. Đức Phật ra đời vì mục đích ấy. Ngài đã dạy rõ ràng trong Kinh Vô Thường: “Nếu chúng sanh không đau khổ, cuộc đời không tang thương, đen tối, thì Như Lai chẳng ra đời làm gì!” và câu nói thứ hai trong Kinh Pháp Hoa. Ngài dạy: “Như Lai ra đời là vì đại sự. Đại sự ấy là làm cho chúng sanh thể nhập được tri giác của Đấng Giác Ngộ.”

Đức Phật đã thế, thì những người gánh vác cái sứ mạng của Ngài cũng phải quan niệm minh xác công việc của mình là kiến tạo Cực Lạc ngay ở Ta Bà và làm tròn bổn phận cho đến khi không còn một chúng sinh nào mê mờ, đau khổ, như đức Địa Tạng đã nói: “Tôi thề không chứng đạo Bồ Đề khi độ chúng sanh chưa hết và chưa thành Phật khi khổ ở địa ngục hãy còn…”

Người Phật Tử phải biết khổ cái khổ của chúng sanh và chỉ được vui khi chúng sanh vui. Hãy nghe lời của cư sĩ Tịnh Danh Duy Ma Cật trả lời với đức Văn Thù: “Bệnh tôi phát sanh là vì chúng sanh đau và bệnh tôi sẽ lành khi chúng sanh được bình phục.”

Phật tử là những người học theo tâm hạnh của Phật thì lại không xa đời, ly khai chúng sanh mà phải gần đời, lăn lộn trong cuộc sống của chúng sanh để cải tạo, hướng dẫn họ quay về Chánh Đạo. Phật Pháp ở giữa thế gian và phải nhận rõ rằng không thể tìm sự giác ngộ ngoài thế gian. Nếu tìm sự giác ngộ ngoài thế gian thì chẳng khác nào bắt thỏ tìm sừng (Kinh Pháp Bảo Đàn).

Căn cứ vào những điểm đã trình bày trên, chúng ta thấy bao giờ cũng như bao giờ, Phật Giáo vẫn chủ trương:
Giáo dục cho con người biết cải tạo. Bỏ những gì mê mờ, giận dữtham lam. Biết chuyển hướng tình thương, trau dồi Trí Tuệ, rèn luyện ý chí để sống một đời sống ích lợi cho bản thân, gia đìnhxã hội.
Đào tạo cho những người có sứ mạng trong công việc phục vụ chúng sanh có một ý chí vĩ đại, kiên cố, khả năng đầy đủ, tinh thần vị tha, biết thiết thựcsáng suốt trong công việc chuyển hóa mọi người.

Ấy cũng là mục tiêu của Liên Hoa, cơ quan hoằng pháp của Giáo Hội Tăng Già đang nhắm đến và tiến theo.

Chủ nhiệm Liên Hoa Văn Tập

Hòa Thượng Thích Đôn Hậu

Sao trích từ Liên Hoa Vân Tập


Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: