Phật Học Việt Nam Thời Hiện Đại: Bản Chất, Hội Nhập Và Phát Triển

03/08/20211:00 SA(Xem: 4497)
Phật Học Việt Nam Thời Hiện Đại: Bản Chất, Hội Nhập Và Phát Triển
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
PHẬT HỌC VIỆT NAM 
THỜI HIỆN ĐẠI:
BẢN CHẤT, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Chủ biên:THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Phật Học Việt Nam Thời Hiện Đại Bản Chất, Hội Nhập Và Phát Triển

MỤC LỤC


Lời giới thiệu - HT. Thích Trí Quảng 
Giáo dục Phật giáo: Mục tiêu và những giải pháp thực hiện - TS.TT. Thích Đức Thiện 
Đề dẫn Hội thảo - TS.TT. Thích Nhật Từ 
- I - PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Truyền thống Giáo dục Phật học tại Việt Nam..
1. Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển - HT. Thích Thiện Nhơn.
2. Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển - HT. Thích Giác Toàn 
3. Giáo dục Phật giáo Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại - TS.TT. Thích Phước Đạt
4. Giáo dục Phật giáoViệt Nam thời hiện đại - PGS.TS. Nguyễn Công Lý 
5. Giáo dục Phật giáo Việt Nam từ lịch sửđến hiện tại - ĐĐ. Thích Nhuận Lạc.
6. Giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay: Giá trịđặc điểm - NCV. Nguyễn Văn Quý
7. Giáo dục Phật học thời hiện đại - TT.TS. Thích Nguyên Hạnh...69
8. Giáo dục Phật giáo trong thời đại hội nhập và phát triển - HT. Thích Minh Thiện 
Các phong trào Phật học tại Việt Nam.
9. Tăng sĩ dưới triều Nguyễn và yêu cầu đổi mới giáo dục Phật giáo thời cận đại - TS. Nguyễn Duy Phương
10. Từ cuộc kháng chiến chống Pháp, nhìn nhận về giáo dục lòng yêu nước của Phật giáo Việt Nam - Thích Nhuận Lạc.
11. Mười năm của Viện Đại học Vạn Hạnh - TS.TT. Thích Minh Thành109
12. Công tác giáo dụcđào tạo tăng tài của Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1934 - 1945) - TS. Dương Thanh Mừng
13. Tư tưởng Phật học của “Hội An Nam” trong phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung Kỳ - NCS.SC. Thích Nữ Nhuận Bình.145
14 Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay - TS. Dương Hoàng Lộc
Các nhân vật có công phát triển Phật học tại Việt Nam.
15. Chân dung các vị có công phát triển Giáo dục Phật học tại miền Nam Việt Nam thời cận đại - TT. Thích Thông Thiền
16. Hòa thượng Tố Liên và công tác giáo dục Tăng Ni - Nguyễn Đại Đồng 
17 Hòa thượng Giác Tiên tiên phong trong giáo dục Phật học tại Trung Kỳ - Phan Thanh Việt
18. Hòa thượng Thích Từ Phong và giáo dục Phật học Việt Nam thời hiện đại - TS.SC. Thích nữ Niệm Huệ 
19. Lê Đình Thám và ý thức đưa đạo vào đời trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ 1932 - Hồ Tiểu Ngọc.
20. Nhìn từ “một thời”: Kính tưởng nhớ Hòa thượng Minh Châu - HT. Thích Phước Sơn.
21. Sự nghiệp vĩ đại của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu- Chơn Tâm - Lương Châu Phước.
22. Giáo sư Minh Chi chân dung một nhà nghiên cứu Phật học tận tụy - ThS. Võ Văn Thành 
23. Hòa thượng Thích Giác Toàn và giáo dục Phật giáo Việt Nam - TS.TT. Thích Giác Duyên
- II - ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM
24. Giáo dục Phật học tại Việt Nam: Nhu cầu cải cách toàn diện - TS.TT. Thích Nhật Từ 
25. Cơ hội và thách thức đối với giáo dục Phật giáo đương đại - PGS. TS. Đỗ Thu Hà.
26. Nâng cao giáo dụcđào tạo Phật pháp để phát triển Phật giáo Việt Nam - ĐĐ. Thích Minh Tấn & GS. TS. Dương Vương.
27. Thiền và giáo dục Đại học Việt Nam thời hội nhập - TS.TT. Thích Tâm Đức.
28. Bổ sung học phần toán học vào chương trình đào tạo Phật học ở các Học viện Phật giáo Việt Nam - TS.TT. Thích Nguyên Đạt
29. Định hướng phát triển chương trình Anh văn Phật pháp vào các trường Phật học tại Việt Nam - Hà Thị Kim Chi
30. Phật học Việt Nam thời hiện đại: Xây dựng chuyên ngành quan hệ đối ngoại Phật giáo - TS.ĐĐ. Thích Thanh Tâm 
31. Thuyết kiến tạo cho giáo dục Phật giáo Việt Nam thời hiện đại - ThS. SC. Thích Nữ Viên Hiếu 
32. Tôn giáo học sinh thái trong chương trình giáo dục Phật họcViệt Nam hiện nay - TS. Trần Kỳ Đồng.
33. Công tác xã hội trong Phật giáo: Chuyên ngành đào tạo mới trong bối cảnh Phật giáo nhập thế - PGS.TS. Hoàng Thu Hương.
34. Tầm quan trọng của Văn hóa Phật giáo Việt Nam đối với nền giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay - TS.ĐĐ. Thích Hạnh Tuệ & TS.SC. Thích Nữ Thanh Quế.
35. Đổi mới phương pháp giảng dạy yêu cầu cấp thiết với các trường Trung cấp Phật họcViệt Nam - ĐĐ. Thích Viên Tâm 
36. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức Phật giáo Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 - Nguyễn Văn Tuân
37. Cần nhận thức đúng về văn bằng Phật học tại các trường Phật giáo - ThS.ĐĐ. Aggapañño Kim Chươl.
- III - HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAMTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
38. Tóm tắt 35 năm hoạt độngđào tạo của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (1984- 2019) - TS.TT. Thích Quang Thạnh.
39. Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: 4 đề nghị cụ thể - TS. Đỗ Hữu Tâm.
40. Đổi mới giáo dục đại học Phật giáoliên hệ Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh - ĐĐ.TS. Thích Không Tú 
41. Công tác quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Việt Nam - NCS.ĐĐ. Thái Cao Đa (Thích Thiện Tấn)
42. Bước chuyển mình của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành Hồ Chí Minh - TS.NS. Thích Nữ Như Nguyệt
43. Mô hình liên thông – luân chuyển giữa các Học viện Phật giáo Việt Nam - NSC.ĐĐ. Thích Quảng Tịnh
44. Đề nghị chương trình học chữ Phạn trong Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh - NNC. Lê Tự Hỷ
45. Tăng ni sinh tốt nghiệp Học viện Phật giáo Việt Nam du học nước ngoài: Khó khăn và giải pháp - NCS.ĐĐ. Thích Đồng Tâm.
46. Vai trò Ni giới trong Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh - TS.NS.Thích Như Nguyệt 
47. Bình đẳng giới trong Phật giáo và Học viện Phật giáo Việt Namtại thành phố Hồ Chí Minh - NCS.SC. Thích Nữ Liên Thảo.
48. Giá trị sống của Tăng Ni sinh - TS.TT. Thích Nguyên Hạnh.
49. Nâng cao phẩm hạnh Tăng Ni sinh trong các trường Phật học - HT. Thích Chơn Không..
50. Chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên tại Học viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh - NCS.SC. Thích Nữ Diệu Trí 
51. Đào tạo từ xa - Một hướng đi của giáo dục Phật giáo Việt Nam - TS.TT. Thích Giác Hoàng..
Vài nét về các tác giả

LỜI GIỚI THIỆU

Quyển sách quý vị đang cầm trên tay, “Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, hội nhập và phát triển” là 1 trong 4 quyển tuyển tập các bài nghiên cứu trong Hội thảo học thuật cùng tựa đề do Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (viết tắt là HVPGVN) tổ chức vào ngày 07-12-2019 tại Cơ sở 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ba quyển còn lại là: (i) Giáo dục Phật giáo: Bản chất, phương pháp và giá trị”, (ii) Chương trình Phật học tại Việt Nam và trên thế giới, và (iii) Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và xã hội.

Các quyển sách này là một trong những hoạt động đánh dấu 35 năm Học viện Phật giáo Việt Nam đóng góp cho Phật giáo Việt Namgiáo dục Phật học tại Việt Nam, đồng thời thảo luận đặc điểm, bản chất, phương phápgiá trị của giáo dục Phật giáo cũng như nhu cầu đưa đạo đức Phật giáo vào trường học và các vấn đề Phật học đương đại từ góc độ nghiên cứu đa ngành.

35 năm là chặng đường không dài đối với lịch sử giáo dục Phật giáo tại Việt Nam thời cận đại nhưng đối với HVPGVN là cả quá trình hội nhập và phát triển nền Phật học Việt Nam xứng tầm với khu vực và trên thế giới. Một trong các thành quả quan trọng là Học viện Phật giáo Việt Nam đã đào tạo nên nhiều thế hệ tăng, ni tài - đức, hiện đang gánh vác các vai trò quan trọng trong Hội đồng Trị sự, các ban, ngành, viện trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như trong Ban thường trực của các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.

Hơn ba thập niên qua, tôi rất hoan hỷ khi được phục vụ Học viện Phật giáo Việt Nam với 3 tư cách. Thứ nhất là giảng viên các môn kinh điển Đại thừa từ thời điểm thành lập Học viện Phật giáo Việt Nam (lúc đó gọi là Trường cao cấp Phật học Việt Nam) vào năm 1984 đến 2005. Thứ hai là vai trò Phó Viện trưởng của Học viện Phật giáo Việt Nam từ năm 2006-2009, tiếp tục giảng dạy kinh điển Đại thừa. Thứ ba là Viện trưởng kế thừa Trưởng lão HT. Thích Minh Châu từ năm 2009 đến nay. Với vai trò lãnh đạo cao nhất của Học viện Phật giáo Việt Nam, từ mô hình tín chỉ với 6 khoa, tôi đã chỉ đạo Hội đồng Điều hành phát triển thành 13 khoa, nhằm nỗ lực biến Học viện Phật giáo Việt Nam trở thành đại học tổng hợp như tiền thân của nó là Đại học Vạn Hạnh (1960-1975). Nghĩa là trong tương lai, Học viện Phật giáo Việt Nam không chỉ đào tạo chuyên sâu về Phật học từ cấp cử nhân đến tiến sĩ, mà còn đào tạo đa ngành, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội và nhân văn và khoa học tự nhiên.

Học viện Phật giáo Việt Nam là Học viện Phật giáo đi tiên phong trong việc tuyển sinh từ 4 năm đến 2 năm một lần và từ 2018 trở đi, mỗi năm tuyển sinh một lần. Từ năm 2009, cứ 2 năm một lần, Học viện Phật giáo Việt Nam tuyển sinh cử nhân Phật học, hệ đào tạo từ xa, mỗi khóa có hơn 500 sinh viên theo học. Từ năm 2012, Học viện Phật giáo Việt Nam là trường đầu tiên đào tạo chương trình thạc sĩ Phật học. Năm 2019, Học viện Phật giáo Việt Nam bắt đầu đào tạo chương trình tiến sĩ Phật học. Từ năm 2017, Học viện Phật giáo Việt Nam đã hợp tác với các trường Cao đẳng Phật học Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ và Tiền Giang, đào tạo chương trình cao đẳng Phật học liên thông. Sau khi tốt nghiệp, các tăng, ni sinh tiếp tục học 2 năm cuối tại Học viện Phật giáo Việt Nam là có thể tốt nghiệp cử nhân Phật học. Từ năm 2019, Học viện Phật giáo Việt Nam đào tạo thêm cao đẳng Phật học liên thông nội trú cho tăng, ni tại TP.HCM.

Một trong các dấu ấn quan trọng là vào năm 2006, Hội đồng LỜI GIỚI THIỆU xi Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam đón nhận chủ trương của Cựu bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Minh Triết về việc cấp 23,8 hecta đất tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Vào năm 2012, sau khi hoàn tất thủ tục đền bù và hỗ trợ di dời cho các hộ dân, dưới sự chỉ đạo của cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, Ủy ban Nhân dân TP.HCM đã chính thức cấp sổ đỏ cho Học viện Phật giáo Việt Nam. Sau hơn hai năm xây dựng, Học viện Phật giáo Việt Nam đã khánh thành giai đoạn 1 của Cơ sở 2 gồm tòa Hành chánh, tòa Học đường, 1 tòa Tăng xá, 1 tòa Ni xá. Năm 2019, HVPGVN hoàn tất thêm 1 tòa Ni xá và hiện nay bắt đầu khởi công xây dựng Chánh điện và hội trường.

Từ nhiều thập niên qua, mơ ước của nhiều bậc cao tăng trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam về mô hình tu học nội trú cho tăng, ni sinh, nay đã trở thành hiện thực tại Học viện Phật giáo Việt Nam từ mùa an cư đầu tiên vào năm 2016 đến nay. Mỗi năm có khoảng 750-850 tăng, ni sinh tu học nội trú được hoàn toàn miễn học phí, ký túc xá phí và sinh hoạt phí để chuyên tâm học Phật đến nơi, đến chốn và dành trọn thời gian cho việc thực hành Phật pháp, hoàn thiện giới đức, thiền địnhtrí tuệ. Từ năm 2019 trở đi, có hơn 1.000 tăng, ni sinh nội trú trong Học viện Phật giáo Việt Nam. Tính toàn bộ sinh viên cử nhân, học viên thạc sĩnghiên cứu sinh Phật học thì Học viện Phật giáo Việt Nam đang đào tạo khoảng 3.000 tăng, ni.

Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam có nhiều tăng, ni tu học nội trú nhất trên toàn quốc với các điều kiện thuận lợi cho việc học Phật và tu Phật. Đây là môi trường thuận lợi, giúp tăng, ni sinh trở thành các tăng, ni tài, đức, vững vàng trong học Phật, tu Phậtlàm Phật sự về sau.

Mỗi ngày, các tăng, ni nội trú đều thực tập ngồi thiềntụng kinh 2 lần vào buổi khuya, buổi tối, trưa ăn cơm trong chánh niệm, đi thiền hành 3-4 lần mỗi ngày từ tăng xá, ni xá đến Chánh điện tạm. Ngoài việc học và tu, các tăng, ni sinh còn làm vườn, trồng nấm, làm giá, làm đậu hũ và làm thủy canh để đảm bảo an toàn phẩm. Quỹ Đạo Phật Ngày Nay cúng dường bảo hiểm y tế cho hơn 2.000 tăng, ni sinh mỗi năm nhằm chăm sóc sức khỏe cho tăng, ni. Vào các mùa an cư, Hội đồng Điều hành cùng cộng tu với tăng, ni sinh để truyền trao kinh nghiệm học, tu và làm Phật sự cho các tăng, ni sinh.

 Các điều kiện thuận lợi nêu trên cho thấy sự quyết tâm lớn của tôi và Hội đồng Điều hành trong việc nâng cao chất lượng đào tạo Phật học, nghiên cứu Phật họcthực tập Phật pháp không chỉ đối với Học viện Phật giáo Việt Nam mà còn góp phần phát triển nền Phật học tại Việt Nam ngày càng chất lượng hơn.

Tôi tin tưởng rằng với thế mạnh đang có gồm hơn 200 giảng viên tốt nghiệp thạc sĩ, phó tiến sĩtiến sĩ từ nước ngoài về khoa Phật học và các khoa thuộc khoa học xã hội và nhân văn, Học viện Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho nền Phật học tại Việt Nam nói riêng và giáo dục Phật giáo nói chung. Tôi tin rằng Học viện Phật giáo Việt Nam sẽ trở thành trường đại học đẳng cấp trong khu vực và trên thế giới như cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi còn là Bí thư thành ủy TP.HCM đã tin tưởngtrông đợi.

Lê Minh Xuân, ngày 01-11-2019
HT. THÍCH TRÍ QUẢNG
Phó Pháp chủ GHPGVN
Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM


pdf_download_2
Phật học Việt Nam thời hiện đại Bản chất, hội nhập và phát triển



.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 34715)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.