Phật giáo Việt Nam đối mặt với thế giới hiện tại

23/09/20162:47 CH(Xem: 2413)
Phật giáo Việt Nam đối mặt với thế giới hiện tại

NHA TU THƯ VÀ SƯU KHẢO
VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH
In lần thứ hai 1970

 TRƯỚC SỰ NÔ LỆ CỦA CON NGƯỜI 
CON ĐƯỜNG THỬ THÁCH CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM 
TT THÍCH MINH CHÂU

Phật giáo Việt Nam
đối mặt với thế giới hiện tại 


(Một Khía Cạnh Của Sự Hướng Đạo Đại Học)
 
Kính thưa ông Chủ Tịch
Kính thưa Quý vị Đại Biểuthân hữu,
Chúng tôi cảm thấy vô cùng hân hạnh được đại diện Viện Đại Học Vạn Hạnh của chúng tôi trong buổi hội thảo về Hướng Đạo Đại Học này, trước một cử tọa tôn quý, và giữa nhiều bậc học giả và giáo sư uyên bác của nhiều đại học khác nhau trên thế giới.
Hẳn quý vị cũng thừa rõ rằng Việt- Nam là một xứ sở chìm đắm trong khói lữa chiến tranh ngót hai mươi năm nay. Bởi thế, đa số sinh viên của chúng tôi đã sinh ra giữa lòng chiến tranh, lớn lên giữa lòng chiến tranh và một số cũng đã bỏ mình trong chiến tranh. Tuổi trẻ thì vốn dễ nhạy cảm, xúc động với những gì học nhìn thấy xung quanh. Khi họ chứng kiến sự tàn sát sinh linh con người, sự căm thù của phía bên này đối chọi với sự cảm thù của phía bên kia, và cả hai phía đều là anh em chị em với nhau nhưng chỉ bị chia rẻ vì những ý thức hệ, khi họ phải chạm mặt với mọi hình thức tham nhũng, hổn loạn, đồi bại của xã hội do những cơ sự chiến tranh manh tâm điều động, tất nhiên họ trở nên chán chường, bất cẩn, nỗi loạn hay đánh mất mọi hy vọng vào những giá trị nhân tính và không còn trong mong gì nữa vào tương lai của tổ quốc họ. Viện Đại Học Vạn Hạnh chúng tôi chẳng may ra đời giữa lòng cuộc chiến tranh hiện tại vào năm 1964 và đã lớn lên giữa chiến tranh. Nhưng chúng tôi được may mắn hiểu tâm lý của những người sinh viên trẻ tuổi đã tìm đến Viện Đại Học chúng tôi, và chúng tôi ý thức ngay rằng sự hướng đạo nào cần phải được thực hiện để dẫn dắt cho thế hệ thanh niên này, nạn nhân của một di hưởng không phải do học tự tạo nên. Trước hết, chúng tôi ý thức những bổn phận của chúng tôi đói với thế hệ trẻ tuổi này, là làm bất cứ việc gì chúng tôi có thể làm để giúp cho nhẹ bớt  gánh nặng hiện tạituổi trẻ phải gánh chịu. Chúng tôi muốn họ cảm thức rằng giữa sự tàn phá giết chóc này vẫn còn có những vị giáo sư và những nhà giáo dục luôn luôn sát cánh họ và gần gũi họ, trong ngày mưa dầm hay nắng lữa, và quả thực khoogn thể nào có khoảng cách giữa những thế hệ già và những thế hệ trẻ khi mà chúng ta được lưu luyến ràng buộc nhau bởi những mối liên hệ thiêng liêng về giáo dục và tình nghĩa huyết thống dân tộc. Chúng tôi biết rằng tuổi trẻ không còn là tuổi trẻ nữa khi họ đã mất niềm hy vọng của tuổi thanh xuân, niềm hy vọng bị giết chết đi vì sự bỉ ổi của cuộc chiến tranh dai dẳng này. Bởi vậy một trong những bổn phận đầu tiên của chúng tôi đối với sinh viên là duy trìđánh thức dạy cho bùng cháy lên ngọn lữa hy vọnghướng thượng trong tâm tư và trí não họ, nếu không thể thì danh từ "thanh niên" trở thành giả tạo nếu không muốn nói là một lời xúc phạm. Không những thế, chúng tôi còn muốn thiết lập Viện Đại Học Vạn Hạnh của chúng tôi như một hải đỏa kiên cố đứng vững trước những phong ba phá hoại và ngăn chận những ảnh hưởng tai hại do cuộc chiến tranh trường kỳ đem lại. Chiến tranh là sự phủ nhận nhân phẩm con người và giết chết lý tưởng của tuổi trẻ. Chiến tranh có nghĩa sát hại không cần phân biệt và tàn phá mọi sự không chừa gì lại cả. Đại Học nói lên sự tôn trọng những giá trị của con người và vẻ đẹp của sáng tạo và tồn lưu.
Bởi thế, Viện Đại Học Vạn Hạnh với những giới hạn riêng của mình và với tất cả khiêm cung, cố gắng hết sức để làm tròn những bổn phận đối với toàn thể thanh niên và quốc gia. Chúng tôi không những duy trì và khêu bùng ngọn lữa hy vọng trong lòng sinh viên chúng tôi, chúng tôi còn dìu dắt họ trở thành những nhà lãnh đạo tương lai của quốc gia. Không những họ không được bi quan và có thái độ phẫn thế "bất cần đời", mà học còn phải gắng sức làm việc và chuyên cần tự đào luyện tinh thần, trí thứctâm linh ngõ hầu thích nghi vào địa vị phụng sự tổ quốc trong tương lai gần gũi. Bốn năm qua, từ buổi ban đầu của Viện Đại Học Vạn Hạnh, chúng tôi biết vai trò dạy dỗ và hướng dẫn thanh niên chúng tôi khó khăn nặng nề ra sao, nhưng chúng tôi cũng được trải qua boa nhiêu kinh nghiệm đầy sinh động sôi nỗi, phấn khởi biết chừng nào mỗi khi mà chúng tôi nhận thấy rằng sự giáo dục và sự tận tụy của chúng tôi đối với tuổi trẻ không phải là phù phiếm. Chiến trnah ở đây đã kéo dài 20 năm, đó là một thực tế đời sốngViệt Nam. Nhưng thanh niên và giáo dục cũng có mặt ở đây từ hai mươi năm qua, đó cũng là một thực tế đời sống khác ở Việt Nam. Bất cứ khi nào có giáo dục đại học là có hy vọng cho thanh niên, có hy vọng cho quốc gia.
Từ kinh nghiệm riêng của chúng tôi trong bốn năm  có mặt (Đại Học Vạn Hạnh mới chỉ được bốn tuổi), Chúng tôi muốn lưu ý quý vị một khía cạnh khác của sự hướng đạo Đại Học, đó là sự tương quan giữa thầy và trò, giữa giáo sư và sinh viên. Dường như vì sự bành trướng nhanh chóng của giáo dục, khuynh hướng chuyên môn hóa và sự gia tăng phi thường của số lượng sinh viên và môn học được đem ra giảng dạy, sự tương quan giữa giáo sư và sinh viên có khuynh hướng trở thành sự tương quan giữa những kẻ bán kiến thức và khách hàng đến mua kiến thức. Khuôn mặt thực tính của giáo sư dường như đã mất và giáo sư không có sự liên lạc nào khác với sinh viên ngoại trừ sự hiểu biết của ông ta đem bán cho sinh viên. Sự kiện này có hại hơn là có lợi cho những mục tiêu của giáo dục và có thể là một trong những nguyên nhân sâu xa của sự nỗi loạn hiện tại của sinh viên. Quả thực đã qua xa những mục tiêu giáo dục của Đông phương cổ xưa trong đó những vị giáo sư không những là kẻ ban phát kiến thức mà con là một biểu tượng đức lý và một hướng đạo tâm linh cho học viện. Đó là tình nghĩa giữa Đạo sưmôn đệ, giữa cha và con, trong đó sư phụ, ngoài bổn phận trí thức còn có một bổn phận tinh thần cũng như tâm linh đối với kẻ được dạy dỗ. Đó là điều cần phải thực hiện nếu chúng ta muốn đạt tới ý nghĩa sâu xa của Giáo dục Đại Học và khai phá mọi khả tính tiềm năng của sự hướng đạo Đại Học. Chúng tôi tha thiết hy vọng rằng buổi hội thảo sẽ khai phá khía cạnh này trong việc hướng đạo Đại Học và sẽ tìm thấy ở đó một giải pháp nào đó cho những vấn đề hiện tại của sinh viên.
Kính thưa ông Chủ Tịch, quý vị đại biểu và các thân hữu, với lời tỏ bày ngắn ngủi này, tôi xin phép được kết thúc bài diễn văn của tôi với lời cảm tạ gửi tới ông Chủ Tịch và ban tổ chức buổi hội thảo đã dành cho viện Đại Học của chúng tôi và riêng cá nhân tôi vinh hạnh được dự Đại Hội này.









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2019(Xem: 9275)
04/12/2020(Xem: 5367)
11/01/2013(Xem: 19639)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.