Thư Viện Hoa Sen

● Tokwang: Nữ Tu Sĩ Đại Hàn

24/01/201212:00 SA(Xem: 6326)
● Tokwang: Nữ Tu Sĩ Đại Hàn

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI
NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Nhà xuất bản: PHƯƠNG ĐÔNG 2011

Phần IV
THÂN VÀ SỨC KHỎE

TOKWANG:
Sư Cô –Y Sĩ Đại Hàn 
Martine Batchelor biên soạn và dịch

Tokwang là một sư cô trẻ tận tụy, một nhà nghiên cứu thảo dược và là một bác sĩ đông y. Bà có một phòng mạch nhỏ trên một đường phố nhộn nhịp ở trung tâm Seoul.

*

Từ khi còn nhỏ tôi đã quan tâm đến Phật giáo và học được khá nhiều. Tôi trở thành một sư cô năm 23 tuổi. Tôi đã đến Ni viện Unmunsa để nghiên cứu kinh điển trong bốn năm. Tôi không thể bước vào thiền đường vì đang học giữa chừng thì tôi ngã bệnh trong một thời gian dài, và việc này làm tôi quan tâm đến bệnh tật hơn. Tôi nghiên cứu y học châu Á trong vòng sáu năm. Tôi muốn trở thành một bác sĩ để chẩn đoán, điều trị, và chữa trị các chứng bệnh về thân cho con người. Tôi cũng muốn giúp làm giảm nỗi đau khổ về tinh thần cho họ bằng cách dạy họ về Phật Pháp, hướng dẫn họ đến một trạng thái tinh thần an lạc hơn.

Tôi dự định làm việc này một vài năm nữa. Đồng thời tôi tiếp tục việc học ngành y của tôi, và tôi học về tư vấntâm lý học Phật giáo. Trong ngày tôi trị bệnh cho mọi người, và vào buổi tối tôi học. Có ba y tá giúp đỡ tôi. Trước tiên, tôi gặp bệnh nhân và chẩn đoán cho họ. Sau đó, các y tá sửa soạn kim châm cứu, ngải cứu, và chuẩn bị các loại thảo dược mà tôi kê toa cho bệnh nhân. Tôi áp dụng kim châm và ngải cứu, các y tá lấy kim ra và lau sạch ngải cứu. Họ cũng khử trùng và tẩy độc tất cả mọi thứ.

Tôi trị bệnh, không phân biệt đàn bà hay đàn ông. Mặc dù tôi là một sư cô và không thể chạm vào đàn ông, tôi chẳng ngại gì khi trị bệnh cho đàn ông vì tôi làm việc này với tinh thần của một y sĩ chỉ thấy bệnh nhân đang đau. Tôi làm việc này vì lòng từ bi. Có rất nhiều cách để thực tập Phật Phápthiền định. Con đường mà tôi chọn là con đường của Bồ-tát: giúp đỡ người khác bằng cách trị bệnh cho họ, và bằng cách nói với họ làm thế nào để chăm sóc bản thân một cách thích hợp để ngăn ngừa các chứng bệnh.

Nếu các bệnh nhân của tôi đau đớn về tinh thần và đang chán nản, tôi chỉ cho họ đọc những đoạn kinh có thể giúp ích được cho họ. Tôi khuyến khích họ tụng kinhcầu nguyện để có thêm sức mạnh, để căn bệnh của họ được mau chóng chữa lành. Tôi cũng cầu nguyệntụng kinh rất nhiều, và thành thật cố gắng, làm việc hết lòng trong khi chữa bệnh. Niềm tin rất quan trọng trong việc chữa bệnh. Vì được một nữ tu chẩn đoán bệnh, các bệnh nhân có thêm niềm tin rằng họ sẽ chóng lành mạnh. Khi tôi viết toa thuốc với nhiều loại dược thảo, họ tin tưởng rằng dược thảo sẽ chữa trị và giúp họ mau lành mạnh. Việc này cũng tương tự như việc châm cứu; vì một nữ tu sĩ Phật giáo dùng kim châm, điều này mang lại cho họ thêm niềm tin rằng họ sẽ chóng khỏi bịnh, và điều này rất tốt cho họ. Khi tôi vừa niệm kinh vừa viết toa thuốc, họ tin tưởng hơn, và dường như đều mang lại hiệu quả rất tốt. Rất nhiều bệnh được chữa lành vì bệnh nhân có niềm tin mạnh mẽ nơi bác sĩ và cách chữa bệnh của vị đó.

Con người có nhiều khuynh hướng, tính cách khác nhau và cơ địa của họ cũng có những đặc điểm khác nhau. Người thì yếu dạ dày, kẻ khác thì suy gan, người khác nữa bị phổi, hoặc mắt yếu. Nếu bị căng thẳng, có thể đưa đến đau dạ dày; hoặc có thể bị đau tim. Chúng ta phải biết điều hòa bản thân tùy theo đặc điểmsức khỏe của mình. Chúng ta cần phải chăm sóc sức khỏe hằng ngàychúng ta có thể dẹp bỏ sự căng thẳng bằng cách học thiền, thư giản hoặc vận động thể thao, tập thể dục.

Rất nhiều chứng bệnh được chính bệnh nhân chữa lành. Bác sĩ chỉ giúp đỡ. Bác sĩ viết toa thuốc, nhưng con bệnh cần phải tự giúp đỡ bản thân bằng cách tập thể dụcchăm nom về vấn đề dinh dưỡng. Tôi hỏi các bệnh nhân của tôi họ làm gì và họ ăn uống ra sao. Tôi khuyên họ về vấn đề dinh dưỡng, giảng cho họ biết về tâm thức và làm thế nào để giải tỏa căng thẳng. Bác sĩquy định quá trình điều trị, nhưng chỉ có bệnh nhân mới có thể uống thuốc.
Tạo bài viết
09/03/2014(Xem: 6773)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.