Tinh thần đại học

03/04/20202:53 CH(Xem: 6351)
Tinh thần đại học

TINH THẦN ĐẠI HỌC
Nguyên Cẩn

nghien cuuNhưng đến đây thầy đành nói thật là vì chúng ta, cả thầy và các em, không có tinh thần học tập đại học đúng nghĩa.

Em phàn nàn về chất lượng, nhưng thật ra nếu em hiểu tinh thần đại học là gì, em sẽ không còn phàn nàn nữa. Rất nhiều lần thầy đã nói về việc giáo dục hiện nay thiếu một triết lý giáo dục đúng nghĩa. Thế nên, chúng ta đào tạo sinh viên giống như học sinh trung học nối dài lớp 13, 14… chứ không phải là sinh viên khi sự truyền thụ vẫn theo “đường xưa lối cũ”, nghĩa là giảng và chép.

Đại học miền Nam ngày xưa cũng bị phê phán, dù “đại học” hơn bây giờ nhiều khi sinh viên các trường Văn khoa hay Luật khoa không cần điểm danh, tự giác đi học, vậy mà họ rất siêng năng, rất chịu khó đọc sách, nghiên cứu, vì tỷ lệ đậu thông thường chỉ vào khoảng 15%. Không phải vì họ kém hơn các em bây giờ đâu, ngược lại là khác, nhưng yêu cầu ngày đó rất cao về mặt trình độ, nhất là về phương diện tự học. Ngay một trường đại học tư mà có lần thầy ghé qua, Đại học Vạn Hạnh, cũng thấy sinh viên ngồi phía ngoài nghe các giáo sư giảng qua ti-vi, vì hội trường không còn chỗ. Họ nghiêm túc tập trung, không ai phàn nàn hay phản ứng về chất lượng đường truyền; vì cái họ cần là phương pháp tư duy, lý luận chứ không phải kiến thức đơn thuần.

Vậy thì tinh thần đại học là gì?

Nói nôm na, tinh thần đại họctinh thần tư duy, không phải học thuộc lòng. Không phải nghe thầy giảng, viêt bài mẫu lên bảng rồi em lấy điện thoại ra chụp lại! Dù không nhất thiết tất cả các em đều trở thành nhà nghiên cứu, điều này cũng đúng đối với đa số những sinh viên học để chuẩn bị một nghề cho tương lai. Không chỉ nắm bắt các kiến thức để chuẩn bị cho nghề nghiệp sau khi ra trường, các em còn phải chuẩn bị đối diệngiải quyết các vấn đềthực tế sẽ đặt ra cho mình. Giáo dục đại học không chỉ là cung cấp kiến thức mà còn là cung cấp phương pháp và dạy cách tư duy. Hay đúng hơn, đại học dạy về tư duy phản biện.

Tư duy phản biện (critical thinking) còn được gọi là tư duy phân tích. Tư duy phản biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Qua đó, em biết cách đặt câu hỏi, hay biết hoài nghi, khi phải giải quyế t hay khi nghe một điều gì mới.

Khi nhìn vào một vấn đề, chúng ta đánh giá được nó là sai hay đúng. Nguồn gốc của khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong tư tưởng của phương Tây đối với phương pháp tư duy theo lối Socrates của Hy Lạp cổ, còn ở phương Đông, như trong kinh điển của nhà Phật.

Còn theo định nghĩa của Wikipedia thì tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lô-gích, đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Muốn làm được điêu ấy, có bốn điều em phải ghi nhớ:
1. Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân;
2. Có cái nhìn khách quan;
3. Hãy tự thắc mắc hướng đến sự hoàn hảo;
4. Sử dụng sơ đồ hóa các ý kiến, rút ra kết luậnnguyên nhân cho từng vấn đề.

Trong phạm vi thư này thầy không thể giảng giải nhiều cho em rõ. Hãy tự tìm hiểu.

Phản biện thật sự rất quan trọng cho tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học. Đây là một kỹ năng quan trọng vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, xây dựng lại những suy nghĩ của mình, làm giảm rủi ro vận dụng, hành động, suy nghĩ với một niềm tin sai lầm. Đối với sinh viên, để học được nội dung kiến thức, thì sự gắn kết trí tuệ là điều vô cùng cốt yếu. Mọi sinh viên đều phải tự mình tư duy bằng cái đầu của chính mình, tự mình kiến tạo nên tri thức cho bản thân thì mới thành công được.

Hơn 2.500 năm trước, Đức Phật đã từng dạy: “Đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy từng được nghe nói đến; đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được quảng bá rộng rãi, đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do truyền thống để lại: đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được kinh điển truyền tụng; đừng tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do một vị giáo chủ nói ra; đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy đoán: đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ do suy luận; đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì mình thấy điều đó có lý; đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều đó phù hợp với thành kiến, quan điểm nhận thức của mình; đừng nên tin bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy do thầy mình nói ra. Nhưng chỉ khi nào tự mình biết rằng những điều đó là không đúng, những điều đó không chính đáng, những điều đó bị người hiền trí phê phán, và khi chấp nhận, khi thực hành sẽ đưa đến tai hại và khổ đau, thì các ngươi hãy từ bỏ những điều đó. Khi nào chính các người biết rằng những điều đó là chân chính, những điều đó không bị chê trách, những điều đó được người hiền trí khen ngợi, những điều đó khi được chấp nhậnthực hành sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc, thì các người phải nỗ lựcthực hành”. (Kinh Kalama, Tăng chi bộ kinh I)

Đó chính là tinh thần tư duy phản biện.

Tinh thần đại họctinh thần khái quát hóa. Đây là một ý tưởng được Whitehead trình bày trong cuốn Những mục tiêu của giáo dục. Ông cho rằng ở đại học, người sinh viên không nên cắm cúi nhìn xuống bàn để thu lượm các kiến thức cụ thể như hồi học sinh nữa. Họ cần phải đứng lên để nhìn rộng ra xung quanh, để có một tầm nhìn bao quát. (Alfred North Whitehead, Những mục tiêu của giáo dục, Hoàng Phú Phương dịch, Nxb Thời Đại & Đại Học Hoa Sen, 2010)

Tinh thần đại học còn là tinh thần tự do. Đại học tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển các tài năng. Đó là tôn chỉ của giáo dụcHòa thượng Thích Minh Châu từng nhấn mạnh: “Tinh thần đại học không phải là tinh thần của một tổ chức và cũng không phải tinh thần của kẻ truyền giáo. Chủ hướng của tinh thần đại học là phê phán và sáng tạo. Phê phán là không nhắm mắt thừa nhận những giá trị của truyền thống, đào bới lại nền tảng và đặt lại giới hạn của mỗi một giá trị hiện hữu; sáng tạo là không phải bắt chước, mô phỏng, đi theo bất cứ một mẫu mực lý tưởng nào cả; sáng tạotinh thần độc lập toàn diện, không lệ thuộc vào thần quyền và thế quyền, không lệ thuộc vào bất cứ một chủ thuyết nào, người trí thức đại học là kẻ phê phán truyền thống và phê phán xã hội, sáng tạo truyền thốngsáng tạo xã hội; giáo sư đại học không phải là một kẻ hành nghề trí thức và sinh viên đại học không phải là kẻ thu góp trí thức để tìm một địa vị xã hội hay một địa vị văn hoá. Sinh viên và giáo sư đại học trước tiên phải là những con người sáng tạo… Vai trò của giáo dục là giúp cá thể thấy lại con đường chấn chỉnh, tìm lại ý nghĩavị trí của mình trong sứ mạng sáng tạo trong đời sống vũ trụ. Con người thời đại bị lệ thuộc vào kết quả thực tiễn, vào mục đích hữu lợi và đã bỏ quên những giá trị thiêng liêng của tâm hồn”. (HT.Thích Minh Châu - Trước sự nô lệ của con người, 1970)

Nói nhiều hơn nữa, thầy sợ em sẽ “rối trí” vì thấy “đại học” xa vời quá. Nói như người Mỹ, phải nghĩ ra ngoài những cái “box” bấy lâu mặc định tư duy của mình. Em hãy tự học, tự khám phásuy nghĩ trên đôi vai của mình, bằng cái đầu của mình, nhìn ra thế giới rộng lớn kia, thấy cuộc đời đáng yêu còn bao điều cần khám phá, đang chờ đợi những người tuổi trẻtri thức “nền” như em. Hãy vui, lạc quantin tưởng vì em là tuổi trẻ.

Chúc em bình yên vượt qua những ngày tháng khó khăn này bằng tất cả nghị lực trong tâm hồn. Thân, Thầy

Nguyên Cẩn
Trích đoạn bài “Bức Thư Vừa GửiVăn Hóa Phật Giáo Số 342 ngày 1 tháng 4 năm 2020

Bài đọc thêm:
Trước sự  lệ của con người (Thích Minh Châu)
Kinh Kalama Anh - Việt (Thích Minh Châu dịch từ bản Pali)
Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt) Nguyễn Văn Tiến dịch từ bản Anh




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 34684)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.