Nhu Cầu Tôn Giáo Có Như Đôi Cánh Chim Bay?

28/10/20224:49 SA(Xem: 1773)
Nhu Cầu Tôn Giáo Có Như Đôi Cánh Chim Bay?

NHU CẦU TÔN GIÁO
CÓ NHƯ ĐÔI CÁNH CHIM BAY?

Tâm Anh

 

chim dai bangMột con chim muốn bay được, cần có hai cánh. Nếu có một cánh thì nó chỉ ở trên mặt đất và không bao giờ có thể hưởng được sự an bình, hạnh phúc, bay lượn thong dong tự tại giữa khoảng trời không bao la. Chúng ta cũng vậy, cần có hai cánh để vượt lên trên những thứ tầm thường hàng ngày của cuộc đờitrở thành những người có tâm hồn rộng mở, thong dong tự tại giữa cõi trần thế đầy ô trược này.

 

Hai cánh chúng ta cần, có thể gọi là hai cánh giáo dục:

 

 Cánh thứ nhất phải kể đến là nền giáo dục thế tục, tức là nền giáo dục chúng ta được tiếp nhận không chỉ từ ông bà, cha mẹ mà còn ở nhà trường, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp, xã hội....

Cánh thứ hai là nền giáo dục tôn giáo. Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị của đạo đức nhằm điều chỉnh ý thứchành vi của các tín đồ. Đa số các tôn giáo đều tuyên bố về giá trị tối cao của các lực lượng siêu nhiên và những giá trị khác phải lấy đó làm chuẩn. Thực tế cho thấy, quan niệm đạo đức của hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, mà còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức của giáo hội. Tôn giáo trên thế giới thì rất nhiều như Thiên Chúa giáo, Ki Tô giáo, Ấn Độ giáo....ở đây người viết chỉ xin đề cập đến Phật giáo.

 

 Nền giáo dục Phật giáo thường được trao truyền qua các lớp học giáo lý căn bản ở các chùa, tịnh thất, các niệm phật đường, hoặc các khóa tu Bát quan trai, khóa tu một ngày an lạc... (dành cho người tại gia); Những lớp giáo lý cao hơn ở các trường Cơ Bản, Trung cấp Phật hoc, Học viện...(dành cho những vị xuất gia). Huống gì ở thời đại công nghệ tiên tiến hiện đại như hiện nay, chúng ta còn có những khóa tu, những khóa giảng của các Hòa Thượng, Thượng Tọa, các Ni Sư,...trên youtube, trên mạng...Thử hỏi, nếu không có hai cánh này, chúng ta làm sao hy vọng vươn cao lên ở các lĩnh vực tri kiến, hiểu được những mầu nhiệm, những pháp môn đưa chúng ta đến sự an tịnh tâm hồn, giúp chúng ta quẳng gánh lo đi giữa chốn xô bồ.

 

Không có hai cánh này chúng ta không thể hy vọng vươn cao lên về mặt tinh thần mà còn mãi ì ạch như con chim trên mãnh đất trần thế, hoặc chỉ được rèn luyện chút ít, thậm chí không được gì cả về phương diện tinh thần.

 

Giáo duc thế tục ở những cấp học đầu đời quan trọng như thế nào thì giáo dục tôn giáo cũng cần thiết cho chúng ta như vậy về mặt tâm linh. Nếu giáo dục học đường giúp chúng ta vốn liếng tri thức, tiếp cận với sự tiến bộ, tiếp cận nền văn minh nhân loại, thì nền giáo dục tôn giáo dạy chúng ta cách suy nghĩ và hành động như thế nào để trở thành những mẫu người lương thiện, nhân phẩm....giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa cuộc đời và tự tu tâm dưỡng tánh sao cho phù hợp với đạo đức lương tâm của một người con Phật.

 

Như chúng ta biết, tôn giáo chân chínhnếp sống tốt đẹp và cao thượng nhất giúp chúng ta đạt chỗ thậm thâm vi diệu, làm cho tâm hồn chúng ta lúc nào cũng thanh thản, thong dong tự tại mặc cho ngoài kia còn lắm bon chen. Qua những giáo pháp của Đức Phật đã thuyết giảng, nếu chúng ta biết áp dụng vào cuộc sống hiện tại lo gì chúng ta không được an vui hạnh phúc.

 

Vấn đề trung tâm của Phật giáo là “diệt khổ” để hướng đến giải thoát, chứng ngộ Niết Bàn. Muốn đạt được điều đó, con người không chỉ cần có niềm tin tôn giáo mà còn cần cả sự phấn đấu nổ lực của bản thân bằng cách thực hành một cuộc sống đạo đức. Từ đó Phật giáo đã đưa ra những chuẩn mực rất cụ thể, để con người tu tập, phấn đấu thông qua những lớp học phật pháp. Những chuẩn mực này, nếu lược bỏ màu sắc mang tính chất tôn giáo sẽ là những nguyên tắc ứng xử phù hợp giữa người với người, rất có ích cho việc duy trì đạo đức xã hội.

 

Phải nói rằng, phật giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của cuộc sống thế tục và ít nhiều mang giá trị có tính nhân văn. Trên thực tế, những giá trị chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội. Do vậy, có thể khẳng định rằng, trong hệ thống những giá trị chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn cấm đoán không hề có nội dung tôn giáo, mà là biểu hiện của các mối quan hệ thuần túy trần thế.

 

Phật giáo có sự đồng hành với loài người trong lịch sử nên có thể xem Phật giáo như là một phần tài sản văn hóa của nhân loại. Trong quá trình phát triển, lan truyền trên bình diện thế giới, Phật giáo không chỉ đơn thuần truyền tải niềm tin của con người. Với tư cách là một bộ phận của ý thức hệ, phật giáo đã đem lại cho cộng đồng xã hội, cho mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, những biểu hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng xử, lối sống phong tục tập quán trong các yếu tố văn hóa vật chất cũng như tinh thần. Tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng đã góp phần chế ngự hành vi đạo đức giúp chúng ta ứng xử có đạo lý góp phần làm cho xã hội ngày càng thuần khiết. Tinh thần “từ bi” trong phật giáo không chỉ hướng đến con người mà còn đến cả muôn loài. Phật giáo kêu gọi lòng nhân đạo, yêu thươngbảo vệ sự sống. Đặc biệt trong mối quan hệ giữa người với người.

 

Tóm lại, sự song hành của nền giáo dục thế tụctôn giáo như đôi cánh chim bay. Con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội, do vậy môi trường giáo dục không chỉ là nhà trường mà phải quan tâm đến toàn diện môi trường sống của con người. Trong quá trình giáo dục nhằm tạo ra sản phẩm là con người theo mục tiêu đã đề ra, giúp con người giải thoát đau khổ bằng cách tự hoàn thiện đạo đức cá nhân, diệt trừ tham – sân - si, xóa bỏ vô minh, chặt đứt cây “nghiệp” để vượt qua biển khổ luân hồi thì tôn giáo là nhu cầu thực tế của toàn nhân loại.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/02/2015(Xem: 44525)
09/09/2014(Xem: 6026)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.