Phần 5. Thay Đổi Tầm Nhìn 1962-1977

07/06/201112:00 SA(Xem: 7172)
Phần 5. Thay Đổi Tầm Nhìn 1962-1977

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
[www.thuvienhoasen.org]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
[www.scribd.com/.../Pupul-Jayakar-Krishnamurti-A-Biography ]
Lời dịch: Ông Không
Tập II/II - Tháng 6-2011


PHẦN 5

THAY ĐỔI TẦM NHÌN

1962-1977

__________________________

 

CHƯƠNG 24

“Con người không có tánh Sáng tạo dựng lên

 những học viện chết rồi.”

 

 

 Krishnamurti rời Ấn độ vào tháng ba năm 1962. Một thời kỳ đối thoại cùng đất đai nơi sanh ra của anh và những bạn bè của anh đã chấm dứt. Anh sẽ không bao giờ giống hệt như trước. Cái người Krishnaji mà đã cười đùa cùng chúng tôi, đã dạo bộ cùng chúng tôi, đã bị mê mải bởi vẻ đẹp của đất đai; đã nhìn ngắm những người giàu có và những người nghèo khổ bằng từ bi; đã lắng nghe tiếng nói của hàng ngàn người; đã chữa trị phía bên trong; đã nắm tay một người bạn và dắt anh ấy qua ma trận của cái trí, đang vạch lối, đang bàn luận, đang gánh vác những gánh nặng của đau khổphiền muộn – Krishnaji này sẽ tan biến. Một Krishnaji mới mẻ đã trỗi dậy – nghiêm khắc, không dung thứ, chất vấn. Tất cả những liên hệ cá nhân sẽ trải qua sự thay đổi. Anh sẽ từ bi, nhưng anh cũng sẽ là người thầy, đang đòi hỏi những đáp án cho những nghi vấn cốt lõi. Mọi tiếng cười và vui đùa đã chấm dứt.

 Từ Bombay anh đi máy bay đến Rome. Anh được đón bởi Signora Vanda Scaravelli. Khi đến Rome, đầu tiên anh bị sốt nặng và tiếp theo một ca bệnh quai bị và thận.

 Sự bất đồng và khoảng cách giữa Krishnaji và Rajagopal và bạn bè của anh ở Ojai đang gia tăng. Một nhóm mới rất quan tâm đến Krishnaji và lời giảng của anh đã tập hợp ở Châu Âu. Họp mặt Saanen đầu tiên ở Thụy sĩ, mà Rajagopal miễn cưỡng cho phép được tổ chức năm 1961, đã thu hút những con người từ mọi vùng đất trên thế giới. Krishnaji nhận biết được một chuyển động mới mẻ ở phương Tây, và sự phản ứng của anh đến tình huống này là tổng thể.

 Anh sẽ không quay lại Ấn độ vào mùa thu năm 1962. Trong những nói chuyện cùng Vimla Thakkar tại Gstaad và sau đó ở Rome, anh đã nói về những hiểu rõ sâu thẳm của anh về Ấn độ. Sự kiện tấn công của Trung quốc đã làm đau lòng anh nhiều lắm được bộc lộ trong những lá thư. Anh lo ngại cho Ấn độ. Sau những nói chuyện ở Saanen, anh bị bệnh lại. Anh viết thư kể cho tôi về sự kiệt sức bởi đi lại, nói chuyện, gặp gỡ những con người. Cơ thể của anh, những bắp thịt và những mô, cần được hồi phục. Vì vậy, anh quyết định không quay lại Ấn độ mùa đông năm 1962, nhưng ở lại suốt năm ở Ý, nghỉ ngơi, hồi phục sinh lực, và bảo toàn năng lượng của anh. Trong ngôn ngữ truyền thống của anh, anh sống ẩn dật, sản sinh tapas.[1]

 Krishnaji quay lại Delhi ngày 21 tháng mười năm 1963, sau mười tám tháng ở Châu Âu. Trong xe hơi trên đường từ phi trường, anh nói về việc không tiếp xúc với con người. Khi ở nước ngoài, Ấn độ hiếm khi nào có trong ý thức của anh. Khi đến Ấn độ, người ta nhận biết được dòng chảy tự phát của cảm thấyẤn độ gợi lên qua những năm tháng đang mất đi. Dường như anh thật xa xôi.

 Madhavachari ở Delhi, và mỗi chiều tối chúng tôi dạo bộ cùng Krishnaji trong công viên Buddha Jayati. Tôi hỏi Krishnaji tại sao vô số người có thể theo sát lời giảng của anh đến một mấu chốt và không thêm nữa. Anh nói, “Đó là như thế,” và có vẻ rất nghiêm nghị khi anh bỏ đi trước chúng tôi thật xa; khi anh quay lại chúng tôi tiếp tục nối lại nói chuyện trước. Anh cảm thấy rằng con người thiếu một năng lượng không-xung đột; năng lượng mà biết sự kỷ luật của chú ý và của phủ nhận tổng thể. Anh nói phủ nhận tại ngay những chiều sâu của cái tôi là điều cốt lõi.

 Suốt những dạo bộ sau anh bắt đầu chất vấn sự kiện của Krishnamurti. Làm thế nào nó đã xảy ra? Tại sao cậu bé dốt nát, lơ đãng lại không bị quy định bởi Tổ chức Thông thái và những nghi lễ của nó; hay bởi cuộc sống phương Tây? Tôi hỏi anh liệu anh biết lúc nào sự khai sáng đã xảy ra. Anh trả lời, “Không. Nó đã xảy ra như thế nào? Liệu nó là điều gì Tổ chức Thông thái nói, rằng thân thể của Krishnamurti là phương tiện của Lord Maitreya? Liệu nó là sự tái sinh trong một thể xác mới? Tại sao cái trí của Krishnamurti vận hành một cách hồn nhiên, một cách chân thật? Tại sao anh ấy nghi ngờ mọi thứ?”

 Đầu những năm 1960, Buckminster Fuller gặp Krishnaji ở Ấn độ. “Bucky,” như bạn bè gọi ông, là một người thiết kế đã cách mạng những cấu trúc và phác họa cho một văn hóa lẫn một cách sống thuộc tương lai; cùng lúc ông là một người triết lý, một người khoa học có tầm nhìn, sức sáng tạo, và một quan điểm tổng thể về con người cũng như những nhu cầu của họ. Tôi biết Bucky rất rõ, và ông điện thoại cho tôi khi ông nghe nói Krishnaji ở Delhi để gợi ý một gặp gỡ cùng “con người thông minh, đẹp đẽ, lạ thường đó.” Tôi sắp xếp một bữa ăn tối mà cả hai đều hiện diện. Bucky vào phòng ầm ĩ phô trương giống như một món đồ chơi yo yo. Krishnaji nhút nhát và hơi hơi thu rút, trong những ngày này đó là phản ứng của anh khi anh gặp một người trí năng dữ dội. Bucky bắt đầu nói chuyện. Ông nói trước bữa ăn, ông nói tại bữa ăn, ông nói sau bữa ăn. Krishnaji lắng nghe, hầu như không thốt ra một lời. Vẫn vậy Bucky nói. Sau khi Krishnaji rời đó để quay về nhà của Kitty Shiva Rao, nơi anh đang ở, Bucky quay về phía tôi và cám ơn tôi về gặp gỡ và nhận xét, “Krishnaji thật là một người thông minh, tuyệt vời, lạ thường.”

 Từ Delhi, Krishnaji đi đến Rajghat, Varanasi. Achyut, đã làm việc ở tại Rajghat trong nhiều năm, kể cho Krishnaji khi anh ở đó về Vinoba Bhave và công việc Boodan của ông ấy, sự phân phát cho những người không đất đai những quà tặng của đất đai, trong những làng mạc của Ấn độ. Achyut cảm thấy sự đồng cảm vô hạn cho phương hướng và những đặc điểm của công việc của Bhave; đối với anh ấy công việc vì những người nghèo khổ và những người bị đàn áp là không thể thiếu được cho một sống tôn giáo và không thể bị tách rời. Tuy nhiên, phản ứng của Krishnaji gây choáng váng Achyut nhiều lắm.

 Krishnaji nói, “Sau những năm này, làm sao bạn có thể giống như một con lừa như thế? Tại sao bạn đang làm những việc vớ vẩn? Xem kìa, người bạn, nếu bạn đã không gặp tôi, bạn có thể ở trong phong trào ‘sarvodaya,’[2] đang rửa ráy những cái mông đít của những trẻ em trong làng. Nó có lẽ xứng đáng khi làm như thế.

 Nhưng bạn không ở Rajaghat để thực hiện công việc đó. Ra vẻ đạo đức, bạn đang cố gắng thay đổi xã hội. Nhưng sự thay đổi sâu thẳm phải bắt đầu nơi con người.”

 Achyut nói anh ấy không thể hiểu rõ điều gì Krishnaji đang nói. Annie Besant đã bảo Achyut, “Nếu bạn không hiểu rõ Krishnaji, hãy đặt điều gì anh ấy nói trên một cái kệ sách, nhưng đừng bao giờ bác bỏ anh ấy.” Achyut đã học hành từ người thấy rằng không bao giờ nói đúng đối với bất kỳ điều gì nếu anh ấy không thực sự nhận biết sự thật của nó. Thế là anh ấy ngừng công việc của anh ấy ở Rajghat suốt sáu tháng và đi đến Himalayas, đến Lohaghat, Pithoragarh, và tự-chất vấn mình, “Liệu tôi quá quyến luyến Krishnamurti và Rajghat?” Anh ấy cũng thâm nhập những động cơ của anh ấy trong công việc giúp đỡ những người nghèo khổ. Mỗi sáng anh ấy bắt đầu viết ra những suy nghĩ của anh ấy, và chẳng mấy chốc phát giác một nhận biết hiệp thông của cái trí và chuyển động của suy nghĩ. Nhận biết mang lại tự do.

 Năm 1964 Achyut quay lại Rajghat. Mùa đông đó anh ấy gặp lại Krishnaji và nói về những xung đột không thể giải quyết được của anh ấy. Krishnaji nói, “Không có gì đang xảy ra cho bạn ở Rajghat, vì vậy bạn nên đi. Rajghat không đang giúp đỡ bạn nở hoa.” Achyut rời Rajghat năm 1965 mà không có bất kỳ cay đắng nào. Anh ấy ẩn dật, tuân thủ sống hoàn toàn vô danh. Anh ấy sống trong một căn nhà biệt lập ở vùng ngoại biên của Bangalore, lang thang từ nơi này sang nơi khác, cố gắng cắt đứt ngay tại gốc rễ.

 Người em của anh ấy, Rao Sahib, rất bức xúc. Anh ấy cảm thấy Achyut đã bị phụ bạc. Mười lăm năm sống của Achyut đã được hiến dâng cho Rajghat và cho công việc của Krishnaji, và Rao Sahib cảm thấy rằng Achyut đã phải ra đi với hai bàn tay trắng. Rao Sahib từ từ xa cách Krishnaji. Tại sâu thẳm tự mình hiến dâng cho Krishnaji, bằng một phản ứng đầy cảm xúc, đầy đam mê và một cần thiết phải ở gần gũi Krishnaji, anh ấy kiên quyết từ bỏ chính bản thân mình. Anh ấy nhận biết được rằng cái gì đó đã thức dậy bên trong anh ấy, nhưng khước từ công nhận bất kỳ thấu triệt nào vào lời giảng. Bị trói buộc trong xung đột, anh ấy rút lui, chăm sóc những bông hồng của anh ấy, và không thừa nhận sự rối loạn của anh ấy. Nhưng người ta có thể nhận biết sự tổn thươngđau khổ sâu thẳm của anh ấy. Những căng thẳng sẽ tác động vào sức khỏe của anh ấy, đến độ anh ấy bị áp huyết cao, và bệnh tim.

 Đến năm 1963 Krishnaji đang bày tỏ một không hài lòng với Ấn độ. Anh bắt đầu đưa ra những câu hỏi mà sẽ tiếp tục trong nhiều năm. Krishnaji cảm thấy sự cần thiết phải hành động và liên tục đang chất vấn chính anh cùng những người chung quanh. Anh nói rằng anh đã nói chuyện ở Ấn độ suốt ba mươi năm và không việc gì đã xảy ra. “Không có được một người đang sống cùng lời giảng.” Có vẻ anh không còn đủ kiên nhẫn với những người lớn tuổi và cảm thấy sự cần thiết phải có những người trẻ tuổi quanh anh. Krishnaji phê bình Madhavachari, người rất ương ngạnh và không chịu thay đổi lề lối làm việc của ông. Vòng tròn của những người chung quanh Krishnaji bị giới hạn. Madhavachari điều hành tổ chức giống như một thượng sĩ thâm niên. Madhavachari, Achyut, Rao Sahib đang gia tăng sự xung đột.

 Tháng mười hai năm 1964 tôi đến Madras, ở tại Vasant Vihar. Krishnaji rất thường xuyên ăn tối cùng chúng tôi. Achyut Patwardhan, Madhavachari, Balasundaram, và Nandini có mặt. Rao từ Poona không đến. Một bàn luận bắt đầu sau bữa ăn tối. Tôi hỏi, “Hành động duy nhấtcần thiết để có một đột phá trong cái trí là gì? Sự thâm nhập mà phải được thực hiện, đã được thực hiện. Có trạng thái tỉnh thức của hiểu rõ về chính mình, hai mắt mở, hai tai lắng nghe, cái trí thức dậy. Tuy nhiên không có tổng thể của nhận biếttừ bi. Dường như phải cần đến một hành động tổng thể để đột phá.” Krishnaji nói nó phải như thế. Anh cảm thấy đó là một nghi vấn đúng đắnchúng tôi sẽ thâm nhập nó, bàn luận nó.

 Lại nữa, tối hôm sau, chúng tôi cố gắng khám phá hành động duy nhất đó là gì. Krishnaji nói, “Nhận biết – liệu nhận biết và chuyển động của quả tim có thể là một?”

 “Nhận biết mà thẩm thấu cùng bản thể – nó nảy sinh như thế nào?” Tôi hỏi.

 Krishnaji trả lời, “Nó phải là một hành động của đơn giản lạ thường.” Anh yên lặng. Chính bàn luận đã sáng tạo một bầu không khí của năng lượng trong căn phòng. Giống như một ngọn lửa, nó nổ tung những khe rãnh của ý thức. Có sự yên lặng vô hạn, thăm thẳm. Nó đã quá nhiều cho thân thể. Chúng tôi đang ngồi lưng thẳng băng, hai chân bắt chéo nhau, chung quanh Krishnaji. Thân thể của tôi không thể chịu đựng được sự mãnh liệt trong căn phòng và phải dựa vào tường. Krishnaji ngồi dựng đứng, lưng của anh thẳng băng, đầu của anh bất động. Chúng tôi ngồi, và thời gian ngừng lại.

 Năm 1963, trong số nhiều người tập họp tại trại Rajghat, là một thanh niên trẻ cao ráo, vóc dáng rắn chắc nhưng đẹp đẽ có tên là Alain Naude, một nhạc sĩ Nam Phi. Anh ấy đã tham dự những nói chuyện của Krishnaji ở Saanen mùa hè năm 1963 và đã gặp Krishnaji nhiều lần. Chẳng mấy chốc anh ấy cắt đứt sự quan hệ với Nam Phi.

 Naude đã theo Krishnaji đến Ấn độ mùa đông năm 1964 và 1965, và thật mau lẹ Krishnaji nói với một số người chúng tôi về khả năng Naude sẽ phụ trách vai trò thư ký của anh, đi cùng anh khắp thế giới, giải quyết thư từ của anh, khuyến khích những người trẻ lắng nghe Krishnaji, và vân vân.

 Mùa thu năm 1965, Naude trở thành thư ký của Krishnaji khi anh ở Châu âu; và khi Krishnaji đến Ấn độ vào tháng mười năm 1965 anh được theo cùng bởi Mary Zimbalist, Naude và George Vithoulkas, một người chữa bệnh theo nguyên tắc vi lượng đồng căn từ Hy lạp, mà trong những năm sau sẽ trở nên rất nổi tiếng. Krishnaji sẽ thực hiện những nói chuyện ở Delhi và từ đó đi đến Varanasi.

 Chuyến thăm Rajghat tỏ ra bi thảm. Krishnaji đã viết cho Madhavachari, và trong sự hồn nhiên của anh đã gợi ý rằng Madhavachari sắp xếp sự ở lại của Mary Zimbalist, Naude, và George Vithoukas trên khuôn viên của Rajghat, bởi vì họ là khách riêng của anh. Quan niệm tiện nghi của Madhavachari rất cổ lỗ, và sự thẩm mỹ của ông ấy cũng thế.

 Ở Ấn độ, nhà vệ sinh luôn luôn được coi như một nơi tập trung sự ô nhiễm. Những người Hindu chính thống thông thường đều phải tắm mỗi lần họ đi vệ sinh. Achyut Patwardhan bảo với chúng tôi rằng, anh ấy có thể nhớ lại một thời điểm ở Varanasi khi những người Brahmin thường mang theo một dohti cùng họ khi họ rời nhà, và sẽ phải tắm sau đó trong trường hợp họ phải cần nhà vệ sinh của chủ nhà. Qua nhiều năm tôi đã khuyên can Madhvachari về sự cần thiết phải có những tiện nghi tối thiểu trong nhà vệ sinh, nhưng tất cả đều vô ích. Đối với ông ấy, bồn dội nước hay một chậu rửa là những xa xỉ không cần thiết; một cái xô và một bình kim loại đựng nước đã duy trì những nhu cầu đó của Ấn độ qua hàng thế kỷ, và ông ấy thấy không có lý do gì để thay đổi.

 Những năm 1960 tại Rajghat, những phương tiện tối thiểu chỉ sẵn có trong nhà nơi Krishnaji sống. Mary Zimbalist, một sản phẩm của xã hội New York, được nuôi nấng trong một điều kiện sung túc và quen sống xa hoa trong những ngôi nhà của gia đình và nhà của người chồng chị, bị sắp xếp trong một căn phòng nơi nhà vệ sinh không có bồn dội nước, phòng tắm không có chậu rửa, và căn phòng vừa quét vôi trắng có những bệt sơn trên những khung cửa sổ. Krishnaji đã tự đến xem những căn phòng sắp xếp cho khách của anh, và có một nổ tung. Anh bị kinh hãi. Mary Zimbalist chuyển đến một căn phòng trong nhà của Krishnaji, nhưng Madhavachari vẫn chẳng xúc động chút nào cả.

 Sự liên hệ giữa Krishnaji và Madhavachari đã trở nên khó khăn cực kỳ. Trong những năm qua, thái độ thụ động của Krishnaji và sự tin cậy vào Madhavachari của anh đã khuyến khích những khuynh hướng hung hăng. Sắc lệnh chính thức của ông là Foundation phải vận hành cho Sự Giáo dục Mới mẻ. Ông không chấp thuận sự can thiệp hay giúp đỡ. Vườn tược và nhà cửa ở Vasant Vihar bị bỏ quên, những người trẻ không được khuyến khích gặp gỡ Krishnaji, và không có bao nhiêu người mới đến dạy học tại những trường học.

 Từ những năm 1960, thái độ của Krishnaji đối với những trường học, những con người, và công việc đã trải qua một thay đổi cơ bản. Anh đang đòi hỏi một cách mạng liên tục. Anh thấy một thụt lùi nhanh chóng ở Ấn độ; những ngôi trường phải thức dậy khỏi giấc ngủ. Sự trì trệ mà anh nhận biết được phải chấm dứt. Không dòng chảy mạnh mẽ của sự thay đổi sáng tạo được nhìn thấy. “Chuyển động,” anh liên tục nói cùng những thành viên của Foundation và những giáo viên của những ngôi trường. “Nếu bạn ở lại nơi bạn là, bạn sẽ thụt lùi, sẽ trở nên bị cố định.” Phải có chuyển động liên tục bên trong chính người ta và thế là trong công việc của người ta. Một trong những lá thư của anh gởi cho chúng tôi đã viết, “Đã đến một trạng thái nào đó, cứ tiếp tục, đừng ngừng lại đó. Hoặc tiến tới hoặc thụt lùi. Bạn không thể đứng yên.” Một bùng nổcần thiết trong những học viện của Krishnaji, những thay đổi phải xảy ra. Ở Ấn độ những hòn núi chuyển động khi năng lượng của một con người thức dậy.

 Tôi viếng thăm Krishnaji ở Gstaad vào mùa hè năm 1965. Krishnaji được biếu một chiếc xe hơi Mercedes để anh sử dụng. Anh lái xe đưa tôi đi chơi; mặc dù không thực hành nhiều lắm, anh lái quanh những khúc quanh chữ chi bằng một ổn định và kiểm soát tài tình. Thật vui khi quan sát anh điều khiển chiếc xe hơi.

 Lại một lần nữa tôi ở Gstaad vào mùa hè năm 1966 trên đường quay lại Ấn độ từ Mỹ. Krishnaji kể cho tôi về những người trẻ đang được cuốn hút đến những nói chuyện ở Mỹ. Naude đã sắp xếp cho Krishnaji nói chuyện tại vài trường đại học lớn. Những người trẻ đang phản kháng lại văn hóa đang tồn tại của Mỹ và mong muốn “Nirvana niết bàn tức khắc.” Bị kích thích bởi sự hiện diện của Krishnaji, họ lũ lượt đến nghe anh. Sau đó, không sẵn lòng chấp nhận sự khổ hạnh và sự khắc nghiệt của hiểu rõ về chính mình, và chối từ những trải nghiệm lâng lâng của ý thức, đã chuyển đến những đạo sư dễ bảo nhiều hơn mà hứa hẹn cho họ sự hạnh phúc. Ở Saanen, rất nhiều người trẻ bắt đầu đến nghe những nói chuyện; nhưng đó là một đám đông thiếu trách nhiệm, chẳng có bao nhiêu người trong họ nghiêm túc tự-thâm nhập vào chính họ hay tham gia vào những công việc của Krishnaji. Nhưng chẳng mấy chốc những họp mặt ở Saanen sẽ trở thành một nơi gặp gỡ cho những người nghiêm túc từ phía Tây và phía Đông của Châu Âu; những người mà quan tâm đến những thách thức to lớn đối với nhân loại, và những người mà tìm kiếm một sống mới mẻ.

 Naude tiếp tục theo cùng Krishnaji trong những viếng thăm của anh đến Ấn độ, và ở cùng anh mùa đông năm 1966. Mỗi viếng thăm bộc lộ một suy sụp trong sự liên hệ giữa Krishnaji và Madhavachari, và một khoảng rộng của hố sâu ngăn cách giữa Krishnaji và Foundation ở Ấn độ. Ở Châu âu, Krishnaji đã nói rằng Foundation đang ủng hộ Rajagopal trong sự chống đối lại Krishnaji. Rằng Foundation Ấn độ quá thiển cận, nông cạn, hung hăng, tự-thỏa mãn trong tầm nhìn hạn hẹp của nó.

 Ở Ấn độ, anh tiếp tục chất vấn rất nghiêm khắc. Anh đã và đang nói được ba mươi năm và việc gì đã xảy ra? Anh từ chối so sánh nó với những quốc gia hay những hoàn cảnh khác. Một nghi vấn mới trỗi dậy. “Điều gì sẽ xảy ra khi tôi chết? Ai ở đó để giữ gìn những nơi này?” Không có đáp án. Một áp lực khủng khiếp đang dồn dập vũ bão vào tất cả chúng tôi.

 Tình huống rất lạ lùng. Người thầy vĩ đại này, người ngồi trên bục nói đầy đam mê về một cái trí không biết đến xung đột, người mà chính anh ấy đã được tự do khỏi áp lực, lại đang đưa ra những nghi vấn mà tạo ra những áp lực khủng khiếp trong những người thân thiết gần gũi của anh. Sẽ phải mất vài năm trước khi chúng tôi hiểu rõ bản chất của những nghi vấn của Krishnaji, và năng lượng được sáng tạo bởi lắng nghe thăm thẳm và bám chặt nghi vấn trong ý thức.

 Tháng giêng năm 1967, một đụng độ chính xảy ra tại Rishi Valley giữa Alain Naude và Madhavachari. Krishnaji rất bực bội. Anh nói chuyện với tôi rất nhiều về sự lo lắng vô cùng của anh liên quan đến phương cách Madhavachari đang điều hành Foundation. Vasant Vihar ở Madras là một nơi chết rồi. Không có bao nhiêu hoạt động, chẳng có bao nhiêu người đến để đọc sách hay bàn luận. “Những con người không có tánh sáng tạo dựng lên những học viện chết rồi,” anh nói.

 Mùa đông năm đó, Naude không tháp tùng Krishnaji đến Ấn độ. Từ năm 1963 Krishnaji đã có những bàn luận cùng Madhavachari, chỉ rõ cho ông những thay đổi cơ bản cần thiết trong sự vận hành Foundation. Mùa đông năm 1967 khi đến Madras, anh yêu cầu Madhavachari chia sẻ công việc của Foundation với Galloway, một người Scotland, mới vừa rời khỏi chức chủ tịch của Binns, một trong những công ty quan trọng nhất đang hoạt độngẤn độ. Anh cũng đề nghị Madhavachari chấp nhận sự trợ giúp của Smt. Jayalaxmi trong sự duy trì vườn tược và nhà cửa tại Vasant Vihar. Phản ứng của Madhavachari là không đưa ra ý kiến.

 Smt.[3] Jayalaxmi, một người Brahmin Iyengar Nam Ấn có một nhạy bén phi thường về kinh doanh, đặc biệt trong ngành bất động sản, và một hiểu biết nhạy cảm về nhạc cổ điển của Nam Ấn, đã bắt đầu thăm Vasant Vihar từ đầu những năm 1960. Cô thấm sâu trong truyền thống Brahmin Iyengar, một tilak màu đỏ trên trán của cô, cô mặc sari đỏ thuộc cộng đồng arakh hay màu lục tươi trong kiểu Iyengar, được xếp nếp ngang thân mình. Cô nói năng dịu dàng, nhưng cứng rắn trong những phản ứng và những hành động của cô. Cô sẽ lái xe đưa Krishnaji đến bờ biển mỗi buổi chiều khi anh ở Vasant Vihar, và chờ trong xe hơi khi Krishnaji dạo bộ trên bãi biển Adyar.

 Đối với chúng tôiẤn độ, năm 1967 là một năm u ám. Krishnaji có vẻ khích động và phê phán. Có một ý thức của thay đổi liên tục trong những từ ngữ của anh; một cảm thấy rõ ràng rằng những thay đổi cơ bản sắp sửa bùng nổ. Nói về Foundation của Sự Giáo dục Mới mẻ ở Bombay vào ngày 9 tháng hai năm 1967, đầy đam mê Krishnaji đã kể về những sợ hãi của anh liên quan đến Foundation ở Ấn độ. Chúng tôi, những người lắng nghe cảm thấy bị khiển trách và không thể nói gì cả.

 Krishnaji nói, “Tôi muốn đề cập những vấn đề nào đó, và điều gì tôi sắp sửa nói ra không có ý phê bình hay chỉ trích. Trong quả tim hay cái trí của tôi, thực sự không có bất kỳ ý thức của nhận xét nào. Vì vậy, điều đó phải được hiểu rõ ngay từ khởi đầu.

 “Đến lúc này tôi đã nói được trên bốn mươi năm. Rishi Valley và Rajghat tồn tại bằng một ý định. Hai nơi này sẽ phải là trung tâm của những lời giảng và, nếu tôi được phép sử dụng những từ ngữ mà không bị hiểu lầm, những nơi thiêng liêng. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải đánh giá điều gì đang thực sự xảy ra; liệu hai nơi này là những trung tâm của những lời giảng này. Và liệu có ý thức của ‘cái khác lạ’ đó trong hai nơi này.

 “Tôi đã sử dụng một diễn tả mà có lẽ đã tạo ra sự hiểu lầm. Tôi đã nói rằng những trường học ‘phải được cứu thoát’ như một ốc đảo trong quốc gia này; được cứu thoát khỏi sự hỗn loạn đang xảy ra chung quanh. Bởi vì tôi thực sự cảm thấy rất sâu thẳm và tôi khá bị khích động về nó, vì vậy hãy tha thứ cho tôi nếu tôi được phép trình bày một cách do dự, sau tất cả những năm này, tôi cảm thấy rằng sự nở hoa vẫn không đang xảy ra.

 “Và tôi có lẽ không bao giờ quay lại, tôi có lẽ chết. Nếu tôi có quay lại, như tôi đã nói với Mama [Madhavachari], nó sẽ chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, không phải mỗi lần suốt năm tháng dài như thế này. Thuộc thân thể, tôi không thể thực hiện được như thế nữa, bởi vì lúc này tôi không ngủ ngon giấc và tôi đang cảm thấy quá mệt mỏi.

 “Vì vậy, bạn sẽ phải nghĩ rằng tôi đã đi rồi. Bất kỳ điều gì có thể xảy ra. Tôi có thể chết. Sự quyết định đã được thực hiện, không phải bởi bất kỳ người nào khác nhưng bởi chính tôi, một mình, không bao giờ quay lại, hay chỉ quay lại trong một thời gian rất ngắn ngủi. Tôi không biết việc gì sẽ xảy ra trong tương lai, và tôi thực sự có ý điều này.

 “Vì vậy, liệu hai nơi này có thể được cứu thoát? Bạn hiểu chứ? Không phải được cứu thoát từ Balasundaram, hay người nào khác, hay khỏi sự thoái hóa hay những sự việc giống như thế, nhưng được cứu thoát như một ốc đảo?

 “Như tôi đã nói với Kittyji sáng nay, và cũng cả với Pupul vào giờ ăn trưa, chúng ta phải, chúng ta phải thực hiện việc gì đó rất rất quyết liệt. Tôi không biết bạn dự tính làm gì. Những ngày còn sống của tôi giới hạn lắm, có thể khoảng chừng mười năm, và tôi muốn tập trung mọi thứ mà tôi có và không lãng phí năng lượng của tôi. Tôi đang nói một cách thông minh, không cảm xúc, không cảm tính.

 “Vì vậy, chúng ta sẽ làm gì để ‘cứu thoát’ những nơi này? Làm ơn hãy hiểu rõ chúng ta có ý gì qua từ ngữ ‘cứu thoát’ đó. Cứu thoát trong ý nghĩa của biến chúng thành [một] ốc đảo trong thế giới điên khùng này. Và, nếu tôi không quay lại, nếu tôi chết, việc gì sẽ xảy ra?

 “Sau bốn mươi năm, chúng ta đã sản sinh cái gì? Tất cả các bạn đã trao một phần lớn thuộc sống của các bạn cho cái này – và việc gì đã xảy ra? Nếu các bạn nói, ‘Chúng tôi đang làm hết sức mình’ hay ‘chúng tôi đang làm mọi việc có thể,’ vậy thì trong chừng mực nào đó nó không đủ tốt lành gì cả. Tôi không đang nói việc gì bạn đang làm là đúng hay sai. Tôi không cảm thấy theo cách đó, nhưng chúng ta sẽ làm gì?” Có một khoảng ngừng thật lâu.

 “Cùng sự việc đã xảy ra tại Ojai. Bạn có lẽ biết rằng như hiện nay nó đang xảy ra, có một nhiễu loạn giữa K. W. I., và chính tôi – và có sự trục trặc. Cùng nhau tất cả chúng ta đã khởi sự xây dựng cái gì đó thăm thẳm, cái gì đó vĩnh cửu, cái gì đó xứng đáng ở đó cũng như ở đây. Nhưng ở đó nó cũng không đang nở hoa.

 “Vì vậy, chúng ta có thể làm gì ở đây? Chúng ta có thể làm gì để cứu thoát những nơi này để cho chúng trở thành một ốc đảo cho những lời giảng này? Tôi đã nói chuyện với Mama nhiều lần về vấn đề này, trong nhiều năm, và tôi cũng tự hỏi chính mình lúc này, ‘Chúng ta sẽ làm gì?’ ”

 Madhavachari đang ngắt lời Krishnaji bằng những giải thích và những bào chữa, nhưng Krishnaji không chuẩn bị để lắng nghe ông.

 “Tôi hiểu rõ tất cả mọi điều bạn đang nói,” anh tiếp tục. “Cùng nhau chúng ta đã bàn luận về điều này nhiều lần tại Rajghat, tại Rishi Valley. Suốt nhiều năm đến bây giờ, chúng ta đã bàn luận về điều này. Tôi đang hỏi chúng ta sẽ làm gì lúc này? Hãy quên quá khứ, hãy quên rằng tôi đã nói điều này và bạn đã nói điều kia, hãy quên rằng ‘chúng ta đang làm hết sức.’ Câu hỏi duy nhất là, ‘Chúng ta sẽ làm gì?’

 “Hãy nhận nó, Mama, ngày mai tôi có lẽ chết, tôi không dự tính, nhưng nếu tôi chết, việc gì sẽ xảy ra? Liệu bạn sẽ tiếp tục giống như trước kia? Hãy đặt ra câu hỏi đó cho chính bạn, Mama.”

 Madhavachari nói, “Tôi nghĩ khi một khủng hoảng to tát giống như thế xảy ra…”

 “Nó ở đây, Mama,” Krishnaji nói.

 Đầu năm 1968 khi Krishnaji quay lại Châu âu, chúng tôi nghe rằng một nhóm mới đã hình thành quanh anh. Krishnaji gửi một điện tín đến Madhavachari, yêu cầu ông ấy chuyển giao Vasant Vihar cho Galloway. Madhavachari trả lời rằng, mặc dù ông ấy có một quyền ủy nhiệm từ Rajagopal, ông ấy không có những quyền hợp pháp để chuyển giao Vasant Vihar cho Galloway. Ông ấy nói, Krishnaji có lẽ có uy quyền về đạo đức, nhưng những quyền hợp pháp đều do Rajagopal nắm giữ. Krishnaji rất buồn bực bởi sự trả lời của Madhavachari.

 Balasundaram đang ở Paris, và chẳng mấy chốc sẽ đi đến Saanen để gặp Krishnaji. Kitty Shiva Rao đã viết cho Krishnaji rằng nếu anh muốn như thế, cô sẽ bảo tất cả những hội viên của Indian Foundation từ chức. Krishnaji không trả lời.

 Trước thời gian Krishnaji gặp Balasundaram, một tuyên bố chính thức đã được thực hiện tại họp mặt Saanen, trong đó Krishnaji phát biểu rằng anh đang cắt đứt tất cả những liên quan với K. W. I. ở Ojai, và rằng một Foundation mới sẽ được thành lập ở Châu âu, để tiếp tục công việc của anh.

 Đến lúc này Brockwood Park ở nước Anh đã được mua, và rất nhanh chóng Krishnamurti Foundation sẽ được đăng ký ở Anh. Balasundaram nhận thấy rằng Krishnaji chỉ trích nghiêm khắc về Indian Foundation; Naude có mặt tại gặp gỡ với Balasundaram của Krishnaji, ghi chép lại. Sau vài bàn luận cuối cùng nó được quyết định rằng Balasundaram sẽ là thư ký, và tôi nên được yêu cầu đảm trách chức vụ chủ tịch của Indian Foundation.

 Balasundaram quay lại Ấn độ ngay sau đó. Cuối tháng tám năm 1968, anh ấy và tôi đến Vasant Vihar và yêu cầu Madhavachari chuyển giao Vasant Vihar hoặc cho Foundation for New Education hoặc cho Smt. Jayalaxmi. Madhavachari từ chối. Ông ấy rời Vasant Vihar, gửi trả lại giấy ủy quyền của ông cho Rajagopal, và chuyển giao Vasant Vihar cho những luật sư của Rajagopal.

 Tháng mười năm 1968, chúng tôi nhận được một lá thư từ Krishnaji mà lay động đến tận gốc rễ của Foundation. Trong một ngôn ngữ và văn phong hoàn toàn xa lạ với Krishnaji, anh viết:

 Những Hội viên của Foundation,

 Khi Dr. Balasundaram đến Gstaad mùa hè này, chúng tôi nói nhiều về những thay đổi cần thiết mà phải xảy ra trong Foundation for New Education, trước khi nó có thể liên kết với Krishnamurti Foundation ở Anh, và vì vậy liên kết với công việc mà chúng ta đang thực hiện khắp thế giới.

Mr. và Mrs. Moorhead cũng đến Gstaad và chúng tôi xem xét kỹ lưỡng cùng những vấn đề với họ, và tất cả chúng tôi đều rất rõ ràng về việc gì được cần đến. Lúc này dường như có sự hiểu lầm nào đó trong Foundation về những vấn đề này, và vì vậy chúng tôi nghĩ sẽ hữu ích khi trình bày lại nó.

Krishnamurti Foundation được thành lập ở London vào ngày 28 tháng tám, năm nay, với mục đích hướng dẫn và sắp xếp sự phổ biến của những lời giảng ra khắp thế giới. Suốt nhiều tháng chúng tôi đã làm việc về những quy chế của Krishnamurti Foundation để bảo đảm được rằng nó sẽ đáp ứng chính xác đến những yêu cầu của chúng tôi, rằng không người nào hay nhóm người nào có thể nắm quyền kiểm soát nó bây giờ hay về sau, nhưng rằng nó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tôi và phụ thuộc vào những ước muốn của tôi.

Tôi muốn chắc chắn rằng Krishnamurti Foundation chỉ là một văn phòng, chỉ là một công cụ hiệu quả để thực hiện những công việc vật chất. Bằng bất kỳ cách nào nó không là một “tổ chức” trong ý nghĩa mà tôi thường xuyên sử dụng từ ngữ đó khi tôi phản đối những tổ chức. Nó không là một tổ chức thuộc tâm lý. Niềm tin và sự tuân phục không được dính dáng, cũng không có thứ bậc. Đơn giản nó chỉ là một ủy ban chịu trách nhiệm với tôi để hiểu rằng những lời giảng, sự xuất bản, vân vân được phổ biến tùy theo ước muốn của tôi. Nó là một ủy ban quốc tế, và tất cả những thành viên của nó đều phải cảm thấy rằng họ đại diện cho tất cả những quốc gia chứ không chỉ là quốc gia riêng của họ.

Nếu công việc ở Ấn độđặc biệt, công việc của Foundation for New Education phải được liên kết với công việc khắp thế giới, những điều kiện nào đó phải tuyệt đối được thực hiện. Có lẽ đây không phải dịp đúng đắn để nói về một danh sách dài lê thê của những sai lầm đã bị gây ra trong quá khứ, nhưng như thường xuyên tôi đã đề cập, Foundation for New Education đã không vận hành như tôi ao ước, thật ra nó cũng không làm điều gì tôi ao ước nó phải làm. Vì vậy, chúng tôi cùng Mr. Balasundaram đã gút lại một danh sách những yêu cầu và tôi đã xem xét danh sách này và chuẩn bị nó cùng anh ấy lẫn những người khác, và nó chính xáctrung thực. Anh ấy sẽ trình bày nó cho các bạn nếu anh ấy sẵn sàng làm như thế.

Điểm cơ bản về nó là sự cần thiết tuyệt đối rằng Foundation for New Education được bao gồm những con ngườithực hiện, một cách năng động và chuyên sâu, dâng hiến công việc của họ, năng lượng của họ, và thời gian của họ cho những ngôi trường, những con người mà thực sự làm việc tại những ngôi trường và làm những công việc. Không tánh cá nhân được dính dáng đến công việc này, và cũng không có bất kỳ sự phê bình nào được thực hiện để chống lại bất kỳ người nào một cách riêng tư.

Chúng tôi cảm thấy chắc chắn rằng tất cả những con người mà những lời giảng có ý nghĩa gì đó sẽ thực hiện điều này. Nếu điều này có nghĩa rằng họ sẽ từ chức, cũng vậy đây sẽ là một hành động của đồng-hợp tác thông minh.

Nhiều thương yêu,
J. Krishnamurti

 Một gặp gỡ khẩn cấp của Foundation được triệu tập bởi chúng tôi ở Rishi Valley. Rao Sahib Patwardhan, Achyut Patwardhan, và Sunanda Patwardhan đã từ chức rồi; những lá thư từ chức của họ được đưa ra trước gặp gỡ. Madhavachari chính thức đệ trình sự từ chức của ông, và Balasundaram được bổ nhiệm thư ký cùng nhiệm vụ của ông như hiệu trưởng của Rishi Valley School. Kitty Shivao Rao, không thể chịu đựng được áp lực đang được sinh ra, cũng từ chức, và tôi được chọn là chủ tịch. Mặc dù Kitty Shiva Rao và tất cả những thành viên còn lại đều ký tên vào thư trả lời gửi cho Krishnaji, người ta giao lại cho tôi soạn thảo nó. Đó là một lá thư rất khó khăn khi viết. Anh là người thầy, thương yêu và gợi lên những hy sinh vô cùng trong tất cả chúng tôi. Nhưng sự thách thức mà lá thư của anh đưa ra đã khiến cho chúng tôi không còn sự lựa chọn nào. Trong ánh sáng của thông minh của chúng tôi, rất cần thiết phải chuyển tải tình yêu của chúng tôi và vẫn vậy khước từ bị đặt trong tình huống không thể được mà lá thư đòi hỏi. Chúng tôi viết:

 Krishnaji yêu quý của tôi,

 Trong gặp gỡ của nó, F. N. S. đã cân nhắc rất nghiêm túc những điểm chính được gửi bởi anh qua Dr. Balasundaram và Mr. Moorhead và cũng cả lá thư của anh gửi cho Foundation. Trong giữ vững tinh thần của những điểm chính này và cũng như một diễn tả của sự quan tâm sâu thẳm riêng của chúng tôi rằng F. N. E. phải phản ảnh những lời giảng của anh và cung cấp một hoàn cảnh phù hợp nơi những lời giảng của anh có thể bám rễ và nở hoa trong những cái trí của những người trẻ; một tái tổ chức của cấu trúc và điều hành của F. N. E. đã được khai triển và được chấp thuận. Nó sẽ được thực hiện.

 Trong nhiều năm, F. N. E. đã gắn liền cùng anh và công việc của anh. Những thành viên của nó đã ngồi cùng anh, và cùng hân hoan và hiến dâng và chú ý đã lắng nghe điều gì anh đã phải nói. Điều mà họ đã thất bại để hoàn thành lời giảng trong lãnh vực giáo dục là một giới hạn của không đủ khả năng nhưng không phải vì sự thiếu quan tâm và hiến dâng của họ với anh và lời giảng. Hai nơi, Rishi Valley và Rajghat được thành lậpmục đích thực hiện lời giảng của anh trong lãnh vực giáo dục – tại bất kỳ thời điểm nào F. N. E. đã không lệch hướng và sẽ không lệch hướng, khỏi ý định này.

 Tuy nhiên, có vài vấn đề nảy ra từ những lá thứ mới đây của anh mà đã gây ra sự tổn thương sâu đậm cho những thành viên của Foundation. Sự hàm ý có vẻ rằng F. N. E. hiện nay không đủ năng lực để gắn liền với Foundation được thành lập cho công việc của anh, và rằng F. N. E. được tái tổ chức sẽ phải đạt được mức độ nào đó trước khi nó được gắn liền với Krishnamurti Foundation và công việc của anh. Ai sẽ đặt ra sự kiểm tra này?

 Chúng tôi dành cho Krishnamurti Foundation sự đồng-hợp tác của chúng tôi trong công việc phổ biến những lời giảng của anh, một đồng-hợp tác được đặt nền tảng trên sự bình đẳng hoàn toàn, với F. N. E. vận hành như một tổ chức độc lậptự do. Trong nói điều này, một lần nữa chúng tôi muốn bày tỏ cùng anh rằng ý định sâu thẳm và bất biến của chúng tôi là sẽ thực hiện bất kỳ việc gì có thể để thấy rằng hai học viện này thành tựu mục đích mà chúng được dự tính.

Cùng sự quý mến,
 Kính thư.

Chúng tôi cam đoan cùng Krishnaji về sự ràng buộc sâu thẳm của chúng tôi cùng anh, nhưng khước từ chấp thuận sự nhận xét của bất kỳ tổ chức nào về quyền được gắn liền cùng công việc của Krishnamurti.

Những liên kết cùng người thầy đang bị căng thẳng và một liên hệ mới mẻ phải nảy ra. Không có trả lời cho lá thư của chúng tôi nhưng chẳng mấy chốc chúng tôi hiểu ra rằng một Krishnamurti Foundation đã được đăng ký ở Anh do Krishnamurti làm chủ tịch, và một Krishnamurti Center được thành lập ở Madras với Smt. Jayalaxmi như người đại diệnẤn độ của Krishnaji, chịu trách nhiệm cho công việc của Krishnaji khắp quốc gia.

Đối với tôi, đó là một thời gian của sự tìm kiếm sâu thẳm phía bên trong. Tháng sáu năm đó tôi đi đến Mỹ và đã viết thư cũng như sau đó điện tín cho Krishnaji tại Brockwood rằng tôi muốn gặp anh. Tôi không nhận được trả lời. Tôi đi qua London trên đường đến Mỹ, và trong khi ở New York được nghe từ bạn bè rằng Krishnaji đã ở London một ngày trong khi tôi ở đó. Bị tổn thương sâu thẳm, tôi đối diện với sự kiện rằng vị đạo sư đã biến mất. Sự lệ thuộc vào anh của tôi được phơi bày trong sự đau khổ cùng cực mà biến cố này gợi lên. Tôi đối diện với sự kiện rằng vị đạo sư đã thực sự biến mất. Bị bỏ lại, trong tối tăm hạt giống của lời giảng nuôi dưỡng tôi. Tôi không nhận được đáp án nào, nhưng khi tôi nhìn ngắm không nao núng, tôi cảm thấy sự vững vàngtinh thần của bộ não tôi có được sự hồi phụcsức mạnh; vẫn còn có khả năng bám chặt những nghi vấn không-đáp án.

Như chủ tịch của Indian Krishnamurti Foundation, tôi viết cho Krishnaji cuối tháng mười hai năm 1968, mời anh nói chuyện ở Ấn độ. Anh viết trả lời ngày 16 tháng giêng năm 1969, từ California cám ơn tôi về lời mời chính thức đến Ấn độ của anh. Anh yêu cầu Kitty Shiva Rao và tôi phải chịu trách nhiệm cho những nói chuyện và cho những bản tin mà anh muốn được in ra ở Ấn độ. Anh nói anh sẽ ở Ấn độ từ tháng mười hai 1969 qua tháng hai 1970.

Không một dấu vết và nội dung của lá thư năm 1968 hiện diện trong những lá thư liên tục của Krishnaji. Lá thư từ Ojai là lá đầu tiên tôi sẽ nhận được sau ngày 7 tháng chín năm 1966. Vào ngày 2 tháng sáu Krishnaji viết lại về sự cần thiết cho Ấn độ phải gây quỹ để mua vé khứ hồi – cho Naude và anh từ Châu âu đến Ấn độ; Ojai không thể gửi tiền vì quỹ còn ít.

Tin tức về Krishnaji đã cắt đứt tất cả những liên quan với Naude, đến chúng tôiẤn độ vào cuối tháng tám năm 1969. Đó là một ngạc nhiên vô cùng. Không thể tin rằng mới vài tháng trước Naude đã kiểm soát hoàn toàn mọi việc, và vẫn vậy đã biến mất khỏi bối cảnh ngay lập tức như thế.

Lần cuối cùng tôi gặp Rao Sahib vào cuối mùa xuân năm 1969 ở Poona, nơi anh ấy đang sống. Anh ấy bị bệnh phần thể xác ghê lắm, nhưng chờ tôi tại cửa ra vào của nhà anh ấy – trong một kiểu cách không thể bắt chước được, đang đội lệch cái mũ trắng được hồ cứng. Trông thấy tôi anh ấy mỉm cười, hái một bông hoa parijataka, và đưa nó cho tôi.

Bỗng nhiên, về cuối tháng tám, Rao Sahib Patwardhan bị chứng xuất huyết não nghiêm trọng. Achyut đã cảnh báo tôi về sự nghiêm trọng của căn bệnh đó, và tôi đã được chuẩn bị cho tin tức về cái chết sắp xảy ra của anh ấy. Nhưng tôi phát hiện mình không thể chứng kiến anh ấy đang hôn mê, với những cái ống đính vào anh ấy. Tôi biết sự hãnh diện vô cùng của anh ấy; anh ấy đã bị tàn phá để bị đặt vào tình thế như thế. Anh ấy sống lây lất được hai ngày, chết vào ngày 29 tháng tám. Tôi đi đến Poona, đúng một ngày sau khi anh ấy chết và hỏa táng. Cái chết của anh ấy làm cho tôi quá âu sầu. Anh ấy là một người bạn thân thiết, nồng nhiệt, ân cần; kết thúc một sự liên hệ quý báu, và tôi thương tiếc anh ấy. Một chương thuộc sống của tôi đã qua rồi.

_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 25

 “Rất cần thiết phải đặt ra những nghi vấn

không-đáp án”

 

T

rong khi tôi ở Poona, tôi lại mời Achyut và Sunanda gia nhập lại Foundation. Sunanda đồng ý. Achyut, mặc dù anh ấy không chính thức gia nhập, đã đồng ý giúp đỡ bằng mọi cách có thể được.

 Mùa đông năm 1969, Achyut, Sunanda, Nandini, và tôi đón Krishnaji tại phi trường khi anh đến Delhi. Sự vắng mặt của Rao khiến cho đón tiếp này rất chua xót. Krishnaji nhìn chúng tôi và nói nghiêm nghị, “Thế là tất cả các bạn đều bỏ tôi.”

 Chúng tôi thực hiện những bàn luận cùng K về Foundation for New Education và sự liên quan của nó với Krishnamurti ở Madras. Jayalaxmi có mặt cùng chúng tôi ở New Delhi, và cũng vậy, ở đây Krishnaji lưỡng lự. Cuối cùng nó được quyết định rằng Foundation for New Education sẽ được đặt tên lại là Krishnamurti Foundation of India. Điều này là cần thiết để phản ảnh bản chất của sự thay đổi trong công việc. Foundation không còn là tổ chức chỉ quan tâm đến những trường học và những học viện giáo dục khác, và đến duy trìbảo vệ đất đai, nhưng sẽ phụ trách công việc của phổ biến lời giảng. Sự thay đổi phương hướng sẽ khẳng định sự thay đổi của tư cách hội viên và chức năng. Ở Anh Krishnaji đã đồng ý là chủ tịch của Krishnamurti Foundation; chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc này ở Ấn độ. Là người đứng đầu của một Foundation sẽ phải chấp nhận toàn bộ trách nhiệm cho sự vận hành của nó, hợp phápđạo đức. Chúng tôi cảm thấy Krishnaji là người thầy vĩ đại và không nên bị gánh nặng như thế. Những bàn luận của chúng tôi không hoàn tất và sẽ tiếp tục sau đó.

 Krishnaji ghé Bombay trên lộ trình tới Madras. Khi ở Bombay anh ở tại Himmat Nivas. Một buổi tối khi đang ăn, có Nandini, Asit Chandmal, và tôi hiện diện, Kishnaji bắt đầu nói về Theosophical Society Tổ chức Thông thái và Annie Besant. Đây là lần đầu tiên trong hai mươi mốt năm, anh kể rất nhiều cho chúng tôi về Theosophical Society.

 Krishnaji đang thâm nhập sự huyền bí vây quanh sự phát hiện cậu bé, Krishnamurti. Anh đã khoét sâu thật tinh tế, điều chỉnh tai đến những hàm ý và những thấu triệt mà có lẽ nảy sinh trong bàn luận. Những câu phát biểu của anh về Theosophical Society rất rõ ràngchính xác. Anh không bình phẩm về vấn đề liệu chúng là sự thật hay ảo tưởng. Nhận biết “cái khác lạ” trong Krishnaji, chúng tôi lắng nghe, đặt ra ít câu hỏi và để cho anh nói.

 Krishnaji kể rằng những Bậc Thầy đã bảo C. W. Leadbeater tìm kiếm một cậu trai là một Brahmin, xuất thân từ một gia đình tốt lành, và có một “khuôn mặt như được diễn tả.” Bổn phận của Theosophical Society là phải bảo vệ thân thể của cậu trai, và cung cấp một bầu không khí tuyệt đối an toàn trong hai năm. Nếu thân thể được chuẩn bị và sẵn sàng, Lord Maitreya sẽ cho cậu trai cái trí. Khi Leadbeater thấy Krishnamurti tại bãi biển Adyar, ông ấy nhận biết rằng không có sự ích kỷ trong hào quang của cậu trai.

 Krishnaji đã tự-chất vấn chính mình là làm thế nào cậu trai vẫn còn không bị ảnh hưởng bất kể được cho mọi thứ cậu ta muốn – từ nước cam đến một chiếc xe Rolls Royce – và bất kể được đối xử đặc biệt bởi những người chung quanh. Không ai được phép ngồi trên chỗ ngồi của cậu, hay sờ vào cái vợt tennis của cậu; sự chăm sóc rất cẩn thận đã được thực hiện để thấy rằng cậu trai vẫn còn nhạy cảm. Cậu không được phép uống rượu hay ăn thịt hay gặp gỡ những người thô tục hay không sạch sẽ. Tiếp theo Krishnaji đưa ra nhiều lý thuyết để giải thích làm thế nào cậu trai vẫn không bị tác động. Liệu có phải rằng, qua sinh ra và tái sinh, cậu trai đã tiến hóa đến sự hoàn hảo? Hay Lord Maitreya đã bảo vệ cậu trai này cho đến khi cậu trưởng thành? Liệu cậu trai này đã được sinh ra mà không có một nhân cách hay một cá tánh thông thường, cho phép cậu vẫn còn giữ sự mơ màng, không bị tác động bởi những năm tháng đầu đời cùng người cha của cậu, những trường học, những giáo điều của Theosophical Society, sự xa hoa của cuộc sống cậu đã trải qua ở Anh?

 Kế tiếp anh kể về thứ bậc của Theosophical Society – thứ bậc cao nhất là “Chúa của Thế giới,” sau đó Mahachohan, sau đó Buddha. Bodhisattva Maitreya được coi như bằng với Buddha, dưới họ là những Bậc Thầy, mỗi người có một danh tánh khác nhau – một người là một Lama Tibet, một người khác là một quý tộc Ấn độ, một người khác là một bá tước Ba lan.

 Cậu trai, hoàn toàn hồn nhiên và không bị vấy bẩn, vẫn còn phải được bảo vệ để cho xấu xa không thể tiếp cận cậu, không thể đi vào cậu.

 Bỗng nhiên, trong giữa nói chuyện, Krishnaji ngừng kể. Anh nói, “Chúng ta đang nói về những vấn đề nguy hiểm. Nói chuyện có thể mang nó vào nhà.” Giọng nói của Krishnaji rất lạ lùng, thân thể của anh tự thu gọn lại. “Bạn có thể cảm thấy nó trong phòng?” Căn phòng đang rộn ràng. Những lực lượng mạnh mẽ đang sống lại và đang chuyển động. Krishnaji im lặng rất lâu. Khi anh bắt đầu nói lại, bầu không khí trong phòng được thay đổi; có sự yên lặng, một chất lượng năng động của tốt lành.

 Krishnaji tiếp tục. Mrs. Besant đã quả quyết rằng hai người khai trí luôn luôn tháp tùng Krishnaji. Bà nói, “Bởi vì con luôn luôn một mình phía bên trong, con phải không bao giờ một mình phần thân thể.” Có một nguồn của tốt lành trong cậu trai mà không nên bị ô uế. Anh nói anh cần sự bảo vệ thậm chí mãi đến năm 1969, bởi vì nhân cách của anh vẫn chưa được hình thành. “Một đêm, trong khi đang thiền định, tôi có thể thấy rằng cậu trai vẫn còn tồn tại chính xác như cậu đã là. Thân thể vẫn còn cần được bảo vệ khỏi xấu xa.” Anh ngừng lại và nói, “Tôi vẫn còn cảm thấy được bảo vệ.”

 Tiếp theo, anh kể về những năm đầu đời, khi cậu trai, thân thể của Krishnamurti phải hoàn toàn được bảo vệ và được cho sự an toàn trong hai năm; nhưng cái trí sẽ không bị tác động, bởi vì “Lord sẽ cho cậu phần còn lại.” Có những yên lặng lâu giữa những câu nói của anh. K nói thân thể phải trải qua nhiều đau đớn (như ở Ojai và Ootacamund) bởi vì vẫn còn có những không hoàn hảo trong bộ não.

 Sau đó chúng tôi hỏi Krishnaji về nhiều con người không được mong muốn mà trải qua những năm tháng đã xuất hiện quanh anh. Asit Chandmal hỏi, “Làm thế nào tốt lành lại cho phép xấu xa trong hình dạng của một con người đến gần?”

 “Tôi không thể xua đuổi bất kỳ người nào hay bất kỳ việc gì.” K nói. “Tôi không thể nói ‘đi đi’; nó phải rời khỏi tôi. Liệu không lạ lùng rằng nó rời khỏi, hay sao?” Sau đó anh hỏi, “Lực lượng mà bảo vệ hoàn toàn cái gì đó để cho nó hồn nhiên và không bị ô uế là gì? Bạn phải cẩn thận cực kỳ nếu bạn mở cửa; xấu xa hay tốt lành có thể đi vào. Xấu xa thấy rằng nó dễ dàng đi vào, tốt lành khó khăn nhiều hơn. Xấu xa không là đối nghịch của tốt lành,” anh lặp lại. “Không có sự liên hệ giữa hai.”

 Sau đó, Krishnaji tiếp tục kể về những hàm ý anh đã trải qua trong Society. Theo những giáo điều huyền bí của Society có ba khai trí. Sau hai khai trí, những sự việc vẫn còn sai trái. Nhưng sau khai trí thứ ba, thân tâm không thể bị ô uế bởi tức giận, tình dục, tiền bạc. Tất cả chúng đều quá tầm thường.

 Đã gần nửa đêm trước khi Krishnaji đi ngủ.

 Từ Bombay, Krishnaji đến Madras. Trong những nói chuyện trước công chúng và những bàn luận của anh ở đó anh nêu ra một nghi vấn cơ bản: Liệu có một vật như một cá thể, hay liệu con người chỉ là một chuyển động của tập thể? Những thấu triệt vào bản chất của tập thể tiết lộ rằng nó được tạo thành bởi truyền thống, những niềm tin, hiểu biết, và trải nghiệm của quyển sách. Krishnaji nói rằng muốn là một cá thể, phải có một cách mạng trong tập thể như được phơi bày trong hiểu biếttruyền thống. Và vì vậy con người phải khám phá sự thoái hóa riêng của anh ấy.

 “Liệu cần thiết phải đặt ra những nghi vấn,” Krishnaji nói. “Những nghi vấn mà không có những đáp án. Để cho nghi vấn quẳng con người trở lại chính anh ấy và phương cách mà cấu trúc của sự suy nghĩ vận hành. Bàn tay mà tìm kiếm để ném đi hay chối từ là cùng bàn tay mà nó giữ chặt.”

 Sau đó, trong suốt một dạo bộ ở Bombay, anh nói rằng, “động thái của đang thấy và đang lắng nghe làm hoạt động giác quan. Đang thấy, mà không có từ ngữ như sự suy nghĩ đang can thiệp, sáng tạo năng lượng.”

 Anh cũng nói về sự khẩn cấp “để biết về cái tôi như nó là, không phải như người ta mong muốn nó là, mà là ảo tưởng, một lý tưởng và sự tưởng tượng. Chỉ ‘cái là’ mới có thể được thay đổi, không phải cái bạn mong muốn là. Hiểu rõ về bạn là gì – xấu xa, đẹp đẽ, ranh mãnh, tội lỗihiểu rõ mà không gây biến dạng là sự khởi đầu của đạo đức. Đạo đức, một mình nó, trao tặng tự do.”

 Sự quan tâm của Krishnaji trong thâm nhập sự tiếp cận truyền thống của Ấn độ đến sự giải thoát đã rõ ràng từ mùa thu năm 1970. Anh ở Delhi, và trong những dạo bộ của chúng tôi và trong những bàn luận anh nói về sự kiên cường của cái trí Ấn độ, mà bất kể sự xâm chiếm lẫn đàn áp vẫn còn gìn giữ được sinh động những lời giảng cổ xưa.

 Chúng tôi nói về vai trò cổ xưa của những người Brahmin; có sự kiêu ngạo, bộc lộ rành rành trong sự từ chối chấp nhận tiền bạc để có được hiểu rõ của anh ấy. Quà tặng về lời giảng của anh ấy phải là một quà tặng tự do. Là một người Brahmin, anh ấy sẽ không chấp nhận dakshina, quà tặng biếu cho đạo sư của một người. Anh ấy cảm thấy mình có quyền được tài trợ bởi chính phủ. Nghèo khổđặc quyền của anh ấy; học hành cũng thế. Rốt cuộc, sự kiêu hãnh này đã dẫn đến sự ngạo mạn và thoái hóa quan trọng của Brahmin và kèm theo nó sự suy đồi.

 Thần thoại Ấn độ gây hài lòng Krishnaji. Anh thường nhờ tôi kể lại truyền thuyết của Narada, người bận rộn và người ăn xin âm nhạc của thiên đàng mà đi lại không ngừng nghỉ, mang những lời bàn tán của thế giới những vị thần từ một vị thần sang một vị thần khác.

 Narada, nóng lòng hiểu rõ sự bí mật của maya thế giới vật chất tri giác được của Vishnu, tới gần Vishnu khi vị thần đang nghỉ ngơi trong một cánh rừng đầy cây cối. Sau khi những chào hỏi chấm dứt, Narada hỏi vị thần của những dòng nước xanh sự bí mật về maya của thần – mạng lưới của ảo tưởng mà bao phủ thế giới của con người và những hành động của anh ấy. Vishnu đồng ý dạy nó, nhưng bảo với Narada rằng bởi vì thần khát nước, anh ấy làm ơn đi lấy cho thần chút nước. Narada lang thang vào rừng tìm kiếm một cái trại nhỏ. Sau một lúc anh ấy đến một căn nhà và gõ cửa. Cửa được mở bởi một người phụ nữ trẻ đẹp mê hồn đang mỉm cười với anh bằng đôi mắt hoa sen lớn khi cô quay vào lấy nước. Narada bị say đắm, và nấn ná ở lại nhiều ngày cùng cô ấy.

 Thời gian trôi qua. Narada lấy người mình yêu, và khi năm tháng tiếp theo năm tháng, những đứa trẻ được sinh ra. Narada sống thật hạnh phúc cùng người vợ và con cái. Một năm khi có mưa liên tục, nước sông chảy tràn qua bờ và một cơn lụt lớn đã cuốn trôi ngôi nhà của Narada và cây cối chung quanh. Nắm người vợ bằng một tay, bám chặt một đứa con bằng bàn tay kia và một đứa con khác ôm vai, Narada lội qua dòng nước để đến vùng đất cao hơn. Nhưng chẳng mấy chốc nước đến ngực, và sau đó đến cằm của anh ấy. Từng đứa một, hai người con bám vào anh bị nước cuốn đi, chỉ còn lại người vợ của anh. Đã về đêm và bóng tối thêm vào sự kinh hoàng đã nhận chìm anh; nước tiếp tục dâng cao và người vợ, không thể bám vào cánh tay của anh, rời khỏi anh và biến mất. Sau đó Narada, chỉ còn một mình, dơ cao hai tay và cầu cứu những vị thần. Bỗng nhiên, một tiếng nói vang ra. “Muời phút đã qua rồi. Ly nước của ta đâu?”

 Chúng tôi đang gặp gỡ ở nhà của B. Shiva Rao ở Lodi Estate. Mỗi sáng chúng tôi bàn luận về sự suy nghĩ truyền thống của Ấn độ; Tantra, sự thức dậy của kundalini, yoga và năng lượng, vẻ đẹp, sự nhận biết, và “chuyển động chảy lùi.” Một trong những bàn luận đề cập về chết. Shiva Rao bệnh rất nặng vào ngày bàn luận đó, và những bác sĩ ở cùng anh ấy. Krishnaji ngồi cùng anh ấy rất lâu, nắm bàn tay của anh ấy. Tim của Shiva Rao yếu dần đi, và anh ấy được người ta nghĩ rằng không thể sống được.

 Sáng hôm đó trong bàn luận Krishnaji rất nghiêm túc. Khi chúng tôi bắt đầu nói về chết, anh nói rằng Shiva Rao sẽ không chết, nhưng sẽ hồi phục. Không đặt quá nhiều sự quan trọng cho lời bình phẩm của anh, anh tiếp tục nói rằng không ai đã từng chết dưới cùng mái nhà trong khi anh đang sống trong ngôi nhà đó. Bởi vì lúc đó anh đã bảy mươi lăm tuổi rồi, câu phát biểu gây bối rối.

 Bàn luận về chết bắt đầu bằng một thắc mắc. “Phải có một phương cách học hành chết như thế nào?”

 Krishnaji nói, “Chúng ta đưa chết vượt khỏi những bức tường, vượt khỏi chuyển động của sống. Nó là cái gì đó phải lẩn tránh, không nên đề cập. Nghi vấn là, Sống là gì và Chết là gì? Hai cái phải theo cùng nhau, không tách rời. Tại sao chúng ta đã tách rời hai cái? Liệu người ta có thể học hành về sống và thế là học hành về chết? Đang học hành luôn luôn trong hiện tại năng động. Nếu bộ não không nhận biết một cách trực tiếp, nó không bao gờ có thể hiểu rõ. Nhưng không có gì để học hành. Không có chết khi cái trí được tự do khỏi cái đã được biết.

 “Chết nói, bạn không thể chạm đến tôi, bạn không thể đùa giỡn cùng tôi – cái trí được sử dụng cho những bịp bợm – cắt xén cái gì đó từ sự trải nghiệm. Chết nói, bạn không thể trải nghiệm tôi – chết là một trải nghiệm mới mẻ – một trạng thái tôi không biết – tôi kinh hãi vô cùng.”

 Những bàn luận tiếp tục, và khi Krishnaji đi đến Madras một nhóm khác tụ họp để gặp anh. Một trong những người tham gia là George Sudarshan, một người vật lý trẻ tuổi đang dạy tại Austin University ở Texas. Họ bàn luận, trong những từ ngữ của Sudarshan, “Luật thứ hai của Nhiệt động lực.” Krishnaji nói về thời gian, và về người quan sát và vật được quan sát là một như thế nào.

 “Người quan sát tự-tách rời chính anh ấy qua những hình ảnh, kết luận, và thế là tạo ra không gianthời gian. Đó là một trong những phân chia cơ bản. Liệu người quan sát có thể quan sát “cái gì là,” mà không có người quan sát, mà không có người tạo ra thời gian, không gian, khoảng cách? Người quan sátthời gian.” George Sudarshan phát giác rằng anh ấy không thể ngay tức khắc hiểu rõ Krishnaji và nghĩa lý đặc biệt của những từ ngữ anh sử dụng. George Sudarshan vẫn còn phải quen thuộc từ từ với ngôn ngữ của Krishnaji, nhưng sâu thẳm anh ấy đã được chuyển động cùng Krishnaji và đã cảm thấy một thiêng liêng đang tuôn trào trong sự hiện diện của anh.

 Tôi gặp một tai nạn xe hơi gần Madras và một đốt cột sống bị rạn nứt, vì thế tôi không thể đi đến Rishi Valley, nơi Krishnaji sẽ tiếp tục những bàn luận của anh. Tôi được mang đi trên một cái cáng bằng máy bay tới Bombay, nơi tôi phải nằm trên giường suốt ba tuần lễ. Nhưng tôi quả quyết tham gia những đối thoại ở Bombay. Khi Krishnaji gặp tôi ở Bombay phản ứng của anh đối với tai nạn của tôi là hoàn toàn bất ngờ. Anh nắm hai vai của tôi và lay lay tôi, nói rằng tôi không có quyền vô trách nhiệm với thân thể của tôi. Tôi nuốt ực nghẹn ngào và băng bó quanh mình khi tham gia bàn luận của chúng tôi, mà sẽ bao gồm những chủ đề về sự phân chia đa dạng và chiều sâu vô hạn. Phương cách của đối thoại và năng lượng được sáng tạo bởi sự thâm nhập nghiêm túc đang được bộc lộ. Sau hai tiếng đồng hồ bàn luận, tôi đi đến phòng ngủ của tôi và sụp xuống vì đau đớn. Chắc là Krishnaji nhận ra việc đó, nhưng không bình phẩm gì cả.

 Krishnaji rất hạnh phúc bởi chất lượng những đối thoại của chúng tôi; trong chúng anh đã nhận biết một tiếp cận mới mẻ cùng lời giảng. Anh đem theo một bản sao của đối thoại khi rời Ấn độ, bởi vì anh cảm thấy rằng chúng nên hình thành nền tảng quyển sách mới của anh. Những đối thoại được sửa chữaẤn độ và được xuất bản với tựa đề Tradition and Revolution Truyền thốngCách mạng. Nó là quyển sách chính đầu tiên trong những đối thoại của Krishnaji. Trong quyển sách có một công nhận về sự quan trọng của đối thoại trong thức dậy cái trí chất vấn, và một nhận biết rằng không có những đáp án cho những nghi vấn cơ bản của sống. Chỉ có đang thức dậy của thông minh và đang liên tục đưa ra những nghi vấn cơ bản.

 Mùa xuân năm 1971, những căng thẳng giữa Ấn độ và Pakistan đã lên đến cực điểm. Giống như một cơn sóng thủy triều, những người lánh nạn trẻ em, đàn bà, đàn ông mắt ứa lệ, da đen, gầy còm tràn qua biên giới từ East Pakistan vào West Bengal. Áp lực khủng khiếp của số đông người đã dẫn đến một sụp đổ của tất cả những tiện nghi thành phố, và đến tháng mười, mười triệu người lánh nạn đang tràn vào vùng quê phía Đông. Đó là một thảm họa cho Ấn độ.

 Tháng sáu năm 1971, tôi ra nước ngoài. Trước khi đi tôi đã gặp Indira Gandhi, người bạn cũ của tôi. Bà nói, “Nếu nhân dân ở Mỹ hỏi bạn về tình hình, bảo với họ rằng Indira Gandhi nói, bằng sự nghiêm túc, rằng trong một năm nữa, sẽ không có một người tỵ nạn nào nữa còn lại trên mảnh đất của Ấn độ.” Sự đe dọa của chiến tranh là một thực tế, tình hình nghiêm trọng lắm.

 Krishnaji sẽ từ Rome đến Ấn độ vào cuối tháng mười. Nhưng ngày 19 tháng mười anh viết từ Paris rằng những nhật báo địa phương nói đầy về khả năng xảy ra chiến tranh giữa India và Pakistan, và anh được bảo rằng cùng sự khích động của chiến tranh đang sôi sục quốc gia, anh sẽ không được tự do để nói chuyện ở Ấn độ. Anh yêu cầu chúng tôi cân nhắc cẩn thận xem liệu anh nên đến. Những lá thư tiếp theo từ Rome. Trong một lá thư đề ngày 28 tháng mười Krishnaji viết, những nhật báo tường thuật rằng ở Ấn độ mùi của chiến tranh ở khắp mọi nơi. Anh nhắc nhở chúng tôi rằng, “Như bạn đã nói, bạn phải chịu trách nhiệm bảo vệ thân thể này và tôi cũng có một trách nhiệm bảo vệ nó. Tất cả những biến cố này có lẽ gây nguy hiểm cho công việc ở Ấn độ. Vì vậy Pupul, hãy cân nhắc tất cả những biến cố này và một quyết định thông minh phải được thực hiện bởi tất cả chúng ta.”

 Tôi viết cho anh một lá thư, cam đoan với anh rằng thậm chí nếu có một chiến tranh anh ấy sẽ không gặp vấn đề gì khi rời Ấn độ. Ngày 3 tháng mười một, anh viết từ Rome:

 … chiến tranh hay không chiến tranh, hoàn cảnh là như thế và trước đây tôi đã không viết cho bạn bởi vì tôi đang hy vọng sẽ có một thay đổi cho những điều tốt lành hơn. Kể từ mùa hè sau Gstaad, thân thể của tôi đang trở nên mỗi lúc một mệt mỏi thêm. Nó đã đến một mức độ kiệt sức. Từ khi tôi ở đây, tôi đã ói mửa mỗi ngày, ngủ chẳng bao nhiêu và nằm suốt ngày trên giường và đã phải hủy bỏ hai nói chuyện ở đây mặc dù họ đã sắp xếp thời khóa biểu. Thêm vào việc này, thân thể đã trở nên quá nhạy cảm. Nó cần nghỉ ngơi toàn bộhoàn toàn. Nếu tôi đến Ấn độ trong tình trạng này, tôi chắc chắn nó sẽ bị bệnh mà chẳng tốt lành cho bất kỳ ai. Răng của tôi cũng bị đau nữa. Tôi đang hy vọng rất nhiều rằng mọi việc sẽ cải thiện trong suốt ba tuần lễ này ở Rome nhưng rủi thay đã không xảy ra, mọi việc còn tồi tệ hơn nhiều. Vì vậy sẽ khôn ngoan hơn nhiều khi tôi không đến Ấn độ mùa hè này. Tôi rất xin lỗi khi không đi được, nhưng đây nè, thân thể này phải được giữ gìn càng lâu bao nhiêu càng tốt. Tôi cảm thấy nó là trách nhiệm của chúng ta.

Từ đây tôi sẽ quay lại Brockwood và sau đó tiếp tục tới California. Mrs. Zimbalist cùng gia đình bà ấy ở Mỹ. Tôi phải viết thư để hỏi xem liệu bà ấy có thể tiếp tôi tại Malibu. Tôi muốn đi nơi nào đó mà thân thể có thể nghỉ ngơi và sẽ “biến mất.” Tôi hy vọng bạn hiểu rõ. Tôi sẽ giữ liên lạc với bạn, thân mến Pupul.

Nandini và tôi rất lo ngại về sức khỏe của anh và vào ngày 8 tháng mười một, chúng tôi nói chuyện với anh qua điện thoại. Chẳng mấy chốc những đồn đại bắt đầu ở Ấn độ rằng Krishnaji bệnh rất nặng và phải ở trong bệnh viện. Chúng tôi điện thoại đến Malibu, nơi Krishnaji đang nghỉ trong nhà của Mary Zimbalist, và nhận được trả lời tái bảo đảm sức khỏe.

Mùa thu năm 1971, tôi bị một ca rối loạn tim khi ở Bombay. Nó được theo cùng bởi áp huyết cao, và tôi nằm trên giường nhiều tuần lễ. Trong khi đó chồng tôi đang ở Delhi, lại bị bệnh rất nặng. Hai lá phổi của anh rất yếu và anh bị khí thủng trầm trọng. Chúng tôi đưa anh đến điều trị ở Bombay, nhưng tình trạng của anh tiếp tục suy sụp. Tôi đi lại liên tục giữa New Delhi và Bombay.

Ngày 23 tháng bảy năm 1972, bệnh trạng của chồng tôi bỗng trở nên trầm trọng. Đêm đó tôi nghỉ ngoài hành lang phía ngoài phòng của anh ấy. Sau nửa đêm một tí tôi được gọi vào. Jayakar gần như mê sảng; anh ấy đang nói, nhưng người ta phải cúi sát để nghe những từ ngữ của anh ấy: “Giúp tôi, cầm tay tôi, giúp tôi.” Tôi không hiểu liệu anh ấy nhận ra tôi. Tôi đã cầm tay anh ấy. Nandini đã vào phòng và em cầm tay kia của anh ấy.

Thân thể đã bất động và tiếng nói không còn nữa, nhưng áp lực của bàn tay anh ấy vẫn còn đó. Căn phòng hoàn toàn yên lặng, và cái trí cũng thế. Trong sự yên lặng vô cùng người ta cảm thấy một hiện diện đang đảm đương, mang anh ấy nhe nhẹ qua ngưỡng cửa. Bỗng nhiên, bàn tay trở nên lỏng lẻo. Khuôn mặt kiệt sức mất đi vẻ đau đớn cực độ của nó; anh ấy trông tươi trẻ, đẹp đẽ, không bị tác động bởi bệnh tật. Tôi sẽ than khóc ai? Con gái của tôi, Radhika đã vào phòng. Cháu thấy anh ấy “đang ngủ,” và nó là một khoảnh khắc trước khi cháu nhận ra rằng chết là người bạn đồng hành của chúng ta. Sự yên lặng đã thức dậy đêm đó đã ở cùng tôi những ngày tháng tiếp theo. Sau đó tôi đi khỏi và đến Delhi, và sự yên lặng ở trong tôi.

Một đêm vào tháng mười tôi thức giấc, sự sợ hãi nổ tung trong tôi. Cửa sổ của tôi mở toang và trong bóng đêm tôi cảm thấy một hiện diện đang chờ đợi phía bên ngoài. Tôi bị nghẹt thở bởi sợ hãi. Tôi bật đèn lên và thức trắng suốt đêm, sự sợ hãi khiến tôi phải nhắm hai mắt lại – bởi vì cùng bóng đêm, sự hiện diện ở đó. Suốt mười ngày việc này tiếp tục. Tôi sẽ chìm vào giấc ngủ và lại giật mình choàng dậy trong nỗi kinh hoàng, sự hiện diện đang chờ đợi phía bên ngoài trong bóng đêm. Không quan sát nào phía bên trong có thể xảy ra được. Cường độ của sợ hãi đang hủy diệt tôi; tôi là một người tàn phế và tôi không thể ngủ suốt mười lăm ngày.

Krishnaji đến Delhi mùa thu năm 1972, và tôi đi đến gặp anh. Anh hỏi tôi nhiều rất chi tiết về cách chết của Jayakar, khoảnh khắc của chết, trạng thái cái trí của tôi. Chúng tôi nói về nó, chúng tôi ngồi yên lặng cùng nó, nhưng sau hôm đó anh không bao giờ đề cập lại về sự kiện chết của Jayakar. Một quãng đời của tôi đã chấm dứt, tôi phải được tự do khỏi quá khứ và chuyển động tiếp tục. Sau đó tôi kể cho anh về sự sợ hãi đã thức dậy trong tôi và đang hủy diệt tôi. Anh lắng nghe rất nghiêm túc, cầm tay tôi, và bảo tôi ngồi yên lặng cùng anh. Chúng tôi ngồi rất lâu.

Những bàn luận đã bắt đầu, và một trong những bàn luận nói về sự sợ hãi. Krishnaji nói sự sợ hãi hiện diện khi có một cảm giác của tách rời hoàn toàn, hay của vô vọng hoàn toàn. Tôi đáp lại rằng người ta có thể giải quyết được sự sợ hãi tầng bên ngoài, thậm chí còn cho phép chúng nở hoa và kết thúc. Nhưng có vẻ người ta vô phương với những sợ hãi tầng bên trong, bởi sự tối tăm nguyên thủy nằm tại gốc rễ của sự tồn tại.

“Tầng ý thức bên trong giữ những sợ hãi này?” Krishnaji hỏi. “Tầng ý thức bên trong mời mọc những sợ hãi này hay nó thâu lượm chúng từ môi trường sống? Chúng ở trong những gien di truyền?” anh hỏi. “Tại sao chúng ta nghĩ tầng ý thức bên trong như kho lưu trữ của sự sợ hãi?”

“Sợ hãi luôn luôn hiện diện ở đó. Nhờ vào một khủng hoảng mà anh trở nên nhận biết nó,” tôi nói.

Khi bàn luận trôi chảy, nó phản ảnh những sợ hãi tối tăm không thể đặt tên mà lén lút như những cái bóng trong bộ não. Nhận biết được điều này, Krishnaji hỏi, “Liệu toàn cấu trúc của tế bào bị sợ hãi về không tồn tại? Liệu sự sợ hãi là bộ phận thuộc sự tồn tại của con người? Liệu nó là bộ phận của vật đang sống nhỏ nhiệm nhất, tế bào vi tế nhất? Nếu như thế, tại sao tôi cần tạo ra một khủng hoảng để giải quyết sợ hãi?” Có sự yên lặng.

“Một cử chỉ, một suy nghĩ, một từ ngữ, một cái nhìn, một xì xầm tạo ra sợ hãi. Sợ hãi hiện diện ở đó, nơi phía bên ngoài và phía bên trong.” Khi anh nói, nó hiện diện ở đó quanh quanh chúng tôi và phía bên trong chúng tôi. “Tại sao chúng ta không tiếp xúc sự sợ hãi trước sự thách thức?” anh hỏi. “Liệu cái trí tầng ý thức bên ngoài sợ hãi đối diện sự sợ hãi?” Sau đó, nhận biết cảm giác chung của chúng tôi và thấy sự quan trọng của vấn đề, anh nói, “Chúng ta hãy thâm nhập từ từ, chúng ta đang dõi theo một hỏa tiễn.”

“Điều gì được yêu cầu,” anh nói, “là tánh đơn giản thực sự, không phải sự phân tích. Sự sợ hãi của không tồn tại là một phần thuộc những tế bào não của chúng ta. Nó là di sản của chúng ta. Tôi nói nó hiện diện ở đó dưới tấm thảm, hãy nhấc nó lên mà nhìn. Nó hiện diện ở đó. Khi cái trí tầng ý thức bên ngoài tự-thức dậy trong chính nó, nó không sợ hãi. Tại sao tôi lại phải sợ hãi nếu sợ hãi là bộ phận thuộc sự tồn tại của tôi?”

Chẳng có bao nhiêu điều chúng tôi có thể trình bày để đóng góp vào bàn luận. Bỗng nhiên, anh nói, “Liệu cái trí có thể hoàn toàn bất động? Sau đó hãy thả cho sợ hãi đến, cho phép nó nảy ra. Khi cái trí thức dậy, lúc đó gốc rễ trung tâm của sợ hãi là gì?” Khi anh nói, đã có sự kết thúc sâu thẳm của

gia tăng sợ hãi liên tục. Bộ não bất động, thân thể cũng vậy.

 “Có khi nào trạng thái này nảy sinh trong anh, thưa anh?” tôi hỏi. Lại nữa, anh yên lặng. “Vô số lần, nhiều lần, khi cái trí hoàn toàn bất động, không có bất kỳ phản ứng nào, không chấp nhận cũng không phủ nhận, không lý luận cũng không lẩn trốn, khi không có chuyển động thuộc bất kỳ loại nào. Chúng ta đã đến được gốc rễ của nó, đúng chứ?”

 Tôi đã lắng nghe. Tôi rời khỏi cùng hiểu rõ rằng sự tự do khỏi sợ hãi không ở trong bất kỳ hành động nào phía bên trong hay phía bên ngoài, nhưng chỉ có thể xảy ra được khi bộ não hoàn toàn bất động. Sự yên lặng được sáng tạo bởi đối thoại ở nguyên cùng tôi, và đêm đó tôi ngủ mà không sợ hãi. Những sợ hãi nguyên thủy, bất chợt không còn nảy sinh phía bên trong tôi kể từ đối thoại đó. Một ít sợ hãi nảy ra tại mức độ bề mặt của ý thứcvì vậy có thể giải quyết được.

 Trong những ngày tiếp theo, K sẽ nói với tôi về bản chất của cô độc. Nó là một trạng thái lạ thường của hoàn toàn bị tách rời. Nó là bản thể của cái tôi – “cái tôi” cùng mạng lưới những từ ngữ của nó mà cái trí bị trói buộc trong đó. Anh bảo tôi đối diện với trạng thái cô độc hoàn toàn phía bên trong, chỉ trong đó mới có sự tự do khỏi sợ hãi.

 “Tự do khỏi sợ hãitự do khỏi thời gian” anh nói. Tôi thâu nhận những từ ngữ đó và ấp ủ chúng.

 

 

 

_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 26

“Tình yêu không biết đến đau khổ.”

 

C

hiến tranh xảy ra với Pakistan năm 1971 và sự thành lập Bangladesh đã là một trải nghiệm bi thảm cho tiểu lục địa. Krishnaji, khi gặp chúng tôi năm 1972, đã nói về chiến tranh bằng sự lo ngại sâu sắc. Anh hỏi chúng tôi tại sao chúng tôi không phản đối mạnh mẽ chống lại chiến tranh, mà là hành động cuối cùng của bạo lực; dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chiến tranh không thể được khuyến khích. Chúng ta cố gắng giải thích sự hiện diện của 10 triệu người tỵ nạn trên mảnh đất Ấn độ, áp lực bị sinh ra, và những vấn đề có sẵn trong tình huống. Nhưng Krishnaji sẽ không nao núng rời khỏi vị trí của anh.

 Tại những bàn luận nhỏ và những nói chuyện của anh, chúng tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ và sự sử dụng những từ ngữ của anh đã thay đổi. Anh đang thâm nhập nghĩa lý gốc của từ ngữ, đang rút ra những phân biệt rõ ràng giữa bộ não, cái trí, và ý thức. Tại một trong những nói chuyện của anh ở Delhi, anh nói rằng những tế bào não đã bị quy định suốt hàng ngàn năm, và rằng nếu không có một phá vỡ trong tình trạng bị quy định đó thảm họa là điều không thể tránh khỏi. “Thế giới đang rực cháy. Liệu bộ não, toàn cấu trúc của con người, có thể trải qua một cách mạng vĩ đại, một thay đổi lạ thường? Liệu có thể có một sống tổng thể thay vì sống phân chia?”

 Có một buồn bã lạ thường trong Krishnaji. Ngày 19 tháng mười một ở New Delhi, anh nói, “Đó là một trong những đau khổ vô cùng trong thế giới khi người ta muốn chuyển tải cái gì đó lạ thường bằng quả tim và cái trí của người ta và bạn không thâu nhận nó. Đó là sự đau khổ không chỉ cho người nói nhưng còn cả cho bạn, người lắng nghe.” Nhận biết được bạo lực đang gia tăng trong tương lai, Krishnaji nói về con người như đang bị trói buộc trong hành lang của những đối nghịch – hận thù và tình yêu, bạo lực và không-bạo lực. Nhưng sự thật ở trong “cái gì là,” mà là bạo lực. Anh tìm hiểu sự suy nghĩ và cấu trúc của nó; suy nghĩquá khứ như ký ức, suy nghĩthời gian.

 “Bây giờ liệu cái trí, chính những tế bào não mà là sản phẩm của thời gian như sự tiến hóa có thể – liệu chính những tế bào não và toàn cái trí, mà là thân thể, chuyển động của ham muốn, chuyển động bạn biết như suy nghĩ, toàn sự việc – có thể hoàn toàn yên lặng? Và nó chỉ có thể yên lặng khi bạn đã hiểu rõ giá trị của sự suy nghĩ nơi nó quan trọng và nơi nó không quan trọng. Nếu không hiểu rõ cấu trúc và bản chất của sự suy nghĩ, bạn sẽ không bắt gặp yên lặng này một cách tự nhiên.

 “Và yên lặng là cần thiết. Khi bạn nhìn ngắm một đám mây và vẻ đẹp của ánh sáng trong đám mây đó, nếu cái trí của bạn đang huyên thuyên, đang lang thang, đang phỏng đoán, đang diễn đạt thành từ ngữ, nó không thể thấy vẻ đẹp của đám mây. Cái trí phải yên lặng và nó sẽ yên lặng khi bạn đã phủ nhận hay gạt bỏ sự kiểm soát, uy quyền; tất cả những sự việc mà con người đã sắp xếp vào chung với mục đích tìm được sự thật hay sự khai sáng, những sự việc mà là những giả tạo của con người, vì vậy bị trói buộc trong thời gian. Và muốn tìm được cái đó mà không-thời gian, không-đo lường, không-tên tuổi, cái trí phải hoàn toàn yên lặng. Điều đó có nghĩa liệu bộ não đó có thể – làm ơn theo sát điều này – liệu bộ não mà đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối, ngược lại nó không thể vận hành một cách tự do, hiệu quả – liệu bộ não đó có thể hoàn toàn được an toàn, để cho nó có thể vận hành không-xung đột?

 “Khi bạn thấy điều đó, vậy là có sự rõ ràng trong quan sáthọc hành, mà là hành động của thông minh. Trong quan sát cái giả dối những tế bào não trở nên yên lặng, và cùng nó, một cách tự nhiên, dễ dàng, êm ả – không có bất kỳ nỗ lực – cái trí được yên lặng lạ thường. Và trong yên lặng đó của cái trí không có thời gian. Nó không là một câu hỏi của, ‘Liệu cái trí có thể nuôi dưỡng hay duy trì hay tiếp tục trong yên lặng đó?’ Câu hỏi đó là một ham muốn của sự suy nghĩ, mà muốn theo đuổi yên lặng đó như vui thú.

 “Trong yên lặng đó không có người quan sát, không trải nghiệm, nhưng chỉ chất lượng của yên lặng tổng thể và tuyệt đối đó. Trong yên lặng đó cánh cửa mở toang. Cái vượt khỏi cánh cửa là không thể diễn tả được, nó không thể diễn đạt thành những từ ngữ.”

 Mùa hè năm 1971 tôi ở Mỹ. Sau khi công việc chính thức của tôi chấm dứt, tôi trải qua kỳ nghỉ cùng con gái tôi ở California. Cháu sẽ kể cho tôi về một bài giảng rất lạ thường mà cháu đã nghe được ở Toronto. Diễn giả là Ivan Illich. Ông đã được phong chức vào giáo phẩm dòng Tên và đã sống nhiều năm ở Nam Phi. Nhưng khác biệt đã nảy sinh giữa ông và giáo hội ở Rome và sau nhiều khó khăn ông đã từ bỏ giới giáo sĩ dòng Tên và bắt đầu sống ở Mexico tại Cuernavaca. Tại đó, như ông sẽ giải thích sau đó ở Ấn độ, ông thành lập một trung tâm, một không gian trống không nơi con người có thể gặp gỡ.

 Bài giảng ở Toronto của ông nói về “Xã hội phản giáo dục,” và Radhika đưa cho tôi một bản sao của quyển sách. Nguồn gốc và mãnh liệt của nó gây kinh ngạc cho tôi, và khi quay lại Ấn độ tôi đưa quyển sách cho Indira Gandhi. Bà đọc quyển sách, nghĩ rằng nó liên quan đến hoàn cảnh của Ấn độ, và sắp xếp để mời Illich đến Ấn độ. Sau này ông sẽ kể với tôi rằng ông do dự trước khi đáp lại một lời mời của chính phủ, nhưng cuối cùng đã đồng ý. Chúng tôi có một người bạn chung, Dorothy Norman, và ông đưa cho tôi một lá thư giới thiệu từ cô ấy.

 Illich đến dùng bữa tối tại nhà tôi ở Delhi vào cuối mùa thu năm 1972. Ông có một hiện diện lạ thường và tôi háo hức phản ứng lại sự thách thức của những từ ngữ của ông. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã thiết lập được một hòa hợptrở thành bạn bè. Indira Gandhi yêu cầu tôi sắp xếp những chương trình của ông và tôi đã đề nghị rằng ông nên viếng thăm Rajghat và gặp Krishnaji.

 Ngày 27 tháng mười một, Ivan Illich đến Rajghat. Ông đang ở trong căn phòng của nhà khách; con sông Ganga hoành tráng phía trước. Ông dùng cơm cùng Krishnaji và gặp gỡ đầu tiên giữa hai nguời diễn ra vào buổi chiều. Đó là một gặp gỡ có ảnh hưởng sâu sắc của hai cái trí; Krishnaji với một cái trí quan sát, sinh động, nhận biết, và Ivan Illich, uyên bác, lý luận, bám rễ trong những truyền thống tinh túy nhất của suy nghĩ phương Tây, tuy nhiên lại sẵn sàng lắng nghe. Con sông Ganga lắng nghe đối thoại như qua hàng thế kỷ nó đã lắng nghe âm thanh của những tiếng nói đang chất vấn, đang lắng nghe và đang đặt câu hỏi ngược lại.

 Mặc dù những cái trí của Krishnaji và Illich trôi chảy như hai dòng suối riêng biệt, chúng lại hội tụ trong đam mê chung của chúng về những thay đổi và sự cấp bách phải làm tự do con người khỏi ảo tưởng.

 Tôi giới thiệu Illich với Krishnaji, và kể về sự phê bình của ông về xã hội hiện đại và sự quan tâm của ông đến việc tái cấu trúc xã hội lẫn những công cụ của nó. Krishnaji và Illich bàn luận về sự hỗn loạnsuy đồi của giáo dục hiện nay trong thế giới. Illich nói về sự quan tâm của ông đến việc giải thoát cá thể khỏi những ảo tưởng về điều gì anh ấy đã chịu ơn của xã hội. Krishnaji lắng nghe, cố gắng hiệp thông cùng người đàn ông đằng sau những từ ngữ. Nhận biết rằng những cái trí không đang gặp gỡ, Krishnaji chỉ về hướng con sông. “Kia kìa sông Ganga. Nó đang chảy và tất cả con người đang bị cuốn theo dòng chảy – chắc chắn cá thể là một người thoát khỏi dòng chảy. Từ ngữ ‘cá thể’ có nghĩa một nguời không bị phân chia, một người tổng thể – không bị tách rời.”

 Con sông sẽ trở thành một ẩn dụ thay thế, mà đối thoại chuyển động quanh nó; những tiếng nói đang hòa hợp và đang tách rời.

 Illich cũng đang cố gắng thiết lập sự hiệp thông và dò dẫm vào sự liên hệ mới mẻ. Ông nói ông đã dành ra nhiều tiếng đồng hồ trên bờ sông, nhìn ngắm những con người đang tắm rửa, đang cầu nguyện, đang sống trong cùng con sông, phía dưới ghats những nơi hỏa táng. Ông đã chứng kiến những con người ra khỏi con sông và ngồi yên lặng trên hai bờ của nó và đã cảm thấy sự cam chịu nảy ra phía bên trong họ, một chấp nhận rằng con sông sẽ mang họ đi khỏi, một ngày. Ông trầm ngâm về xã hội công nghệ hiện đạiẤn độ đang từ từ trở thành một nô lệ cho nó và thế là đang mất dần hiệp thông cùng sự sống, và cảm thấy đang lan rộng trong thế giới rằng công nghệ có thể sáng chế lại một kênh mới cho con sông.

 “Nhưng con sông không thể sáng chế lại,” Krishnaji nói. “Liệu nó sẽ không là cùng con sông? Chỉ có một hành động cho con người thoát khỏi dòng chảy, không bao giờ trở lại hay sáng chế một dòng chảy khác.” Trả lời của Illich là trích dẫn một bài thơ từ Mexico được viết theo kiểu Navajo, hàng đầu tiên đang được lặp lại và được suy ngẫm:

Chỉ một thời gian ngắn ngủi ngài đã cho chúng con vay mượn lẫn nhau.

Bởi vì nhờ vào nét vẽ của ngài mà chúng con được định hình.

Nhờ vào mô tả của ngài mà chúng con có hình dạng.

Nhờ ngài hát cho chúng con nghe nên chúng con nhận được tiếng nói.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn ngủi, ngài đã cho chúng con vay mượn lẫn nhau.

Bởi vì ngay cả khi những đường nét được vẽ ra trong đá pha lê tan biến

và khi màu xanh lá cây những sợi lông Quetzalcoatal phai lạt

và khi thác nước lặng xuống suốt mùa hè – vậy là chúng con cũng tan biến.

Chỉ một thời gian ngắn ngủi khi ngài cho chúng con vay mượn lẫn nhau.

Trên hai bờ sông Ganga, Illich đã chứng kiến một khẳng định của sự sống mà ông cảm thấy có thể được tái tạo trong những điều kiện hiện đại. Ông đã nhận biết được trọng lượng và chiều sâu và tình trạng bén rễ của một văn minh mà con sông này là một biểu tượng.

Trong Illich, có một đau khổ vô cùng bởi vì sự mất mát của những truyền thống cổ xưa. Con người hiện đại, con người công nghiệp, mà những giá trị của họ đã được thể chế hóa, cảm thấy rằng ông có thể dẫn dắt con người thoát khỏi dòng chảy cũ kỹ và đưa họ vào một dòng chảy mới mẻ. Nhưng dòng chảy mà ông đã hy vọng đưa con người vào lại là một dòng chảy không sự sống. Đó là một ảo tưởngtrừu tượng. Đó lại là một thoái hóa vô cùng. Ông nói về giáo dục hiện đạicố gắng sáng chế một ý thức mới mẻ, sự ảo tưởng rằng bạn có thể thoát khỏi con sông của truyền thống, để tạo ra một loại dòng chảy mới mẻ; một dòng chảy mà sẽ tạo ra một nhân loại mới mẻ.

Đối với Krishnaji, con sông tượng trưng cho tất cả truyền thống, hiện đại cũng như cổ xưa. Đối với anh, những truyền thống, dù cao quý, dù cổ xưa, đều quy định con người. “Nếu tôi có một người con trai, bởi vì tôi cảm thấy chúng là những đứa con của tôi dù ở Anh, ở Pháp, hay ở đây, tôi sẽ cảm thấytrách nhiệm phải giúp đỡ chúng thoát khỏi hai dòng chảy này hay hai dòng chảy có vẻ đang chảy song song cùng nhau.” Anh hỏi, liệu những người trẻ không cần thiết phải được tự do khỏi tất cả những dòng chảy?

Krishnaji và Illich cùng chia sẻ ý tưởng rằng từ bicốt lõi và rằng nó không đòi hỏi con người phải thay đổi thành “cái này hay cái kia.” Illich nhận biết tình trạng bám rễ của những người đàn bà Ấn độ và bình phẩm về nó, và sự nguy hiểm của mất đi sự tiếp xúc cùng truyền thống và sự sống. Ông cảm thấy biết ơn cho những gốc rễ riêng của ông trong những truyền thống nào đó. Ông không muốn buông bỏ sự trợ giúp vô cùng và sự kỷ luật quan trọng mà những truyền thống thỉnh thoảng trao tặng.

Tuy nhiên, đối với Krishnaji, tất cả kỷ luật, kiểm soát đều là bạo lực. Chỉ khi nào con người cảm thấytrách nhiệm thì anh ấy mới được tự do, từ bi. Tự dotừ bi là cùng một sự việc. “Suốt năm mươi năm qua chúng ta đã cố gắng để thấy liệu một ít người có thể vượt khỏi dòng chảy, vượt khỏi mà không có động cơ.” Anh nói về học hành như nhân tố cốt lõi cho giải thoát khỏi cái trí, một học hànhsáng tạo động lượng riêng của nó.

Dọc theo bờ sông, một con chó bắt đầu sủa vang và những âm thanh thế giới bên ngoài của Varanasi đi vào căn phòng.

Krishnaji khai triển đề mục từ bi. Anh hỏi Illich liệu ông thấy rằng tự dotừ biý thức của không-lệ thuộc theo cùng nhau. Illich trả lời có, bởi vì lệ thuộc trao tặng con người cảm giác của uy quyền; không-lệ thuộc có nghĩa không-uy quyền. Krishnaji cảm thấy rằng lệ thuộc trao tặng con người ý thức của đang thay đổi, đang sinh sản, đang hành động. “Liệu người ta có thể nói: Hãy để cho tôi không-lệ thuộc, và thấy điều gì xảy ra? Hầu hết mọi người đều là những người Thiên chúa giáo, Phật giáo, Ấn giáo, và truyền thống của điều đó đang hủy diệt họ.” Illich bàn luận khả năng có thể thành lập những vùng đất được vây quanh, những cộng đồng phía bên ngoài dòng chảy; nhưng họ đồng ý rằng theo lịch sử những cộng đồng như thế đã không vận hành. Krishnaji nói về những sự việc khủng khiếp đang diễn ra trong thế giới. Anh hỏi, “Chúng ta có thể làm gì?” Illich cảm thấy rằng có lẽ do bởi những người uy quyền của thế giới sống dựa vào niềm tin trong “những tốt đẹp hơn” – giáo dục tốt đẹp hơn, sức khỏe tốt đẹp hơn. Đối với ông khái niệm của “tốt đẹp hơn” là một lệch lạc của ý thức.

“Bạn thấy, thưa bạn, chúng ta là những con người phiên bản – tất cả hiểu biết là phiên bản. Được tự do khỏi những phiên bản là không-lệ thuộc vào một sự việc – không tích lũy hiểu biết,” Krishnaji nói.

Illich hỏi liệu không-tích lũy hiểu biết có nghĩa trải nghiệm tức khắc. Krishnaji gạt bỏ trải nghiệm. Đối với anh trải nghiệm là nguy hiểm. “Khi cái trí hoàn toàn tỉnh táo, tại sao bạn cần trải nghiệm? Toàn thế giới đều bận tâm để trải nghiệm, để lượm lặt hiểu biết, để quyến luyến phía bên trong dòng chảy và thế là để lệ thuộc.”

Nhưng Illich cảm thấy gắn kết với những dòng chảy bé tí, vô số những truyền thống phong phú đó mà đã trao tặng hình dạng cho sống của con người, những hình dạng mà nếu được cho phép để “trở thành những thần thánh hay những thứ bậc” có thể cũng hủy hoại bằng những dòng chảy hủy hoại khác. Trong ý thức của lệ thuộc đó ông đã sẵn sàng là một con người phiên bản. Ông đã cảm thấy một trách nhiệm phải giúp đỡ con người trở thành then chốt và đã cảm thấy tủi nhục khi khẳng định một bén rễ trong những truyền thống bé tí đó, ngay cả khi nó có nghĩa là con người phiên bản một phần.

“Hãy chờ đã, hãy chờ đã,” Krishnaji nói. “Chúng ta hãy thâm nhập từ từ. Người ta lệ thuộc vào cái gì đó bởi vì, trong chính người ta, người ta bị cô độc, bị sợ hãi. Toàn hiện tượng thuộc tâm lý đang diễn ra phía bên trong làn da, nó khiến cho người ta lệ thuộc vào cái gì đó, dòng chảy lớn lao hay dòng chảy bé tí hay ashram thiền viện mới nhất – đạo sư mới nhất. Bạn theo kịp chứ? Người ta hướng về lại nhà thờ hay Phật giáo hay bất kỳ thứ gì. Chỉ khi nào bạn thấy cái này phía bên trong, bằng rõ ràng, thì bạn mới không lệ thuộc vào bất kỳ thứ gì và thế là bạn khước từ tất cả những sự việc mà con người đã sắp xếp vào chung – hình thành ý tưởng – những công thức – những khái niệm – những niềm tin – bởi vì chúng là tất cả những bộ phận của dòng chảy.

Krishnaji quay về điều gì đối với anh là mấu chốt trọng điểm. “Phải có sự nhận biết đúng đắn. Tôi muốn nói với con người, ‘Hãy nhìn, chỉ nhìn, đừng tranh cãi, đừng diễn giải, đừng nói điều này đúng, điều kia sai. Đừng hỏi tôi sẽ sống ra sao nếu tôi không-lệ thuộc. Chỉ nhìn – có đôi mắt không-thoái hóa trong nó.’ ”

Quan tâm của Illich là chỉ rõ cho con người điều gì họ không thể làm. Đối với Krishnaji biết không làm gì cả, là làm sự việc đúng đắn.

Illich nhận biết điều này tức khắc. Một chuyển động mới mẻ đã bắt đầu. Ông cảm thấytrách nhiệm phải diễn giải trong những thuật ngữ dễ hiểu điều gì họ đang nói chuyện thành sự hiểu biết cụ thể. Đối với Krishnaji, điều đó đến sau. Trước hết phải cần thiết không-lệ thuộc vào bất kỳ xã hội nào, bất kỳ quốc gia nào. Cái trí phải tự-giải thoát chính nó. Nó phải được tự do để nhìn ngắm và tự do đó là hành động.

Krishnaji nói rằng chủ nghĩa quốc gia phân chia con người. Nhưng phản ứng của Illich đối với vấn đề này rất mạnh mẽ. Lại nữa ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có gốc rễ, mà có nghĩa còn nhiều hơn cả bị trói buộc trong chủ nghĩa quốc gia. Krishnaji nói anh cũng có gốc rễ bởi vì anh được sinh ra ở Ấn độ trong vòng tay của Brahmin. Gốc rễ đó – nó có lẽ đã hàng ngàn năm – là tình trạng bị quy định của anh, nhưng chừng nào cái trí còn bị quy định như thế nó không được tự do. Do bởi quá khứ như sự suy nghĩ mà đã phân chia con người ngay tại cốt lõi. Sự suy nghĩhiểu biết. “Nếu tôi muốn sống cùng bạn trong hòa bình, suy nghĩ phải chấm dứt. Những sự việc mà trong tôi có gốc rễ, ngăn cản sự liên hệ của tôi với bạn.”

Đối với Krishnaji, quan sát mà không có sự giới thiệu của suy nghĩcốt lõi; điều đó, một mình nó, là hành động tổng thể. Illich nói ông đã bắt đầu hiểu rõ. Vấn đề là sự khác biệt của ngôn ngữ. Nhưng đối với ông sự nguy hiểm là rằng thế hệ trẻ hơn đã mất đi khả năng nhận biết và phủ nhận cái giả dối.

Tóm tắt chủ đề của bàn luậntrả lời sự quan tâm đến gốc rễ của Illich, Krishnaji nói, “Khi tôi thoát khỏi dòng chảy, tôi không bị phân chia – không mâu thuẫn – tôi là tổng thể – tổng thể không có gốc rễ.”

Tuy nhiên, Illich cảm thấy nhu cầu mãnh liệt phải có gốc rễ, anh không sẵn sàng buông bỏ nó.

Krishnaji cảm thấy rằng nếu không có một đáp án của nghi vấn trọng điểm này, không thể có nở hoa của con người. Nở hoa phải xảy ra. Illich cảm thấy chẳng có hy vọng bao nhiều để giải quyết được nghi vấn trọng điểm. Ông sẵn sàng chấp nhận và sống và chết cùng cái gì đó không-hoàn hảo. Krishnaji và Illich đã đến một mấu chốt gây phân chia hai người.

Đối với Krishnaji, trả lời của Illich không hoàn chỉnh lắm. Bỗng nhiên, anh bắt đầu nói về nghi vấn trọng điểm như một kết thúc cho đau khổ. Anh không thể hình dung “sống” như được dành cho đau khổ liên tục.

Đối với Illich, đau khổ phải được chấp nhận. “Tại sao?” Krishnaji hỏi, “Những con người phải đau khổ thuộc tâm lý hay sao?”

“Bởi vì Thượng đế đã đồng ý nó,” Illich nói.

Krishnaji rất tàn nhẫn trong sự tìm hiểu của anh. “Tại sao con người phải đau khổ?” Đối với con người khi chấp nhận đau khổ thuộc tâm lýbản thể của sự dốt nát của anh ấy. Tại sao những con người phải bị đau khổ? Bởi vì họ dốt nát? Bởi vì họ xung đột? Bởi vì họ mâu thuẫn trong chính họ?

Illich cũng sôi nổi như thế. Ông nói rằng ông tin tưởng đau khổquy định của con người.

“A, đó là như thế,” Krishnaji nói.

Illich cảm thấy sự cần thiết phải công nhận tình trạng bị quy định của ông một cách đầy đủ, rõ ràng, nhạy cảm, và bị định hình bởi tình trạng bị quy định này. Nhưng Krishnaji chối từ chấp nhận đau khổ đó là cần thiết cho bị quy định của con người.

Hai cái trí đối diện nhau. Illich hỏi, “Vậy thì từ bi có nghĩa gì?”

Giống như một luồng nước câu trả lời nảy ra, “Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả; tình yêu, thưa bạn, không bị đau khổ.”

Họ chia tay. Khi chúng tôi đi bộ đến phòng của ông, Illich ngắt một bông hoa nhài và đưa cho tôi. Nó là một cử chỉ tao nhã. Ngày hôm sau ông sẽ gặp lại Krishnaji, nhưng tôi không có mặt.

 

 

 

 

_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 27

“Người quan sát là Vật được quan sát.”

 

T

háng sáu năm 1973, gặp gỡ quốc tế đầu tiên của Krishnamurti Foundation được tổ chức tại Brockwood Park. Achyut, Sunanda, Balasundaram, và tôi đại diện cho Ấn độ. Trong khi giới thiệu chúng tôi cho những thành viên của American và English Foundations, Krishnaji nói về Achyut, “Tôi sẽ giới thiệu Achyut như thế nào đây? Anh ấy là một trong những người chịu trách nhiệm về việc đưa người Anh ra khỏi Ấn độ.”

 Chúng tôi bàn luận vấn đề bản quyền và những sách xuất bản. Có một khác biệt cơ bản về quan điểm bản quyền nên được trao quyền cho nơi nào. Cuối cùng, nó được quyết định rằng trong khi bản quyền tiếp tục với English Foundation, Indian Foundation sẽ có quyền xuất bản những nói chuyện và những bàn luận của Krishnaji ở Ấn độ, cũng như in ra một ấn bản quốc tế một lần trong ba năm.

 Krishnaji không có những sở hữu ngoại trừ quần áo và cái đồng hồ của anh. Tuy nhiên anh đã trình bày trong di chúc của anh rằng thân thể của anh sau khi chết phải được hỏa thiêu tại bất kỳ nơi nào anh chết, và không đài kỷ niệm nào được dựng lên cho tro hỏa táng của anh. Tại điểm này, khi thấy sự buồn bã trên những khuôn mặt của chúng tôi, Krishnaji đùa, “Nếu tôi chết ở Anh, bạn có thể hỏa thiêu tôi ở ‘Golders Green và rải tro bụi của tôi ở đó.’ ”

 Tôi cảm thấy tôi đang chết lặng đi. Tôi nói với anh không nên thiếu nghiêm trang, rằng thân thể của anh thiêng liêng và không bàn chân nào được phép giẫm lên nơi tro hỏa táng của thân thể anh đã chôn xuống. “Chúng tôi sẽ nhận tro hỏa táng và rải chúng trong những con sông của Ấn độ.” Ngay lập tức anh trở nên rất nghiêm nghị, hướng về những người khác và khẳng định, “Thân thể này thiêng liêng.” Người ta quyết định như thế, rằng tro hỏa táng của anh được gửi tới Ấn độcuối cùng sẽ trôi trong những con sông đến đại dương.

 Ngày 17 tháng mười một, Krishnaji ghé New Delhi trên đường đến Varanasi. Tôi đã thu xếp được phép vào đón anh tại phòng chờ phía bên trong khu hải quan. Tôi thấy Maharshi Mahesh Yogi đang đứng gần bên; ông được choàng vòng hoa và vây quanh bởi những đệ tử của ông. Ngồi chờ hành lý của Krishnaji tôi hỏi, “Maharshi cùng trên chuyến máy bay của anh?” Krishnaji mỉm cười. Anh đã lên máy bay tại Rome, và khi anh đi đến chỗ ngồi anh đi ngang qua một con người có bộ râu quai nón đang ngồi kiết già trên một bộ da cọp. K mang máng nhận ra người đàn ông, nhưng anh không thể nhận xét chính xác. Chốc lát sau người nữ tiếp viên tay cầm một bông hồng đến bên và hỏi liệu anh là Krishnamurti. Khi Krishnaji nói đúng, cô đã trao cho Krishnaji bông hồng và nói rằng Maharshi, người cũng trong chuyến bay này, gửi lời hỏi thăm và tặng bông hồng. Krishnaji chuyển lời cám ơn của anh. Vài tiếng đồng hồ sau anh đi đến nhà vệ sinh và, khi quay lại, đi ngang qua chỗ ngồi của Maharshi. Maharshi bật dậy. Sau khi họ chấp tay lại chào nhau trong namaskaras (hình thức chào hỏi truyền thốngẤn độ giữa bạn bè, người lạ, người già hay trẻ), Maharshi chỉ vào chỗ trống kế bên ông và đề nghị họ nói chuyện. Vì thế Krishnaji ngồi xuống. Sau vài câu xã giao, Maharshi nói rằng ông đang đi đến Nepal để tuyên bố một cách mạng thế giới trong ý thức và đề nghị Krishnaji theo cùng ông và hợp tác với ông trong công việc, bởi vì cùng nhau ông cảm thấy họ có thể thay đổi nhân loại. Krishnaji từ chối rất lịch sự, nói rằng anh có nhiều cuộc hẹn và vì vậy nài nỉ được tha thứ. Maharshi tiếp tục thúc giục anh, bởi vì ông cảm thấy rằng việc gì ông đang làm còn quan trọng hơn nhiều. Nói chuyện tiếp tục khoảng một tiếng đồng hồ, sau đó họ chia tay và Krishnaji quay lại chỗ ngồi của anh.

 Tháng 11 năm 1974, Krishnaji lại ở Varanasi. Tại một bàn luận nhỏ được tổ chức vào ngày 19 tháng mười một trong phòng khách của anh nhìn ra sông Ganga, tôi hỏi, “Liệu chúng tôi có thể nhận biết những yếu tố chính của lời giảng?” Chúng tôi đã nghe anh được hai mươi lăm năm. Nhiều người trong chúng tôi có thể đưa ra ý nghĩa cốt lõi đối với toàn lãnh vực của hiểu rõ về chính mình, nhưng câu hỏi vẫn còn nguyên: “Lời giảng là gì?”

 Krishnaji bị sửng sốt bởi nó; anh yên lặng, thả cho câu hỏi tự khai mở. Cuối cùng, anh nói, “Tôi không biết. Tôi không thể diễn tả nó trong một vài từ ngữ, đúng chứ? Tôi nghĩ tại cơ bản ý tưởng về lời giảng và người được giảng là sai lầm, ít ra đối với tôi. Tôi nghĩ nó là một vấn đề của chia sẻ hơn là được giảng dạy, tham gia hơn là cho hay nhận. Và vì vậy, liệu chúng ta có thể chia sẻ cái gì đó mà không ở trong lãnh vực của thời gian, suy nghĩ, và phương hướng? Liệu chúng ta có thể chia sẻ, hay liệu chúng ta quá bị quy định đến độ chúng ta không biết chia sẻ có nghĩa gì?”

 Tiếp theo chúng tôi bàn luận nhiều về vấn đề của tham gia, chia sẻ, và thâu nhận. Krishnaji nói, “Không có người thầy và người được dạy. Liệu nó là một vấn đề của từ bi?”

 Sau đó, khi năng lượng được sinh ra bởi đối thoại đã mãnh liệt, bỗng nhiên Krishnaji bình phẩm, “Bạn đang hỏi, ‘lời giảng là gì?’ Đúng chứ? Tôi nói, lời giảng nói, ‘Nơi nào bạn hiện diện, cái khác lạ không hiện diện.’ ”

 Chúng tôi lắng nghe, cái trí yên lặng cùng sự tinh khiết của thấu triệt của Krishnaji. Tiếp theo những lăn tăn của suy nghĩ lại bắt đầu. Chúng tôi bàn luận chất lượng của lắng nghe và sự chín chắn của cái trí.

“Bạn sẽ nói,” K hỏi, “rằng cái trí phải được tự do khỏi bất kỳ chuyển động nào như tích lũy, như hiểu biết, như phương hướng, như ý muốn? Chuyển động hàm ý thời gian. Thời gian là chuyển động. Tôi đang hỏi – liệu thời gian cần thiết để thấy? Hay, liệu nó không cần thiết? Vậy thì làm thế nào một cái trí, toàn cấu trúc của cái trí, thấy cái không thuộc thời gian? Bạn thấy sự nghịch lý?” anh thắc mắc. “Vì vậy, liệu bạn có thể chết đi tất cả những sự việc mà bạn đã thâu lượm – vui thú, đau khổ, tổn thương?”

“Anh hoàn thành sự rèn luyện đó?” Tôi hỏi.

“Dĩ nhiên không. Những rèn luyện, những thực hành đó đều nhỏ nhen. Cái trí, bộ não, được tiến hóa qua thời gian. Nó được ghi lại trong thời gian. Liệu cái trí có thể thấy cái không thuộc thời gian? Chắc chắn không. Vậy thì, cái gì mà nhận biết cái không thuộc thời gian? Hãy tìm ra.”

Vài ngày sau chúng tôibàn luận đầu tiên trong những bàn luận cùng những người Phật giáo. Trong số những người có mặt là Rimpoche Samdhong. Một bhikshuk (thầy tu) từ Tây tạng, mặc một bộ quần áo nâu nhạt, cùng một thái độ nghiêm túc và một khuôn mặt không tuổi tác, ông là hiệu trưởng của Institute of Tibetology tại Sarnath. Học giả Jagannath Upadhyaya của Sanskrit University, một người Xã hội, và một học giả của Nagarjuna, những học giả khác từ Sanskrit University, và những người đồng hành của Krishnaji tham dự.

Diễn tả lại nó sau này, Rimpoche Samdhong nói rằng khi ông đặt cho Krishnaji một câu hỏi, Krishnaji phủ nhận câu hỏi và đáp lại bằng cách hỏi ngược Rimpoche. Ông bị bối rối, ông không thể hiểu rõ cách tiếp cận của Krishnaji. Tại cuối bàn luận, và sau đó, sau nhiều năm nghe Krishnaji nói chuyện, người lama đến được sự nhận biết rằng những nghi vấnbản không có những đáp án, nhưng vẫn còn phải được đặt ra. “Krishnaji,” ông nói, “không bao giờ cung cấp một đáp án, không bao giờ đặt bất kỳ vấn đề nào vào một con người. Nhưng thách thức của ông tiếp xúc một mấu chốt nảy mầm phía bên trong, mà giúp đỡ người lắng nghe có thể thức dậy và cho ‘cái gì là’ khai mở.”

Rimpoche Samdhong nói, “Nếu bạn cảm thấy từ bitrôi chảy từ Krishnaji, bạn sẽ thấy không có giới hạn đối với ông ấy. Hầu hết những người thầy đều có một tiếp cận bị giới hạn, nhưng sự tiếp cận của Krishnaji không có giới hạn.” Ông bị tác động sâu thẳm bởi Krishnaji, sự hiện diện của anh và những từ ngữ của anh. “Người ta càng có thấu triệt và càng cố gắng hiệp thông cùng Krishnaji nhiều bao nhiêu, ông càng rút sâu bấy nhiêu; những thấu triệt của Krishnaji thăm thẳm vô cùng. Bạn không bao giờ có thể nắm bắt được ông, không bao giờ tiến được gần ông. Bởi vì không có kết thúc, không có giới hạn đối với ông.”

Rajesh Dalal, một chuyên gia kỹ thuật trẻ tuổi vừa tốt nghiệp từ Institute of Technology, Kampur, đến Rajghat để nghe Krishnaji nói chuyện. Bị cuốn hút bởi chiều sâu và sự xác đáng trong lời giảng của Krishnaji. Em là người đầu tiên trong số những giáo sư và những chuyên gia từ bỏ nghề nghiệp và tham gia như một giáo viên trong những trường học của Krishnaji.

Viếng thăm Rajghat của Krishnaji vào tháng mười một năm 1976 dẫn đến gặp gỡ đầu tiên với anh của Rajesh. Em đến phòng của Krishnaji, khá căng thẳng, hơi lo lắng bởi ý tưởng gặp gỡ “một con người vĩ đại.” Krishnaji đón em tại cửa, cầm tay em, và dẫn em đến hàng hiên nhìn ra sông Ganga và cái vườn. Họ ngồi trên đi văng, và Krishnaji nói, “Thưa bạn, làm ơn đừng rụt rè như thế.” Anh bắt đầu hỏi về sống của Rajesh, em sinh ra ở đâu, em sống trong nhà của ai, cha mẹ của em, trường học của em. Sự hiện diện của anh làm vững lòng đến độ Rajesh huyên thuyên, nói về em; trong những từ ngữ của em, “quên bẵng tôi đang nói chuyện với ai. Nó giống như đang nói chuyện với người nào đó mà là một người bạn thân thiết. Khi tôi kể với ông rằng trong trường học và đại học tôi luôn luôn chơi đùa cùng những đồ vật, con người, những ý tưởng, những con số, những từ ngữ, và vân vân, dường như ông vui vẻ lắm và nói, ‘Việc đó tốt lắm.’ ”

Bỗng nhiên Krishnaji trở nên rất yên lặng và nghiêm túc. Rajesh bắt đầu nhận biết sâu sắc về sự yên lặng và bị tác động vô cùng bởi nó. Em bắt đầu ý thức được mặt trời đang lặn và “sự tỏa sáng của màu vàng lẫn màu hồng trong những gợn sóng lăn tăn.” Em ý thức được chuyển động của những chiếc lá đa khi những cơn gió hiu hiu đang đùa giỡn cùng nó và lắng nghe âm thanh của con công trống. Họ ngồi khoảng bốn phút mà không nói lời nào. Rajesh nhìn anh một hai lần, chờ đợi anh phá vỡ sự yên lặng, mà em đang phát giác rằng không thể nào chịu đựng được nữa. Em đang bắt đầu nhận ra sự mênh mang của con người đang ngồi bên em, và sự thân mật mà hai con người đã chia sẻ nhường chỗ cho một cảm thấy của kinh hoàng vô cùng phía bên trong em. Em thấy Krishnaji như bộ phận của con sông, của cây đa và những con chim đang bay qua nó. “Nó là sự kinh hoàng mà bạn cảm thấy khi bạn đối diện với cái gì đó không biết được – cái gì đó rất thăm thẳm.”

Krishnaji nói, “Tôi muốn nói những sự việc nào đó, và điều gì tôi sắp sửa nói không có tinh thần chỉ trích hay chê bai. Tôi thực sự không có, trong quả tim hay cái trí của tôi, bất kỳ ý thức của nhận xét nào. Vì vậy, ngay từ khởi đầu phải hiểu rõ điều đó.

Bỗng nhiên, em nghe tiếng nói của Krishnaji. “Nhìn kìa Rajesh, thế giới đang ở trong sự tối tăm. Nó là thế giới điên rồ. Bạo lực mà bạn trông thấy quanh bạn quả là điên rồ. Và những nơi này – Rajghat, Rishi Valley, Brockwood Park, và Ojai – phải trở thành những trung tâm của ánh sáng. Những người lớn tuổi đã làm rối beng mọi thứ. Họ đã không thực hiện nó. Và những người mới mẻ, những người trẻ tuổi phải thực hiện nó. Bạn hiểu chứ? Tôi hy vọng bạn đã không đến đây để thử nghiệm trong một hay hai năm nhưng cam kết đến cái này.” Khi Rajesh cam đoan với Krishnaji rằng cái này là vấn đề duy nhất mà, một cách sâu thẳm và thực sự có quan trọng trong sống của em, có một nụ cười dịu dàng nhưng bí ẩn trên khuôn mặt của Krishnaji.

Đến lúc đó là thời gian cho Krishnaji đi dạo bộ. Krishnaji vụt đứng dậyđi vào phòng anh để lấy đôi giầy. Rajesh nhìn cách anh đứng, ngồi, mang giầy, leo lên cầu thang, và bước đi. Em thấy một con người rất sinh động, tám mươi mốt tuổi; ngược lại, Rajesh không thể kiềm chế để thấy rằng em quá luộm thuộm và cẩu thả làm sao – và em mới chỉ hai mươi bốn tuổi. Bỗng nhiên, Rajesh nhận biết tất cả mọi điều mà em phải học hành từ con người này. Và như thể anh hiểu rõ những suy nghĩ của Rajesh, Krishnaji nói, “Chúng ta sẽ gặp nhau thường xuyên hơn. Tôi sẽ thấy rằng bạn theo cùng chúng tôi ở Madras và Rishi Valley.”

Đối với Rajesh nó là một tuôn tràn của thương yêuhạnh phúc. Em trải nghiệm một trạng thái nhận biết yên lặng và quay về phòng, em ý thức rõ ràng được mọi thứ quanh quanh em – những bông hồng, những con thuyền trên sông, và những con sóc đang cùng nhau đùa giỡn. Cái trí sinh động hơn bao giờ trước kia.

Năm 1979, Krishnaji sẽ thực hiện những bàn luận cùng những giáo viên của Rishi Valley. Rajesh Dalal tham gia. Krishnaji nói về sự cần thiết phải sáng tạo sự tin cậy trong học sinh. Rajesh, đang ngồi bên phải Krishnaji, chú ý một cách đặc biệt ngày hôm đó. Toàn vấn đề của học sinh phải có sự tin cậy và sự tự tin trong người giáo dục là, Krishnaji nói, “trọng điểm đối với sự tiến hành của giáo dục.” Anh liên tục thách thức khán giả của anh, quẳng lại những vấn đề cho họ, thúc bách họ phải thâm nhậptrả lời từ chiều sâu.

Rajesh kể lại với tôi, “Em rất tỉnh táo, đang nhìn ngắm và đang lắng nghe. Rồi bỗng nhiên Krishnaji hướng về em và hỏi, ‘Rajesh, bạn nói gì đây?’ Em giữ yên lặng, không cần thiết phải trả lời. Lại nữa sau năm hay mười phút, anh nói với những giáo viên, ‘Thưa các thầy, liệu các thầy sẽ bước xuống những bục giảng của các thầy và nói cùng những học sinh của các thầy rằng các thầy cũng giống hệt như các em học sinh – rằng các thầy cũng có những sợ hãi, những ganh tị, những tổn thương. Vậy là các em sẽ thấy rằng các thầy chân thậttin cậy các thầy. Liệu các thầy sẽ thực hiện việc này?’ Có lẽ em đã mong đợi để nghe điều gì đó thâm sâu hơn thế này. Cũng vậy em cảm thấy rằng em đã thiết lập được sự liên hệ như thế cùng các em học sinh của em. Vì vậy, em buột mồm nói ra và giọng đầy xúc cảm. “Thưa ông, tôi đã thực hiện việc đó. Nhưng, từng đó cũng chưa đủ. Ông không thể cứ nói tôi bị hoang mang và có sợ hãi. Ông phải được tự do khỏi sợ hãi, nếu học sinh muốn tin cậy ông.”

Rajesh tiếp tục. “Ông quay lại phía em, cầm tay em, và nói, ‘Rajesh, thực hiện nó ngay lúc này.’ Cái nhìn chằm chằm của ông và những từ ngữ của ông giống như một sợi dây thòng lọng đang xiết cổ em. Nó là một trải nghiệm lạ thường. Mãnh liệt của nó làm tê liệt em và em không thể thốt lên lời. Ngay tức khắc ông nhận ra việc đó và, quay cái nhìn chằm chằm của ông khỏi em, bắt đầu bàn luận cùng những giáo viên khác. Nhưng đầy dịu dàngthương yêu ông tiếp tục vỗ nhè nhẹ bàn tay của em, như thể để nói, ‘Người bạn của tôi, tôi hiểu rõ điều gì bạn vừa trải qua.’ ”

Thấy rằng Rajesh đang theo một sống hoàn toàn kiêng khem và trong trắng, và nhận biết những căng thẳng đang nảy sinh, K nói chuyện với em về tình dục. Krishnaji nói, “Tình dục giống như một bông hoa mỏng manh, một ngọn lửa mãnh liệt, tinh tế và hiếm hoi. Nó phải được chăm sóc và được ấp ủ. Bạn phải đặc biệt cảnh giác khi nó không đang vận hành như sự tự nhiên đã dự tính. Buông thả tình dục vận hành một cách tự dophí phạm năng lượng; đè nén nó một cách tàn nhẫn là hủy diệt cái gì đó tinh tếđẹp đẽ lạ thường. Vì vậy, hãy nhìn ngắm nó đầy thân tình, nuôi dưỡng nó, cho phép nó tự-khám phá về chính nó và khai mở – không từ chối nó và cũng không nhượng bộ nó.”

Krishnaji liên tục yêu cầu chúng tôi, “Hãy thách thức tôi. Thực hiện đi. Thách thức của các bạn không đủ mãnh liệt.”

Chúng tôi ở Madras và anh bắt đầu bàn luận về sự thay đổi mau lẹ đang xảy ra trong thế giới. Trong phương Tây, từ giữa những năm 1960, một phản ứng chống lại chủ nghĩa vật chấtchủ nghĩa tiêu thụ đã dẫn đến một sôi sục to tát giữa những người trẻ. Một trống rỗng khủng khiếp đang lan tỏa mọi hình thái của sống. Áp lực đang được sinh ra bởi sự tàn phá môi trường và sự khai mở những bí mật của thiên nhiên và sự sử dụng chúng vô trách nhiệm như những món đồ chơi của công nghệ, không thể bị duy trì nơi những tài nguyên đang có của những cái trí và những thân thể trẻ trung. Những bất bình thường đang trở thành những bình thường.

Giống như một con sóng, sự hoang mang và sự hỗn loạn đang tràn ngập những cậu trai và những cô gái đến tuổi trưởng thành, mà đang phản kháng. Vô số “những đứa trẻ nở hoa” này đã xuống đường; giống như những fakir hay những khất sĩ, họ là những người lang thang chân đất mới của quả đất này. Họ chọn quê hương ở Ấn độ, từ khắp thế giới gặp gỡ nhau ở Nepal, Vanarasi, Goa. Họ đang gieo những hạt giống của một văn hóa mới mẻ, dù khác thường như thế nào, đang tìm kiếm để tái thiết lập sự hiệp thông cùng thiên nhiêncon người của họ. Họ tìm kiếm nó trong thuốc men, trong âm nhạc, trong yoga, trong tình dục. Chống chiến tranh, chống ganh đua, chống đạo đức giả, chống “nhiều hơn” của xã hội tham lợi, họ quan tâm đến tình yêu và đang tồn tại. Lang thang khắp những châu lục, thậm chí trong những thất bại của họ họ cũng đã mang đến hoàn cảnh của con người một khoảng ngừng êm ả của sự đau khổ. Nhưng họ là một thế hệ mất mát.

Chúng tôi bàn luận về cách mạng văn hóaTrung quốc. Sự thí nghiệm hàng triệu người trẻ để xâm chiếm và phá hoại môi trường sống đã gây kinh hoàng. Nó là một hành động không còn từ bi, và yếu tố tàn bạo vốn có sẵn trong nó là một khiếp hãi. Cũng vậy nó đã thất bại và để lại thảm họa và hủy diệt.

Krishnaji hỏi chúng tôi điều gì đang xảy ra cho những người trẻ ở Ấn độ. Chúng tôi kể cho anh về phong trào Naxatite. Nó đã bắt đầu trong vùng nông thôn West Bengal, nhưng đã mau chóng thâm nhập vào những trường đại học, cuốn hút vào môi trường của nó những sinh viên trẻ tuổi, những người trí thức thất nghiệp, cũng như những cậu trai và cô gái từ những gia đình giàu có đang phản kháng chống lại tình trạng sống lúc này. Trẻ tuổi, tàn nhẫn, bạo lực, những quan tâm của họ là hủy diệt những giá trị và những cấu trúc kinh tế đang tồn tại. Mỉa mai thay, những người có học thức và những chuyên gia trẻ từ cùng hoàn cảnh môi trường, bị quáng mắt bởi những bùng nổ trong khoa học và công nghệ và những cơ hội không giới hạn xuất hiện trên chân trời phương Tây, đang hướng về phương Tây, đang tìm kiếm để chia chác trong một hũ vàng dường như không cạn.

Ở nông thôn Ấn độ người ta cảm thấy những làn gió thay đổi khôn lường. Quyền hành đang chuyển vào những bàn tay của những nhóm giai cấp mới, những người tạm gọi là chậm tiến đang bắt đầu nhận ra uy quyền của những phiếu bầu. Trong những thành phố một thoái hóa gia tăng đang đảm đương.

Một bạo lực hủy diệt chung, một phân chia tại mọi mức độ, và một vô cảm gia tăng đang tràn lan khắp mảnh đất Ấn độ. Krishnaji nói anh đã thấy việc này đang xảy ra. Khi anh đi khắp quốc gia anh nhận thấy sự suy sụp chung trong những giá trị và khuynh hướng né tránh trách nhiệm. “Người ta quan sát việc này không chỉ trong những nhật báo, nhưng còn cả việc gì đang xảy ra quanh chúng taxã hội; việc gì đang xảy ra cho chúng ta tại vùng ngoại biên của sống, nhưng cũng còn cả từ việc gì đang xảy ra phía bên trong. Người ta thấy sự không hòa hợp, dư thừa dân số, vô cảm, một dửng dưng đang gia tăng đối với con người và môi trường.” Sự đòi hỏi thiết tha của anh cho một cách mạng trong nền tảng của cái trí, mãi mãi không suy giảm.

Khi ở Madras Krishnaji, trong những nói chuyện trước công chúng và những bàn luận, đưa ra một nghi vấn cơ bản: liệu có một sự việc như một cá thể, hay liệu con người chỉ là một chuyển động của tập thể? Những thấu triệt vào bản chất của tập thể chỉ ra rằng nó được tạo thành từ truyền thống, niềm tin, hiểu biết, và trải nghiệm của những quyển sách. Krishnaji nói rằng muốn là một cá thể, phải có một cách mạng trong tập thể trong cách mà nó được phơi bày trong hiểu biếttruyền thống; và vì vậy con người phải khám phá sự thoái hóa riêng của anh ấy.

Đặt ra những nghi vấn này là cần thiết: “Những nghi vấn mà không có những đáp án. Để cho nghi vấn quẳng con người vào chính anh ấy và phương cách mà cấu trúc của sự suy nghĩ vận hành.”

Từ Madras, Krishnaji đi đến Bombay. Nhận biết rằng trong hàng thiên niên kỷ con người đã tìm kiếm sự tự do trong phía bên ngoài và trong phía bên trong, Krishnaji thâm nhập vào toàn vấn đề của sống, học hành, quan sát. Anh nói, “Học hành là quan sát và hành động.” Giống như những người khoa học quan sát qua kính hiển vi, anh yêu cầu khán giả “quan sát, nhìn ngắm những sự vật như chúng là, không biến dạng chúng để phù hợp những khuynh hướng và những thành kiến.” Anh nói về sự tìm kiếm của con nguời để được tự do khỏi đau khổ và bạo lực.

Con người đã suy nghĩ về nghi vấn của bạo lực này suốt hàng triệu năm – bạo lực như đối nghịch với hòa bình, hung hăng như đối nghịch với từ bi, tốt lành như đối nghịch với xấu xa. Những con người đã sống cùng nghi vấn này. “Tại sao?” anh hỏi. “Chúng ta phải giải đáp được nghi vấn này, không phải bằng những từ ngữ, nhưng trong những quả tim riêng của chúng ta, không phải giải thích qua loa nó hay biện hộ nó, nhưng để thấy rằng chúng ta không-bạo lực, trong câu nói của chúng ta, trong những cử chỉ của chúng ta, trong hoạt động của chúng ta.

“Nếu bạn quan sát,” Krishnaji nói, “con người không có một ý thức của vẻ đẹp – vẻ đẹp như sự nhạy cảm không chỉ phần thân thể, nhưng còn cả quả tim và cái trí. Nhạy cảmthông minh. Liệu người ta có thể nhận biết vẻ đẹp lạ thường của quả đất, sự trù phú của một cánh đồng lúa, vẻ đẹp của một khuôn mặt, của một nụ cười, và sự buồn bã của những giọt nước mắt? Nếu không có sự hiểu rõ như thế không chỉ vẻ đẹp mà đôi mắt thấy, nhưng còn cả vẻ đẹp của sự nhận biết rõ ràng không bị biến dạng, con người không bao giờ có thể được tự do khỏi bạo lực. Muốn hiểu rõ bạo lực, người ta phải được tự do khỏi từ ngữ đó. Và người ta không thể được tự do nếu khôngnhạy cảm cùng vẻ đẹp của mọi thứ quanh quanh bạn. Phải có tự do để tìm ra tình yêu là gì. Bạn biết, từ ngữ tự do là một từ ngữ nguy hiểm. Đối với hầu hết mọi người, tự do có nghĩa là làm bất kỳ việc gì họ ưa thích, một tự do khỏi những kiềm chế của xã hội, đạo đức của xã hội.

“Tự do khỏi cái gì đó là một việc, và tự do cho chính nó là một việc khác. Chỉ trong phủ nhận mới có tự do. Bằng cách học hành về vô-trật tự, có trật tự. Muốn học hành về sợ hãi cần một cái trí rất tinh tế. Cùng đang chết là đang sống.

Bạn phải chết đi ngày hôm qua, để sống ngày hôm nay, và thế là có tình yêu. Bạn đã được trao tặng một mảnh đất và bạn đã làm gì cho mảnh đất đó? Muốn trồng cây cối trên nó, bạn phải có năng lượng, đam mê, thôi thúc, mãnh liệt. Nếu bạn sống theo cách này, vậy thì sự giàu có bạn đã khám phá trở nên rõ ràng, linh động, sinh động.

“Sống trong hiện tại là thấy trong kính hiển vi, không phải lệ thuộc vào ước muốn của bạn hay ước muốn của tôi, thấy trong kính hiển vi làm thế nào quá khứ trôi chảy qua hiện tạinổ bùng vào tương lai. Nhưng chừng nào quá khứ còn bị trói buộc trong hình ảnh của quá khứ, làm thế nào quả tim có thể sống trong hiện tại? Và tình yêu là hiện tại, không phải ngày mai.”

Khi anh nói, cái trí, đang lắng nghe bằng sự mãnh liệt vô cùng, là một cùng những từ ngữ của anh.

“Bạn đã làm gì cho sống của bạn?” anh hỏi. “Đừng nói, ‘Tôi sẽ thành tựu tại sống kế tiếp.’ Chỉ có hiện tại, vẻ đẹp của hiện tại, sự phong phú của hiện tại. Bạn đã có sống này, cái sự việc lạ thường này được gọi là sống mà trong đó có đau khổ, vui thú, sợ hãi, tội lỗi, và tất cả những hành hạcô độctuyệt vọng của sống cùng vẻ đẹp của sống. Và bạn đã làm gì với nó? Một sống đã được trao tặng cho bạn, cái sự việc quý giá nhất trong thế giới, và bạn đã làm gì? Bạn đã xuyên tạc nó, hành hạ nó, xé nát nó ra thành từng mảnh nhỏ, phân chia nó, tạo ra bạo lực, hủy diệt, hận thù, sống một sống không-tình yêu, không-từ bi, không-đam mê.

“Nghi vấn được đưa ra và đáp án chỉ nằm trong hiện tại, không phải trong ngày mai hay trong quá khứ, mà đưa ra nghi vấn, bạn đang làm gì “ngay lúc này” với sống của bạn? Và nếu bạn có thể giải đáp nghi vấn này, bạn sẽ tìm được tình yêu là gì.” Sự đam mê, sự mãnh liệt của quan tâm của anh giống như một cơn gió bao bọc chúng tôi khi chúng tôi lắng nghe, kích thích những tế bào não, làm hồn nhiên cái trí.

Krishnaji cũng đang thực hiện những bàn luận nhóm nhỏ. Anh hỏi chúng tôi, “Liệu tôn giáo đã thất bại ở Ấn độ? Ở Ấn độ sannyas khất sĩ, ashrams thiền viện, đã trở thành một hình thức của phản kháng tôn giáo. Đi tới mặt trăng, sống dưới đại dương, ghép tim con người; nếu khôngtừ bi những vấn đề thuộc sự tồn tại của con người tiếp tục. Liệu chúng ta có thể quan sát bằng đôi mắt không bao giờ bị vấy bẩn, bị làm nông cạn bởi sự dửng dưng vô cảm? Muốn có cái này, thấy tổng thể, một chất lượng khác hẳn của cái trí phải được cần đến.”

Trong những bàn luận chúng tôi đã tìm hiểu bản chất của người quan sát và sự liên quan của anh ấy với vật được quan sát, một mấu chốt trọng điểm trong lời giảng của K. Krishnaji nói, “Trong ngay động thái của quan sát những vật, liền có tiến trình đặt tên mà cản trở sự nhận biết. Trong ngay động thái này, bản chất của cái gì được quan sát, đang trải qua sự thay đổi.”

Anh nói về thấu triệt như được sinh ra từ cái trí đang quan sát. Chính là khi cái trí, quả tim, bộ não được chuyển thành một trong chú ý mà sự phân chia giữa sự nhận biết thuộc tôn giáo và sự nhận biết thuộc khoa học mới biến mất. “Tự do khỏi cái đã được biết hiện diện phía bên trong những tế bào não. Khi những khe rãnh không còn tồn tại, bộ não sinh động. Trong trạng thái này có một thay đổi thuộc thân thể.”

Trong những bàn luận của anh, Krishnaji phủ nhận vai trò của anh như nguời thầy và những người lắng nghe anh như những môn đồ. Anh nói về “đang học hành,” một trạng thái nơi sự liên hệ của người thầy và người môn đồ trải qua một thay đổi hoàn toàn. Học hành cần năng lượng và sự hiếu kỳ mãnh liệt và một tự do để thâm nhập. Điều này hiện diện cùng sự quan sát, một trạng thái trong đó tất cả uy quyền và tất cả thứ bậc dựa vào cái tinh thần kết thúc. Anh nói về chính anh ấy như một cái gương mà trong đó những người lắng nghe thấy chính họ, cùng một tầm nhìn không bị biến dạng hay bị quy định.

“Hành động của học hành là hành động của đang sống. Học hành là một chất lượng của cái trí, một thái độ mà còn quan trọng nhiều hơn cả cái gì được học hành.”

Trong những nói chuyện của anh, anh trình bày rất chi tiết trong những bàn luận. Nói về bộ não và sự cần thiết phải có an toàn của nó, anh nói, “Bộ nào cần có an toàntrật tự, nó cũng đòi hỏi sự hòa hợp. Nếu không hòa hợp, không có an toàn. Hòa hợp có nghĩa trật tự, và bộ não sống và nó đã sống được hàng ngàn năm trong vô trật tự, mà có nghĩa xung đột. Vì vậy [nó] ở trong xung đột không những phía bên trong, nhưng còn cả phía bên ngoài; và trong xung đột này, cả phía bên trong lẫn phía bên ngoài, nó đã tìm được loại an toàn nào đó. Nó chấp nhận xung đột như một phương cách của sống, và trong đó nó đã tìm được sự an toàn. Mặc dù nó tạo ra vô trật tự vô cùng, mặc dù nó mang lại sự hủy diệt cho chính nó, nó đã chấp nhận sự hỗn loạn này, sự hoang mang này, bởi vì nó không biết phải làm gì. Bộ não đó mà đã bị quy định suốt hàng triệu năm để chấp nhận những giá trị mà mang lại thảm họa thực sự cho chính nó, bị quy định theo cách đó, và nó chấp nhận tình trạng bị quy định đó và sống trong tình trạng bị quy định đó như sự an toàn.

“Hãy theo dõi,” Krishnaji tiếp tục, “Bạn đã chấp nhận quốc tịch, đúng chứ? Nhưng nếu bạn quan sát, sự an toàn tạo ra chiến tranh. Khi bạn chấp nhận chủ nghĩa quốc gia, và bạn chấp nhận nó bởi vì bạn đã tìm được an toàn trong nó, an toàn đó hoàn toàn bị hủy diệt bởi vì chủ nghĩa quốc gia luôn luôn phân chia; và nơi nào có một phân chia phải có xung đột. Vậy là chủ nghĩa quốc gia của bạn, mà trong đó bộ não đã tìm được sự an toàn, đang tạo ra sự hủy diệt riêng của nó.

“Bộ não của chúng ta, những tế bào não, chính chúng đã bị quy định suốt hàng ngàn và hàng triệu năm. Và nếu không có sự đột phá trong tình trạng bị quy định này, sẽ luôn luôn có thảm họa, sẽ luôn luôn có đau khổ, sẽ luôn luôn có hoang mang, sẽ luôn luôn có không hòa hợp.

“Và thế giới đang hừng hực cháy. Ngôi nhà đang cháy và bạn phải đáp lại nó bằng một cái trí trong sáng. Không lệ thuộc vào tình trạng bị quy định riêng của bạn. Vì vậy nghi vấn là, liệu bộ não có thể, liệu toàn cấu trúc con người này có thể, trải qua một cách mạng lạ thường, thay đổi to tát, để cho nó là một cái trí trong sáng?” anh ngừng lại.

“Hãy quan sát điều này rất cẩn thận. Bạn đã sử dụng lý tưởng của không-bạo lực. Nó là một trong những bịp bợm kỳ cục nhất mà bạn đã đùa giỡn cùng chính bạn và tất cả những người thầy và tất cả những mahatma đã liên tục dạy bảo về nó. Bây giờ, hãy quan sát nó, hãy tìm hiểu nó, học hành về nó, trao quả tim và cái trí của bạn vào nó. Bạn muốn an toàn; đó là chính nền tảng của bộ não. Thế là bạn tìm kiếm an toàn trong một ý tưởng hay trong một lý tưởng của không-bạo lực. Thế là có một phân chia giữa bạo lực và lý tưởng, và vì vậy mâu thuẫn, vì vậy đạo đức giả, vì vậytrật tựtham vọng. Khi sự kiện thực sự là bạo lực, bạn đang giả vờ có không-bạo lực. Thế là những tế bào não sục sạo từ không khả năng này để giải quyết được bạo lực, một lý tưởng, và thế là sự phân chia theo sau và có mâu thuẫn lẫn xung đột.

“Vậy là, bạn thấy rằng có an toàn chỉ trong sự thật rằng sống không có an toàn, nhưng là một chuyển động liên tục. Đó là sự thật, và trong sự thật đó có an toàn.

“Liệu bạn đã học hành?” anh hỏi. “Trong học hành đó về sự thật, toàn cấu trúc, toàn phản ứng của những tế bào não trải qua một thay đổi lạ thường. Nó sống trong một kích thước tổng thể của chuyển động, một chuyển động toàn bộ, không phải một chuyển động tách rời. Trật tự, mà là hòa hợp, không có khuôn mẫu. Trật tự, mà là hòa hợp, chỉ hiện diện khi có tự do khỏi vô-trật tự. Trật tự chỉ hiện diện khi có hiểu rõ, học hành, về vô-trật tự. Và từ học hành về vô-trật tự – không phải học hành làm thế nào để mang trật tự vào vô-trật tự, mà bạn không bao giờ có thể thực hiện – từ học hành đó trật tự hiện diện, một cách tự nhiên.”

Krishnaji tìm hiểu những từ ngữ “quan sát,” “nhìn ngắm,” “học hành.” “Liệu người quan sát, cái người mà học hành, liệu anh ấy khác biệt với sự việc anh ấy đang quan sát hay đang học hành? Sự kiện rằng luôn luôn có người quan sát và vật được quan sát, trong bản thể của nó là sự phân chia, vô-trật tự. Chừng nào còn có người quan sát, người trải nghiệm, người suy nghĩ, người mà nói ‘Tôi đang học hành’ và tự-tách rời chính anh ấy khỏi vật được quan sát, người trải nghiệm và cái sự việc mà anh ấy đang học hành, chừng nào còn có sự phân chia này, luôn luôn nó sẽ tạo ra xung đột, như tất cả những phân chia đều như thế, và vì vậy hoang mang và vì vậy vô-trật tự.”

Sau đó, anh hỏi những người lắng nghe anh liệu rằng họ quan sát vô-trật tự như một người đứng ngoài đang nhìn vào trong, hay liệu họ thấy rằng không có người quan sát gì cả? “Liệu bạn thấy rằng bạn là vô-trật tự?” Anh đang nói với những khoảng ngừng chen vào giữa. “Nếu bạn là người quan sát, đang nhìn ngắm vô-trật tự trong chính bạn và quanh quanh bạn, bạn tách khỏi vô-trật tự; và thế là bạn mà đang nhìn ngắm, để tạo ra trật tự, và thế là bạn đang tạo ra vô-trật tự bởi vì có sự tách rời.

“Vì vậy, bạn quan sát vô-trật tự như thế nào là điều quan trọng lạ thường. Nếu bạn quan sát nó từ phía bên ngoài như thể bạn độc lập khỏi nó, như thể bạn không dính dáng với nó hay như thể bạn sẽ tạo ra trật tự, ‘bạn’ là một mảnh của những mảnh còn lại. Liệu ‘bạn’ mà đang nhìn ngắm vô-trật tự khác biệt vô-trật tự? Bạn là bộ phận của vô-trật tự đó, ngược lại bạn sẽ không biết nó, ngược lại bạn sẽ không nhận ra vô-trật tự. Bạn là bộ phận của vô-trật tự đó, bạn, người quan sát là người tạo tác của vô-trật tự đó.

“Nếu bạn thấy sự thật của nó, bạn được tự do. Bởi vì nó là sự thật duy nhất, mà không dính dáng gì với vui thú và đau khổ, học hành và thấy sự thật, (mà) làm tự do những tế bào não khỏi tình trạng bị quy định của chúng, thế là lúc đó bộ não là một bộ não mới mẻ.

“Bạn thấy vẻ đẹp của cái này? Bạn biết, giống như thấy vẻ đẹp của một lá cọ trong bầu trời quang đãng, thấy nó, không phải như một người quan sát cùng tất cả hiểu biết lẫn bất lực lạ thường của anh ấy, nhưng nhìn ngắm nó mà không có người quan sát, thấy chuyển động lạ thường của lá cọ đó – thế là trong cùng cách, nhìn ngắm là học hành. Và trong học hành là chuyển động tổng thể của sự sống mà trong đó không có sự tách rời, và vì vậy nó là một sống của hòa hợp vô cùng, và hòa hợp có nghĩa tình yêu.”

 

_________________________________________________

 

 CHƯƠNG 28

 “Viên đá cuội trong Cái Ao”

 

N

ăm 1977, kèm theo sự thất bại của Indira Gandhi, tôi từ chức những chức vụ chủ tịch của nhiều tổ chức và ủy ban chính phủ và từ Delhi quay lại Bombay, nơi tôi sẽ sống trong một căn hộ thuê, cũ kỹ trên Malabar Hill. Tôi đã làm việc năng động trong nhiều tổ chức lâu lắm rồi trước khi độc lập, và đây là lần đầu tiên trong ba mươi lăm năm tôi phát giác chính mình không-làm gì cả. Tôi vẫn còn là chủ tịch của Krishnamurti Foundation, nhưng tôi nhận biết mang máng sự bất mãn trong số những đồng nghiệp của tôi.

 Từ đầu năm 1978, tôi bắt đầu thấy rõ sự giảm sút của năng lượng phía bên trong tôi. Sự nhạy bén và cùng nhau của những giác quan của tôi đã bị cùn lụt và đang mất đi sức sống. Tôi đã bắt đầu viết, nhưng những từ ngữ tuôn ra khó khăn lắm.

 Tôi viết cho Krishnaji ở California tại Malibu, nơi anh đang ở. Anh trả lời ngay tức khắc:

 Pupul quý mến của tôi,

 Bởi vì bạn đã viết về chính bạn, tôi xin được phép vạch ra những vấn đề nào đó và tôi mong rằng bạn sẽ không phiền hà lắm.

 Tôi không nghĩ rằng do bởi tuổi già sinh ra sự thoái hoá của cái trí nhưng bạn đã gặp phải nhiều choáng váng thuộc tâm lý. Bạn đã bị tổn thương nặng nề và nếu tôi được phép nói rõ, bạn đã không chữa trị chúng, đã không thấy vượt khỏi điều đó. Hãy suy nghĩ thật nghiêm túc điều gì tôi đang viết.

 Lúc này, bạn phải bắt đầu nhận biết thật sâu thẳm, không thuộc trí năng. Nhận biết thân thể của bạn; bạn phải buông bỏ nó; nhận biết bạn ăn gì và bạn ăn bao nhiêu; tập luyện, vân vân. Hãy giáo dục thân thể đó, bạn đã lơ là nó; vậy là thông minh riêng của nó sẽ đảm trách.

 Bạn đã, nếu tôi được phép nói rõ, vun đắp trí năng, cùng sự hung hăng của nó và không màng đến phía còn lại của nó mà là tình yêu, từ bi. Dĩ nhiên, người ta không thể hay có lẽ không vun đắp tình yêu nhưng người ta phải hoàn toàn nhận biết điều này. Nếu người ta được phép nói rõ, hãy trao chú ý trọn vẹn và thế là không-chọn lựa của bạn vào tất cả điều này.

 Dĩ nhiên, có tuổi già, cùng tất cả những phiền toái của nó nhưng chúng là bình thườngtự nhiên. Nhưng không cách nào những phiền toái này nên cản trở cái trí và vẻ đẹp của nó; mặc dù chúng có liên quan lẫn nhau, cái trí là vô hạn.

 Xin lỗi khi phải viết như thế này! Tôi muốn giải thích nó càng ít từ ngữ bao nhiêu càng tốt. Bạn sẽ hiểu rõ tất cả điều này và thương yêu làm sao đâu khi người ta đang viết điều này. Hãy giữ gìn sức khỏe, Pupul và gặp bạn mau thôi.

 Yêu quý, 

J. K.

 

Từ nước Anh, Krishnaji đến vào cuối thu năm 1978. Anh đi thẳng từ Delhi đến Varanasi, được theo cùng bởi Mary Zimbalist. Tôi theo anh đến Rajghat, Varanasi, nơi tôi sẽ ở lại trong một căn nhà vùng quê trên bờ của một vực thẳm, nhìn ra sông Ganga. Con sông nước cạn, lộ ra hai bờ được trồng bởi cây mù tạc vàng rực. Những mặt trời mọc và lặn đã nhiễm vào nước; chim chóc nghỉ ngơi trên những cành cây ló ra sông và những âm thanh của sử thi “Ramayan” của Tulsida trôi nổi dưới con sông.

Nhưng sự đam mê mà con sông đó đã đánh thức trong tôi vào những năm đầu tiên không còn nữa. Khi tôi nói chuyện với những đồng nghiệp, lại nữa tôi cảm thấy bị lạc điệu.

Krishnaji rất nồng nhiệt và ân cần khi anh gặp tôi, nhưng cũng vậy, với anh tôi cảm thấy một khoảng cách. Sau vài ngày tôi đến gặp anh. Thoạt đầu tôi do dự lắm, nhưng sau vài phút tôi nói với anh rằng tôi đang cảm thấy già nua, bộ não đang mất đi sự nhạy bén và khả năng thâm nhập lẫn đào sâu. Chẳng còn bao nhiêu những thấu triệt mới mẻ. Anh đang ngồi cách xa tôi. Sau khi tôi nói xong, chúng tôi ngồi yên lặng một lúc. Cuối cùng anh nói, “Hai năm qua tôi đã nhận thấy rằng bạn không gặp tôi.”

Tôi rưng rưng nước mắt. Tôi ngước lên và bắt gặp hai mắt của anh đang phản ảnh chính tôi. “Khi những tế bào não thoái hóa, chúng không bao giờ có thể mới mẻ lại,” anh nói. “Khi một liên hệ bị đổ vỡ, nó không bao giờ có thể được khôi phục lại.” Anh ngừng nói, có lẽ đang lắng nghe sự phản ứng không-từ ngữ của tôi. Sau đó anh tiếp tục. “Nhưng một tế bào mới mẻ trong bộ não phải được sinh ra, một liên hệ mới mẻ hiện diện. Trong đó là mới mẻ lại.” Tôi lắng nghe. Không phản ứng, không phản đối. Không một suy nghĩ nào nảy sinh và cũng không cần thiết phải hỏi anh thêm nữa. Tôi ngồi yên lặng, sau đó đi về phòng của tôi.

Tôi nói rất ít trong suốt những ngày tại Varanasi. Chẳng mấy chốc, đầu tháng mười hai, tôi rời Varanasi để đi Rishi Valley.

Bộ não của tôi đã nghỉ ngơi. Đã không có sự rõ ràng hay năng lượng tức khắc, nhưng sự hỗn loạn phía bên trong bộ não, cảm giác của một thủy triều đang rút xuống, đã chấm dứt. Tôi lại có thể nhìn ngắm những cái cây; quan sát hình thể của tảng đá láng này lóng lánh vào tảng đá láng khác đang thay đổi màu sắc cực mạnh trong ánh mặt trời, lắng nghe những âm thanh xa xa của trẻ em, nhìn ngắm những con bướm bay thành đàn trên những bông hoa dại trong thung lũng; nhưng khoảng cách giữa những đồng nghiệp và tôi vẫn tiếp tục.

Một buổi sáng tôi thức giấc sau một giấc ngủ sâu. Krishnaji bị bệnh và đang nghỉ ngơi trong phòng riêng của anh. Tôi đi đến anh và thấy anh đang nằm trên giường. Tôi nói, “Krishnaji, tôi đã suy nghĩ nhiều về điều gì anh đã nói với tôi ở Varanasi. Tôi cũng đã xem xét chức chủ tịch Krishnamurti Foundation hiện nay của tôi, và tôi cảm thấy một cách sâu thẳm tận đáy quả tim của tôi rằng anh nên là chủ tịch. Tôi đã phản đối chức vụ chủ tịch của anh từ đầu những năm 1970, bởi vì tôi cảm thấy rằng anh sẽ phải gánh những trách nhiệm, phải tiếp xúc với luật pháp và nhiều thứ nữa, nếu anh là chủ tịch. Gánh nặng này tôi cảm thấy không nên đặt vào anh. Nhưng lúc này tôi lại cảm thấy rằng sẽ đúng đắn cho anh khi là người đứng đầu của K. F. I.”

Anh nhắm hai mắt lại, đặt hai lòng bàn tay trên ngực của anh, và nằm yên lặng một lúc lâu. “Bạn cảm thấy nó từ những chiều sâu của chính bạn?”

“Vâng.”

“Vậy thì hãy thả nó một mình, câu trả lời sẽ đến,” anh nói, hai mắt của anh vẫn nhắm lại.

Sau đó anh mời những thành viên của Foundation hiện diện ở Rishi Valley và nói, “Hôm qua Pupul đến gặp tôi và từ tận đáy quả tim của bạn ấy, nói rằng bạn ấy cảm thấy K nên là chủ tịch của K. F. I. Tôi đã không trả lời nhưng thả nó, bởi vì trong cách khác thường riêng của tôi, một đáp án sẽ đến.” Nhưng, anh nói, anh muốn rõ ràng về vị trí của anh.

“Năm 1928, K đã giải tán Order of the Star và nói tất cả những tổ chức quy định con người; thuộc tinh thần, thuộc chính trị, hay liên quan đến sự đổi mới xã hội; những tổ chức không mang lại tự do. Con người đã càng lúc càng trở thành một con người có tổ chức.

“Tôi sẽ làm gì?” anh hỏi. “Tôi không là một con người của tổ chức. Tôi không tuân phục vào một khuôn mẫu. Vì vậy sự liên hệ của chúng ta là gì? Liệu K. Foundation phải tồn tại? Những trường học đã đảm đương những Foundation. Chức năng của Foundation là gì – liệu chúng ta rõ ràng – tại sao Foundation nên tồn tại? Mục đích của nó là giữ gìn đất đai và thấy những trường học được duy trì trong phương hướng đúng đắn.

“Pupul nói rõ rằng trong nhều năm bạn ấy đã không đồng ý tôi là chủ tịch – tôi hiểu rõ. Bạn ấy nói rằng, lúc này tôi nên chấp thuận và tôi hỏi chức năng của tôi và sự liên quan của tôi với toàn bộ sự gây dựngẤn độ là gì – và tất cả các bạn nghĩ trách nhiệm của tôi là gì? Hãy luôn nhớ rằng, K đã giải tán tất cả những tổ chức mà ông ta có liên quan. Ông ta nói không tổ chức nào sẽ giúp đỡ cho thế giới.” Rajesh nói Krishnamurti Foundation ở Ấn độ không là một tổ chức, nhưng trong ý nghĩa đúng đắn nó là một lực lượng hướng dẫn.

“Vì vậy nếu ông ta là chủ tịch, điều gì sẽ xảy ra? Nhớ rằng tôi sẽ ở trong quốc gia này chỉ trong ba tháng. Tôi không thể nói tiếp tục rồi quay lại và nói, ‘Nó không đang chuyển động trong phương hướng đúng đắn.’

“Sự liên hệ của bạn với tôi là gì? Liệu chúng ta tin cậy lẫn nhau, rằng chúng ta sẽ làm đúng đắn trong tất cả những hoàn cảnh?”

Tôi trả lời rằng mỗi người chúng tôi có một liên hệ cùng Krishnaji, và bởi vì điều đó chúng tôi có một liên hệ nào đó với lẫn nhau. Chúng tôitrách nhiệm với Krishnaji, nhưng khi Krishnaji đi khỏi, chúng tôi đã không cảm thấytrách nhiệm với nhau.

Achyutji nói, “Chúng tôi chịu trách nhiệm đối với lời giảng, mà là cái nguồn.”

“Tôi cảm thấy nếu anh là chủ tịch có lẽ giải quyết được sự bế tắc đang tồn tại trong Foundation,” tôi nói. “Có những cản trở. Sự bế tắc phải được đập nát.”

Krishnaji nói, “Đập nát nó. K hiện diện ở đâu?”

Sau đó chúng tôi bàn luận bản chất của đồng-hợp tác – cùng nhau làm việc trong đồng-hợp tác, không phải bởi vì một lý tưởng, không phải về cái gì đó, nhưng đơn giản là cùng nhau làm việc, đồng-hợp tác. Những bàn luận sẽ tiếp tục trong hai ngày kế tiếp.

Sau những gặp gỡ tôi đi đến phòng của anh; hai mắt của tôi sáng lên, được tự do khỏi những gánh nặng. Tôi nói với anh. “Liệu anh nhận ra rằng, cùng việc không là chủ tịch Krishnamurti Foundation của tôi, tôi hoàn toàn rũ bỏ được mọi thứ?”

Anh nói, “Vâng, tôi biết,” và yên lặng.

Không một từ ngữ cần phải thốt ra, một liên hệ mới mẻ của sự tin cậy và một tình bạn vô giới hạn cùng Krishnaji được sinh ra. Nói với tôi về bản chất của sự tin cậy, anh nói, “Nó chỉ có thể xảy ra được khi bộ não buông bỏ những gánh nặng của nó, được tự do.” Chẳng mấy chốc tôi sẽ bắt đầu viết một quyển sách về Krishnaji. Tôi kể cho anh về ý định của tôi, và anh đã đáp lại bằng sự nồng nhiệt.

Liên quan đến quyển sách tôi đang viết, tại Rishi Valley một buổi sáng tháng mười hai năm 1978, tôi hỏi Kishnaji liệu tôi có thể tìm hiểu cái trí của anh và khai mở phương cách vận hành của nó. Anh sẵn sàng đồng ý. Tôi đặt ra cho anh những câu hỏi, anh lắng nghe câu hỏi rất mãnh liệt, và từ sự mãnh liệt đó đáp án nảy ra. Người ta có thể cảm thấy sức mạnh và độ dầy của cái trí và chiều sâu mà từ đó anh nói.

Tôi nói, “Tôi đã nghe anh được trên ba mươi năm. Anh nói không có con đường dẫn đến sự thật, không phương pháp được dính dáng. Nhưng khi tôi quan sát anh, một tiến hành nào đó đã tự bộc lộ. Tôi muốn tìm hiểu cái trí của anh bởi vì tôi cảm thấy rằng sự thâm nhập vào cái trí của anh, và phương cáchvận hành, có lẽ tiết lộ bản chất của sự quan sát và sự tìm hiểu đúng đắn. Và đó là mấu chốt mà chúng tôi đang bị sa lầy. Lúc này, anh thâu nhận một câu hỏi được đưa ra cho anh như thế nào? Liệu chúng tôi có thể thâm nhập vào trạng thái của cái trí mà thâu nhận một câu hỏi?”

“Đúng. K thâu nhận một câu hỏi như thế nào? Làm thế nào K, khi một câu hỏi được đưa ra cho anh, bắt đầu câu trả lời? Tôi nghĩ anh ấy sẽ nói, trước hết phải có hồn nhiên. Đó có nghĩa là một lắng nghe không-kết luận, không-rào chắn và bởi vì không-cản trở, cái trí…liệu tôi có thể sử dụng từ ngữ trống không? Cái trí trống không, trong ý nghĩa rằng không-những đáp án được nghĩ trước, không-hồi tưởng về những đáp án cũ kỹ, và thế là không-đang ghi lại thêm nữa về những đáp án đó.”

Tôi tiếp tục đẩy sâu, “Bây giờ trong trạng thái đó, vận hành của chú ý là gì? Có một vận hành của chú ý, mà là vận hành của tìm kiếm. Nếu cái trí không tìm kiếm, điều gì xảy ra cho câu hỏi? Cái trí có lẽ thâu nhận câu hỏi trong trống không, nhưng điều gì thực sự xảy ra cho câu hỏi? Bởi vì anh có trả lời.” Tôi đang thách thức anh.

K trả lời, “Khi một câu hỏi được đưa ra, có một đang nghe về nó, không chỉ bằng tai, nhưng còn cả đang nghe về nó mà không có qui trình thông thường của nghe. Nó giống như một hạt giống được đặt vào đất và tiếp theo đất tác động vào hạt giốnghạt giống tác động vào đất và dần dần từ đó trồi lên một cái cây, một bông hoa, và vân vân. Vì vậy, khi một câu hỏi được đưa ra, nó được nghe bằng tai và cũng có một trạng thái trong đó đang nghe không-tai và từ trạng thái đó có đáp án.”

“Khi người ta quan sát anh, người ta cảm thấy rằng đôi mắt của anh đang tham gia trong tiến hành lắng nghe,” tôi nói. “Anh có một mắt đang lắng nghe, nếu tôi có thể giải thích như thế. Lúc này, anh đã nói có một đang lắng nghe bằng tai và có một đang lắng nghe không-tai. Liệu một dụng cụ mới mẻ đã hiện diện? Một dụng cụ, không phải trong ý nghĩa của một tăng trưởng thuộc vật chất trong những tế bào não, nhưng một khả năng mới mẻ?” Tôi đã bắt đầu khoét sâu.

“Tôi nghĩ như thế, Pupulji. Tôi muốn trả lời điều này bằng cách giới thiệu một từ ngữ khác, ‘thấu triệt’. Thấu triệt là một trạng thái của cái trí trong đó không có hồi tưởng, không có kết luận, không có ý thức của mong đợi, không có chất lượng của phản ứng, và thâm sâu hơn nữa được bao gồm trong từ ngữ đó. Lúc này, khi bạn đưa ra một câu hỏi, có một đang nghe bằng tai và cũng có một đang nghe không-tai, mà có nghĩa cái trí ở trong một trạng thái không-hồi tưởng, không-kết luận, không-ghi lại trước của câu hỏi đó và vì vậy không có trả lời cho câu hỏi đó phụ thuộc ký ức có sẵn. Trạng thái đó không hiện diện ở đó, có thấu triệt vào câu hỏi.” Krishnaji đang thâm nhập cái trí của anh.

“Liệu đang nghe không-tai hiện diện cùng ngay sự kết thúc của qui trình cái trí? Hay liệu nó là cái gì khác?

“Khi có thấu triệt của loại đó, chính những tế bào não trải qua một thay đổi. Khi có thấu triệt, thấu triệt đó thay đổi những tế bào não.” Anh đang nhận biết cái trí của anh khi anh nói.

“Anh đã nói có đang nghe bằng tai và có một đang nghe không-tai, và thấu triệt đó sáng tạo một thay đổi trong những tế bào não. Liệu thấu triệt nảy sinh bởi vì đang nghe không-tai? Liệu anh có thể giải thích đang nghe không-tai này?”

“Chúng ta hãy xem thử. Trước hết có đang nghe bằng tai, mà tất cả chúng ta đều biết; và đang nghe không-tai, mà là một trạng thái giống như tình trạng của một cái ao phẳng lặng, một cái hồ hoàn toàn yên lặng và khi bạn thả một cục đá vào nó, nó tạo ra chút sóng lăn tăn rồi tan biến. Tôi nghĩ đó là đang nghe không-tai, một trạng thái khi có sự yên lặng tuyệt đối của cái trí; và khi nghi vấn được thả vào cái trí, đáp án là sóng, một gợn sóng. Tôi không hiểu liệu tôi đang giải thích rõ ràng.

“Liệu cái ao là ma trận của cái trí?” tôi hỏi.

“Bạn có ý gì qua từ ngữ ma trận?”

“Liệu nó chỉ là ‘cái trí’?”

“Tôi không hoàn toàn hiểu rõ lắm,” Krishnaji nói. “Tôi sẽ phải tìm hiểu nó. Khi bạn nói liệu nó chỉ là ‘cái trí’, bạn có ý gì?”

“Liệu nó là tổng thể của cái gì đã là? Thoạt đầu anh đã nói rằng ý thức là nội dung của nó.”

“Vâng.” Krishnaji đang lắng nghe mãnh liệt.

“Đang thâu nhận vào…”

“Lúc này hãy chờ một chút. Quan sát nó. Ý thức bị phân chia; và khi bạn đưa ra một câu hỏi cho ý thức bị phân chia đó, đáp án sẽ bị phân chia.”

“Khi câu hỏi được đưa ra, và được thâu nhận như trong một cái ao, liệu nó là tổng thể mà thâu nhận?” Đến lúc này cái trí của tôi đã nắm bắt được sự yên lặng, và những câu hỏi tôi đưa ra đang nảy ra từ những trả lời của Krishnaji.

“Tôi nghĩ điều đó thực sự lý thú lắm, và chúng ta nên thâm nhập nó. Liệu cái trí có thể thâu nhận thật lạ thường đến độ nó không có những rào cản và quá khứ không len lỏi vào nó?’

“Quá khứ là những mảnh?” tôi tìm kiếm sự rõ ràng.

“Đúng, quá khứ là những mảnh. Và liệu quá khứthể không len lỏi vào nó?”

“Ông nói có một đang lắng nghe bằng tai và có một đang lắng nghe không-tai. Liệu đang lắng nghe đó có cùng chất lượng như đang lắng nghe mà chúng ta biết? Hay liệu nó thuộc về một bản chất khác hẳn?”

“Thuộc về một bản chất khác hẳn, chắc chắn.”

“Sự khác biệt là gì?” tôi đang đẩy sâu thêm.

“Đang lắng nghe bằng tai hay đang nghe bằng tai, và trả lời từ đang lắng nghe đó cho một câu hỏi chắc chắn sẽ bị phân chia. Đúng chứ? Điều đó rõ ràng. Nhưng khi có một đang lắng nghe không-tai, trạng thái của đang lắng nghe đó không bị phân chia. Đang lắng nghe bằng tai hàm ý một ghi lại và một hồi tưởng từ sự hiểu biết thuộc quá khứ. Nó là trải nghiệm đang trả lời câu hỏi. Trong đang lắng nghe không-tai, không có dính dáng đến quá khứ. Thế là nó không là một đáp án bị phân chia. Tôi nghĩ điều đó đúng đắn.”

“Liệu đang lắng nghe không-tai đó khác biệt với cái mà thâu nhận?”

“Tôi không theo kịp lắm,” K nói.

“Một câu hỏi được đưa ra, nó được thâu nhận bằng tai, nhưng cũng có một đang lắng nghe không-tai. Bây giờ, liệu đang lắng nghe không-tai đó, giống hệt như trạng thái mà thâu nhận?” Tất cả những nương tựa phía bên trong tôi đã kết thúc.

“Đúng, phải như thế, dĩ nhiên. Một cái ao tuyệt đối yên lặng, một câu hỏi được thả vào cái ao, cái ao là nước tinh khiết không có tất cả ô nhiễmcon người đã bỏ vào, mà là quá khứ. Cái ao là nước trong trẻo, thông suốt, và một câu hỏi được thả vào nước đó như một cục đá và câu trả lời là sóng. Tôi nghĩ đó là phương cáchvận hành.”

“Bởi vì có một đang lắng nghe không-tai, liệu cũng có một đang thấy không-mắt?”

“Có,” Krishnaji nói. “Bạn đang sử dụng từ ngữ ‘mắt’ trong ý nghĩa của thị giác, mắt nhìn? Có.”

“Liệu chúng ta có thể thâm nhập bản chất của nó?”

“Chúng ta hãy xem thử. Đang nghe không-tai và đang thấy – đang thấy bằng mắt mà không có quá khứ đang can thiệp cùng đang thấy – là giống hệt. Đang nghe không-tai và đang thấy, đang thấy bằng mắt, đang thấy bằng thị giác, cả hai đều giống hệt.” Krishnaji đang làm cho dễ hiểu khi anh trả lời. “Điều gì quan trọng là sự không-hồi tưởng mà không có quá khứ đang can thiệp.”

“Thưa anh, truyền thống khẳng định rằng chuyển động phía bên ngoài của mắt là chuyển động của đặt tên. Chuyển động của thị giác mà quay lại, đột phá qui trình đặt tên, phá vỡ qui trình đặt tên, làm tan biến qui trình đặt tên. Liệu đó là như thế?” Tôi quay lại ký ức, đến một qui trình quen thuộc trong yoga.

“Chúng ta hãy xem thử liệu tôi đã hiểu rõ câu hỏi một cách đúng đắn. Liệu bạn đang nói có cái nhìn thị giác đang đi ra ngoài rồi sau đó đang quay lại từ chuyển động phía bên ngoài vào chuyển động phía bên trong?”

“Không,” tôi nói. “Có chuyển động, phía bên ngoài, mà tất cả chúng ta đều biết, mà là chuyển động của đang thấy, đang ghi lại, đang tập trung, vân vân. Tiếp theo có cho sadhaka, một người tham thiền, đó là cho người mà đang thấy, một chuyển động trong đó chính đang thấy bằng mắt bị quẳng vào bên trong, phá vỡ qui trình đặt tên, qui trình phân chia. Nó là một chuyển động đang chảy lùi.”

“Chuyển động tiến tới và chuyển động lùi lại?”

“Nó không là chuyển động tiến tới đang lùi lại, nhưng thị giác mà chuyển động ra ngoài, và một chuyển động khác trong đó nó không chuyển động ra ngoài.”

“Tôi hiểu. Nó không giống như một thủy triều mà đang đi ra ngoài và đang đi vào trong. Chỉ có một đang đi ra ngoài.”

“Và một chuyển động khác hoàn toàn, mà đang rút vào thuộc thị giác.”

“Vậy là đó là điều gì truyền thống nói. Bạn nói gì đây?” Krishnaji hỏi.

“Đang nhìn ra ngoài tập trung.”

“Bằng từ ngữ đang nhìn ra ngoài, bạn có ý đang nhìn cái cây?”

“Đang nhìn phía bên trong kết thúc đang tập trung, kết thúc chính dụng cụ mà tập trung.” Tôi đang cố gắng phơi bày một trạng thái của nhận biết.

“Tôi phải hiểu điều này rất rõ ràng,” K nói. “Bạn nói đang nhìn phía bên trong này không cùng chuyển động của mắt mà nhìn, quan sát thế giới bên ngoài, nhưng một đang nhìn phía bên trong, mà không là rút ra ngoài của thủy triều. Có đang thấy, đang ra ngoài và đang vào trong. Nhưng liệu đây là một cách hoàn toàn khác hẳn của nhìn phía bên trong?”

“Nhìn phía bên trong không là thủy triều đó,” tôi trả lời.

“Không là thủy triều đó?”

“Nhưng nhìn phía bên trong có thể là một thủy triều.”

“Dĩ nhiên. Đó là sự nguy hiểm của nó. Thủy triều đó đi ra và thủy triều đó đi vào.”

“Anh có thể nhìn bằng cùng…”

K ngắt lời, “Tôi biết, nó có thể cùng nước. Ngược lại, đi ra ngoài bằng mắt này và nhìn phía bên trong là hai qui trình khác biệt, hoàn toàn khác biệt. Liệu đó là như thế? Bạn thấy, tôi nghi ngờ toàn sự việc này. Tôi không hiểu liệu có một nhìn phía bên trong. Chúng ta có thể thâm nhập điều đó?” Anh ngừng lại. “Liệu nhìn phía bên trong hàm ý một chuyển động của sự suy nghĩ?”

“Không, thưa anh.”

“Vậy thì nếu không có chuyển động của sự suy nghĩ, vậy thì bạn có ý gì qua từ ngữ nhìn phía bên trong?” Những dụng cụ của sự thâm nhập rất tinh tế.

“Nhìn phía bên trong là đang thấy của ‘cái hiện diện’ tại một tích tắc đặc biệt. Không có phía bên trong và phía bên ngoài trong trạng thái đó.”

“Đó là toàn mấu chốt. Lúc này, chúng ta hãy rất rõ ràng. Điều gì bạn đang nói là rằng, nhìn-phía bên ngoài và nhìn-phía bên trong không là thủy triều đang đi ra ngoài và thủy triều đang đi vào trong. Nhìn-phía bên trong không là phản ứng đối với nhìn-phía bên ngoài. Nhìn-phía bên trong hoàn toàn khác biệt nhìn-phía bên ngoài. Bạn đang nói, nhìn-phía bên trong đó xóa sạch toàn cấu trúc của sự suy nghĩ. Đó là điều gì bạn đang nói.” Anh ngừng. “Tôi nghi ngờ điều đó.” Anh lại ngừng. “Tôi nghi ngờ liệu có một nhìn-phía bên trong. Chúng ta hãy thư thả. Chờ đã, tôi chỉ đang thâm nhập, Pupul. Tôi không đang nói nó là như thế hay không là như thế. Nhìn-phía bên trong là gì? Người ta có thể nhìn-phía bên trong từ điều gì bạn đã nói, vào toàn chuyển động của sự suy nghĩ. Đúng chứ? Liệu đó là nhìn-phía bên trong?”

“Tôi sẽ nói nó là nhìn-phía bên trong, bởi vì trong nó có nhìn thuộc vật chất.”

“Vâng, trong thấy phía bên ngoài.”

“Và một nhìn không-vật chất. Đó là, nhìn là thuộc vật chất, nhưng cái gì được thấy là không-thuộc vật chất. Suy nghĩ không là một sự việc mà có thể được thấy.”

“Tất cả suy nghĩ là một qui trình vật chất,” Krishnaji nói bằng sự chính xác.

“Nhưng nó không thể thấy được.”

“Vâng. Nhưng nó là một qui trình vật chất – sự hồi tưởng, sự ghi lại của hiểu biết; tất cả điều đó là một qui trình vật chất.”

“Vâng, đó có lẽ là như thế, nhưng có một khác biệt giữa trạng thái của thấy cái micro và thấy chuyển động lóe sáng của cái trí.”

“Nhưng chuyển động lóe sáng của suy nghĩ vẫn còn là qui trình vật chất.” Krishnaji khẳng định chắc chắn.

“Vâng, đúng rồi. Nó là một qui trình vật chất. Liệu sự tồn tại của nó ở trong một kích thước mà chúng ta gọi là phía bên trong?”

“Phía bên trong? Tôi nghi ngờ điều đó.” Một yếu tố mới mẻ đã thêm vào, đang bộc lộ ảo tưởng của phía bên ngoài và phía bên trong.

“Nó ở nơi nào đó, thưa anh.”

“Đúng, nhưng tại sao nó phải ở phía bên trong hay phía bên ngoài?”

“Bởi vì nó không ở phía bên ngoài, nó không là cái gì đó nhìn thấy được ‘phía bên ngoài.’ ”

“Nó không nhìn thấy được như khuôn mặt của một người nhìn thấy được trong gương. Suy nghĩ không thể nhận biết được bằng mắt như bạn nhận biết được khuôn mặt của bạn trong gương. Vì vậy, liệu đó là cái mà bạn không thể nhận biết được trong gương nên bạn gọi là phía bên trong?”

“Đúng, nó tồn tại,” tôi nói.

“Vâng, nhưng tôi sẽ nghi ngờ liệu nó ở phía bên trong.”

“Anh có thể không sử dụng từ ngữ phía bên trong nhưng thay thế bằng một từ ngữ khác.” Tôi đang đẩy sâu sự thách thức.

“Không, không.”

“Nó ở đâu?”

“Tôi sắp sửa nói cho bạn điều gì đó. Tôi tin rằng những người Eskimo, khi họ sử dụng từ ngữ suy nghĩ, họ có ý cái gì đó phía bên ngoài.”

“Vâng.”

“…Theo dõi nó cẩn thận, theo dõi nó. Hãy suy nghĩ về nó.”

“Tôi hiểu rõ, thưa anh. Tôi thấy vật gì là cái gì đó phía bên ngoài. Nó là một thấy thuộc vật chất. Bản chất của chính sự suy nghĩ, tôi không bao giờ có thể thấy bằng cùng…thuộc mắt”

“Điều đó rất đơn giản. Tôi có thể thấy khuôn mặt của tôi trong gương. Tôi không thể thấy suy nghĩ trong một cái gương. Điều đó dễ hiểu.”

“Tôi thấy suy nghĩ ở đâu? Vậy thì ‘thấy’ này là gì?” Tôi hỏi.

“Đó là nó. Tôi không nghĩ có ‘thấy.’ ”

“Nhưng anh liên tục nói phải có ‘thấy.’ ”

“Thấy? Thấy bông hoa,” Krishnaji nói.

“Cũng cả thấy tức giận.”

“Không, tôi đã chỉ nói ‘thấy.’ ”

“Vừa lúc nãy anh đã nói điều gì đó. Anh đã nói, ‘Tôi không nghĩ có một thấy gì cả.’ Liệu có thể thâm nhập câu đó?”

“Tôi phải rất rõ ràng về mấu chốt này,” Krishnaji nói. “Trước hết có một nghe bằng tai và có một nghe không-tai, mà là một trạng thái giống như một cái hồ xử lý nước thải của nhà máy tuyệt đối phẳng lặng không một chút lăn tăn nào. Không có không khí khiến cho nó gợn sóng. Và lúc đó nghi vấn được thả vào nó, nó giống như một cục đá rơi xuống một cái hồ phẳng lặng. Những gợn sóng là những đáp án.”

“Mà chính nghi vấn tự-dội lại?”

“Đúng, đó là điều gì chúng ta đã nói từ khởi đầu. Khi bạn tiếp cận nghi vấn mới mẻ lại, chính thả nghi vấn vào cái hồ xử lý nước thải sáng tạo đáp án. Không có thực thể trả lời. Điều đó rất quan trọng. Lúc này, luôn luôn nhớ rằng thấy khuôn mặt trong gương là rõ ràng, nhưng thấy suy nghĩ không thể được, ‘thấy suy nghĩ là gì?’ ”

“Cái gì đang thực sự xảy ra?” Tôi hỏi.

“Đó là điều gì chúng ta sắp sửa tìm ra,” K trả lời. “Trước hết chúng ta hãy rõ ràng. Không có ‘thấy’ suy nghĩ. Bởi vì điều đó hàm ý rằng có một người thấy và suy nghĩ như tách khỏi. Thấy khuôn mặt trong gương là rõ ràng. Cái gương không thể phản chiếu suy nghĩ. ‘Thấy’ suy nghĩ hàm ý rằng có một người thấy và suy nghĩ. Nhưng người thấy là suy nghĩ. Vì vậy chỉ có suy nghĩ, mà không thể được thấy trong cái gương. Vì vậy đối với tôi không có nhìn-phía bên trong.”

“Vậy thì anh có ý gì khi anh nói về ‘thấy’ cái gì là?”

“ ‘Thấy cái gì là’ không chỉ là quan sát bằng mắt thường, hệ thần kinh thị giác, nhưng còn cả nghe ‘cái gì là’ không-bằng tai; ‘cái gì là’ hàm ý tất cả điều đó, ‘thấy’, ‘nghe.’ ”

“Nhưng anh nói suy nghĩ không thể thấy được.” Tôi thúc đẩy anh.

“Không. Suy nghĩ không thể thấy được bằng nhìn-bên trong.”

“Vậy thì suy nghĩ có thể thấy được bằng cái gì?”

“Suy nghĩ không thể thấy…”

“Nó không thấy được bằng nhìn-bên trong, nó không thấy được như anh thấy trong cái gương và tuy nhiên anh nói có một ‘thấy.’ ”

“Không, tôi sẽ không sử dụng từ ngữ ‘thấy,’ K nói.

“Vậy thì anh sẽ sử dụng từ ngữ gì?”

“Tôi sẽ nói, ‘suy nghĩ đang nhận biết chính nó.’ ”

“Suy nghĩ đang nhận biết chính nó?” Tôi hỏi.

“Đang nhận biết những hoạt động riêng của nó.”

“Nhưng anh đã nói, tất cả những năm này, về ‘thấy cái gì là.’ ”

“Tôi nói về thấy cái gì đang xảy ra, thực sự, phía bên trong, không phải sự quan sát về ‘cái gì là’ đang xảy ra bằng một mắt thường hay bằng một suy nghĩ khác. Khi bạn nói ‘thấy,’ nó hàm ý điều đó.”

“Trạng thái đó là gì?” Tôi dò dẫm.

“Đó là điều gì chúng ta đang thâm nhập. Nếu bạn nói phía bên trong ‘thấy’, tôi nói rằng bạn đang mang một trạng thái phân hai vào cái được thấy. Đúng chứ?” Cái trí của Krishnaji đang tinh tế xuyên thủng.

“Liệu có thể có ‘thấy’ mà không có một trạng thái phân hai?’ Tôi hỏi.

“Vâng, ‘thấy’ này hàm ý một trạng thái không-đối nghịch.”

“Bởi vì thấy như thế cùng chất lượng giống như cái hồ.”

“Vâng, đó là lý do tại sao khi bạn nói về nhìn-phía bên trong, có cái gì đó giả tạo trong sự tiếp cận đó. Chính suy nghĩ phải yên lặng. Tôi nghĩ nó làm việc giống như cái hồ. Và khi bạn đưa ra một nghi vấn từ đó, nghi vấn được đáp lại từ cái hồ.”

“Nhưng, thưa anh, tức giận nảy sinh, hay ghen tuông nảy sinh. Nó là một sự việc thuộc vật chất?”

“Tuyệt đối.”

“Tôi trở nên nhận biết và nó qua rồi. Bởi vì tôi không thể ‘thấy’ cái mà qua rồi.”

“Nhìn kìa, bạn nói ghen tuông nảy sinh và có đang quan sát về nó.”

“Liệu có thể có một quan sát về trạng thái thực sự của ghen tuông nảy sinh? Nếu như thế, nó sẽ không nảy sinh.”

“Không,” K trả lời. “Sự kiện là, ghen tuông nảy sinh. Ghen tuông là một phản ứngchúng ta đặt tên. Trước khi bạn đặt tên nó như là ghen tuông, liệu phản ứng đó có thể được nhìn ngắm? Không phải như một người nhìn ngắm đang nhìn ngắm. Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói? Nhưng nhìn ngắm trong đó không-đối nghịch? Liệu tôi có thể chỉ thấy phản ứng? Qua từ ngữ ‘thấy’ phản ứng, tôi có ý ‘thấy’, ‘quan sát’ mà không-mắt hay không-tai. Sự quan sát của đang nảy sinh phản ứng đó là không-nghe, là nghe không-tai, thấy không-mắt. Liệu nó nghe có vẻ điên khùng không?

“Lúc này, chúng ta hãy rõ ràng,” anh tiếp tục. “Chúng ta đang nói, một nghi vấn được đưa ra và nghi vấn đó giống như một viên đá bị rơi xuống một cái hồ xử lý nước thải và cái hồ xử lý đó tuyệt đối phẳng lặng. Chính đáp án là đang thả viên đá xuống nó, ngược lại, cái hồ yên lặng.

“Bây giờ, điều gì chúng ta đang nói không là thủy triều đang đi ra, thủy triều đang đi vào. Nhưng đang nói về sự quan sát ‘cái gì là’ mà không có một hồi tưởng lúc trước gắn kết vào ‘cái gì là.’ Đó là tất cả.”

“Vâng, nó cũng không bằng thị giác hay bằng thính giác.”

“Tuyệt đối.”

“Nhưng tuy nhiên anh đã sử dụng từ ngữ quan sát…”

“Quan sát trong ý nghĩa rằng, trong quan sát như thế không có sự hồi tưởng về sự việc đang được quan sát. Tôi nói đúng trong điều này, hãy cho phép tôi thâm nhập chầm chậm. Trong tiến hành của quan sát, không có trung tâm từ đó nó đang được quan sát, trung tâm là ký ức, vô số những kết luận, những tổn thương. Không có một vị trí từ đó ‘nó’ đang được quan sát. Đúng chứ? Và trong quan sát này, không có kết luận, không có kết hợp cùng những sự kiện thuộc quá khứ, mà có nghĩa ‘thấy’ cũng yên lặng như cái hồ xử lý nước thải. ‘Cái gì là’ là sự thách thức, và liệu cái hồ xử lý nước thải mà phẳng lặng có thể phản ứng khi sự thách thức rơi xuống nó?” Lăn tăn của cái hồ xử lý nước thải đang phản ứng.”

“Lăn tăn là phản ứng?” Tôi hỏi.

“Lăn tăn là phản ứng. Đó là một việc lạ thường.”

Tôi hỏi, “Lúc này, tôi đã quan sát anh đang lắng nghe sự phản ứng riêng của anh, bằng cùng nhận biết như anh lắng nghe một câu hỏi. Liệu anh lắng nghe những phản ứng của anh?”

“Tôi lắng nghe nó để thấy điều gì được nói ra là chính xác.”

“Anh lắng nghe những phản ứng riêng của anh; và đối với anh, những phản ứng của anh và những phản ứng của một người khác đều ở cùng một mức độ.”

K nói, “Nhưng nếu bạn đang nói chuyện nghiêm túc và bạn đang lắng nghe người hỏi và đang trả lời, có một hành động của lắng nghe – trong cả hai phương hướng – không phải lắng nghe phản ứng của bạn hay phản ứng của tôi, chỉ có lắng nghe.”

“Anh lắng nghe,” tôi đáp lại, “và nếu điều gì được nói ra không là như thế, anh chuyển động khỏi. Có một linh động tổng thể, nếu tôi được phép giải thích như thế. Không có thâu nhận trả lời và bám vào nó.”

“Bạn thấy nếu viên đá rất nhẹ, lăn tăn là gợn sóng tí ti,” K giải thích. “Nhưng nếu nó là một cục đá nhỏ được quẳng xuống, có rất nhiều gợn sóng. Vì vậy, hành động của lắng nghe không chỉ là đến người đang hỏi nhưng còn cả một lắng nghe đến đang trả lời. Nó là một trạng thái tổng thể của lắng nghe cả người hỏi lẫn người đó mà trả lời. Khi trả lời của người đó không hoàn hảo như nó nên là, bởi vì có lắng nghe, có một rút lui khỏi đó. Và thế là, bạn thay đổi và bạn chuyển động. Vậy là tôi đã khám phá cái gì đó. Không có nhìn hay lắng nghe phía bên trong. Chỉ có nhìn và lắng nghe.”

“Tôi phải thẩm thấu điều này. Tôi chỉ đang thâu nhận nó.” Tôi ngừng lại. “Cái hồ xử lý nước thải là gì?”

“Trước hết,” K hỏi, “cái hồ xử lý nước thải của ai? Cái hồ xử lý nước thải của cái trí của bạn, cái trí của K, hay cái hồ xử lý nước thải của một người bị khích động?”

“Chúng ta đang nói về cái hồ xử lý nước thải của Krishnaji,” tôi nói, “bởi vì điều gì đang được gắng sức là thấy rằng người ta có thể thâm nhập sâu đến chừng nào trong khoét vào cái trí của anh.”

“Tôi hiểu rõ. Bạn đang hỏi tình trạng của cái hồ xử lý nước thải mà có vẻ như K có là gì. Tôi không nghĩ K nhận biết cái hồ xử lý nước thải này.”

“Anh nhận biết cái gì?”

“Rất quan trọng phải hiểu rõ rằng nếu K nhận biết nó, nó không là một cái hồ xử lý nước thải. Chờ đã, chờ đã. Vâng, điều đó đúng.”

“Lúc này, nếu tôi được phép hỏi, bản chất phía bên trong của chính anh là gì?” Tôi đang thách thức cái trí của K để thấy anh sẽ bộc lộ bản chất của nó sâu thẳm đến mức độ nào. Có một ngừng lại. Sau đó, từ một chiều sâu vô cùng, Krishnaji nói, “Tôi chưa bao giờ đã tự-chất vấn chính mình cái trí, bản chất bên trong của K, là gì. Nếu tôi trả lời ‘không-gì cả,’ mà có nghĩa ‘không một sự việc sự vật,’ liệu điều đó có thể được chấp thuận? Không có gì cả. Liệu bạn sẽ hiểu rõ trạng thái của hiện diện bên trong của K, mà là không-gì cả, mà tuyệt đối là không-gì cả? Nó giống như đo lường cái không thể đo lường được. Tôi không đang nói cái trí của tôi là không thể đo lường được – nhưng nó giống như đo lường cái không thể đo lường được.”

Người chị cả của tôi đã chết vì bệnh tim năm 1976. Mẹ tôi không thể khuất phục sự buồn bã. Thân thể và cái trí của mẹ bị suy sụp, và mẹ trải qua một đột quỵ nhẹ. Mẹ rất tận tụy với Krishnaji và đã là người chủ nhà đãi khách của anh trong nhiều dịp. Anh viết cho mẹ một lá thư được đính kèm trong lá thư gửi cho Nandini trong đó anh hỏi thăm sức khỏe của mẹ, gửi thương yêu của anh, và bày tỏ sự biết ơn cho lòng hiếu khách và ân cần mẹ đã cống hiến cho anh trong nhiều năm. Chúng tôi đọc lá thư cho mẹ nghe, và mẹ cố gắng mỉm cười. Mẹ đã khỏi nhưng vẫn rất yếu.

Tháng giêng năm sau, khi Krishnaji ở Bombay, anh đến thăm mẹ. Mẹ nằm trên giường, sự sống đang giảm dần; nhưng mẹ đã tắm trước khi Krishnaji đến và sari vải muslin trắng choàng đầu mẹ. Thấy anh, khuôn mặt và hai mắt mẹ sinh động trở lại. Anh cầm tay mẹ trên một tiếng đồng hồ và nói chuyện với mẹ bằng sự chú ý vô hạn. Mẹ nói với anh, “Con gái của tôi chết rồi.”

“Tôi biết, Amma,” anh trả lời. “Tất cả chúng ta đều phải chết.” Cái trí của mẹ đã trở nên yên lặng, và mặc dù mẹ không bao giờ hồi phục, sự đau khổ phía bên trong của mẹ đã kết thúc. Mẹ chết nhẹ nhàng, không phiền hà bất kỳ người con nào đang ngồi trong phòng kế bên. Mẹ một mình khi ra đi.

Krishnamurti Foundation ở Mỹ đã sắp xếp một hội thảo cho những người khoa học và những người triết lý vào mùa xuân năm 1976 tại Arya Vihara ở Ojai. Sunanda, chồng cô, Pama, và cháu trai của Krishnaji, Narayan có mặt ở đó. Balasundaram, người cũng dự tính đi, bị bệnh vàng da và phải hủy bỏ chuyến đi của ông.

Krishnaji dành thời gian ở Ojai cùng Sunanda; họ dạo bộ cùng nhau, anh nói chuyện với cô nhiều lắm, bàn luận công việc tại Vasant Vihar; anh tỏa ra trọn vẹn. Cô quay lại Ấn độ rạng rỡ cùng ân lành của anh.

Ngày 3 tháng sáu năm 1976, tôi đã viết cho Krishnaji về sức khỏe của mẹ tôi và gặp gỡ của tôi với Sunanda:

 Tôi đã ở Bombay suốt hai tuần qua do bệnh tật của mẹ tôi. Nó là một thời điểm khó khăn vô cùng. Mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu cùng những biến chứng trong hai lá phổi và suốt hai tuần lễ vừa qua không thể nói hay nhận chất dinh dưỡng hay nước bằng miệng. Bác sĩ cảm thấy nó có lẽ là tê liệt từng phần của cuống họng. Mẹ đang nhận chất dinh dưỡng bằng mũi và trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ vừa qua có vẻ khỏe hơn. Mẹ đã bắt đầu hình thành những từ ngữ mà mặc dù chưa rõ ràng nhưng có thể nhận ra được. Mẹ đã quên quá khứ gần nhất và cứ liên tục yêu cầu Moon. Có một tuyệt vọng nào đó trong những câu hỏi của mẹ.

 Tôi đã gặp Sunanda và Pama khi họ đang đi ngang qua Bombay và chúng tôi đã nói chuyện lâu. Tôi hạnh phúc ghê lắm khi họ sẽ đi Vasant Vihar và tôi hy vọng mọi thứ sẽ tốt đẹp ở đó cho họ và công việc ở Vasant Vihar sẽ nở hoa. Tôi sẽ đi Madras vào ngày 6 cho một gặp gỡ của Foundation Trust. Trên một chuyến viếng thăm sớm hơn, Radha và tôi đã rà soát lại những sửa chữa được gợi ý bởi anh, và tôi nghĩ công việc về nó chắc phải đã bắt đầu rồi.

 Tôi cảm thấy đồng ý với anh rằng Thư ký của Krishnamurti Foundation không nên giống như Hiệu trưởng của Rishi Valley School. Điều này đã được quyết định khi anh ở đây một năm trước. Năm ngoái sau khi Balasundaram gặp anh ở nước ngoài, anh đã viết cho tôi và nói Balasundaram đã giải thích với anh rằng chức vụ Thư ký chỉ là một vấn đề thuộc kỹ thuật và trong quan điểm của anh tất cả những hoạt động của Foundation nên được chuyển đến Rishi Valley, nơi phải trở thành trung tâm của công việc. Tôi không mang theo lá thư đó ở đây, nhưng khi tôi quay lại Delhi tôi sẽ gửi cho anh một bản sao lá thư của anh. Tôi đã tìm kiếm sự rõ ràng từ anh rằng liệu trong ánh sáng của điều gì anh cảm thấy, Chức vụ Thư ký và Hiệu trưởng nên là một và anh đã giải thích rõ ràng chức vụ và kết luận rằng nó không nên là một. Tại gặp gỡ của Foundation năm ngoái khi vấn đề bổ nhiệm được đề cập, họ hiểu ra rằng Balasundaram sẽ phải tiếp tục công việc một năm nữa như Thư ký cho đến khi giải quyết xong mọi vấn đề bởi vì ông là hiệu trưởng và theo pháp luật quyền hành động là tên của ông. Muốn thực hiện sự thay đổi khi chưa hết thời hạn sẽ gây ra nhiều phức tạp. Tất cả những thành viên Foundation đã đồng ý điều này. Theo luật pháp Thư ký của Foundation được bổ nhiệm hàng năm tại cuộc họp hàng năm được tổ chức khoảng tháng mười hay mười một. Tôi đã bàn luận vấn đề này cùng Balasundaram và chính ông cũng đồng ý rằng ông không nên tiếp tục như Thư ký. Tôi luôn luôn cảm thấy rằng Pama là người đúng đắn để đảm trách chức vụ Thư ký, và bởi vì điều này nên tôi đã thuyết phục anh ấy gia nhập Foundation.

 

Tháng mười hai, Pama Patwardhan nhận chức vụ Thư ký từ Balasundaram, và Sunanda và Pama đến sống tại Vasant Vihar. Ngôi nhà rất bừa bãi, không tiền bạc, và họ phải làm việc cực nhọc để xây dựng mới mẻ lại nơi này. Sunanda sẽ chịu trách nhiệm công việc xuất bản và chẳng mấy chốc một tờ tin tức đã xuất hiện. Trong những năm sau, Vasant Vihar, bộ chỉ huy của Krishnamurti Foundation ở Ấn độ, trở thành một trung tâm cho sự xuất bản của K. F. I., lưu trữ văn thư, và lời giảng. Quyển Truyền thốngcách mạng, Krishnamurti bàn về Giáo dục, những nói chuyện khác, và những biên tậpẤn độ về những tác phẩm của Krishnaji được xuất bản.

 

_____________________________________________________________

CHƯƠNG 29

 “Cỡi lưng cọp.”

 

L

ần đầu tiên tôi gặp Indira Gandhi năm 1931 tại Anand Bhwan, nhà gia đình bạn ấy tại Allahabad. Tôi mười sáu, bạn ấy mười bốn. Tôi đang yêu, những ngọn lửa bùng cháy trong một thị trấn cổ đó; nhưng tôi nhớ Indira lại mong manh, kín đáo, một cô gái trẻ giản dị đến mức khắc khổ đang sống trong những không gian khép kín của sự tưởng tượng. Tôi tiếp tục gặp bạn ấy nhiều năm tại nhà người cô của bạn ấy, Krisna Huthheesing. Chính ở Bombay mà người con trai của bạn ấy Rajiv được sinh ra ngày 20 tháng tám năm 1944, sau khi tôi đến sống ở Delhi, Indira và tôi trở thành bạn bè. Bạn ấy là người tiếp khách chính thức của người cha, Thủ tướng Jawaharlal Nehru, và họ sống tại Teen Murti House, nơi cư ngụ của Commander-in-Chief trước độc lập.

 Indira tiếp tục núp sau một vẻ ngoài cách biệt; một con người háo hức, nhạy cảm, bạn ấy phù hợp với những khác thường, với con người, và với những sự kiện trong thế giới bên ngoài. Krishnaji và những lời giảng của anh là một phần trong sự tồn tại thức giấc của tôi, và tôi thường nói với bạn ấy về sự hiểu rõ về chính mình và sự nhận biết. Chỉ khi những rào cản không còn nữa thì bạn ấy mới bắt đầu hỏi tôi về bản chất của sự hiểu rõ về chính mình và về một quan sát mà không có người quan sát. Bạn ấy rụt rè kể về sự nhận biết được mài bén riêng của bạn ấy. Trong khi còn nhỏ, bạn ấy thấy mình đang quan sát mình nói; thấy những sự vật đằng sau bạn ấy; nhận biết được những sự kiện bạn ấy không thể thấy; thường trải nghiệm sự nhận biết thuộc giác quan lạ lùng. “Bạn biết con đường nhận biết của Huxley?” bạn ấy nói. “Tôi thấy thế giới bằng cùng sự mãnh liệt, nhưng giấu giếm những nhận biết của tôi, bởi vì mọi người chế nhạo tôi và không hiểu rõ.”

 Từ niên thiếu bạn ấy cảm thấy bạn ấy có thể “chết đuối trong màu sắc.” Trong nhiều năm một màu sắc nào đó sẽ tràn ngập bạn ấy. Những màu đỏ rực, mọi màu cam, và những màu hồng mờ mờ gợi lên những phản ứng sâu thẳm. Vàng và xanh lơ đánh thức năng lượng, xanh da trời là cảm giác xa lạ.

 Khi bạn ấy trở thành Thủ tướng năm 1966, sự nhạy cảm của bạn ấy giảm sút.

 Gặp gỡ đầu tiên với Krishnaji của Indira tại bữa ăn tối ở nhà tôi vào cuối những năm 1950. Indira có vẻ ngần ngừ và rụt rè khi nói. Krishnaji cũng rụt rè, nhưng mau mắn kể về những giai thoại. Một câu chuyện về Zen khiến bạn ấy thích thú nhiều lắm. Hai thầy tu Phật giáo đến bờ một con sông và thấy nước chảy rất khó lội qua. Một phụ nữ đang đứng chờ trên bờ và cô ấy nài nỉ họ giúp băng qua sông, bởi vì còn có con cái ở nhà và chúng đang đói. Một thầy tu từ chối, người thầy tu còn lại nhấc bổng cô ấy lên và băng qua sông, cõng cô ấy trên lưng. Khi họ qua sông rồi và bắt đầu hướng đi của họ, người thầy tu đầu tiên phản ứng om sòm. Anh ấy kinh hãi khi một thầy tu lại chạm vào một phụ nữ, huống chi còn cõng cô ấy trên lưng. Người thứ hai hướng về anh ấy và nói, “Bạn có ý bạn vẫn còn cõng cô ấy trong cái trí của bạn? Tôi đã bỏ lại cô ấy trên bờ sông lâu lắm rồi.”

 Mùa đông năm 1970, Krishnaji đến ăn tối tại căn hộ của tôi, Indira Gandhi, Kara Singh của Kashmir, em tôi Nandini, G. Parthasarthi[4], và Jim George, cao ủy Canada, có mặt. Nói chuyện ở bàn chuyển đến giới trẻ của thế giới. Giới trẻ ở phương Tây đang phản kháng, không còn chấp nhận những “nhiều hơn nữa” của cha ông họ, đã phủ nhận tất cả sự an toàn, và trở thành những người lang thang – đi đến những quốc gia xa xôi, chia sẻ, hút hashish, đập nát mọi cấm đoán, quan sátthưởng thức thế giới. Một người tại bàn ăn hỏi, “Tại sao giới trẻ ở Ấn độ quan tâm đến sự an toàn?” K nói về một chủ nghĩa vật chất đang gia tăngẤn độ; chúng tôi bàn luận về sự kiện giới trẻ ở Ấn độ dường như đang mất dần đi những gốc rễ của họ, hướng về phương Tây thịnh vượng cho những nhu cầu phía bên ngoài và phía bên trong của họ. Krishnaji hỏi, “Tại sao có sự thoái hóa này ở Ấn độ trong tất cả mọi mức độ của xã hội?”

 Indira lắng nghe, nhưng ít khi nào mở lời. Karan Singh trong một tâm trạng tinh nghịch, và hỏi Krishnaji, “Liệu đúng thực rằng không người chính trị nào có thể nhận biết sự thật?” Indira đang lắng nghe, và sau đó viết cho tôi:

 

 Cám ơn bạn về buổi tối lý thú.

 Như thường lệ, thức ăn ngon lắm. Tôi phá vỡ quy luật chỉ ăn món salad đêm và đã ăn quá nhiều!

 Tôi rất vui khi có cơ hội gặp lại Krishnaji. Những ý tưởng của anh ấy luôn luôn khơi dậy sự quan tâm. Sau một lúc có vẻ như thể chúng tôi đang chất vấn anh ấy. Nhưng liệu tình huống giới trẻ phản kháng ở Mỹ hay Pháp có thể giống như tình huống ở đây? Trong những quốc gia này, nhiều người trẻ ở trong những gia đình giàu có và có thể dư thừa thời gian ngồi ở bãi biển và tư duy. Ở Ấn độ, những bó buộc nhiều lắm – kiếm sống, nuôi gia đình. Bởi vì gia đình của tôi và những hoàn cảnh đặc biệt nơi tôi lớn lên, trải nghiệm cá nhân của tôi cũng hoàn toàn khác hẳn trải nghiệm của những người khác. Nhưng nếu tôi nói như thế, có vẻ như thể tôi đang tự tách rời mình. Đây chỉ là đang suy nghĩ lung tung.

Chắc chắn Indira không tạo ra ấn tượng đặc biệt nào cho Krishnaji. Anh không bình phẩm gì về sự gặp gỡ của họ. Tôi rời Ấn độ để đi Châu âu và Mỹ vào đầu tháng sáu năm 1975. Khi ở Paris, tôi nghe về quyết định của Tòa án Tối cao Allahabad rằng cuộc tuyển cử của Indira Gandhi đã bị tuyên bố không hợp luật và không có giá trị do bởi điều gì có vẻ là một vấn đề luật pháp, và bạn ấy bị tước quyền ứng cử trong sáu năm. Tờ Times, bình phẩm về nó, đã so sánh nó với một “vi phạm chỗ đậu xe.” Điều không thể tin được đã xảy ra và không ai có thể nói trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Khi ở Anh, tôi đến ở tại Brockwood với Krishnaji. Anh rất lo ngại cho tương lai của Ấn độ. Chúng tôi có những nói chuyện lâu. Indira Gandhi đang kháng án về quyết định của tòa án và được đồng ý cho ở lại chức vụ; bạn ấy có thể tiếp tục nắm giữ văn phòng của Thủ tướng nhưng không thể bầu cử trong Lok Sabha Nghị viện, bởi vì bà không còn là một nghị viên. Báo chí Anh náo động bởi sự phỏng đoán liệu bạn ấy sẽ từ chức trước khi đơn kháng án được giải quyết.

Một ngày sau khi tôi đến New York, một tình trạng khẩn cấp được tuyên bốẤn độtin tức về những bắt giữ đã đến chúng tôi. Ở xa, và không có bao nhiêu tiếp cận đến những thông tin chính xác, chúng tôi nghe những đồn đại rằng nội chiến đã bắt đầu. Tôi đi đến Văn phòng Thường trực Ấn độcố gắng liên lạc với Indira Gandhi. Ngạc nhiên thay, điện thoại có thể kết nối với bạn ấy, và chúng tôi nói chuyện. Tôi kể với bạn ấy về những đồn đại và không có tin tức chính xác ở đây. Bạn ấy cố gắng cam đoan với tôi; một tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố, bạn ấy nói, và nhiều người, kể cả Jai PraKash Narain và Morarji Desai đã bị giam giữ. Bạn ấy kể cho tôi rằng có một đe dọa của bạo lực lan tràn, và nhấn mạnh rằng sự khủng hoảng này chỉ trong một thời gian ngắn.

Tôi đã không đến Gstaad để gặp Krishnaji trong chuyến quay về Ấn độ, và cũng không gọi điện thoại cho anh từ London. Tôi rất hoang mang và biết rằng Krishnaji sẽ buồn lắm bởi những biến cốẤn độ.

Ở Delhi, nhiều người nói với tôi về sự khủng hoảng – một ít người ủng hộ, vô số người tức giận và phản đối mạnh mẽ. Sợ hãicăng thẳng đang gia tăng. Tôi gặp Indira tại Nghị viện, tôi nói về bầu không khí đang lan tràn và sự đau khổ của tôi vì rằng việc này lại xảy ra trong một chính phủ mà bạn ấy là người đứng đầu. Bạn ấy lắng nghe rất cẩn thậntrả lời rằng tôi không thể biết được mức độ của bạo lực vốn có sẵn trong tình huống này cũng như của những nguy hiểm, trong nước cũng như ngoài nước, mà quốc gia này gặp phải. Bạn ấy kể về cuộc đình công xe lửa năm ngoái, mà đã châm ngòi cho bạo lực và không-ổn định.

Bạn ấy cũng kể về phong trào Cách mạng Tổng thể của Jai Prakash Narain, mà vô số những người trẻ đã tập hợp. Thoạt đầu là chủ trương không-bạo lực, đến năm 1975 nó đã bị phá hoại bởi nhiều yếu tố không mong muốn. Bạn ấy nói, Jai Prakash là một người lý tưởng và có vẻ hoàn toàn không nhận biết được sự nguy hiểm. Nhưng nếu những lực lượng này được cho phép củng cố vị trí của chúng, quốc gia này sẽ phải đối diện với thảm họa.

Tôi chờ đợi tình trạng khẩn cấp sẽ được dỡ bỏ vào ngày 15 tháng tám – ngày Độc lập – và đi đến Red Fort[5] để nghe bạn ấy nói chuyện. Nhưng ngay trước khi bạn ấy xuất hiện trên Red Fort bạn ấy nhận được tin tức vụ ám sát ở Dacca vị tổng thống đương nhiệm của Bangla Desh Mujib-ur-Rehman và gia đình của ông, gồm cả cậu con trai còn rất trẻ. Tất cả những sợ hãi và những lo âu nằm im lìm của bạn ấy được đánh thức dậy. Bạn ấy chắc chắn rằng những vụ ám sátthành phần của một âm mưu chính để làm mất ổn định tiểu lục địa và rằng bạn ấy, những người con trai và những người cháu của bạn ấy sẽ là mục tiêu kế tiếp. Tình trạng khẩn cấp được tiếp tục cùng những kết quả bi thương của người cai trị lẫn người bị trị.

 Chẳng lâu lắm, tôi nhận được một lá thư từ Krishnaji:

 Tôi đang viết cho bạn về một vấn đề rất nghiêm trọng, không chỉ đối với cá nhân bạn nhưng còn cả như chủ tịch của K. F. India. Từ những tường thuật khác nhau trong những tờ bảo ở Mỹ, Anh, và Pháp có vẻ rằng Ấn độ đã trở thành một “chính thể chuyên chế,” hàng ngàn người đang bị tù đầy, tự do ngôn luậntự do báo chí hầu như bị khóa chặt. Tôi không biết vị trí của bạn là gì? Foundation không làm chính trị và không được quyền liên kết nó với bất kỳ nhóm người chính trị nào, phe tả hay phe hữu. Tôi muốn hỏi bạn vị trí của K là gì nếu và khi anh ấy đến Ấn độ, biết rằng anh ấy sẽ nói về tự do tại mọi mức độ, mà K đã và đang thực hiện trong tất cả những nói chuyện ở đây, tự do ngôn luận, tự do suy nghĩ, tự do diễn tả. Và nếu anh ấy nói chuyện tại những gặp gỡ trước công chúng, họ chắc chắn sẽ đặt ra những câu hỏi nào đó và anh ấy sẽ phải trả lời chúng. Anh ấy cảm thấy anh ấy không thể sửa đổi điều gì anh ấy nói vì bất kỳ lý do nào, để phù hợp vào bất kỳ chính phủ hay bất kỳ nhóm người nào. Anh ấy đã không làm như thế trong quá khứ, anh ấy không thể tự-giới hạn mình vào những mệnh lệnh của bất kỳ nhóm người nào, thuộc chính trị hay không. Anh ấy không thể tự-cho phép mình bị bỏ vô tù hay bị ngăn cản không được rời quốc gia sau khi anh ấy đến. Tôi cũng muốn vạch rõ rằng K sẽ không chấp thuận bất kỳ những ân nghĩa đặc biệt nào hay có một ngoại lệ được thực hiện ưu tiên trong trường hợp của anh…[anh chấm dứt lá thư với những từ ngữ:] Làm ơn, Pupulji, đây là vấn đề thiêng liêngtrách nhiệm của bạn là cũng phải khiến cho nó thiêng liêng.

Trong thư trả lời của tôi, tôi trình bày cho anh tình hình chính xácẤn độ, nhưng cam đoan với anh rằng anh không bao giờ có thể bị bỏ tùẤn độ. Văn hóa của quốc gia này đã kết luận rằng tiếng nói của người thầy tôn giáo đích thực là một ngọn đèn mà không thể bị dập tắt. Ngày 20 tháng tám, tôi nhận được một lá thư thứ hai. Sự quan tâm rất nhiều của anh là điều rõ ràng, và anh đưa ra một câu hỏi mới: “Mục đích, giá trị, và lợi ích về chuyến viếng thăm Ấn độ của tôi là gì?”

 Ngoại trừ những cảm giácthương yêu cá nhân mà có [nguyên văn] sự quan trọng riêng của nó, bởi vì lúc này các cơ quan vật chất đã trên 80 năm tôi đã phải cân nhắc kỹ lưỡng 10 hay 15 năm kế tiếp nên được sử dụng như thế nào cho tốt nhất. Bởi vì tôi đã lặp lại và có thể lặp lại nữa mà không nhàm chán, tôi đã dành nhiều thời gian và nhiều nói chuyện ở Ấn độ hơn bất kỳ nơi nào khác. Tôi không quan tâm đến những kết quả, những Lời giảng có ảnh hưởng ra sao ở Ấn độ, những gốc rễ đã được cắm sâu đến mức nào, nhưng tôi nghĩ người ta có quyền hỏi và nên hỏi, như tôi đang hỏi, tại sao sau những năm này ở Ấn độ lại không có một người mà hoàn toàntrọn vẹn nằm trong những Lời giảng này, sống cùng chúng và hiến dâng tuyệt đối cho chúng. Trong bất kỳ cách nào tôi không đang khiển trách bất kỳ người nào của các bạn, nhưng nếu tôi được phép, tôi muốn thúc giục các bạn trao trọn sự chú ý nghiêm túc nhất của các bạn vào điều này.

Anh tiếp tục hỏi tôi liệu rằng tôi thực sự sẽ rút lui khỏi công việc còn lại của tôi trước tháng ba năm 1976, như tôi đã nói với anh. Anh chấm dứt lá thư bằng những từ ngữ này:

 Bởi vì có lẽ càng ngày càng trở nên khó khăn hơn nhiều khi nói chuyện tự doẤn độ, bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng xem K có thể sử dụng phần còn lại thuộc sống của anh ấy hữu dụng nhất cho những Lời giảng bằng cách nào tốt nhất. Tôi cũng đang vạch rõ điều này cho nhóm ở Mỹ và ở Anh. Bằng bất kỳ cách nào tất cả điều này không nên được giải thích như một vấn đề cá nhân nhưng như điều gì đúng đắntốt lành cho những Lời giảng như một tổng thể. Tôi e rằng, toàn sự việc ở Ấn độ đang được thực hiện để phù hợp lợi ích của cá nhân và quá tồi tệ khi việc này đang xảy ra sau 40 năm.

Tôi bị khốn khổ bởi lá thư này. Đối với tôi, lúc này, dường như quá rõ ràng rằng Krishnaji hất hủi Ấn độ và những người là những người bạn đồng hành của anh suốt nhiều năm. Ở Bombay tôi nói chuyện với Nandini, và em cũng cảm thấy như tôi rằng đối thoại với Ấn độ của Krishnaji đã chấm dứt.

Tôi viết lại cho Krishnaji bày tỏ sự buồn bã sâu thẳm của tôi. Tôi nói tôi bị chết điếng bởi lá thư của anh. Balasundaram, người ở Brockwood cùng Krishnaji khi anh nhận lá thư của tôi, viết cho tôi rằng Krishnaji bị bối rốiliên tục hỏi, “Cái gì đã làm chết điếng Pupul?” Krishnaji đang thực hiện những bàn luận chi tiết cùng Balasundaram về sự cần thiết phải thực hiện điều gì ở India Foundation. Thật mau chóng, nó đã trở nên rõ ràng rằng cuối cùng Krishnaji đã quyết định không quay lại Ấn độ vào mùa đông năm 1975. Anh cũng hủy bỏ chuyến viếng thăm hàng năm đến Rome của anh, nhưng sẽ đi Malibu ở California.

Tôi nhận được một lá thư dài của Krishnaji đề ngày 10 tháng mười một từ Malibu, nơi anh đang ở tại nhà của Mary Zimbalist. Giống như một đứa bé anh hỏi, “Bạn viết từ Delhi rằng bạn bị chết điếng bởi một lá thư dài mà tôi đã viết trong đó, ngoại trừ những việc khác, tôi đã nói rằng tất cả mọi việc được vận hànhẤn độ đều dựa vào sự lợi ích của cá nhân. Trong tất cả những lá thư của bạn, bạn không giải thích điều gì làm chết điếng bạn. Tôi muốn tìm ra tại sao bạn cảm thấy như thế.” Tôi trả lời rằng ấn tượng đầu tiên trong lá thư của anh là rằng anh đã bỏ rơi Ấn độ và không có ý định quay lại. Có nhiều câu hỏi cần phải trả lời, nhưng dường như khôngích lợi gì khi đề cập những chi tiếttìm kiếm sự rõ ràng. Chính là ấn tượng của lá thư mà quan trọng.

Tình trạng khẩn cấp đã tiếp tục trên một năm và mặc dù tôi nhận biết sự căng thẳng và sự đau khổ mà nó đã gây ra cho Indira, tôi cũng biết rằng bạn ấy rất cứng rắn, giả đui giả điếc với nhiều việc xảy ra được báo cáo cho bạn ấy. Khi sự khủng hoảng lên đến cao trào, lần đầu tiên trong sống của bạn ấy bạn ấy đã mất đi sự hiệp thông thuộc bản năng cùng những con người của Ấn độ. Bạn ấy cảm thấy cô lậpngờ vực và sẽ không chấp nhận bất kỳ sự phê bình nào, thậm chí khi những người bạn thân nhất đưa ra những chứng cớ cụ thể rằng những viên chức chính phủ đã vượt quá giới hạn về quyền hành của họ. Chỉ đến mùa thu năm 1976 thì sự căm phẩn và sợ hãi được cảm thấy bởi những con người mới bắt đầu đến được bạn ấy.

Cũng vào thời gian này mà tôi nói với Indira về khả năng Krishnaji đến nói chuyện ở Ấn độ vào mùa đông năm 1976. Bạn ấy trả lời, “Anh rất được hoan nghênh khi đến Ấn độ và anh có thể nói chuyện tự do.” Bạn ấy hiểu rõ sự quan tâm thiết tha của Krishnaji cho sự tự do; anh là một người cách mạng tôn giáo, và đối với anh sống không-tự do là chết. Krishnaji đến Ấn độ vào tháng mười năm 1976 và ở với tôi tại số 1 King George’s Avenue.

Ngày 27 tháng mười, Indira đến nhà tôi ăn tối lúc 7:30, mặc một sari được in trong những màu hồng dịu. Những người khách khác gồm Achyut; Nandini, con gái của em Devi, và cháu của em Aditi, một vũ công trẻ tuổi và điêu luyện; Sunanda và Pama Patwardhan; và L. K. Jha. Indira bảo với chúng tôi theo lịch Ấn độ hôm nay là sinh nhật của bạn ấy. Bạn ấy bày tỏ ao ước được nói chuyện với Krishnaji, và ở lại cùng anh trong phòng khách của anh mãi đến chín giờ.

Tại bữa ăn tối bạn ấy rất im lặng, hầu như không nhận biết được việc gì đang xảy ra chung quanh. Achyut, người phê bình nghiêm khắc về sự khủng hoảng, cũng im lặng, thậm chí còn nghiêm nghị. L. K. Jha và Krishnaji phải nói suốt. Krishnaji không nhìn Indira hay nói với bạn ấy suốt bữa ăn tối. Anh nhận biết được bạn ấy rất dễ bị tổn thương, và không muốn xúc phạm.

Suốt bữa ăn tối Krishnaji, để xoa dịu sự căng thẳng, bắt đầu kể nhiều giai thoại của St Peter và thiên đàng. Tôi đặc biệt nhớ một câu chuyện. Một người rất giàu đã bố thí nhiều bị chết. Khi ông đến cổng thiên đàng, ông gặp Peter đang gác cổng. Người đàn ông đưa ra những thành tích của mình, và Peter nói ông có thể qua cổng; nhưng trước khi ông vào, liệu ông muốn thấy lại có gì ở dưới quả đất? Người đàn ông giàu nói, “Chắc chắn, liệu dễ dàng để xuống đó chứ?” Peter trả lời, “Chỉ cần nhấn nút này và thang máy sẽ đưa bạn xuống.” Khi xuống dưới, cánh cổng vào quả đất mở ra và người đàn ông trông thấy một ngôi vườn đầy hoa có nước chảy và nhiều phụ nữ xinh đẹp đang chờ tiếp đón ông cùng rượu chọn lọc và những thức ăn hiếm hoi. Sau khi thưởng thức mọi thú vui tuyệt vời nhất, ông trở lên và nói với Peter rằng thế giới bên dưới là một nơi vui vẻ hơn, nhiều hứng thú hơn, và ông quyết định xuống lại đó. Peter trả lời, “Tất nhiên thôi, tôi nghĩ bạn sẽ cảm thấy như thế.” Thế là người đàn ông nhấn nút và quay xuống quả đất. Khi cổng mở, ngôi vườn biến mất và hai người vạm vỡ đang chờ ông và bắt đầu đánh đập ông. Người đàn ông cố gắng ngừng họ lại; khoảng giữa những lần bị đánh đập, ông thở hổn hển, “Chuyện gì đã xảy ra vậy? Cách đây vài phút tôi đã xuống nơi này và được đón tiếp nồng hậu bởi những bàn tay êm ái!” “A,” đứa côn đồ nói, tung ra một nắm đấm nữa. “Vậy là mày là một du khách.”

Mọi người cười, và ngay cả Indira cũng không nín cuời được – mặc dù bạn ấy có vẻ bận tâm bởi những việc khác và thật xa xôi. Sau đó Indira góp vui và kể một câu chuyện về những phi hành gia mà, khi quay về từ một chuyến bay vũ trụ, đến chào Kruschev, và được ông ấy hỏi một cách kín đáo, “Khi bạn ở trên không gian, bạn có thấy những ngọn đèn bí mật, những con người lạ lùng? Bạn có thấy một hình bóng kỳ bí, to lớn có chòm râu trắng được vây quanh bởi ánh sáng?” Những phi hành gia trả lời, “Có, thưa đồng chí, chúng tôi có thấy,” và Kruschev nói, “Tôi cũng nghĩ như thế.” Tiếp theo ông cảnh báo họ, “Chuyện này chỉ được tiết lộ giữa chúng ta thôi nhé, đừng kể cho bất kỳ ai.” Tiếp theo những phi hành gia đi khắp thế giới và gặp đức giáo hoàng. Sau những nghi lễ thành kính, đức giáo hoàng dắt họ qua một bên và hỏi, “Con trai của ta, khi các người ở trên đó, các người có thấy ánh sáng hay bắt gặp một hình bóng to lớn có một bộ râu bạc?” Họ trả lời, “Không thưa cha, chúng con chẳng thấy ánh sáng và cũng chẳng thấy hình bóng có râu nào.” Và đức giáo hoàng nói, “A, con trai của ta, ta cũng nghĩ như thế. Nhưng nhớ nhé, đừng bảo cho ai cả.” Mọi người tại bàn ăn bật cười, nhưng L. K. Jha trông bối rối – bởi vì Krishnaji đã kể cho ông câu chuyện đó, ông kể lại nó cho thủ tướng, và lúc này nó được kể lại cho Krishnaji.

Sau bữa ăn tối, khi mọi người đã rời, Krishnaji đưa tôi đến phòng của anh và bảo với tôi rằng Indira đang trải qua thời điểm rất khó khăn. Rất lâu sau khi họ gặp nhau, họ đã ngồi rất yên lặng. Anh có thể cảm thấy rằng bạn ấy bị bối rối. Bạn ấy nói với Krishnaji rằng tình hìnhẤn độ đang bùng nổ. Krishnaji đã nhận biết những nét tốt lành nào đó trong bạn ấy, mà chính trị đã hủy hoại. Anh cũng gợi ý một làn sóng bạo lực đang vây bủa bạn ấy.

Sáng kế tiếp, thủ tướng viết cho tôi nói rằng Krishnaji đã hứa gặp bạn ấy lại, và muốn tôi sắp xếp một thời gian thích hợp. Tôi đã gọi điện thoại cho Seshan, trợ tá đặc biệt của bạn ấy, khi bỗng nhiên lúc mười một giờ một chiếc xe hơi ngừng trước cửa và có Indira trong đó. Không có an ninh, và chốc lát sau xe hộ tống của bạn ấy đến cùng những nhân viên an ninh đầy lo lắng.

Indira trải qua trên một tiếng đồng hồ cùng Krishnaji. Bạn ấy ra khỏi phòng bước đi mọi người nhìn thấy, nước mắt lả chả rơi xuống khuôn mặt. Khi Indira thấy cháu gái Aditi của tôi đang ở trong phòng khách, bạn ấy vội vã kiềm chế, hỏi Aditi, cháu đang đọc gì, và nói chuyện với cháu trong chốc lát. Tôi thấy Indira lặng lẽ ra ngoài xe.

Suốt những tháng Krishnaji ở Ấn độ, anh luôn có Indira trong ý thức của anh. Anh hỏi tôi nhiều câu hỏi về bạn ấy và sống thời niên thiếu của bạn ấy. Anh bị tác động sâu thẳm bởi khả năng lắng nghe và sự từ chối để tự-phản ứng cũng như tự-bảo vệ của bạn ấy. Anh bảo với tôi rằng Indira có thể là người duy nhất trong chức vụ đó mà sẵn sàng lắng nghe. Hầu hết mọi người hoặc hung hăng trong chức vụ của họ và vì vậy không thể lắng nghe, hoặc cắt đứt do bởi những điều bất lợi cho họ và bị tổn thương. Dường như bạn ấy lại khác hẳn. Anh sẽ viết cho bạn ấy trước khi anh rời Delhi.

Nhiều năm sau, sau cái chết của người con trai Sanjay của bạn ấy, tôi hỏi Indira liệu bạn ấy dễ dàng khóc. Suy nghĩ chốc lát và bạn ấy nói, “Không, đau khổ không mang những giọt nước mắt. Nhưng khi tôi bị xúc động mãnh liệt, đặc biệt bởi vẻ đẹp vô hạn, tôi khóc.” Bạn ấy nói đã khóc khi gặp Kamakoti Sankaracharya của Kancheepuram[6] và bạn ấy đã tuôn trào những giọt nước mắt không thể kiềm hãm được khi vào tháng mười một năm 1976, bạn ấy đến gặp Krishnaji tại số 1 King George’s Avenue. “Tôi sụt sùi khóc và không thể ngăn cản những giọt nước mắt đang rơi xuống. Tôi đã không khóc như thế này suốt nhiều năm rồi.” Bạn ấy cũng kể cho tôi cái gì đó về điều gì đã xảy ra suốt nói chuyện. Krishnaji và bạn ấy đã nói về những biến cốẤn độ trong vài tháng vừa qua, và Indira đã nói, “Tôi đang cỡi trên lưng cọp, nhưng tôi không biết làm thế nào để nhảy xuống.” Krishnaji trả lời, “Nếu bạn thông minh hơn con cọp, bạn sẽ biết cách giải quyết được con cọp.” Bạn ấy đã hỏi Krishnaji nên làm gì. Anh từ chối trả lời, nhưng nói rằng bạn ấy nên nhìn những xung đột, những hành động, những sai lầm như một vấn đề, và tiếp theo hành động không-động cơ. Anh nói anh không biết rõ những biến cố, nhưng bạn ấy nên hành động một cách đúng đắn, không sợ hãi hậu quả.

 Những năm sau, bạn ấy kể với tôi rằng đó là ngày 28 tháng mười năm 1976, ngày bạn ấy gặp Krishnaji lần thứ hai, một chuyển động mong manh đã thức dậy trong bạn ấy, gợi ý một kết thúc cho khủng hoảng, dù bất kỳ hậu quả nào. Bạn ấy đã nghiền ngẫm cảm thấy này, nói chuyện với vài người gần gũi, và cuối cùng quyết định kêu gọi tổng tuyển cử.

 Krishnaji ở Bombay, sắp sửa đi Châu âu, khi tuyên bố được thực hiện rằng Indira đã ra lệnh phóng thích cho những người bị giam giữ bởi đạo luật Maintenance of Internal Security Act, và cũng tuyên bố tổng tuyển cử. Krishnaji rất hạnh phúc và nói chuyện với tôi nhiều lắm. Anh bảo với tôi rằng anh mong muốn gặp lại Indira trước khi rời Ấn độ. Thậm chí anh còn sẵn sàng đi đến Delhi, nhưng tôi can ngăn anh, vì biết rằng bạn ấy sẽ phải bận tâm nhiều đến sự đấu tranh sắp sửa xảy ra. Ngày trước khi anh rời đi, anh yêu cầu tôi cho biết tin tức về Indira. Rồi bỗng nhiên anh hỏi, “Chuyện gì xảy ra nếu bạn ấy thua?”

 

_____________________________________________________

 

CHƯƠNG 30

“Bạn ấy rất mong manh.”

 

K

rishnaji nghe nói về sự thất bại của Indira khi ở Ojai, California. Trong lá thư của anh gởi cho tôi đề ngày 22 tháng ba, anh viết, “Lúc này bạn ấy không còn trong thế giới chính trị nữa và tôi không hiểu bạn ấy sẽ làm gì. Khi bạn gặp bạn ấy, làm ơn cho tôi gửi thương yêu của tôi đến bạn ấy nhé.” Ngày 31 tháng ba, anh lại viết. “Tôi đã nhận được lá thư của bạn sau bầu cử. Tôi vui mừng vì bạn ở cùng bạn ấy khi tin tức bầu cử đến. Trong chừng mực nào đó tôi cảm thấytrách nhiệm trong sự kiện này. Như tôi đã bảo cho bạn ở Bombay, bạn ấy có lẽ bị đánh bại. Dẫu vậy, làm ơn cho tôi gửi đến bạn ấy thương yêu của tôi.” Trong những lá thư tiếp theo, anh tiếp tục tìm hiểu về bạn ấy.

 Tôi ở lại Delhi đến cuối tháng năm, mặc dù tôi đã từ chức khỏi tất cả những chức vụ tôi đã nắm trong chính phủ. Indira đã chuyển từ nơi cư ngụ của thủ tướng đến số 12 Willingdon Crescent. Những áp lực và những căng thẳng đang chồng chất. Tôi thường thấy bạn ấy ngồi lặng lẽ một mình trong bóng tối trên hàng hiên vào một chiều tối mùa hè oi bức, nhìn ra ngoài vào đêm hè của một cái vườn Ấn độ. Tôi sẽ ngồi cùng bạn ấy, nhưng chẳng có bao nhiêu từ ngữ được thốt ra. Thỉnh thoảng tôi sẽ chia sẻ bữa tối đạm bạc và về nhà.

 Một chiều tối, tôi bắt gặp bạn ấy trông rất mệt mỏi. Tôi biết bạn ấy đã được mời là một trong những người lãnh đạo của chính phủ mới. Tôi hỏi liệu bạn ấy có cảm thấy thù địch họ nhiều khi họ gặp bà. “Có,” bạn ấy nói, “tôi có cảm giác dị ứng lạ lùng khi ông ấy đang nói – những bên trong của tôi bị căng phồng. Tôi đã không có đủ khăn tay, nước mũi của tôi đang chảy.”

 Vào những ngày nào đó, bỗng nhiên bạn ấy đến nhà tôi “để ngồi yên lăng.” Bạn ấy có vẻ không sợ hãi cho chính bạn ấy, nhưng lại rất lo lắng cho cậu con trai, Sanjay. Bạn ấy đã được bảo bởi một ít người còn trung thành rằng cậu con trai sẽ bị bắt giam và bị hành hạ trong tù. Tôi không biết làm thế nào để vơi bớt đau khổ cho bạn ấy.

 Tôi đi đến Bombay vào đầu tháng sáu, bởi vì tôi không có nơi nào để sống ở New Delhi. Chẳng mấy chốc sau khi tôi rời đi, Indira bị bắt giam. Bạn ấy trải qua một đêm trong phòng khóa chặt của cảnh sát, nhưng được thả ra sáng hôm sau bởi quan tòa địa phương.

 Krishnaji nghe tin tức bị nhốt giam của Indira ở London trên đài BBC, và ngay lập tức anh viết cho tôi để hỏi thăm về tình trạng của bạn ấy. Với những áp lực đang chồng chất chống lại bạn ấy và Sanjay, Indira viết cho Krishnaji; nhưng không nhân viên nào giúp đỡ bạn ấy, lá thư được dán tem và đi bằng đường bộ. Khi tôi gặp bạn ấy vào tháng tám, bạn ấy nói đã không nhận được thư trả lời của anh. Biết rằng Krishnaji phải trả lời, tôi viết cho anh để hỏi liệu lá thư có đến anh. Anh trả lời tức khắc; lá thư của bạn ấy đã không đến anh. Nó chỉ đến anh trễ hơn nhiều, khi anh quay lại Ấn độ; lá thư đã đề một địa chỉ mới gửi đến anh từ Brockwood. Thư của bạn ấy viết cho anh ngày 21 tháng sáu năm 1977, đọc như dưới đây:

Krishnaji kính mến,

 Pupul đã gửi cho tôi địa chỉ của anh.

 Tôi muốn viết nhưng tôi không biết viết điều gì.

 Tôi nghĩ rằng tôi đã có được một mức độ yên lặng nào đó bên trong tôi, nhưng rõ ràng nó không đủ cho loại áp lực mà lúc này tôi đang trải nghiệm. Tôi đã mỉm cười qua sự vận động dài lâu để vu khống tôi và gia đình. Việc này tiếp tục. Ngoài ra chúng tôi còn liên tục bị canh chừng, bị theo dõi và bị quấy nhiễu.

 

Bạn ấy tiếp tục nói về Sanjay và những đe dọa sẽ bị truy tố về những tội hình sự đang được tạo ra để chống lại cháu. Lá thư kết thúc, “Sanjay, mặc dù phải chịu đựng những gian khổ và nhục nhã – những khám xét bất ngờ nơi trú ngụ, điều tra của CBS và vụ ra tòa thực sự, đang cư xử bằng thái độ chững chạc và bình thản.”

Những người gần gũi với bạn ấy khi còn làm thủ tướng bắt đầu xa lánh, và bạn ấy bị tổn thương ghê lắm. Bạn ấy không biết tương lai sẽ như thế nào. Bạn ấy nhận biết chính phủ Janata tìm kiếm sự trả thù và sẽ dùng mọi phương cách để làm nhục nhã lẫn khủng bố bạn ấy. Bạn ấy sợ hãi cho Sanjay.

Krishnaji đến Ấn độ đầu tháng mười một. Từ Bombay anh sẽ đi đến Varanasi, nhưng tình trạng khan hiếm nước ở đó khiến anh phải hủy bỏ chuyến viếng thăm.

Căn hộ tầng trệt của tôi ở Dongersey Road, Malabar Hill, nơi Krishnaji sẽ ở khi đến Bombay, đang ở trong điều kiện tồi tệ do không sửa chữa. Ngày hôm trước khi anh đến, trát vữa từ mái nhà đã rơi gần giường ngủ của tôi, cách thân thể đang ngủ của tôi một chút xíu. Không thể nào sửa chữa kịp trước khi anh đến. Thêm vào sự thất vọng của tôi, vào buổi sáng anh đến những công nhân bắt đầu đào đường trước cổng nhà, và những cú điện thoại đến Municipal Corporation không thể ngừng họ lại. Thậm chí chẳng người nào có thể khuyên tôi về vấn đề ai chịu trách nhiệm, và tôi vô hy vọng. Thế là Krishnaji đến nhà khi trát vữa đang rơi, và một đường mương đang được đào phía trước cổng. Một thanh gỗ đã được đặt qua đường mương, và những cọc bằng gỗ chịu mái vòm cổng và hàng hiên phía sau nhà để cứu chúng không bị sụp.

Ngay sau khi anh đến, K bắt đầu đưa ra những câu hỏi về Indira. Anh bảo với tôi rằng trước khi anh rời Ấn độ tháng hai năm 1977, anh có một nhận biết bất thần trong đó anh nhìn thấy trước sự thất bại của Indira. Anh tiếp tục nói rằng bạn ấy sẽ đối diện những khó nhọc, khổ não, và bạo lực trong những năm trước mặt.

Vài ngày sau khi anh đến, tôi nhận được một cú điện thoại từ Delhi nói rằng Indira sẽ từ Bangalore đến Bombay với mục đích duy nhất là gặp Krishnaji. Nó sẽ là một viếng thăm riêng tư. Bạn ấy đến nhà và ra khỏi xe hơi, vui vẻ rằng phải “đi bộ qua miếng ván” để vào ngôi nhà nơi tôi sống. Bạn ấy trải qua trên hai tiếng đồng hồ cùng Krishnaji, trong khi tổng giám đốc cảnh sát, người ở đó vì những lý do an ninh, đứng chờ ngoài hàng hiên. Khi bạn ấy đi ra, bạn ấy dắt tôi qua một bên và bảo rằng Krishnaji đã yêu cầu bạn ấy ở lại một ngày khác, và bạn ấy đã đồng ý. Liệu bạn ấy có thể ở lại? Bạn ấy mong rằng sẽ không có nhiều rắc rối quá.

Ngay lập tức tôi đồng ý, mặc dù kèm theo lo lắng bên trong, và bắt đầu lập kế hoạch chi tiết. Khi tổng giám đốc cảnh sát nghe điều này, ông ấy rất kinh hãi. Ông ấy bảo với tôi rằng không thể cung cấp đủ an ninh để bảo vệ căn hộ này. Nó nằm trên tầng trệt, cùng nhiều của sổ đang mở ra đường. Ông ấy nài nỉ tôi thuyết phục bạn ấy quay lại Delhi. Ông ấy rất lo lắngsợ hãi thực sự. Đến lúc đó nhiều người lãnh đạo Quốc hội bắt đầu đến gặp bạn ấy. Tất cả họ chen chúc vào ngồi chờ trong phòng ngủ thứ ba, trong khi Indira gặp họ từng cá nhân nơi phòng khách.

Cuối cùng người ta sắp xếp rằng bạn ấy quay lại Delhi. Trước lúc đó người ta đã biết rằng Indira đang ở trong căn hộ, và những đám đông đã tụ tập phía bên ngoài. Buổi chiều tối trước khi bạn ấy rời đi, Indira ăn rất ngon miệng bánh mì sandwich dưa chuột và patodi, một món mặn tráng miệng Gujarat ngon bổ. Tôi lái xe đưa bạn ấy đến phi trường – máy bay trễ nhiều tiếng đồng hồ.

Mùa xuân năm 1978, tôi đi quanh Karnataka cùng Indira, thăm những ngôi đền và viếng maths hay tu viện. Chúng tôi dừng lại và ăn trưa tại Mulabidri, một trung tâm tôn giáo Jaina cổ xưa. Một sưu tập phong phú của những hình ảnh tirthankara thuộc tôn giáo Jaina được chạm khắc từ ngọc lục bảo, hồng ngọc, ngọc bích, pha lê, xà cừ, mã não, và những loại đá quý trung bình khác đã được mang ra từ những căn phòng được bảo vệ cẩn mật để cựu thủ tướng xem. Từ thế kỷ thứ mười, những thương nhân buôn bán ở vùng Viễn đông đã mang về cùng họ những châu báu được chạm khắc trong hình dạng của những vị thánh Jaina đang đứng để dâng tặng tại ngôi đền cổ xưa này.

Chúng tôi chấm dứt chuyến hành trình của chúng tôi tại Mercara trong một nhà nghỉ nằm trong những cái vườn và những cây to. Ở đây Indira sẽ viết quyển sách của bạn ấy Eternal India. Bạn ấy sẽ bàn luận về quyển sách này cùng chúng tôi và dành ra buổi sáng để viết; thỉnh thoảng bạn ấy sẽ thư giãn và nói chuyện. Viết quyển sách đã khơi dậy nhiều kỷ niệm, và cũng giúp bạn ấy đào sâu vào chính mình. Bạn ấy nói với tôi, “Khi tôi đi du ngoạn, tôi quan sát mọi thứ xảy ra, mọi thứ chạy qua chiếc xe của tôi. Xe hơi thường không có lò xo và rất khó chịu khi đi trên kuccha hay những đường nhỏ có bùn. Tôi quan sát làng mạc, cách người ta mặc, khuôn mặt của họ, những diễn tả của họ. Tôi luôn luôn quan sát. Như một đứa trẻ, tôi đầy sự tò mò, tôi thích thú mọi thứ: chim chóc, côn trùng, thú vật.” Bạn ấy ưa thích đi bằng chân trần, đặc biệt khi ở trong núi. Bạn ấy nói, “Gandhiji thường nói, ‘Đi chân trần bởi vì những người nghèo khổ không có giày,’ nhưng đối với tôi đi chân trần là để cảm giác quả đất, sự tiếp xúc của nó.”

Krishnaji quay lại Ấn độ vào đầu tháng mười một năm 1978. Anh không ngừng ở Delhi trên đường tới Varanasi. Từ đó anh đi về hướng nam đến Rishi Valley qua Calcutta. Khi ở Rishi Valley tôi nhận được một cú điện thoại từ số 12 Willingdon Crescent ở New Delhi rằng Indira đề nghị viếng thăm Rishi Valley và hy vọng gặp Krishnaji. Bạn ấy chưa bao giờ đến thung lũng, và nghĩ rằng một vài ngày ở đó sẽ nghỉ ngơi tốt. Bạn ấy vừa giành được một tuyển cử rất cực nhọc tại Chikmagelur, và những căng thẳng chồng chất khi ngày khai mạc Nghị viện đã đến gần.

Một ngày trước khi bạn ấy đến, tôi nhận được một cú điện khác nói rằng kiến nghị đặc quyền để trục xuất bạn ấy ra khỏi Nghị viện và bỏ tù bạn ấy dần dần đang được ủng hộ, và vài ngày kế tiếp sẽ nghiêm trọng lắm; dĩ nhiên, bạn ấy phải hủy bỏ chuyến đi. Từ Rishi Valley tôi đi máy bay đến New Delhi và có mặt ở Lok Sabha khi trận chiến xảy ra. Bạn ấy bị buộc tội bởi Nghị viện, bị trục xuất và bị bỏ tù cho đến khi Nghị viện chấm dứt khóa họp. Bạn ấy ở nhà tù Tihar một tuần lễ. Từ đó bạn ấy viết cho tôi vài hàng, nguệch ngoạc trên một miếng giấy bẩn nhàu nát:

Pupul thân mến,

Bạn trông bệnh lắm vào ngày hôm đó và tôi lo lắng cho bạn nhiều. Bạn lo sợ cho tôi – nhưng tại sao? Về thân thểtinh thần tôi khỏe lắm. Cơn ho và cảm lạnh của tôi đã đỡ nhiều. Tôi được bảo vệ an toàn (nó đúng là từ ngữ thích hợp nhưng cách viết chính tả lúc này tôi không chắc lắm) trong một doanh trại lớn chỉ có một mình cùng hai người canh giữ luân phiên chăm sóc tôi. Nơi này khá sạch sẽ nhưng bất tiện ghê lắm, những đồ đạc đều không dùng được và làm thô sơ. Họ đã làm một phòng tắm cho tôi và buổi sáng tôi có nước nóng. Chỗ này yên lặng và an bình. Tôi đang đọc sách và nếu hứng thú, có lẽ có thể viết được. Tôi đã mang theo một lô sách lặt vặt – tất cả đều là quà tặng sinh nhật.

 Yêu quý

 Indu.

Phải vội vã chấm dứt vì phần ăn của tôi đã đến.

Ngay sau khi bạn ấy được phóng thích, bạn ấy quyết định thăm Krishnaji ở Vasant Vihar, Madras. Những sắp xếp cẩn thận đều được thực hiện cho sự an toàn của bạn ấy. Bạn ấy sẽ ăn trưa cùng Krishnaji, nghỉ đêm tại State Rest House, và quay lại Delhi sáng hôm sau.

Phi trường là một nhóm đông người náo loạn đã chờ sẵn để tiếp đón bạn ấy. Bạn ấy bước xuống khỏi máy bay trông hơi hơi mệt mỏi. Bạn ấy đến từ Karnataka nơi những đảng phái đối nghịch đã tổ chức vài vụ ném đá hung tợn.

Krishnaji chờ tại hành lang và đưa bạn ấy vào phòng của anh trên tầng một của Vasant Vihar. Tôi ngồi chờ nơi phòng khách kế bên. Ít phút trước khi bạn ấy rời, anh mời tôi vào. Indira có đôi mắt buồn thảm, nhưng mỉm cười khi tôi vào. Sau một lúc, bạn ấy nói, “Krishnaji yêu cầu tôi bỏ chính trị. Tôi đã bảo với anh ấy rằng tôi không biết phải làm thế nào. Có hai mươi tám vụ tội phạm hình sự đang dựng lên để truy tố tôi.” Cô hướng về Krishnaji và nói rằng họ đã truy tố tôi một vụ là ăn cắp hai con gà, và một trát hầu tòa đang được gửi đến bạn ấy, bắt buộc trình diện để trả lời vụ buộc tội đó. Bạn ấy ngừng lại, tìm kiếm những từ ngữ đúng. “Tôi đã bảo với Krishnaji rằng tôi chỉ có hai lựa chọn, chiến đấu hay để cho họ hủy diệt tôi giống như một con vịt đang co mình lại.”

Tôi đưa bạn ấy đến căn nhà nhỏ của tôi, nơi bạn ấy rửa ráy và thư giãn trước bữa trưa và kể cho tôi về cuộc sống trong tù. Bạn ấy thức dậy lúc năm giờ sáng, tập thể dục, uống sữa nóng được mang đến chiều hôm trước bởi người con dâu Sonia, và quay lại giường đến bảy giờ. Sau đó bạn ấy tắm, và đọc sách. Mỉa mai thay, bạn ấy được giam tại cùng phòng trước kia đã được dành cho George Fernandes.[7] Luôn luôn có hai người canh giữ ở cùng bạn ấy. Phòng giam rất tồi tệ. Cháu Sonia mang cơm được nấu ở nhà cho bạn ấy. Những người coi trại giam chỉ cho phép bạn ấy một số sách giới hạn, một tình huống mà bạn ấy rất bực dọc. Bạn ấy không có tự-thương xót thuộc bất kỳ loại nào.

 Gần đến cuối nói chuyện bạn ấy nói, “Khi tôi gặp Krishnaji ở Delhi năm 1976, anh hỏi tôi liệu tôi nhận ra rằng nếu tôi hành động đúng đắn, tôi sẽ phải đối diện với những hậu quả? Họ sẽ cố gắng hủy diệt tôi.”

 Lúc một giờ, chúng tôi quay lại ngôi nhà để dùng bữa trưa. Ngoài Indira và Krishnaji, còn có Mary Zimbalist. Krishnaji đảm trách chức chủ nhà. Thật ấm lòng khi thấy những lịch sự tinh tế khi anh làm tròn vai trò của anh; anh chú ý đến điều gì bạn ấy nói, theo dõi cách thức ăn được bầy biện, bàn luận những tình hình quốc tế, nói về những vấn đề đang thách thức nhân loại.

 Trong bữa ăn Mary Zimbalist hỏi Indira, “Trong tù ra sao?”

 “Không dễ chịu lắm,” câu trả lời tức khắc. Indira kể rằng họ đã cho một cái giường bằng gỗ, nhưng không có nệm. Bạn ấy đã phải sử dụng những cái mền để che ánh sáng từ những của sổ cài then ngang. Bạn ấy đã nhận được hai điện tín khi ở tù, từ những người vô danh. Lá thư đầu nói, “Sống thanh đạm nhé”; lá thư còn lại khuyên bạn ấy đếm những song sắt nơi cửa sổ. Thật ra bạn ấy đã đếm chúng.

 M. S. Subbulakshmi, một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất thuộc loại nhạc carnatic của Nam Ấn, một phụ nữ mà giọng hát du dương hòa hợp cùng sự thanh cao, sẽ tổ chức một hòa nhạc cho Krishnaji tại Vasant Vihar chiều tối đó, và anh mời Indira. Bạn ấy trả lời rằng bạn ấy có nhiều cuộc họp vào buổi chiều, nhưng sẽ cố gắng đến nếu có thể thu xếp xong sớm.

 Nhiều người đã đến nghe nhạc. Krishnaji đang ngồi mỏng manh trên sàn nhà phía sau vài hàng ghế đầu, và có những cái ghế dựa vào tường. Subbulakshmi đang hát khi Indira đến, và ngồi xuống một cái ghế trống gần cửa ra vào. Thấy bạn ấy, tôi đứng dậy và ngồi trên cái ghế bên cạnh bạn ấy. Tôi có thể thấy mọi người trong phòng nhận biết được sự hiện diện của bạn ấy và đang nhìn soi mói. Krishnaji đã biết bạn ấy đến, nhưng ngồi bất động. Sau khoảng một tiếng đồng hồ, bạn ấy đứng dậylặng lẽ lẻn ra nơi cửa hông. Tôi theo sau bạn ấy và thấy anh đang chờ. Anh đã thấy bạn ấy ra về và mau lẹ đi tới hành lang, để chào tạm biệt. Anh rất ân cần, cầm tay bạn ấy, và nói, “Au revoir, Madame. Giữ gìn sức khỏe. Chúng ta sẽ gặp lại.”

 Sự đàn ápquấy nhiễu Indira và gia đình bạn ấy năm 1979 sẽ trở thành ảnh hưởng ngược lại. Sau khủng hoảng, con người của Ấn độ đã phản đối bạn ấy, nhưng họ không chuẩn bị để thấy Indira bị làm nhục. Đối với họ, bạn ấy là con gái của Jawaharlal, can đảm vượt sức tưởng tượng. Một buổi chiều sau thất bại của bạn ấy, bạn ấy đã bảo với tôi rằng bạn ấy là người tiếp tục sống sót. Sống đã trở thành quá khắc nghiệt trong thời niên thiếu của bạn ấy đến độ những đặc tính cần thiết cho sự sống còn đã phát triển bên trong bạn ấy. Bạn ấy có thể chịu đựng được những khó nhọc, túng thiếu, và sống một sống kham khổ. Bản năng sinh tồn này đã khiến cho bạn ấy loại bỏ những gì không cần thiết và phát triển những khả năng cần thiết để gặp gỡ sự nguy hiểm; nó giúp cho bạn ấy có thể nhận biết được sự thay đổi tâm trạng trong những con ngườiẤn độ. Kèm theo việc chính phủ Janata[8] đang tan rã, là người chính trị sắc sảo và có tầm nhìn sâu sắc, bạn ấy hành động mau lẹ. Bạn ấy thực hiện những chuyến đi quanh quốc gia, nói chuyện tại những họp mặt nhỏ hay lớn. Ba năm trường bị khủng bố, bị cô lập, thấy mọi người phản bội bạn ấy vì sợ hãi hay vì lợi lộc, bị lùng bắt và phải vận dụng tất cả những giác quan để bảo vệ mình và người con trai, đã dạy cho bạn ấy sự cảnh giácthận trọng. Trước thời gian Krishnaji trở lại Ấn độ vào cuối năm 1977 những bầu cử đã được tuyên bố. Bạn ấy viết cho anh một lá thư, bày tỏ không thể viếng thăm anh được, bởi vì bạn ấy phải đi lại liên tục.

 Tôi đang ở trên máy bay đến Delhi khi nghe được tin tức bầu cử: Bạn ấy đã giành được một đa số tuyệt đối. Sáng hôm sau tôi đến gặp bạn ấy. Những vật chướng ngại đã được dựng lên quanh số 12 Willingdon Crescent và những đám đông người đang lảng vảng chung quanh. Bạn ấy ôm chầm tôi và hai mắt đẫm lệ. Mặc dù bạn ấy đã biết trước xu thế chính trị đang ủng hộ bạn ấy, cơn choáng váng của chiến thắng phải cần thời gian nào đó để lắng xuống.

 Tôi đi đến Bombay, và Krishnaji đến đó ngày hôm sau. Chúng tôi nói về Indira và tương lai của bạn ấy. Một buổi sáng anh gọi tôi đến phòng; trông anh rất nghiêm trọng và yên lặng. Chúng tôi ngồi yên lặng. Sau đó anh bảo với tôi rằng Indira sẽ gặp phải đau khổ vô cùng trong những năm tới và tôi nên ở Delhi càng nhiều càng tốt. Anh nói, “Có một trùng hợp lạ lùng rằng bạn nên tiếp cận thật gần gũi với một người đứng ngoài giống như tôi và đồng thời cũng là một người bạn của thủ tướng. Hãy rất cảnh giác cho chính bạn. Những tình huống như thế chính xác không xảy ra. Tại sâu thẳm, hãy nhận biết mọi suy nghĩ và hành động.” Những từ ngữ của anh xuyên thủng thật sâu, dẫu rằng tôi không thể trả lời anh. Tôi hiểu rằng anh nhận biết sự tối tăm đang lan tỏa quanh con người Indira, nhưng anh không nói về nó.

 Tôi bắt đầu đều đặn đi đến Delhi từ đầu tháng hai, mặc dù tôi không đảm đương bất kỳ công việc nào trong chính phủ mãi đến cuối tháng chín. Tháng giêng tôi đến Kashmir, ở với Governor L. K. Jha, khi tin tức đến qua điện thoại rằng Sanjay đã bị thương nặng trong một tai nạn máy bay. Tôi đi máy bay đến Delhi ngay tức khắc. Trên máy bay tôi gặp Dr. Karan Singh, người bảo với tôi rằng anh có sự khẳng định từ Delhi rằng Sanjay đã chết. Krishnaji gửi một điện tín, mà sau đó tôi chuyển cho Indira.

 Tôi đã viết cho Krishnaji về tin tức của Indira và bi kịch. Anh trả lời ngay tức khắc từ Gstaad: “Phải là một kinh hoàng cho bạn ấy và tôi hy vọng bạn ấy đang hồi phục.” Tôi đã gợi ý rằng anh nên viết cho bạn ấy về cách đối diện với chết. Anh trả lời, “Tôi vừa trả lời câu hỏi đó trong gặp gỡ trước công chúng. Tôi cảm thấy không đúng đắn khi gửi cho bạn ấy một lá thư về gặp gỡ chết. Tôi có thể nói chuyện với bạn ấy, mà sẽ hoàn toàn khác hẳn một lá thư viết tay. Tôi hy vọng bạn hiểu rõ điều này.”

 Khi ngày tháng trôi qua, thân thể của Indira, mà đã vững vàng vượt qua sự kinh hoàng về cái chết của Sanjay bằng một cái lưng thẳng băng và hai mắt khô ráo, bắt đầu phơi bày sự khổ não của nó. Hai môi của bạn ấy, mà trong những năm đầu đời mâu thuẫn với sự ấm áp của hai mắt, đã mất đi mọi ương ngạnh. Tóc của bạn ấy đã trở nên bất trị, được chải ngược sau trán; bước chân của bạn ấy đã di chuyển nặng nề.

 Bạn ấy bắt đầu nhận được mọi loại điện tín và thư từ chứa đựng những lời tiên đoán về thảm họa và nguy hiểm của Rajiv. Vài người chiêm tinh còn khẳng định đã tiên đoán đúng ngày chết của Sanjay, nhiều tháng trước. Chắc chắn, những tiên đoán mới mẻ được gửi đến bạn ấy với mục đích làm suy sụp tinh thần. Tôi đề nghị bạn ấy nên ném tất cả chúng ra ngoài cửa sổ. Bạn ấy do dự. Sau đó đầy đau khổ bạn ấy nói, “Nếu tôi chết, điều đó cũng đúng thôi, tôi đã trên sáu mươi tuổi và đã sống một sống đầy đủ. Nhưng Sanjay còn quá trẻ.” Chúng tôi ngồi tại bàn ăn tối, Rajiv trông nghiêm nghị, Sonia rơi lệ, người góa phụ trẻ của Sanjay là Maneka vắng mặt. Indira đứng dậy, nói rằng bạn ấy có bốn tiếng đồng hồ làm việc tối đó. Khi bạn ấy đi ra cửa, hai vai của bạn ấy mệt mỏi, thân thể rũ xuống, trông bạn ấy già nua và xương cốt muốn vỡ vụn.

 Krishnaji đến từ Brockwood vào đầu tháng mười một năm 1980. Từ Madras anh đi Colombo, Sri Lanka, nơi anh sẽ có bốn nói chuyện. Đến tuần lễ thứ tư của tháng mười một Krishnaji ở Rishi Valley. Những thành viên của American và British Foundation đã đến thung lũng để tham dự một gặp gỡ kết hợp sẽ xảy ra sau đó ở Madras. Tháng mười hai, tôi nhận được một điện tín rằng Indira Gandhi sẽ thăm Krishnaji tại Rishi Valley cùng Rajiv và Sonia và con cái của họ Rahul và Priyanka. Krishnaji lạ lùng khi thấy một thủ tướng mà phải đi xa như thế để thăm anh và nhìn ngắm thung lũng. Anh kể cho tôi về chất lượng đặc biệt của những cảm giác anh dành cho bạn ấy. Đã gần hai năm kể từ lần đầu tiên anh gặp bạn ấy. Trong suốt thời gian đó bạn ấy đã nếm được chiến thắng vĩ đại lẫn đau khổ tàn phá của sự mất mát đột ngột người con trai.

 Thủ tướng đã đưa ra những chỉ thị rằng đây là một viếng thăm riêng tư và rằng bạn ấy không muốn những bộ trưởng lẫn những người đại diện khác của chính quyền tụ họp đông nghẹt nơi khuôn viên. Bạn ấy cũng ra lệnh cho nhân viên an ninh phải ở ngoài khuôn viên, bởi vì bạn ấy hiểu rằng Krishnaji nhạy cảm với súng ống và những bộ đồng phục. Người quận trưởng và nhân viên cảnh sát bị thất vọng lắm. Cảnh sát phải có mặt ở đó, nhưng họ phải được xếp đặt như thế nào để không ai trông thấy. Nó liền trở thành một trò chơi của tìm kiếm những bụi rậm thích hợp để che giấu – thậm chí một thanh tra cảnh sát vạm vỡ còn phải che giấu thân thể của ông ấy phía sau một cây bạch đàn mảnh khảnh. Gần năm trăm nhân viên an ninh được che giấu quanh khuôn viên.

 Máy bay của Indira hạ cánh tại một dải đất được dọn quang cách khuôn viên vài dặm. Tôi vào xe của bạn ấy và chúng tôi đi đến cổng của Rishi Valley, nơi dân làng, trẻ em của trường, và những giáo viên đã tụ tập, cùng những vòng hoa. Bạn ấy ngừng xe, ra ngoài, và hòa lẫn cùng họ.

 Tôi đưa bạn ấy đến gặp Krishnaji, đang chờ trên bậc cửa của Guest House cũ. Họ dành ra vài phút cùng nhau; sau đó, khi Krishnaji quay lại phòng của anh, chúng tôi lái xe đưa bạn ấy quanh khuôn viên. Chúng tôi chỉ cho bạn ấy những tòa nhà trường học, nông trại, những cánh đồng lúa, trường làng. Bạn ấy rất chăm chú, quan sát cây cối, những hoa màu trù phú, và những căn nhà của công nhân. Chúng tôi ngừng tại khu nhà nghỉ của trẻ em nhỏ tuổi và bạn ấy xuống xe nói chuyện với các em. Bạn ấy không bình phẩm, nhưng tôi có thể thấy rằng bạn ấy bị ấn tượng lắm. Tại cuối chuyến đi xe chúng tôi đến tòa nhà hội họp, nơi bạn ấy và Rajiv trồng những cây si.

 Sau khi trồng cây, chúng tôi vào sảnh. Krishnaji lặng lẽ đi vào và ngồi cạnh Indira. Có sự yên lặng tuyệt đối. Tiếp theo, bằng một ngữ điệu hoàn hảo, trẻ em hát bằng tiếng Phạn slokas. Khi các em hát xong, Krishnaji quay về Indira và mời bạn ấy nói. Bạn ấy nói rằng bạn ấy không thể làm như thế trước Krishnaji. Thế là, anh đi và ngồi kiết già trên bục thấp và nói một vài từ ngữ cùng các em. Khi anh nói xong, bạn ấy cởi giầy và bước lên bục, ngồi xuống, và thực hiện một nói chuyện đơn giản, ngắn gọn.

 Sau đó, bạn ấy đi bộ cùng Krishnaji đến Guest House cũ. Tôi đi sau cùng gia đình bạn ấy. Trà, dosas, và jalebis được phục vụ trong không gian trống và rộng gần phòng của Krishnaji. Rishi Konda được che giấu bởi những cây cao, những nhánh của nó tạo thành khung và thậm chí còn len vào khoảng không gian trống. Parameswaran, người đầu bếp chính của Rishi Valley, nổi danh về món dosas của ông, và cả Indira lẫn gia đình bạn ấy ăn chúng rất ngon. Krishnaji nhận thấy rằng bạn ấy cần rửa những ngón tay và nhờ Parameswaran lấy một cái tô rửa. Không có loại tô rửa như thế ở đây, vì vậy một cái đĩa soup được mang vào và Indira rửa bàn tay của bạn ấy. Krishnaji nhìn tôi; Indira biết được cái nhìn và mỉm cuời.

 Sau đó bạn ấy xin phép được nói chuyện riêng với Krishnaji, và anh đưa bạn ấy đến phòng của anh. Rajiv và Sonia đi thăm trường học, trong khi Rajesh Dalal đưa những đứa trẻ đi dạo núi. Indira ở cùng Krishnaji một khoảng thời gian. Sau đó họ dạo bộ qua vùng quê. Lực lượng an ninh được giấu giếm phía sau những lùm cây trên lộ trình họ sẽ theo. Họ dạo bộ qua những cánh rừng trồng xoài, hướng về Rishi Valley; mặt trời đang lặn đằng sau quả đồi, và bầu trời thay đổi dần dần. Indira theo kịp dễ dàng và Krishnaji đang đi nhanh.

 Buổi chiều có một hòa nhạc tại cây bồ đềtiếp theo một bữa ăn tối dưới ánh trăng. Indira cảm thấy thanh thản, kể những giai thoại, và tham gia tự nhiên trong nói chuyện. Tôi đã sắp xếp phòng của bạn ấy khá chu đáo – một cửa sổ mở về hướng Rishi Konda, được trông thấy qua những cây nhỏ và đám cỏ hoa dại. Bạn ấy nhận thấy những cái cây nhỏ và quả đồi và bầu không khí được sáng tạo trong căn phòng, và bình phẩm về sự an bình và sự yên lặng vô hạn trong thung lũng. Sáng hôm sau, bạn ấy ăn sáng cùng Krishnaji.

 Trong mười tám tiếng đồng hồ bạn ấy ở Rishi Valley, một từ bi bất biến tuôn trào từ Krishnaji, bao bọc Indira. Tôi không hiểu liệu bạn ấy nhận biết những năng lượng không-thời gian tỏa ra từ anh, đang chữa trị thân thể và cái trí. Một ngữ cảnh Rig Veda nói về nơi đó “Nơi Oshadies hay những thảo mộc và những cây nhỏ được tìm thấy, ở đó con người thông minh là người chữa trị, khỏi xấu xa và bệnh tật.”

 Tôi theo cùng bạn ấy về Delhi. Bạn ấy ngủ say trên máy bay mà không thức giấc. Nó có vẻ là một giấc ngủ chữa trị.

 Indira đã mang theo bên trong bạn ấy những yên lặng và từ bi của thung lũng. Thật mau lẹ, nó đã trở thành hiển nhiên rằng những giác quan của bạn ấy đang nhạy bén lại. Một cái nhìn nhạy cảm, trong sáng đang thay thế khuôn mặt bị tàn phá. Bước chân của bạn ấy đã nhẹ nhàng hơn và hai vai của bạn ấy thẳng.

 

 

_________________________________________________

 

CHƯƠNG 31

“Đừng giữ lại những kỷ niệm của bạn ấy trong cái trí của bạn,

việc đó níu kéo bạn ấy lại quả đất này. Hãy thả cho bạn ấy đi.”

 

K

rishnaji quay lại Delhi qua Lufthansa ngày 26 tháng mười năm 1981; anh đã bị bệnh và rất yếu ớt. Asit theo cùng anh. Tổng thống của Ấn độ, Shri Sanjeeva Reddy, một học sinh cũ của Rishi Valley, đã gửi một lá thư qua một trong những người phụ tá đề nghị rằng Krishnaji ở cùng tổng thống khi anh ở Delhi. Bệnh tật của anh đã được giải thích cho tổng thống và người ta quyết định rằng tổng thống sẽ đãi một bữa ăn trưa cho Krishnaji trong khi anh ở Delhi.

 Một ngày sau khi anh đến, Krishnaji bắt đầu nói với tôi về Indira. Anh muốn biết bạn ấy có loại cái trí nào. Liệu có ý thức của toàn cầu trong bạn ấy? Liệu bạn ấy nhận biết được sự khủng hoảng đang thách thức nhân loại? Tôi trả lời rằng tôi cảm thấy bạn ấy có một ý thức của toàn cầu và có thể thấy những vấn đề trong một tổng thể. Tiếp theo Krishnaji hỏi liệu bạn ấy có thể không còn là người quốc gia. Tôi nói, không, bạn ấy không thể như thế và vẫn còn là thủ tướng. Sau đó anh bắt đầu nói về cuộc chạy đua vũ trang. Anh phiền muộn rất nhiều về những nguy hiểm mà nhân loại sẽ gặp phải. Anh cũng có những tiên đoán về Indira. Đang có sự gia tăng thoái hóa và bạo lực ở Ấn độ, và bạo lực sẽ tăng mau hơn. “Liệu bạn ấy có thể hành động và kiểm soát nó?” Anh hỏi. “Bạn ấy rất mong manh.”

 Tiếp theo tôi hỏi anh, tại sao, trong nhiều năm qua, anh đã quá quan tâm đến Indira. Anh tìm thấy gì trong bạn ấy? Anh dò dẫm, chất vấn chính anh, và nói đó là một nghi vấn mới mẻ; anh có vẻ bị khích động bởi nó. Anh đã giữ bạn ấy trong ý thức của anh trong một khoảng thời gian. Anh cảm thấy anh có thể yên lặng hiệp thông cùng bạn ấy. Chúng tôi bị ngắt ngang, và bàn luận vẫn còn chưa xong.

 Indira mời Krishnaji dùng trà, và đang chờ anh ngoài hành lang. Họ ở cùng nhau hai tiếng đồng hồ, và cuối cùng bạn ấy đến phòng ăn, nơi tôi đang chờ cùng Sonia và Maneka, và hỏi giờ. Khi bạn ấy nghe nói đã bảy giờ ba mươi, bạn ấy cười và nói bạn ấy đã mất đi dấu vết của thời gian và đã lỡ một cuộc họp. Bạn ấy đưa con cái vào phòng và chúng được giới thiệu cho Krishnaji. Chốc lát sau, Indira đến cửa và tiễn chúng tôi ra về. Krishnaji rất yên lặng trên đường trở về. Sau đó, anh sẽ bảo với tôi rằng anh đã cảm thấy sự căng thẳng vô cùng trong nhà; những cảm xúc mạnh mẽ bị đè nén và sự hận thù âm ỉ nào đó. Anh đã hỏi Indira liệu có những vấn đề gì trong gia đình, và bạn ấy trả lời, “Những cãi cọ thông thường, như trong mọi gia đình.” Nhưng Krishnaji không thỏa mãn. Anh cảm thấy có sự bạo lực và cái gì đó rất sai trái trong bầu không khí.

 Ngày 2 tháng mười một chúng tôi đến dùng bữa trưa tại Rashtrapati Bhavan, nơi cư ngụ của tổng thống. Achyut, Narayan, Nandini, và tôi theo cùng Krishnaji, mặc một dhoti viền đỏ và một kurta được làm bằng một tussar[9] xe bằng tay xù xì có màu vỏ cây lạt. Một angavastram thả trên vai của anh. Cao, lưng thẳng, yên lặng, cùng thái độ nghiêm túc và hai mắt long lanh tỏa từ bi, đó là một bậc hiền nhân tỏa sáng đang đi vào biểu tượng của uy quyền này. Tổng thống, Sanjeeva Reddy, tiếp đón Krishnaji bằng sự kính trọng vô cùng, bởi vì đó là truyền thống của quốc gia này. S. Venkataraman, người đã biết Krishnaji trong nhiều năm, bắt đầu một nói chuyện. Indira đi vào vài tích tắc sau. Giống như một thiếu nữ lanh lợi, hai mắt sáng lên, bạn ấy chạy đến chào hỏi Krishnaji.

 Tại bữa ăn trưa, bạn ấy quả quyết nói chuyện với Krishnaji bằng tiếng Pháp. Tiếng Pháp của Krishnaji rất hoàn hảo, và có một hiểu biết rộng trong anh gây hài lòng cho bạn ấy. Bạn ấy nhận thấy rằng tổng thống bị kích thích và rất tò mò. Tổng thống cứ nghiêng người lắng nghe và có vẻ thất vọng, bởi vì không thể hiểu rõ điều gì đang được nói. Sau bữa trưa Krishnaji được tổng thống tiễn về tại cửa của Rashtrapati Bhavan. Đó là một dịp giải lao vui vẻ không thể quên được.

 Krishnaji quay lại Delhi từ Varanasi vào đầu tháng 12 năm 1981. Indira đến ăn tối tại nhà. Nó là ngày của thảm kịch Qutub Minar; một xô đẩy đột ngột của một nhóm học sinh trong cầu thang xoắn ốc của Qutub (một tháp chiến thắng được xây dựng tại thế kỷ thứ mười hai bởi người cai trị Qutbudin Aibak), và bốn mươi em học sinh đã bị chết. Bạn ấy đã đến thẳng đây từ hiện trường của tai nạn, từ sự kinh hoàng của những thân thể bị cắt nát và những cha mẹ điên loạn vì đau khổ. Mặt của bạn ấy căng ra và gầm gầm, hai mắt sa sầm. Bạn ấy ở cùng anh trên một tiếng đồng hồ. Khi họ ra ngoài để dùng bữa tối, mặt của bạn ấy đã dịu bớt, mặc dù hai mắt vẫn còn hằn sâu sự đớn đau của việc gì bạn ấy đã nhìn thấy.

 Nói chuyện tại bữa ăn chuyển về những việc xảy ra kỳ quái ở Ấn độ vượt khỏi sự nhận biết của con người. Krishnaji kể một câu chuyện vào đầu những năm 1920, khi anh và Nitya ở Varanasi. Một người đàn ông nghèo khổ đi vào khuôn viên nơi họ đang sống. Sau khi nói chuyện rất lâu với họ, ông ấy đã xin một tờ báo và đặt nó ở xa xa. Tiếp theo ông ấy bảo Krishanji cứ nhìn vào tờ báo. K nhìn cho đến khi nó nhỏ hơn và nhỏ hơn và cuối cùng biến mất. Người thực hiện ma thuật không nhận bất kỳ đồng bạc nào cho việc làm này, và đi khỏi.

 L. K. Jha nói rằng ở Darbhanga, nơi anh ấy được nuôi nấng, có một thầy tantrik mà là đạo sư của gia đình. Sau một vụ trộm đạo sư đã gọi L. K., lúc đó là một cậu bé, và thả một giọt thuốc nhỏ mắt trên ngón cái của cậu. Vị tantrit bảo cậu nhìn chú ý vào giọt thuốc. Khi L. K. nhìn, màu đen biến mất và cậu thấy một người đàn ông đi về hướng một đống cỏ khô để giấu cái gì đó. Người đàn ông quay lại, và cậu thấy khuôn mặt rất rõ ràng. Sau đó, cậu diễn tả khuôn mặt cho thầy tantrit, tên ăn trộm bị bắt giữ, và vật đó được tìm thấy trong đống cỏ.

 Indira kể cho chúng tôi một câu chuyện xảy ra tại số 12 Willingdon Crescent. Narain Dutt Tiwari (người trở thành bộ trưởng chính của Uttar Pradesh) đưa một người đàn ông mặc một kurtadhoti đơn giản đến gặp Indira. Ông ấy được gọi là “Balti Baba” hay “Thánh xô nước.” Ông ấy xin một xô có nước và đề nghị Indira viết một câu hỏi trên tờ giấy. Vì bạn ấy ngần ngừ, Narain Dutt Tiwari viết ra một câu hỏi bằng tiếng Hindu, gấp nó lại và đặt nó dưới cái xô. Sau đó Balti Baba xin một miếng giấy sạch khác và chút sữa. Miếng giấy được đặt trong nước bên trong cái xô và sữa được đổ ra trên nước và miếng giấy. Họ chờ khoảng hai phút. Sau đó miếng giấy được lấy ra khỏi nước. Chữ viết bằng tiếng Hindi đã biến mất cả hai mặt. Mặc dù bị nhòe, đọc nó rất dễ và đã cho một câu trả lời liên quan đến câu hỏi. Balti Baba kể rằng siddhi hay khả năng này đã đến với ông ấy mà không cần thực hành bất kỳ những tham thiền nào. Nó là ý muốn của nữ thần và có thể biến mất dễ dàng như nó được trao tặng cho ông ấy. Ông ấy khiêm tốn về những khả năng của ông ấy và lặp lại rằng ông ấy chẳng có trách nhiệm gì cho việc gì đã xảy ra.

 Rồi đến phiên tôi. Tôi kể lại những xảy ra lạ lùng ở Himmat Nivas, Dongersey Road, khi Krishnaji đang ở đó như khách của tôi. Một buổi sáng hai người đàn ông mặc áo cà sa gõ cửa. Một người đã già và phải bước đi nhờ một cây gậy; người khác còn trẻ tuổi. Người trẻ nói rằng họ đến từ Rishikesh và đang hành hương đến Rameswaram. Khi họ đang đi trên Ridge Road ở Bombay, sannyasi già, nổi tiếng vì những thấu triệt của ông ấy, cảm thấy sự hiện diện của một Đấng Vĩ đại trong vùng lân cận. Ông ấy đã đến ngôi nhà này, sự hiện diện của Đấng Vĩ đại đang soi sáng con đường cho ông ấy. Ông ấy bảo với tôi rằng ông ấy muốn gặp Đấng Mahatma đã ở trong nơi này. Vì biết Krishnaji rất quan tâm đến chiếc áo cà sa, tôi mời họ vào nhà và nói với Krishnaji, ngay tức khắc anh ra khỏi phòng và ngồi cùng họ trên một tấm thảm.

 Krishnaji cầm tay vị sannyasi già. Họ ngồi yên lặng một lúc, sau đó người đàn ông già quay về phía tôi và nói, “Con gái, lấy giùm tôi chút nước.” Tôi mang lại một chai nước và vài cái ly. Sau đó ông ấy yêu cầu tôi lấy một thali, một bình chứa bằng kim loại, và đổ nước qua hai bàn tay của ông ấy để cho nó chảy xuống bình. Sau đó ông ấy bảo chúng tôi hớp một ngụm nước. Ngạc nhiên thay, Krishnaji uống nó; thali được chuyền quanh và mọi người đều làm một ngụm nước. Nó là nước đơn thuần. Tiếp theo sadhu vị thánh khổ hạnh yêu cầu tôi đổ hết nước trong thali đi và lại đổ nước qua hai bàn tay của ông ấy xuống thali. Ông ấy lại yêu cầu chúng tôi hớp một ngụm; và khi tôi nếm nước đó, tôi phát giác nó có mùi thơm và có hương vị của nước hoa hồng. Không ai bình phẩm.

 Sau đó sannyasi già hướng về tôi và nói, “Dakshina do, Cho tôi của bố thí.” Tôi cảm thấy bục bội; nhưng bởi vì Krishnaji, đang quan sát rất chú ý, hiện diện ở đó, tôi thấy rằng tôi không thể từ chối. Thế là tôi đưa cho ông ấy 50 rupees. Ông ấy nói, “Không, cho tôi 100.” Đến lúc này, tôi rất tức giận và cảm thấy tôi đang bị lừa bịp; tôi thấy rằng Krishnaji đang nhìn tôi. Thế là tôi cho người đàn ông già 100 rupees. Khi tôi đưa nó, sannyasi già trả lại tiền, nói, “Nhận lại nó, con gái. Ta đang thử ngươi.” Ngay tức khắc, nền quá khứ Ấn độ của tôi đáp lại. Tôi nói với ông ấy rằng một lần dakshina được trao đi, nó không thể được nhận lại.

 Sadhu già nói, “Ta rất hài lòng với con, hãy xin bất kỳ điều gì ngươi ao ước.” Lời đề nghị kinh hãi quá. Tôi trả lời, “Không có gì tôi ao ước cả.” Thánh sadhu già ban phước cho tôi, sau đó hướng về Sunanda. “Ngươi không có con cái – hãy xin một đứa con.” Đúng sự thật là em đang mong một đứa con, nhưng em cũng trả lời, “Swamiji, con không muốn gì cả.” Sau đó vị thánh hướng về Balasundaram và nói, “Ngươi cũng không có con. Cầu xin đi.” Balasundaram kinh ngạc và lắc đầu. Krishnaji quan sát bằng chú ý mãnh liệt.

 Và lúc này sannyasi hướng về Krishnaji, gập người xuống, xin phước lành của anh, bày tỏ sự thành kính của ông ấy, và xin phép tiếp tục chuyến hành hương. Sau khi hai swami áo cà sa đi khỏi, Krishnaji quay về phía tôi và hỏi, “Bạn có nếm nước hoa hồng không?” Tất cả chúng tôi đều nói rằng chúng tôi cảm thấy mùi thơm và hương vị của nó. Krishnaji nói, “Ông già thực hiện nó bằng cách nào? Tôi quan sát ông ấy rất cẩn thận. Ông ấy không thể bỏ bất kỳ thứ gì vào nước.”

 Indira nán lại sau bữa tối, miễn cưỡng phải rời. Nhưng trễ quá rồi, và bạn ấy tạm biệt Krishnaji rồi về nhà. Anh mỉm cườicảm thấy hạnh phúc cho bạn ấy.

 Indira viết cho Krishnaji tháng giêng năm 1982. Lá thư đi lạc, và bạn ấy viết lại vào tháng bảy:

Krishnaji kính mến,

Pupul đã gửi cho tôi lá thư của anh đề ngày 21 tháng sáu. Tôi xin lỗi vì lá thư trước không đến anh. Rõ ràng, người Anh không thực hiện đúng hình ảnh về sự hiệu quả mà họ đã tuyên truyền ở Ấn độ.

Không có gì quan trọng trong lá thư cả. Chỉ là sự biết ơn sâu thẳm của tôi về sự quan tâm của anh và ngay lúc này tôi cần đến nó lắm. Đây là một thời điểm rất buồn bã. Liệu thế giới đã đến một kết thúc? Càng ngày càng nhiều người đang nhận ra điều gì sai trái và điều gì có thể được làm. Tuy nhiên, chúng ta trôi giạt trong phương hướng đối nghịch. Một nhúm người có quyền hành gây ảnh hưởng những sống của tất cả hàng triệu nguời đang cư ngụ trên quả đất này. Cũng vậy vài người tự-bao bọc chính họ và điều gì họ nghĩ rằng những lợi ích lập tức dựa vào thời giankhông gian, và nhiều người lại sẵn lòng bị xô đẩy trong ảo tưởng rằng họ được tự do và đang hướng dẫn những sống riêng của họ. Thế giới cần tinh thần từ biphương hướng của anh để nhìn vào chính họ và sự can đảm để hành động theo đó.

 Cùng sự kính trọng vô cùng.

 Kính mến,

 Indira

 Indira sẽ viếng thăm nước Mỹ. Trước khi đi, bạn ấy cùng gia đình có một kỳ nghỉ ngắn ở Kashmir. Làn sóng tuyệt vọng đã tan biến. Bạn ấy viết cho tôi, “Tôi đưa gia đình đến nghỉ ở Kashmir vài ngày. Thật ra chỉ có nguyên một ngày được gọi là nghỉ ngơi và thư giãn nhưng nó là một thay đổi tuyệt vời. Chúng tôingoài trời tại Dachigam – một khu bảo tồn động vật hoang dã, đi bộ nhiều, đuổi theo những con gấu hoang trong rừng. Ngoài ra, vẻ đẹp của thung lũng trong chính nó là một liều thuốc bổ. Tôi có hai gặp gỡ ngắn với Pandit Laxman Joo. Lần đâu tiên, ông ấy cho tôi bánh mì Paratha thông thường của ông ấy và nhiều con chim chào mào đến đậu trên vai và đầu gối của tôi để chia sẻ nó.”

 Đầu tháng mười một năm 1982, Krishnaji quay lại New Delhi. Anh sẽ gặp lại Indira tại bữa ăn tối ở số 11 Safdarjung Road. Rajiv theo cùng mẹ. Thoạt đầu bạn ấy đã kể với tôi rằng, suốt vài tuần vừa qua, bạn ấy không ngủ được và thức dậy giữa hai hay ba giờ mỗi sáng, cùng một cảm giác lo lắng lạ lùng. Có những đồn đại ở Delhi rằng những đối thủ của bạn ấy đã thực hiện mọi loại âm mưu hiểm độc và nhờ vả những nghi lễ ma thuật xấu xa để hủy diệt bạn ấy. Suốt ba đêm bạn ấy đã nằm mơ thấy một mụ phù thủy già gớm guốc tìm cách hãm hại bạn ấy nhưng không thành công, bởi vì một con người tỏa sáng có một bộ râu quai nón đang bảo vệ bạn ấy.

 Indira muốn gặp lại Krishnaji trước khi anh rời Delhi ba ngày sau. Sắp xếp gặp gỡ rất khó khăn, bởi vì Krishnaji đang thực hiện những nói chuyện trước công chúng vào hai ngày kế tiếp. Cuối cùng nó được quyết định rằng anh sẽ đến gặp tại nơi ở của bạn ấy sau nói chuyện cuối cùng của anh ngày Chủ nhật. Chúng tôi rất ngạc nhiên, bởi vì anh không bao giờ đi đâu cả sau một nói chuyện.

 Indira chờ anh chiều Chủ nhật đó. Trong suốt nói chuyện của họ, bạn ấy nói rằng sự lo lắngđánh thức bạn ấy mỗi đêm không còn nữa và những giấc mơ cũng thế. Bạn ấy có thể ngủ rất ngon. Không khí trong nơi ở đã trở nên yên lặng. Krishnaji sẽ bình phẩm về nó cho tôi sau này. Suốt gặp gỡ, Krishnaji hỏi liệu bạn ấy có được bảo vệ an ninh. Bạn ấy trả lời có nhiều lắm nhưng chắc chắn rằng chẳng người nào sẽ liều lĩnh mạng sống của họ để bảo vệ bạn ấy.

 Sau đó, Krishnaji rời Delhi để đi đến Madras. Indira viết cho anh để hỏi anh về bản chất của sự thậtthực tế. Anh trả lời tức khắc. Tôi không hiểu liệu thư từ có thêm nữa hay không, nhưng rõ ràng rằng sự tìm hiểu phía bên trong nằm im lìm nhiều năm trong Indira đang thức dậy lại.

 Đối với Indira, 1983 là năm của số mạng. Bạn ấy sẽ đảm dương một vai trò quan trọng trên chặng đường của thế giới; nhưng bên trong Ấn độ, những cơn bão đang thâu gom sức mạnh. Những quốc gia quanh Ấn độ đang sôi sục. Khi những chân trời của Ấn độ được mở rộng, những gánh nặngtrách nhiệm gia tăng; và cùng nó là những đòi hỏi lạ thường về thời giannăng lượng của bạn ấy. Để gặp gỡ sự thách thức này, từ tháng sáu 1983 bạn ấy đã áp dụng một kỷ luật chặt chẽ cho thân thể, ăn uống thật đạm bạc để giảm trọng lượng. Năng lượng của bạn ấy rất thần kỳ – ngày làm việc của bạn ấy trên mười tám tiếng đồng hồ. Được chải thật công phu, hai dải tóc bạc hất ngược khỏi trán, khiến cho thân thể mảnh mai, vững vàng trở thành cao quý và thanh lịch.

 Nói chuyện của bạn ấy phản ảnh những quan tâm luôn luôn mở rộng. Nhận biết được sự khủng hoảng không tiền lệ sẽ hủy diệt thế giới, có một cấp bách thiết tha trong sự kêu gọi giải trừ quân bị của bạn ấy. Từ những thấu triệt thâu lượm trong cô đơn, bạn ấy thốt lên sự quan tâm phải có những liên hệ cốt lõi được cần đến để kết nối thế giới và tài nguyên của nó thành một tổng thể không bị phân chia.

 Nhân loại, di sản, sinh thái là những từ ngữ đã tạo cho bạn ấy một ý nghĩa mới mẻ và sâu sắc. Những bức tường bảo vệ mà bạn ấy đã dựng lên quanh mình trong thời niên thiếu được phá sập; bạn ấy nhạy cảmtỉnh thức.

 Mùa đông năm 1983, tình thế đã rõ ràng rằng quốc gia sẽ phải đối diện những nguy hiểm nghiêm trọng. Vấn đề của Punjab đang trở nên khó khăn cực kỳ. Krishnaji gặp Indira đầu tháng mười một, và họ đã nói chuyện rất lâu. Tại Rishi Valley anh đưa tôi một lá thư gởi cho bạn ấy, cùng một gói đựng quả na. Bạn ấy trả lời ngày 26 tháng mười hai năm 1983:

 

Krishnaji kính mến,

Pupul mang cho tôi sự hỏi thăm của anh và những quả na. Chất dinh dưỡng cho cái trí và thân thể! Cám ơn anh về sự suy nghĩ.

Tôi không biết phải viết gì bởi vì tôi đau khổ lắm. Tôi có cảm giác rằng tôi đã lạc lối trên một hành tinh không biết được. Sự khuyên răn và ham muốn để thống trị đã theo cùng chúng ta từ khi thế giới bắt đầu, hay nói khác đi từ khi chủng tộc loài người bắt đầu, nhưng chưa bao giờ trong kích cỡ này và hủy diệt như thế này. Tuy nhiên, chẳng có bao nhiêu người lưu tâm đến bất kỳ điều gì khác ngoại trừ những nhu cầu lập tức và thậm chí họ còn không cố gắng hiểu rõ điều đó. Đã có quá nhiều người đến nghe những giảng thuyết của anh, nhưng họ đã làm gì sau đó? Tại nhà hay tại chỗ làm? Giữ được sự hy vọngtrung thành là điều khó khăn cực kỳ.

Tôi có ý chỉ để cho anh biết rằng tôi đã thâu nhận những lời giảng của anh và những suy nghĩ của anh có ý nghĩa ra sao đối với tôi. Tôi xin lỗi, tôi đã phải viết dông dài, nhưng tại thời điểm này chẳng có bao nhiêu người mà người ta có thể nói chuyện và người ta cũng không cần nói chuyện với anh.

Tôi trân trọng những gặp gỡ ngắn ngủi của chúng ta.

Cùng những hỏi thăm nồng nhiệt và những ao ước tốt lành.

 Indira

 Với những điều không thể tránh khỏi của bi kịch sử thi, sống của bạn ấy đang chuyển động hướng về số mạng của nó. Nhận biết sâu sắc phương hướng và dòng chảy của những sự kiện, Krishnaji quan tâm và muốn giúp đỡ bạn ấy và chuyển tải chiều sâu của cảm thấy và lo ngại của anh. Anh đề nghị đến gặp bạn ấy tại bất kỳ thời gian nào, nếu việc đó có thể giúp ích được.

 

Indira thân mến của tôi,

Vui mừng lắm khi nhận được thư của bạn mà Pupul mang lại cách đây vài ngày.

Thật ra tôi rất hối tiếc khi bạn bị phiền muộn và buồn bã.

Thế giới đang đảo lộn, những sự việc khủng khiếp đang xảy ra; đe dọa của chiến tranh hạt nhân, sát nhân, hành hạ, và tất cả những vấn đề không thể nói được đang xảy ra. Mỗi lúc đang trở nên vô lý lạ lùng, và tôi lo ngại rằng bạn bị dính dáng vào tất cả những việc này.

 Bởi vì bạn sẽ không thể đọc được chữ viết tay của tôi, tôi hy vọng bạn sẽ không phiền khi tôi phải nhờ vào một máy đánh chữ.

Nếu bằng bất kỳ cách nào, “trong bất kỳ cách nào,” giúp ích cho bạn, tôi sẽ đến Delhi. Pupulji và tôi đã bàn bạc về vấn đề này. Tôi sẽ rời Ấn độ vào ngày 15 tháng hai. Pupulji luôn luôn có thể đưa bạn chương trình làm việc của tôi.

Tôi hy vọng bạn khỏe mạnh.

Làm ơn nhận thương yêu của tôi.

J. K.

Tôi mang lá thư đến bạn ấy. Bạn ấy cất đi để đọc sau và chúng tôi nói chuyện một lúc lâu. Năng lượng của bạn ấy đang bị suy giảm và bạn ấy nói về những nguy hiểm phía trước. Bạn ấy có những linh cảm về thảm họa và nói về những lực lượng đang âm mưu gây bất ổn định quốc gia.

Phía bên ngoài, bạn ấy bình thản, và tôi bình phẩm về nó. Bạn ấy trả lời, “Đôi khi, biển êm đềm, nhưng sâu thẳm bên trong là những chuyển động bão táp.”

Bạn ấy đã không gặp người cháu trai Varun gần một năm rồi, và tôi nhận biết được sự đau khổ trong bạn ấy bị khơi dậy do bởi sự phân ly gia đình. Sau cái chết của Sanjay, suốt hai mươi tháng Varun sống tại ngôi nhà này, cậu bé đã ngủ trong phòng của bà nội; tôi đã ngồi cùng bạn ấy khi bạn ấy chơi trốn tìm với cậu bé, hành động như người bà, ôm ấp cháu, và nói những câu chuyện trẻ con với cậu bé. Bạn ấy chối không chấp nhận việc đó, nhưng quyết định của Maneka cho cậu bé viếng thăm bạn ấy sau tháng ba năm 1983 đã làm tổn thương bạn ấy ghê lắm.

Bạn ấy viết cho Krishnaji ngày 29 tháng giêng, và tôi đem lá thư theo đến Bombay.

 

Krishnaji kính mến,

Cám ơn anh nhiều về lá thư của anh.

Anh rất chu đáo khi đề nghị đến Delhi. Tôi thực sự bị xao xuyến nhiều. Gặp anh là một trải nghiệm đặc biệt, nhưng tôi cảm thấy xấu xa khi yêu cầu anh phải ngắt ngang chương trình ở Madras của anh để đến đây khi chúng tôi đang ngụp lặn trong một con sóng lạnh lẽo. Chắc chắn tôi có thể tìm được thời gian để gặp anh nhưng hai tháng này là những tháng bận rộn đặc biệt cho tôi do bởi nhiều công việc và khách viếng thăm chính thức.

Không một ngày nào trôi qua mà không có những tin tức bồi thêm vào sự lo ngại cho tương lai của người ta. Người khoa học Mỹ, Prof. Morrison, đã giải thích kỹ càng cho tôi những hàm ý của “mùa đông hạt nhân.”

Tôi sẽ ở Bombay cho một tổng dợt Hải quân vào Chủ nhật ngày 22, và Thứ hai ngày 23 tháng hai. Nếu thuận tiện cho anh, tôi có thể ghé thăm anh ngày 12 sau 8:00 tối hoặc ngày 13 sau 6:00 chiều.

Tôi hy vọng anh giữ gìn sức khỏe.

Trân trọng nhất,

 Indira

Krishnaji đang ở tại Sterning Apartments, Peddar Road, Bombay, nơi Indira đến gặp anh vào chiều ngày 13 tháng hai. Bạn ấy trải qua khoảng trên một tiếng đồng hồ cùng anh. Anh xuống thang máy để tiễn bạn ấy ra tận xe hơi, và cầm hai bàn tay của bạn ấy khi họ chia tay. Đây là lần cuối cùng họ gặp nhau.

Tình hình ở Punjab, u ám sẵn rồi, chẳng mấy chốc bùng nổ. Những đe dọa cho mạng sống của Indira và cậu con trai Rajiv đã bắt đầu tràn vào. Tháng mười hai, kèm theo vụ ám sát Atwal, một cảnh sát thâm niên, khi ông đang rời Golden Temple sau khi cầu nguyện, tình hình càng nghiêm trọng hơn. Đầu tháng tư tôi ở Washington, D. C.; Krishnaji đã đến New York, nơi anh thực hiện những nói chuyện. Qua điện thoại tôi kể cho anh về những phát triển ở Ấn độ.

Anh hỏi tôi, liệu anh có nên nói chuyện với Indira Gandhi trên điện thoại. Người cháu trai của tôi, Asit Chandmal đang ở New York cùng anh, cuối cùng, sau nhiều khó khăn, anh liên lạc được với bạn ấy. Krishnaji chưa bao giờ học nói chuyện trên điện thoại, và nói chuyện không thể kéo dài lâu lắm; nhưng anh gửi đến Indira sự thương yêu của anh và bạn ấy đáp lại bằng sự cảm xúc vô cùng. Tôi nói với bạn ấy ngay sau đó; bạn ấy cảm ơn tôi lặp đi lặp lại nhiều lần.

Tôi sẽ đứng đầu một phái đoàn đến Delphi, Hy lạp, để tham dự một hội thảo về văn hóa được tổ chức ở đó đầu tháng sáu. Đêm trước khi đi, tôi nghe Indira phát biểu trên truyền hình. Từ sự nghiêm trọng lạ lùng của bài diễn văn và âm điệu giọng nói của bạn ấy, tôi nhận biết rằng quốc gia sắp sửa trải qua lửa đạn trong tương lai rất gần. Tôi yêu cầu người thư ký hủy bỏ ngày khởi hành đến Athens của tôi, bởi vì tôi cảm thấy tôi không nên rời Delhi. Ngày hôm sau tôi nhận được một điện thoại từ Dhawan, trợ tá riêng của Indira. Ông ấy nói thủ tưởng muốn biết tại sao tôi đã không đi Athens. Tôi nói rằng tôi sẽ giải thích khi tôi gặp bạn ấy chiều hôm đó.

Khi tôi gặp bạn ấy, bạn ấy nhất quyết bảo tôi phải đi. “Mọi việc ổn thỏa mà, Pupul,” bạn ấy nói. “Đi đi.” Bạn ấy có một lá thư đã viết cho tổng thống Hy lạp, và yêu cầu tôi đưa nó cho ông ấy cùng những hỏi thăm cá nhân của bạn ấy. Tôi gặp lại bạn ấy buổi chiều trước khi khởi hành. Bạn ấy xa cách và yên lặng. Tôi có một cảm giác rằng quyết định quan trọng đã được thực hiện; bởi vì đã thực hiện nó, bạn ấy đã lùi một bước, bởi vì tương lai không còn ở trong sự kiểm soát của bạn ấy nữa. Tôi ngồi trong phòng của bạn ấy và chúng tôi nói về Hy lạp – nghệ thuật của nó, ánh sáng thay đổi của nó, và vẻ đẹp phong cảnh của nó. Sau đó, tôi ăn tối cùng gia đình. Khi tôi đến Rome ngày hôm sau, cũng là lúc nghe rằng quân đội đã vào Golden Temple.

Tháng mười là tháng mỏng manh ở Delhi. Sự giảm sức nóng ẩm ướt và sương mai báo hiệu mùa đông. Khăn choàng đầu ấm áp xuất hiện từ những áo choàng rộng có mùi đinh hương, và những lễ hội đón mừng vụ thu hoạch của những cánh đồng mênh mông ở vùng nông thôn.

 Tôi gặp Indira nhiều lần trong suốt tháng mười năm 1984, tháng cuối cùng của cuộc đời bạn ấy. Chúng tôi ngồi cùng nhau trong phòng làm việc, bạn ấy trông thanh thản khi có một mình, đã gạt bỏ những gánh nặng và những rào cản của bạn ấy. Suốt vài tuần vừa qua bạn ấy đã gặp gỡ những người vật lý, những người triết lý, và những người làm thơ và, vào ngày 3 tháng mười một, bạn ấy sẽ dùng bữa trưa tại nhà tôi cùng Krishnaji và Dalai Lama. Đối với bạn ấy, tháng này là một tháng giải lao, một tháng nửa nọ nửa kia, một thời kỳ cho sự mới mẻ lại; bởi vì, đến tháng mười một, những chuẩn bị cho cuộc bầu cử sẽ bắt đầu. Chiều hôm đó chúng tôi bàn luận về những biểu tượng, và tôi kể với bạn ấy về Bhadrakali Shrine ở North Canara (tên địa phương cho bờ biển phía tây của Karnataka và Bắc Kerala), nơi không có hình ảnh hay hình tượng. Mẹ Vĩ đại như năng lượng được tượng trưng trong ngôi đền giống như một cái gương bằng đồng được đánh bóng láng trong đó người tôn sùng thấy khuôn mặt riêng của anh ấy hay chị ấy được phản ảnh, đang thắp sáng một hành trình vào con đường hiểu rõ về chính mình. Một hành trình của sự khổ hạnhcô đơn; bởi vì không có người nào khác, không cả thượng đế lẫn đạo sư.

 Chủ nghĩa tượng trưng đã khích động bạn ấy. Bạn ấy phản ứng thật mau lẹ, mới mẻ lại khi được phơi bày đến một chuyển động mới; một mùa xuân mới. Nhận thức rõ những gợi ý, một ký ức nảy ra và bạn ấy bắt đầu kể về một ngày trong sống của bạn ấy khi bạn ấy cảm thấy một trỗi dậy tràn ngập của hân hoan. Nó không có nguyên nhân, nhưng sự bùng nổ mãnh liệt đến độ bạn ấy cảm thấy quả đất mở toang và nuốt trọn bạn ấy. Sự ngây ngất đã thay đổi bộ mặt của bạn ấy, và mọi người bình phẩm rằng bạn ấy trông tỏa sáng. Khi bạn ấy cảm thấy rằng bạn ấy sẽ biến mất vào quả đất, nó không là một ước ao chết. Bạn ấy nói rằng chưa bao giờ sợ hãi chết tại bất kỳ tuổi tác nào. “Tôi đã cảm thấy nó như một tiến hành tự nhiên, một phần của sống. Người ta sống một số năm nào đó, và sau đó bạn chết” – bạn ấy không sợ hãi. Bạn ấy nói về một cần thiết phải quay lại gốc rễ; về suy nghĩ của Ấn độ mà khẳng định rằng “ánh sáng ở trong chính bạn,” và sự cần thiết phải tìm ra một phương cách để khám phá nó.

Tôi thấy bạn ấy lần cuối vào buổi chiều ngày 26 tháng mười. Bạn ấy sẽ viếng thăm Srinagar sáng hôm sau. Bạn ấy chưa bao giờ ở đó mùa thu, và háo hức mong chờ nhìn thấy những chiếc lá chenar hình máy bay thay đổi màu sắc. Bạn ấy muốn nằm trong ánh mặt trời và nhìn màu xanh tươi của chiếc lá chuyển thành nâu nhạt, đỏ son, và vàng; màu nâu của một chiếc lá đang rụng. Có lẽ do bởi sự kết thúc của sống trong chiếc lá mới khiến cho bạn ấy theo đuổi nghi vấn của chết. Bởi vì khi trầm tư bạn ấy nói, “Cha tôi thương yêu những con sông, nhưng tôi là một người con gái của dãy núi Himalayas và tôi đã bảo với những người con trai của tôi” – trong khoảnh khắc này dường như bạn ấy quên rằng Sanjay đã chết rồi – “rằng hài cốt của tôi nên được rải trên những dãy núi Himalayas tuyết phủ.” Khi tôi ra về, bạn ấy gọi vọng ra, “Nhớ điều gì tôi nói, Pupul, nhớ nhé.”

Krishnaji, cùng Mary Zimbalist, đến trễ vào đêm đó. Anh có chương trình cho một nói chuyện trước công chúng vào ngày 4 tháng mười một, trên cùng bục giảng như Dalai Lama. Tin tức về nói chuyện này đã đến nhiều trung tâm Phật giáoẤn độ và nước ngoài, và nhiều thầy tu Phật giáo được chờ đợi để tham dự. Chiều ngày 30 tháng mười, Krishnaji, sau một bữa ăn tối sớm, nhất quyết rằng quyển sách tôi đang viết về anh phải được đọc lớn tiếng. Mary Zimbalist đọc một phần của quyển sách, về những năm đầu khi anh sanh ra và thời niên thiếu. Sau đó, tôi đảm trách.

Krishnaji hoàn toàn bất động trong suốt thời gian đọc sách. Anh chỉ ngắt lời một lần khi anh ấy nghe tôi đọc đoạn văn về Alcyone, trong đó tôi nói rằng từ ngữ Alcyone có nghĩa “vua cá,” người làm êm dịu những cơn bão. Anh ngắt lời để sửa chữa tôi. “Không,” anh nói, “nó có nghĩa ‘vì sao sáng nhất trong chòm sao Thất tinh.’ ” Khi công việc đọc sách tiếp tục, căn phòng thức dậy như thể có một hiện diện ở đó, đang lắng nghe. Khi tôi tiếp tục, cảm thấy của Hiện diện đang choáng ngợp căn phòng, và chẳng mấy chốc tiếng nói của tôi bặt tăm. Krishnaji hướng về phía tôi, “Bạn cảm thấy Nó? Tôi có thể phủ phục xuống lạy Nó?” Thân thể của anh đang run rẩy khi anh nói về Hiện diện mà lắng nghe. “Vâng, tôi có thể phủ phục xuống lạy cái này, cái này ở đây.” Bỗng nhiên anh quay lại và bỏ mặc chúng tôibước một mình về phòng anh.

Indira Gandhi bị bắn chết bởi hai người trong số những nhân viên bảo vệ của bạn ấy vào ngày 31 tháng mười lúc 9:20 sáng, khi bạn ấy đang đi bộ từ nơi ở đến văn phòng. Lỗ chỗ bởi những viên đạn, thân thể đầy thương tích, bạn ấy ngã xuống đất, được bao bọc bởi những sự vật đang tăng trưởng. Bạn ấy ngã xuống gần bên lùm cây non kadampa mà bạn ấy vừa mới trồng mùa mưa đó, sau thảm kịch tháng sáu ở Punjab.

Khi nghe tin tức tôi vội vã chạy nhanh đến nhà của bạn ấy chỉ để thấy rằng những chướng ngại vật đã được dựng lên. Hai người cháu của Indira, Rabul và Priyanka ở một mình cùng một người bạn. Các cháu hoàn toàn không biết được việc gì đã xảy ra, nhưng tôi được bảo rằng Sonia đã vội vã đưa Indira tới bệnh viện. Bầu không khí trong ngôi nhà căng phồng bởi một ngấm ngầm của bạo lực và sợ hãi. Sharada Prasad, người cố vấn thông tin chính của bạn ấy, đang ở văn phòng, và ông ấy kể cho tôi việc gì đã xảy ra. Trước khi đi đến bệnh viện, tôi gửi một lời nhắn cho Krishnaji rằng Indira đã bị bắn chết. Tôi về nhà muộn đêm đó và thấy Krishnaji đang chờ tôi. Thấy tôi, anh dắt tôi vào phòng của anh và hỏi những chi tiết về việc gì đã xảy ra. Gia đình tôi kể lại rằng, khi nghe tin tức, Krishnaji ngồi suốt ngày trong phòng khách của tôi nhìn ra vườn; anh nhìn ngắm những cái cây và những con chim, hầu như không nói một lời và chẳng ăn uống bao nhiêu. Lúc bốn giờ chiều anh cảm thấy sự hiện diện của Indira và đã đề nghị phải có sự yên lặng bên trong cái trí để bạn ấy có thể được an bình. Tôi có thể thấy rằng anh bị xúc động ghê lắm. Về khuya đêm kế tiếp anh sẽ nói, “Đừng giữ những kỷ niệm của Indira trong cái trí của bạn, việc đó níu kéo bạn ấy lại quả đất này. Hãy thả cho bạn ấy đi.” Bàn tay của anh thực hiện một cử chỉ hướng về không gian và vĩnh hằng.



[1] Tapas: những khổ hạnh nghiêm ngặt; cũng, sự sản sinh một năng lượng không bị hao tán.

[2] Sarvodaya: Sarva có nghĩa “tất cả”; udaya trỗi dậy. Vì vậy sarvodaya là sự thức dậy hay trỗi dậy của con người. Nó là một phong trào được khởi xướng bởi Gandhiji để xoá sạch sự nghèo khổ trong làng mạc Ấn độvì vậy dẫn đến một tái sinh của những con người Ấn độ.

[3] Smt, là từ viết tắt của srimati hay “người có triển vọng tốt.” Nó được sử dụng như một tiền tố vào tên của một phụ nữ đã lập gia đình.

[4] Lúc đó G. Parthasarthi là một người bạn của Indira Gandhi. Một người ngoại giao thâm niên, họ đã giữ những chức vụ rất quan trọng ở Nga và Mỹ. Năm 1986 ông là cố vấn cho Thủ tướng Rajiv Gandhi

[5] Red Fort là một đài kỷ niệm được xây dựng trong thế kỷ thứ 17 bởi Shah Jahan. Từ những bảo vệ của nó những thủ tướng của Ấn độ nói chuyện với quốc dân vào ngày lễ Độc lập, 15 tháng tám.

[6] Kamakoti Sankaracharya của Kancheepuram dòng dõi trực tiếp của những người thầy và những người giảng đạo tiếp nối có từ Adi Sankara, Sankaracharya đầu tiên, giảng đạo khoảng thế kỷ thứ tám sau CN. Kamakoti là tên của ngôi làng trong vùng Kancheepuram của Tamil Nadu, Nam Ấn, nơi trung tâm tôn giáo của ông được thành lập.

[7] George Fernandes, một người xã hội, là một trong những đối thủ hung hăng nhất của Indira Gandhi. Ông là một thành viên của Nghị viện nhiều năm và là một bộ trưởng trong chính phủ của Moraji Desai, sau khi Indira Gandhi và đảng Congress bị đánh bại năm 1977.

[8] Sau khi khủng hoảng chấm dứt, những người lãnh đạo đối nghịch tập họp cùng nhau để thành lập một đảng duy nhất có tên là Janata Party. Janata có nghĩa “dân tộc.” Janata Party được sinh ra bởi người lãnh đạo thuộc Gandhian được kính trọng nhất, Jai Prakash Narain; đảng mới đấu tranh trong những tuyển cử năm 1977 chống lại Indira và Congress Party. Janata Party chiến thắng và một chính phủ được thành lập bởi Morarji Desai, người lãnh đạo kỳ cựu của Gujarat. Hầu hết những thành viên của Janata Party đã là những thành viên trước của Congress Party, nhiều người trong số họ đã chiến đấu cho trong sự đấu tranh giành tự do chống lại người Anh, nhưng đã rời bỏ đảng.

[9] Một loại lụa không nhiều dâu; những con tằm của tussar được nuôi trên cây và được thâu gom bởi những người đàn ông và đàn bà bộ lạc và được bán tại những chợ của bộ lạc.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 16710)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.