Phần 2. Krishnamurti ở Ấn Độ 1947-1949

12/05/201112:00 SA(Xem: 7924)
Phần 2. Krishnamurti ở Ấn Độ 1947-1949

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
[www.thuvienhoasen.org]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
[www.scribd.com/.../Pupul-Jayakar-Krishnamurti-A-Biography ]
Lời dịch: Ông Không
Tập I/II - Tháng 4-2011

PHẦN 2

 RISHNAMURTI Ở ẤN ĐỘ

1947 – 1949

 

CHƯƠNG 9

Họp mặt bạn bè

 

Vào ngày 15 tháng tám năm 1947, Ấn độ được độc lập và Jawaharlal Nehru là thủ tướng đầu tiên. Có đặc tính hỗn loạntuy nhiên không bạo lực, sự đấu tranh giành độc lập từ đầu thế kỷ thứ hai mươi được hướng dẫn bởi Mahatma Gandhi. Năm 1944, sự can đảm của đấu tranh không bạo lực chống lại sức mạnh quân đội của Đế quốc Anh đã thôi thúc những con người trong một thế giới đang đấu tranh để tự khôi phục lại sau cuộc chiến tranh bạo lực nhất trong lịch sử.

 Nhưng sự độc lậpẤn độ cũng tạo ra một hậu quả cay đắng. Để đạt được nó, tiểu lục địa rộng lớn đã bị phân chia, những lãnh thổ ở phía Bắc, Tây, và Đông bị cắt khỏi vùng đất chính, để thành lập The Islamic State of Pakistan mới. Những gia đình bị phân chia, tình bằng hữu bị tan vỡ. Bạo lực bùng nổ; tàn sát, hãm hiếp, hôi của, đốt phá được thấy rõ trong những vùng biên giới và vùng nội địa. Nhiều cuộc di cư to lớn của con người đã xảy ra; những người Ấn giáo chuyển về phía Đông, những người Hồi giáo phía Tây. Những người cai trị mới của Ấn độ, hầu hết đều đã trải qua nửa đời người trong ngục tù, bỗng nhiên được triệu tập để mang lại trật tự cho một lục địa đang bốc cháy và giải quyết vấn đề tỵ nạn thuộc loại chưa bao giờ được chứng kiến trước kia.

 Krishnamurti đến Ấn độ, hai tháng sau độc lập, chắc chắn không thể là thời điểm thích hợp nhất. Một thế hệ già nua ở Ấn đang trối chết, và thế hệ mới sanh ra bị bủa vây bởi sự khó nhọc và tan vỡ những giấc mộng. Những giết chóc nảy ra cùng sự tự do và sự phân chia của Ấn độ đã trở thành bi kịch cho những cái trí được ấp ủ trong những lý thuyết bất bạo động. Chẳng có bao nhiêu thời gian để ngừng lại, để suy nghĩ, để nhìn về tương lai xa xôi, để ngẫm nghĩ, để đặt ra những nghi vấn cơ bản. Đối với những người lãnh đạo và những người xây dựng Ấn độ, hành động được đặt nền tảng trên sự lập tức đã lấn lướt khả năng xảy ra của hành động được sinh ra từ tầm nhìn xa.

 Những kho báu vô hạn của năng lượng được nằm im lìm trong thân thể và cái trí non nớt kinh ngạc của Krishnamurti. Khuôn mặt của anh năm 1947 dường như khác biệt về chất lượng khi so sánh với những bức ảnh chụp đầu tiên của anh trong những năm 1920 và 1930. Chắc chắn rằng thời gian rút lui thật lâu ở Ojai, được gây ra bởi những sức mạnh vượt khỏi sự kiểm soát của anh, đã cung cấp những không gian trong đó những năng lượng bùng nổ có thể hội tụ lại. Một thông minh đang hình thành, một hoàn hảo của cái trí, quả tim, và thân thểđẹp đẽ, uy nghi, và tỉnh táo lạ thường. Khi được hỏi về những năm ở Ojai, anh nói, “Tôi nghĩ nó là một thời kỳ của không thách thức, không đòi hỏi, không hướng ngoại. Tôi nghĩ nó là một loại của mọi thứ được giữ bên trong, mọi thứ được nén lại; và khi tôi rời Ojai tất cả nó vỡ tung.”

 Một tình trạng được nung nóng sáng rực phía bên trong đã thay đổi khuôn mặt của Krishnamurti; cổ xưa nhưng không ô uế bởi thời gian. Đôi mắt đen xanh phản ảnh tầm nhìn sâu của người thấy. Trống không thăm thẳm tuy nhiên lại đặt nền tảng trong từ bi, chúng là đôi mắt tiên tri đã thấu suốt những khoảng cách vô hạn. Mái tóc hơi hơi bạc của anh, chải ngược về phía sau, phơi bày vẻ đường bệ của cái trán. Hai dái tai dài, bộ đầu và xương sống thẳng đứng, eo vừa vặn, hai vai suông. Anh bước đi bằng những sải chân dài, hai bàn chân ấn xuống, chìm vào đất, tạo ra những không gian trong đó anh đi. Hai cánh tay dài thõng xuống hai bên hông, hai lòng bàn tay mở và lật vào trong. Từ lần đầu tiên gặp gỡ anh của tôi, tôi để ý thấy sự bất động lạ thường của thân thể anh. Khi yên tĩnh không có nhiều chuyển động của bộ đầu, hai vai, hay cột sống; khi cần thiết hành động xảy ra, thân thể phản ứng bằng một nghiêm trangduyên dáng tự nhiên, bằng sự chính xác và một hao phí năng lượng tối thiểu.

 Khi nói chuyện hai bàn tay đảm đương những cử chỉ tượng trưng, chúng mở ra, nghi ngờ, dò hỏi, chứa đựng, chỉ hướng. Khi thư giãn, hai bàn tay nghỉ ngơi.

 Lần đầu tiên anh đến Ấn độ một mình. Tất cả những ràng buộc và những kiềm hãm đã buông bỏ. Suốt sống của anh, anh đã được giam cầm, được bảo vệ. Thoạt đầu, bởi sự thương yêuquan tâm của cha anh, sau đó bởi Tổ chức Thông thái và những mong đợi của họ về nhiệm vụ anh sẽ đảm trách như Thầy Thế giới. Khi anh rời Tổ chức Thông thái, những nghi lễ và những thứ bậc của nó, sống bên ngoài của anh được phụ trách bởi Rajagopal và Rosalind. Chín năm ở Ojai đã chia cách anh khỏi những người bạn ở Ấn. Từ từ, những người bạn trung thành, già yếu đang chết đi hay đang bị gạt đi. Tuy nhiên, lúc này không có ai để chất vấn, để hoạch định ngày tháng của anh, để quyết định anh sẽ gặp ai, anh nên đi đâu. Phía bên ngoài và phía bên trong, anh hoàn toàn tự do.

 Suốt những năm, bất kỳ khi nào anh quay lại Ấn độ, hành động đầu tiên của anh sẽ là cởi bỏ quần áo phương Tây và mặc vào quần áo Ấn độ. Cùng sự thay đổi quần áo này, tính cách, những thái độ, và những phản ứng của anh cũng thay đổi. Ở phương Tây anh trang trọng hơn, với những cách cư xử tế nhị thuộc Thế giới Cũ kỹ. Anh theo một sống rút lui, gặp gỡ rất ít người; những bàn luận lâu và những thấu triệt khởi sự tại bữa sáng hay bữa trưa, được thân mật quyện vào sống của anh ở Ấn độ, không hiện diện. Những nhận biết nảy ra trong những dạo bộ hay trong những nói chuyện ngẫu nhiên rõ ràng đã không được ghi lại.

 Với cái áo choàng của Ấn độ, chiều dài của nó cho anh hình dáng của một khất sĩ, tự nhiên anh đảm trách vai trò của Người Thầy. Nhiều thế kỷ của sự trầm tư và quan tâm đến trạng thái khác lạ bị ngủ im lìm trong đất đai của Ấn độ đã thẩm thấu trong anh. Anh trông có vẻ cao hơn, hai vai xuôi được phô bày bởi hình dáng của cái áo. Bước đi của anh có sự oai vệ của voi chúa trong một cánh rừng.

 Những người đàn ông và đàn bà trẻ tuổi đã tụ họp quanh Krishnaji ở Bombay (nhiều người trong số họ, giống như tôi, sẽ ở cùng anh trên ba mươi năm) đến từ những ngành khác nhau – chính trị, văn chương, học thuật, và xã hội. Nhiều người trong số họ đã tham gia vào sự đấu tranh giành tự do và đã được tôn vinh là những anh hùng chính trị. Đầy kinh hoàng bởi những biến cố tiếp theo sự chia cắt Ấn độ, họ mất đi sự thấu hiểu tiên tri để thấy sự hỗn loạn sẽ đối diện Ấn độ của tương lai. Tuy nhiên, họ dư thừa nhạy cảm để không chia sẻ trong trạng thái mãn nguyện hoang dại của sự tự do mà đã dẫn dắt vô số người tin tưởng rằng kèm theo sự rút lui của sự cai trị của người Anh ở Ấn độ, một Kỷ nguyên Vàng được đặt nền tảng trên những giá trị đạo đức của chủ nghĩa không tôn giáo, chủ nghĩa xã hội, và một kết thúc của sự nghèo đói đã bắt đầu lộ diện.

 Họ đã lờ mờ thấy được sự khô cằn của tham vọng, cay đắng, và tham lam nằm phía sau những khẩu hiệu và những từ ngữ phô trương. Những lý tưởng dẫn dắt họ qua những năm đấu tranh chính trị đã tan thành mây khói đối với họ, và kèm theo nó là những cấu trúc từ ngữ đã nuôi nấng họ. Họ bị đối diện với sự hoang mang, sự mâu thuẫn, và cái gì có vẻ là một bức tường trơ trụi.

 Họ tụ họp lại bởi vì sự rạng rỡtừ bi tỏa ra từ sự hiện diện của Krishnamurti; và bởi vì những đau buồn và những tuyệt vọng cá nhân, sự đau khổ, mà họ cũng không thể đối diện hay xua đuổi; và sự vô dụng của họ để cho một phương hướngý nghĩa đến sống của họ. Buddha đã ra lệnh cho những người theo ngài bằng tiếng gọiEhi Etha,” Hãy đến đây các ngươi. Tiếng gọi yên lặng của Krishnamurti cũng cùng bản chất.

 Trong số những người gặp gỡ K tại phi trường là Sir Chunilal Mehta, một người tư bản công nghiệp nổi tiếng, đã phục vụ như một hội viên của Hội đồng Chính phủ trong điều gì lúc đó là chức vụ chủ tịch Bombay. Một người ngưỡng mộ nhiệt thành của K, Sir Chunilal quá sung sướng khi, quay về nhà, ông kể cho người con dâu Nandini về “một con người trẻ tuổi kỳ diệu này, mà chạy xuống những bậc thang máy bay – và giống như một tia sáng tiến về phía chúng tôi.” K đang ở tại nhà của Ratansi Morarji trên Carmichael Road. Nó là ngôi nhà thóang mát vào những buổi sáng, và nhiều người đã tụ họp khi Chunilal Mehta và Nandini đi vào. Tốt nhất điều gì đã xảy ra nên được kể trong những từ ngữ của Nandini:

 “Tôi đi đến ngồi trên nền nhà trong một góc phòng, cảm thấy hơi hơi căng thẳng. Tôi thấy một hình bóng trong một cái áo kurta dài rộng màu trắng đang ngồi lưng thẳng băng ở xa. Căn phòng đông nghẹt người, và K đang ở giữa một bàn luận. Kakaji [Sir Chunilal] đang ngồi đối diện K và chẳng mấy chốc đã tham gia vào bàn luận. Một phút sau K, mặt của ông đang nhìn hướng khác, quay lại và điềm tĩnh nhìn tôi trong vài giây. Thời gian ngừng lại đối với tôi. Ông quay lại và tiếp tục bàn luận của ông. Thỉnh thoảng sau đó, ông quay lại và nhìn sâu vào đôi mắt của tôi, và lại nữa thời gian ngừng lại. K tiếp tục bàn luận của ông. Nhưng tôi hoàn toàn không biết được điều gì đang được nói.

 “Bàn luận chấm dứtmọi người bắt đầu đứng dậy rời đi. Tôi chồm dậy và thấy K đang đứng trước mặt tôi. Thấy K đang tiến đến gần tôi, Kakaji vội vã chạy đến và giới thiệu tôi như là ‘Nandini, con dâu của tôi’ – Krishnaji đã bắt đầu cười to, không mỉm cười, nhưng cười to – tôi chưa bao giờ nghe tiếng cười sâu và vang rền như thế. Âm thanh của một dòng suối Himalayas đang chảy từ tảng đá này sang tảng đá khác, đang hòa lẫn cùng một dòng suối khác. Ông hỏi, ‘Tại sao bạn đến?’ Không kiềm chế được những giọt nước mắt bắt đầu lăn xuống hai má của tôi. Ông tiếp tục cười vang và nước mắt của tôi tiếp tục chảy. Ông cầm tay tôi và cầm thật chặt. Lại nữa ông hỏi, ‘Tại sao bạn đến?’ và cuối cùng tôi có thể nói, mặc dù những giọt nước mắt cứ đều đều chảy ra. ‘Con đã mong đợi suốt ba mươi năm để gặp ông.’ [Nandini ba mươi tuổi tại thời điểm đó.] Tiếng cười của K tiếp tục. Sau đó, buông tay tôi ra, ông đặt lòng bàn tay trên đầu tôi và để ở đó một vài giây. Pranams[1] của tôi đối với ông bộc lộ qua những giọt nước mắt của tôi.

 “Trong xe hơi dường như Kakaji hơi bối rối, quay lại bảo tôi, ‘Con thấy ông chứ? Điều mà ông lưu ý đến con là một ân huệ to tát cho con. Đừng bị điều đó làm con choáng váng.’ Mỗi ngày, tôi bắt đầu theo Kakaji để gặp K. Một buổi sáng K hỏi, ‘Bạn không muốn gặp tôi hay sao?’ Tôi không trả lời. Tôi không biết liệu có thể gặp ông.”

 K sẽ rời đây để đi Madras mau thôi, và chỉ khi anh quay lại, Nandini mới bắt đầu gặp anh.

 Maurice Friedman, một kỹ sư người Balan, cũng ở tại Carmichael Road để gặp K khi anh đến. Một người đàn ông nhỏ lưng còng, ông mặc một kurta và một bộ pyjama rộng không vừa vặn lắm. Khó khăn để xác định tuổi tác của ông. Là một người trong Tổ chức từ khi còn niên thiếu, ông đã đến Ấn độ để làm việc như một kỹ sư ở Bangalore. Thật mau chóng, ông không còn hứng thú trong công việc, khoác vào một chiếc áo cà sa, giữ những lời thề, và trở thành một khất sĩ, mang tên là Bharatanand. Từ vị trí cực bắc của Ấn độ đến Kanyakumari ở sâu về phía Nam, ông thực hiện chuyến hành hương – bàn chân trần, ăn thức ăn người ta cho, ở trong maths (những tu viện) hay dưới những cái cây, bàn luận với những yogi và fakir. Ông đã gặp những người thông thái và có những bàn luận cùng những người thầy tôn giáo, nhưng phát giác rằng sự thức dậy không nằm trong mã bề ngoài của chiếc áo cà sa và cái chén ăn xin. Thế là, từ bỏ chiếc áo cà sa, ông đến và ở lại tại ashram thiền viện của Ramana Maharshi trong vùng sâu phía Nam. Ramana được coi như là một người đã giải thoát; một vị thánh đã cởi bỏ tất cả những trói buộc và đã thăng hoa cái tôi.

 Một câu chuyện đáng ngờ kể lại làm thế nào Friedman đến một con sông có lũ vào một ngày nào đó. Suy nghĩ về sống và nguyên nhân, ông tự nhủ với mình, “Nếu tôi sẽ chết, tôi sẽ bị cuốn đi; nếu tôi phải sống, những dòng nước sẽ cứu tôi.” Thế là ông trầm mình vào dòng nước cuồng nộ, và được quăng lên bờ. Ba lần ông trầm xuống, và ba lần nước không thâu nhận ông. Thế là, bị dày vò bởi thân thể nhưng không nản lòng trong tinh thần, ông nói, “Số mạng muốn tôi sống.” Ông quay lại tu viện. Nửa đường ông gặp Ramana Maharshi, người đã nhìn ông và nói đầy nhẹ nhàng nhưng nghiêm nghị, “Đừng đùa giỡn ngu xuẩn với bản thân của bạn nữa.”

 Trong khi là một khất sĩ, Friedman đã sống vài năm tại Sevagram, ashram thiền viện của Gandhiji gần Wardha, ở Maharashtra. Ông đã dùng những kỹ năng kỹ sư của ông để giúp đỡ phát triển ambar charkha, bánh xe quay nhiều trục, và đã tham dự nhiều chương trình phát triển được khởi sự bởi Gandhiji. Quan tâm sâu sắc đến K và những lời giảng của anh, ông đã đến Bombay để ở cùng anh. Friedman đã tham gia những bàn luận rất nhiệt thành, nhận vào trách nhiệm thông dịch, và mở đầu những bình phẩm của ông bằng, “Nói cách khác…” Nồng nhiệt, tế nhị, thông minh, rất hiếu kỳ, nhưng với một tiếp cận hơi bị biến dạng đối với sống, ông hành hạ mình bởi những trói buộc của ông, không thể thâm nhập vượt khỏi những giới hạn tự tạo riêng của ông về những từ ngữ và những ý tưởng.

 Jamnadas Dwarkadas, một người khách kiên trì khác, là một người mập mạp mặc một dhoti, một cái mũ Gandhi màu trắng, và kurta. Dwarkadas xuất thân từ một gia đình rất giàu có ở Kutch. Định cư từ lâu ở Bombay, nhiều anh em đã nổi tiếng trong những lãnh vực khác nhau. Jamnadas Dwarkadas, một người chính trị và kinh doanh, đã là một người cộng tácbạn thân của Dr. Annie Besant. Có một tâm hồn hào phóng và một hy sinh tận tụy với K, ông đã trao tặng rất nhiều của cải của ông. Qua nhiều năm ông sẽ mất những của cải gia đình, nhưng sự rộng rãi và sự thay đổi bất hạnh của ông đã không làm giảm sút bản chất hào phóng của ông. Ông sẽ ôm chầm K, khóc lóc đầy cảm xúc, và ngồi yên lặng đôi mắt nhắm lại suốt những bàn luận, một cái nhìn ngây ngất trên khuôn mặt tròn trĩnh hiền hậu của ông. Ông sẽ kể cho chúng tôi những câu chuyện về thời niên thiếu của Krishnamurti; bởi vì Jamnadas có một trí nhớ phi thường và một kho dự trữ của những chuyện vặt. Trẻ em trong gia đình tôi tụ tập quanh ông, bởi vì ông khiến cho chúng bị mê hoặc bởi những câu chuyện của K và Dr. Besant. Một vaishnava,[2] ông mang cho K những vòng hoa nhài rất đẹp đan lẫn với những cánh hoa hồng để giống như những viên ngọc trai và hồng ngọc; ông sẽ khăng khăng rằng K phải đeo vòng hoa thơm ngát này sau những bàn luận và những nói chuyện của ông. Tôi nhớ lại đang đứng cùng Nandini tại chân cầu thang dẫn đến hành lang nơi K tổ chức những bàn luận. K đứng tại đầu cầu thang, một hình bóng mảnh khảnh màu trắng, với hoa nhài quanh cổ anh, một vòng hoa dài đến tận hai đầu gối. Luôn luôn gần chạng vạng tối khi những bàn luận chấm dứt, và những tia ánh sáng thường óng lên trên mái tóc của K, chải ngược khỏi trán, trong khi đôi mắt của anh mỉm cười nhìn xuống chúng tôi.

 Cũng vậy, trong số những người tụ họp tại Madras để gặp gỡ K trong tháng mười năm 1947 là một người hóa học trẻ có tên là Balasundaram, đang dạy tại Institute of Science ở Bangalore. K đang ở tại Sterling Road, Madras, nơi ông nói chuyện và tổ chức những bàn luận trước công chúng. Người chủ nhà của ông là R. Madhavachari, người đại diệnẤn độ của Krishnamurti Writings Inc. và là một kỹ sư ở Southern Railways.

 Số người tham dự tại những nói chuyện rất ít; một vài người cũ thuộc Tổ chức Thông thái, vài tác giả và giáo sư, và một ít người trẻ là khán giả. Trong số họ là Shanta Rao, vũ công bharat natyam[3]; cô dành nguyên ngày ở Sterling Road, mang cho K nước cam, giúp phục vụ thức ăn của anh, và đóng vai như một dwarpal, một người giữ cửa phía bên ngoài cửa ra vào của K.

 Đây là những năm trước khi Shanta Rao nổi tiếng, rực rỡ trên lãnh thổ Ấn độ, như một trong những vũ công bharat natyam sáng chói nhất đã trình diễn trong nước Ấn độ tự do. Shanta tham gia môi trường của K bằng cùng sự hùng biện và sự hiện diện được bảo đảm giống như cô trình diễn trên một sân khấu. Cô sẽ dành những thời gian thật dài ở Madras lắng nghe những nói chuyện của anh, có những phỏng vấn với anh, hay chỉ ở phía sau. Trẻ tuổi, cùng một thân thể như báo gấm và cái trí mạnh mẽ, kiêu căng, cô đã học Natya Sastras [4] và đã học nhảy múa dưới kỷ luật của những đạo sư

vĩ đại về bharat natyamkathakali.[5] Sự tự tin vô cùng hiển hiện rất rõ ràng trong tư thế và những từ ngữ của cô. Cô chất vấn K về bản chất của vẻ đẹp – liệu nó ở phía bên ngoài hay phía bên trong, và mức độ đo lường của nó là gì.

 Có lẽ cô đã gây ảnh hưởng K, người đã viết về một vũ công trong quyển Commentaries on Living Bình phẩm về Sống của ông:

 

Cô là một vũ công, không phải do nghề nghiệp nhưng do chọn lựa. Đúng là cô đã cảm thấy tự hào về nghệ thuật của cô, bởi vì có sự kiêu ngạo quanh cô – không chỉ sự kiêu ngạo của thành công nhưng còn cả sự kiêu ngạo của sự công nhận bên trong nào đó về giá trị tinh thần riêng của cô. Giống như một người khác sẽ thỏa mãn với sự thành công phía bên ngoài, cô ấy hài lòng bởi sự tiến bộ thuộc tinh thần. Cô ấy không chỉ nhảy múa, nhưng cũng tổ chức những nói chuyện về nghệ thuật, về vẻ đẹp, và về sự thành công thuộc tinh thần.

 

Một người khách khác mà cộng tác mật thiết cùng K qua những năm ở Ấn độ của anh là Sunanda nhanh nhẹn, có đôi mắt nai, con gái một hội viên cũ của Tổ chức Thông thái, có một trí tụê nhạy bén và đang học luật và đang chuẩn bị cho kỳ thi vào bộ Ngoại giao. Cũng vậy, hàng ngày cô dành ra khoảng thời gian nào đó cùng K tại Sterling Road – nói về những giấc mộng cho tương lai của cô, những vấn đề cá nhân của cô, hay quan sát anh khi anh đang đánh bóng đôi giầy hay ngồi yên lặng trong khi anh đang viết thư. K đùa cợt với cô, ca hát cùng cô, bảo với cô rằng cô còn quá nhỏ để suy nghĩ về việc ổn định sống, và khuyên cô ra ngoài để quan sát thế giới. Những giác quan của cô hừng hực, cô phản ứng đầy đam mê trước sự hiện diện của K và bị quét sạch bởi sự chú ý vô hạn của anh.

Trong những năm đó, K rất dễ đến gần. Mukund Pada, một thanh niên trẻ mà sau đó sẽ khoác vào chiếc áo cà sa, nhiều năm sau đã viết cho tôi về gặp gỡ của anh với K năm 1947:

Trở lại Madras, lần đầu tiên vào tháng mười hai tôi tham dự một nói chuyện bởi một người thuộc Tổ chức Thông thái có tên là J. Krishnamurti như được diễn tả bởi một người lớn tuổi. Nói chuyện đã khiến tôi choáng váng và lật tung tôi khỏi tâm điểm của tôi. Đang đứng lạc lõng và vô vọng sau nói chuyện, Krishnaji đang đi ngang qua tôi, bỗng nhiên ngừng lại và choàng một cánh tay quanh tôi yêu cầu Shri Madhavachari sắp xếp một phỏng vấn cho tôi vào một thời điểm nào đó. Phỏng vấn giữa một viên sỏi tầm thường và núi Himalayas là một luồng gió của Vũ trụ, Vĩnh hằng. Nó để lại cho tôi một vỡ vụn và run rẩy khắp chân tay. Khi Krishnaji đang nói, tôi bị sét đánh trong một nhận biết rằng những hạt giống của thông điệp của ông đã hiện diện ở đó trong bộ não của tôi rồi. Chính là tiếng nói của Sự thật đã chuyển tải sang tôi. Những từ ngữ cuối cùng của ông cho tôi lúc chia tay, khi ông đến cửa ra vào, “Thưa bạn, hai bông hoa hay hai vật có thể tương tự, nhưng không giống nhau,” bỗng nhiên mở toang một không gian vô hạn. Lặng lẽ, những từ ngữ hiện ra trong cái trí của tôi. “Vâng, thưa ông, ông là Ân lành đang dạo bộ lẫn trong con người. Hai bông hoa có lẽ tương tự. Ông là bông hoa không có gai – tôi, tôi có nhiều gai hơn bông hoa.” Ồ, ông đã cười lạ thường làm sao – tiếng cười của ông giống như một tiếng sét đánh trong một đám mây dông.

Dr. Balasundaram phát hiện rằng những người thuộc Tổ chức Thông thái cũ đã già nua. C. Jinarajadasa, lúc đó là chủ tịch của Tổ chức Thông thái và đang đội một cái mũ màu tía, thường xuyên viếng thăm Krishnaji. Họ có những nói chuyện lâu, nhưng Krishnamurti không đi vào khu vực của Tổ chức Thông thái – mặc dù anh dạo bộ lâu trên bãi biển Adyar. Sanjeeva Rao, một người quen cũ của Dr. Besant và một người giáo dục nổi tiếng đã xây dựng những học viện giáo dục của Krishnaji ở Varanasi, và người vợ của ông Padmabai, một người bạn của Krishnaji và một người giáo dục cũng nổi tiếng như thế trong quyền hạn riêng của bà, là những người khách bền bỉ.

Một nhóm bàn luận nhỏ đã bắt đầu, nhưng hầu hết những người tham gia đều rất mệt mỏigià nua và chẳng có bao nhiêu sự tiếp xúc cùng lời giảng mới mẻ to tát. K bảo họ, “Các bạn đang bám vào cái đã được biết. Hãy buông bỏ đi.” Họ trông bối rối, cố gắng để ra vẻ mạnh mẽ, nhưng chẳng có bao nhiêu năng lượng được sinh ra.

Balasundaram diễn tả cho tôi một khoảnh khắc thấm thía suốt một bàn luận về “sự kết thúc của cái đã được biết.” Một người già của Tổ chức tên là Narhari Rao đã giơ tay lên và, trong một giọng nói run run, đã nói với Krishnaji, “Chờ đã, thưa ông, chờ đã – cái không biết được đang đến.”

B. Sanjeeva Rao theo cùng Krishnaji khi anh từ Madras quay lại Bombay vào đầu tháng giêng năm 1948. Họ đang ở với Ratansi Morarji tại Carmichael Road. Mỗi buổi sáng và buổi chiều Krishnaji sẽ ngồi trong phòng khách, được trang trí theo phong cách Trung hoa, ghế chạm trổ, và những bức màn khảm đá quý. Những người muốn gặp anh vào thăm và ngồi cùng anh, đưa ra những câu hỏi, bàn luận những vấn đề hay nói cho anh tin tức của ngày hôm đó.

Nổi bật trong số những người viếng thăm là hai thanh niên trẻ mặc khadi vải se trắng và thêu bằng tay sạch sẽ: Rao Sahib Patwardhan và Achyut Patwardhan. Người cha của họ là một người địa phương giàu có và được kính trọng của Ahmadnagar ở Maharashtra, đã là hội viên của Tổ chức Thông thái, và đã là một môn đệ thuần thành của Annie Besant. Ông chết trẻ, để lại gánh nặng của một gia đình đông con cho người con trai cả, Rao Sahib Patwardhan. Trước khi qua đời ông đã trăn trối cho hai cậu trai lớn rằng họ phải dâng hiến sống của họ cho Krishnaji và công việc của anh. Dù xảy ra bất kỳ việc gì trong tương lai, họ không bao giờ phủ nhận người thầy vĩ đại.

Đẹp trai, đầy nam tính, khắc khổ, cùng một chính trực không thể lay động, Rao Sahib và Achyut là hai anh em nhiệt tâm. Trong gia đình của anh, Rao Sahib là một gia trưởng độc đoán. Mê mải sự học hành, không kiên nhẫn với phụ nữ ngoại trừ vài nguời hiếm hoi mà phù hợp với tiêu chuẩn của bộ não và quả tim của anh, anh tự đặt cho anh những tiêu chuẩn về đạo đứcthực hành một khắc khổ khiến cho sống trở thành đau khổ với gia đình của anh và đặt những giới hạn dựa vào tiềm năng của anh. Anh say mê làm việc để cải thiện sự nghèo đóitúng thiếukết hợp chặt chẽ với Sarva Seva Sangh, một tổ chức phục vụ được thành lập quanh Gandhiji; nhưng chính là ý tưởng chứ không phải sự vận hành của công việc mà cuốn hút anh. Anh không là một người xây dựng, cũng không là một người tổ chức. Có lẽ bài học rằng không có gì là không có giá trị đã lẩn tránh anh. Cuộc vận động của đấu tranh cho sự tự do rất to tát, và những diễn viên đã đảm trách vai trò của những anh hùng. Sự đấu tranh đã không chuẩn bị những người chiến đấu của độc lập này cho một công nghệ làm việc mà sẽ đòi hỏi một hiểu rõ về mọi chi tiết cần thiết của sự phát triển. Một thấu triệt vào những sự việc có vẻ tầm thường là một phần thuộc thiên tài Gandhiji và nền kinh tế phát triển trong quốc gia của ông. Hai mươi năm độc lập sẽ trôi qua trước khi sự thật cốt lõi được sáng sủa.

Rao Sahib rất mãnh liệt, nhưng anh ấy lại yếu ớtnhạy cảm đến vẻ đẹp. Một lãng mạn, sự khắc khổ và giác quan đã đấu tranh bên trong con người anh và khiến anh lưỡng lự và xoá tan ngay cả dấu hiệu nhỏ nhoi nhất thuộc ý tưởng vật chất của những giác quan. Lãnh vực duy nhất anh cho phép buông thả là trong sự liên hệ với K, và trong trồng hoa hồng hay bụi parijataka.

Sự việc anh không bao giờ phá vỡ những giới hạn của sự khắc khổ tự áp đặt và môi trường hạn chế là một bi kịch cá nhân. Bên trong anh là một cái hồ dự trữ, có thể thâu nhận và truyền đạt bằng sự phong phú. Sự hung hăng thuộc Brahmin và sự phủ nhận để khẳng định điều gì phù hợp tiêu chuẩn đạo đức của anh, cùng một bất lực để thâu nhận bất kỳ thứ gì đến những giới hạn của nó, đã sinh ra sự xung đột và khiến cho anh bị quy định và bị giới hạn.

Người em của anh, Achyut, là một người trí năng, một từ ngữẤn độ có nhiều ý nghĩa rất rộng. Anh sống trong một thời đại hoan nghênh Karl Marx như người sáng lập của con người được giác ngộ mới mẻ, và Achyut, cùng hai người bạn của anh Jai Prakash Narain và Acharya Narendra Dev, đã trở nên không còn kiên nhẫn với sự lãnh đạo truyền thống cổ lỗ, mà quan tâm chính đến sự duy trì tình trạng bảo thủ. Cùng nhau, họ thành lập Đảng Xã hội của Ấn độ. Trái ngược hoàn toàn với Rao Sahib, Achyut không có cảm xúc; trong anh cái trí điều phối hành động. Anh là một người lãnh đạo của con người, một người chiến đấu; và suốt một thời kỳ dài thuộc sống của anh, những kết cuộc đã khẳng định những phương tiện. Nhưng sự bất lực để mang những mặt nạ hay để giấu giếm những cảm xúc của anh đã ức chế anh. Anh có một tánh khí hung bạo và hiếm khi nào có thể cho phép bị cản trở.

Năm 1929, khi sự đấu tranh cho tự doẤn độ lên đến đỉnh điểm, hai anh em đến gặp Krishnamurti, “Ông thực sự có ý điều đó khi ông nói ‘phủ nhận tất cả uy quyền’?” K trả lời, “Vâng, cái trí phải khước từ uy quyềntìm hiểu mọi thứ.” Phản ứng của Achyut là rằng, đối với anh, sự tự do của Ấn độ là sự tự do quan trọng duy nhất. Bằng sự nhận xét này, anh rời Krishnamurti, và anh cùng Rao Sahib lăn xả vào sự đấu tranh giành độc lập – chiến đấu chống lại sự cai trị thuộc địa của người Anh, bị bỏ tù rất lâu, kết bạn bên trong những bức tường nhà tù, đọc sách và suy gẫm.

Năm 1938, lần cuối cùng Krishnamurti ở Ấn độ trước năm 1947, Achyut gặp anh ở Rishi Valley.[6] Madrid đã rơi vào Nội chiến Tây ban nha và Achyut rơi nước mắt. Nói chuyện với Achyut, K đã nói rằng trong sự thất bại này anh thấy sự khởi đầu của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Anh phê bình rằng anh không thấy nhiều khác biệt giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Achyut kịch liệt phủ nhận điều này. K đã lặp lại, “Cả hai đều là những chủ nghĩa chuyên chế.” Nó là một sự thật chính mà Achyut sẽ nhận ra trong những năm sau.

Phong trào Quit India năm 1942[7] khiến cho Rao Sahib vào tù, trong khi Achyut rút vào bí mậtmục đích, tìm kiếm sống vô danhẩn náu ngang dọc khắp Ấn độ. Anh và Jai Prakash Narain sẽ trở thành những người anh hùng cách mạng của những ngày đen tối, sợ hãi tuy nhiên lại say mê. Trái ngược Jai Prakash, Achyut không bao giờ bị bắt giữ, trốn thoát khỏi mạng lưới của cảnh sát hết lần này sang lần khác – bằng cách trốn lánh trong một bệnh viện, hóa trang như một người thư ký bần cùng, để một bộ râu quai nón, và choàng một cái khăn phủ đầu.

Năm 1947, anh đến gặp K, kiệt sức và vỡ mộng. Kèm theo sự tự do, những thúc giục nhỏ nhen cho quyền hành đã ngủ im lìm trong số những người lãnh đạo Quốc hội đang nổi lên. Suốt cuộc đấu tranh, cảm giác chống những người Brahmin ở Maharashtra không tồn tại. Những người lãnh đạo, những công nhân xây dựng, những người trí thức ở Maharashatra chủ yếu là những người Brahmin. Cùng sự độc lập, những động cơ giành bổng lộc của văn phòng đã khuyến khích sự hình thành những nhóm người bên trong Quốc hội. Rất bị bực bội bởi những mưu mô và kèm theo một sống tình cảm bị tan nát, Achyut quay lại nguồn gốc của anh và tìm kiếm lời khuyên từ Krishnamurti.

Achyut bày tỏ những mâu thuẫn của anh, và K đưa Achyut đi dạo. Chỉ vào một cái cây, anh quay về phía Achyut và nói, “Hãy quan sát cái cây đó – chiếc lá xanh non đã chuyển thành vàng úa. Chiếc lá không làm gì với nó. Nó được sinh ra, héo khô và rụng xuống. Bất kỳ quyết định nào để ở lại với chính trị hay rời xa nó, bất kỳ quyết định nào được thực hiện bởi sự chọn lựa đều sai lầm. Mọi vật xảy ra trong hướng riêng của nó. Hãy ngừng phiền muộn.”

Achyut đến gặp Gandhiji vào cuối năm 1947. Anh thưa với ông rằng anh sẽ rời bỏ chính trị trong vài tháng nữa. Gandhiji hỏi anh rằng anh sẽ làm gì. Khi nghe anh trả lời rằng anh sẽ dành thời gian cùng Krishnamurti, ông rất vui mừng. Ông kể cho Achyut về những biến cố khủng khiếp của sự phân chia đất nước. Ông đã nói rằng ông đang trải qua một tình trạng tối tăm vô cùng. Ông không thể thấy bất kỳ ánh sáng nào.

Achyut trải qua năm kế tiếp cùng K ở Bombay, Ootacamund, Poona, Delhi, và Varanasi. Cuối năm Achyut kể cho Krishnamurti rằng khi anh ở cùng K, tất cả những năng lực của anh đều được đánh thức. Câu trả lời của K là, “Hãy cẩn thận, đừng thâu nhận một chút ít của điều này, để che giấu điều gì bạn đã biết rồi. Điều gì bạn nghĩ bạn cảm thấy chỉ là một lý thuyết. Trong bất kỳ trường hợp nào đừng cho phép cái trí của bạn bị khích động bởi tôi.” Vào đầu năm 1949, Achyut quay lại Delhi để biên tập một tuần báo Xã hội; nhưng những đồng nghiệp của anh nhận biết được những thay đổi sâu thẳm đang xảy ra trong anh, mà sẽ dẫn đến sự chia tay cuối cùng với Đảng Xã hội và chính trị.

Rao Sahib là một hội viên của Ủy ban làm việc ở Quốc hội. Một người bạn của Jawaharlal Nehru và Sardar Patel,[8] tương lai của anh trong chính trị dường như được bảo đảm. Nhưng cũng vậy anh cảm thấy sự nghẹt thở và sự xấu xa của đấu tranh cho vị trí và quyền hành đã nổ ra trong số những người bạn xưa kia của anh. Ủy ban soạn thảo hiến pháp sắp sửa họp. Rao Sahib được mong đợi sẽ là một trong những người tham gia, nhưng những người bạn thân của anh đã thuyết phục Vallabhai Patel và Jawaharlal Nehru loại trừ anh. Rao Sahib bị tổn thương nhiều lắm, nhưng sự kiêu ngạoương ngạnh của anh khiến cho anh không thể đấu tranh với bạn bè hay yêu cầu Nehru. Sự thất vọng cá nhân đã bị quên lãng sau hậu quả của sự chia cắt; hận thù, đổ máu, và độc ác bị sinh ra bởi sự di chuyển dân số đã gây đổ vỡ những tổ chức của Sahib, được xây dựng trên những giá trị và những lý tưởng của Gandhi. Anh gặp Krishnamurti, bàn luận sự mâu thuẫn của anh cùng K, lắng nghe những nói chuyện của K. Bộ quần áo khadi kurta hồ cứng tinh khiết và cái mũ Gandhi được đội nghiêng một cách ngông nghênh, và khuôn mặt của anh cùng nụ cười quyến rũ ấm áp, được trông thấy sáng chiều quanh Krishnamurti.

Được nuôi nấng trong một bầu không khí quẳng ra những thách thức to tát và đòi hỏi những phản ứng cũng to tát, Rao Sahib và Achyut không bao giờ chấp nhận bất kỳ sự đau khổ, tức giận, thất vọng cá nhân nào. Đối với họ những tánh cá nhân là chật hẹp, nông cạn. Lãnh vực quan tâm của họ phải bao gồm những trừu tượng rộng lớn – con người, những tập thể, những người nghèo khổ. Sự đau khổ của họ chỉ có ý nghĩa khi nó liên quan đến sự đau khổ vô hạn của con người. Nhiều năm sau, Achyut sẽ kể với tôi, “Đó là ảo tưởng vô cùng” mà đã giam giữ Rao trong ngục tù.

Tuy nhiên, sự mãnh liệt và sự tỏa sáng của Krishnamurti đã chạm những con suối sâu thẳm. Người Thầy đã vươn ra bằng một ngọn lửa đam mê. Krishnamurti mỉm cười, và Rao mỉm cười cùng anh. Những giọt nước mắt chảy ra từ đôi mắt của Rao, vì bhakti,[9] cũng là một phần của đặc tính Maharashtrian, được thức dậy. Rao Sahib, bằng sự thương yêu tuôn trào, hai bàn tay chấp lại sẽ nói, “Thưa Thầy, có một bài thơ Maharashtrian, Saint Tukaram, người đã nói, ‘Khi vithal [10] đi vào nhà của một người tất cả an bình được tỏa ra.’ ” Vào những buổi tối, Rao và Achyut sẽ hát “Abhangas” của Tukaram. “Adi Beja Ekle” là bài hát ưa thích nhất của Rao. Anh có một giọng sâu, đầy cảm xúc. Vào những dịp khác họ tham gia cùng Krishnamurti trong “Purusha Shukta” của Rig Veda. Họ ngồi thẳng lưng, những ngắt âm của tiếng Phạn vang lại và lấp kín hai tai và đôi mắt. Những nguyên âm vang rền và mạnh mẽ, mỗi âm nổi lên rõ rệt. Giọng trầm bổng của vedic được đan quyện trên lửa, trên gió, trên những quả tim và hơi thở của người hát và người nghe. Chúng tôi tụ tập lại và lắng nghe, thậm chí chỉ là những người bé tí – con gái của tôi Radhika, mười tuổi, và cháu trai của tôi Asit, chín tuổi. Đôi mắt mở to, họ được cuốn vào sự hiện diện rực rỡ của Krishnamurti, một con người bừng bừng bởi sự mãnh liệt. Đó là những khoảnh khắc mê say. 

 

CHƯƠNG 10

“Bạn là thế giới” 

 

T

rong những năm sau, Krishnamurti sẽ nói về chính anh ấy, “Thức dậy trọn vẹn xảy ra ở Ấn độ trong năm 1947 và 1948.” Suốt những năm đó, năm cách truyền đạt cần thiết cho toàn bộ lời giảng đang được nảy mầm: những nói chuyện trước công chúng, những đối thoại và những bàn luận, những phỏng vấn cá nhân, những thấu triệt có vẻ ngẫu nhiên được bộc lộ vào những dạo bộ hay tại bàn ăn, và những yên lặng. Krishnamurti đang giới thiệu cho những người quen biết và những người lắng nghe về con sông của tự-hiểu rõ về chính mình, về một hành trình của khám phá “về chính người ta mà không một khởi đầu” mà trong chuyển động của nó đập tan những giới hạn của cái trí, mở toang những biên giới mới mẻ của sự nhận biết. Nó là một lời giảng khổ hạnh, không phải trong sự đòi hỏi của nó để từ bỏ hay hy sinh phía bên ngoài (mặc dù trong thực tế, khổ hạnh và một sống đúng đắn là nền tảng từ đó lời giảng bắt nguồn), nhưng trong sự phủ nhận toàn bộ tất cả những nương tựa, những cái nạng, và những nghi lễ, thậm chí những tinh tế nhất.

Sự phủ nhận đạo sư như là trung tâm cho sự tìm hiểu tôn giáoẤn độ là sự phủ nhận tột đỉnh của tất cả uy quyền thuộc tinh thần; bởi vì khi không có một quyển sách giải thích về thiêng liêng, đạo sư là người khởi xướng, người thầy, lối dẫn đến sự thật. Qua không thừa nhận vị trí của bất kỳ trung gian nào giữa người tìm kiếmsự thật của anh, Krishnamurti đòi hỏi sự trách nhiệm tổng thể nơi người tìm kiếm. Đối với người tìm kiếm anh nói, “Sự thật ở gần, bạn không phải tìm kiếm. Sự thật ở trong ‘cái gì là’, và đó là vẻ đẹp của nó.” Nhưng đối với người khao khát mà phía bên trong vẫn còn là một môn đệ, có sự hoang mang, bởi vì không có nơi nào để đi, không có mục đích nào để đến, không có đỉnh núi nào để leo lên. Không có đạo sư nào để hứa hẹn sự ngây ngất và những ánh sáng nổ tung, không những tầm nhìn hay siddhis, những quyền năng siêu nhiên, để duy trì một tìm kiếm; tất cả những hiện tượng siêu giác quan khi chúng nảy sinh phải được quan sát và gạt đi. Sự quan tâm duy nhất là ở cùng sự thức dậy của một nhận biết đang sống: đang thấy và đang lắng nghe cái thực sự trong phía bên ngoài, khi được bộc lộ trong sự liên hệ cùng con ngườithiên nhiên; và trong phía bên trong khi được bộc lộ trong những suy nghĩ và những cảm thấy mà là nội dung thực sự của cái trí.

Sự nhận biết lãnh vực giới hạn này, trực tiếp và thông suốt, là sự khởi đầu của hiểu rõ về chính mình, về cái tôi như “là.” Quan sát sự suy nghĩ khi nó đã nảy ra trong ý thức, và khi nó đã biến mất, giữ chặt ngay tại đuôi của nó và không buông rơi, là có những thấu triệt vào bản chất của sự suy nghĩquan sát “cái gì là.”

Nhưng “cái gì là,” trong chuyển động vùn vụt của nó, liên tục đang thay đổi, đang biến đổi, trong luồng không ổn định. Một nhận biết đang trôi chảy từ những giác quan bị trói chặt vào một cái trí cố định trì trệ, bị giam giữ trong sự suy nghĩ được sinh ra từ quá khứ, đã không có năng lượng hay sự linh động để theo đuổi và là một cùng hiện tại, “ngay lúc này” của sự tồn tại, và hành động từ sự nhận biết đó. Luôn luôn con người đang tìm kiếm để đúc khuôn chuyển động của sự suy nghĩ, đang chiếu rọi hành động vào tương lai như “tôi sẽ là,” và thế là đang ngăn cản hành động trong hiện tại. Krishnamurti hỏi, “Đó là ai mà tìm kiếm để đúc khuôn hay thay đổi sự suy nghĩ hay cho nó một phương hướng? Xóa sạch sự suy nghĩ, người suy nghĩ ở đâu? Nếu người suy nghĩ là sự suy nghĩ – vậy là anh ấy không thể hành động hay thay đổi sự suy nghĩ. Suy nghĩ phải kết thúc.”

Khi được hỏi, “Làm thế nào người ta biết về chính người ta? Có gì để biết? Người ta tìm kiếm cái gì? Người ta khởi sự ở đâu?” anh trả lời, “Nghi vấn càng phức tạp nhiều bao nhiêu, rối loạn càng áp đảo nhiều bao nhiêu, sự tiếp cận phải càng nhiều đơn giảnhồn nhiên bấy nhiêu. Con người không biết phương cách, thế là việc duy nhất anh ấy có thể thực hiện là không đấu tranh nữa và bằng bất kỳ năng lượng lẫn dụng cụ nào anh ấy có, hãy quan sát cái là ngục tù. Nó là cái đơn giản, cái trĩu nặng đau khổ, cái người tìm kiếm thực sự mà là sự hy vọng. Cái đơn giản bị nghiền nát bởi sự vô nghĩa riêng của nó, đến độ nó không còn tin tưởng sự hòa nhập của những ý định riêng của nó nữa.”

Nhiều người đến gặp anh để tìm kiếm sự chữa trị phần thân thể. Đối với họ anh nói, “Tại một thời điểm tôi cũng có chữa bệnh phần thân thể; nhưng tôi thấy chữa trị cái trí, trạng thái bên trong của thân tâm còn quan trọng hơn nhiều. Chỉ tập trung vào chữa trị phần thân thể có lẽ trở nên nổi tiếng, thu hút những đám đông to lớn, nhưng nó sẽ không dẫn con người đến hạnh phúc.”

Trong quyển Bình phẩm về Sống Tập 1, anh viết: “Chúng ta là một chủng tộc già nua; chúng ta lang thang để tìm kiếm mọi thứ trong những nơi thật xa xôi khi nó lại rất gần gũi chúng ta. Vẻ đẹp luôn luôn ở đó, không bao giờ ở đây, sự thật không bao giờ trong những tổ ấm của chúng ta nhưng trong nơi xa xôi nào đó. Chúng ta đi qua phía bên kia của thế giới để tìm người thầy, và chúng ta lại không nhận biết được người đầy tớ; chúng ta không hiểu rõ những sự việc thông thường của sống, những đấu tranh và những hân hoan hàng ngày và vẫn vậy chúng ta lại gắng sức để nắm bắt cái huyền bí và cái giấu giếm.”

Những nói chuyện trước công chúng ở Bombay của Krishnamurti vào tháng giêng năm 1948 được tổ chức trên những bãi cỏ thuộc khu cư ngụ rộng lớn của Sir Chumilal Mehta trên Ridge Road. Krishnamurti đi vào mặc trong một dhotti viền đỏ, một kurta trắng tinh, và một angavastram. Cởi sandals ra, anh ngồi tư thế kiết già trên một cái bục, lưng của anh thẳng băng và không cử động. Quay đầu qua lại, anh nhìn năm trăm người ngồi trên mặt đất hay trên ghế trước mặt anh. Trong số họ là những khất sĩ, những người thuộc Tổ chức Thông thái cũ, vài giáo sư, và một ít những người thuộc phong trào đấu tranh cho tự do đội mũ loại vải khadi. Có ít người trẻ; nhưng những người kinh doanh giàu có của Bombay, những bạn bè của Sir Chunilal, đều hiện diện.

Trong những năm đầu tiên đó, Krishnamurti lột trần những người giàu có. Anh sẽ nói, “Bạn không thể lẫn lộn thượng đế và tiền bạc. Sự thật không dành cho cái người thọc bàn tay của anh ấy vào túi của người hàng xóm – cái người trục lợi và nhét đầy quả tim của anh ấy bằng những của cải của quả đất.” Cái nhìn chằm chằm của Krishnamurti cuốn hút những người lắng nghe của anh vào một phạm vi hợp nhất của sự chú ý. Nhưng nó không do bởi một cái nhìn mà đã phân loại như một nhóm người riêng biệt. Sự chuyển tải trực tiếp tỏa ra từ Krishnamurti thiết lập sự hiệp thông cùng cá thể của những người đàn ông và đàn bà; mỗi người đều cảm thấy rằng Krishnamurti đang nói chuyện với một mình cô ấy hay anh ấy. Trong những năm đầu tiên đó, vai trò của Krishnamurti là vai trò của một người bạn, cầm tay của người đàn ông đang đau khổ và dạo bộ cùng anh ấy qua những con đường hẻo lánh và những chiều sâu của cái trí, của suy nghĩcảm thấy. Anh chuyển động từng bước một, cùng sự kiên nhẫn vô hạn, mở toang vấn đề, dò dẫm, thâm nhập, lột bỏ tất cả những chạy trốn khỏi sự kiện. Chỉ bảo người lắng nghe quan sát, như trong một cái gương, sự đau khổ, sự tức giận, sự sợ hãi, sự cô độc. Chỉ bảo anh ấy nghỉ ngơi trong không gian giữa những suy nghĩ – chuyển động từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác; để thấy, khi bị đẩy đến tận gốc rễ của nó và cái nguồn của nó, suy nghĩ tan biến trong nguyên nhân của sinh ra nó.

Trong khi đang nói, Krishnamurti không những nhận biết được những người đang lắng nghe những từ ngữ mà anh đang nói, nhưng còn nhận biết được việc gì đang xảy ra quanh anh – những con chim đang líu lo, một chiếc lá đang rơi, âm thanh của một cây sáo đang thổi ở xa xa. Có một đồng thời của sự nhận biết, một đang thấy, đang lắng nghe bao gồm tất cả, mà không ngăn cản những việc đang xảy ra bên ngoài hay những việc đang xảy ra bên trong, nhưng cho phéptrôi chảy qua cái trí, đến độ không thứ gì bị loại trừ, không thứ gì là một xao nhãng. Duy nhất con sông đang chảy của sự hiện diện, của “cái gì là.”

Nhiều người đang nghe anh lần đầu tiên. Định nghĩa về từ ngữ của anh đã hoàn toàn thay đổi, và thậm chí những người như Sanjeeva Rao, đã ở cùng anh nhiều năm, phát giác rằng hiểu rõ anh thật khó khăn. Điều gì anh nói có vẻ đơn giản. “Tôi sắp sửa nói ‘Cái gì là’ và tôi sẽ theo sát chuyển động của ‘Cái gì là.’ ” Tiếp theo đến khán giả, “Hãy theo sát không phải những từ ngữ của tôi, nhưng chuyển động của suy nghĩ, cái đang năng động trong bạn.” Khi công nhận sống “như là,” kết thúc sự xung đột. “Đang thấy của ‘Cái gì là’ là sự tự do của ‘Cái gì là’.”

Bị bịt kín bởi những từ ngữ và những ý tưởng, và bị trói buộc trong cái bẫy của đang trở thành, những cái trí của những người lắng nghe K, mà chưa bao giờ “đã thấy” một cách trực tiếp sự suy nghĩ khi nó vận hành – sự chuyển động của nó, những phức tạp của nó, và những không gian nó tạo ra khi nó chuyển động – đấu tranh để hiểu rõ. “Liệu tôi mà là kết quả của quá khứ có thể – tôi có thể vượt khỏi thời gian?” Krishnamurti hỏi. “Bạn có thoát khỏi thời gian khi bạn quan tâm lạ thường. Bạn hoàn hảo dễ dàng – không phải thuộc thời gian tuần tự nhưng thuộc tâm lý – trong sự tồn tại không thời gian đó.”

Trong những năm đầu tiên đó, Krishnaji hiếm khi thừa nhận một vị trí đối đầu trực tiếp với “Cái tôi,” cái thực thể vị kỷ. Anh không bao giờ nêu ra nghi vấn, “Tôi là ai?”; ngược lại, anh tiếp cận “Cái tôi” qua phủ nhận những phát triển quanh cái tôi, những phẩm chất mà kết hợp lại để hình thành “Cái tôi” và trao cho nó sự thực tế. Sự phủ nhận này, sự tan rã của bản chất và những phẩm chất, dập tắt ý muốn của sự suy nghĩ mà nhờ đó “Cái tôi” hiển hiện và nhờ đó chính cái tôi tự tiếp tục. Sự nhận biết và phủ nhận của tất cả đang trở thành thuộc tâm lý là sự kết thúc của suy nghĩ, của thời gian, và của yếu tố cơ bản của “Cái tôi.”

Khi thấy bản chất của cái trí và cấu trúc của nó và những lực lượng đã vận hành trong ý thức của con người, những thấu triệt nảy ra: Chính bản chất của cái trí và sự suy nghĩ làm giới hạn chúng ta và là nguyên nhân của ngục tù và đau khổ của chúng ta. Đối với K, tất cả những nỗ lực để thay thế hay thay đổi tại mức độ của nội dung và ý nghĩa, một chuyển động bên trong cánh đồng của những đối nghịch, dù tốt nhất cũng chỉ là một đáp án từng phần, không thể giải quyết được những thôi thúc cơ bản và phức tạp lạ lùng mà lắng đọng tại những chiều sâu của cái trí.

Những vấn đề thách thức con người có thể kết thúc, không phải bằng những lý tưởng mà đã chiếu rọi một thay đổi dần dần của đau khổ thành hạnh phúc, tham lam thành tình yêu, nhưng bằng một đột biến trong bản chất của nền tảng mà từ đó đau khổ bám rễ. Vì vậy, sự thay đổi hay đột biến không ở trong chất lượng hay mức độ, nhưng trong bản chất, cấu trúc, và kích thước.

Được hiểu theo nghĩa thông thường, lời giảng của Krishnamurti thay đổi ngay tại sự định hướng của vấn đề của con người. Nó liên quan đến một cách mạng tại tâm điểm của ý thức con người và sự phát hiện về một liên hệ suy nghĩ-không gian mới mẻ – để cho cái trí, đang chuyển động trong một kích thước nhân-quả, thời gian-không gian thuộc chiều dài, tự đổi ngược hướng và một đồng thời của sự nhận biết thuộc giác quan nảy ra. Đồng thời này, bằng chính sự vận hành của nó, phủ nhận bất kỳ thực thể tự cho mình là trung tâm nào. Nó đã thức dậy những khả năng và những dụng cụ mới mẻ của thâm nhập, một năng lượng mới mẻ đã được bắt đầu vận hành, đang phủ nhận những giới hạn.

Krishnaji nói, “Chỉ sự thật mới hoàn toàn cởi bỏ tình trạng bị quy định. Muốn nhận biết sự thật, phải có đang tập trung của sự chú ý. Điều này không có nghĩa lẩn tránh khỏi xao nhãng. Không có sự việc như xao nhãng, bởi vì sống là một chuyển động và phải được hiểu rõ như một tiến hành tổng thể.”

K đang nói chuyện với một số khán giả mà suốt một thế kỷ đã được giáo dục trong những trường học nói tiếng Anh và được nuôi nấng trên những lý tưởng dân chủ của phương Tây, cùng sự nhấn mạnh của nó vào quyền bầu cử và một xã hội theo chủ nghĩa bình đẳng. Những nguyên tắc mà Hiến pháp Ấn độ đang được hình thành sẽ dẫn dắt đến một sôi sục vô cùng bên trong tất cả những ngõ ngách của xã hội. Những người bị thiệt thòi về quyền lợi sẽ từ từ nhận biết được quyền hành họ có được. Kèm theo việc này, một thay đổi mau lẹ và làm xơ cứng những cấu trúc của giai cấp. Những áp lực sẽ chồng chất trong những năm sắp tới. 

Cái trí của Ấn độ, bị giam giữ trong những thế kỷ của thần thoại, biểu tượng, quan tâm đến “cái khác lạ,” trong giữa thế kỷ hai mươi đã được tô điểm bởi những lý thuyết của những người triết lý xã hội Ấn độ của những thế kỷ thứ mười chín và hai mươi; vì đang phản đối chống lại những mê tín và những tăm tối đã xói mòn tinh thần Ấn độ, họ đã chấp nhận một vỏ ngoài của tình trạng bị quy định của phương Tây để che đậy những thế kỷ ầm ĩ của truyền thống. Những lực lượng và những năng lượng của quá khứ cổ xưa, trí tuệ của nó và bạo lực của nó, nằm ngủ im lìm và không được khai phá. Kèm theo sự tự do, con nguời hướng tới những người lãnh đạo, cả chính trị lẫn tôn giáo, để chỉ ra con đường; họ không thể hiểu rõ nhịp độ thay đổi và những lực lượng gây bùng nổ mà chẳng mấy chốc sẽ tàn phá những phương cách sống truyền thống của họ và những giá trị của họ. Sự đòi hỏi thay đổi xã hộiẤn độ đã gây ra một quan tâm đang tán dương cho “nhiều hơn” trong những bộ phận nào đó của xã hội. Và phía bên trong và hòa nhập vào sự quan tâm này là một phân phối lại sự giàu có. Nhưng, bên trong một cấu trúc dân chủ, sự xô đẩy để có “nhiều hơn” không thể bị giới hạn trong những nhu cầu hợp pháp của những người bị thiệt thòi về quyền lợi, nhưng thẩm thấu vào sự quy định của con người; chắc chắn, nó dẫn đến sự giải phóng của những sức mạnh lúc trước bị kiềm hãm bởi những liên hệ truyền thống, cùng những bóc lột của chúng nhưng cũng còn cả cùng những trách nhiệm của chúng. Được liên kết đến việc này, những áp lực bị sinh ra bởi một dân số đang gia tăng mau lẹ và sự leo thang nhanh chóng trong những máy móc để có thể theo kịp những tiến bộ trong công nghệ. Một chuyển hướng om sòm đến những giá trị và những thái độ vật chất sẽ bão hòa xã hội và những liên hệ Ấn độ. Những người mới giàu có – những người chủ đất và những người tư bản công nghiệp – những nhóm quyền hành đang trỗi dậy của “những người chậm tiến,” và một tổ chức chống đối xã hội đang phát triển nhanh đã đấu tranh đòi hỏi những công nhận của giàu có và quyền hành.

Phương Tây hậu chiến cũng đang bị hỗn loạn, chiến tranh đã sinh ra những tài nguyên vô tận của vật chất và khoa học, và những chuyên gia về kỹ thuật được đào tạo để sáng chế những dụng cụ hủy diệt đã phải tìm ra những con đường mới cho những kỹ năng của họ. Chẳng mấy chốc, khoa học điều khiển tự động đã trưởng thành và những dụng cụ tự động đang hình thành trên những bản vẽ. Đến cuối những năm 1940 người ta có thể thấy những khích động của việc gì sẽ đến. Tại mức độ vật chất, có vẻ con người sẵn sàng để thống trị thế giới – tất cả những vấn đề dường như đều có thể giải quyết được.

Một khía cạnh dễ dàng nhận thấy của hiện tượng hậu chiến là sự sản xuất vũ khí chiến tranh và một dồn dập hàng hóa tiêu thụ (tập trung vào những nền kinh tế phục vụ cho những người chế tạo đồ phế liệu) và những dụng cụ được chế tạo để trở thành lỗi thời. Cùng với nó là một tập trung vào sự sáng chế của kỹ nghệ giải trí, kèm theo những đồ dùng và những vật dụng linh tinh trong nhà sẽ tràn ngập những chợ búa và những cái trí của đàn ông, đàn bà, và đứa trẻ.

Năm 1947, sự ảnh hưởng vào Ấn độ của phương Tây và những công nghệ đang bùng nổ vẫn còn rất nhỏ. Thảm kịch của sự chia cắt và hậu quả của nó đã chấn động những nền tảng của mọi con ngườisuy nghĩ. Nhưng đây chỉ là những báo hiệu nhỏ nhoi trên bề mặt mà sẽ bộc lộ sự hỗn loạn và bạo lực trong tương lai. Krishnamurti, cùng tầm nhìn sâu thẳm của người thấy, nắm bắt được những hỗn loạn đang sôi sục này. Anh đang thận trọng dò dẫm vào vùng đất Ấn độ, khoét sâu vào những cái trí của những người đàn ông và đàn bà, đang quan sát, đang chất vấn, đang thăm dò môi trường sống, đang tham gia vào những căng thẳng và những mâu thuẫn mà sẽ xói mòn cái trí và quả tim. “Ngôi nhà đang cháy,” anh tha thiết nói cho những người lắng nghe – nhưng sự mãnh liệt và sự khẩn thiết không hiện diện nơi những người nghe anh.

Những thấu triệt cơ bản tập trung trong lời giảng đã được sinh ra từ sự quan tâm tha thiết của anh và sự nhận biết vô hạn của anh.

Con người – không phải trong trừu tượng, nhưng trong “cái tôi,” thực thể vị kỷ trong sự liên hệ của anh ấy với một người khác – tạo ra xã hộithế giới. “Bạn là thế giới” là một nguyên lý cơ bản của lời giảng. Hành động thuộc chính trị và xã hội không bao giờ có thể thay đổi thế giới tại gốc rễ của nó nếu cá thể không tự thay đổi chính anh ấy tại cơ bản. “Những hệ thống không bao giờ có thể thay đổi con người, con người luôn luôn thay đổi hệ thống,” K nói. Khi được chất vấn về sự vô vọng của cá thể đơn độc khi muốn thay đổi xã hộithế giới, Krishnamurti trả lời rằng khối lượng nước đang gầm thét của con sông Ganga đang bị lũ lụt, tại nguồn của nó là một giọt nước đơn độc, và rằng tất cả những hành động chủ yếu đã thay đổi con nguời đều đã được sinh ra từ một con người đơn độc.

Sự thay đổi của cá thể không là một tiến trình từ từ. Thay đổi là một tức khắc – chính là tích tắc mà con người đã thấy chính anh ấy trong cái gương của sự liên hệ – cùng con người, thiên nhiên, và cùng chính anh ấy. Nói về sự liên hệ, Krishnamurti sử dụng những ví dụ mật thiết nhất: sự liên hệ của người chồng và người vợ; người chủ và người thợ. Mặc dù nhiều người lắng nghe đã bị bực dọc bởi sự kiên định của Krishnamurti khi nói về sự đạo đức giả nằm dưới những liên hệ này, họ sẽ nhận ra sự thật về những thấu triệt của anh. Anh nói rằng “đang thấy” mà không có bất kỳ chuyển động nào để làm biến dạng hay thay đổi cái gì đã được thấy chỉ có thể xảy ra khi hoạt động định hướng của người thấy đã kết thúc. Đây là tích tắc của sự đột biến; sự sanh ra của những thấu triệtluân phiên thay đổi xã hộisáng tạo một thế hệ mới mẻ. Sự thay đổi thực sự không là kết quả của bất kỳ cách mạng nào thuộc cánh tả hay cánh hữu, nhưng là một cách mạng từ những giá trị thuộc tri giác sang những giá trị đó mà không là kết quả của sự ảnh hưởng môi trường sống.

Có sẵn trong sự tức khắc của đột biến là những thấu triệt của Krishnamurti vào thời gian. Anh đã nhận biết rằng “cái đang sắp sửa là” và “cái đang chấm dứt là,” hay cây non đang lớn lên thành cây bồ đề, dính dáng đến thời gian thuộc chiều dài, là không thể chối bỏ trong tiến hành của sự sống. Năng lượng bị giam giữ trong vật chấtlệ thuộc vào những quy luật của thời gian như một mũi tên là vô trật tự – nó phải tàn tạ, phân hủy, và kết thúc. Krishnamurti nói, “Có một thời gian tuần tựthời gian của cái trí. Thời gian mà là chính cái trí. Có sự lẫn lộn giữa hai. Thời gian tâm lý là một qui trình của đang trở thành.” Thời gian như đang trở thành này, “tôi sẽ là,” được sinh ra từ ảo tưởng và là một hiện thân của “cái tôi”; cả tự-nuôi dưỡng lẫn tự-tạo ra năng lượng, đang tự-duy trì và đang tự-nâng đỡ chính nó qua sự dốt nát riêng của nó, bằng qui trình này, đang lưu trữ năng lượng tiềm tàng của nó như ý thức. Ý thức này được nhận biết bởi cá thể qua sự vận hành của những giác quan.

“Cái tôi” như sản phẩm của thời gian tâm lý, đang tự biểu lộ chính nó như sự suy nghĩ, không thể hành động để thay đổi hay làm tự do chính nó. Chỉ qua một tiếp cận phủ định, sự nhận biết và sự phủ nhận của tất cả suy nghĩ thuộc tâm lý – như một ham muốn để thay đổi “cái gì là” thành “cái gì nên là” – mới có thể có sự nhận biết hiệp thông của “cái gì là” và một tự do khỏi thời gian được sinh ra từ cái tinh thần.

Trong trạng thái của đang nhận biết này, cái trí không đang sử dụng sự suy nghĩ để tự làm sống lại chính nó. Cũng không có người suy nghĩ lẫn suy nghĩ, cũng không có người trải nghiệm lẫn trải nghiệm. Cái trí bị trói buộc trong đang trở thành là sản phẩm của thời gian, mà đã tự thay đổi chính nó. Từ tiếp cận này, đang nảy ra từ sự phủ nhận điều giả dối khi nó phát sinh, trỗi dậy sự thật lạ thường mà đang thấy và đang lắng nghe sự kiện một cách hiệp thông – một cách hồn nhiên, mà không có suy nghĩ đang tìm kiếm để sửa đổi hay thay đổi sự kiện, một không-vận hành của suy nghĩý muốn vào những gốc rễ sâu thẳm của hận thù, tức giận, tham lam, sợ hãi – làm tan biến trạng thái. Có một đột biến trong bản chất của vấn đề như tức giận hay sợ hãi và sự giải phóng của một năng lượng bị giam giữ trong những trạng thái, một năng lượng không bị vấy bẩn bởi thời gian và, thế là, không phụ thuộc vào những quy luật của nó. Trạng thái này không liên quan, nó cũng không là đối nghịch của hận thù, tức giận, hay sợ hãi. Đưa ra vấn đề dựa vào những đối nghịch, như lý tưởng, là trò ma mãnh mà cái trí đùa giỡn để tự-tiếp tục chính nó; bởi vì lý tưởng chứa đựng bên trong chính nó hạt giống của đối nghịch riêng của nó. Chỉ một nhận biết tổng thể, không phân chia mới có thể xóa sạch người quan sát và vật được quan sát. Đang thấy của “cái gì là,” là đột biến của “cái gì là.”

Sự suy nghĩ tách rời cái trí khỏi quả tim. Cái trí, cùng những gốc rễ của nó trong hoạt động tự quan tâm, dẫn đến một gia tăng trong những giá trị vật chất và đang làm cạn kiệt dần dần những nhân tố cốt lõi và những phản ứng mà nuôi nấng nhân loại này.

Sự phủ nhận tình yêu là khuynh hướng hủy diệt trong con người. Chỉ khi nào cái trí yên nghỉ trong quả tim và hoạt động tự quan tâm được xóa sạch hoàn toàn thì lòng nhân đạo có sự nở hoa riêng của nó.

Sự khai quang những ngõ ngách bí mật của cái trí và sự nảy sinh của thấu triệt hiện diện một cách tự nhiên cho Krishnamurti. Giống như thế, thật dễ dàng, đầy bao dung, anh có thể mở cánh cửa và nói, “Nhìn kìa. Nhận đi. Nó ở đó, tại sao bạn ngần ngừ?”

Nhờ vào những tháng ở Bombay mà sự đối thoại như một dụng cụ cơ bản cho sự thâm nhập lời giảng của Krishnamurti được sinh ra. Qua những năm tháng, nó sẽ nở hoa trong tinh tếthấu triệt. Trong những năm đầu, những bàn luận nhóm được thực hiện trong hình thức câu hỏi và trả lời. Trong những bàn luận, sự chính xác và sự thâm nhập thông suốt vào những chiều sâu giấu giếm của cái trí như là sự kiện hiển nhiên đã không xảy ra.

Những bàn luận đầu tiên ở Bombay năm 1948 bị rối loạn và phân tán. Một câu hỏi được đưa ra cho Krishnamurti. Cái trí linh động của anh thâu nhận câu hỏi và đáp lại nó, thách thức người hỏi và nhóm người phải thâm nhập đáp án phía bên trong lãnh vực của hiểu rõ về chính mình. K nói chầm chậm, cùng nhiều ngắt giọng, dồn về phía trước như thể mỗi trả lời là lần đầu tiên. Anh lắng nghe những phản ứng của anh bằng cùng sự cởi mở và thâu nhận như anh lắng nghe giọng nói của người hỏi. Năng lượng của trả lời của anh được gặp gỡ bởi những cái trí đang đấu tranh, đang vật lộn với sự rối loạn, bị quy định để trả lời từ ký ức và bị quy định để tìm kiếm sự giải đáp từ một uy quyền cao hơn, phía bên trong hay phía bên ngoài, thuộc tinh thần hay thuộc thế gian. Chúng tôi phát giác rằng hiểu rõ cách nói chuyện của Krishnaji rất khó khăn. Chúng tôi căng sức để hiểu rõ những từ ngữ của Krishnaji và vận dụng chúng cho những cái trí riêng của chúng tôi. Chúng tôi gắng sức để phỏng chừng, để vượt khỏi những từ ngữ bằng những dụng cụ duy nhất của sự tìm hiểu sẵn có – ký ức và sự suy nghĩ. Nhưng đây lại chính là những dụng cụ đang bị thách thức, và có một ý thức của ngơ ngác. Những manh mối đang tan biến dần dần và cái trí, đang bám vào những từ ngữ, là một trận chiến của tuyệt vọngxung đột.

Krishnaji liên tục lặp đi lặp lại về đang thấy “cái gì là,” sự thật, và không phải “cái gì nên là,” ảo tưởng; về sự cần thiết cho con người tự thay đổi chính anh ấy trước khi anh ấy có thể thay đổi xã hội, bởi vì anh ấy là xã hội. Anh nói về giải thoát khỏi ký ức; ký ức mà kháng cự và biến dạngngăn cản sự hiểu rõ về hiện tại, ký ức mà là ý thức “cái tôi,” và về bản chất của “đang là” và “đang trở thành.” Trong những bàn luận, Krishnaji từ chối đưa ra một đáp án tức khắc, một giải pháp dễ dàng. Đối với K, bất kỳ phản ứng nào đối với một nghi vấn cơ bản đều kết thúc sự thăm dò vào nghi vấn đó. Anh đòi hỏi một tìm hiểu, một đang thấy và thâm nhập vào chính nghi vấn; không phải như một qui trình phân hai phía bên ngoài, nhưng đang thấy cả bản chất của phản ứng lẫn nền tảng từ đó nghi vấn và đáp án nảy sinh. Ngừng lại, suy nghĩ, là sự thức dậy của cái trí “đang lắng nghe” và “đang thấy” mà tiêu hủy ảo tưởng của phía bên ngoài và phía bên trong, đang thức dậy một trạng thái mà có thể xử lý nghi vấn.

Những bàn luận thâm nhập từ từ. K chuyển động từ suy nghĩ sang suy nghĩ, đẩy, chặn, lui, tiến. Trong chính chuyển động của quan sát từng bước sang từng bước của cái trí, qui trình suy nghĩ chậm lại cho đến khi, trong một tích tắc, những nhận biết của những người tham gia thức dậy và có sự hiệp thông trực tiếp của sự nhận biết cùng cái trí và tình trạng thay đổi liên tục của nó. “Đang thấy” đầu tiên của cái trí là điểm khởi đầu của sự thâm nhập. Nó là đầu mối mà gỡ rối và phơi bày và, ngay trong đang phơi bày đó, khai sáng nghi vấn và đáp án.

Những người thâm nhập cùng K đang khám phá cấu trúc và bản chất của ý thức và tính kiên cường lẫn sức mạnh vô cùng của qui trình suy nghĩ. Trong “quan sát” chuyển động của cái trí bị trói buộc và “thấy” sự không thỏa đáng riêng của nó có sự kích thích và sự kinh hãi của khám phá, của vào một một vùng đất chưa được vẽ trên bản đồ.

Suy nghĩ bị nhốt trong những khe rãnh, không thể phá vỡ ngục tù riêng của nó. Bằng cách bàn luận, thấy, quan sát, thách thức, và nghi ngờ; những khe rãnh trong đó suy nghĩ chuyển động và qui trình của trở thành được sinh ra, đang bị tiêu tan.

Một phương pháp mới mẻ được sinh ra từ đang thấy và đang lắng nghe đang bộc lộ, những nhận biết mới mẻ đang thức dậy. Một nền tảng của quan sátthâm nhập đang được thiết lập. Năng lượng được sinh ra bởi nghi vấn không bị cho phép hao tán trong những phản ứng và những trả lời phản xạ mà nảy sinh từ kho lưu trữ của ký ức. K đang thách thức những cái trí của những người tham gia. Mỗi tế bào trong thân thể và cái trí của K đều được thức dậy. Đang chất vấn không ngưng nghỉ của anh mở toang cái tinh thần; và khi sức lựctinh thần chung của những người nghe trở nên vững chắc, luân phiên cái trí của K được thách thức một cách thăm thẳm. Trong ngay đang thách thức của K, kia kìa nảy ra những thấu triệt quý báu vào tình trạng bị quy định của con người.

Như một antenna, cái trí của K tỏa ra ngoài để cảm giác những cái trí của những người tham gia. Khi bàn luận bị sa lầy hay nhóm người đi vào những lý luận vô íchbàn luận không đem lại kết quả, cái trí của K sẽ lao vào thật nhanh, cứu bàn luận khỏi bị lún sâu. Anh giới thiệu vào bàn luận bản chất của tình yêu, chết, sợ hãiđau khổ; những cảm giác và những tình huống ở bề mặt và quả tim; và bỗng nhiên bàn luận hiệp thông trực tiếp, rành rành cùng vấn đề.

Sự đột phá trong những bàn luận bắt đầu vào một buổi sáng năm 1978, khi Rao Sahib Patwardhan nói rằng những lý tưởng và những niềm tin dẫn dắt anh ấy vào sự đấu tranh thuộc chính trị đã tan thành mây khói đối với anh ấy. Anh ấy bị đối diện một bức tường trắng xóa và cảm thấy rằng thời gian đã đến cho anh ấy để rà soát lại những niềm tin cơ bản. Sau đó anh ấy hướng về Kishnaji và hỏi anh có ý gì qua cụm từ “đang suy nghĩ sáng tạo.” Krishnaji, đang ngồi yên lặng, đang chú ý lắng nghe Rao Sahib, bật chân đứng dậy và ngồi xuống kế cận anh ấy. Nghiêng về phía trước, anh hỏi, “Bạn muốn thâm nhập nó, thưa bạn, và thấy liệu bạn có thể trải nghiệm trạng thái suy nghĩ sáng tạo ngay lúc này?” Rao bị bối rối và nhìn K, không thể hiểu rõ anh đang nói gì.

K bắt đầu, “Làm thế nào người ta suy nghĩ?” Rao trả lời, “Một vấn đề nảy sinh, và gặp gỡ vấn đề đó những suy nghĩ nảy ra.”

K hỏi, “Bạn cố gắng giải quyết một vấn đề như thế nào?” “Tìm ra một đáp án,” Rao nói.

“Làm thế nào bạn tìm ra một đáp án và làm thế nào bạn biết rằng nó là đáp án đúng? Chắc chắn bạn không thể thấy toàn nội dung của vấn đềvậy thì làm thế nào đáp án của bạn có thể là đáp án đúng? ”

“Nếu lần đầu tiên tôi không tìm được đáp án đúng, tôi thử những cách khác để tìm được nó,” Rao trả lời.

“Nhưng dù bạn cố gắng tìm ra một đáp án bằng bất kỳ cách nào, nó sẽ chỉ là một đáp án từng phần, và bạn cần một đáp án trọn vẹn. Vậy thì làm thế nào bạn sẽ tìm được một đáp án trọn vẹn?” K đang khóa lại tất cả những chuyển động của cái trí – từ chối xoa dịu năng lượng bị nhốt trong nghi vấn.

“Nếu tôi không thể thấy vấn đề một cách trọn vẹn, tôi không thể tìm được đáp án đúng,” Rao đáp lại.

“Thế là bạn không còn đang tìm kiếm một đáp án đúng nữa.”

“Không.”

“Bạn đã bịt lại tất cả những hướng đang tìm kiếm một đáp án.”

“Vâng.”

“Trạng thái của cái trí của bạn là gì khi nó không còn đang tìm kiếm một đáp án?”

Cái trí riêng của tôi hoàn toàn trắng xóa, nhưng đây không là điều gì anh đang nhắm đến.

Vài ngày sau trong một bàn luận, K nói về ký ức như ý thức của “cái tôi,” nhân tố đang gây biến dạngcản trở hiểu rõ của hiện tại đó. Anh tách rời ký ức thuộc sự kiện khỏi ký ức thuộc tâm lý – “cái tôi” sẽ là, “cái tôi” nên là. Sau đó, anh hỏi, “Liệu chúng ta có thể sống mà không có ký ức thuộc tâm lý?”

Bàn luận thâm nhập chầm chậm, và tôi hết hứng thú. Cái trí của tôi vọt đi trong theo đuổi ham muốn nào đó. Tôi càng cố gắng tập trung vào chủ đề nhiều bao nhiêu, cái trí của tôi càng trở nên náo loạn nhiều bấy nhiêu. Tôi quá phẫn nộ đến độ tôi thả cho nó lang thang. Chẳng mấy chốc, tôi phát hiện rằng nó đã ổn định, và sáng hôm đó, lần đầu tiên tôi đã lắng nghe điều gì đang được nói. Giáo sư Chubb của Elphinstone College đã tham gia vào một vấn đề bàn luận, và tôi lắng nghe. Liệu ký ức có thể rơi rụng? Tôi tự hỏi mình. Tôi đã không muốn được tự do khỏi nguyên tắc “cái tôi.” Tôi đã kết cấu nó rất kỹ càng; tại sao tôi phải tự do khỏi nó? Tôi sẽ bị lạc lõng.

Tiếp theo tôi cảm thấy tò mò muốn tìm ra liệu người ta có thể buông bỏ ký ức. Có một rõ ràng tức khắc. Tôi bắt đầu nhìn ngắm cái trí của tôi. K đang hỏi, “Các bạn có thể làm gì, thưa các bạn? Các bạn đang đối diện một bức tường trắng xóa. Các bạn không thể chỉ để nó lại, các bạn phải làm cái gì đó.” Trong một lóe sáng, tôi nói: “Buông bỏ ký ức.” Bỗng nhiên cái trí của tôi rõ ràng. K nhìn thẳng vào tôi. Sự rõ ràng lắng sâu thăm thẳm.

“Tiếp tục,” anh nói, “Trạng thái cái trí của bạn khi bạn buông bỏ ký ức là gì?” Như thể là năm mươi người ở đó biến mất, và chỉ có K cùng tôi. “Cái trí của tôi bất động,” tôi nói. Bỗng nhiên tôi cảm thấy nó – một chất lượng quá uy lực, quá mềm dẻo, quá mau lẹ và sinh động. Anh mỉm cười và nói, “Mặc kệ nó, theo chầm chậm, đừng làm tổn thương nó.” Những người khác cố gắng chen vào để nhận được cái gì tôi đã trải nghiệm, nhưng K nói, “Mặc kệ nó một mình, nó mong manh lắm, đừng trấn áp nó.” Khi tôi rời gặp gỡ, anh theo cùng tôi ra cửa và nói, “Bạn phải đến gặp tôi, chúng ta phải nói về nó.” Tôi có cảm giác cái trí của tôi đã được lau chùi sạch sẽ.

Khi sự mãnh liệt và rõ ràng được sinh ra trong đối thoại trở nên hiển nhiên, chúng tôi háo hức tiếp tục. Và vào những ngày khi những nói chuyện trước công chúng không được tổ chức, chúng tôi gặp gỡ và bàn luận cùng K. Hầu hết những vấn đề nảy sinh đều liên quan đến sự khẩn cấp của hành động đạo đức trong khi đang tồn tại một xã hội hỗn loạn, và chỉ đến sau này những vấn đề cơ bản của con người – ganh tị, tham vọng, sợ hãi, đau khổ, chết, thời gian, và sự phiền muộn của trở thành và không thành tựu – sẽ hiện diện và tìm được sự diễn đạt.

Trong những năm sau đó, K đã viết, “Bất động sau khi cày bừa và gieo hạt, là tạo mầm cho sự sáng tạo.”

Khi những bàn luận tiến tới qua những năm tháng, những tìm hiểu thuộc phân tích khác nhau được thực hiện; từ tốn và thăm dò. Chúng tôi thâm nhập mà không tìm kiếm đáp án tức khắc; trái lại, chúng tôi phát triển một quan sát từng bước một về qui trình của sự suy nghĩ và sự bộc lộ của nó – thâm nhập và thối lui, mỗi chuyển động thúc đẩy sự chú ý mỗi lúc một sâu thẳm hơn vào trong những ngõ ngách của cái trí. Một chuyển tải không từ ngữ, tinh tế đã xảy ra; một phơi bày của chuyển động tiêu cực khi nó gặp gỡ chuyển động tích cực của sự suy nghĩ. Có “đang thấy” của sự kiện, của “cái gì là,” sự giải phóng của năng lượng bị nhốt chặt trong “cái gì là,” mà là sự đột biến của “cái gì là.” Lại nữa, điều này được nhận biết từ những phương hướng khác nhau để tìm hiểu giá trị đúng đắn của nó.

Bản chất của phân hai và không-phân hai được phơi bày trong ngôn ngữ đơn giản. Trong trạng thái của đang thâm nhập đó – một trạng thái nơi người thâm nhập, người trải nghiệm đã kết thúc – trong một lóe sáng, “sự thật” được phơi bày. Nó là một trạng thái của không-suy nghĩ tuyệt đối, sự kết thúc của phân hai. Tại cuối của bàn luận, nhiều người trong chúng tôi cảm thấy như thể những cái trí của chúng tôi đã được tẩy rửa sạch sẽ lại.

Trong những năm sau, K sẽ nói về những bàn luận này, “Cái trí mà là con thuyền của chuyển động, khi chuyển động không có hình dạng, không ‘tôi,’ không tầm nhìn, không hình ảnh, nó hoàn toàn yên lặng. Trong nó không có ký ức. Lúc đó những tế bào não trải qua một thay đổi. Những tế bào não quen thuộc với chuyển động trong thời gian. Chúng là cặn bã của thời gianthời gian là chuyển động; một chuyển động trong không gian mà nó tạo ra khi nó chuyển động…Khi không có chuyển động, có sự tập trung lạ thường của năng lượng. Vậy là thay đổi là sự hiểu rõ của chuyển động và sự kết thúc của chuyển động trong chính những tế bào não.”

Sự bộc lộ của khoảnh khắc đột biến của “cái gì là” trao tặng một kích thước hoàn toàn mới mẻ đối với toàn lãnh vực của sự thâm nhập thuộc tôn giáo và thuộc trí năng.

Vài năm sau, tôi nói với Krishnaji, “Khi có một bàn luận cá nhân cùng anh, người ta được phơi bày ra một trạng thái trống không. Nó giống như đối diện với cái gì đó trống không hoàn toàn. Không có gì cả ngoại trừ ‘cái gì là’ như được phản ảnh trong chính người ta. Anh quẳng lại vào người đó một cách chính xác ‘cái gì là.’ ”

K trả lời, “Đó là điều gì lúc trước Aldoux thường nói. Nhưng khi K quẳng lại, nó là cái của bạn.”

 

CHƯƠNG 11

“Hãy đi đi và kết bạn cùng cây cối.”

 

Đ

ầu tháng tư năm 1948, Krishnaji quay lại Madras. Anh ở tại Vasant Vihar, nơi điều hành chính thức công việc của Krishnaji ở Ấn độ. R. Madhavachari là người chủ nhà của anh.

 Vasant Vihar là một khu nhà vững chắc của thuộc địa với những cái cột và những hành lang; cửa ra vào, cửa sổ thuộc loại gỗ cứng teak của Miến điện. Trên tầng trệt, ngôi nhà có một văn phòng và một phòng lớn dành cho những gặp gỡ, nhưng rất ít phòng ngủ – nó đã được cố ý xây dựng để cho chỉ cho vài người có thể sống ở đây. Mặc dù anh có một bộ những căn phòng trên tầng trệt của ngôi nhà, Krishnaji ngủ trên một hành lang có mái. Anh tổ chức những phỏng vấn trong một phòng đối diện với bãi cỏ trước nhà, và những bàn luận trước công chúng được tổ chức dưới những cái cây. Khu nhà được bao bọc bởi cây bồ đề, cây xoài và những cây mưa; những hoa bersali, cassia, gul mohar, và laburnum đang nở cho mùi hương và màu sắc đến vô số màu xanh; và gần cổng là một cái ao nhân tạo đầy hoa loa kèn nước.

 Madhavachari là một người Brahmin khổ hạnh, một môn đệ của giáo phái Madhava. Ông ngây thơ, mộ đạo, cố chấp, và đắm chìm trong một truyền thống đồ sộ có giá trị lâu đời. Sẫm màu, cùng nước da căng, mềm mại có từ nhiều loại dầu tắm Nam Ấn, và với một vóc dáng thẳng, gầy gầy, ông có một hiện diện, khuôn mặt ông tỏa sáng nghị lực và vẻ đẹp. Nhưng phía dưới hình dáng bên ngoài khắc khổ của ông, trong những năm tháng sau, chúng tôi sẽ khám phá một con người rất thiện tâm. Ông có thể cười tủm tỉm với chồng tôi khi nghe những câu chuyện khá khiếm nhã, và có nhiều chuyện vặt vãnh về sống đầu tiên của ông.

 Krishnaji đang bàn luận cùng Sanjeeva Rao và Madhavachari về khả năng xuất bản một tuần báo do Sanjeeva Rao, Maurice Friedman, và tôi là những người biên tập. Trong lá thư đầu tiên của anh gửi cho tôi đề ngày 18 tháng tư năm 1948, anh viết từ Madras:

 

Pupul thân mến của tôi,

 Bởi vì hòn núi sẽ không đến Muhamad vân vân.

 Tôi đã viết cho Nandini, tôi nghĩ ngày hôm qua, bảo với bạn ấy rằng chủ nhà của tôi mời bạn & Nandini ở lại đó một hay hai ngày trước khi đi thẳng đến Ooty. Tôi hy vọng cả hai đều mong muốn. Sau đó chúng ta có thể cùng nhau đến Ooty; chúng ta có thể rời đây khoảng ngày mồng một tháng năm.

 Nếu bạn chấp thuận lời mời của Mr. Madhavachari, mà tôi hy vọng cả hai bạn đều đồng ý, vậy thì trước khi đi đến Ooty, một công việc mới mà chúng tôi dành cho bạn! Tôi hy vọng bạn sẽ thích công việc. Đùa một tí thôi, tôi muốn bàn bạc với bạn & một vài người khác về điều gì đó mà chúng tôi đang nói chuyện ở đây. Họ đang bàn bạc với tôi về việc xuất bản một tuần báo, với bạn, Friedman, Sanjeeva Rao như những người biên tập. Nghe có vẻ ghê gớm nhưng nó nghiêm túc lắm. Chúng ta có thể bàn lại nó khi bạn đến đây. Làm ơn hãy cho chúng tôi biết khi nào bạn & Nandini có thể đến. Nếu các bạn có thể đến vài ngày trước mồng một tháng năm, chúng ta sẽ có cơ hội bàn bạc kỹ lưỡng vấn đề.

Tôi hy vọng bạn và gia đình đều khỏe mạnh. Làm ơn cho tôi gửi lời hỏi thăm họ.

 Nhiều thương yêu,

 J. Krishnamurti

Tôi chưa bao giờ đến Madras, và thế là quyết định đi. Cuối cùng, Nandini cũng thuyết phục được chồng em để theo cùng tôi. Khi đến nơi chúng tôi được đón bởi Krishnaji và Madhavachari, rất nồng nhiệt và ân cần trong sự tiếp đón của họ. Buổi chiều chúng tôi đi cùng Madhavachari đến Tổ chức Thông thái và Garden of Remembrance, vùng đất nơi Annie Besant đã được hỏa tángsamadhi của bà. Krishnaji không đi cùng chúng tôi. Từ khi anh tách khỏi Tổ chức Thông thái, anh không viếng thăm khu Adyar. Sự tách khỏi Tổ chức đã hoàn tất.

Chúng tôi mang về một bông hoa loa kèn từ samadhi của Besant, và trao nó cho Krishna. Anh nhận nó trong hai bàn tay và ôm nó. Chúng tôi có thể thấy anh bị xúc động lắm. Sau đó, chúng tôi theo anh dạo bộ trên bãi biển Adyar. Anh đi tách khỏi chúng tôi, thân thể mặc quần áo trắng thẳng đứng, kéo cao lên, hai cánh tay dài của anh thõng xuống hai bên hông của anh. Khi quay về đôi mắt đen, xanh, sâu thẳm của anh thật xa xôi, khuôn mặt của anh biểu lộ sự ngây ngất. Khi chúng tôi đến nhà anh hỏi Madhavachari (người anh gọi là Mama, “chú”), “Những tiếng chiêng tôi nghe tối qua là gì – hai tiếng dài và một tiếng ngắn? Chúng tuyệt vời quá.” Madhavachari bối rối, trả lời rằng ông không nghe tiếng chiêng và không biết những âm thanh đó từ đâu đến. Krishnaji quả quyết rằng anh đã nghe những âm thanh lạ lùng. K đến phòng anh, và khoảng vài phút sau đi ra nói rằng anh đã hiểu về những tiếng chiêng. Có vẻ rằng âm thanh vang rền, sâu đó được sinh ra bởi hai cái quạt đang quay cùng lúc. Krishnaji đang ở trong một trạng thái ngây ngất, hai bàn tay của anh đập đập vào nhau để nghe vang rền. Hầu như anh không nói gì suốt bữa ăn tối, chúng tôi ăn trên thalis[11], trong khi ngồi trên những tấm chiếu trên nền nhà.

Giữa khuya chúng tôi thức dậy bởi âm thanh giọng nói của Krishnaji đang gọi từ hành lang nơi anh ngủ. Giọng của anh yếu ớt, và chúng tôi bị bối rối và nghĩ rằng anh bị bệnh. Sau một lúc do dự, chúng tôi đi đến ngõ cửa ra vào dẫn đến hành lang và hỏi liệu anh có khỏe không. Krishnaji đang gọi người nào đó, giọng của anh yếu ớt và giống như trẻ em. Anh cứ tiếp tục nói, “Krishna đi khỏi rồi, khi nào anh ấy sẽ trở lại?” Mắt anh mở lớn, nhưng không có sự công nhận. Sau đó dường như anh bắt đầu nhận ra chúng tôi và hỏi, “Em là Rosalind phải không?” Và sau đó, “Ồ, vâng, vâng, anh ấy biết em, điều đó đúng rồi, làm ơn ngồi đây, chờ ở đây.” Sau một chốc lát lại nữa, “Đừng bỏ lại thân thể một mìnhđừng sợ hãi.” Tiếng nói bắt đầu gọi “Krishna” lại. Bàn tay của anh sẽ che miệng và anh sẽ nói, “Anh ấy đã bảo đừng gọi anh ấy.” Tiếp theo một giọng nói của một đứa trẻ, “Khi nào anh ấy sẽ quay lại? Anh ấy sẽ quay lại mau chứ?” Việc này tiếp tục một lúc; anh sẽ im lặng, sau đó lại hét lên “Krishna,” sau đó tự la rầy mình.

Khoảng một tiếng đồng hồ sau, giọng nói của anh trở nên vui mừng. “Anh ấy quay lại rồi, bạn thấy họ chứ? Họ ở đây nè, tinh khiết.” Hai bàn tay anh diễn tả một tròn đều. Và sau đó, giọng nói thay đổi, nó lại là giọng nói quen thuộc của Krishnaji. Anh ngồi thẳng dậy, xin lỗi vì đã đánh thức chúng tôi. Anh tiễn chúng tôi đến tận phòng của chúng tôi và quay lại. Tất cả điều kỳ lạ đó gây bối rối chúng tôi; chúng tôi bị sửng sốt và thức trắng đêm đó. Sáng hôm sau, tại bữa ăn sáng trông anh trong sáng và tươi trẻ. Chúng tôi hỏi anh về chuyện đã xảy ra. Anh cười và nói anh không biết. Liệu chúng tôi có thể diễn tả việc gì đã xảy ra? Chúng tôi kể lại. Anh trả lời rằng chúng ta sẽ nói về nó trong thời điểm nào đó, mà lúc đó chúng tôi hiểu nó có nghĩa rằng anh không muốn bàn thêm. Ngày hôm sau, chúng tôi quay về Bombay.

 Những căng thẳng và sự đe dọa đáng ngại của chiến tranh đã thay đổi những kế hoạch mùa hè của Krishnaji. Họ quyết định rằng anh sẽ không quay lại Châu âu và Mỹ, nhưng sẽ nghỉ ngơi ở Ấn độ suốt tháng năm đến tháng sáu. Miss Hilla Petit và Maurice Friedman là những chủ nhà của anh. Miss Petit đã thuê Sedgemore, một ngôi nhà ở Ootacamund –chúng tôi gọi nó là Ooty – một nhà ga trên đồi ở Nilgiris tại cao độ tám ngàn feet. Những nhà ga trên đồi của Ấn độ, với những cánh rừng sum suê, những con đường đi dạo đầy bóng mát, những con đường nhỏ dành cho xe ngựa, và những cái vườn chăm sóc thật đẹp, đã được lập kế hoạch để tạo ra không khí của vùng quê nước Anh. Người Anh đã tạo ra những khu nghỉ ngơi rừng rú này để trốn tránh sức nóng của mùa hè dài trên những vùng đồng bằng.

Năm 1948, những nhà ga trên đồi này vẫn chưa được Ấn độ hóa. Những căn nhà nhỏ và những bungalow lớn núp trong cây cối và nhìn ra những cánh đồng cỏ màu xanh lục tươi; những hoa dại, hoa cúc, hoa đừng quên tôi, và hoa bồ công anh nở rộ cùng sự thanh lịch nhã nhặn trong cỏ, và những cây thông, cây khuynh diệp, cây cau phủ dày dặc hai bên đồi. Đây là vùng quê nhấp nhô, không có những tảng đá lớn lởm chởm và hẻm núi hẹp của dãy Himalayas phía Bắc. Nhưng cái vườn vây quanh nhà lộng lẫy bởi hoa hồng, hoa vân anh, hoa anh túc, và hoa bướm. Những bụi hồng leo và cây đậu tía phủ kín những bức tường của những ngôi nhà cổ.

Cửa sổ trong phòng ngủ của Krishnaji nhìn qua một cánh rừng dầy dặc của những cây khuynh diệp có màu xanh bạc; những cành cây và lá xoắn vào nhau để hình thành một vòm che của những cây có thân mảnh khảnh mọc thẳng đứng vút lên bầu trời. Shanta Rao, một người bạn thân của Friedman, đã đến từ Madras và cũng đang sống trong ngôi nhà.

Krishnamurti viết cho Nandini và tôi để mời tham gia cùng anh ở Ootacamund. Chúng tôi vừa quay lại sau khi gặp anh ở Madras. Nhìn lại, dường như không thể hiểu được rằng Krishnaji đã không suy nghĩ trong chốc lát liệu điều đó có thể được, liệu tiền bạc cho chuyến đi và ở lại Ooty có sẵn sàng khi cần đến, liệu Nandini có thể được cho phép đi. Tôi được tự do để đi trong những giới hạn về tài chánh không nhiều lắm của tôi, nhưng với Nandini tình hình hoàn toàn khác hẳn. Sự bất hoà của em với người chồng đang sâu sắc; mặc dù người chồng của em và gia đình cậu ấy khá giàu có, họ rất bảo thủ và cổ hũ. Nandini không có phương tiện độc lập của riêng em.

Nhưng nó luôn luôn như thế với Krishnaji. Khi một cần thiết nảy ra trong anh và được bày tỏ, nó đã xảy ra – tất cả những cản trở có thể được khắc phục. Và thế là Nandini, con cái của em, cha chồng của em, Sir Chunilal Mehta, và tôi cùng con gái của tôi, Radhika đến Ootacamund vào tuần lễ thứ ba của tháng năm. Jammadas Dwarkadas sẽ gia nhập vào chúng tôi ở Ootacamund vài ngày sau. Chúng tôi thấy rằng Krishnaji đã hồi phục sau một căn bệnh và đã để một bộ râu quai nón trong khi anh nằm trên giường. Thời tiết lạnh, và Krishnaji mặc một choga chảy dài thuộc loại vải tus tự nhiên[12].

Đôi mắt lớn nhìn xuyên thấu, khuôn mặt có râu quai nón, và chiếc áo dài tạo cho anh một hình dáng thuộc kinh thánh.

Chúng tôi dạo bộ lâu nhiều lần cùng anh, theo những đường tắt qua những cây thông. Anh bước đi uyển chuyển, thẳng lên những dốc đứng và rất khó khăn để theo kịp anh. Đó là thời gian trước mùa mưa, những cánh rừng mờ mờ đục đục bởi những màn sương ảo ảo đang lơ lửng. Chúng tôi bước cùng anh, đi vào cánh rừng mê hoặc nơi cây cối bị bao phủ trong những đám mây đã chuyển thành sáng nóng, khi ánh mặt trời chạm chúng, để làm tan biến khi những đám mây co cụm lại. Vào một dịp, đang leo lên con đường dốc đứng qua những cây thông, chúng tôi tới gần ba người đàn bà đang đi cẩn thận lên đồi, đang giữ thăng bằng bó củi nặng trên đầu của họ. Krishnaji đứng ép về một bên và nhìn ngắm mọi chuyển động những người đàn bà thực hiện khi họ đi ngang qua anh. Bỗng nhiên, người ta cảm thấy nó – một từ bi đang sinh ra từ anh, một năng lượng và chú ý nhẹ nhàng mà cất đi những nặng nhọc của những người đàn bà đang đi ngang qua, không bao giờ biết được điều gì đã làm cho những bó củi của họ nhẹ nhàng hơn.

Một ngày, khi dạo bộ qua những cây thông, anh hỏi tôi làm thế nào tôi gặp gỡ mọi người. Tôi không biết anh có ý gì, và nói như thế. Khi chúng tôi đi qua một tộc trưởng già Toda và người con gái của ông, anh hỏi lần nữa, “Làm thế nào bạn gặp gỡ con người? Hãy quan sát những người Toda đang đi ngang qua chúng ta – cụ già đó với bộ râu quai nón của ông, và cô gái trẻ với cái khăn choàng đầu có sọc. Phản ứng của bạn đối với họ là gì?” Tôi trả lời rằng khi tôi thấy họ, tôi suy nghĩ về điều gì lúc trước họ đã là. Khi bộ lạc của họ cai trị những quả đồi Nilgiri. Họ đã là những vị vua của mảnh đất này, và lúc này, họ là những người lang thang nghèo khổ, trông gia súc ăn cỏ và tụm lại trong những trảng nhỏ xíu. Anh nói, “Chắc chắn, nếu bạn muốn hiểu rõ họ, bạn không thấy họ qua những suy nghĩ của bạn: Tại sao bạn không chỉ nhận biết họ một cách thụ động, cùng sự tỉnh táo? Tại sao bạn không nhạy cảm đối với họ?” Lát sau, khi chúng tôi đang quay về nhà, anh quay về phía tôi và nói bằng một long lanh tinh nghịch của đôi mắt, “Hãy đi đi và kết bạn cùng cây cối.”

Mặc dù Krishnamurti đang nghỉ ngơi và ẩn dật, tin tức về sự hiện diện của anh ở Ootacamund đã lan truyền thật mau lẹ.

Jawaharlal Nehru, bây giờ là thủ tướng Ấn độ, cũng ở Ootacamund, và tôi nhận được một lá thư từ người thư ký của ông nói rằng thủ tướng muốn viếng thăm anh. Nhưng những vấn đề sắp xếp an toàn được phát hiện rằng rất cực nhọc, và thế là thay vì vậy, Krishnaji đến gặp ông tại Government House. Maurice và tôi theo cùng anh, và hiện diện suốt gặp gỡ trong phòng khách riêng của thủ tướng. Có một lò sưởi mở, và những tô lớn đựng hoa cẩm chướng đặt trên những cái bàn. Krishnaji và Nehru ngồi trên một ghế dài đối diện lò sưởi, trong khi tôi và Friedman ngồi trên những cái ghế dựa bên cạnh ghế dài. Những ngọn lửa thắp sáng hai cái đầu Brahmin cao quý, những khuôn mặt trong trắng đẹp như tranh – một cái đầu từ cao nguyên phía Bắc, và cái đầu kia được khắc từ những tảng đá cổ xưa nhất ở phía Nam của Andhra. Những khuôn mặt được chạm trỗ, nhạy cảm, nước da trong mờ mờ làm nổi bật nét xương và tôn lên sự linh động – đôi mắt của người thấy chứa đựng những khoảng cách mênh mông, sinh ra từ bi và yên lặng; người kia có một năng lượng về thần kinh, bén nhạy của một mũi tên. Nehru là một người lãng mạn, một người của hành động, cùng một trí tuệhọc thức cao; quan tâm, cam kết, không ngưng nghỉ, đang tìm kiếm cái không biết được bên trong tình trạng rối rắm của những điều chỉnh thuộc chính trị.

Cả hai người đều nhút nhát, ngập ngừng. Phải mất một thời gian lâu cho họ thiết lập sự tiếp xúc. Jawaharlal Nehru bắt đầu nói chuyện bằng cách nói rằng ông đã gặp Krishnaji nhiều năm trước, và ông thường suy nghĩ về điều gì anh đã nói. Ông đã rất mong muốn gặp lại Krishnamurti. Achyut Patwardhan và những người bạn khác đã kể nhiều về công việc sâu sắc mà Krishnamurti đang thực hiện ở Madras và Bombay. Nehru có vẻ đau khổ bởi sự tàn sát và bạo lực đã nổi lên sau sự chia cắt và độc lập. Ông nói về nó nhiều lắm; ông thấy hai lực lượng đang vận hànhẤn độ, sự xô đẩy vì tốt lành hay xấu xa. Những lực lượng này đang xung đột; nếu tốt lành không thể kiềm chế sự lan tràn của xấu xa, thế giới sẽ bị hủy diệt. Krishnamurti nói tốt lành và xấu xa luôn luôn hiện diện; trong khi rất khó khăn cho tốt lànhtừ bi vận hành nhiều hơn, xấu xa lại đang mong đợi một nứt rạn trong đó nó có thể chiếm được vị trí vững chắc. Phải cần đến một nhận biếttỉnh táo vô cùng để bảo đảm rằng xấu xa không thể chen vào và kiếm được sức mạnh. K nói, nhận biếttỉnh táo là điều gì sẽ duy trì con người.

Jawaharlal hỏi Krishnamurti liệu lời giảng của anh đã thay đổi qua nhiều năm từ khi họ gặp nhau lần cuối. Kishnaji nói có, nhưng anh không thể nói chính xác nơi nào và như thế nào. Sau đó, Nehru nói về điều gì Krishnamurti phải nói về sự thay đổi. Ông cảm thấy có hai cách trong đó sự thay đổi có thể được thành tựu. Bằng cách cá thể tự thay đổi chính anh ấy và vì vậy thay đổi môi trường sống của anh ấy, và bằng cách môi trường sống làm việc vào nó và thay đổi cá thể. Tại mấu chốt này, Krishnamurti chen vào, “Hai việc đó không giống nhau hay sao? Hai việc đó không thể được nói là những qui trình tách rời.” Nehru đồng ý. Ông đang dò dẫm, đang cố gắng diễn tả sự tuyệt vọng mà ông cảm thấy tại tình trạng hỗn loạn trong thế giới và điều gì đã xảy ra ở Ấn độ trong những tháng mới đây. Bị bối rối vô cùng và không biết quay về hướng nào, ông bắt đầu tìm hiểu tận đáy những suy nghĩ và những hành động của ông.

“Hãy bảo cho tôi, thưa ông,” ông hỏi Krishnaji, “Tôi mong muốn được rõ ràng về sự hoang mang này bên trong tôi. Bảo cho tôi hành động đúng đắn là gì và suy nghĩ đúng đắn là gì.” Đối với chúng tôi, những người lắng nghe, đó là nghi vấn vĩnh viễn tồn tại của cái trí Ấn độ thức dậy.

Có sự yên lặng trên ba phút. Chúng tôi đang phát hiện rằng những yên lặng bao bọc Krishnaji trong đối thoại đã hình thành bộ phận của sự giao tiếp; một yên lặng của cái trí trong đó những khoảng cách giữa những cái trí được xóa sạch đến độ có sự hiệp thông và chuyển tải trực tiếp cái trí-sang-cái trí.

Sau đó, Krishnamurti chầm chậm nói, ngừng lại tại mỗi từ ngữ. “Hành động đúng đắn chỉ có thể xảy ra được khi cái trí yên lặng và có một đang thấy của ‘cái gì là.’ Hành động nảy ra từ đang thấy này được tự do khỏi động cơ, khỏi quá khứ, được tự do khỏi suy nghĩnguyên nhân.” Tiếp theo, anh nói rằng rất khó khăn để tìm hiểu vấn đề rộng lớn này trong một thời gian ngắn ngủi. Jawaharlal Nehru đang lắng nghe thăm thẳm, cái trí của ông lộ vẻ tinh khiếtnhạy cảm, có thể đang thâu nhận và đang phản ứng. Krishnaji nghiêng về phía trước, hai bàn tay của anh diễn tả đầy hùng biện. Anh nói rằng cùng sự hỗn loạn đang gia tăngẤn độthế giới, con người chỉ có thể bắt đầu sự tiến hành của tái sinh nơi chính anh ấy. Anh ấy phải bắt đầu mới mẻ lại. Bởi vì thế giới được cứu rỗi bởi anh ấy, một vài cá thể phải tự làm tự do chính họ khỏi những nhân tố đang làm phân rã và đang hủy diệt thế giới. Họ phải tự thay đổi chính họ thật thăm thẳm, suy nghĩ một cách sáng tạo và thế là thay đổi thêm nữa những con người. Ngay từ tro bụi, cái mới mẻ phải được sinh ra. “Giống như chim Phượng hoàng từ tro bụi,” Nehru nói.

“Vâng,” Krishnaji trả lời, “bởi vì muốn cho sự sống hiện diện, phải có chết của anh ấy. Những người cổ xưa hiểu rõ điều này và đó là lý do tại sao họ tôn sùng sự sống, tình yêu, và chết.”

Tiếp theo, Krishnaji nói về sự hỗn loạn thế giới là một phản ảnh của sự hỗn loạn cá thể. Cái trí con người bị trói buộc trong quá khứ, trong thời gian như sự suy nghĩ, là một cái trí chết rồi. Một cái trí như thế không thể vận hành vào sự hỗn loạn, chỉ có thể thêm vào sự hỗn loạn. Con người phải tự-làm tự do chính anh ấy khỏi thời gian như trở thành, sự chiếu rọi vào ngày mai. Anh ấy phải hành động trong “ngay lúc này” và thế là tự-thay đổi chính anh ấy.

Người thấy và người chính trị anh hùng nói chuyện trên một tiếng rưỡi đồng hồ. Bầu trời buổi chiều đã tối sẫm và vì sao hôm đã lặn sau đường chân trời, khi chúng tôi ra khỏi căn phòng. Thủ tướng tiễn chúng tôi ra tận xe hơi và có sự thương yêu và sự trọng đãi trong chia tay. Họ hứa hẹn gặp nhau lại vào mùa đông, khi Krishnaji sẽ ở Delhi. Sau đó Krishnaji, người viết trong quyển sổ tay mỗi ngày, ghi lại những quan sát này:

 

Anh ấy là một người chính trị rất nổi tiếng, thực tế, chân thật ghê lắm, và yêu nước lạ lùng. Không có cái trí chật hẹp và cũng không đang tự tìm kiếm, tham vọng của anh ấy không dành riêng cho anh ấy, nhưng cho một ý tưởng và cho con người. Anh ấy không là một người hùng biện huênh hoang rỗng tuếch hay một người kiếm phiếu bầu; anh ấy đã chịu đựng đau khổchính nghĩa của anh ấy và, lạ lùng thay, lại không cay đắng; dường như anh ấy là một học giả hơn là một người chính trị. Nhưng chính trị là hơi thở sự sống của anh ấy và đảng phái tuân lệnh anh ấy, mặc dù hơi hơi bực bội. Anh ấy là một người mộng mơ, nhưng anh ấy đã gạt đi tất cả điều đó để ưu tiên cho chính trị.

Về cuối tháng năm, những biến cố nào đó xảy ra mà phơi bày ánh sáng vào sống huyền bí ly kỳ của Krishnamurti.

Tháng tám năm 1922 ở Ojai, khi Krishnaji đang trải qua sự thức dậy mãnh liệt, anh có hai người bạn tin cậy ở cùng anh. Điều này là giống hệt vào những dịp như thế trong sống của anh, và sự nhấn mạnh vào hai người không phải là điều ngẫu nhiên. Từ những năm đầu của Krishnaji, Annie Besant đã khẳng định rằng luôn luôn có hai người ở cùng Krishnaji, để bảo vệ anh. Sự bảo vệ thân thể vị thánh nhân khi nó đang trải qua những tiến trình huyền bí của sự thay đổi và sự thuyên chuyển của ý thức, đã bám rễ chặt chẽ trong truyền thống huyền bí của Ấn độ. Tại thời điểm này thân thể nhạy cảm, mỏng manh lạ thường, và trống không tất cả ý thức của cái tôi.

Trong Indus Valley có một lối chữ vẽ hình trong đó người thấy, đang ngồi kiết già trong thiền định, hai bên sườn là hai con rắn hổ mang vươn thẳng trong tư thế tấn công. Trong một hình ảnh về khoảnh khắc của sáng tạo, một cái cây trồi lên từ tử cung của một người đàn bà có hai con hổ hung hăng đang bảo vệ khoảnh khắc của huyền bí. Một thần thoại diễn tả thân thể của Adi Sankaracharya (người tiêu biểu của Advaita và người thành lập nổi tiếng của trường triết học Advaita Veda) khi nó nằm ở hang Amarnath ở Kashmir. Trong một khoảng thời gian, thân thể nằm trống không, bởi vì Sankaracharya đã vào thân thể của một vị vua, để cho không phá hủy sự trong trắng của thân thể riêng của ông, ông có thể trải nghiệm tình dục và cương vị người cha và vì thế trả lời sự thách thức của Sharda, người vợ của Madan Misra của Mahishmati mà đã thách thức Acharya vĩ đại trong bàn luận tại Varanasi. Trong khi thân thể nằm không phòng vệ ở Amarnath, hai người trong những môn đệ của Sankaracharya chăm sóc nó và bảo đảm rằng nó không bị tổn hại. Sự cần thiết phải bảo vệ thân thể đã là nhiệm vụ chủ yếu và có lẽ là duy nhất của những người hiện diện trong khi Krishnaji trải qua những thay đổi to tát của năng lượng mà mở toang những khu vực không được vận hành trước kia của bộ não. Đưa ra bất kỳ sự quan trọng nào khác đối với sự liên hệ của Krishnamurti cùng những người này, như có lẽ được khẳng định, đều không có giá trị. Điểm giá trị duy nhất là rằng họ là những người Krishnaji tin cậy, những người sẽ bảo đảm rằng không có tổn hại gì cho thân thể, và trên tất cả là những người sẽ không có sợ hãi, không có những phản ứng mạnh mẽ thuộc cảm xúc hay ở trong trạng thái nào đó, đối với điều gì xảy ra.

Những biến cố tại Ooty kéo dài trên một thời kỳ ba tuần lễ, từ khoảng 28 hay 29 tháng năm đến 20 tháng sáu. Chúng xảy ra trong phòng của Krishnaji tại Sedgemoor. Em tôi, Nandini, và tôi hiện diện. Nó gây bối rối cho Nandini và tôi. Không nghi ngờ gì cả, Maurice Friedman đã giải thích cho Shanta Rao và Miss Petit điều gì đó về việc gì đang xảy ra, quen thuộc như anh ở cùng những truyền thống huyền bí của những thánh nhân trong vùng đất này. Dẫu vậy, chúng tôi chẳng có thể làm gì cả.

Nó bắt đầu vào một buổi chiều khi Krishnaji đi dạo cùng chúng tôi. Anh bắt đầu nói rằng anh đang cảm thấy không khỏe, và chúng tôi có thể đi về nhà. Khi chúng tôi hỏi liệu anh muốn khám bác sĩ, anh trả lời, “Không, nó không phải việc đó.” Anh sẽ không giải thích thêm nữa. Khi chúng tôi về nhà anh đi tới phòng của anh, bảo với Friedman rằng sẽ không được làm phiền anh bằng bất kỳ giá nào; nhưng anh yêu cầu Nandini và tôi đi vào trong phòng. Anh đóng cửa và sau đó nhắc nhở chúng tôi đừng sợ hãi, dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, và không khi nào được gọi bác sĩ. Anh yêu cầu cả hai chúng tôi ngồi yên lặng và quan sát anh. Sẽ không có sợ hãi. Chúng tôi sẽ không nói với anh, không làm anh tỉnh lại, nhưng khép miệng anh lại nếu anh ngất xỉu. Không khi nào được phép bỏ lại thân thể của anh một mình.

Mặc dù tôi đã được quét sạch bởi sự gặp gỡ của tôi cùng K, tôi có một cái trí ngờ vựcquan sát rất chú ý những biến cố khi nó xảy ra.

Krishnaji có vẻ đau đớn cực độ. Anh rên rỉ vì bị đau răng nhiều và một đau đớn tại gáy cổ, chỏm đầu, và trong cột sống.

Giữa cơn đau anh, sẽ nói, “Họ đang súc sạch bộ não, ôi, quá hoàn hảo, đang làm trống không nó.” Vào những dịp khác, anh sẽ phàn nàn về sức nóng kinh khủng, và thân thể của anh sẽ đổ mồ hôi nhễ nhại. Sự mãnh liệt của cơn đau thay đổi vì khu vực nơi nó được tập trung. Thỉnh thoảng, cơn đau có vị trí trong đầu, trong răng, gáy cổ, hay cột sống. Vào những lúc khác, anh rên rỉ và ôm bụng của anh. Không gì có thể làm dịu bớt cơn đau; nó đến và đi khi nào nó muốn.

Khi tiến trình đang vận hành, thân thể đang nằm trên giường có vẻ giống như một cái vỏ sò; dường như chỉ một ý thức về thân thể hiện diện. Trong trạng thái này giọng nói yếu ớt, như em bé. Sau đó, bỗng nhiên thân thể đầy một hiện diện vút cao. Krishnaji sẽ ngồi bật dậy tư thế kiết già, hai mắt nhắm lại, thân thể mỏng manh có vẻ tăng trưởng và sự hiện diện của anh sẽ phủ đầy căn phòng; có một yên lặng rộn ràng, có thể cảm thấy được và một sức mạnh vô bờ bến tràn vào căn phòng và bao bọc chúng tôi. Trong tình trạng này, giọng nói có khối lượng và chiều sâu vô hạn.

Sau buổi chiều đầu tiên, anh bắt đầu dạo bộ một mình vào những buổi chiều và thường yêu cầu Nandini và tôi đến nhà sau đó. Thoạt đầu, những trải nghiệm bắt đầu lúc 6 giờ chiều và chấm dứt lúc 8 giờ 30 tối, nhưng sau đó thỉnh thoảng, chúng tiếp tục đến nửa đêm. Vào những ngày khi anh phải gặp gỡ người ta (ví dụ, Jawaharlal Nehru), không gì xảy ra. Càng về cuối, những thời kỳ kéo dài hơn, và có một lầntiếp tục suốt đêm. Không lần nào anh nói về sự bẩn thỉu hay bày tỏ một ham muốn rời căn phòng như anh đã làm tại Ojai, mặc dù Sedgemoor không sạch sẽ hơn bình thường; anh cũng không nói về những suy nghĩ gây bực bội. Vào một dịp anh yêu cầu Nandini cầm tay anh, bởi vì nếu không anh sẽ lẻn thoát ra và không quay lại.

Trong khi anh đang ở giữa sự thử thách, thân thể của anh sẽ lăn lộn trên giường. Anh sẽ có những cơn co giật, sẽ gọi vang để kêu Krishna, và sau đó lấy bàn tay bịt miệng lại và nói, “Tôi không được phép gọi anh.”

 __________________

 

Ngày 30 tháng năm năm 1948: [13]

 

 Krishnamurti đang chuẩn bị đi dạo thì bỗng nhiên anh nói anh cảm thấy quá yếu và không hoàn toàn hiện diện ở đó. Anh nói, “Tôi bị đau đớn quá.” Anh ôm đầu và nằm vật xuống. Trong một vài phút, anh Krishnaji mà chúng tôi biết không còn hiện diện ở đó. Suốt hai tiếng đồng hồ, chúng tôi thấy anh trải qua sự đau đớn kinh khủng. Anh nói anh bị đau ở gáy cổ, một cái răng của anh gây phiền muộn anh, bao tử của anh căng phồng và cứng ngắt, và anh rên rỉ và đè xuống. Thỉnh thoảng, anh sẽ la lớn. Anh ngất xỉu nhiều lần. Khi anh hồi tỉnh, lần đầu tiên, anh nói, “Khép miệng tôi lại khi tôi ngất xỉu.”

 Anh cứ liên tục nói, “Amma – ôi, Thượng đế ơi, cho con sự an bình. Con biết họ có trách nhiệm phải thực hiện việc gì. Gọi anh ấy trở lại. Con biết khi sự giới hạn của đau đớn lên đến cực điểm, họ sẽ quay lại. Họ biết thân thể có thể chịu đựng đến mức độ nào. Nếu con trở thành một người điên dại, hãy chăm sóc con – không phải rằng con sẽ trở thành một người điên dại. Họ rất cẩn thận với thân thể. Con cảm thấy quá già nua. Chỉ một ít phần của con đang vận hành. Con giống như một món đồ chơi bằng cao su của Ấn độ, mà một đứa trẻ chơi đùa. Chính là đứa trẻ mới tạo ra sự sống.”

 Suốt tiến trình đang xảy ra, khuôn mặt của anh trông có vẻ mệt mỏikiệt sức và bị nát ra bởi đau đớn. Anh cứ bóp chặt hai nắm tay và những giọt nước mắt trào ra từ hai mắt của anh. Sau hai tiếng đồng hồ, anh ngất xỉu lại. Khi anh hồi tỉnh, anh nói, “Cơn đau đớn đã hết rồi. Tôi biết điều gì đã xảy ra sâu thẳm bên trong tôi. Tôi đã được thấm đầy xăng. Bình xăng đầy rồi.”

 Sau đó, anh nói anh sẽ nói chuyện để cho anh sẽ không phải suy nghĩ về sự đau đớn bên trong anh. “Bạn có thấy mặt trời và những đám mây tơi sốp trĩu nặng nước mưa? Chúng trôi qua mặt trờitiếp theo mưa rơi xuống ầm ầm trên quả đất mà mong chờ giống như tử cung đang mở. Nó rửa sạch. Mỗi bông hoa, mỗi chiếc lá. Có hương thơm, một mới mẻ. Rồi thì, những đám mây trôi đi và mặt trời ló dạng và chạm vào mỗi chiếc lá và mỗi bông hoa. Bông hoa nhỏ xíu thanh thoát giống như một thiếu nữ trẻ bị vùi dập bởi một người đàn ông hung bạo. Bạn có thấy những bộ mặt của những người đàn ông giàu có? Luôn luôn bận rộn bởi những cổ phiếu và kiếm tiền của họ? Họ biết gì về tình yêu? Bạn có khi nào cảm thấy mỗi cành của một cái cây, sờ chạm một chiếc lá, ngồi bên cạnh một đứa trẻ rách rưới? Bạn biết khi tôi lái xe đến một sân bay nhỏ, tôi thấy một nguời đàn bà đang rửa ráy hai mông của một đứa trẻ. Cảnh đó đẹp lắm. Không người nào để ý đến người đàn bà. Tất cả mọi việc họ biết là kiếm tiền và những chỗ ô uế của những người đàn bà của họ. Đối với họ, tình yêu là ái ân. Cầm bàn tay của một người đàn bà, khi bà ta không là một người đàn bà, đó là tình yêu. Các bạn biết tình yêu là gì? Các bạn có những người chồng và con cái. Nhưng làm thế nào các bạn sẽ biết? Bạn không thể nhốt một đám mây trong một cái cũi bằng vàng.”

 Anh im lặng một chốc, sau đó nói, “Đau đớn này làm cho thân thể của tôi như thép – nhưng, ôi, thật mềm dẻo, thật linh động, không một suy nghĩ. Nó giống như một đánh bóng, một sát hạch.” Chúng tôi hỏi liệu anh không thể kết thúc việc bị đau đớn. Anh trả lời: “Bạn có một đứa con. Liệu bạn có thể ngăn cản nó sinh ra khi nó khởi động rồi?” Tiếp theo: “Họ sẽ vui đùa cùng tôi tối nay. Tôi thấy cơn bão đang tụ họp. Ô, Christos!”

 Chốc lát sau, Maurice mang vào ít cháo và sau đó đi ra. Krishnji nhờ bật đèn lên. Anh đã ngồi dậy hai chân kiết già, thân thể thẳng đứng. Sự đau đớn không còn trên khuôn mặt. Hai mắt của anh nhắm lại. Dường như anh đang lớn lên. Chúng tôi cảm thấy quyền năng vô bờ bến tràn vào anh. Có một rộn ràng trong bầu không khí. Nó đầy căn phòng. Hai mắt và hai tai của chúng tôi đầy ắp nó và âm thanh, mặc dù không có âm thanh; và mỗi chân lông của thân thể chúng tôi cảm thấy một tiếp xúc, nhưng không có gì trong phòng. Sau đó, anh mở hai mắt của anh và nói: “Việc gì đó đã xảy ra – các bạn có thấy gì không?” Chúng tôi trả lời anh rằng chúng tôi đã cảm thấy. Anh nói, “Ngày mai khuôn mặt của tôi sẽ khác hẳn.” Anh nằm xuống và hai tay mở ra trong một cử chỉ của no đủ. Anh nói, “Tôi sẽ giống như một giọt mưa – vô nhiễm.” Sau một vài phút, anh bảo với chúng tôi rằng anh khỏe lại rồi và chúng tôi nên về nhà.

 

Ngày 17 tháng sáu năm 1948:

 

 Krishnaji ra ngoài dạo bộ một mình. Anh yêu cầu Nandini và tôi chờ anh. Chúng tôi ngồi bên cạnh lò sưởi và chờ. Anh đi vào phòng như thể anh là một người lạ. Anh đi thẳng đến bàn làm việc của anh và viết cái gì đó trong hồ sơ của anh. Sau một khoảng thời gian, anh bắt đầu nhận biết được chúng tôi. Anh đến và ngồi xuống gần lò sưởi. Anh hỏi chúng tôi rằng chúng tôi đang làm gì và nói rằng anh đã đi qua khỏi Golf Club. Có một cây sáo đang thổi ở xa xa và anh ngồi yên lặng, lắng nghe nó đầy chú ý. Chỉ sau khi nó ngừng thì anh có vẻ ở trong tình trạng nửa mê nửa tỉnh. Hai lần trong khi chúng tôi ngồi đó, sự hiện diện lạ thường bao bọc trọn vẹn anh. Anh cao lên trước chúng tôi. Hai mắt của anh hơi hé mở; khuôn mặt của anh yên lặng và đẹp đẽ lạ thường.

 Rồi sau đó anh nằm trên giường và chỉ có thân thể. Giọng nói xuất phát từ thân thể là giọng nói của một đứa trẻ yếu ớt. Anh Krishnaji mà chúng tôi đã biết không còn ở đó. Thân thể của Krishnamurti bắt đầu nói rằng anh bị đau đớn bên trong lắm, rằng họ đốt cháy anh phía bên trong; rằng có một đau đớn xuyên thủng bộ đầu của anh. Anh đang run rẩy và nói rằng việc gì đó đã xảy ra trong chuyến dạo bộ. Anh quay về phía chúng tôi và hỏi, “Bạn thấy anh quay lại?” Anh không thể làm đồng bộ thân thể và cái trí của anh. Thỉnh thoảng anh cảm thấy anh vẫn còn đang ở trong rừng. “Họ đến và phủ anh lại bằng những chiếc lá.” Anh nói, “Bạn biết không, ngày mai bạn sẽ không thấy anh. Gần như anh không trở lại.” Anh liên tục cảm giác thân thể của anh để xem thử liệu tất cả có còn ở đó hay không. Anh nói, “Tôi phải quay lại và tìm ra việc gì đã xảy ra trong chuyến dạo bộ. Việc gì đó đã xảy ra và họ vội vã quay lại. Nhưng tôi không biết liệu tôi đã quay lại? Có lẽ còn có những mảnh của tôi đang nằm trên đường.” Hai lần anh ra khỏi giường và hướng tới cửa ra vào, nhưng lại nằm xuống. Sau đó, anh chìm vào giấc ngủ. Khi anh thức dậy, anh sờ mó thân thể và nhìn vào hai bàn tay của anh.

 

Ngày 18 tháng sáu năm 1948:

 

 Krishnaji yêu cầu chúng tôi đến vào lúc bảy giờ chiều. Anh đi ra ngoài. Chúng tôi chờ. Anh quay lại nhà sau khoảng thời gian nào đó. Lại nữa anh là người lạ. Anh viết điều gì đó trong quyển sách và sau đó đến ngồi cùng chúng tôi. Anh nói: “Những suy nghĩ về nói chuyện của tôi ở Bangalore đang tràn vào. Lại nữa tôi nhận biết rõ.” Anh nhắm hai mắt và ngồi thẳng đứng, yên lặng trong một lúc. Sau đó anh phàn nàn về sự đau đớn và đi đến giường nằm xuống. Anh nói anh cảm thấy bị đốt cháy. Anh đang khóc. “Bạn biết không, tôi tìm được việc gì đã xảy ra trong chuyến dạo bộ. Anh đến đầy đủ và đảm đương hoàn toàn. Đó là lý do tại sao tôi không biết liệu tôi đã quay lại. Tôi không biết gì cả.” Chốc lát sau, “Sau đó trong tình trạng trống không, có một ánh sáng và một cơn bão và tôi bị hành hạ ngày hôm đó trong cơn gió. Bạn có biết trống không đó mà không có đường chân trời – không giới hạn – nó trải rộng vô hạn?” Bàn tay của anh chuyển động để biểu lộ không gian trống không.

 Chốc lát sau: “Họ đã đốt cháy tôi để cho có thể có nhiều trống không thêm nữa. Họ muốn thấy ‘bao nhiêu của anh ấy’ có thể vào.” Kế tiếp: “Bạn biết trống không? Khi nào không có một suy nghĩ? Khi nào nó hoàn toàn trống không? Nhưng, làm thế nào bạn có thể biết? Chính trống không này mới sáng tạo uy quyền – không phải quyền lực mà họ biết, quyền lực của tiền bạc, quyền lực của địa vị, quyền lực của người chồng đối với người vợ.” Anh ngừng lại. “Đây là uy quyền thuần khiết – giống như quyền lực trong một cái máy phát điện. Bạn biết, trong chuyến dạo bộ, tôi ở trong một ngây ngất. Tôi chưa bao giờ khóc lóc giống như thế. Khi tôi đang bước đi, tôi gặp một người đàn ông nghèo khổ. Ông thấy tôi đang khóc và nghĩ rằng tôi đã mất một người mẹ hay người chị. Sau đó, ông mỉm cười với tôi và tôi không thể hiểu rõ.” Bỗng nhiên anh nói, “Tôi có một suy nghĩthời gian và trống không – tốt lắm. Tôi hy vọng tôi nhớ lại khi tôi thức dậy.”

 Anh bắt đầu nói rằng anh không thể chịu đựng được nó, rằng anh bị đốt cháy tất cả phía bên trong, đau đớn. Sau đó, bỗng nhiên anh ngồi bật dậy và nói, “Đừng chuyển động,” và lại nữa chúng tôi thấy anh giống như đêm trước. Khuôn mặt của anh trong bóng tối, nhưng lò sưởi cháy bừng bừng và bóng của anh đổ dài trên tường. Mọi đau đớn đều biến mất khỏi khuôn mặt. Hai mắt của anh nhắm lại, thân thể của anh đang rộn ràng, như quyền năng nào đó đang thâm nhập vào anh. Khuôn mặt của anh đang rung động. Anh có vẻ to ra và phủ kín căn phòng. Anh ngồi không cử động khoảng ba phút và sau đó anh ngất xỉu. Anh thức dậy an bìnhthanh thản.

_______________

 

 Mặc dù những ghi chú chúng tôi ghi lại đêm cuối bị thất lạc, Nandini và tôi nhớ sự kiện đó rất rõ ràng.

 Krishnaji đã trải qua sự đau đớn hành hạ trong bộ đầu và cổ của anh, bao tử của anh căng phồng, những giọt nước mắt lăn xuống mặt anh. Bỗng nhiên, anh nằm vật ra giường và trở nên bất động. Những dấu vết của đau đớnmệt mỏi được xóa sạch, như xảy ra trong chết. Sau đó sự sống và một bao la bắt đầu thẩm thấu khuôn mặt. Khuôn mặt đẹp đẽ lạ thường. Nó không tuổi tác, thời gian đã không tiếp xúc nó. Hai mắt mở, nhưng không có sự công nhận. Thân thể tỏa sáng; một bất động và một bao la chiếu sáng khuôn mặt. Sự yên lặng là chất lỏng và đậm đặc, giống như mật ong; nó tràn vào căn phòng và vào những thân thể và những cái trí của chúng tôi, bịt kín mỗi tế bào của bộ não, xóa sạch mọi vết tích của thời gian và ký ức. Chúng tôi cảm giác một tiếp xúc mà không có một hiện diện, một cơn gió đang thổi mà không có sự chuyển động. Chúng tôi không thể kiềm hãm và chắp hai tay bày tỏ sự tôn kính. Trong vài phút, anh nằm bất động, sau đó hai mắt của anh mở ra. Chốc lát sau, anh thấy chúng tôi và hỏi, “Bạn có thấy khuôn mặt đó không?” Anh không chờ đợi một câu trả lời. Anh nằm bất động. Tiếp theo, “Buddha hiện diện ở đây, bạn được ban phước lành.”

 Chúng tôi quay về khách sạn, và sự yên lặng theo cùng chúng tôi và vây quanh chúng tôi trong vài ngày kế tiếp. Chúng tôi được bao bọc bởi một hiện diện lan tỏa khắp mọi nơi. Hầu hết mọi thời gian chúng tôi ở trong phòng cùng Krishnaji, chúng tôi không có nhiệm vụ gì cả; tuy nhiên sự có mặt của chúng tôicần thiết. Không có gì cá nhân trong anh trong suốt những biến cố xảy ra – không cảm xúc, không liên hệ với chúng tôi. Sự thử thách có vẻ trên phần thân thể, và tuy nhiên ngày hôm sau lại không để lại dấu vết nào trên khuôn mặt hay thân thể của anh. Anh rực lửa cùng năng lượnghân hoan, háo hức, và tươi trẻ. Không một từ ngữ nào anh nói có những ngụ ý về tâm lý. Một sức nặng, chiều sâu, và sức mạnh hiện diện trong sự yên lặng đã thẩm thấu căn phòng và bầu không khí trong mỗi biến cố. Khi Nandini và tôi so sánh những ghi lại sau đó, chúng tôi đã phát giác rằng cả hai chúng tôi đều có những trải nghiệm giống hệt nhau.

 Khi Nandini và tôi rời Ootacamund, Krishnamurti yêu cầu chúng tôi “đến Bombay và nghỉ ngơi. Các bạn đã trải qua sự thử thách to tát.”

 Trong một trong những lá thư của anh gửi đến tôi, sau này K có đề cập vắn tắt đến việc gì đã xảy ra. Một buổi sáng, tôi đã hỏi anh về lý do có hai giọng nói – một giọng của một đứa trẻ mỏng manh và một giọng thông thường của Krishnamurti. Tôi nói rằng nó trông như thể thực thể nào đó ra khỏi thân thểthực thể nào đó vào lại thân thể. Krishnamurti trả lời trong lá thư của anh, “Đây không là như thế. Không phải rằng có hai thực thể.” Anh nói anh sẽ bàn về điều đó sau; nhưng đã qua quá nhiều năm trước khi anh kể lại về nó.

 

CHƯƠNG 12

“Có khuôn mặt đó bên cạnh tôi.”

 

 

K

hi tôi quay lại Bombay. Tôi trải qua một trải nghiệm không thể giải thích được và rất sâu thẳm. Những giác quan của tôi, bị xé nát khỏi lề thói của nó, đã nổ tung. Một đêm, khi tôi nằm xuống để chuẩn bị ngủ, tôi cảm thấy sự tiếp xúc tràn ngập của một hiện diện, đang chờ đợi. Tôi được thâu nhận và được bao bọc trong một chất lỏng đậm đặc trong tử cung. Tôi đang bị chết đuối, bởi vì tôi cảm thấy ý thức của tôi đang mất dần. Thân thể của tôi phản kháng; nó vật lộn, không thể chấp nhận sự bao bọc kín mít này, ý thức của chết này. Sau đó, sự hiện diện yên lặng biến mất. Việc này xảy ra trong ba đêm liên tiếp. Mỗi lần, thân thể của tôi vật lộn; nó kháng cự sự đụng độ này, không thể đối diện sự tiếp xúc của chết này, mà trôi qua thật mau lẹ như nó đã đến, không bao giờ quay lại. Không có sợ hãi. Tôi kể cho Krishnaji về nó tại gặp gỡ kế tiếp của chúng tôi, và anh bảo tôi cứ để nó như thế, không giữ nó cũng không kháng cự nó.

 Krishnaji yêu cầu chúng tôi giữ bí mật việc gì chúng tôi đã chứng kiến ở Ooty. Chúng tôi cảm thấy rằng anh không muốn nó gây hoang mang sự rõ ràng, sự chính xác, và sự hiệp thông của lời giảng. Nhưng đến những năm 1970, chính Krishnaji bắt đầu kể về nó cho những người gần gũi anh. Tôi hỏi, “Anh nghĩ rằng những tế bào não vật chất, không thể kiềm hãm hay chứa đựng sự vô hạn của năng lượng đang chảy vào bộ não, phải tạo ra những không gian trong bộ não để duy trì nó? Liệu phải có một thay đổi thuộc vật chất trong chính những tế bào não? Hay nó giống như một tia lazer đang chiếu vào những tế bào não để khiến cho chúng có thể vận hành trọn vẹnvì vậy chứa đựng năng lượng vô hạn?”

 Krishnaji trả lời, “Có thể đó là như thế.” Anh ngừng lại, và sau đó tiếp tục. “Sau Ojai, Leadbeater không thể giải thích được sự đau đớn, Mrs. Besant cũng vậy. Sự giải thích được đưa ra bởi họ là rằng ý thức của Krishnaji phải được trống không cho một mảnh của Maitreya Bodhisattva sử dụng thân thể của anh.”

 Khi được hỏi liệu đó là “Maitreya,” anh không nói đúng hay sai. Tôi hỏi, “Liệu có phải rằng chúng tôi đã chứng kiến cái trí đầu tiên đang vận hành đầy đủ, tổng thể?”

 K nói, “Có thể, và đó là điều gì phải được thực hiện cho những em bé ở đây [tại Rishi Valley School].”

 Krishnamurti, năm 1979 đang nói về những xảy ra ở Ooty, đã nói rằng đối với anh đường ranh giới phân chia giữa sống và chết chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, rất mỏng manh và dễ bị đứt. Trong suốt tình trạng khi thân thể là một cái vỏ, có khả năng rằng K có thể lang thang đi khỏi và không bao giờ quay lại, hay những yếu tố nào đó mà muốn phá hoại sự hóa thân có thể gây nguy hại cho thân thể. Vì vậy, không thể có sự sợ hãi nơi những nguời gần gũi anh tại thời điểm đó. Sự sợ hãi thu hút ma quỷ.

 Tôi kể với anh rằng trong khi anh đang ở trong những tình trạng đó, chỉ có thân thể đang vận hành; có một trống không trong thân thể. Giọng nói giống như trẻ em. K nói, “Bạn không thể giải thích hai giọng nói bằng cách nói rằng một giọng là giọng nói của thân thể, một mình nó, hay sao?”

 Tôi hỏi, “Chỉ thân thể đang nói?”

 Anh trả lời, “Tại sao không?”

 “Chỉ một cái vỏ?” Tôi kiên trì.

 “Vâng, tại sao không?” Tiếp theo, K hỏi tôi, “Liệu giọng nói quá khích động?”

 Tôi trả lời, “Không có sự khích động.”

 “Liệu nó là một trạng thái tưởng tượng?” Anh hỏi.

 “Làm thế nào tôi có thể biết được?” Tôi trả lời.

 K hỏi việc gì đã xảy ra sáng hôm sau. Tôi nói thỉnh thoảng chúng tôi cùng anh dạo bộ. Krishnaji rất tươi trẻ, sinh động. Sự đau đớn không để lại dấu vết, và anh có vẻ đã quên bẵng điều gì đã xảy ra. Anh cười nhiều, nhìn chúng tôi một cách giễu cợt, đầy thương yêu, chu đáo, phủ ngập chúng tôi bằng sự hiện diện của anh, và không có câu trả lời cho những câu hỏi của chúng tôi. Anh nói rằng anh không biết.

 Cùng năm đó, 1979, khi K ở Bombay, vài người chúng tôi yêu cầu anh giải thích hiện tượng của khuôn mặt thay đổi. Anh nói, “Cách đây nhiều năm, tôi thức giấc và có khuôn mặt đó bên cạnh tôi. Có khuôn mặt đó mà khuôn mặt của K đang trở thành. Khuôn mặt này luôn luôn ở cùng tôi, một cách hạnh phúc. Khuôn mặt rất lạ thường, cao cả vô cùng, tinh khiết.” Anh nói như thể những từ ngữ của anh liên quan đến một con người khác. “Và một ngày khuôn mặt không còn ở đó nữa.”

 “Liệu nó đã trở thành một cùng K?” Tôi hỏi.

 K nói anh không biết. Anh cũng nói về sự cần thiết của thân thể phải được bảo vệ. Không có gì xấu xa nên xảy ra quanh nó trong khi K ra khỏi, không những tồi tệ. Trong tình trạng đó thân thể không phòng vệ, tất cả mọi loại yếu tố đều muốn phá hoại nó. “Khi có tốt lành, cũng có cái còn lại.”

 Anh được hỏi liệu cái xấu xa có thể đảm đương thân thể của anh khi nó bị trống không. “Không” của anh là tuyệt đối.

 “Vậy thì cái xấu xa có thể làm gì? Phá hủy sự hóa thân?”

 “Vâng,” K trả lời, “đó là lý do tại sao phải có tình yêu. Khi có tình yêu có sự bảo vệ.”

 K cũng nói rằng có thể sự đau đớn và việc gì xảy ra là cần thiết, bởi vì bộ não không sẵn sàng. Nhưng dấu vết của không-chín chắn vẫn còn, những tế bào não không đủ rộng lớn để thâu nhận năng lượng. “Khi năng lượng đến đang tràn vào và bộ não không thể chứa đựng nó, lúc đó năng lượng cảm thấy nó phải làm mềm mại vật phục vụ của nó. Đó có lẽ là hoạt động riêng của nó.”

 Nói thêm về sự cần thiết phải có hai người ở cùng thân thể, K trả lời, “Nơi nào có tình yêu có sự bảo vệ. Sự hận thù cho phép điều xấu xa đi vào.”

 Khi được hỏi ý thức của K đi đâu, anh trả lời, “Tôi đã tự hỏi chính mình điều gì xảy ra khi không có chuyển động của bộ não.” Chốc lát sau anh tiếp tục, “Nó chấm dứt hoàn toàn. Chỉ khi nào nó phải biểu lộ thì nó xuất hiện. Nó chấm dứt tồn tại khi nó không còn ở đó. Không khí có bất kỳ vị trí nào, ánh sáng có bất kỳ vị trí nào? Không khí được bao bọc lại và vì vậy nó ở đó. Đập vỡ cái vỏ bọc, nó ở khắp mọi nơi.”

 Dường như anh ngần ngừ khi tìm hiểu thêm nữa. Anh nói rằng anh không nên tìm hiểu thêm nữa. “Bạn có thể hỏi,” anh nói, “và tôi sẽ trả lời. Nhưng tôi không thể hỏi.”

 Krishnaji ghé thăm Bangalore trên đường quay lại từ Ootacamund. Anh đang ở tại Premalaya, một ngôi nhà của người vật lý nổi tiếng, Vikram Sarabhai, Chủ tịch của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử và một người tiên phong của tìm hiểu không gianẤn độ. Maurice Friedman đang chăm sóc anh. Một ham muốn thử nghiệm không thể chế ngự đã khiến cho Friedman gợi ý Krishnaji rằng ăn tỏi có lợi cho sức khỏe của anh. Thế là, sáu tép tỏi sống được thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày của anh. Dưới những chỉ dẫn của Friedman, Balasundaram, người ở Bangalore, xoa bóp cho anh hàng ngày bằng dầu thuốc.

 Đến lúc này, một nhóm những người trẻ đã tụ tập quanh người thấy. Balausundaram và người vợ Vishalakshi, Sunanda và người em bà con của cô Lalita, Dwaraka (một người bạn trẻ từ Bangalore), và Shanta Rao liên tục hiện diện, thêm vào màu sắc, nói chuyện, và tiếng cười cho bầu không khí. Sanjeeva Rao, người ở Bangalore, bị bực dọc bởi quá nhiều người trẻ đang tụ tập quanh Hiện diện đẹp đẽ lạ thường này. Anh ấy cảm thấy có một khinh suất nào đó trong bầu không khí, và có lẽ được nhắc nhở bởi những chỉ dẫn của Annie Besant về sự cần thiết cho những người mới khai trí phải bảo vệ Krishnji chống lại những lực lượng phá hoại. Những đồn đại bắt đầu, và vài đồn đại trôi nổi chung quanh đến tai Krishnaji. Nhận biết được một thiển cận tự mãn nào đó trong tình huống đó, anh khiển trách những nhóm lớn tuổi tại một gặp gỡ trước công chúng. Anh nói về bản chất phá hoại của sự bàn tántrách nhiệm và sự cần thiết phải có một cái trí nghiêm túc.

 Đến lúc này, Madhavachari đã đến Bangalore. Ông kinh hoàng bởi những thử nghiệm của Friedman, và ngay tức khắc yêu cầu Friedman chấm dứt những xoa bópsử dụng tỏi trong ăn uống hàng ngày của Krishnaji.

 Subba Rao, một người thuộc Tổ chức Thông thái cũ đã tách rời và đang ở cùng Krishnaji và bây giờ là hiệu trưởng của Rishi Valley School, vội đến Bangalore để bàn bạc những công việc của trường cùng Krishnaji. Subba Rao là một người giáo dục tinh tế và tài giỏi, được yêu quý bởi những học sinh; nhưng ông đang lớn tuổi rồi. Bởi vì Madhavachari lặp đi lặp lại nhiều lần rằng, công việc của Rishy Valley rơi vào tay của nhóm Coimbatore. Mặc dù nó không bao giờ trở nên rõ ràng cho tôi liệu có gì sai trái với nhóm này và họ là ai, thường thường nó được chấp nhận rằng họ không được hoan nghênh lắm. Subba Rao, không thể kiểm soát những công việc của trường, đã đề nghị xin từ chức. Có một ngày, Sanjeeva Rao nói với Krishnaji, “Rishi Valley được mua với giá 10.000 bảng Anh và được trao tặng vì mục đích đó. Nó là tài sản của anh. Nó đang bị phá hoại. Anh phải can thiệp.” Krishnamurti trả lời thật mau lẹ, “Tài sản của tôi? Tôi không có tài sản.”

 Những nói chuyện ở Bangalore được tham dự khá đông, và chẳng mấy chốc những bàn luận được tổ chức liên quan đến Rishi Valley School. Tại thời điểm này, Miss Muriel Payne tham gia vào. Muriel Payne, người đã đến Bangalore từ nước Anh, là một phụ nữ có xương to, năng động cực kỳ. Người đứng đầu của một tổ chức điều dưỡng suốt cuộc chiến tranh, cô bán trường cao đẳng đào tạo y tá của cô và đến Ấn độ. Cô đã biết Krishnamurti nhiều năm. Thật ra, cô đã kể cho tôi rằng cô đã chăm sóc Krishnamurti khi anh bị bệnh nặng ở Ojai trong những năm 1945 và 1946.

 Cô gặp Krishnamurti ở Bangalore và gợi ý rằng cô sắp xếp một nhóm những người trẻ và bắt đầu làm việc ở Rishi Valley. Khả năng tổ chức thực tế của Miss Payne, được kết hợp với một nhận biếthiểu rõ nào đó trong công việc dạy học, khiến cho cô thành một tánh cách dữ dội. Cô là một người bạn nhiệt tình, nhưng không chấp nhận làm việc không hiệu quả lẫn sự tầm thường và đối xử với mọi người khắt khe. Một người phụ nữ không đẹp phần thân thể, cô không lập gia đình; và sự vắng mặt của tình yêu vật chất đã làm nổi bật lên bản chất tàn nhẫn tự nhiên của cô. Nhưng cô là một người phụ nữ cao trong mọi ý nghĩa của từ ngữ đó. Cô có thể phủ kín căn phòng bằng ý định không thể kiềm chế được của cô để định hình những sống của con người.

 Người ta quyết định thành lập một cộng đồng để điều hành Rishi Valley; nhóm này sẽ gồm có Miss Payne, Madhavachari, Maurice Friedman, Subba Rao, và Rajagopal Iyengar. Cũng ở trong nhóm này là Evelyn Wood, Gordon Pearce, và Adhikaram. Evelyn Wood, một người đàn ông người Anh kết hôn với một phụ nữ người Ấn, một giáo sư tiếng Anh tại Bombay University, đã phục vụ Chính phủ Anh và sau đó ở lại Ấn độ sau Độc lập. Gordon Pearce, một người thuộc Tổ chức Thông thái và người giáo dục nổi tiếng, đã kết hôn với một phụ nữ người Ấn, Anusuya Paranjpaye. Ông đã thành lập một trường công lập ở Gwalior, làm hiệu trưởng Rishi Valley School, và sau đó sẽ bắt đầu Blue Mountain School ở Ootacamund. Adhikaram, một người giáo dục rất nổi tiếng từ Sri Lanka, sau đó trở thành hiệu trưởng danh dự của Colombo University. Sau đó họ đều đi tới Rishi Valley để phụ trách trường. Có lẽ không tránh khỏi, chẳng mấy chốc họ sẽ bị tan rã bởi sự bất đồng. Evelyn là người đầu tiên rời trường, tiếp theo là Maurice Friedman. Madhavachari từ chức, và Subba Rao rời thung lũng. Pearce và Adhikaram không bao giờ đến. Miss Payne bị bỏ lại phải chịu trách nhiệm duy nhất. Lúc đó, Sanjeeva Rao bị kinh hãi bởi Miss Payne và “sự thiếu giáo dục” của cô. Được giáo dục tại Kings College, Cambridge, Sanjeeva Rao không thể khuyến khích sự dốt nát về ngữ pháp tiếng Anh của Miss Payne và lỗi chính tả kinh khủng của cô. Sanjeeva Rao viết những lá thư chua xót cho tôi, phàn nàn về sự dốt nát và không thích hợp cho công việc giáo dục của cô.

 Tại chặng này, một đề nghị được đưa ra rằng Rishi Valley và những mảnh đất quanh nó nên được bán đi. Miss Payne phản ứng mạnh mẽ tới sự bàn tán này và viết cho Krishnamurti, đang ở Poona, phản đối việc bán khu đất nhưng đề nghị trường nên đóng cửa. Miss Payne khuyên thành lập một cộng đồng quốc tế. Madhavachari phản đối mạnh mẽ ý tưởng bán khu đất, và để phản đối, ông rút lui khỏi Rishi Valley Trust.

 Cuối cùng, Krishnaji quyết định rằng Rishi Valley sẽ không được bán. Tuy nhiên, Subba Rao từ chức và trường được đóng cửa một phần bởi Kitty Shiva Rao, người vợ Áo của Shiva Rao, và Rao Sahib Patwardhan, sau đó làm chủ tịch và thư ký của Rishi Valley Trust. Miss Payne quay lại nước Anh, sau đó Madhavachari gia nhập lại Trust. Tuy nhiên, Miss Payne quay lại phương Đông và gặp Krishnamurti ở Colombo, Sri Lanka, vào tháng mười năm 1949. Sau đó, cùng với Adhikaram và Pearce, cô thành lập Rishi Valley, một cộng đồng để sống những lời giảng của Krishnamurti. Tất cả họ lái xe xuống Rishi Valley và phụ trách vùng đất. Rajagopal Iyengar, một kỹ sư thâm niêm của Central Services đã từ chức sớm khỏi chính phủ để làm việc ở Rishi Valley, cũng là một hội viên của cộng đồng, và cả Maurice Friedman. Không nao núng, Miss Payne phụ trách. Chẳng mấy chốc, những công nhân cũ chỉ còn lại một số người nòng cốt.

 Từ Bangalore K đi đến Poona, nơi anh sẽ ở tại nhà khách của Servants of India Society. Mẹ tôi, Iravati Mehta, sẽ làm chủ nhà và chăm sóc K trong khi anh ở Poona. Cháu trai của tôi, Asit Chandmal, chín tuổi, ở cùng mẹ tôi. Cha của cháu, một thành viên của ngành dân chính Ấn độ, bị một căn bệnh tinh thần. Mẹ và cha của cháu đã ly thân và Asit được nuôi nấng bởi bà của cháu, mẹ của tôi. Nhận biết được sự phức tạp về những vấn đề của đứa trẻ, mẹ đã rút cháu ra khỏi trường học để về ở Poona, từ trực giác hiểu rõ rằng hai tháng dưới cùng mái nhà với K sẽ giúp nhiều cho Asit hơn bất kỳ trường học nào.

 Tôi yêu cầu Asit viết vài hồi tưởng về thời kỳ này, bởi vì cháu đã dành nhiều thời gian cùng K. Trong một lá thư, Asit viết,

 

Khi tôi chín tuổi, tôi ở cùng Krishnaji tại Poona trong nhiều tuần lễ. Bà tôi đã gây dựng ngôi nhà ở Servants of India Society – có hai phòng ngủ và một phòng khách ở giữa. Phòng ăn và phòng bếp trong một nhà nhỏ cách đó hai trăm yards. Chúng tôi thường cùng nhau đi bộ đến cái nhà nhỏ để ăn trưa – cái dù của ông luôn luôn đang bảo vệ ông chống lại thậm chí một chút xíu mặt trời. Ông thường rủ tôi chạy đến căn nhà nhỏ – ông chạy cùng tôi và chúng tôi đến cùng lúc. Tôi chín tuổi và ông gấp sáu lần tuổi của tôi – năm mươi tư. Khi ông thấy tôi đang chơi thả diều, ông kể cho tôi nghe về những cái diều khổng lồ ở California, lớn hơn khoảng cách cánh tay dang rộng của ông, và sau đó, khi ở Diwali, chúng tôi đi đến chợ của Poona, mua pháo, và đốt chúng vào ban đêm. Một lần, khi tôi nhảy tránh một viên pháo đang nổ ông nói, “Quan sát nó, đừng ngoảnh mặt đi.”

 

Trước khi anh rời Bangalore, K đã tặng Sunanda 400 rupees và một cái khăn choàng đầu. Nó là một cử chỉ tượng trưng, một gợi ý rằng cô rời nhà và vào thế giới. Cô đã đến Poona cùng người em họ Lalita, Dwaraka, và Gautam, người chú ngoại của cô. Họ ở nhà nghỉ của Tổ chức Thông thái. Cũng có mặt là Gawande, một thanh niên trẻ rất thông minhchín chắn mà sau đó sẽ trở thành một khất sĩ.

Khán giả tại những nói chuyện rất chủ động. Những người theo Gandhi, những sinh viên, những người viết văn, những học giả, và những người có nghề nghiệp cao, đến những gặp gỡ. Những bàn luận rất sôi nổi, được tập trung vào những câu hỏi về sự giảm bớt nghèo đói và những đòi hỏi của công việc xã hội.

K đang gặp gỡ vô số con người khác nhau. Nhiều phụ nữ có cuộc sống hôn nhân phiền muộn tìm kiếm những phỏng vấn với anh, và thật mau lẹ anh thấy được sự không an toàn và những đau khổ chồng chất cuộc sống của một phụ nữgia đình. Trong những nói chuyện trước công chúng anh được đưa ra nhiều câu hỏi về “những bổn phận của một người vợ” và vai trò của hôn nhân. Anh đả kích sự đạo đức giả của xã hội Ấn độ, những giá trị và những luân lý của nó. Anh nói về vị trí của người phụ nữ và sự chi phối thuộc kinh tế của người chồng. “Chỉ một xã hội chết rồi và một xã hội thoái hóa mới nói về bổn phận và những quyền lợi.” Anh hỏi, “Bạn có nhận thấy một người đàn ông mà quả tim của họ trống rỗng? Khuôn mặt anh ấy trở thành xấu xí. Thỉnh thoảng hãy nhìn khuôn mặt của bạn trong một cái gương, nó đã khó coi như thế nào, rối loạn như thế nào.” Anh nói về sự vắng mặt của tình yêu cùng chiều sâu và phong phú của nó. “Để thương yêutrong trắng, thuần khiết, không vấy bẩn.”

Tôi đã đến Delhi trước K. Trước đó, chồng tôi đã chuyển cơ quan chỉ huy đến Delhi và chúng tôi đang ở tại Delhi Gymkhana Club. Bởi vì chủ yếu công việc của tôi ở Bombay, tôi đi lại giữa hai thành phố. Tôi bị phiền muộn ở Poona, cái trí của tôi đã bắt đầu phản kháng. Tôi cảm thấy tôi nên quay lại sống và những hoạt động cũ của tôi, công việc của tôi, những câu lạc bộ của tôi, lề thói vô tận của tôi. Tôi thử cố gắng, nhưng phát giác mình là một người đứng ngoài. Tôi cũng không thể đến gặp K. Mỗi lần tôi gần anh, tôi cảm thấy một bức tường giữa chúng tôi; anh không thể tiếp cận được. Sự cân bằng bên trong của tôi bị nghiêng ngả.

Tôi hỏi K điều gì đã xảy đến cho tôi. Tại Ooty tôi đã cảm thấy bờ mé của một thức dậy. Tôi chỉ cần một bước để nhảy vào trống không. Nhưng bước đó không bao giờ đến, và trước khi tôi có thời gian để nắm bắt cái gì tôi có, tôi đã bị quét vào chiều sâu của sự cô độc. Ở Ooty có hân hoanđam mê của thức dậy mỗi buổi sáng, của thấy K rực sáng cùng ánh mặt trời. Nó giống như thương yêu ánh mặt trời; đầy đam mê, tuy nhiên lại thanh thoát. Tôi đã thoáng thấy những chiều sâu vô hạn và một bao la của thấy. Nó ở lại cùng tôi, sống cùng tôi trong nhiều ngày. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc tôi bị xô đẩy vào những tác động khắc nghiệt của Bombay – những ồn ào của nó, những trục lợi tàn nhẫn, sự xấu xavô vị của sống. Sự suy sụp đột ngột này vào sự đông đúc và bộ máy nghiền của một thành phố bị ô nhiễm, thúc đẩy tôi viết cho Krishnaji, nói rằng sẽ dễ dàng hơn khi khoác vào chiếc áo cà sa.

Nhưng đó không là lý do duy nhất cho sự suy sụp quá mau lẹ của tôi. Lặp đi lặp lại ở Poona tôi hỏi K những lý do cho sự tuyệt vọng, và anh nói, “Tại sao bạn cần đến một lý do? Bạn đang gặp phiền muộn và không ở trong một trạng thái tỉnh táo. Hãy thấy chính bạn trong vực thẳm và bạn sẽ thoát khỏi nó. Lần tới bạn sẽ cảnh giác và thấy rằng bạn không rơi lại vực thẳm.” Nhưng tôi không thể hiểu rõ, và cảm thấy rằng đi đến anh là hoàn toàn vô ích.

Một trong những quyển sách Upanishads nói rằng không đến gần sự thật là điều tốt lành hơn; nhưng, ngay khi đã nghe, bạn phải hành động hay sự thật hành động như một thuốc độc bên trong chính bạn. Krishnamurti nói cùng sự việc: “Hãy tránh xa nếu bạn không nghiêm túc.” Nhưng tôi có nghiêm túc. Tôi chưa bao giờ nghiêm túc như thế. Tôi chưa bao giờ cảm thấy sâu thẳm như thế. Khi tôi sắp rời Poona anh nói với tôi, “Buông bỏ bám chặt của bạn. Tại sao bạn muốn bám chặt quá? Buông nó đi và thấy điều gì xảy ra.”

Khi anh đến Delhi, tôi đi đến gặp anh một mình. Anh bảo với tôi rằng anh đã nằm mơ thấy tôi (anh hiếm khi có những giấc mơ). “Lắng nghe điều gì tôi nói. Tôi sẽ nói như thể tôi là bạn. Tôi là một người Brahmin được sinh ra từ một truyền thống văn hóahọc hành bằng một nền quá khứ của trí năngnhạy cảm. Trong nền quá khứ này có một tính chất rõ rệt của sự nhu nhược, của sự thô thiển. Tôi trải qua thời niên thiếu của tôi trong một ngôi nhà của một công chức. Tôi ăn thịt và bị ép buộc phải chối từ đạo Brahmin của tôi. Tôi đến Châu âu, lập gia đình, có một đứa con, một căn bệnh rất nặng. Tôi bị mù, cuộc sống đã sử dụng tôi và để lại dấu vết của nó trên tôi. Tôi phát triển tham vọngvun đắp sự tàn nhẫn và phủ nhận sự nhạy cảm. Trong gặp gỡ con người tôi đã thấm nhuầnphản ảnh sự thô tục của họ hay sự nhạy cảm của họ. Tôi đã không có thông minh để gặp gỡ sự thô tục bằng thông minh. Sau đó Krishnamurti đến. Thoạt đầu tôi thấy trong điều gì anh phải nói một phương cách để mài bén bộ não của tôi, nhưng chẳng mấy chốc tôi bị trói buộc trong nó. Trong sự ảnh hưởng uy quyền nhất tôi đã biết. Và luôn luôn, mặc dù tôi phủ nhận nền quá khứ Brahmin của tôi, nó ở đó, sự mâu thuẫn cơ bản, nền quá khứ Brahmin không bao giờ được hiểu rõ nhưng lại bị phủ nhận, và thế là tôi luôn luôn trong xung đột.”

Sau đó anh nói, “Bạn thấy bức tranh, những loang lổ, những ánh sáng, những màu sắc, mức độ thô thiển, mức độ nhạy cảm. Bạn cảm thấy gì khi bạn thấy bức tranh như một tổng thể?” Tôi trả lời nó là một hỗn loạn, và hỏi tôi có thể làm gì để giải quyết sự mâu thuẫn. Chắc chắn tôi phải có thể hành động trong sự mâu thuẫn.

Anh nói, “Bạn vẫn còn quan tâm đến hành động. Nhưng bất kỳ hành động nào về phần bạn sẽ có nghĩa thêm vào một chắp vá khác. Tại sao bạn không thể thấy nó? Nó là bạn, cùng tất cả màu sắc và những ánh sáng. Ích lợi của thành kiến và vui thú là gì? Chỉ thâm nhập nó và thấy chính bạn như bạn là, một cách rõ ràng. Vậy thì bạn sẽ không còn bắc cầu cho sự thô thiển và sự nhạy cảm.”

‘Đó là, tôi phải không còn cố gắng để nhạy cảm, khi tôi thô thiển.”

“Không,” Krishnamurti trả lời. “Bạn không thể làm bất kỳ điều gì. Chỉ nhìn ngắm sự thật về bắc cầu của bạn, mà bạn luôn luôn đang làm.” Đây là lần đầu tiên tôi đã nghe anh nói về nền quá khứ và sự cần thiết phải hiểu rõ về nó. Tôi hỏi anh làm thế nào nó có thể hiểu rõ được.

“Thấy rằng nó hiện diện ở đó trong tất cả trọn vẹn của nó, phong phú của nó, hàng ngàn năm ký ức thuộc chủng tộc của nó. Vậy là, lần tới khi nó tự chiếu rọi chính nó, bạn sẽ thấy nó và sẽ có hiểu rõ tức khắc và sự kết thúc của xung đột với nó. Bạn không thể phủ nhận nền quá khứ, bởi vì nó hiện diện ở đó cũng chính xác như cánh tay hay da thịt của bạn. Bạn chỉ có thể hiểu rõ nó, và hiểu rõ nó là được tự do khỏi nó.” Chốc lát sau anh nói, “Điều gì con người cần là sự mãn nguyện trong quả đất, khi nó đã sinh ra một cái cây. Trong một bụi cây, khi nó đã sáng tạo một bông hoa.”

 

 

CHƯƠNG 13

“Tại sao bạn không bắt đầu lau chùi bậc thềm cửa trước của nhà bạn, bộ phận thuộc con đường của bạn mà là chính bạn.”

 

T

rong khi ở Delhi, Krishnaji là khách của người anh của Sanjavee Rao, Sir B. N. Rao, một luật sư và một viên chức nổi tiếng, một thành viên của ngành công chức Ấn độ, người đã được yêu cầu bởi Thủ tướng Jawaharlal Nehru để đưa ra những lời khuyên trong việc thực hiện cái khung của hiến pháp Ấn độ. Delhi đang tắm trong ánh mặt trời rực rỡ, chầm chậm nhận biết được những hàm ý của sự tự do và vô vàn những cơ hội đang chờ đợi sẵn trong mọi phương hướng. Hội đồng Lập pháp đã bắt đầu làm việc; những luật sư, những người suy nghĩ về chính trị, và những người đấu tranh cho tự do đã tụ họp để trình bày có hệ thống trong một hiến pháp viết bằng tay về những lý tưởng mà họ đã chiến đấu vì nó. Không tôn giáo, bình đẳng trước luật pháp, tự do ngôn luận, tự do không bị bắt bớ giam cầm độc đoán – tất cả đều đang được đưa ra tranh luận bằng đam mê. Nhưng nằm dưới những bàn luận này là vụ ám sát Ganhdiji và những sự kiện bi thương khi chia cắt đất nước đã phơi bày sự bạo lực và những lực lượng phân chia được chôn giấu thật sâu trong mảnh đất Ấn độ và những gợi ý của hỗn loạn, sợ hãi, và tàn sát trong tương lai.

 Sanjeeva Rao, người giáo dục thanh lịch và một trong những người hợp tác lâu nhất của Annie Besant, đã từ Madras đến ở cùng Krishnaji. Theo cùng ông là người vợ Padmabai, một người giáo dụcnăng lực cao và một người tiên phong trong sự giáo dục phụ nữ ở Uttar Pradesh. Vào cuối những năm 1920 trong một thời gian ngắn tôi đã học tại Varanasi, ngôi trường nơi Padmabai là hiệu trưởng. Cao cả, luôn luôn bảo vệ, sẵn sàng giúp đỡ, bà chuyển tải sự thương yêuquan tâm đến những cô gái trẻ tuổi, và cũng được đáp lại bằng tình yêu của các em. Trong những năm 1920 sự giáo dục phụ nữ ở Uttar Pradesh vẫn còn là một đề tài nhạy cảm. Nó yêu cầu sự thông minh và tính trung thực để phổ biến những giá trị đúng đắn cho những cô gái bên trong cái khung bị giới hạn mà môi trường sống đòi hỏi. Nguời em út của Sir B. N. Rao, Shiva Rao, người đại diện địa phương ở Delhi của tờ báo hàng ngày The Hindu, viết bằng ngôn ngữ Anh Ấn và có ảnh hưởng sâu rộng, đang ở chung nhà cùng B. N. Rao. Người vợ của ông Kitty, một người Úc đã đến Ấn độ trong những năm 1920 và dạy học ở Montessori School cho trẻ em tại Varanasi, đảm trách nữ chủ nhà của B. N. Rao.

 Vào những buổi chiều sau bữa ăn tối, K nghe anh em Rao bàn luận về Ấn độ và những rắc rối của hiến pháp mới đang được hình thành.

 K đang viếng thăm và nói chuyện ở Delhi sau khi vắng mặt nhiều năm, và huyền thoại về những năm đầu đời của anh đã tạo ra sự hiếu kỳ và sự quan tâm vô cùng. Những người khoa học, những người cầm quyền, những người ngoại giao, những giáo sư, và những khất sĩ đến những nói chuyện và những bàn luận của anh, thách thức anh bằng những câu hỏi về những thực tế khắc nghiệt của tình hình Ấn độ. Họ phát hiện trong Krishnaji một người lắng nghe nhiệt thành và yên lặng, và thách thức anh bởi sự không đầy đủ của lời giảng của anh, khẳng định rằng anh không có giải pháp cho những vấn đề của nghèo đói, những người thuộc đẳng cấp ti tiện, hệ thống đẳng cấp. Trả lời của Krishnaji là đặt ra một câu hỏi khác: Liệu họ đã biết bản chất của vấn đề rộng lớn này?

 Trong người thầy hiện đại này họ tìm kiếm một Vivekanand, nhưng rời khỏi đầy bối rối – bởi vì họ gặp phải một con người của sự hiện diện siêu đẳng mà không phù hợp vào bất kỳ những bảng phân loại biết trước của họ về những vị thánh và những khất sĩ. Anh trả lời những câu hỏi về nghèo đói bằng cách nói rằng những nhu cầu của con người – lương thực, chỗ ở, quần áo – chỉ có thể được tổ chức hiệu quả khi những nhu cầu không bị lợi dụng cho những mục đích thuộc tâm lý để có được những kết quả tự-loại trừ, nhưng được giải quyết trên mức độ riêng của chúng. Nhận biết được sự tự mãn và thiển cận của những người hỏi, anh khiển trách họ: “Cái trí là chính bạn. Nó không thể yên lặng khi nó đang ngồi trên miệng một núi lửa.” Phủ nhận tất cả những niềm tin, những tín điều huyền bí, và những luyện tập, anh nói cùng những người đã tụ họp, “Cái tôi không là một thực thể vĩnh cửu, nhưng một con suối, nước đang chảy.”

 Hầu hết mọi ngườiẤn độ đã chứng kiến sự đấu tranh dành độc lậpsức mạnh của một chuyển động tập thể, và họ cảm thấy rằng để xây dựng một Ấn độ mới mẻ, vô vàn người phải phát động một đấu tranh mới mẻ cho những giá trị. Krishnaji bảo họ, “Để sáng tạo một cấu trúc mới mẻ tôi phải là người kiến trúc, người xây dựng cũng như người công nhân.” Khi được hỏi một con người có thể làm được gì, anh trả lời, “Bạn suy nghĩ dựa vào những chuyển động to lớn, những hành động to lớn, những trách nhiệm to lớn, nhưng bạn không nhận trách nhiệm. Tại sao bạn không bắt đầu lau chùi bậc thềm cửa trước của nhà bạn, bộ phận của con đường của bạn mà là chính bạn?”

 Ánh sáng thông minh của anh đang dò dẫm vào suy nghĩ và cái trí. “Chúng ta cảm thấy rằng ‘cái tôi’ khác biệt với suy nghĩ, với cái trí. Liệu ‘cái tôi’, người suy nghĩ tách rời khỏi suy nghĩ? Vậy thì người suy nghĩ có thể vận hành vào suy nghĩ. Liệu ‘cái tôi’ tách rời khỏi những phẩm chất của nó? Xóa sạch suy nghĩ, người suy nghĩ ở đâu? Sau mỗi câu anh ngừng lại, như thể thả cho những từ ngữ chìm sâu vào ý thức của người lắng nghe.

 “Chúng ta cảm thấy rằng ‘cái tôi’ là vĩnh cửu, bởi vì tất cả những suy nghĩ khác đến và đi. Nếu người suy nghĩvĩnh cửu, vậy thì suy nghĩ có thể được thay đổi, được kiểm soát, được biến đổi bởi người suy nghĩ. Nhưng ‘cái tôi’ không là kết quả của suy nghĩ hay sao? Cái trí của bạn tách rời ‘cái tôi’ khỏi suy nghĩ bởi vì nó không thể chịu nổi tình trạng không-vĩnh cửu. Suy nghĩ không thể chuyển động từ cái đã được biết đến cái không biết được. Làm tự do cái trí khỏi cái đã được biết là tất cả mọi việc mà cái trí phải làm. Muốn tìm ra cái gì vượt khỏi những từ ngữ, những từ ngữ phải ngừng lại. Tôi chỉ có thể sử dụng từ ngữ để đến cái cửa.”

 Tháng mười hai, Krishnaji được mời đến Teen Murti House, nơi cư ngụ chính thức của Thủ tướng. Tôi cũng có mặt. Jawaharlal vừa quay lại từ Jaipur Congress và trông rất mệt mỏi và buồn bã. Ông nói với Krishnaji, “Thời gian này tôi rất bận rộn, đang làm việc gì mà tôi không biết.” Ông hỏi Krishnaji làm thế nào những lực lượng không-hòa nhập đang lan tràn mau lẹ có thể được ngăn chặn. Krishnaji trả lời rằng sự hòa nhập chỉ có thể bắt đầu tại mức độ cá thể.

 “Đây phải là một tiến hành từ từ, trong khi sự không-hòa nhập đang lan tràn mau lẹ,” Jawaharlal Nehru nói. “Có gì để chứng tỏ rằng những lực lượng không-hòa nhập sẽ không tràn ngập những lực lượng hòa nhập?”

 Krishnaji trả lời, “Điều đó có thể được.”

 Sau đó họ bàn luận làm thế nào cá thể sẽ tự tái sinh chính anh ấy. Krishnaji nói, “Sự hiểu rõ về cái tôi chỉ sinh ra trong liên hệ, trong nhìn ngắm chính bạn trong liên hệ với con người, những ý tưởng, và những sự vật; với cây cối, quả đất, và thế giới quanh bạn và bên trong bạn. Sự liên hệ là cái gương trong đó cái tôi được phơi bày. Nếu khônghiểu rõ về chính mình không có nền tảng cho suy nghĩ và hành động đúng đắn.”

 Jawaharlal Nehru ngắt lời và hỏi, “Làm thế nào người ta bắt đầu?”

 K trả lời, “Bắt đầu nơi bạn là. Đọc mỗi từ ngữ, mỗi cụm từ, mỗi đoạn văn của cái trí, khi nó vận hành qua sự suy nghĩ.”

 Nehru đang lắng nghe, nhưng người ta có thể thấy sự mệt mỏi trên khuôn mặt của ông. Ông hỏi, “Nhân tố chung trong tất cả con người là gì?”

 “Ham muốn lẩn tránh đau khổtìm kiếm hạnh phúc,” Krishnaji nói.

 Kế tiếp Nehru bàn luận sự sợ hãi mà đang xô đẩy con người đến những hành động của bạo lực. Ông hỏi Krishnaji liệu hành động được sinh ra từ sự hiểu rõ có thể làm tự do con người khỏi sợ hãi, sợ hãi thuộc tâm lý mà là lực lượng thúc đẩy những hành động của con người.

 Krishnaji nói, “Tự do khỏi sợ hãi chỉ có thể được sinh ra khi con người nhận biết được chuyển động của sợ hãi bên trong chính anh ấy. Đang thấy nó là đang dập tắt nó.”

 Jawaharlal Nehru và Krishnaji dường như thực sự không hiệp thông cùng nhau ngoại trừ một hay hai lần. Thủ tướng có vẻ rất quan tâm, nhưng rất mệt mỏi. Ông giữ cho mình tỉnh táo bằng cách hút thuốc. Cái trí của ông quay lại vấn đề của sự hòa hợp và sự tiếp cận đến hiểu rõ về chính mình. “Làm thế nào con người hiểu rõ về chính anh ấy?” Ông cứ liên tục đang hỏi, đang tìm kiếm một chứng cớ.

 “Nhìn ngắm cái gì bên ngoài bạn và bên trong bạn. Nhìn ngắm những suy nghĩ của bạn,” Krishnaji nói. “Ai là người suy nghĩ? Và liệu những suy nghĩ tách khỏi người suy nghĩ?” Anh nói về sự cần thiết phải có một cách mạng sâu thẳm trong ý thức; về sự khẩn cấp phải có một nhận biết của toàn cầu để vận hành, nếu không có nó con người không thể tồn tại. Đây là những từ ngữ tiên tri; chúng sẽ bắt đầu có sự xác nhận quan trọng trong thế giới bạo lực, phân chia của những năm 1980.

 Trên đường về nhà sau gặp gỡ, Krishnaji bị bực dọc và buồn bã. Anh bình phẩm rằng cái trí của Nehru là một cái trí nhạy cảm, tốt lành. Nó bị lãng phí trong chính trị. Chính trị gây chết người. Sau đó, tại bữa ăn tối, Krishnaji bàn luận với anh em Rao về vấn đề của không-hoà nhập ở Ấn độ. “Xã hội đang liên tục không-hòa nhập. Vậy thì vị trí của một người đổi mới trong xã hội là gì? Anh ấy không đang thêm vào không-hòa nhập hay sao? Một người đổi mới quan tâm đến những hậu quả và những sắp xếp lại của chúng. Chỉ một người cách mạng đi tới gốc rễ, tới nguyên nhân mà trong đó sự kết thúc được chứa đựng.” Krishnaji đang tự chất vấn chính anh. Anh hỏi liệu Gandhiji là một người cách mạng hay một người đổi mới.

 “Gandhiji có tầm nhìn của người cách mạng. Ông có khả năng suy nghĩ bao quát. Suy nghĩ của ông không phải là suy nghĩ của một người đổi mới,” Sir B. N. Rao nói.

 “Lúc đó ông là một người cách mạng trong suy nghĩ, nhưng trong thực hiện, tầm nhìn thâu hẹp lại. Bị trói buộc trong chính trị, Gandhiji phải thỏa hiệp, và ý thức cách mạng của ông bị chìm xuống và ông trỗi dậy như một người đổi mới,” Krishnaji trầm ngâm. Sau đó anh hỏi Sir B. N. Rao liệu Ấn độ có những người lãnh đạo có thể định hình những hậu quả.

 “Ở Ấn độ, những người lãnh đạo dường như không có quyền hành. Những hậu quả đang cuốn họ đi. Trong sự không-hòa nhập mau lẹ này có cả thất vọng lẫn hy vọng. Có hai con đường trước mặt Ấn độ. Hoặc nó sẽ hoàn toàn bị cuốn đi và không còn có bất kỳ sự quan trọng nào trong thế giới; hoặc, bằng chính sự tiếp xúc những chiều sâu của không-hòa nhập, cá thể sẽ thức dậy trách nhiệm của anh ấy và khước từ bị cuốn đi theo dòng chảy. Một xã hội mới mẻ sẽ trỗi dậy hoàn toàn khác hẳn bất kỳ xã hội nào đã được biết.” Krishnaji nói rằng anh cực kỳ quan tâm để thấy điều gì sẽ xảy ra.

 Lại nữa anh nói về gặp gỡ của anh với Jawaharlal Nehru. Anh đã cảm thấy bị xúc động sâu đậm bởi sự tốt lành của cái trí của thủ tướng, và thật buồn cho ông khi một cái trí nhạy cảm như thế phải bị trói buộc trong chính trị. Krishnaji nói, “Chính trị đã làm cằn cỗi cái trí, nó gây hủy hoại cho sự nở hoa của cái trí.”

 Anandmai Ma, người nổi tiếng nhất trong những “Người Mẹ” được sùng bái đang sống lúc đó (những phụ nữ mà trong sống của họ đã thăng hoa cái tôi và trở thành những biểu tượng của Sakti, người mẹ chính như năng lượng), có một số người theo sau rất đông ở Bắc Ấn, đến gặp Krishnaji. Họ gặp ngoài vườn, bởi vì Người Mẹ không bao giờ vào nhà của một người. Bà không nói tiếng Anh, và nói chuyện qua một thông ngôn. Bà có một hiện diện tỏa sáng tươi cười. Bà nói rằng bà đã xem một bức ảnh của Krishnaji nhiều năm trước và biết rằng anh là một người rất vĩ đại. Bà hỏi anh, “Tại sao ông phủ nhận những đạo sư? Ông mà là đạo sư của những đạo sư.” (câu này được dịch cho anh).

 Anh trả lời, “Con người sử dụng đạo sư như một chiếc nạng.”

 “Con người đến nghe ông giảng tới mức độ hàng ngàn,” bà nói. “Điều đó có nghĩa ông là đạo sư.” Ông dịu dàng cầm tay bà và không trả lời.

 Nhiều người viếng thăm đến và phủ phục mình tại chân của K và Anandmai Ma. Anandmai Ma chấp thuận sự chào hỏi của họ, nhưng Krishnaji bị bối rối. Như luôn luôn như vậy, anh sẽ không cho phép họ cúi đầu chào, nhưng bật dậy và cúi xuống để sờ hai bàn chân của người tìm kiếm sự ban phước lành.

 Sau đó, khi Anandmai Ma ra về, Krishnaji nói về bà bằng sự nồng nhiệt và thương yêu. Đã có sự hiệp thông, mặc dù đa phần không diễn tả bằng từ ngữ. Tuy nhiên, anh kinh hãi bởi quang cảnh những người đàn bà theo sau đầy khích động phủ phục trên mặt đất vây quanh bà.

 Trong những ghi lại của tôi tại thời kỳ đó, tôi đã ghi lại sự viếng thăm của một khất sĩ già mù lòa, người chỉ nói được tiếng Hindu. Người khất sĩ hỏi Krishnaji về sự tự do khỏi những ràng buộc của thân thể và cái trí. Người nào đó thông dịch lại. Krishnaji trả lời đầy đam mê và mãnh liệt, và người khất sĩ dường như hiểu rõ. Mặc dù trong những nói chuyện trước công chúng của anh Krishnaji phê bình những người khoác vào chiếc áo choàng, sâu thẳm bên trong anh luôn luôn cảm thấy anh có sự giống nhau rất nhiều về tính chất đối với những người mặc áo choàng. Trong những năm đầu tiên của anh, có chứng cớ rằng thỉnh thoảng anh đã suy nghĩ về việc trở thành nguời khất sĩ. Nhận biết được những hàm ý của nó, anh đã không làm như thế, nhưng một hòa nhã đặc biệt cho những khất sĩ và những thầy tu Phật giáo thực sự vẫn còn y nguyên, và anh không bao giờ từ chối gặp họ, dù mệt nhọc đến chừng nào. Sự phê bình của anh về những nghi lễ, những kỷ luật và những luyện tập, tuy nhiên, lại rất sắc bén.

 Có một ngày hai hoàng tử Iran đến gặp Krishnaji. Họ đang viếng thăm Ấn độ và nghe về sự hiện diện trong thành phố của một người thầy tôn giáo vĩ đại. Họ hỏi Krishnaji liệu anh có thể tiên đoán tương lai của họ. Krishnaji trông rất giễu cợt, và đã nói rằng anh không là một người chiêm tinh. Họ bị bối rối, bởi vì họ đã nghĩ rằng Krishnaji là một người tôn giáo nên cũng là một người tiên tri.

 Những bàn luận cùng một nhóm nhỏ đã bắt đầu. Achyut Patwardhan ở Delhi và Sunanda cũng vậy, cùng thân thể trẻ trung uyển chuyển và trí năng sắc bén như dao cạo của cô. Sunanda còn rất trẻ, và những giác quan nổ tung của cô khiến cho cô thích thú nhiều lắm. Ngây ngất trong bầu không khí vây quanh Krishnaji và bị rực cháy bởi vẻ đẹp vô cùng của anh, cô sẽ tiếp tục ngồi trên nền nhà sau khi những bàn luận chấm dứt, hai mắt của cô nhắm chặt lại, một lòng bàn tay ép trên má của cô. Sau một vài phút, khi được hỏi chuyện gì xảy ra vậy, cô sẽ mở hai mắt to của cô và nói, “Tôi đang trải nghiệm.”

 Những bàn luận rất chính xác, dò dẫm; mỗi chuyển động, mỗi hành động của sống được mang vào ánh sáng của sự chú ý và được hiểu rõ. Thỉnh thoảng sự tiến hành gây đau đớn, và cái trí của thân thể bị co rút lại do bởi phải đương đầu giải quyết. Chúng tôi bàn luận về bạo lực, tức giận, ganh tị, và chết.

 Tại một trong những bàn luận buổi chiều K được hỏi, “Làm thế nào người ta có thể thương yêu? Được bao bọc trong trạng thái đó đến độ hành động và phản ứng đều thuộc tình yêu, và thế là được tự do khỏi cái tôi?”

 Krishnaji nói, “Liệu bạn có thể biết tình yêu? Chắc chắn, cái mà bạn biết không là tình yêu. Tình yêu là nhạy cảm, mỏng manh đối với mọi thứ. Nó là đạo đức. Liệu đạo đức có thể được học hành? Bất kỳ gắng sức nào để trở thành đạo đức, bất kỳ nỗ lực, là phủ nhận đạo đức.”

 Một công chức trẻ đã nói rằng những huyền bí nào đó đã khẳng định rằng bằng sự thừa nhận một Thượng đế con người, đang phú cho Thượng đế đó những chất lượng nào đó và tình yêu bao la, và sau đó giao phó cái tôi cho những chất lượng đó, cái tôi kết thúc.

 “Việc này hàm ý sự chiếu rọi của cái tôi trong một ý tưởng đã hình thành sẵn về những chất lượng của tình yêu là gì,” Krishnaji nói. “Tôi nói, muốn biết nó bạn phải ở trong trạng thái của không-biết-gì-cả. Nhưng muốn ở trong một trạng thái của không-biết-gì-cả là ham muốn một kết quả, mà bạn đã chiếu rọi rồi; bởi vì tất cả mọi điều bạn biết là cái đã được biết. Làm thế nào bạn có thể đi từ cái đã được biết đến cái không biết được? Bất kỳ việc gì bạn thực hiện từ cái đã được biết vẫn còn trong cánh đồng của cái đã được biết. Vậy thì điều gì xảy ra?” Những người tham dự được thẩm thấu bởi sự minh bạchdễ hiểu của những từ ngữ của anh. “Bạn không tìm kiếm một lối ra, bởi vì bạn không biết một lối ra. Khoảnh khắc bạn thực sự thấy điều này, bạn ra khỏi – trong một trạng thái của không-biết, thâu nhận, sẵn sàng để tiếp nhận cái không biết được.”

 Chúng tôi cũng bàn luận bản chất của sự nhận biết, rằng qua sự suy nghĩ không có lối thoát khỏi lề thói của cái trí, bởi vì suy nghĩ là ngục tù của nó. Krishnaji hỏi, “Liệu có thể có một cái trí hoàn toàn trống không, được tự do khỏi bất kỳ chuyển động đang trôi chảy nào của cái tôi? Liệu chuyển động tới lui đó có thể kết thúc? Trong việc này liệu không có sự tan biến của cái tôi hay sao?”

 Tại khoảnh khắc đó những ngọn đèn bị tắt. Trong bóng tối bầu không khí trở nên bị dồn chặt vào, những cái trí trở thành tối tăm như một trợ giúp cho trống không và không gì cả. Krishnaji bỗng nhiên ngừng nói. Anh nói rằng anh sẽ chờ những ngọn đèn sáng lên. “Trong bóng tối cái trí có thể tự-thôi miên chính nó, tưởng tượng tất cả mọi loại trạng thái. Điều này nguy hiểm. Nó là ảo tưởng.”

 Chính là những biến cố nhỏ này mới phơi bày sự hòa hợpbao la của một cái trí khước từ thỏa hiệp hay cho phép bất kỳ chỗ bám víu cố định nào.

 Achyut Patwardhan, người đã ở Delhi, đến gặp Krishnaji đều đặn. Ông đã đến gặp Dr. Gyanchand, một người kinh tế nổi tiếng tại Delhi University, người đã tuyên bố những quan điểm Xã hội. Gyanchand đã tranh luận với Achyut về bản chất và khung cấu trúc được cần đến để thiết lập những nguyên tắc của sự bình đẳng trong hiến pháp. Ông đã nói rằng khả năng tri thức phải là tiêu chuẩn cho tánh lãnh đạo. Achyut hỏi Krishnaji liệu đây là sự tiếp cận đúng đắn. Đối với Achyut, chủ nghĩa xã hội hàm ý sự vắng mặt của thứ bậc giai cấp tại mọi mức độ. Bằng cách tập trung vào hận thùđau khổ, chủ nghĩa Marxism đã không thấy điều này. Krishnaji hỏi, “Liệu có thể có một tiếp cận mà xóa sạch những khác biệt giữa khả năng hay trí năng?”

 Achyut nói, “Chủ nghĩa xã hội không thể chỉ quan tâm đến những nhu cầu thuộc kinh tế của con người. Sự đấu tranh thuộc kinh tế chắc chắn tạo ra những khác biệt về khả năng, nếu nền tảng không là một bình đẳng của tinh thần.”

 Người nào đó nêu lên câu chuyện của Krishna thay đổi một người phụ nữ lưng gù trở thành có phẩm giá. “Làm thế nào một thay đổi thuộc tâm lý như thế có thể được tạo ra? Liệu có thể có một thay đổi tại gốc rễ của cái trí, và thế là phía bên ngoài nhìn thấy trước toàn bộ những khác biệt thuộc khả năng?”

 Krishnaji hỏi, “Liệu vấn đề không là một vấn đề của khước từ chấp nhận một người lãnh đạo hay sao? Việc này, một mình nó mang lại sự bình đẳng trong những liên hệ thuộc kinh tế và xã hội. Khi bị quăng vào trách nhiệm riêng của anh ấy, chắc chắn con người sẽ tìm hiểu. Và trong tìm hiểu không có cao hơn, không có thấp hơn. Bất kỳ hệ thống nào được đặt nền tảng trên sự chấp thuận của những khác biệt thuộc khả năng để thiết lập địa vị, chắc chắn phải dẫn đến một xã hội thứ bậc, và thế là nuôi dưỡng chiến tranh giai cấp.”

 Sau đó Krishnaji hỏi tôi, “Điều gì trao tặng phẩm giá cho con người? Sự hiểu rõ về chính mình – sự hiểu rõ về bạn là gì? Người theo sau là người xấu xa tệ hại nhất.”

 

CHƯƠNG 14

“Dưới Những Tia sáng Cuối cùng của Mặt trời, Những dòng nước là Màu sắc của Những Bông hoa Mới nở.”

 

N

ăm 1949, Krishnaji sẽ khám phá chất lượng đặc biệt thuộc môi trường sống của Ấn độ: sự hoành tráng của những con sông, những hòn núi, và vùng quê của nó; những khu nhà tồi tàn, sự nghèo đói, và sự đau khổ của nó; và bụi bặm của những con đường mòn trên đó những bậc hiền nhân và những người tìm kiếm đã rảo bước trong hàng thế kỷ. Anh đang dò dẫm vào cái trí Ấn độ mà đã ngủ quên trong những trừu tượng và đã hài lòng trong những ý tưởng; anh đang phát triển mãnh liệt sự nhận biết về những cái bóng mà tách rời ý tưởng khỏi hành động.

 Từ Delhi anh đi bằng xe lửa đến Varanasi. Một người đàn ông ở chung cabin tàu của anh, quan tâm đến chết và những hiện tượng thuộc thân thể, hỏi anh về sự thật của chết và về sự tiếp tục. Khi xe lửa ngừng tại một nhà ga địa phương, một việc lý thú xảy ra.

 “Xe lửa đã ngừng,” Krishnaji nói, “và ngay lúc đó, một chiếc xe hai bánh to đang chạy qua, được kéo bởi một con ngựa. Trên xe là một xác chết, được gói chặt trong một miếng vải trắng tinh và buộc vào hai cọc bằng tre xanh dài, vừa mới chặt. Từ ngôi làng nào đó xác chết đang được mang đến sông để hỏa thiêu. Khi chiếc xe ngựa di chuyển qua con đường gập gềnh xác chết bị chao đảo tàn nhẫn, và dưới miếng vải chắc chắc cái đầu đang nhận được những tang thương nhất. Chỉ có một hành khách trong chiếc xe bên cạnh người chủ xe; anh ấy phải là một người bà con gần, bởi vì hai mắt của anh đang đỏ hoe vì khóc lóc. Bầu trời xanh lạt của đầu xuân và trẻ em đang chơi đùa và la hét trong bụi bặm của con đường. Chết phải là một cảnh thông thường, bởi vì mọi người đều tiếp tục với điều gì họ đang làm. Ngay cả người tìm hiểu về chết cũng không thấy chiếc xe và gánh nặng của nó.”

 Ngôi nhà Krishnaji sống tại Rajghat ở Varanasi, thành phố rực sáng bởi sự hành hương, được xây dựng trên khu Kasi cổ trên vùng đất cao gần Sangam, nơi nhập lại của những con sông Ganga và Varuna. Chính là nơi đây, tại nơi thiêng liêng nhất của chuyến hành trình ra biển của nó, con sông bẻ một vòng rất đẹp và chảy về hướng bắc đến nguồn của nó. Nơi đây gần cảnh cổ xưa của ngôi đền Adi Kesava mà Buddha, khi đã đạt được sự khai sáng tại Bodh Gaya, có thể đã băng qua con sông này, đi bằng phà, để đặt chân lên bờ sông. Theo con đường cổ xưa của những người hành hương này, Buddha đã đi đến cánh rừng săn hươu nai tại Sarnath để giảng bài pháp đầu tiên của ngài. Con sông Varuna rẽ nhánh, phân chia vùng Varanasi đô thị khỏi vùng nông thôn.

 Qua hàng thế kỷ những người thấy của mảnh đất này đã đến hai bờ của sông Ganga và để lại hạt giống những lời giảng của họ nằm im lìm trong đất. Buddha, Kapila Muni, Adi Shankara – những người thầy vĩ đại này đã ngồi dưới bóng râm của những cây nhiều mấu cổ xưa, trên ghats bậc sông hay dọc theo bờ sông. Những ngôi làng có những cái tên mang bằng chứng cho sự hiện diện của họ.

 Một thành phố nổi tiếng vì sự học hànhtìm kiếm, vì thái độ hoài nghingờ vực và sự tài giỏi lỗi lạc của cái trí duy vật biện chứng, chính ở Kasi mà Adi Shankara đã đến để thiết lập uy quyền tối cao của ông. Qua nhiều thế kỷ những người đả phá tôn giáo đã tràn lan qua thành phố, phá hoại những ngôi đền và những điện thờ; nhưng hạt giống của nghi ngờ, của tìm hiểu, và bản thể của những lời giảng vĩ đại, mà không có tại đền thờ hay trong bất kỳ quyển sách nào, đã được giữ gìn bởi những người nghiên cứu và những giáo sĩ. Trong những hội nghị bí mật, họ giữ chúng sinh động và nhắc nhở những tinh túy của một trí tuệ bất diệt. Dọc theo hai bờ sông này sự đối thoại và một dò dẫm vào “phía bên trong” của thiên nhiên và cái trí đã phát triển.

 Những cây xoan và cây xoài, cây bần đang nở hoa và cây đa mọc trên hai bờ sông Ganga thiêng liêng. Những tàn tích của đền thờ và ashrams thiền viện bị mọc che kín bởi cỏ may và những cây leo dại. Mỗi bình minh Krishnaji đứng trong bóng tối trên hàng hiên ngôi nhà của anh và nhìn ngắm lửa vào mặt trời đang mọc, đang sáng tạo thế giới mới mẻ lại. Một cái thuyền đã trôi qua, những cánh buồm của nó đã giương lên. Những xác chết trương lên – con ngườithú vật, những con kên kên đang đậu nghỉ ngơi trên thân thể của họ – được mang đi bởi những dòng nước. Mọi thứ đang chuyển động chầm chậm, an bình; những dòng nước gió mùa đã chấm dứt cơn cuồng nộ và tàn phá của nó, những dòng nước giống như những người nghèo khổ đã sống bên hai bờ sông đều có phẩm giá, dù gánh nặng của chúng đến chừng nào.

 Achyut và Rao Sahib Patwardhan, Maurice Friedman, Sanjeeva Rao, Nandini, và tôi cùng Radhika, người con gái mười tuổi của tôi, đều ở Varanasi. Mỗi buổi chiều chúng tôi dạo bộ cùng Krishanji trên con đường của những người hành hương. Những bông hoa trắng của những cây bần làm ranh giới cho con đường và hai bờ sông đã tỏa ra hương thơm của nó, và những bông hoa nở rộ thật đẹp nằm dưới bàn chân của chúng tôi. Những trận mưa rất to; con sông đã tràn qua hai bờ và cây cầu làm bằng tre và đất nung lung lay đã bị gẫy trong những tháng khô hạn vẫn chưa được dựng lên. Chúng tôi phải băng qua cầu bằng phà, được chèo hết sức bởi người lái đò. Ý nghĩa của nhịp điệu không bao giờ thay đổi được phơi bày ở Kasi. Một ý thức cổ xưa lan tràn mảnh đất và con người. Quá khứ vô tận trong khuôn mặt những người lái đò có nước da đen mềm mại được phản chiếu trên những dòng nước, những người đàn bà đang đội những bình nước trên đầu của họ, người dân chài đang quăng lưới.

 Một buổi chiều, một tá em nhỏ và những con dê đứng cùng những người chăn dê, đang chờ phà trên bờ sông. Krishnaji ôm lấy một con dê con, cử chỉ thật mau lẹ, tự nhiên; cú nhảy vào thuyền của anh rất chính xác và gọn gàng; đám trẻ cười khi thấy con dê bé tí vẫy đuôi và dịu dàng rúc vào người lạ. Chúng tôi qua sông và con dê con kêu be be đòi mẹ.

 Thấy một hòn đá trên đường, Kishnaji sẽ nhặt nó lên để nó không gây thương tích cho những bàn chân đất của một người dân làng. Anh rất tỉnh táo, lắng nghe những âm thanh của con sông, nhìn ngắm con người đi qua, những dòng nước, cây cối, chim chóc, và những con chó ở làng đang sủa liên tục. Anh sẽ im lặngchúng tôi sẽ im lặng cùng anh.

 Vào một trong những dạo bộ anh nói. “Con người hiện diện, bởi vì anh ấy có liên hệ; nếu không có sự liên hệ, con người không hiện diện. Muốn hiểu rõ về sống bạn phải hiểu rõ về chính mình trong hành động, trong liên hệ với con người, tài sản, và những ý tưởng.”

 Anh quay lại và chỉ vào con sông đang chảy và sau đó vào một cây đa cổ thụ. “Hầu hết chúng ta đều không nhận biết được sự liên hệ của chúng ta với thiên nhiên. Khi chúng ta thấy một cái cây chúng ta thấy nó bằng một quan điểm lợi ích thiết thực – làm thế nào đến được bóng mát của nó, làm thế nào sử dụng được gỗ của nó. Tương tự, chúng ta cư xử với quả đất và những sản phẩm của nó. Không có tình yêu quả đất, chỉ sử dụng quả đất. Nếu chúng ta thương yêu quả đất, sẽ có tiết kiệm những sự vật của quả đất. Chúng ta đã mất đi ý thức của hòa nhã, của nhạy cảm. Chỉ trong mới mẻ lại ý thức đó, chúng ta có thể hiểu rõ sự liên hệ là gì. Nhạy cảm không hiện diện bằng cách treo một vài bức tranh hay cắm một vài bông hoa trên mái tóc bạn. Nó chỉ hiện diện khi thái độ lợi ích thiết thực không còn nữa. Vậy là bạn không còn phân chia quả đất, vậy là bạn không còn gọi quả đất này là quả đất của bạn hay quả đất của tôi.”

 Krishnaji tổ chức những nói chuyện trước công chúng tại Kammacha ngay trung tâm thành phố. Giống như trong tất cả những nói chuyện của anh, những người tham dự là những thầy tu Phật giáo, những khất sĩ, những người hiến dâng từ Tổ chức Thông thái mà vẫn coi Krishnaji như người Thầy Thế giới, những du khách, những người giáo dục, và rất nhiều người trẻ mà đến đó vì hiếu kỳ. Những người uyên bác vĩ đại của Varanasi, đắm chìm trong truyền thống học hành, những người ngữ pháp và những yogi và những người hiến dâng, cũng ở đó để lắng nghe người thầy này mà khước từ tất cả những hệ thống và tất cả những đạo sư. Không có nhiều bàn luận được thực hiện, bởi vì những khó khăn về ngôn ngữ, nhưng Rao và Achut ở đó làm công việc thông dịch.

 Krishnaji có vô số những bàn luận cùng những hội viên của Rishi Valley Trust, những người điều hành những trường học ở Varanasi. Chúng tôi bàn luận về vị trí của uy quyền và sự sợ hãi trong giáo dục. Krishnaji bày tỏ sự không hài lòng của anh với cách tiếp cận để điều hành những học viện thuộc giáo dục và chất lượng của những giáo viên tại Rajghat. Không ai hoàn toàn hiểu rõ việc gì phải được thực hiện. Học giả Iqbal Narain Gurtu, một công dân được kính trọng nhiều của Varanasi, người nhiều năm đã gắn kết với công việc của Mrs. Besant và sau đó những trường học của Krishnaji, rất sợ hãi sự thay đổi. Ông đã kiên trì không chấp nhận sự thay đổi và tuyên bố rằng bất kỳ thay đổi quyết liệt sẽ dẫn đến thảm kịch. Uttar Pradesh cũng rất cổ hủ, cố chấp. Chỉ sự thay đổi dần dần là có thể được. Tuy nhiên, từ ngữ “dần dần” không tồn tại trong tự điển của Krishnaji; hành động là tức khắc, nảy sinh từ thấy sự kiện của “cái gì là”. Thế là có những gặp gỡ kéo dài lê thê.

 Rishi Valley Trust đang bị lay động đến tận những gốc rễ của nó. Những hội viên, nhận biết được sự quan tâm của Krishnaji đến tình trạng của những học viện, đệ trình những từ chức của họ và một nhóm hội viên mới được tuyển lựa.

 Năm 1948 Rishi Valley Trust gồm có hai học viện độc lập – một trường của trẻ em tại Rajghat, một trường của nam sinh và một trường cao đẳng của phụ nữ trong thành phố Kammacha, bên trong khu vực của Tổ chức Thông thái. Một khu giáo dục khác đã được thành lập cuối phía nam tại Rishi Valley ở Andhra Pradesh, nơi Subba Rao là người đứng đầu của trường địa phương đồng giáo dục. Subba Rao, một người hiến dâng có khả năng đánh thức sự thương yêutrung thành trong số những học sinh của ông, đã xây dựng ngôi trường bằng sự đơn giản khổ hạnh. Sự vắng mặt của Krishnaji trong nhiều năm, và không có một hướng dẫn rõ ràng về mục đích của ngôi trường, đã dẫn đến một thoái hóa của những tiêu chuẩn tại tất cả những mức độ trong cả hai trường Rishi Valley và Rajghat. Những giáo viên rất tầm thường. Chính phủ cho phép một cách giới hạn mọi linh động hay khả năng thay đổi. Quyền lợi bất di bất dịch được kiên cố bảo vệ và được quyết định để thấy rằng tình trạng hiện nay phải được tiếp tục.

 Vào tháng mười khi anh từ Varanasi trở lại Bombay, Krishnaji ở tại nơi cư trú của tôi, Himmat Nivas trên Dongersey Road. Nó là một căn hộ mở rộng bừa bãi có những căn phòng thật rộng và những trần nhà cao. Những không gian có phẩm giá, và Krishnaji phủ kín nó bằng sự hiện diện của anh; một yên tĩnh vẫn quanh quẩn ngay cả khi anh vắng mặt.

 Nhiều người khách đến gặp Krishnaji. Trong số họ là Morarji Desai, lúc đó là bộ trưởng tài chánh của Bombay, một tiểu bang tại thời điểm đó gồm cả Gujarat và Maharashtra. Krishnaji và ông bàn luận về những quyển sách thiêng liêng của Ấn độ. Nhận biết được một thiển cận và tự mãn nào đó cùng một thái độ “thánh thiện hơn anh” trong Morarjibhai,[14] Krishnaji nói rằng anh không đọc Bhagavad Gita và những quyển sách thiêng liêng chẳng có ích lợi gì cả. Morarjibhai kinh hãi, và sau đó bảo với tôi rằng ông không có ấn tượng gì cả.

 Lúc này Krishnaji cảm thấy mạnh mẽ rằng hoàn cảnh đang tồn tại của Rishi Valley Trust và những ngôi trường ở Rajghat không nên được cho phép tiếp tục. Tại một gặp gỡ vào ngày 8 tháng hai năm 1949, Krishnaji sẽ nói, “Một trường học được sinh ra từ sự xung đột không thể sáng tạo. Sự nhất quán trong những người làm việc là cốt yếu. Trường học nên được nhìn như một cơ quan tổng thể. Nên có sự quan tâm đến làm thế nào để khiến cho trung tâm được sinh động. Một trung tâm chết rồi chỉ có thể sản sinh những học viện chết rồi. Nếu con người thực sự hứng thú, Rajghat không thể tồn tại như tình trạng hiện nay.”

 Chính tại gặp gỡ này mà mọi người đã quyết định rằng Rao Sahib Patwardhan sẽ đi làm việc tại Rajghat. Ông đến đó vài tháng sau. Tình hình cần đến sự nhổ bật gốc rễ bám chặt của những cấu trúc cố định, thuộc tinh thần lẫn vật chất. Rajghat cần một nổ tung. Nhưng Rao Sahib lại do dự. Hoặc ông đã không tha thiết chuẩn bị để xác định rõ vấn đề, trao cho nó năng lượng tập trung duy nhấttình hình đòi hỏi, hoặc ông không biết làm thế nào để chặn đứng vấn đề. Cái trí của ông, bị trói buộc trong những cấu trúc, tìm kiếm những thay thế. Ông không nhận biết được rằng phủ nhận tình hình đang tồn tại sẽ mở tung cái mới mẻ. Năng lượng, cùng sự đam mê thúc đẩy của nó, và một tầm nhìn trung thành được cần đến tại Rajghat. Rao Sahib có nhiều bạn bè, ông nồng nhiệt và chí tình, mọi người thương yêu ông; Iqbal Narain Gurtu, một người cao niên cứng cỏi của Rajghat, là người bạn thân của ông. Nhưng cái gì đó trong sống cá nhân của ông, hay sự không khả năng để từ bỏ những lý tưởng của ông và sống trong không-chắc chắn, đã khiến cho bất kỳ hành động sáng tạo nào đều trở thành không thể được. Vào cuối năm Rao Sahib quay lại Poona, và Rajghat tiếp tục là một cái gương của sự trì trệ mà đã giam cầm Varanasi trong hàng thế kỷ.

 Một buổi sáng đầu năm 1949 một hình bóng nhỏ nhắn đầu cạo trọc lóc trong chiếc áo cà sa rung chuông tại cửa nhà Himmat Nivas. Cô xưng danh tánh là Chinmoyee. Người hầu ra mở cửa không thể nói liệu đó là một cậu trai hay một cô gái, và đến gặp tôi nói rằng một người tu hành đang chờ tại cửa. Biết rõ tình cảm đặc biệt của Krishnaji đối với người khất sĩ và chiếc áo cà sa, tôi nói lại với Krishnaji và anh gặp Chinmoyee ngay tức khắc. Cô sẽ quay lại sau.

 Câu chuyện về sống của cô tượng trưng cho một khía cạnh quan trọng của một trong những đặc điểm của Ấn độ, trong đó tinh thần cách mạngtôn giáo hòa nhập. Chinmoyee, tên gốc là Tapas, đến từ một gia đình của những người cách mạng Bengal. Người cha và người anh của cô đã chết trong tù. Người mẹ của cô làm việc trong một trung tâm giáo dục và nuôi nấng hai người con gái của bà. Theo người bạn thân nhất của Tagas, “Cô là một người toán học xuất sắc và một sinh viên đam mê thiên văn học.”

 Sau khi tốt nghiệp, trong một khoảng thời gian cô là nữ hiệu trưởng của Sister Nivedita School ở Calcutta. Cô luôn luôn muốn theo một sống tôn giáo, và sau cái chết của người mẹ, lúc ba mươi bốn tuổi cô rời nhà để tìm kiếm một đạo sư khất sĩ. Cô trải qua một thời gian ở Ramakrishna Mission, và sáu tháng ở tu viện của Anandmai Ma. Lối sống trong những nơi này không thỏa mãn cô. Cô dành thời gian ở Varanasi gặp gỡ những người uyên bác như Gopinath Kaviraj và Gobind Gopal Mookherjee.

 Chính tại thời gian này mà cô gặp vị thánh uyên bác vĩ đại của Bengal, Anirvanji. Ông đồng ýđạo sư khất sĩ của cô và đặt tên cô là Chinmoyee. Suốt bốn năm kế tiếp cô ở cùng ông, đầu tiên giúp đỡ ông trong công việc dịch thuật quyển Vedas, và sau đó quyển Life Divine Sống Thiêng liêng của Shri Aurobindo qua tiếng Bengali. Tiếp theo họ sống ở Almora, ở Uttar Pradesh. Do bởi liên quan đến sự gây quỹ cho việc xuất bản những tác phẩm của Anirvanji mà cô đi đến Bombay. Một người bạn gợi ý cô đi nghe Krishnamurti, lúc đó đang thực hiện những nói chuyện ở Bombay. Cô đến nghe anh và tìm kiếm một phỏng vấn.

 Phỏng vấn đó dường như đã thay đổi toàn thân tâm của cô – chắc chắn nó đã thay đổi toàn sống của cô. Quay lại Almora, cô tiến tới để sắp xếp những công việc cho Anirvanji; và ngay khi cô chuyển những trách nhiệm của cô cho một người khác, cô rời ông. Cô lấy lại tên cũ của cô, Tapas, và từ bỏ chiếc áo cà sa.

 Hoàn toàn một mình, mùa hè đầu tiên đó sự thôi thúc phía bên trong nào đó đã thúc giục cô thực hiện một chuyến đi đến Kailash và Manasarovar Lake ở Tây tạng, những nơi thiêng liêng của hành hương. Kailash, một hòn núi có hình chóp, được nghĩ là chỗ ở của Shiva hoàng hậu của Parvati. Manasarovar Lake nằm ở một phía của Kailash. Những dòng nước trong xanh của cái hồ này rất êm đềm, và những con thiên nga thần thoại được tin tưởng đã xuất hiện trên những dòng nước này. Chuyến hành trình đến Kailash nguy hiểm vô cùng. (Lộ trình đến Kailash từ phía Tibet vừa mới được mở cửa cho những người hành hương bởi chính phủ Trung quốc.) Một mình và không ai theo cùng, cô bắt đầu một chuyến hành trình nguy hiểm nhất qua những cái đèo cao 18.000 feet, tham gia cùng một nhóm những người hành hương chỉ khi nào cô không được phép đi một mình.

 Năm 1950 cô quay lại gặp Krishnaji. Cô không thể nhận ra được: Mặc một pymamakurta trắng, mái tóc đốm bạc đã làm tăng chiều dài của vai. Cô tiến đến Krishnaji và nói, “Tôi đã đến.” Anh trả lời, “Tốt”; và từ từ cô trở thành bộ phận của những người chung quanh anh.

 Trong những năm sắp tới cô sẽ đi đến mọi vùng đất của Ấn độ nơi Krishnaji nói chuyện: cuối cùng cô bắt đầu chăm sóc tủ quần áo của Krishnaji. Cô sẽ lẻn vào nhà không ai biết và che giấu không ai nhìn thấy – thậm chí đến mức độ núp đằng sau cửa – tháo những hành lý của Krishnaji, giặt và ủi quần áo của anh, sắp xếp chúng trong tủ và làm công việc vặt vãnh loanh quanh. Mặc dù chính cô chỉ mặc quần áo màu trắng, cô đã phát triển một ý thức đẹp về màu sắc. Chính cô khuyên bạn bè mua những loại vải cotton có màu mật tự nhiên và những loại vải lụa có màu vỏ cây kết cấu rõ ràng cho những kurta của Krishnaji. Cô thay đổi tủ quần áo của anh bằng một đôi mắt lạ thường dành cho những gì hiếm hoi và đẹp đẽ. Nhưng cô không chịu chia sẻ với bất kỳ ai về vai trò của cô. Sự vô trật tự nhỏ nhiệm nhất trong căn phòng được sửa chữa và những người giúp việc có liên quan đều bị nói rất nghiêm khắc. Họ coi cô như một người khủng bố; nhưng Tapas, là một khất sĩ, đã xóa sạch mọi cáu kỉnh, tức giận bên trong họ. Họ chạm hai bàn chân của cô và tiếp tục công việc. Cô ngồi suốt những bàn luận nhưng không bao giờ tham gia, mặc dù những người bạn của cô kể cho tôi rằng cô có sự hiểu rõ thăm thẳm về lời giảng và thường nói chuyện cùng những nhóm nhỏ bất kỳ nơi nào cô đi đến.

 Khi Krishnaji không ở Ấn độ cô sẽ biến mất một mình vào trong rừng, không sợ hãi – trong truyền thống của nhiều thế kỷ, cô là một người lang thang. Không thể xác định tuổi tác của cô. Trong hai mươi năm tôi biết cô, hầu như cô không có dấu hiệu già đi. Cuối cùng cô ngã bệnh bởi một căn bệnh không thể chẩn đoán được. Thân thể của cô dần dần gầy mòn đi, và cô chết vì một cơn đau tim năm 1976.

 Những vấn đề của Nandini với người chồng, Bhagwan Mehta, đang tiến đến sự khủng hoảng. Một vài tháng sau gặp gỡ Krishnaji, cô đã bảo với người chồng của cô rằng cô thích sống độc thân. Chắc chắn, tình huống đã nổ tung. Sir Chunilal Mehta bị bối rối, bị dày vò giữa người con trai của ông và đạo sư của ông; bởi vì nó hoàn toàn được tin tưởng rằng lời giảng của Krishnaji đã gây ảnh hưởng cho Nandini và dẫn em đến việc kết thúc sự tiếp xúc về thân thể với người chồng của em. Người ta nghĩ rằng Nandini không chín chắndự định của em được sinh ra từ sự không chín chắn đó. Sir Chunilal tìm kiếm sự can thiệp của Krishnaji, hy vọng rằng Krishnaji sẽ thuyết phục Nandini thay đổi quyết định của em; hay, nếu được cho thời gian cùng sự vắng mặt của Krishnaji, quyết định thất thường của Nandini sẽ thay đổi. Nhưng tình hình không thể được lắng dịu.

 Tôi không có ý định tìm hiểu những bất hòa hôn nhân mà sẽ dẫn đến một bùng nổ trong nhà của em tôi. Nhưng tình hình đã dẫn đến những xì xầm và bàn tán, và “những người thượng lưu” trong thành phố chính rộng lớn này bị khích động. Những người đàn ông bắt đầu nhìn lại những người vợ, những gia tộc vây quanh. Những đôi mắt của những người cư ngụ ở Malabar Hill hướng về phía ngôi nhà to lớn rời rạc trên Ridge Road, được tô điểm bởi những biểu hiện bên ngoài của một người buôn bán giàu có, giàu có trong nhiều thế hệ, nơi những người đàn bà che kín mặt và ca hát bị cấm đoán. Lady Chunilal, mẹ chồng của Nandini, là một bà già khô khan với cái miệng ngậm chặt và đay nghiến và ít mở lời. Sau hôn nhân của em, bà đã bảo với Nandini rằng một tiếng nói của một người đàn bà không nên được nghe rõ, và rằng em không được phép cười; em có thể cười miễn là răng của em không được phô ra. Trên tất cả, đôi mắt của thành phố hướng về Krishnamurti.

 Vào đêm có lễ hội Holi, khi những ngọn lửa đã được thắp sáng, tình thế giữa người chồng và người vợ bùng nổ. Con cái của em bị tách khỏi em, và Nandini chạy trốn. Nửa đêm em đến nhà mẹ tôi, cách nhà của Sir Chunilal Mehta khoảng một trăm yard. Bị thâm tím trên thân thể và tan nát trong tinh thần, đau khổ bởi sự mất mát con cái của em, sáng hôm sau em đến gặp Krishnamurti.

 Đã thu xếp đi trong vài ngày tới, K bảo em, “Hãy đứng một mình. Nếu bạn đã hành động từ những chiều sâu của hiểu rõ về chính mình, bởi vì trong chính bạn bạn đã cảm thấy rằng điều gì bạn đã làm là đúng đắn, vậy thì quăng bạn vào sự sống. Nước của nó sẽ giữ bạn, mang bạn, và nuôi bạn. Nhưng nếu bạn đã bị tác động, vậy thì Thượng đế giúp bạn. Người đạo sư đã biến mất.”

 Nandini không có tiền bạc gì cả. Con cái đã bị tách khỏi em và em chẳng có bao nhiêu sự nâng đỡ, bởi vì cha tôi đã chết. Em phải hoặc quay lại người chồng, hoặc ly thân và đối diện những hậu quả. Mẹ tôi, đang vật lộn bởi những biến cố hủy hoại bà, đến gặp Krishnamurti và kể với anh về gánh nặng mẹ cảm thấy không thể mang nổi. Anh bảo mẹ buông bỏ những gánh nặng của bà đi. Họ là trách nhiệm của anh. Mẹ khóc, nhưng những từ ngữ của anh đã dập tắt những sợ hãi của mẹ.

 Ý thức được những hậu quả sẽ xảy ra tiếp theo bất kỳ chuyển động nào của sự ly thân hợp pháp, tôi đến gặp Krishnaji và bảo với anh rằng mặc dù Nandini đã quyết định không bao giờ quay lại ngôi nhà cũ, dù ở trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng không bao giờ có thể cho phép bất kỳ hành động hợp pháp nào, mà sẽ cần thiết để ổn định vấn đề trông nom con cái. Tôi nói rằng do bởi người chồng của Nandini không có lý do nào khác, tên của Krishnaji chắc chắn được đề cập vì đã tác động Nandini trong hành động từ chối tình dục của em. Anh nhìn tôi lâu lắm và sau đó hỏi, “Bạn đang cố gắng bảo vệ tôi?” Rồi anh dơ hai tay lên trong một cử chỉý nghĩa. “Có những hiện diện to tát hơn bảo vệ tôi. Đừng chùn bước, hãy làm điều gì là đúng cho Nandini và những đứa trẻ. Trẻ em quan trọng hơn. Không đặt thành vấn đề liệu cô ấy thắng hay thua, hãy chiến đấu.”

 Chẳng mấy chốc Nandini làm đơn kiện người chồng để có sự ly thân hợp pháp và quyền chăm sóc con cái, trên chứng cớ bạo lực. Con gái của em chín tuổi, cậu con trai lớn bảy tuổi, và cậu út ba tuổi. Vụ kiện bắt đầu vào mùa thu năm 1949. Trước lúc đó Krishnaji đã từ Ojai quay lại – đầu tiên đến Madras, và sau đó anh ở Ceylon và rồi Rajamundry, Andhra Pradesh. Những đoạn văn dài từ những nói chuyện trước công chúng của Krishnaji được trích dẫn bởi những luật sư của Bhagwan Mehta. Krishnaji đã vạch rõ trong những nói chuyện tại Bombay và Poona về sự đạo đức giả của xã hội Ấn độ, những quan điểm đạo đức của những người thầy tôn giáo và những người chủ gia đình, vị trí thấp kém của những người đàn bà và ngục tù của họ với người chồng và gia đình của họ. Krishnaji đã tha thiết, hăm hở, lo ngại. Nhiều phụ nữ đã tìm kiếm những phỏng vấn với anh ở Bombay, Poona, và Madras và đã bày tỏ sự đau khổ của họ, những khó nhọc của họ, và không khả năng đạp nát để được tự do của họ.

 Những luật sư gắng sức chứng thực sự ảnh hưởng, và sử dụng những lời giảng này để củng cố lập luận của họ. Đó là một tình huống lố bịch. Một người vợ đang kiện người chồng để có sự ly thân hợp pháp và những đoạn văn dài từ những bài giảng tôn giáo đang được sử dụng như bằng chứng.

 Người cha chồng của Nandini, mặc dù ông ủng hộ cậu con trai, không chuẩn bị nói một từ ngữ nào chống lại đạo sư của ông. Khi, trong cuộc đối chất, ông được hỏi liệu ông phản đối sự kết giao của Nandini với Krishnaji, Sir Chunilal Mehta bật dậy khỏi ghế ngồi của ông và nói lớn tiếng, “Không bao giờ, ngài là bậc vĩ đại nhất trong những người vĩ đại.”

 Theo ông chính là Nandini, được phụ giúp và tiếp tay làm bậy của người chị, Pupul Jayakar, mới là những người có lỗi. Ông nói về cách cư xử không đúng phép của Nandini ở Poona. Khi được hỏi, ông nói rằng ở Poona hai chị em cười nhiều và Nandini không che mặt bằng sari của em và cứ quả quyết ngồi phía bên phải của Krishnaji. Cách cư xử của em, theo Sir Chunilal Mehta, đã gây ra sự lo lắng trong số những người lớn tuổi quanh Krishnaji.

 Nhưng suốt phiên tòa không một từ ngữ nào được nêu lên mà gợi ý tà dâm hay không đứng đắn. Sự nhấn mạnh đều tập trung vào ảnh hưởngvai trò của nó đối với cái trí non trẻ không chín chắn.

 Quan toà ở Bombay High Court nghe những biện hộ và những biện bác trong yêu cầu ly thân của Nandini. Quan tòa Weston là một người dân sự ở Bombay, và đối với ông không thể nghĩ rằng có bất kỳ sự bạo lực nào có thể xảy ra trong gia đình nổi tiếng của Sir Chunilal Mehta, K. C. S. I.[15]

 Người cha của tôi, đã sống suốt đời của ông ở nơi lúc đó được gọi là United Provinces, đã chết, và gia đình của ông không được biết đến nhiều lắm ở Bombay. Quan tòa kết luận rằng yêu cầu ly thân vì những lý do bạo lực không được chấp thuận ở High Court của Bombay, và vụ kiện bị bác bỏ. Con cái, dưới sự chăm sóc hiện thời bởi Nandini, được giao trách nhiệm cho người chồng. Chúng tôi gửi một điện tín cho Krishnaji, báo cho anh tin tức. Trong thư trả lời, anh nói, “Bất kỳ việc gì sẽ xảy ra đều đúng.”

 Nhiều nghi ngờ thắc mắc đã nảy ra trong số những người gần gũi Krishnaji rằng liệu anh nên nói chuyện suốt tháng hai và tháng ba năm 1959 ở Bombay. Nandini đã chống án lên Bombay High Court để phản đối quyết định của thẩm phán Weston, và cả thành phố vẫn còn đang xôn xao bởi những lời bàn tán.

 Sau khi bàn bạc với Ratansi Morarji, cuối cùng người ta quyết định rằng Krishnaji nên nói chuyện ở Bombay. Ngày 19 tháng mười hai anh viết. “Vậy là bạn có thể đi và thực hiện những sắp xếp cần thiết. Nếu có thể, không phải một cái sảnh, nhưng một không gian mở, lần này không phải một ngôi nhà của một người giàu có. Liệu không có không gian mở yên tĩnh nào đó, một khu đất dễ chịu, trung tâm và tất cả việc đó? Những cái sảnh khủng khiếp lắm và tôi không cảm thấy thoải mái trong chúng.”

 Tại thời điểm đó, không có không gian mở nào sẵn sàng. Chúng tôi sắp xếp cho những gặp gỡ trước công chúng trên sân hiên cao của Sunderbai Hall, mà mở ra bầu trời. Số người tham dự những gặp gỡ trước công chúng đã gấp đôi, nhưng những người giàu có của xã hội và những người tư bản công nghiệp cùng những người vợ của họ lại vắng mặt khác thường.

 Trong chuyến trở lại Bombay, Krishnaji gặp lại nhiều bạn kết giao cũ. Không có một tình cảm đặc biệt nào trong thái độ của anh với Nandini. Anh gặp em nhiều lần một mình và từ chối cho phép bất kỳ không gian nào trong cái trí của em dành cho tự-thương xót. Anh không ngớt đòi hỏi rằng em phải đối diện với sự kiện là một sống đã kết thúc và em phải tỉnh táo với cái mới mẻ. Nhưng sự quan tâmtừ bi cho con cái của Nandini lại vô bờ bến. Bất kỳ khi nào có thể được, Nandini – người chồng cũ của em không biết – sẽ mang con cái của em đến gặp Krishnaji. Anh sẽ đặt hai bàn tay của anh lên trên hai mắt của cậu con trai lớn, người đã được bác sĩ bảo rằng cậu sẽ không bao giờ trông thấy bình thường nữa, bởi vì hệ thần kinh của một mắt đã không phát triển. Mắt được tốt lại và, trong những năm kế tiếp, Ghanashyan Mehta sẽ lấy bằng tiến sĩ môn kinh tế học của California University tại Berkley, và sau đó sẽ dạy tại Brisbane University, Úc.

 Rao Sahib và Achyut ở Bombay và mỗi sáng đều đến nhà của Ratansi để gặp Krishnaji. Người Thầy quyết định khơi nguồn một thức dậy trong Rao. Một buổi sáng khi chúng tôi tụ họp, Krishnaji nói giữa một bàn luận, “Chúng ta hãy xem thử liệu chúng ta có thể ở trong khoảng ngừng giữa hai suy nghĩ.” Rao trông ngờ vực, Achyut cảnh giác. Krishnaji bắt đầu thách thức cái trí của Rao, đang khước từ cho phép nó tẩu thoát vào những ý tưởng. Krishnaji đang đẩy Rao, đang khóa cái trí, đang ép buộc Rao không làm gì với nó, để thấy “cái gì là.”

 Chúng tôi đang ở trong cùng dòng suối như Rao; sự khước từ cho phép suy nghĩ tẩu thoát, hay thay đổi nó, đã sáng tạo một mãnh liệt của năng lượng trong cái trí. Ngay tích tắc, vì không thể lang thang, vì bị nhốt lại bởi năng lượng của nghi vấn, cái trí buông lỏng và nó đó kìa: sự cân bằng, không-lang thang, sự kết thúc của suy nghĩ, và của ý thức thuộc thời gian như khoảng kéo dài.

 Sự biểu lộ của Rao, mà đã là không-biểu lộ và ương ngạnh trong sự khước từ để được mang đi bởi Krishnaji của nó, bỗng nhiên sáng lên. Khuôn mặt của Rao đã thư giãn và có sự rõ ràng trong hai mắt của anh.

 Krishnaji thực hiện điều này lặp đi lặp lại; phá vỡ những biên giới của ý thức, qua suy nghĩ đang tự-kết thúc nó, đang không tìm được cửa để tẩu thoát.

 Chúng tôi đưa Krishnaji đến Elephanta Caves bằng thuyền máy. Đó là một đêm trăng tròn; một đêm khi sao Hỏa ẩn mình sau mặt trăng trong một phút; để hiện ra lại bằng sự rực rỡ tinh khiết.

 Những tia mặt trời hoàng hôn xuyên thấu và phơi bày những màu sắc bị giam giữ trong đá. Từ ánh sáng nhá nhem của hang động mờ mờ hiện ra khuôn mặt của vị thần ba đầu, cùng những đôi mắt cũng không nhắm lại hay mở ra; những đôi mắt thức dậy cả phía bên trong lẫn phía bên ngoài. Môi dưới đầy đặn và khoái cảm. Từ âm thanh đang cất lên của những bài thánh ca cổ bằng tiếng Phạn, bức tượng đã sáng tạo thiền định của vũ trụ. Krishnaji đứng trước bức tượng, yên lặng rất lâu. Sau đó anh quay lại và nói anh muốn trải qua một đêm trong hang động. Bỗng nhiên Rao Patwardhan bật ra thánh ca của Sankaracharya ca tụng Shiva; “Hiện diện” đó mà là, khi tất cả những chất lượng bị phủ nhận. Krishnaji, bị khích động thăm thẳm bởi chất lượng của âm thanh, đang ở trong một trạng thái của ngây ngất. Khi chúng tôi quay lại thuyền, anh liên tục hỏi Achyut, nó đã đi đâu, năng lượngsáng tạo mà đã thực hiện chất lượng rõ ràng của hình ảnh Maheshmurti?[16] Tại sao Ấn độ đã chết đi tất cả sự sáng tạo?

 Mặt trăng đang lên khi chúng tôi đi bộ về. Trẻ em trong làng đã tụ họp, tặng cho chúng tôi những bông hoa và vòi vĩnh tiền. Krishnaji cố gắng nói chuyện với chúng; chìa cho chúng thấy những cái túi trống không của anh, quay về phía chúng tôi và mong rằng chúng tôi sẽ cho chúng ít tiền. Anh cười với chúng, và cầm tay một em nhỏ, dắt em về phía thuyền. Trên thuyền tất cả chúng tôi cố gắng thấy được sao Hỏa đang ló ra từ phía sau mặt trăng, Krishnaji đến mũi thuyền và cuối cùng thấy nó, một đốm nhỏ xíu. “Nó đó kìa!” Anh la lên đầy phấn khích, như một đứa trẻ.

 Vào những gặp gỡ buổi sáng Krishnaji dò dẫm sâu hơn và sâu hơn và chúng tôi có thể chuyển động cùng anh. Cái trí cảm thấy luôn luôn thay đổi. Tôi nghe những từ ngữ mà không có những phản ứng thuộc từ ngữ – có một trôi chảy của âm thanh, từ ngữ, và nội dung. Thật ra tôi có thể đếm được số lượng của những suy nghĩ nảy ra trong hai tiếng đồng hồ chúng tôi trải qua cùng Krishnaji mỗi buổi sáng.

 

CHƯƠNG 15

“Cái trí Vận hành như Bộ phận của Tổng thể là Vô hạn.”

 

T

rong khi Krishnaji ở Bombay, một nhóm ít người gồm có Rao Sahib, Achyut, Maurice Friedman, khách danh dự Mrs. Lucille Frost (một phụ nữ người Anh và một sinh viên lâu năm của Jung đã gặp Krishnaji khi ở Sri Lanka và theo cùng anh đến Ấn độ), Nandini, và chẳng mấy chốc tôi, đã tụ họp lại để tổ chức những bàn luận cùng Krishnaji. Từ những bàn luận này sẽ khởi nguồn đối thoại đầu tiên trong một loạt những đối thoại quan trọng ở Ấn độ của Krishnaji. Một kích thước mới mẻ đang được thêm vào lời giảng của anh, một chuyển động mà lực đẩy của nó sẽ là làm tự do cái trí khỏi những khe rãnh cũ kỹ của nó.

 Chúng tôi đã bàn luận cái trí và ký ức, và Krishnaji đưa ra một nghi vấn. Anh đã thức giấc trong đêm khoảng ba giờ sáng, cảm thấy một dâng trào của hân hoan đang nổ tung trong anh. Dường như nó bật ra từ tâm điểm của sự yên lặng. Anh nằm trong giường cùng nó, và kế tiếp ý thức trỗi dậy và trải nghiệm đã được đặt tên. Ý thức-cái trí đã ghi nhớ. Làm thế nào cái trí, mà không-hiện diện trong đang trải nghiệm trạng thái đó, đã ghi nhớ?

 Nó được gợi ý rằng cái trí cao hơn đã trải nghiệm hân hoan và yên lặng. Krishnaji nói, “Bất kỳ thừa nhận của một cái trí cao hơn chỉ là một chiếu rọi khác của cái trí. Sự gợi ý hầu như không thỏa đáng. Hoặc trạng thái yên lặng đó là giả dối – một chiếu rọi của cái trí – hoặc nó là thực sự.” Anh ngừng lại. “Làm thế nào cái trí đã ghi nhớ? Cái trí là nguyên nhânhậu quả, nó bị trói buộc trong thời gian, nó có một khởi đầu và một kết thúc. Cái trí không bao giờ có thể trải nghiệm cái không-nguyên nhân, cái không-thời gian, cái không-khởi đầu và không-kết thúc. Làm thế nào cái trí, mà vừa là nguyên nhân lẫn hậu quả, bị giới hạn, đã ghi nhớ cái không-nguyên nhân – cái không-giới hạn?”

 Người nào đó gợi ý rằng điều gì cái trí đã ghi nhớ không là trải nghiệm, nhưng đang sống lại từ nó. Krishnaji nói, “Trong yên lặng cái gì ở đó để trải nghiệm? Yên lặng chỉ có thể trải nghiệm yên lặng. Liệu yên lặng có thể để lại một dấu vết?”

 Vậy thì, có lẽ, cái gì cái trí đã cảm thấy là sự rực sáng của được thăm thẳm trong yên lặng. Krishnaji nói, “Có một trải nghiệm của yên lặng, và cái trí ghi nhớ cảm thấy, hương thơm, bản chất đó; làm thế nào cái trí ghi nhớ? Ý thức là sự suy nghĩ của khoảnh khắc trước, hay khoảnh khắc sau. Sự suy nghĩ luôn luôn thuộc về khoảnh khắc hay nhiều khoảnh khắc trước. Sự suy nghĩ là kết quả của một kích thích.” Anh thả cho những từ ngữ chìm xuống, thả cho cái trí của những người nghe dò dẫm, chuyển động cùng anh.

 “Chúng ta sống trong nguyên nhânhậu quả, liên tục đang sắp xếp lại chúng. Chúng ta phủ nhận nền quá khứ của chúng ta, quá khứ của ngày hôm qua và của hàng ngàn năm của chúng ta, mà thậm chí không nhận biết được rằng quá khứchúng ta phủ nhận là một bộ phận nằm sâu thẳm phía bên trong. Và vì thế nền quá khứ vẫn còn không được khám phá và luôn luôn trong xung đột, trong mâu thuẫn.

 “Liệu chúng ta thấy rằng ý thức không bao giờ ở trong ‘cái ngay lúc này’, rằng nó luôn luôn là một chiếu rọi, một chuyển động tiến về trước hay lùi về sau? Rằng nó không bao giờ ở trong cái hiện tại.”

 Anh được hỏi, “Làm thế nào con người hiểu rõ điều này?” “Hiểu rõ của ‘cái ngay lúc này’ không bao giờ có thể qua sự suy nghĩ, qua ý thức,” Krishnaji trả lời. Anh nhìn Rao Sahib. “Trạng thái của cái trí khi nó thấy cái này là gì?”

 “Cái trí không chịu chấp nhận nó như một sự kiện,” Rao nói.

 “Nhưng nó là một sự kiện. Cái trí không thể hiểu rõ ‘cái ngay lúc này’ mà là cái mới mẻ. Nó là một sự kiện, giống như một bức tường là một sự kiện. Bạn làm gì khi bạn bị đối diện với một bức tường? Bạn không nói rằng bạn không thể chấp nhận nó như một sự kiện. Điều gì xảy ra khi bạn thấy như một sự kiện rằng cái trí không thể hiểu rõ ‘cái ngay lúc này’? Trạng thái của cái trí của bạn là gì?”

 “Nó yên lặng – suy nghĩ đã ngừng lại,” Tôi ướm lời.

 “Thâm nhập nó. Điều gì xảy ra khi cái trí thấy sự kiện rằng sự suy nghĩ đã ngừng lại và tuy nhiên lại có chuyển động, một tự do?”

 “Tôi thấy nó và suy nghĩ đã ngừng lại, và tuy nhiên tôi nghe tiếng nói của ông, một nhận biết thuộc giác quan tiếp tục.”

 “Tôi thấy bạn. Tôi nghe tiếng nói của bạn. Cái trí như suy nghĩ không còn ở đó và tuy nhiên sự nhận biết thuộc giác quan tiếp tục, là hiện tại. Chỉ sự nhận dạng đã ngừng lại,” Krishnaji nói.

 Lại nữa sáng hôm sau chúng tôi bàn luận về ý thức.

 Đầu tiên là tầng của hoạt động hàng ngày – ăn, đi làm, uống, gặp gỡ mọi người, những thói quen bị quy địnhvận hành một cách tự động. Chắc chắn nó là một tình trạng cố định mà tuân phục vào một khuôn mẫu.

 Khi thói quen hàng ngày của người ta bị quấy rầy, tầng bề mặt này ngừng lại trong một tích tắc và cái gì ở phía trong tự-lộ diện. Để tiện lợi chúng ta sẽ gọi cái này là tầng thứ hai (dĩ nhiên, bởi vì ý thức là không-không gian, không thể chính xác khi sử dụng những thuật ngữ chỉ rõ tầng hay mức độ). Sự suy nghĩ mà nảy ra từ tầng này vẫn còn là ký ức bị quy định, nhưng nó không tự động như tầng bề mặt. Nó năng động hơn, linh động hơn; nó có nhiều sắc thái hơn. Ở đây suy nghĩ không cần tuân phục hoàn toàn vào một khuôn mẫu, nó có sức sống nhiều hơn. Tầng kế tiếp bị quy định bởi ưa thích, không-ưa thích, đang chọn lựa, đang nhận xét, đang nhận dạng. Ở đây có bản thể của cái tôi được thiết lập và trong tập trung.

 Tại mấu chốt này Krishnaji ngừng lại và hỏi, “Bạn đã và đang lắng nghe như thế nào? Bạn thâm nhập như thế nào? Cái trí vận hành như thế nào?”

 “Tôi đã và đang khiến cho nó quan trọng hay kịch tính hơn nó thực sự là,” Rao nói.

 “Tôi đã và đang nhìn ngắm những phản ứng của tôi,” tôi nói.

 Krishnaji tức khắc đáp lại. “Không, các bạn sai rồi.”

 “Tất nhiên thôi, ông có thể làm gì khác?” Rao thắc mắc. Và sau đó người ta bắt đầu nhận biết được sự mãnh liệt của trạng thái tỉnh táo của Krishnaji, anh lắng nghe mọi câu hỏi như thế nào; cái trí của Krishnaji nhận biết được rằng nhìn ngắm của chúng tôi là một lặp lại khác, một ký ức khác. Đơn giản, anh biết rằng liệu trạng thái người ta đã nói được sinh ra từ thấu triệt hay là một lặp lại khác.

 Krishnaji nói, “Tôi đã và không đang suy nghĩ về nó. Đã không có đang khoét sâu vào quá khứ, vào ký ức để tìm ra phản ứng kế tiếp. Những phản ứng đã bật ra bởi chính sự nhận biết của sự kiện.” Anh đẩy sâu thêm nữa.

 “Kế tiếp là những ký ức sâu thẳm không nhận biết được của cá thể và tập thể, những khuynh hướng, những lực lượng, những thôi thúc, những bản năng thuộc chủng tộc; đây là toàn mạng lưới của sự ham muốn, ma trận của sự ham muốn. Có một chuyển động lạ thường ở đây. Cái tôi vẫn còn đang vận hành – cái tôi như ham muốn đang chuyển động trong những khuôn mẫu nguyên nhân-hậu quả của nó. Cái tôi như ham muốntiếp tục. Cái tôi cùng những khuynh hướng không nhận biết được của nó mà sinh ra lại. Hãy thả cho chúng ta vẫn thâm nhập sâu thêm nữa.” Anh ngừng lại và dò dẫm. “Liệu chúng ta có thể thâm nhập sâu thêm nữa? Liệu có bất kỳ cái gì sâu thêm nữa? Có phải rằng kích thước của cái đã được biết đã kết thúc? Liệu đây là nền tảng của cái tôi? Liệu đây là cấu trúc của ý thức, của cái trí và nội dung của nó?”

 Người nào đó hỏi, “Cái gì nuôi dưỡng nó?”

 Krishnaji im lặng. Sau vài khoảnh khắc, “Chuyển động riêng của nó, đang vận hành riêng của nó. Cái gì nằm ở dưới? Làm thế nào người ta có thể tiến tới, vượt khỏi ma trận?”

 “Khóa cái trí lại,” Rao nói.

 “Ai khóa cái trí? Anh ấy mà là cái trí à?” Krishnaji đáp lại thật mau lẹ. “Vậy thì cách nào? Đang thấy sự kiện của ý thức – không phải từ ngữ, không phải lý thuyết, nhưng sự kiện của nó – liệu kết thúc không thể xảy ra được hay sao? Lại nữa, bất kỳ điều gì tôi thực hiện để chuyển động hướng về cái khác lạ đều thuộc về nỗ lực và thế là hủy diệt nó. Tôi không thể ham muốn nó. Tôi không thể làm bất kỳ việc gì ngoại trừ dửng dưng với nó. Và tự-quan tâm đến cái tôi, đến tôi là gì, và những vấn đề của tôi.”

 Một buổi sáng Krishnaji hỏi, “Liệu chúng ta có thể lại thâm nhập vào ý thức? Ngày hôm qua chúng ta đã thâm nhập nó từ vị trí trên vùng ngoại biên vào trung tâm. Nó giống như đang đi xuống một cái ống khói. Hôm nay liệu chúng ta có thể đi từ trung tâm ra vị trí trên vùng ngoại biên? Liệu chúng ta có thể chuyển động từ phía bên trong ra phía bên ngoài? Liệu chúng ta có thể tiếp cận ý thức từ trung tâm?”

 “Liệu có một trung tâm?” Rao hỏi.

 “Trung tâm chỉ hiện diện khi có đang tập trung của chú ý. Trung tâm được hình thành khi vùng ngoại biên bị khích động. Trung tâm được hình thành như một vị trí trên vùng ngoại biên. Những vị trí trên vùng ngoại biên này là danh tánh của một người, tài sản của một người, người vợ, danh tiếng của một người. Những vị trí này đang được củng cố liên tục. Luôn luôn có chuyển động tại những vị trí trên vùng ngoại biên. Có một sợ hãi liên tục của phá vỡ những vị trí này.”

 “Liệu tôi có thể sống mà không có sự hình thành của những trung tâm?” Rao hỏi.

 “Nếu tôi bắt đầu từ trung tâm, để tìm hiểu, trung tâm bắt đầu từ đâu? Không có trung tâm, nhưng chỉ có cánh đồng. Nếu không có vùng ngoại biên không có trung tâm. Những hàng rào quanh cánh đồng tạo ra trung tâm. Tôi chỉ biết trung tâm bởi vì cái hàng rào, vùng ngoại biên. Những hàng rào là những vị trí của chú ý, những giới hạn mà tạo ra trung tâm. Phá sập những hàng rào này. Trung tâm ở đâu?”

 “Liệu người ta có thể phá sập những hàng rào?” Tôi ngờ vực.

 “Nếu bạn chuyển động trong cánh đồng, trong không-trung tâm, không có ký ức. Hãy thấy điều gì xảy ra khi bạn chuyển động từ cánh đồng hướng ra hàng rào. Khi bạn tiếp cận hàng rào, ký ức bắt đầu.

 “Chừng nào chúng ta còn đang suy nghĩ từ vùng ngoại biên vào trung tâm. Suy nghĩ từ cái này (không-trung tâm) phải hoàn toàn khác hẳn. Tôi phải quen thuộc với chuyển động từ phía bên trong hướng ra vùng ngoại biên.”

 “Điều gì xảy ra cho những vị trí?” Tôi hỏi.

 “Nó giống như đang luồn dưới và lách qua những hàng rào. Những hàng rào không còn đặt thành vấn đề nữa. Thấy vị trí tại vùng ngoại biên là thấy không-vị trí gì cả. Tuy nhiên, điều gì chúng ta làm lại là ngay tức khắc nhảy vào vùng ngoại biên, vào những thói quen. Tôi không thể hình thành một thói quen của cái mà không có trung tâm.

 “Đi từ vùng ngoại biên vào trung tâm là bám trong trung tâm. Khi sự chú ý bắt đầu bị nhận dạng, nó trở thành vị trí. Suy nghĩ trong thói quen là chuyển động của vùng ngoại biên. Không có vị trí mà từ đó tôi có thể công nhận vị trí. Muốn biết trung tâm, nó phải liên quan đến vị trí. Tôi chỉ có thể biết nó nếu tôi tiếp cận nó từ vùng ngoại biên.

 “Tôi càng ở lại trong cánh đồng nhiều bao nhiêu, tôi càng thấy không có trung tâm nhiều bấy nhiêu.”

 Sáng hôm sau bàn luận tiếp tục. Chúng tôi hỏi Krishnaji, “Vùng ngoại biên là gì? Nó được hình thành như thế nào? Những hàng rào được dựng lên ra sao? Liệu chúng là vật liệu khác biệt với trung tâm không-vị trí?

 “Tại sao bạn ở tại vùng ngoại biên? Tại sao bạn không thể ở trong cánh đồng, nhìn ngắm tất cả cây cỏ và động vật của nó, hương thơm của nó? Tại sao bạn quan tâm đến hàng rào?” anh đáp lại.

 “Tôi đã và đang tự hành hạ chính mình để tìm ra. Toàn sự việc dường như không thể hiểu rõ được. Achyut bảo với tôi rằng tôi nên thâu nhận nó một cách đùa giỡn,” Mrs. Frost nói.

 “Bạn đang sử dụng thời gian, nỗ lực, tại sao?” Krishnaji hỏi.

 “Bởi vì cái trí của tôi giống như một bức tường đá.”

 “Tại sao? Điều gì sai trái? Lắng nghe điều gì sai trái,” Krishnaji nói.

 “Những suy nghĩ của tôi,” Mrs. Frost trả lời.

 “Mà có nghĩa bạn có một khuôn mẫu và bạn muốn nó được giải thích trong đó. Những từ ngữ của bạn đang gây cản trở bạn. Bức tường đá của những ý tưởng, những từ ngữ mà bạn quá quen thuộc. Tại sao bạn không buông bỏ?”

 “Tôi không biết bằng cách nào,” Mrs. Frost phản đối.

 “Tại sao? Đối với bạn, sự suy nghĩ là quan trọng. Bạn bị lạc lõng khi bạn không thể suy nghĩ theo những khe rãnh của bạn. Hãy quên đi tất cả việc đó, hãy đùa giỡn cùng nó. Hãy thấy liệu chúng ta có thể khởi sự, không phải từ bức tường đá nhưng từ không-trung tâm. Sự khó khăn là gì?”

 “Tôi hoàn toàn nhận biết rằng chúng tôi đã không đến giai đoạn đó.” Mrs. Frost bị khích động.

 “Không có giai đoạn. Tại sao bạn bám vào vùng ngoại biên và sau đó muốn vào trung tâm? Xóa sạch trạng thái. Nó quá giàu có tại vùng ngoại biên rồi. Buông nó đi. Hãy bắt đầu như thể bạn đang đi vào một căn phòng mới mẻ. Bạn thấy vùng ngoại biên và muốn tiến tới để sáng chế trung tâm. Bạn gọi nó là Thượng đế và tiếp cận nó. Nhưng không có trung tâm nếu không có vùng ngoại biên. Bạn không thể suy nghĩ tách khỏi thói quen suy nghĩ. Bạn không bao giờ có thể suy nghĩ mới mẻ lại. Sự khó khăn không phải ở trong cánh đồng, nhưng với vùng ngoại biên. Chính cái trí đơn giản mới thấy điều này.”

 “Từ vùng ngoại biên nó giống như đang thấy qua một kính viễn vọng. Đang ở trong cánh đồng là chất lượng trôi chảy tự do như những chất lỏng và những chất khí,” Nandini diễn giải.

 “Vị trí là gì? Sự chú ý bị nhận dạng? Hàng rào là gì? Hàng rào là gì khi bạn tiếp cận nó từ vị trí không-vị trí? Nó là sự tắc nghẽn của chuyển động. Nếu có cánh đồng đang trôi chảy, liệu cánh đồng đó không cùng chất lượng như chuyển động bị giam giữ, như hàng rào, hay sao? Những tắc nghẽn của chuyển động là những vị trí dọc theo hàng rào. Tôi vẫn còn ở phía bên trong cánh đồng.

 “Ngày hôm qua sau bàn luận tôi đã ngủ. Khi tôi đang bắt đầu thức dậy, có một đang tiến tới từ thật xa đến một vị trí của một thiết kế phức tạp. Tôi nằm nhìn ngắm thiết kế – tôi trải qua một thời gian thật lâu để nhìn ngắm nó. Sau đó nó biến mất và tôi hồi tỉnh. Chuyển động khi bị giam giữ hình thành thiết kế, trở thành vị trí mà từ đó tôi hành động. Đau khổ là kết quả gây ra bởi sự tắc nghẽn chuyển động và sự chuyển động thoát khỏi tắc nghẽn. Nếu tôi thấy rằng vị trí thuộc cùng chất lượng như cánh đồng, không có đấu tranh. Nếu có một đang sống trong trung tâm không-vị trí, sự tắc nghẽn là vị trí. Do bởi đang đấu tranh vị trí với vị trí nên chúng ta củng cố nó,” Krishanji nói.

 “Cái gì tạo ra vị trí? Liệu nó là cùng chất lỏng kết tụ lại?” Tôi hỏi.

 “Liệu nó lệ thuộc vào áp lực – vào một sức mạnh phản lại?” Rao hỏi.

 “Dòng chảy của bạn và dòng chảy của tôi không giống hệt nhau, hay sao?” Krishnaji nói.

 Friedman hỏi, “Tại sao sự cản trở nảy sinh? Liệu nó không-thực sự, giả dối?”

 “Tại sao nó xảy ra? Hai mươi sự việc đang xảy ra quanh tôi. Thỉnh thoảng có đang thấy cùng khắp, thỉnh thoảng nó bị giới hạn,” Rao nói.

 “Không trung tâm gặp gỡ sự cản trở, những phản ứng thần kinh của thân thể. Tại sao không? Đây có lẽ chỉ là những phản ứng của thân thể. Bạn đặt cho tôi một câu hỏi và tôi trả lời bạn tùy theo tình trạng bị quy định của tôi – mà giam giữ dòng chảy. Tình trạng bị quy định này là kết quả của môi trường sống đang hành động vào thân thể và những phản ứng của nó. Nếu dòng chảy bị giam giữ – tôi chấp nhận sự giam giữ – sống giống như thế,” Krishnaji nói.

 “Sự giam giữ là gì?” Rao hỏi.

 “Nó là sự chú ý đang tập trung. Bỗng nhiên con sông đến giữa hai bờ và dòng chảy thâu hẹp lại.

 “Cánh đồng không có vị trí, không giới hạn; nó bao lavô tận. Sự chú ý bị tập trung là đang thâu hẹp lại. Tại sao chúng ta ở đó tại vị trí? Đó là câu hỏi. Khoảnh khắc bạn hỏi tôi cái gì đó, một vị trí phải hình thành. Nhưng tại sao chúng ta cho phép nó kết tụ lại?” Anh im lặng và sau đó nói chầm chậm, đang bảo chúng tôi hiệp thông cùng cái trí của anh.

 “Cánh đồng bao la không có tình trạng tích cực. Trong sự cố định có tích cực. Tình trạng không-trung tâm là tiêu cực. Sự tiêu cực này bị thách thức và có hành động tích cực. Tình trạng tích cực này tạo ra đối nghịch của nó.”

 “Liệu tình trạng tích cựcđộng lực riêng của nó?” Rao hỏi.

 “Giải pháp thực sự nằm trong một cánh đồng của tiêu cực. Nếu chúng ta chuyển động khỏi cánh đồng này, chúng ta bị lạc lõng. Nếu chúng ta vào vị trí để tìm hiểu nó, chúng ta bị lạc lõng. Hãy quan sát nó từ cánh đồng của tiêu cực. Tại sao sự kết tụ xảy ra?” Anh ngừng lại, đang tự-chất vấn chính anh. “Liệu đây là một câu hỏi sai lầm? Sự kết tụ là không thể tránh khỏi, một sự kiện. Khó khăn của tôi là, tại sao cái trí ở trong sự kết tụ? Khi tôi thấy sự tiếp cận tiêu cực tôi được tự do khỏi sự kết tụ, được tự do khỏi vị trí. Tôi chấp nhận sự xung đột như không tránh khỏi và chuyển động tiếp tục.”

 “Liệu có phải do bởi chúng ta thấy dòng chảy của chúng ta như tách rời mà sự rắc rối bắt đầu?” Rao hỏi.

 “Nếu sự tiêu cực ở đó nó sẽ có một đáp án. Vấn đề của tôi là, tại sao tôi không ở lại trong một trạng thái của tiêu cực? Sự nguy hiểm là tôi đang liên tục cân nhắc cái này với cái kia. Những người khờ dại đi vào vương quốc, không phải những người thận trọng,” Krishnaji nói.

 Krishnaji hỏi, “Năng lượng của cánh đồng là gì? Năng lượngvị trí gì trong trong cái này mà chúng ta gọi là ý thức? Chúng ta biết hoạt động của thâu hẹp lại. Chúng ta biết sợ hãi, mong muốn, thăng hoa, chúng ta biết vô vàn những lý do và những nguyên nhân cho sự nhận dạng.

 “Năng lượng này là gì? Chắc chắn năng lượng này không có không gian khép kín, không hàng rào, không những đối nghịch. Cánh đồng là năng lượng.”

 “Khi chúng tôi gắng sức tìm hiểu năng lượng này người tìm hiểu trở thành vị trí,” Rao nói.

 “Yên lặng là gì? Chúng ta hãy tiếp cận năng lượng này một cách khác hẳn. Yên lặng là gì? Bạn đang yên lặng? Làm thế nào bạn tìm ra năng lượng là gì? Bạn đang ồn ào phải không? Làm thế nào bạn biết bạn yên lặng?”

 “Yên lặng là dòng chảy không-vị trí của cánh đồng,” Rao nói.

 “Đừng định nghĩa nó. Liệu tôi thấy yên lặng? Liệu tôi trải nghiệm nó? Liệu tôi có thể nói như một người quan sát, ‘Đây là yên lặng’?” Krishnaji hỏi.

 “Có yên lặng khi tôi không tập trung,” Rao nói.

 “Bạn có ý gì qua từ ngữ tập trung? Đừng diễn đạt bằng từ ngữ về nó. Chỉ thấy yên lặng là gì và bạn thấy nó như thế nào, bạn trải nghiệm nó như thế nào.” Krishnaji đang cầm tay Rao, đang chuyển động cùng anh ấy vào cánh đồng không-lối vào.

 “Yên lặng là gì? Bạn trải nghiệm nó như thế nào? Đừng làm bất kỳ việc gì cả, chỉ lắng nghe. Liệu bạn đang trải nghiệm nó hay liệu có một trạng thái của yên lặng mà bạn đang cố gắng diễn tả?” Anh ngừng lại. “Bạn thấy sự khác biệt? Thấy yên lặng là gì.”

 “Tôi đang nói nó không là một trạng thái để nắm bắt, vì vậy buông bỏ nắm bắt,” Achyut nói.

 “Trước hết bạn tạo ra một bức tranh, sau đó sắp xếp mọi thứ vào bức tranh. Hãy tìm ra yên lặng là gì.” Krishnaji đang thúc đẩy.

 “Tôi có thể nhớ lại những lần khi đã có một trạng thái của yên lặng,” Mrs. Frost nói.

 “Đó không là yên lặng. Yên lặng là gì? Tôi được hỏi năng lượng là gì, và tôi đã nói có một tiếp cận khác hẳn đến câu hỏi. Tôi nói chúng ta hãy thâm nhập vào yên lặng. Đó là sự thách thức. Lúc này, yên lặng là gì? Tôi có một hình ảnh về nó, hay tôi thấy nó hiện diện ở đó và bởi vì bạn hỏi tôi, tôi sẽ chuyển tải nó sang bạn?”

 “Đừng cố gắng thấy hay không thấy, chỉ buông bỏ.” Rao đã chạm dòng chảy được một khoảnh khắc, là một cùng nó.

 “Rời những ý tưởng của bạn và thấy yên lặng là gì,” Krishnaji nói. “Hoặc tôi đang tưởng tượng nó hoặc trạng thái hiện diện ở đó. Tôi không đang trải nghiệm nó. Với bạn hệ thống máy móc vận hành ngay tức khắc. Hãy đơn giản, buông bỏ hệ thống máy móc của bạn. Tại sao nó vận hành trước yên lặng?”

 “Cái trí quá ranh ma,” Achyut nói.

 “Đó không là câu trả lời. Tại sao hệ thống máy móc đến trước? Khoảng khắc tôi hỏi yên lặng là gì, hệ thống máy móc của bạn trả lời. Làm thế nào bạn tìm được yên lặng? Chắc chắn không phải qua sự ồn ào của hệ thống máy móc. Vậy là bạn làm gì?”

 “Hàng rào bắt đầu cùng hệ thống máy móc,” Rao nói.

 “Yên lặng hiện diện ở đó mà không kết thúc. Tôi muốn tìm ra năng lượng là gì. Có lẽ nó có thể vận hành không ngừng nghỉ. Nhưng ý tưởng đến trước và bao bọc và tạo khung yên lặng. Nhưng yên lặng không kết thúc; mọi thứ tồn tại trong nó; chúng là bộ phận của nó; chúng không xung đột với yên lặng. Đứa bé đang khóc đó là yên lặng. Khi sự ồn ào ở trong nó, nó là yên lặng. Nếu yên lặng là bao quát, sự ồn ào là bộ phận của nó.

 “Bất kỳ thứ gì có hệ thống máy móc riêng của nó bị xung đột với yên lặng, không ở trong yên lặng. Hệ thống máy móc như người quan sát đang quan sát yên lặng bị xung đột với yên lặng, không là yên lặng. Ý tưởng của yên lặng như loại trừ, không là yên lặng. Bất kỳ thứ gì tách rời có lẽ có năng lượng riêng của nó, nhưng nó không là bộ phận của yên lặng bao quát. Qua chuyển động của nó, tình trạng tách rời có thể tạo ra hành động và năng lượng riêng của nó. Hai năng lượng hoàn toàn khác biệt. Chuyển động của một hệ thống máy móc tách rời đang trải nghiệm yên lặng và sự ồn ào trong yên lặng hoàn toàn khác biệt.

 “Bất kỳ thứ gì trong yên lặng mà không xung đột là bao quát. Bất kỳ thứ gì xung đột cùng năng lượng riêng của nó đều bị giới hạn, và khi cái giới hạn cố gắng tìm ra cái bao quát, không có yên lặng.

 “Tôi có thể sống trong yên lặng và bất kỳ việc gì tôi làm đều không xung đột, miễn là tôi sống trong yên lặng và không kháng cự nó. Vậy thì mọi thứ đều ở trong nó ngoại trừ sự kháng cự. Chính là sự kháng cự mới tạo ra vũng xoáy riêng của nó, giống như lửa, những ngọn lửa vọt lên những bầu trời.”

 “Liệu yên lặng này là cái nguồn của năng lượng, không bị giới hạn?” Rao hỏi.

 “Khoảnh khắc nó có giới hạn, có sự kháng cự,” Krishnaji nói.

 “Trạng thái này là gì?” Rao hỏi.

 “Cái gì đang vận hành? Trong trạng thái đó tôi ngửi những hoa nhài này. Tôi nghe, tôi thấy. Cái gì không ở trong nó. Cái loại trừ, cái xung đột, ý tưởng mà luôn luôn loại trừ. Bất kỳ hình thức nào của kháng cự, hủy diệt trạng thái này.

 “Đối với tôi trong yên lặng, một tiếng khóc không là loại trừ, nhưng tiếng khóc của em bé như một hành động loại trừ bị tách khỏi trạng thái của yên lặng. Yên lặng không có giới hạn. Khi có kháng cự có sự loại trừ; ồn ào trở thành loại trừ, khi cảm xúc hình thành một vị trí mà hành động như một quấy rầy, nó trở thành một ồn ào riêng khi bạn tập trung sự chú ý vào nó.”

 “Điều này xảy ra ngay khoảnh khắc một hệ thống của những giá trị bắt đầu vận hành,” Friedman nói.

 “Khoảnh khắc cái trí như ý tưởng vận hành, nó là xung đột. Nhưng trạng thái này cần thông minhhòa hợp lạ thường. Bởi vì cái này là vô giới hạn, nó phải là năng lượng. Ở đây nó là vô giới hạn bởi vì không có tạo ra nguyên nhân. Cái trí tạo ra năng lượng có một nguyên nhân và thế là có một kết thúc. Nhưng yên lặng không thuộc cái trí, và thế là năng lượng đó vô giới hạn.” K ngừng nói. Thấy những bộ mặt của chúng tôi anh nói, “Đừng diễn giải cái này để phù hợp cái trí của bạn. Cái trí không thể hiểu rõ điều gì không thuộc về nó. Nhưng cái này là vô giới hạn. Trong trạng thái này mọi thứ hiện diện, ngoại trừ những sự việc của cái trí. Trong trạng thái này mọi ồn ào hiện diện, và đó không là ồn ào. Sau đó, xung đột nảy sinh và cái trí nảy sinh và tạo ra một khuôn mẫu loại trừ cùng năng lượng riêng của nó.”

 Maurice Friedman nói rằng ông đang trải nghiệm một trạng thái bão hòa hoàn toàn. Ông cảm thấy rằng ông đang lắng nghe Krishnaji qua một cái trí đã biết sẵn điều gì Krishnaji sắp sửa nói. Ông cảm thấy không có gì mới mẻ. Ông cảm thấy ông không thể thâu nhận nó nữa.

 Rao Sahib nói rằng mặc dù ông vẫn chưa cảm thấy bão hòa, ông cảm thấy rằng ông muốn đi khỏi Krishnaji. Ông cảm thấy rằng đang ngồi luẩn quẩn ở đây là hoàn toàn sai lầm.

 Nandini nói em cũng cảm thấy như thế. Nếu em hiểu rõ Krishnaji, điều gì đó phải xảy ra. Em đang chờ đợi nó xảy ra và không có gì đang xảy ra.

 Achyut nói ông cảm thấy giống như Rao, và tôi nói tôi cảm thấy chết rồi, một ý thức tuyệt đối của không vận hành.

 Krishnaji nói, “Nó rút lại thành một việc. Tất cả các bạn đều đang chờ đợi cái gì đó xảy ra. Một vài người có kỹ xảo nhưng không có sự thôi thúc, và họ đang chờ đợi sự thôi thúc đó phải hành động. Một vài người có sự thôi thúc nhưng họ không có kỹ xảo, và vì vậy họ cũng chờ đợi. Một vài người cảm thấy chết rồi, và họ đang chờ đợi được cho sự sống để nhờ đó họ có thể hành động.

 “Tại sao bạn đang chờ đợi và bạn đang chờ đợi cái gì? Bạn đang chờ đợi với mục đích hành động? Bạn không chắc chắn và bạn cần chứng cớ trước khi bạn hành động. Làm thế nào bạn có thể có chứng cớ? Bạn vẫn chưa thoát khỏi cánh đồng của hành động đã được biết và kết quả đã được biết.

 “Bạn muốn được chắc chắn về cái mới mẻ trước khi bạn hành động, và làm thế nào bạn có thể được chắc chắn? Bạn không đang sống, bạn chỉ đang chờ đợi; đó là không đang sống. Rao đã rời bỏ hành động chính trị của anh ấy và đang chờ đợi; anh ấy không đang sống.

 “Từ trước đến nay bạn đã đối diện hướng Bắc, và tôi nói bạn hãy quay ngược lại và đối diện hướng Nam. Nhưng bạn muốn đối diện hướng Nam mà không rời hướng Bắc.

 “Tại sao bạn đang chờ đợi? Để được chắc chắn? Chắc chắn về cái gì? Rằng hành động của bạn sẽ là cái mới mẻ? Nhưng bạn không đang sống, đang chờ đợi là chết. Sống, chuyển động, đi.

 “Tôi nói với bạn, Rao, ‘Nhìn kìa,’ bạn đã nắm được nó, đi đi.

 “Tôi cảm thấy cái gì đó đang xảy ra. Nếu tôi có một cậu con trai, tôi muốn chia sẻ nó. Khi bạn thương yêu bạn muốn chia sẻ, và tôi bảo với bạn, Rao, hãy chìa tay của bạn ra. Nếu bạn muốn nó, bạn sẽ có nó.

 “Khi cái nhỏ xíu vận hành trong tổng thể như bộ phận của tổng thể, vậy thì cái nhỏ xíu là vô hạn. Khi nó hành động tách rời, vậy thì nó bị giới hạn. Cái trí đang vận hành như bộ phận của tổng thể là vô hạn.”

 “Năng lượng là gì và liệu nó có thể hiện diện, để cho nó liên tục được tự do và đang vận hành – không bao giờ bị giới hạn?” Mặt của Rao rạng rỡ.

 “Nếu cái trí không tự giới hạn chính nó vậy thì nó luôn luôn vô giới hạn. Liệu hành động có thể xảy ra từ đó và không phải từ cái trí? Lúc đó điều gì xảy ra cho hành động? Hành động của bạn đối với người ăn xin ngoài đường là gì? Bạn có thể trả lời? Không. Nhưng sẽ có hành động mà sẽ vận hành vào anh ấy. Miễn là cái đó vận hành, không có vấn đề gì cả.”

 Ngày kế tiếp Krishnaji lại hỏi, “Vấn đề là gì? Thay vì những bông hoa này” – anh chỉ đến một lọ hoa cẩm chướng trước mặt anh – “được đặt những bông hoa giả tạo. Bạn biết cái thực sự. Những bông hoa này có cái gì không bông hoa nào khác có. Vấn đề là gì? Điều gì đang mất mát giữa giả tạo và thực sự?”

 “Chúng chỉ hiện diện,” Rao nói.

 “Không, vấn đề trọng điểm là gì?”

 “Chúng ta khước từ thấy về chính chúng ta; đang trở thành trong mọi hơi thở của chúng ta,” Achyut trả lời.

 “Tôi biết tất cả điều đó, nhưng cái gì đang mất mát? Ví dụ như Rao, anh ấy rất nghiêm túc. Anh ấy có khả năng học hành, vận dụng, anh ấy có thể hy sinh. Anh ấy có khả năng tập hợp những dữ kiện, và anh ấy nói, ‘Tôi sẽ làm gì? Tôi không là bông hoa thực sự.’ Tại sao anh ấy đã trở thành bông hoa giả tạo?”

 “Tại sao tôi không có bài hát?” Rao nói.

 “Vâng, tại sao không có ngọn lửa? Cái gì đang mất mát? Chúng ta không có tình yêu, nếu không có nó, dù làm bất kỳ việc gì bạn muốn, giả tạo sẽ không bao giờ khiến cho tôi thành thực sự. Chúng ta đã vun đắp trí năng, mà là bông hoa giả tạo. Chúng ta đã xóa sạch sự thật khỏi những gốc rễ của nó. Lúc này, làm thế nào người ta sẽ có tình yêu?

 “Tại sao chúng ta không có tình yêu? Điều này đòi hỏi thông minh lạ thường. Bởi vì tôi không có tình yêu tôi tạo ra những đền chùa và những học viện.” Anh chỉ đến những bông hoa trước mặt anh. “Bông hoa đó vừa nở; bạn thấy nó?”

 Rao tiếp tục, “Tình yêu đang mất mát và tôi cứ tiếp tục nói, tôi muốn một hơi thở của nó. Tôi không có tình yêu và tôi đã phung phí năng lượng của tôi trong việc tạo ra những bông hoa giả tạo. Tôi sẽ làm gì? Nếu tôi không có nó, không có gì còn có ý nghĩa. Tại sao tôi không thương yêu?

 “Tôi biết tôi tồn tại trên một mức độ giả tạo. Bộ não của tôi có thể bàn luận về bất kỳ thứ gì, và tuy nhiên tôi thấy tôi phải có cái khác lạ. Làm thế nào tôi sẽ nắm bắt được nó?” Rao hỏi.

 “Trạng thái cái trí của bạn là gì khi bạn nói bạn thấy cái giả tạo và bị choáng váng? Trạng thái khi bạn đòi hỏi cái khác lạ là gì? Phải có một cách mở cánh cửa. Và phải có một cách thâu nhận nó. Làm thế nào? Đó là điều kỳ diệu thực sự. Nó không thể được đặt ở đó. Nó phải là cái gì đó mà không thể trói buộc. Nó không là một sự việc mà tiếp tục. Tôi không thể quan tâm đến nó. Tôi không thể sáng chế nó.

 “Tôi chỉ có thể hành động từ trung tâm, mà mở cửa cho cả sự kết thúc và sự sắp sửa hiện diện.

 “Tôi không thể cố gắng nắm bắt nó. Khoảnh khắc tôi nói tôi phải có một trải nghiệm về nó, nó phải luôn luôn hiện diện ở đó, tôi không mở cửa cho nó vào.

 “Tôi thấy sự giả dối của cái giả tạo, nhưng tôi không có sự thật. Việc gì đang xảy ra cho bạn khi bạn thấy điều này? Khoảnh khắc tôi không còn đùa giỡn cùng cái giả tạo, tất cả những nỗ lực, tất cả những giải thích đã kết thúc,” Krishnaji nói.

 “Mọi mong muốn, mọi khao khát để làm đã kết thúc. Tôi cảm thấy thư giãn, vui đùa. Tôi không đang cố gắng nắm bắt,” Rao nói.

 “Nó có nghĩa gì, thưa bạn? Bạn đang thấy từ quan điểm gì? Liệu nó được tự do khỏi lý luận?

 “Vận hành mà không có nó là tội lỗi duy nhất,” Friedman.

 “Vậy là bạn sẽ không đùa giỡn cùng cái giả tạo. Bạn có lẽ đùa giỡn cùng nó nhưng bạn vượt khỏi nó,” Krishnaji nói.

 “Chúng ta nghĩ rằng dấu hiệu đầu tiên của sự nhạy cảmsuy nghĩ, lý luận. Nhưng suy nghĩ là không có nó. Tôi hành động,” Rao nói. “Thân tâm của tôi cảm thấyý thức chỉ khi nào nó được thực hiện qua suy nghĩ. Điều này hao tán hết sinh lực của tôi. Bây giờ tôi thấy điều này rất rõ ràng.”

 Krishnaji nói, “Liệu bạn có thể lưỡng lự, ngần ngừ giữa bông hoa giả tạo và thực sự? Bạn sẽ thâm nhập mọi thứ rất cẩn thận, bạn sẽ thận trọng. Chỉ khi nào bạn không rõ ràng, bạn mới vấp ngã.

 “Chúng ta bắt đầu bằng cách nói chúng ta bị khô cạn. Chúng ta vác theo cùng chúng ta một cái giỏ của những giả tạo. Bạn thấy điều này và gạt nó đi. Bạn được tự do khỏi cái giỏ, mà là cái giả tạo. Trạng thái thực sự của bạn là gì?”

 “Tất cả những lợn cợn bên trong biến mất. Phía bên trong người ta, ý thức của nắm bắt cái gì đó tan biến. Tôi không còn khô cạn,” Rao nói.

 “Bạn không còn khô cạn, mà có nghĩa bạn có một bài hát. Tôi muốn biết trạng thái của phía bên trong, của được tự do.”

 “Sau ba tiếng đồng hồ, tôi phát giác rằng chính là tánh giả tạo phải chịu trách nhiệm cho không có sự ấm áp. Trong buông bỏ tánh giả tạo, trạng thái khô cạn nóng cháy đã biến mất,” Rao trả lời.

 “Rất khó khăn khi chuyển tải chất lượng mà hiện diện khi trong đối thoại,” tôi nói. “Có một tích tắc của hiểu rõ, của hoàn toàn là một, một trạng thái nơi sự suy nghĩ đã kết thúc và yên lặng, một mình nó, thức dậy.”

 Rao bắt đầu, “Yên lặng không là ý thức thông thường của tôi, những khoảnh khắc của yên lặng rất hiếm hoi. Một sống được đặt nền tảng trên hành động, phản ứng đã không kết thúc cho tôi. Tôi khởi sự hành động tại thời điểm tôi nghĩ nó không là một phản ứng. Sự khác biệt giữa hành động này và hành động như thách thức là gì?”

 Krishnaji trả lời, “Sự kiểm tra duy nhất là liệu nó sản sinh phản ứng thêm nữa, liệu có sự tiếp tục của nó. Nếu bạn hạnh phúc bạn sẽ làm mọi việc đúng đắn. Hành động từ hạnh phúc là một việc. Hành động trong một trạng thái của tự do khỏi không-hạnh phúc có phản ứng riêng của nó; đây không là trạng thái của hạnh phúc. Chúng ta không biết hạnh phúc mà không là một phản ứng. Chúng ta biết hạnh phúc của phản ứng.”

 “Tôi không-hạnh phúc và, bởi vì trong khoảnh khắc đã thấy một trạng thái của không không-hạnh phúc, tôi bị không-hạnh phúc nhiều hơn. Tôi muốn một kiểu sống mà sẽ làm tự do tôi,” Rao nói.

 “Mặc dù tôi sống trong thế giới này tôi muốn sống mà không có không-hạnh phúc cùng những phản ứng của nó. Làm thế nào tôi sẽ thực hiện được nó? Tôi không ở phía bên ngoài của khuôn mẫu này. Tôi thấy nó trong tất cả sự phức tạp. Tôi sống trong cánh đồng đó. Vấn đề của tôi là, tôi muốn sống trong nó hoàn toàn mới mẻ lại, bởi vì tôi thấy sự vô ích của khuôn mẫu và sự khuếch trương của nó. Tôi không thể tẩu thoát nó hay trốn tránh nó. Tôi sẽ làm gì trong khuôn mẫu?” Krishnaji hỏi.

 “Vài ngày qua những phản ứng dội lại của tôi đã ít hơn nhiều. Những thôi thúc và những chuyển động đã tan biến dần. Điện áp đã hạ thấp. Tôi có cảm giác của không thiết tha bất kỳ thứ gì. Tôi muốn ngồi một mình,” Rao nói.

 “Nó là một cảm giác của co rút lại,” tôi thêm vào.

 “Vấn đề là chúng ta đang ở trên cao và sau đó chúng ta rơi xuống cái rầm.” Đây là bình phẩm của Friedman.

 “Tại sao bạn ở rất cao và tại sao bạn co rút?” Krishnaji hỏi.

 “Tại sao tôi đến bằng một cái chén ăn mày? Cái chén ăn mày phải biến mất,” Rao nói.

 “Cái chén ăn mày phải biến mất và tôi phải sống trong cánh đồng cùng hạnh phúc. Tôi sẽ đến với ông, nhưng tôi không muốn bị lệ thuộc. Tôi sẽ làm gì?”

 “Điện áp của sống quá thấp, không có hân hoan,” Rao nói.

 “Liệu bạn thực sự cảm thấy nó, giống như một cái thùng không thể chứa đựng nước, mà có nghĩa bạn không có tình yêu? Tại sao bạn không có nó? Có phải rằng theo cảm xúc cái trí của bạn đã mất đi khả năng phục hồi này, rằng bạn cảm thấy chết rồi?”

 “Tôi không chết. Tôi vẫn cảm thấy còn sống,” Rao trả lời.

 “Tánh đàn hồi hiện diện ở đó, nhưng nó không còn đang co giãn nữa,” Krishnaji nói.

 “Có một ý thức của một thủy triều đang xuống,” Rao nói.

 “Có phải rằng chúng ta đã chạm đến đáy của những sự việc? Bạn đã đến đó, rằng bạn là không-là gì cả?” Krishnaji hỏi.

 “Ông đang nói rằng nếu không có sự khao khát, ông đã đến chiều sâu. Cái trí quá ranh ma. Nó sẽ không thấy điều đó,” Rao nói.

 “Bạn đã đến đáy?” Krishnaji đang đẩy.

 “Trong tối tăm, tôi thấy một tia sáng le lói, nhưng nó vẫn còn quá lờ mờ không thể sử dụng được,” Rao nói đầy do dự.

 “Theo cùng nó,” Krishnaji nói.

 “Người ta quá tỉnh táo đến độ không là bất kỳ thứ gì của cái cũ kỹ, nhưng vẫn vậy người ta không là cái mới mẻ. Những cảm xúc giả tạo đã kết thúc, nhưng hạnh phúc không hiện diện ở đó.”

 “Bạn sẽ làm gì? Hãy cho nó nghỉ ngơi. Nó giống như một thửa ruộng đã được gieo hạt và thu hoạch, lúc này hãy để cho nghỉ ngơi không canh tác.

 “Tôi cảm thấy rằng nên có một nổ tung từ phía bên trong và không phải từ phía bên ngoài. Làm thế nào tôi sẽ làm nó? Tôi cảm thấy rằng có một manh mối cho sự huyền bí đó. Nếu chúng ta có thể tìm được nó, chúng ta có thể nhặt nó lên. Mười ngày vừa qua cái gì đó đang xảy đến cho tôi, một việc lạ thường đang diễn ra phía bên trong tôi. Tôi không biết nó đang đi đâu. Nó giống như một con sông đang chảy. Nó đang làm cái gì đó thuộc phần thân thể. Tôi đã không suy nghĩ về nó, và tôi hỏi tại sao nó không xảy ra trong người nào khác? Tôi có một cảm giác nó đang chờ đợi. Khi tôi thức giấc cái gì đó đang xảy ra. Tại sao nó không xảy ra cho những người khác? Nó không là một câu hỏi của khôn ngoan hay ngu dốt. Tôi biết tất cả những lý dongăn cản bạn. Nhưng tôi nói nó giống như đang cùng nhau đi qua cái gì đó. Chúng ta đã cùng nhau trải qua điều này. Chúng ta không thể làm gì thêm nữa. Lúc này hãy chìa tay của bạn ra và nhận giấy chứng nhận. Nó thực sự là cùng sự việc sâu thẳm bên trong.”

 Anh quay về phía Nandini, “Và tôi muốn biết tại sao bạn không nhặt nó lên. Tôi nói với bạn, hãy cúi xuống và nhặt nó lên.

 “Bạn biết về em bé mà họ đã mang đến tôi. Bác sĩ đã nói bộ não của em không hình thành. Nó không thể thấy, không thể cười, không thể nhận ra, và tôi đã sờ vào nó. Cái gì đó đang vận hành rất mạnh mẽ trong tôi.

 “Tôi cảm thấy một cháy bỏng trong bàn tay của tôi và em bé đã bắt đầu cười, nhận ra mọi người. Bạn có thể làm nó. Tất cả mọi việc mà bạn phải làm là nhặt nó lên. Cái sự việc đang vận hành trong tôi cũng sẽ làm việc cùng bạn, hãy nhặt nó lên.

 “Chẳng ích lợi gì khi nói rằng bạn không biết làm thế nào. Tôi nói với bạn, hãy nhặt nó lên.”

 Những đối thoại kết thúc, và Krishnaji chuẩn bị quay lại Ojai. Vào ngày 10 tháng ba, tại một trong những bàn luận buổi sáng cuối cùng của anh, đầy khẩn thiết anh nói về sự cấp bách phải thâm nhập những máy móc thuộc cái trí của anh.

 “Sáng nay, tôi đang suy nghĩ liệu tôi có thể hiểu rõ cái trí riêng của tôi và cách nó làm việc như thế nào, tôi có thể nói với bạn, hãy nhìn cẩn thận và bạn có thể có nó.

 “Cái trí của tôi làm việc như thế nào? Ngày hôm qua, khi tôi nói về thiền định, liệu bộ não của tôi đang làm việc? Nếu không, vậy thì cái gì đang làm việc? Những trả lời của tôi rất hợp lý. Chúng đã nảy ra như thế nào? Việc gì đã xảy ra? Tôi đã nói rằng suy nghĩ và người suy nghĩ là một. Hệ thống máy móc mà sản sinh suy nghĩ đó là gì? Người ta có thể phỏng đoán và nói rằng chính là cái trí cao hơn mà đang sử dụng tôi, Maitreya, rằng tôi là một phương tiện loan truyền; đó sẽ là một giải thích tốt của Tổ chức Thông thái. Nhưng điều đó không gây thỏa mãn cho tôi.

 “Nếu tôi có thể chỉ nó rất rõ ràng cho Achyut, bạn ấy có thể có nó. Cái vật đang vận hành là gì? Ngày hôm qua, khoảnh khắc Rao nói ‘vị trí,’ tôi đã nói ‘chọn lựa.’ Và ai chọn lựa? Không có sự suy nghĩ dần dần, vậy là cái gì đang vận hành?”

 “Lần này tôi nghĩ tôi hiểu rõ điều gì Krishnaji đang nói,” Rao nói. “Krishnaji nhận biết được khi nào những người lắng nghe anh ở cùng anh. Nhưng điều này sẽ là sự trải nghiệm của bất kỳ người nào chân thật – với Krishnaji nó còn là cái gì đó nhiều hơn nữa.”

 “Biết một khán giả và thay đổi, điều chỉnh, việc đó đơn giản. Chúng ta hãy vượt khỏi một chút xíu,” Krishnaji nói.

 “Mảnh trí năng mà không cần những quyển sách, không cần hiểu biết là gì?” Rao hỏi.

 “Anh luôn luôn mới mẻ. Phải có một cái nguồn sáng tạo luôn luôn đang vận hành. Bản chất của cái nguồn này là gì?” Friedman hỏi.

 “Anh đang ở phía trước của con sóng, phía trước của ý thức. Liệu anh nhận biết được cái nguồn sáng tạo đó?” Rao hỏi.

 “Anh là một hợp nhất ba ngôi. Có Krishnamurti con người, chính xác như anh ấy là; tiếp theo anh ấy là đạo sư, đang thúc giục, đang ép buộc; tiếp theo anh ấy là sự thật, quyền năng ‘mà là.’ Chúng không tách rời, nhưng ba khía cạnh của cùng sự thật. Câu hỏi là, Krishnamurti là ai?” Friedman hỏi.

 “Làm thế nào tôi sẽ khởi sự nắm bắt được cái này mà đang vận hành?” Krishnaji nói.

 Rao trả lời, “Từ ngày đầu tiên khi anh nói về chuyển động, từ vị trí không-vị trí, người ta thấy rằng đối với anh trạng thái này là một sự thật khoảnh khắc-sang-khoảnh khắc. Nếu người ta có thể vẫn còn ở đó, vậy thì sự xung đột kết thúc. Nếu tôi thấy điều đó, chất lượng của đang nói là khác hẳn.”

 “Làm thế nào một người chuyển tải cú chạm sáng tạo này sang một người khác?” Krishnaji hỏi.

 “Việc này không thể thực hiện được ngoại trừ qua sự đồng hóa,” Friedman nói.

 “Không, có cái gì đó đang vận hành qua K mà tôi muốn chia sẻ. Tôi biết nó có thể xảy ra được. Tôi cảm thấy nó có thể xảy ra được như ánh sáng mặt trời,” Krishnaji nói.

 “Liệu anh đang rút ra một dòng chảy từ một cái nguồn không-bị giới hạn đối với anh? Nếu như thế, làm thế nào chúng tôi có thể mở cái nguồn?” Friedman đang thách thức Krishnaji.

 “Từ khởi đầu tôi cảm thấy nó mở toang cho tôi. Nó đã luôn luôn hiện diện ở đó. Khoảng cách mỗi lúc một rõ ràng hơn, rõ ràng hơn, gần gũi hơn – tại sao X không nắm được cái này? Bạn sẽ có nó nếu bạn luôn luôn gần K? Tôi không nghĩ như thế. Tôi muốn thấy nó làm việc như thế nào. Tôi biết nó làm việc như thế nào với tôi. Sáng nay tôi thức dậy cùng một cảm giác. Không có cảm giác ‘cái tôi.’ Sáng mai khi tôi thức dậy sẽ có cái gì đó mới mẻ. Luôn luôn nó cứ tiếp tục. Khi tôi nói nó trào ra. Không bao giờ có một dự trữ rồi sau đó trào ra. Với hầu hết mọi người, dự trữ luôn luôn là cái cũ kỹ. Ở đây không có dự trữ, không có an toàn. K muốn bạn có nó. Làm thế nào nó sẽ được thực hiện? Thậm chí nếu đúng thực là K đã được đào tạo, rằng anh ấy đang được sử dụng bởi Maitreya, thực thể đó nói với bạn, ‘Bạn nên có nó.’ Đang thâu nhận tất cả những khác biệt, thực thể đó nói, ‘Đến đây, bạn có thể có nó.’ Anh ấy muốn bạn có nó, vì vậy anh ấy xóa sạch tất cả những phân chia. Tôi cảm thấy rằng nó đang vận hành, tôi cảm thấy cánh đồng mở toang và một số đang ở trong nó.

 “Vấn đề của chúng ta là gì? Tôi có nó, bạn không có, và tôi nói bạn có thể có nó. Nhưng nếu bạn hỏi, ‘Liệu tôi có nó? Và sự kiểm tra là gì? Và liệu có một kiểm tra? Làm thế nào tôi có thể biết rằng tôi có nó?’ – vậy thì bạn bị mất hút. Bởi vì không có sự kiểm tra. Bạn hỏi, ‘Liệu điều đó đủ chưa?’ Chính đang đòi hỏi cho nhiều hơn này mới là vật cản trở.

 “Tôi nói với Rao, ‘Hãy ra ngoài đi, thử nó.’ Tôi nhớ nói chuyện đầu tiên tại Madurai. Dr. Besant đã nói với tôi, “Con yêu quý, lập trường của con đúng đắn, những cử chỉ của con đều tốt lành, chỉ là con còn quá ít kinh nghiệm. Mẹ biết con có thể có nó. Hãy đi đi, bắt đầu, nói chuyện, thấy việc gì xảy ra. Thậm chí nếu con tạo ra một hỗn loạn, hãy giữ nguyên tình trạng ngập ngừng. Với cái này con phải hoàn toàn không-chắc chắn.’ Tôi nói với bạn, bạn đã có nó. Hãy đi mở cửa.

 “Đây là như thế trong những liên hệ của tôi. Không bao giờ có một ý thức của quay lại một liên hệ. Không có nơi nương tựa, luôn luôn có một chuyển động thoát khỏi.

 “Tôi đã được bảo rằng điều gì tôi nói hôm nay khác hẳn điều gì tôi đã nói lúc trước và điều gì tôi đã là; và tôi sẽ khác hẳn nữa. K là như thế. K không có những điểm cố định để quay lại.”

 Tôi gặp Krishnaji một mình sau khi những đối thoại kết thúc. Anh hỏi tôi đang cảm thấy như thế nào. Năm tuần lễ bàn luận đã tác động vào tôi như thế nào? Tôi trả lời rằng tôi đã được để lại với chẳng bao nhiêu ý muốn tự nguyện. Tôi đang cảm thấy rất trẻ trung phía bên trong. Nó giống như được sinh ra lại trong khi vẫn còn đang sống. Tôi cảm thấy bộ phận của cái gì đó mà phải hiện diện. Những sự việc sẽ xảy đến cho tôi, bởi vì chúng đúng đắn và bởi vì chúng được dự định cho; tôi chẳng có thể làm bao nhiêu việc.

 Tôi cũng kể với anh về điều gì đã xảy đến cho tôi vào cuối những bàn luận về ý thức. Đối thoại đó đã sinh ra một nhìn ngắm mãnh liệt về cái trí trong suốt ngày; khi tôi ngủ, sự nhìn ngắm tiếp tục. Một đêm tôi có một nhận biết nổ tung của người suy nghĩsuy nghĩ là một; có một ánh sáng chói lọi và tôi rơi vào giấc ngủ sâu. Đêm thứ hai, cùng một mãnh liệt của nhìn ngắm tương tự và sự nhận biết của người quan sát và vật được quan sát là một, ánh sáng nổ tung và giấc ngủ sâu. Đêm thứ ba có một khoảnh khắc khi tất cả mọi suy nghĩ bặt tăm, một ánh sáng mênh môngtiếp theo giấc ngủ không mộng mị. Anh nghe tôi nói, nhưng chối từ cho những trải nghiệm đó bất kỳ sự quan trọng nào cả. Anh nói, “Nó qua rồi, chuyển động đi.” Sau đó anh hỏi tôi, tôi dự tính làm gì. Tôi trả lời, “Em không biết, em cảm thấy sự thôi thúc phải viết. Em cũng cảm thấy không muốn làm gì cả.” Anh nói, “Đừng làm gì cả, thấy điều gì xảy ra.”



[1] Những từ ngữ pranam và namaskara có cùng ý nghĩa ngoại trừ rằng pranam có một đặc điểm kính trọng nhiều hơn trong nó. Nó là một hình thức truyền thống của sự chào hỏi, hai tay chấp lại giống như trong cầu nguyện.

[2] Một vaishnava là một người tôn sùng Krishna. Nhưng từ ngữ này cũng chuyển tải một lối sống đạo đức nào đó, như ăn chay, bố thí, tử tế và hiến dâng.

 

[3] Bharat natyam: những vũ điệu được sinh ra từ những nghi thức thờ cúng trong những ngôi đền của Ấn độ. Từ giữa thế kỷ thứ hai mươi bharat natyam bắt đầu được nhảy múa bởi những người phụ nữ thuộc giai cấp cao hơn và được chuyển từ ngôi đền đến sân khấu, từ nghi thức đến nghệ thuật và giải trí.

[4] Natya Sastras, được viết giữa năm 200 Trước CN và 200 Sau CN bởi hiền nhân Bhrat Muni, là một quyển sách chuyên luận về những nghệ thuật kịch nghệ, kịch câm, vũ, nghệ thuật dàn dựng sân khấu. Một lý thuyết về thẩm mỹ đã hình thành yếu tố cơ bản của quyển sách.

[5] Kathakali là vũ điệu, kịch câm và kịch nghệ. Được phụ họa bởi tiếng trống mạnh và bài hát, nó phát triển trong những cung điện của những vị vua Nayar của Kerala. Những câu chuyện được đặt nền tảng trên những thiên sử thi, MahabharataRamayana. Những vị vua Nayar thuộc tầng lớp quân đội. Xã hội là mẫu quyền. Những Brahmin đều có học thức và quyền hành. Những trang phục, những mặt nạ vẽ hình màu, và những cử chỉ rất kiểu cách được hòa hợp thành hình thức kathakali của vũ điệu.

[6] Rishi Valley, cách Madanapalle nơi sinh của Krishnaji mười dặm, được đặt tên như thế do quả đồi có hình tháp, Rishi Konda, nằm ở phía tây của thung lũng. Đang tìm kiếm để có một vị trí thích hợp cho một trường học, Krishnaji, cùng vài người bạn, đã bắt gặp cây đa to lớn từ vệ đường. Anh ngừng lại và nói, “Đây là nơi đó.” 

[7] Một cuộc họp của toàn ủy viên quốc hội Ấn độ được tổ chức ở Bombay vào ngày 16 tháng chín năm 1972. Ý định chính là đáp ứng sự thông báo về việc chính phủ Anh quốc sẽ “Bỏ Ấn độ.” Nghị quyết được đón chào bằng sự hoan hô nồng nhiệt. Đêm đó, Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, và nhiều người lãnh đạo quốc hội bị bắt giữ ở Bombay và những nơi khác của Ấn độ.

 

[8] Vallabhai Patel và Sardar Patel là cùng một người. Vallabhai là tên được đặt ra và Patel là tên giai cấp. Sardar, có nghĩa người lãnh đạo, là một thuật ngữ của yêu mến và kính trọng.

[9] Bhakti: Một niềm tin được đặt nền tảng trên sự hiến dâng cho Krishna.

[10] Vithal: Một tên khác cho Krishna, người chăn bò thiêng liêng.

[11] Thalis: những cái đĩa tròn bằng kim loại trên đó thức ăn được phục vụ trong những gia đình truyền thốngẤn độ. Đĩa thali có thể được làm bằng bạc, bằng thép không rỉ, bằng đá. Những cái chén tròn nhỏ có nhiều loại rau và đậu lăng được đặt trên đĩa thali, trong khi cơm và rotis bánh mì dẹp hay bánh mì lứt cũng được đặt trên đĩa thali.

[12] Choga: một áo khóac bằng lụa hoặc len rộng có một cái khuy phía trước. Nó được mặc bởi đàn ông phủ qua bộ quần áo kiểu Ấn độ, để bảo vệ khỏi sự lạnh lẽo.

 Tus: Vải len đẹp được dệt bằng tay. Được dệt bằng len cừu nuôi tại cao độ trên 8.000 feet, nó được dệt bởi những gia đìnhtruyền thống về nghề dệt ở Srinagar, Kashmir. Một khăn choàng tus dài sáu yard có thể được kéo qua một chiếc nhẫn đeo tay.

[13] Tôi cố gắng ghi lại điều gì Krishna đã nói trong những trạng thái huyền bí này. Một số những ghi chú đã bị thất lạc. Tuy nhiên, ở đây tôi đã in lại những ghi chú còn giữ được và Nandini đã giúp đỡ tôi xây dựng lại những phần còn lại.

[14] Bhai: có nghĩa người anh ở Gujarati. Nó là một hậu tố thêm vào tên của một người lớn tuổi hơn như một thuật ngữ của sự kính trọng. Ở Tây Ấn hiếm khi tên đầu được sử dụng cho một người đàn ông hay đàn bà. Ở Gujarat, bhai được dùng với tên đầu cho một người đàn ông, behen hay chị cho một người đàn bà. Nó tương đương với “ji” ở Bắc Ấn.

[15] Knight Commander of the Star of India, một trong những tước hiệu cao quý nhất được trao tặng bởi người Anh.

[16] “Maheshmurti” (thế kỷ thứ bảy sau CN) là một hình ảnh vút cao trong đá của Shiva như vị thần vĩ đại, được điêu khắc bằng ba khuôn mặt – người sáng tạo, người giữ gìn, và người hủy diệt – tượng trưng ba khía cạnh của người cha tối thượng. Maheshmurti được chạm khắc bên trong một hang động lớn và được vây quanh bởi những bức tượng miêu tả thiên sử thi từ những thần thoại của Shiva. Âm thanh và hình thể trở thành một để sáng tạo hóa thân cao cả này. 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 17162)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.