Phần Iii Những Năm Hoàn Tất

17/05/201212:00 SA(Xem: 5457)
Phần Iii Những Năm Hoàn Tất

J. KRISHNAMURTI
GHI CHÉP tại NHÀ BẾP
1001 Bữa trưa cùng J. Krishnamurti
THE KITCHEN CHRONICLES
1001 Lunches with J. Krishnamurti
 Tác giả: Michael Krohnen
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 4-2011–

Phần III

NHỮNG NĂM HOÀN TẤT

Chương 13

MỘT GẶP GỠ CỦA NHỮNG CÁI TRÍ

Món khai vị

Xà lách xanh lật qua lại với nước sốt dầu ô liu và gia vị hoặc phó mát sữa cừu.

Xà lách mì, chế biến với mì ống mỏng, ô liu và hạt thông thái nhỏ, và nước sốt pesto.

Cà chua tươi thái, với những lát phó mát mozzarella mỏng và rau húng quế ngọt.

Món chính

Bắp hầm: hạt bắp ngọt trong một pha trộn của hành, ớt ngọt, và cà rốt.

Đậu đen Cuba, nấu trong một nước sốt cà chua với cần tây, ớt ngọt, rau mùi và ớt bột dịu.

Cà rốt và dứa.

Món tráng miệng

Bánh bột năng tapioca.

Trái cây tươi theo mùa.

 

T

háng ba năm 1980, Giáo sư David Bohm và người vợ của ông Saral đến ở cùng chúng tôi sáu tuần lễ. Họ đã đều đặn viếng thăm Ojai từ năm 1976 khoảng thời gian của Những Nói chuyện, ở lại khoảng một hay hai tháng trong khu dành cho khách trên lầu đối diện Pine Cottage. Qua nhiều năm tháng tôi đã có thể chứng kiến rất gần tình bằng hữu tốt lành giữa Krishnamurti và David, mà đã được nở hoa trọn vẹn suốt hai mươi năm trường.

 Lần đầu tiên tôi đã nghe về David Bohm suốt Những Nói chuyện trước công chúng tại Brockwood năm 1972, khi một sinh viên đề cập đến ông ấy như ‘một người tay phải’ của Krishnamurti, một diễn tả tôi thấy hơi hơi lạ lùng. Anh ấy tiếp tục kể cho tôi rằng Bohm, từ nước Mỹ, là một giáo sư vật lý lý thuyết tại London University. Thời gian trước ông ấy đã làm việc với Einstein và Oppenheimer và giữ những chức vụ dạy học tại những trường đại học ở Brazil và Israel. Là một ủy viên của English Foundation, ông và vợ ông đều đặn viếng thăm Brockwood Park và thực hiện những đối thoại cùng Krishnamurti, cũng như với giáo viên và học sinh.

 Năm sau, 1973 tại Saanen, tôi đọc một quyển sách vừa xuất bản được viết bởi Krishnamurti, The Awakening of Intelligence Sự Thức dậy của Thông minh. Chương cuối cùng, có tựa đề On Intelligence Bàn về Thông minh, chứa đựng một bản chép lại được biên tập của một đối thoại tập trung giữa Krishnamurti và Bohm. Hai cái trí lỗi lạc chuyển động cùng nhau và thâm nhập chiều rộng và chiều sâu của sự suy nghĩthông minh. Tôi chưa bao giờ đọc hay nghe về bất kỳ chủ đề nào giống như thế trước kia. Vài ngày sau sự khám phá này, tôi đã có một gặp gỡ bất ngờ ngắn ngủi với David và vợ ông, khi chúng tôi đang trên đường đến cái lều nơi Krishnamurti sắp sửa thực hiện một nói chuyện sáng hôm đó. Nhưng chỉ mãi đến mùa xuân năm 1976, chúng tôi mới biết nhau nhiều hơn và trở thành những người bạn thân.

 

*

 

Trong tiến hành tình bằng hữu của họ, Krishnamurti và David phát giác rằng họ chia sẻ không những một đam mê muốn lật tung những phương cách của sự suy nghĩ nhưng còn cả một quan tâm về ngôn ngữ và cách sử dụng thích hợp của nó, với một ưa thích để dõi theo những nguồn gốc và lịch sử của những từ ngữ. Trong những đối thoại của họ, cả hai người thường bộc lộ rằng quay lại ý nghĩa gốc của một từ ngữ có thể cung cấp một thấu triệt kinh ngạc – không chỉ vào lịch sử của nó nhưng còn cả vào sự thật của từ ngữ đó đại diện cho cái gì. Ngạc nhiên thay, họ khám phá rằng họ đang sử dụng cùng quyển tự điển, mà cũng không phải là Oxford hay Webster nhưng quyển ít được biết đến Universal Dictionary of the English Language viết bởi Wyld & Partridge.

 Suốt những năm tháng đồng hợp tác của họ, Krishnamurti và David tham gia nhiều đối thoại, một số trong chúng, như một loạt mười hai đối thoại năm 1975 tại Brockwood Park, được thâu băng lại. Năm 1976, bảy bàn luận giữa Krishnamurti, David Bohm, và David Shainberg, một người phân tâm học từ New York City, được thâu video lần đầu tiên và xuất bản dưới tựa đề The Transformation of Man Sự Thay đổi của Con người.

 Suốt tiến hành những đối thoại của họ, họ không chỉ thâm nhập bản chất của cái trí nhưng còn cả mài bén sự chính xác thuộc từ ngữ của họ bằng cách định nghĩa rõ ràng những ý tưởng chính. Krishnamurti kiên trì sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, đơn giản để diễn tả những thấu triệt của ông, thình thoảng sử dụng những hình ảnh thi ca. Tận đáy lòng, ông bám chặt sự thật rằng ‘sự diễn tả không là điều được diễn tả, từ ngữ không là sự việc’. Đó là, ông sử dụng những từ ngữ để chỉ ra cái gì đó vượt khỏi từ ngữvì vậy có khuynh hướng linh động trong sự sử dụng từ ngữ của ông.

 Điều này được khiến cho minh bạch khi họ làm cho hòa hợp sự khác biệt giữa những ý tưởng liên quan, như ‘cái trí’, ‘bộ não’, ‘trí năng’, và ‘suy nghĩ’; ‘sự nhận biết’, ‘sự chú ý’, và ‘thấu triệt’; và ‘thực tế’, ‘thực sự’, và ‘sự thật’, thường được sử dụng hoán đổi cho nhau bởi Krishnamurti. Đặc biệt trong ví dụ sau, sự khai triển rõ ràng tạo ra những khía cạnh của ý nghĩa đang nói nào đó. Từ ngữ ‘reality’ thực tế có từ tiếng Latin ‘res’ có nghĩa ‘vật’, mà luân phiên liên quan đến ‘rere’ = ‘để suy nghĩ’. Như vậy theo cách đó, thực tế hàng ngày của chúng ta gồm có những sự vật mà hiện diệnchúng ta có thể suy nghĩ về chúng. Vì vậy, ngay cả những ảo tưởng, những sai lầm và những dối trá đều là những hình thức của thực tế – ít ra, trong bộ não mà chúng xuất hiện trong đó và trong những ảnh hưởng thực tế mà kết quả từ những hành động chúng có thể gây ra. Do đó, một người đang trải qua ảo tưởng rằng anh ấy hay chị ấy là Napoleon sẽ tạo ra những đặc điểm cư xử của Napoleon. Trái ngược với ‘thực tế’ có ‘thực sự’ – ‘cái mà hành động’, hay sử dụng cụm từ của Krishnamurti, cái gì là. ‘Thực sự’ bao gồm ‘thực tế’ nhưng cũng cả thăng hoa nó, trong thực sự nó tương ứng với một tình trạng tổng thể năng động, mà trong đó tất cả những sự vật sự việc có liên quan qua lại và tác động lẫn nhau và nơi mà sự phân chia thông thường đuợc ngừng lại và được khiến thành tổng thể. Kế tiếp, ‘sự thật’ vượt khỏi cả ‘thực tế’ lẫn ‘thực sự’, giống như nền tảng hay hậu cảnh mà cho phép cái thực sự thể hiện. Một cách cơ bản, sự thật vượt khỏi sự hiểu rõ và sự diễn đạt bằng từ ngữ: tình trạng không-vật tuyệt đối.

 Tất cả đang định nghĩa này về những từ ngữ, những hình ảnh, và những ý tưởng, đều nghiêm túc và thăm thẳm chứ không phải là sự đùa giỡn thuộc ngữ nghĩa – nó tương đương một tiến hành thực sự, trong đó hai cái trí thông minh thâm nhập ý thức của con người để thấy liệu có cái gì đó vượt khỏi những chu vi của sự suy nghĩ: cái không biết được, cái không giới hạn.

 

*

 

Khi David và Saral Bohm đến ở cùng chúng tôi tại Arya Vihara, nó là một đột phá trong nhiều khía cạnh, cho cả những giáo viên và chính tôi. Bữa ăn chiều mà tôi nấu nướng cho họ tại A. V. trở thành một sự kiện văn hóa, thuộc mọi loại. Bất kỳ những giáo viên nào đều được nghênh đón để tham gia cùng David và những cư dân của A. V. cho bữa ăn tối và để tham gia trong đối thoại, mà thường thường bắt đầu suốt bữa ăntiếp tục sau đó trong phòng khách. Rất nhiều giáo viên tận hưởng cơ hội để trao đổi với David Bohm trong một không khí thư giãn, nhờ đó kiếm được một triển vọng mới mẻ về những nghi vấn được đưa ra bởi Krishnamurti, cũng như bày tỏ những ý kiến riêng của họ. Những buổi chiều cùng David này đầy những khám phá và tiếng cười thoải mái.

 Một buổi chiều tháng ba năm 1980, sau khi chúng tôi ăn tối xong và rút về phòng khách, một giáo viên mới đến trường tò mò muốn biết làm thế nào hai con người khác biệt quá nhiều về phẩm chất, tính khí và nền quá khứ như Krishnamurti và David lại gặp nhau được.

 “Làm thế nào ông và Krishnamurti lại quen biết nhau?” cô ấy hỏi.

 Bởi vì thỉnh thoảng ông ấy có thói quen, ông để nó cho Saral trả lời những câu hỏi liên quan đến cả hai người. “Đó là năm 1957,” bà ấy bắt đầu, “và Dave đang làm việc tại Bristol University. Một buổi chiều chúng tôi đang ở trong thư viện trường, và tôi bất chợt bắt gặp một quyển sách có tựa đề The First and Last Freedom Tự do Đầu tiên và Cuối cùng. Đọc nó, tôi nhận thấy nhiều đoạn văn nói về ‘người quan sát và vật được quan sát’, mà nhắc tôi về công việc mà Dave đang nghiên cứu trong lãnh vực của cơ học lượng tử. Thế là tôi đưa quyển sách cho ông đọc, và mỗi lúc ông càng mê say nó. Bởi vì chúng tôi không biết gì về tác giả, cuối cùng chúng tôi viết cho nhà xuất bản để có được thông tin về Krishnamurti. Họ gửi cho chúng tôi một địa chỉ nơi chúng tôi có thể tìm hiểu thêm nữa về Krishnamurti. Khi chúng tôi liên lạc với văn phòng, mà lúc đó đặt ở London, họ đưa cho chúng tôi ngày tháng và địa điểm của một nói chuyện nơi ông sẽ tổ chức. Chúng tôi nghe ông nói lần đầu tiên vào năm 1960.”

 “Và làm thế nào anh chị gặp riêng Krishnamurti?”

 “Sau khi chúng tôi nghe những nói chuyện của ông, Dave bắt đầu rất mong muốn được gặp gỡ cá nhân ông. Thế là chúng tôi lại viết cho văn phòng ở London và hỏi liệu một gặp gỡ riêng có thể được sắp xếp, và rất mau lẹ họ trả lời, hỏi chúng tôi liệu có thuận tiện để gặp gỡ Krishnamurti tại một địa điểm và thời gian như thế. Ông đang ở tại một khách sạn ở London, và chúng tôi đi thẳng đến phòng của ông. Ông rất thân thiện, cố gắng khiến cho chúng tôi cảm thấy thoải mái. Khoảng thời gian đầu nó cảm thấy hơi trang trọng, nhưng ông rất cởi mở và chú ý khi Dave bắt đầu nói với ông về công việc của anh ấy. Ông lắng nghe kỹ lắm, hỏi Dave mọi loại câu hỏi, hoàn toàn không có sự dè dặt hay bất kỳ rào cản nào giữa họ. Khi Dave bắt đầu nói chuyện về người quan sát và vật được quan sát, Krishnaji mỗi lúc một phấn khích, nói ‘Vâng, vâng, vâng,’ và cuối cùng ông ôm Dave.” Bà bắt đầu cười khi kể lại phần cuối của câu chuyện.

 Mười người chúng tôi ngồi thoải mái trên ghế sofa của phòng khách có đèn sáng trưng tham gia tràng cười của bà khi câu chuyện kể của bà khơi dậy sự gặp gỡ giữa vị giáo sư yên lặng, bảo thủ và Krishnamurti năng động, người lớn hơn ông ấy hai mươi lăm tuổi. David cũng cười vui vẻ, vỗ mạnh vào phía sau đầu bằng một bàn tay, một trong những cử chỉ đặc trưng của ông ấy.

 Sau lần đó, sự quen biết của họ thăng hoa thành tình bạn và đồng hợp tác khi gia đình Bohm đều đặn tham gia Những Nói chuyện tại Saanen. Trong sự hoành tráng tự nhiên của những rặng núi Thụy sĩ, hai người đàn ông thực hiện những chuyến dạo bộ dài, cùng nhau nói chuyện về những vấn đề và những thách thức to tát đang đối diện nhân loại. Khi vào năm 1968, một Foundation quốc tế, mới – Krishnamurti Foundation Trust – được thành lập ở Anh, Krishnamurti mời David là một trong những ủy viên của nó. Sau sự kiện đó, cả David và Saral bắt đầu để hết tâm trí trong công việc của ngôi trường mới tại Brockwood Park.

 

*

 

Cuối tháng ba năm 1980, Krishnamurti bắt đầu thực hiện những gặp gỡ buổi chiều đều đặn cùng cả những giáo viên và phụ huynh của Oak Grove. Đúng thời gian đó, gia đình Bohm đến. Krishnamurti đón chào nồng nhiệt và bảo đảm rằng họ có đủ mọi thứ họ cần trong khu dành cho khách, cách nơi ông ở dưới hai mươi yard. Ông và Mary Z. tham gia cùng David và Saral và những người còn lại của chúng tôi cho bữa ăn tối tại A. V. chiều hôm đó, một sự kiện hiếm hoi, bởi vì họ thường ăn tối riêng tại Pine Cottage. Krishnamurit mời David đến tham gia Gặp gỡ cùng những giáo viên vào ngày hôm sau.

 Ngay lúc đầu của đối thoại trong phòng khách của Pine Cottage, Krishnamurti mời David ngồi trong một cái ghế bành cạnh ông và giới thiệu ông cùng Sarah cho những giáo viên – mặc dù nhiều người trong chúng tôi đã quen biết ông rồi. Trước công chúng, ông có khuynh hướng trang trọng và lúc này cũng gọi ông ấy là ‘Dr. Bohm’ và “Professor Bohm’. Nhưng khi vào sâu trong bàn luận, bỗng nhiên ông quay về phía David và hỏi, “Tôi xin phép gọi bạn là David được chứ? Rút cục, chúng ta đã quen biếtbàn luận với nhau được trên hai mươi năm.” Nó là một câu hỏi hoàn toàn chân thật, mặc dù hiện diện cả sự thương yêu thăm thẳm lẫn sự hài hước vui vẻ.

 David trả lời, “Dĩ nhiên, Krishnaji. Thật ra, tôi đã gọi ông là Krishnji từ lâu lắm rồi.”

 Tiếng cười vui vẻ bật lên trong chúng tôi, được chia sẻ bởi Krishnamurti và David, và một tinh thần bằng hữu tự chuyển tải chính nó.

 Suốt bữa ăn trưa ngày hôm sau Krishnamurti hỏi David đang ngồi đối diện ông, “Khi nào chúng ta sẽ bắt đầu đối thoại của chúng ta, thưa bạn?”

 “Bất kỳ lúc nào thuận tiện cho anh, Krishnaji. Có lẽ vài ngày tới?”

 “Chiều mai?” Krishnamurti hỏi, đang nhìn vẻ dò hỏi về phía người giáo viên phụ trách ghi lại. “Hôm đó được không, thưa bạn?”

 “Ngày mai vào buổi chiều à?” người giáo viên nói. “Sẽ là thứ ba, ngày một tháng tư. Vâng, tôi nghĩ ngày mai được, Krishnaji. Mấy giờ? Bốn giờ?”

 Chiều hôm sau, hai người bạn gặp nhau trước lò sưởi của Pine Cottage, những cái microphone gắn vào ve áo của họ, để bắt đầu một thâm nhập rất nghiêm túc và thăm thẳm vào sự quy định của con người. Những ủy viên và nhiều người khác trong chúng tôi được mời tham gia đối thoại như những người quan sát. Krishnamurti mặc một quần jeans và một áo len đan, trong khi Dave mặc một áo len kín dài tay, một áo vét tông và cà vạt, như ông ấy thường mặc.

 Krishnamurti bắt đầu bằng cách gợi ý rằng cách đây lâu lắm rồi nhân loại đã sử dụng một chuyển động sai lầm, mà đã dẫn đến xung độtđau khổ liên tục. ‘Cái tôi’ và những khuôn mẫu của trở thànhphân chia của nó là gốc rễ của xung đột. Thời gian thuộc tâm lýkẻ thù của con người. Tiếp tục một cách thăm dò, họ kết luận rằng phía bên ngoài và phía bên trong không tách rời nhưng là một và cùng chuyển động. Khi chuyển động đó ngừng lại, khi cái trí tự yên lặng, có thiền định. Krishnamurti kể lại một sự kiện như thế từ quá khứ của ông. Một đêm ở Ấn độ, ông thức giấc lúc mười hai giờ mười lăm phút, và cái nguồn của tất cả mọi năng lượng đã được tiếp xúc. Bởi vì việc này đã dẫn đến một ý thức trọn vẹn của an bình và tình yêu, ông muốn những người khác đến được mấu chốt này, ông bảo David.

 Đang nghi ngờ liệu có một việc như sự tiến hóa thuộc tâm lý, họ thâm nhập sự khác nhau giữa cái trí và bộ não, và sự ảnh hưởng lẫn nhau của suy nghĩ, hiểu biết, ký ức và trải nghiệm. Ngay khi hiểu biết thuộc tâm lý, mà hình thành ‘cái tôi’, kết thúc, sẽ có tình trạng không-vật. Tình trạng không-vật này là mọi thứ, và mọi thứ là năng lượng.

 Chắc chắn đã có nhiều đột biến xảy ra trong suốt đối thoại của họ. Đối với chúng tôi, những người lắng nghe, nó là một nhóm người có liên hệ lạ thường của tình trạng tổng thể. Chúng tôi chỉ có thể kinh ngạc bởi khả năng thâm nhập của hai cái trí này, làm thế nào họ cùng nhau dò dẫm trong suốt những khoảng trống lâu của sự yên lặng, làm thế nào họ thỉnh thoảng nói tại cùng thời điểm nhưng không bao giờ mất hiệp thông cùng nhau. Nó là một vũ điệu nghệ thuật bố trí tuyệt vời từ ý thức đến trống không. Kết thúc nói chuyện của họ, họ cùng nhau bộc lộ rằng trong sự kết thúc của thời gian có một bắt đầu mới mẻ, mà không thuộc thời gian.

 Một đối thoại với nội dung mới mẻ lạ thường được tiếp tục ngày hôm sau, lại cùng với nhiều người chúng tôi hiện diện như những người quan sát. Krishnamurti và David bắt đầu nơi họ đã thâm nhập dở dang chiều hôm qua, dò dẫm không những vào cái trí riêng biệt, cùng những khuôn mẫu của trở thànhxung đột của nó, nhưng còn cả cái trí vũ trụ và cái gì vượt khỏi. Đã xóa sạch thời gian thuộc tâm lý, trở thànhham muốn, họ chuyển động từng chút một vượt khỏi thiên nhiênsáng tạo, vượt khỏi cái trí vũ trụ, vượt khỏi năng lượng, trống không và yên lặng, đến một mênh mang nơi khởi đầu và kết thúc là một, đều giống hệt. Tại một mấu chốt họ đối diện sự nghịch lý rằng điều gì họ đang làm đang đặt cái tuyệt đối vào những từ ngữ. Họ đồng ý rằng nó phải được thực hiện, mặc dù cái tuyệt đối không bao giờ có thể được diễn tả thành những từ ngữ. Cuối cùng khi họ tiếp cận cái đó mà không còn gì cả vượt khỏi nó, cái đó, mà không có nguyên nhân, họ do dự nói về nó như ‘nền tảng’, nơi không khởi đầu và không kết thúc.

 Sau khi thực hiện chuyến hành trình kinh ngạc này đến tận bờ mé giữa cái có thể diễn tả và cái không thể diễn tả, họ thắc mắc làm thế nào tất cả điều này có thể chuyển tải sang một người bình thường. Bất kể sự khó khăn rành rành, họ cảm thấy rất cần thiết phải thực hiện nó bởi vì nếu không có sự liên hệ nào đó với ‘nền tảng’, đang sống không có bất kỳ ý nghĩa gì cả. Krishnamurti đề nghị rằng sự theo đuổi điều này dẫn đến một thế giới có trật tự lạ thường. Luân phiên, David thắc mắc người ta sẽ làm gì trong một thế giới như thế, và Krishnamurti trả lời rằng, ngay khi những nhân tố của xung đột và vô trật tự biến mất, cái gì khác, mà ông gọi là sáng tạo, sẽ vận hành. Giáo sư nghĩ rằng giải thích điều này rõ ràng là điều rất quan trọng, bởi vì ý tuởng của Thiên chúa giáo về thiên đàng như cái hoàn hảo có vẻ khá nhàm chán, bởi vì không có gì để làm cả. “Điều đó nhắc tôi nhớ về một câu chuyện vui.” Krishnamurti nhận xét. “Một người chết và đi thẳng lên Cổng Thiên đàng. St. Peter nói với ông ấy, ‘Ngươi đã theo một sống khá lương thiện, không lừa gạt hay gây tội nhiều lắm. Nhưng trước khi vào thiên đàng ta phải nói cho ngươi biết rằng tất cả chúng ta ở đây đều buồn chán lắm. Thượng đế không bao giờ chịu cười cả, và những thiên thần luôn luôn u ám, lúc nào cũng cầu nguyện. Vì vậy, làm ơn hãy đắn đo trước khi vào thiên đàng. Có lẽ ngươi muốn quay lại dưới để xem thử ở đó như thế nào. Sau đó hãy lên đây và nói cho ta biết ngươi ưa thích nơi nào. Nhưng điều đó tùy ý muốn của ngươi thôi. Chỉ cần rung cái chuông ở đằng đó. Một cái thang máy sẽ xuất hiện và đưa ngươi xuống dưới.’ Thế là, người đàn ông rung chuông và theo thang máy xuống dưới. Những cánh cửa mở ra và ông được đón chào bởi những cô gái đẹp nhất, mà chăm sóc ông ấy, vân vânvân vân. ‘Chúa ơi’, ông ấy nghĩ, ‘đây là sống.’ Và ông ấy nói với những cô gái, ‘Cho phép tôi đi lên và kể cho St. Peter?’ Ông ấy rung chuông, vào thang máy và đi lên. Ông ấy nói với St. Peter, ‘Thưa ngài, ngài rất tốt khi đã cho con sự chọn lựa, con thích ở dưới hơn.’ St. Peter nói, ‘Ta nghĩ ngươi thích duới đó.’ Người đàn ông lại rung chuông và đi xuống. Cửa mở ra và những người hung dữ giằng lấy ông và đánh đập, xô đẩy và đấm đá ông ấy. Ông than van, ‘Chờ một chút, chỉ vừa lúc nãy, các bạn đối xử với tôi như một ông vua. Và bây giờ lại thế này; tại sao?’ ‘A, vậy là bạn là một du khách.’”

 Chúng tôi đã bắt đầu cười ngặt nghẽo rồi, trong khi ông đang kể một hơi câu chuyện vui. Tại những điểm nút chúng tôi bật ra những vui vẻ cởi mở. Có cái gì đó hoàn toàn hồn nhiên quanh ông, khi ông thâm nhập cái tuyệt đối trong đối thoại cùng người bạn của ông và kết luận nó bằng một chuyện vui về thiên đàngđịa ngục. Khi tiếng cười lắng xuống, ông thêm vào, “Xin lỗi. Từ điều siêu phàm đến điều lố bịch – mà cũng tốt cả.”

 Khi tất cả chúng tôi đứng dậy, những giọt nước mắt vui vẻ trong hai mắt của chúng tôi và một ý thức của khâm phục trong những quả tim của chúng tôi. Krishnamurti đề nghị tiếp tục đối thoại cùng David.

 

*

 

Qua hai tuần kế tiếp, họ thực hiện thêm sáu đối thoại nữa, suốt những đối thoại đó nhiều người quan sát đã tham gia nhưng chỉ lắng nghe. Họ thâm nhập vai trò thống trịcon người đã giao cho sự suy nghĩdò hỏi liệu có thể có một thay đổi thuộc vật chất, thực sự của những tế bào não qua sự thấu triệt hiệp thông. Ý nghĩa của chết, và điều gì là hành động của một người mà đã tiếp xúc ‘nền tảng’ liên quan đến phần còn lại của nhân loại là những quan tâm mà họ thâm nhập suốt hai nói chuyện cuối trong tám nói chuyện của họ ở Ojai. Những Nói chuyện ở Ojai, lên thời khóa biểu cho hai tuần lễ đầu tiên vào tháng năm, chen giữa. Sau đó trễ hơn nhiều, vào tháng sáu và tháng chín năm 1980, Krishnamurti và David sẽ kết thúc những thâm nhập của họ vào bản chất của cái trí và bộ não suốt bảy đối thoại khác tại Brockwood Park.

 Mười lăm đối thoại năm 1980 này, năm đối thoại cuối cùng của chúng cũng được quay video, được thấy như một chuỗi mạch lạc và cuối cùng được xuất bản trong dang sách mang tựa đề The Ending of Time Sự Kết thúc của Thời gian.

 

 

 

Chương 14

LƯƠNG THỰC CHO SỰ SUY NGHĨ

Món khai vị

Xà lách xanh lật qua lại với nước sốt dầu ô liu và gia vị hay kem làm ở nhà.

Xà lách waldorf, chế biến với táo, nho, cần tây và quả óc chó.

Xà lách dưa chuột, ăn với kem chua, nước ép chanh pha mật, và rau mùi.

Món chính

Xúp đậu trắng, ăn với hành, cần tây và cà chua.

Mì ống rau spinach làm ở nhà, ăn với cà chua và nước sốt húng quế tươi và phó mát parmesan nạo.

Bí xanh nướng nguyên quả trong lò.

Món tráng miệng

Ba loại kem và bánh đậu phộng, nho khô và mơ khô.

Trái cây tươi theo mùa.

 

N

ăm 1980, Những Nói chuyện ở Ojai không xảy ra vào tháng tư như những năm trước nhưng vào đầu tháng năm, bởi vì vào thời gian đó có thể ít bị hoãn lại vì những trận mưa lớn. Có sáu nói chuyện liên tục vào ba kỳ nghỉ cuối tuần, với bốn gặp gỡ câu hỏi-trả lời chen vào giữa. Một đoàn chuyên nghiệp quay video chúng.

 Một vài ngày sau khi kết thúc Họp mặt, chúng tôi tiễn biệt Krishnamurti dưới cây tiêu, ông đầy năng lượng tinh tế, cùng một ngọn lửa phía bên trong mà thâm nhập tất cả chúng tôi. Bất kể vóc dáng mảnh mai của ông, dường như ông ở tột đỉnh những quyền năng của ông, lúc tám mươi lăm tuổi.

 Trong chín tháng kế tiếp tôi ở Ojai, làm việc ở trường. Nhưng trong cái trí của tôi, tôi đang theo sát chuyến hành trình của ông qua bề mặt của toàn cầu – đến Châu âu, Ấn độ và Sri Lanka – háo hức chờ đợi tin tức của những nói chuyện và những bàn luận của ông.

 

*

 

Krishnamurti và Mary Z. đến Pine Cottage lúc nhá nhem tối ngày thứ sáu 20 tháng hai năm 1981. Họ đã quá cảnh nước Anh, nơi họ ngừng tại Brockwood Park trong năm ngày trên chuyến đi trở về từ Bombay. Trông Krishnamurti mệt mỏiyếu ớt, không chỉ bởi vì chuyến hành trình dài, nhưng còn cả bởi vì chương trình khắt khe mà ông đã làm việc ở Ấn độ.

 Cho bữa ăn trưa ngày hôm sau tôi nấu món xà lách waldorf với kem chua, xúp đậu trắng, mì ống rau spinach làm ở nhà với nước sốt cà chua và bí xanh nướng lò, và cho món tráng miệng, ba loại kem và bánh đậu phộng, nho khô và mơ khô. Nó là ngày đầu tiên của kỳ nghỉ mùa xuân ở trường, vì vậy chỉ những người khách đều đặn mới có mặt, có đến tất cả mười hai người. Quan trọng hơn hết, Krishnamurti muốn biết ngôi trường đang tiến triển ra sao và điềm tĩnh lắng nghe báo cáo của hiệu trưởng, thỉnh thoảng đưa ra những câu hỏi. Tôi phải chờ khá lâu trước khi có khoảnh khắc đúng đắn để đưa ra câu hỏi, “Ông có vừa nghe được chuyện vui nào không, Krishnaji?”

 Tôi đang ngồi đối diện bàn cách hai ghế và hỏi lớn tiếng. Ông có vẻ giật mình trong chốc lát trước khi tập trung cái nhìn ngạc nhiên vào tôi. Khuôn mặt của ông sáng lên bằng một nụ cười vui vẻ, và chẳng mất giây phút nào ông bắt đầu một câu chuyện mới nhất trong kho sưu tầm chuyện vui của ông. Nhìn quanh bàn, ông bắt đầu giới thiệu nó bằng cách hỏi, “Liệu có bất kỳ người theo Thiên chúa giáo nào ở đây không? Tôi không có ý báng bổ hay xúc phạm bất kỳ người nào.” Vì không có ai nhận, ông tiếp tục, “Chúa và St. Peter đang ở trên thiên đàng theo dõi dưới quả đất trên một máy truyền hình. Họ kinh ngạc bởi điều gì họ thấy: người ta luôn luôn hấp tấp khắp mọi nơi, liên tục đang đào bới và đang xây dựng, lập nên những thành phố mới, mọi nơi, bận rộn, bận rộn, bận rộn, từ sáng sớm đến suốt đêm. Chúa quay về St. Peter và hoài nghi hỏi, ‘Tất cả bọn họ đang làm gì vậy, bận rộn từ sáng đến khuya, không bao giờ nghỉ, luôn luôn đấu tranh, cố gắng, ganh đua? Để làm gì vậy?’ St. Peter trả lời, ‘Ồ, thưa Chúa, những người này là những môn đồ của ngài, họ tin tưởng ngài và vâng lời ngài. Và ngài đã dạy họ hãy đổ mồ hôi nước mắt để ăn bánh mì của họ.’ Và Chúa nói với St. Peter, ‘Nhưng ta chỉ đùa thôi.’”

 Chúng tôi bắt đầu cười, nhưng Krishnamurti ra cử chỉ yêu cầu chúng tôi bình tĩnh, nói lớn, “Đừng, đừng cười vội. Còn có nhiều điều vui lắm. St. Peter chuyển kênh và họ thấy một cái sảnh đang bày biện một bữa tiệc hoành tráng trong tòa thánh Vatican với những cái bàn thật to và những món ăn ngon đắt tiền. Có món trứng cá và nấm truffle và mọi loại rượu ngon nhất và vân vân. Hàng trăm người đàn ông béo phệ trong những cái áo màu tím đang ngồi quanh những cái bàn này, đang ăn và cười đùa, đang uống cognac và hút xì gà. Họ là những hồng y và những giám mục đang dự một buổi tiệc. ‘Nhưng còn những người này thì sao,’ Chúa hỏi St. Peter, ‘có vẻ họ không đổ mồ hôi nước mắt để có món ăn như thế. Nếu ngươi hỏi ta, dường như họ đang thụ hưởng vui vẻ.’ St. Peter trả lời, ‘Ồ, thưa Chúa, đây là những người mà biết ngài chỉ đang đùa giỡn.’”

 Khi những tiếng cười vui vẻ của chúng tôi đã lắng xuống, ông hướng về tôi và hỏi bằng hai mắt lấp lánh vui nhộn, “Tin gì đây, thưa bạn?”

 Vài ngày cuối tôi đã bận rộn nhiều, chuẩn bị nhà bếp A. V. để đón ông, và đã không dành nhiều thời gian theo dõi sự phát triển tin tức mới nhất. Hít một hơi thật sâu, tôi mau lẹ cố gắng tập hợp sự thông minh. “Ồ, Krishnaji, có thể ông biết rõ hầu hết những sự kiện này. Nếu ông không phiền, tôi sẽ tóm tắt những sư kiện quan trọng nhất. Như ông biết, tháng trước Ronald đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Do sự trùng hợp, sau một năm rưỡi bị giam giữ, những con tin người Mỹ tại tòa đại sữ Mỹ ở Teheran được thả tự do vào ngày Tuyên thệ. Trong khi đó, sự xâm lăng Afghanistan của Sô viết đang tiếp tục đổ máu nhiều, và sự xung đột giữa Iran và Irak có vẻ đang gia tăng. Trong cảm hứng, tôi tuôn ra một rà soát lại những nét chính về những sự kiện của thế giới trong vài tháng qua. Krishnamurti lắng nghe rất chú ý câu chuyện của tôi, một nụ cười giỡn cợt nơi hai mắt và hai môi của ông. Khi tôi không thể nghĩ ra bất kỳ điều gì để nói nữa, tôi quay về ông, “Và ông, Krishnaji, cũng có trong phần tin tức. Ông Lilliefelt và Hooker bảo với chúng tôi rằng Indira Gandhi đã viếng thăm ông ở Rishi Valley với nhiều người bảo vệ có vũ trang và dưới sự an ninh nghiêm ngặt. Và, trước đó, ông được mời đến Sri Lanka và có một nói chuyện với thủ tướng ở đó. Nó như thế nào, thưa ông?”

 Krishnamurti nhún vai và phác một cử chỉ đặc trưng, thể hiện rằng tất cả những việc đó chẳng có gì quan trọng cả. Alan Hooker và Theo Lillifelt, cả hai đều có mặt tại bàn ăn, đã ở Ấn độ cùng ông vào tháng mười hai năm 1980 và, khi họ quay lại Ojai, đã kể cho chúng tôi một câu chuyện chi tiếtvui vẻ về chuyến viếng thăm Krishnamurti của thủ tướng Ấn độ tại Rishi Valley School. Lúc này mọi người hướng về Krishnamurti, háo hức nghe ông kể về chuyến viếng thăm đảo ngọc, Sri Lanka, lúc trước được biết đến như Ceylon và Serendip.

 Làm vẻ mặt hài hước khi ông nhìn chúng tôi, ông hỏi, “Các bạn muốn tôi kể cho bạn về nó à?”

 “Vâng, thưa ông,” nhiều người chúng tôi phụ họa.

 “Được rồi, chính phủ Sri Lanka đã mời chúng tôi đến viếng thăm như những người khách chính thức. Họ xếp đặt cho chúng tôi ở tại nhà khách của chính phủ. Nhiều người quyền cao chức trọng và những bộ trưởng đến đón chào chúng tôi, và sau đó chúng tôi có một phỏng vấn với một người trong họ trên truyền hình. Có nhiều Nói chuyện trước Công chúng, tôi nghĩ bốn nói chuyện. Họ tường thuật nó trên báo chí, radio và truyền hình. Bạn ấy ở cùng tôi suốt thời gian này và có thể trình bày cho các bạn từng chi tiết,” ông thêm vào, chỉ Mary Z. Thông thường ông tránh kể lại những trải nghiệm cá nhân và thậm chí thỉnh thoảng còn xin lỗi khi nói về ông.

 Mary Z. sẵn sàng tiếp tục, “Pupul Jayakar ở cùng chúng tôi, và suốt những ngày sau chúng tôi bận rộn bởi những hội nghị báo chí và những phỏng vấn trên radio và truyền hình. Sau ngày chúng tôi đến, Krishnaji gặp thủ tướng, Mr. Premadasa, một người rất tử tế. Bốn Nói chuyện trước Công chúng ở Colombo được tham gia bởi hàng ngàn người và truyền hình trực tiếp khắp hòn đảo. Tiếp theo, Krishnamurti thực hiện nhiều đối thoại cùng những thầy tu Phật giáo và nói chuyện tại Colombo University. Một buổi chiều tổng thống Sri Lanka mời chúng tôi dùng trà. Ông ấy rất quan tâm điều gì Krishnamurti nói và yêu cầu một phỏng vấn riêng với ông, mà cuối cùng kéo dài gần một tiếng rưỡi đồng hồ. Cuối cùng, ông mời chúng tôi viếng thăm Kandy, vùng đất bên trong của quốc gia.

 Tôi đã viếng thăm Kandy, thủ đô hoàng gia của Sri Lanka, mười hai năm trước. Nó là một thị trấn quyến rũ bên cạnh một cái hồ trong những cao nguyên nhiệt đới, nổi tiếng trong thế giới Phật giáo về Ngôi đền Tooth, mà chứa thánh tích của Guatama Siddharta Shakyamuni, Phật. Suốt thời gian trăng tròn vào tháng tám, có một lễ rước hoành tráng kéo dài nguyên tuần lễ – hàng ngàn vũ công trong quần áo chạm bạc, theo cùng bởi những người đánh trống và những người thổi kèn và hàng trăm con voi trang hoàng rực rỡ – qua những đường phố khắp thị trấn thắp sáng bằng những bó đuốc. Lễ rước, được gọi là ‘Esala Perahera’ và có ý nghĩa tôn giáo đặc biệt, bắt đầu và kết thúc tại Ngôi đền Tooth. Tôi bị cuốn hút bởi sự hoành tráng của lễ rước và ý nghĩa của sự ồn ào náo động trong số lượng hàng trăm ngàn người tham gia. Lúc này tôi hỏi Krishnamurti, “Ông đã viếng thăm Ngôi đền Tooth, thưa ông, trong khi ông ở Kandy?”

 “Không, thưa bạn, ba người phụ nữ đi thăm trong khi tôi nghỉ ngơi,” ông trả lời, thêm vào sau một khoảnh khắc cố ý yên lặng, “nhưng cách đây hai mươi năm tôi đã nói chuyện ở Colombo, và họ đưa chúng tôi đi khắp hòn đảo để thăm những đài kỷ niệm và những ngôi đền. Khi chúng tôi viếng thăm Kandy vào thời gian đó, họ cũng chỉ cho chúng tôi Ngôi đền Tooth.” Một lóng lánh hiện lên hai mắt ông, và ông giải thích bằng một mỉm cười phóng khoáng, “Họ giữ gìn một trong những di vật thiêng liêng nhất của thế giới Phật giáo ở đó, một cái răng của Phật. Vì vậy, tất cả đều theo nghi lễtrang nghiêm khi chúng tôi vào ngôi đền, và người thầy tu đứng đầu trong áo choàng màu vàng nghệ và cái đầu cạo láng bóng nghênh đón và đưa chúng tôi vào khu thiêng liêng phía bên trong.” Lúc này ông đang cười khi nhớ lại sự kiện đó. “Và họ mang ra một cái hộp trang hoàng những nữ trang quý báu, trong đó họ đựng cái răng. Họ mở nó ra một cách thành kính, để cho chúng tôi có thể quan sát cái răng. Nó là cái răng cũ thật to, màu vàng và bị mòn.” Bằng ngón cái và ngón trỏ ông minh họa kích cỡ của cái răng, rộng gần một inch. “Và tôi đang thắc mắc không hiểu liệu nó thực sự là cái răng thật của con người. Có thể dễ dàng nhận thấy nó là một cái răng ngựa, bởi vì sự to lớn của nó.”

 Tất cả chúng tôi đều cười òa lên do sự diễn tả của ông. Thật ra, ông tôn kính Phật nhiều nhất, có thể nhiều hơn bất kỳ những người tôn giáo nào trong lịch sử. Tại cùng lúc, ông không bao giờ từ bỏ những nghi ngờ cơ bản của ông liên quan đến những lễ nghi và những truyền thống thuộc tôn giáo, như ông đã vừa thể hiện.

 

*

 

Suốt những tuần lễ sau, có mưa liên tục, mà thỉnh thoảng được gia tăng bởi những cơn bão sấm sét và những trận mưa trút nước, che phủ những sườn núi cao của thung lũng phủ tuyết. Một số giáo viên bắt đầu luân phiên tham gia ăn trưa cùng chúng tôi tại A. V., nhưng rủi thay Krishnamurti cảm thấy không được khỏe trong nhiều ngày, và chúng tôi phải ăn trưa mà không có ông.

 Ông hoàn toàn có một quan điểm tách rời về những yếu ớtthỉnh thoảng làm đau đớn ông, như sốt mùa hè, viêm xoang và những rắc rối về thính giác, đùa giỡn vui vẻ, “Đầu tiên những cái răng biến mất, sau đó hai tai và sau đó hai mắt, và cuối cùng bạn cũng đi xuống dưới lòng đất.”

 Thỉnh thoảng, giống như bây giờ, tôi phải quan sát sự trung thực của câu phát biểu này, không chỉ trong chính tôi nhưng còn cả trong Krishnamurti. Ông đang cảm thấy kiệt sức, có thể do bởi chương trình khắc nghiệt của ông ở Ấn độ, được theo sau bởi sự đi lại quá nhiều nơi và sự thay đổi liên tục của khí hậu. Ngoài ra, ông có một cái bao tử rất yếu, có lẽ do bởi sự tấn công của một cơn bệnh cúm. Khoảng giờ ăn trưa, tôi mang bữa ăn của ông đến Pine Cottage và ngạc nhiên khi thấy ông ra mở cửa. Nhìn vào mặt ông, thậm chí tôi còn kinh ngạc hơn bởi một thay đổi cơ bản trong nó. Hai môi được kéo vào trong bất thường, rút ngắn khoảng cách giữa mũi và cằm và vì vậy thay đổi toàn cấu trúc của khuôn mặt. Ngay tức khắc ông nhận biết được sự kinh ngạc của tôi, và, di chuyển bàn tay để dò dẫm miệng của ông, ông nói không chút bối rối, “Tôi đã gặp vài phiền muộn với răng của tôi. Nhiều cái phải được nhổ ra, và nha sĩ gắn vào thiết bị giữ răng giả. Tôi quên đặt chúng vào.”

 Vì lý do nào đó, tôi cảm thấy một ý thức sâu thẳm của hèn kém, khi ông giải thích cho tôi những chi tiết về sức khỏe của ông. Khi tôi không đáp lại câu nói của ông, ông tiếp tục, “Bạn biết, thưa bạn, răng của tôi rất nhạy cảm. Có thể do bởi gene.”

 Nhiều ngày sau, thứ hai đầu tiên của tháng ba và ngày bắt đầu của ngôi trường sau kỳ nghỉ xuân, ông đến ăn trưa một mình vì Mary Z. đã đi LAX để đón vài người bạn từ Pháp sẽ đến chiều hôm đó. Ông vào nhà bếp, và chúng tôi nồng nhiệt chào hỏi tôi, khi ngay lập tức tôi nhận thấy rằng miệng của ông bị nhăn nheo. Ngập ngừng chút xíu, tôi nói, “Xin lỗi, Krishnaji, liệu có phải rằng ông đã quên đặt cái cầu răng vào?”

 Ông che miệng bằng một bàn tay và nói, kinh ngạc bởi sự đãng trí của ông, “Chúa ơi, thưa bạn, bạn nói đúng. Tôi quên đặt chúng vào rồi. Tôi để chúng trong phòng tắm. Tôi phải quay lại.”

 Ông bắt đầu cười khúc khích một mình khi đang tìm cái gì đó trong những cái túi quần của ông. Cuối cùng ông rút ra một xâu chìa khóa. “Ồ, tôi có chìa khóa rồi – tôi sẽ quay lại mau thôi.”

 Mười phút sau ông quay lại có cái cầu răng được đặt vào và không suy suyển khuôn mặt rạng rỡ của ông và hỏi, “Món gì cho bữa trưa đây, Michael?”

 Tôi kể cho ông thực đơn, chỉ vào những món ăn liên quan, “Dĩ nhiên, có xà lách xanh, và một món xà lách pasta, và một món xà lách quả mơ, được chế biến bởi quả mơ, cà chua, hành và ớt chuông. Sau đó chúng ta có khoai tây nướng lò, và một loại quiche chế biến bởi bí xanh và phó mát nạo. Món này theo cùng một món rau mà hơi hơi giống ratatouille, ngoại trừ nó được chế biến bởi bí xanh, cà to – hay cà tím – và nước sốt cà chua.”

 Ông đang chú ý điều gì tôi đang nói. Nó luôn luôn gây ngạc nhiên cho tôi khi sự hứng thú mãnh liệt của ông lan rộng từng giây phút của sống hàng ngày.

 “Và cho món tráng miệng, Krishnaji,” tôi nói bằng một giọng hơi khoe khoang, bởi vì ông ưa thích một món ngọt, “chúng ta sẽ dùng món halva. Nó là một món ngọt vùng Trung đông được chế biến từ mè và mật.”

 Ông nhướng chân mày bằng một ngạc nhiên hài lòng và, chỉ vào những món ăn, nhận xét, “Nhưng bạn chuẩn bị những phần ăn khá ít ngày hôm nay, đúng chứ?”

 “Hôm nay chỉ có năm người chúng ta thôi, Krishnaji,” tôi trả lời, “vì vậy chúng ta cần ít hơn thường lệ nhiều.”

 Ông gật gù hiểu rõ, “Ai sẽ đến ăn trưa, thưa bạn?”

 “Ồ, gia đình Lilliefelt ở đây, Mr. Hooker, ông và tôi – đó là tất cả,” tôi trả lời.

 “A, tốt,” ông nói, “chúng ta sẽ là en famille trong gia đình.”

 Thật ra, đó là một bữa ăn rất thân mật, thư giãn. Trong khi nói lại tình hình thế giới hiện nay, chúng tôi bắt đầu nói về hệ thống cộng sản và quyền lãnh đạo của Liên bang Sô viết trên những quốc gia Đông âu. Erna Lilliefelt đề cập rằng trong nhiều quốc gia này, đặc biệt ở Poland và Romania, có sự quan tâm đáng kể đến Krishnamurti.

 “Nó giống như một phong trào ngấm ngầm, Krishnaji,” bà ấy nói. “Họ dịch những quyển sách của ông và bí mật sao chép ra vài quyển, rồi chuyền tay nhau đọc.”

 “Và nó không thể an toàn,” tôi thêm vào, “bất kể sự độc lập tương đối với Moscow, chế độ Ceausescu đàn ápquốc gia họ ghê lắm. Bất kỳ hình thức nào của sự chống đối đều bị loại bỏ hung tợn. Ngày hôm trước tôi đã đọc rằng mọi người có một máy đánh chữ phải đăng ký nó với nhà nước.”

 “Tại sao? Để kiểm soát bất kỳ hình thức nào của thông tin công chúng được in ấn?” Alan hỏi.

 “Tôi nghĩ như thế,” tôi trả lời. “Nó cũng dễ dàng để sao chép trên một máy đánh chữ với một tờ giấy carbon,” tôi gợi ý. Quay về phía Krishnamurti, tôi hỏi, “Krishnaji, ông có khi nào đã viếng thăm và nói chuyện ở bất kỳ quốc gia Đông âu nào?”

 “Tôi nghĩ đó là đầu những năm 1930, khi tôi nói chuyện ở Athens và quá cảnh Constantinople khi đi đến Bucharest,” ông kể lại. “Nữ hoàng – tôi quên tên của bà ấy – đã mời chúng tôi đến cung điện nhiều lần. Nhưng có vài sinh viên theo chủ nghĩa dân tộc cuồng tín, mà đã thực hiện những đe dọa đến mạng sống của tôi.”

 Tôi hoài nghi, “Nhưng tại sao, thưa ông?”

 Ông bật ra tiếng cười nhẹ, “Họ thấy chúng tôi như một đe dọa đến những kế hoạch của họ. Chúng tôi nói chuyện chống lại tôn giáo có tổ chức, chống lại chủ nghĩa dân tộc, và vân vân. Thật ra tôi không bị đe dọa nhiều lắm nhưng nhà nước có thực hiện. Họ gửi lực lượng vũ trang đứng tại cửa những phòng khách sạn của chúng tôi. Mỗi lần chúng tôi đến và đi, họ luôn luôn ở đó, theo sát chúng tôi cả ngày lẫn đêm. Nhưng không việc gì đã xảy ra. Khi chúng tôi đang rời quốc gia đó ngay lập tức tôi bị bệnh trầm trọng trên xe lửa – ói mửa, thổ huyết, và vân vân. Tôi không thể tiêu hóa bất kỳ thức ăn nào trong nhiều ngày.”

 Tôi hoàn toàn không hiểu rõ sự liên quan giữa những đe dọa mạng sống của ông và bị bệnh của ông, vì vậy tôi hỏi, “Nhưng việc gì khiến cho ông bị bệnh đột ngột như thế?”

 “Bằng cách này hay cách khác chắc chắn họ đã lén lút bỏ thuốc độc trong thức ăn của tôi. Thật lạ lùng. Tôi là người duy nhất bị bệnh. Tôi không hiểu tại sao họ làm nó,” ông nói. “Và tôi bệnh một thời gian lâu lắm.”

 “Ông có ý ông phải bị bệnh lâu?”

 “Vâng,” ông trả lời, “căn bệnh, thuốc độc, bất kỳ việc gì. Suốt nhiều năm sau đó, nó tái đi tái lại tại những mức độ khác nhau, và tôi chỉ từ từ dứt hẳn.”

 “Ông vẫn còn bị bệnh bây giờ?”

 “Ồ, không, nó hết từ lâu rồi,” ông nói bằng một thái độ xua đuổi.

 Chúng tôi bắt đầu nói về Giáo hội Thiên chúa giáo La mã và sự giàu có cũng như quyền hành khủng khiếp của nó, và xuyên suốt lịch sử làm thế nào nó đã kiếm được những quyền hành đặc biệt như thế, ngay cả việc này đã xảy ra nơi những chế độ độc tài, như chế độ Fascist.

 Bỗng nhiên Krishnamurit hỏi chúng tôi, “Các bạn biết Stresa?”

 Tôi nghĩ ông đang nói về một người và hỏi, “Không, tôi không biết. Người nào vậy?”

 Ông mỉm cười, “Nó là một thị trấn, một khu nghỉ mát nổi tiếng trên Lago Maggiore ở phía bắc nước Ý. Vào đầu những năm ba mươi, trong khi Mussolini đang nắm quyền, tôi được mời thực hiện nhiều nói chuyện ở Stresa. Vào ngày đầu tiên đã có tất cả những hồng y, những giám mục và những tướng lãnh ngồi nơi những dãy ghế trước. Tôi không biết tại sao họ đến – có lẽ họ nghĩ tôi là khách của chính phủ. Tôi nói chuyện về sự tự do khỏi uy quyền, theo sau bất kỳ người nào là điều thoái hóa vô cùng, và vân vân. Ngày hôm sau tất cả những dãy ghế trước đều không có người nào, và chỉ có một bà cụ già đang ngồi ở dãy ghế sau cùng.”

 Chúng tôi chia sẻ tiếng cười của ông bởi quang cảnh sống động của cách đầy năm mươi năm. Nghiêm túc lại, ông tiếp tục, “Không, thưa bạn. Họ không thể lắng nghe bất kỳ ai đang nghi ngờ về uy quyền của họ. Nó cũng giống hệt ở Argentina. Tôi đã thực hiện một chuyến đi ở Nam Mỹ và nói chuyện tại nhiều thành phố. Ở Buenos Aires, báo chí đông nghẹt, tuờng thuật mỗi nói chuyện, kèm theo những hình ảnhvân vân. Họ đang phát thanh những nói chuyện, không chỉ trên radio nhưng còn trên những loa phóng thanh tại nhiều góc đường. Nhưng trong nhà thờ, họ đang cầu nguyện chống lại tôi, nói rằng tôi là người chống chúa, và muốn trục xuất tôi ra khỏi quốc gia đó.”

 “Và họ đã thành công?” một phụ nữ hỏi.

 “Không, không thành công gì cả,” ông trả lời. “Một số báo chí và những người trí thức đứng về phía tôi, in và phân phát những nói chuyện trong bản dịch tiếng Tây ban nha.”

 Chúng tôi yên lặng trong chốc lát, sau đó Krishnamurti cất lời. “Việc đó nhắc tôi một chuyện vui tôi đã nghe lúc trước. Giáo hoàng chết và ông ấy đi thẳng lên cổng thiên đang nơi St, Peter đang đứng chờ. Ông ấy nói, ‘Chắc hẳn ngài là St. Peter.’ St. Peter trả lời, ‘Và ngươi là ai?’ Giáo hoàng lùi lại, ‘Ngài không nhận ra tôi? Tôi là Giáo hoàng.’ St. Peter cầm tờ danh sách lên và đọc lướt những cái tên, ‘Giáo hoàng, giáo hoàng – ta xin lỗi, ở đây không người nào có tên như thế. Ta xin lỗi, nhưng ta không thể cho phép ngươi vào thiên đàng.’ Giáo hoàng choáng váng. ‘Phải có sai lầm gì đó. Điều đó không thể được – tôi phải có tên trong danh sách đó. Ngài làm ơn xem lại cẩn thận: tôi là Giáo hoàng!’ St. Peter hết còn kiên nhẫn và bảo ông biến khỏi đó. Đến lúc này, Giáo hoàng trào nước mắt và năn nỉ St. Peter, ‘Làm ơn, St. Peter, con là người kế tục của Ngài và là người đại diện Chúa Jesus trên quả đất này. Con là người đứng đầu của Giáo hội Thiên chúa giáo La mã. Con có quyền đi vào thiên đàng.’ St. Peter đang bực dọc và nói, ‘Ta chưa bao giờ nghe bất kỳ điều gì ngu xuẩn như thế. Nếu ngươi không biến khỏi đây ngay lập tức, ta sẽ gọi các thiên thần đến với những cây gươm lửa.’ Giáo hoàng hoàn toàn tuyệt vọng. ‘Đừng, làm ơn đừng. Con van xin ngài. Ngài không thể hỏi người nào đó mà biết rõ con, hay sao? Có lẽ Chúa Jesus hay một trong những vị thánh để xác nhận con.’ St. Peter nhượng bộ và và nói với ông, ‘Được rồi, ta sẽ vào trong và hỏi, và có Jesus, mẹ Mary của ngài. Ngươi ở đây và đừng chạm đến bất kỳ thứ gì.’ Thế là thánh đi vào trong, và có Jesus, mẹ Mary của chúa, những tông đồ và nhiều thiên thần lẫn các thánh. ‘Xin lỗi, thưa Chúa,’ Peter nói, ‘có một người xưng tên là Giáo hoàng muốn vào thiên đàng. Ông ấy quả quyết là người đại diện của ngài trên quả đất.’ Chúa Jesus cười, ‘Người đại diện của ta trên quả đất? Điều đó quá vô lý, đúng chứ? Và ta chưa bao giờ nghe về bất kỳ cái tên nào như Giáo hoàng.’ Quay về những người khác, Chúa hỏi, ‘Liệu có bất kỳ người nào nghe về một Giáo hoàng?’ Dường như không ai biết Giáo hoàng, cho đến khi bỗng nhiên Mẹ Mary Đồng trinh nói lớn, ‘Chờ một chút. Giáo hoàng – có phải ông ấy là người mà tung những tin tức đồn đại về ta và các thánh thần?’”

 Bật ra những tràng cười, năm người chúng tôi cùng chung vui sự hóm hỉnh của câu chuyện bất kính này. Phía bên ngoài trên hành lang, chúng tôi nghe mưa đang kêu lộp bộp và một tiếng sấm.

 “Tôi phải quay lại văn phòng,” Erna Lilliefelt tuyên bố và, đứng dậy rời bàn ăn, thu dọn đĩa và muỗng nĩa. Tôi vội vã đứng dậy và chồm qua để lấy cái đĩa của Krishnamurti, như tôi thường làm. “Tôi xin phép thu dọn đĩa của ông, thưa ông?” Tôi lễ phép hỏi, và ông ngước nhìn tôi bằng một nụ cười khi tôi thu dọn. Không hiểu vì sao, tôi tìm thấy niềm vui khi phục vụ ông trong những công việc nhỏ nhoi như thế này.

 “Những cái này còn sạch, thưa bạn,” ông nói, chỉ vào khăn giấy và ly không dùng đến. Cùng với việc đó, ông đứng dậy và giúp đỡ dọn dẹp bàn ăn.

 Sau khi bỏ một ít thức ăn còn thừa trong bình nhựa, tôi mang chúng ra ngoài đến tủ lạnh dùng chứa thức ăn trong căn phòng nhỏ trước nhà bếp. Khi đang đặt những thức ăn trong tủ lạnh, tôi thấy một khoanh lớn mứt mật ong trộn vừng đang ở trên kệ. Tôi vẫn còn có thể ngửi được hương vị ngọt ngào thoang thoảng của món mứt tôi vừa dùng cho món tráng miệng và bỗng nhiên thèm ăn nữa. Tôi lấy con dao và cắt một miếng khi bỗng nhiên tôi nghe một tiếng nói dịu dàng phía sau tôi, “Bạn làm ơn cũng cắt cho tôi một miếng?”

 Tôi quay lại đối diện với Krishnamurti, người đã theo tôi qua cửa nhà bếp và thẳng lên những bậc thềm vào căn phòng nhỏ phía trước. Bỗng nhiên tôi cảm thấy một ý thức tội lỗi hiện diện và bị bối rối trong chốc lát – như thể tôi đang bị bắt quả tang. Nhưng Krishnamurti đứng tại cửa phòng và ung dung mỉm cười, làm yên ổn sự sợ hãi tức khắc của tôi, mà có thể là kết quả của nhiều dịp thèm muốn lén lút thời niên thiếu.

 Tôi nhận xét, hơi hơi có vẻ xin lỗi, “Loại mứt mật này ngon lắm, phải không?” Vẽ một đường thẳng bằng dao qua một phần của nó, tôi hỏi, “Ông muốn bao nhiêu, thưa ông? Nhiều từng này được chứ?”

 Có một chất lượng kinh ngạc giống như cái gương soi về ông khi ông yên lặng đứng ở đó, nhìn ngắm tôi bằng sự chân thậtphóng khoáng không cần che giấu. Không phân chia giữa chúng tôi, nhưng cũng không có ý thức của sự đồng lõa. Ông nhìn miếng mứt mà tôi đang chỉ tay vào.

 “Có lẽ nhiều hơn một chút,” ông yêu cầu và sau đó quay lại nhìn cẩn thận vào cái bản đồ địa hình ba chiều bằng plastic trên tường.

 “Tôi thích đem nó tới nhà bếp hơn và bọc nó lại bằng plastic.”

 “Đúng rồi, thưa bạn,” ông đồng ý và sau đó hỏi, “Đây là gì vậy?”

 “Bản đồ của khu vực này, Krishnaji,” tôi giải thích. “Ông thấy, đây là Ojai Valley. Đây là Topa Topa Range, và chúng ta ở đây, McAndrew Road. Dĩ nhiên, tỷ lệ của những hòn núi được phóng đại. Có Venture, và trong hướng này có Los Angeles.”

 “Ừ, nó nhiều chi tiết quá,” ông nhận xét bằng một nụ cười.

 Sau khi quay lại nhà bếp, tôi gói mứt trong giấy film và đưa cho ông. Cám ơn tôi, ông rời qua cửa sau về hướng Pine Cottage. Bỗng nhiên tôi nhận ra rằng tôi đã quên một miếng mứt. Tôi mau lẹ cắt một miếng và bắt đầu thưởng thức vị ngọt của nó trước khi tiếp tục dọn dẹp nhà bếp.

 

*

 

Mưa tiếp tục trong vài ngày kế tiếp, và chúng tôi có những bữa ăn thân mật ít người tại A. V. Vào một ngày, chỉ có sáu người chúng tôi tại bàn ăn, và Krishnamurti kể lại điều gì ông vừa xem trên “Phil Donahue Show”, một chương trình thỉnh thoảng ông xem.

 “Không thể tin được, thưa bạn, sự buông thả của xã hội này,” ông nói với Theo Lilliefelt đang ngồi bên cạnh ông. “Ngày hôm trước, có một – họ gọi chúng là gì? – một vũ công, một nam vũ công thoát y. Anh ấy trình diễn vũ điệu của anh ấy, hầu như trần truồng, và những phụ nữ trong số khán giả đang la hét và vỗ tay, tất cả đều rất phấn khích. Nó quá thô tục.” Ông rùng mình khi nhớ lại nó. “Nhưng không phải chỉ có vậy, họ phơi bày mọi chi tiết về quan hệ tình dục, những chuyện thầm kín trước công chúng. Mọi thứ đều thay đổi, và họ quá cẩu thả về những quan hệ của họ, về hôn nhân của họ. Một phụ nữ đã nói rằng cô ấy không yêu người chồng của cô ấy nữa bởi vì có một người đàn ông khác tử tế hơn, đẹp trai hơn, và mọi chuyện như thế, và cô ấy sẽ bỏ người này để theo người kia. Tưởng tượng nó, thưa bạn – nói điều này công khai!”

 “Ồ, Krishnaji,” một phụ nữ nói bằng một nụ cười nhẹ nhàng, “người phụ nữ ngày nay có những quyền lợi bình đẳng và tận hưởng cùng sự tự do mà người đàn ông có được.”

 “Bình đẳng với ai? Tự do để làm việc gì?” Krishnamurti hỏi đầy đam mê. “Họ nói đây là một quốc gia tự do. Và mọi người đều cảm thấy tự do để làm việc gì họ muốn – theo đuổi sự vui thú của anh ấy hay chị ấy, không thèm quan tâm đến bất kỳ người nào khác. Không có bất kỳ sự tôn trọng, không có bất kỳ ý thức trách nhiệm về những hành động riêng của họ hay đối với những người khác, không có bất kỳ loại kiềm chế nào.” Ông nhìn dò hỏi chúng tôi, như thể đang chỉ trích chúng tôi về thái độ tương tự.

 “Nó là một phần thuộc toàn văn hóa, thuộc đặc tính của nước Mỹ,” tôi gợi ý. Ông quay về phía tôi và tôi cảm thấy một cơn sóng của năng lượng mãnh liệt đang ùa vào tôi.

 “Không, thưa bạn,” ông vững vàng nói, “từng đó vẫn chưa đủ. Nước Mỹ đang đặt ra một tiêu chuẩn cho phần còn lại của thế giới. Mọi nơi, thậm chí ở Nga hay Ấn độ, họ đang tuân theo mẫu mực của nó. Những người trẻ ở đó bắt chước quần áo, vũ điệu và âm nhạc – bạn biết, rock ‘n’ roll, tình dục và phim ảnh. Nó sẽ dẫn đến đâu? Mọi người đều vì chính người ấy và mặc kệ những người khác!”

 “Nó là thời kỳ suy đồi khắp thế giới,” Theo nói.

 “Có lẽ những học viện hôn nhângia đình đều đã lỗi thời,” một phụ nữ gợi ý.

 Một nụ cười thình lình làm dịu khuôn mặt của Krishnamurti, quay về phía tất cả chúng tôi, bằng tất cả chân thật trong giọng nói ông hỏi để khiến cho nó giống như một nghi vấn nghiêm túc, “Vậy là điều gì xảy ra khi một người ích kỷ kết hôn với một người ích kỷ khác?”

 Tôi không biết làm thế nào tiếp nhận nghi vấn, liệu suy xét nó trên một quan điểm hài hước hay nghiêm túc. Tôi đang suy nghĩ về tình trạng một, sự loại bỏ của thái độ ích kỷ, và vân vân. Sau khi nhiều trả lời ngập ngừng bị khước từ, ông đưa ra đáp án đơn giản, “Hai người ích kỷ.”

 

 

Chương 15

CHÌA KHÓA MỞ CỬA

SỰ HUYỀN BÍ CỦA SỰ SỐNG

Món khai vị

Xà lách lật qua lại ăn với nước xốt dầu ô liu và gia vị hay mè tahini.

Xà lách mì ống chế biến với cần tây, cà rốt, ớt chuông, bí xanh, hạt thông, bông cải xanh, quả ô liu và cà chua phơi nắng thái thành hình khối,

Xà lách avocado chế biến với cà chua, ớt chuông cắt thành hình khối, tỏi thái mỏng, rau mùi tây và nước ép chanh.

Món chính

Cà chua nướng lò nhồi hành và nấm.

Bánh quiche được chế biến với bí xanh, phó mát nạo, trứng, ngò tây, hành, và cần tây.

Cà tím provencale: cà to thái theo hình khối trong nước xốt cà chua.

Món tráng miệng

Bánh mật halvah, được chế biến từ hạt mè và mật.

Trái cây tươi theo mùa.

 

S

uốt vài tuần kế tiếp, cơ hội để có những bữa ăn trưa thân mật, yên lặng cùng Krishnamurti trở nên hiếm hoi hơn, và tốc độ hoạt động mau lẹ hơn. Ông có nhiều gặp gỡ cùng những giáo viên và phụ huynh của trường, trước một hội nghị về giáo dục, được tài trợ một phần bởi một chương trình của chính phủ Mỹ, bắt đầu vào ngày 20 tháng ba. Một giáo sư từ San Bernardino State University đã tổ chức sự kiện ba ngày đó, được tham gia bởi ba mươi giáo sư, giáo viên và sinh viên học sinh. Krishnamurti bàn luận cùng họ ý nghĩa của sự giáo dục, bản chất của sự hiểu biết và sự suy nghĩ, vai trò của giáo viên, và sự liên quan giữa cái gì là, thấu triệt và hành động đúng đắn. Tất cả bốn buổi này đều được quay video bởi một đội chuyên nghiệp và cuối cùng được xuất bản trong dạng sách đọc.

 Suốt những ngày tiếp theo, có một hoạt động nhộn nhịp, khi những người khách, những người bạn và những người kết giao đến và đi và thường ở lại dùng bữa trưa. Trong số họ là David và Saral Bohm, mà lại nữa ở lại trong khu nhà khách khoảng một tháng. Họ có một chương trình bận rộn và sôi nổi của riêng họ, và những cuộc hẹn nói chuyện của David khiến cho họ phải rời trước khi bắt đầu Những Nói chuyện ở Ojai vào đầu tháng năm. Đó là lần đầu tiên trong năm năm mà họ không tham gia chúng.

 Cuối tháng ba, Krishnamurti có nhiều đối thoại cuối tuần cùng những giáo viên và phụ huynh tại Pine Cottage. Những đối thoại này diễn ra vào lúc mười một giờ sáng, mà đòi hỏi tôi phải chuẩn bị bữa ăn trưa vào chiều hôm trước hay từ sáng sớm, nếu tôi không muốn bỏ tham gia những đối thoại. Tôi yêu quý những gặp gỡ cùng Krishnamurti này. Vẻ đẹp rực rỡ của chúng nằm trong sự đơn giản cơ bản mà ông bắt đầu thâm nhập vào ý nghĩa của sự giáo dục và sống. Nghi vấn ông theo đuổi qua hai gặp gỡ là, “Người ta thâm nhập như thế nào?” Nó mở cánh cửa đến một thâm nhập về vấn đề làm thế nào những cái trí của chúng ta thực sự ấp ủ một nghi vấncuối cùng dẫn đến ‘sự tôn trọng’ như thái độ tổng thể cần thiết để đối diện sự phức tạp thuộc những sống của chúng ta. “Tôn trọng là đang lắng nghe,” ông nói.

 

*

 

Suốt những năm 70 và 80, Krishnamurti bắt đầu bị cuốn hút bởi máy tính, bởi sự quan trọng đang gia tăng mà nó đang thực hiện trong những công việc của con người, và vai trò của nó trong sự phát triển của cái trí con người. Điều gì đặc biệt gây tò mò cho ông là khả năng lạ thường của máy tính để suy nghĩ vượt trộitrình diễn vượt trội người sáng chế ra nó trong hầu hết những công việc máy móc thuộc tinh thần. Suốt những nói chuyện và những bàn luận của ông, và cũng tại bàn ăn trưa, ông thường đề cập những ảnh hưởng tích cực của nó vào những sống của chúng ta, đồng thời cũng không bỏ sót những khía cạnh tiêu cực của nó.

 Gần đến cuối tháng ba, một người bạn Ấn độ của ông, Asit Chandmal, người cung cấp cho ông nhiều thông tin về chức năngvai trò của những máy tính, viếng thăm chúng tôi trong nhiều ngày. Ngày 1 tháng tư, gia đình Bohm quay lại Ojai từ một hội thảo họ đã bắt đầu tham gia ở Los Angeles. Suốt bữa ăn trưa ngày hôm đó, nói chuyện, chủ yếu giữa ba người họ, xoay quanh những dụng cụ điện tử và máy thông minh nhân tạo.

 Krishnamurti đang nói với David, “Thưa bạn, có nhiều sự tương đồng giữa máy tính và bộ não. Cả hai đều được đặt nền tảng trên ký ức, là những kho lưu trữ của sự hiểu biết, và vận hành tùy theo những chương trình. Máy tính có thể làm mọi việc mà bộ não có thể làm. Và nó lại có thể làm nhanh hơn một ngàn lần và chính xác hơn.”

 Asit thêm vào, “Người Nhật đang lập kế hoạch để chế tạo thế hệ thứ năm của máy tính, mà sẽ là một bản sao của những qui trình của bộ não con người. Chính phủ đang đầu tư những số tiền khổng lồ vào đề án này. Đã có vài kiểu mẫu, mà có thể học hỏi từ những dữ kiện được nhập vào cho chúng và bổ sung những chương trình riêng của chúng. Và những người di truyền học đang cùng làm việc với những người khoa học máy tính, đang nghiên cứu sự sử dụng của những phân tử carbon và hydrogen của bộ não, thay vì chất silicon, trong sự chế tạo máy tính.”

 David nghi ngờ và nói một cách đo lường, “Tôi nghi ngờ liệu bất kỳ sự kết nối của cơ quan hữu cơ và cái máy sẽ dẫn đến bất kỳ thứ gì.”

 Krishnamurti theo đuổi hướng nghi vấn của ông, “Thưa bạn, nếu máy tính đảm đương tất cả những công việc máy móc, điều gì còn lại cho bộ não của con người? Có lẽ máy tính sẽ không thể sáng tác nhạc như Mozart và Beethoven, hay viết những bài thơ như Shakespear và Keats đã làm. Nó sẽ không bao giờ có thể nhìn ngắm các vì sao và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiênvũ trụ. Nhưng hầu hết những việc khác sẽ được thực hiện bởi những máy tính và robot, vì vậy điều gì sẽ xảy ra cho bộ não của con người? Nó sẽ bị teo lại?”

 Tôi không thể giải đáp được, cũng như nhiều người khác nơi bàn ăn. “Ông có ý gì qua điều đó, thưa ông?” tôi hỏi.

 “Chỉ có hai cách cho bộ não chuyển động: một cách là hướng vào bên trong, vào chính nó, vào tự thâm nhậpvân vân. Mà là điều gì chúng ta đang nói. Cách còn lại là hướng ra phía bên ngoài: giải trí, tiêu khiển, vui chơi, kích thích nhiều hơn – bạn biết việc gì đang diễn ra. Vì vậy bộ não còn việc gì phải làm? Hầu hết tất cả những chức năng của nó đã được đảm đương bởi máy tính. Đúng chứ? Có một gia tăng khủng khiếp cho sự nhàn rỗi được dành sẵn cho con người. Và nếu bộ não không tìm ra một tiếp cận hoàn toàn khác hẳn, nó sẽ bị teo lại giống như một cơ bắp mà không đang được sử dụng nữa. Đơn giản là nó sẽ quắt lại, teo lại. Lúc này nó đang xảy ra, thưa bạn!”

 Có vẻ không phải mọi người tại bàn ăn sẵn lòng chấp thuận loại tiên đoán này và có nhiều phản đối được đưa ra. Thường thường Krishnamurti ưa thích được thách thức và tiếp tục bằng sự chắc chắn bình tĩnh chống lại một cơn sóng của sự nghi ngờ: “Máy tính không bị giới hạn bởi những biên giới, bởi những dân tộc và những chính phủ, như chúng ta. Nó vượt khỏi tất cả những điều này và nó suy nghĩ vượt trội hơn chúng ta. Nó sẽ có thể sáng chế thượng đế riêng của nó, mà chúng ta sẽ tôn thờ. Tôi phải kể cho bạn một chuyện vui về điều này. Một người đi vào một căn phòng đầy những máy tính và người khoa học ở đó bảo ông ấy đặt ra bất kỳ câu hỏi nào mà ông ấy muốn. Thế là người đàn ông hỏi, ‘Liệu có một thượng đế?’ Người khoa học nhập vào câu hỏi, và máy tính bắt đầu làm việc và kêu ù ù. Sau một lúc câu trả lời hiện ra, ‘Hiện nay có.’”

 Khi chúng tôi đang cười, Krishnamurti nhìn chúng tôi bằng cách gì đó giống như thương hạivui đùa ngờ vực: “Vâng, thưa bạn, hãy đối diện nó.” Quay về phía David và Asit, ông nói, “Đã muộn rồi. Chúng ta sẽ tiếp tục đối thoại này chiều nay nhé?”

 Họ đồng ý, và vài tiếng đồng hồ sau, lúc bốn giờ chiều hôm đó, ba người gặp gỡ trong phòng khách của Pine Cottage. Những ủy viên, những người khách, và những giáo viên có thời gian rảnh rỗi để tham gia đều có mặt ở đó. Đối thoại tập trung vào công nghệ mới mẻ của những máy tính và nó đưa đến điều gì cho tương lai của nhân loại. Họ thâm nhập vào sự suy nghĩhiểu biết, thông minhthấu triệt, liên quan đến cái máy do con người chế tạo. Krishnamurti bị tò mò bởi nhiều khía cạnh và ứng dụng tương lai của những máy tính, trong khi David có vẻ nghi ngờ nhiều hơn về một số trong những tuyên bố khá cường điệu được đưa ra bởi người bạn đối thoại Ấn độ của họ. Dẫu vậy, cuối cùng họ đồng ý rằng bộ não con người có khả năng vô hạn – cái gì đó mà máy tính không thể so bì được.

 Gần chấm dứt đối thoại của họ, Krishnamurti lặp lại sự cảnh báo của ông rằng máy tính sẽ sáng chế thượng đế riêng của nó và chúng ta có thể trở thành những nô lệ của nó, nếu không có một thay đổi cơ bản của những tế bào não qua sự thấu triệt. Và ông kể lại một câu chuyện khác về con người, thượng đế và máy tính: “Một người đang cầu nguyện Thượng đế. Và có một máy tính trong phòng kế bên, một trong những siêu vi tính cao cấp nhất. Và máy tính đó nói, ‘Bạn đang cầu nguyện ai vậy? Thượng đế ở đây nè.”

 

*

 

Kỳ nghỉ cuối tuần đầu tiên của tháng tư, một hội nghị khác, được tổ chức bởi David Bohm, diễn ra tại Pine Cottage và A. V. Suốt ba buổi sáng liên tục, Krishnamurti gặp gỡ nhiều giáo sư của xã hội học, tôn giáotriết học, một giáo sĩ luật Do thái giáo từ New York, và thi sĩ Kenneth Rexroth, người sống tại Santa Barbara. Tôi quen thuộc và ngưỡng mộ thi ca của ông ấy, và những bản dịch hay của những bài thơ phương Đông. Vì vậy, tôi rất hồi hộp khi được gặp ông ấy. Quả hơi bị choáng váng khi thấy rằng ông ấy gặp khó khăn khi đi bằng cây gậy, thỉnh thoảng phải nhờ đến sự trợ giúp của người vợ. Ngoài ra, ông ấy đang phải ăn kiêng đặc biệt rất giới hạn. Bất kể sự suy giảm sức khỏe của ông ấy, ông thiết lập một liên hệ hiệp thông cùng Krishnamurti suốt những bàn luận này (ông qua đời năm sau.)

 Suốt tháng tư, có nhiều gặp gỡ gồm có Krishnamurti, David, những ủy viên, những giáo viên và phụ huynh, và cũng giữa David và những giáo viên. Việc này dẫn đến những Nói chuyện trước Công chúng đầu tháng năm, mà lại thu hút hàng ngàn người khắp thế giới – mặc dù, dĩ nhiên, đa số là những người California.

 Một ngày sau nói chuyện lần thứ sáu và cuối cùng của loạt này, Krishnamurti có một cuộc hẹn quan trọng ở Los Angeles. Ông sẽ được phỏng vấn bởi Keith Berwick tại NBC studio cho một chương trình nói chuyện trên truyền hình được gọi là “Odyssey”.

 Tôi vừa trên đường tới văn phòng để nạp vài hóa đơn, khi tôi nhận thấy bốn người vội vã phía trước garage đang mở kế cây tiêu to. Họ là Krishnamurti và Mary Z. mặc tươm tất cho chuyến đi đến thành phố, và hai ủy viên, gia đình Lilliefelts. Họ có vẻ khá kích động và lúng túng, bởi vì họ đang bàn bạc sôi nổi với nhau. Tôi đi vào văn phòng và tính toán những số tiền phải trả của tôi. Năm phút sau, trên đường quay lại A. V., tôi nhận thấy ba người trong họ vẫn còn đang đứng ở đó, bị lúng túng không thể nào thoát được, trong khi Krishnamurti đang rảo bước tới lui. Tò mò, tôi bước thẳng đến họ và nói, “Có vẻ các ông bà đang gặp rắc rối.”

 Mary Z. giải thích, “Xe không nổ máy, và chúng tôi phải có mặt ở Los Angeles trước bốn giờ ba mươi.”

 Mặc dù hoàn toàn dốt nát về xe hơi, tôi gợi ý vài vấn đề gặp phải khi khởi động xe. “Có thể là bình điện?” tôi hỏi.

 “Đó là việc đầu tiên chúng tôi kiểm soát,” bà trả lời. “Nhưng đèn đang sáng, vì vậy không thể như thế được.”

 “Động cơ quay khi bà vặn chìa khóa?”

 “Đó là rắc rối đây. Khi tôi vặn chìa khóa, không gì xảy ra cả. Không kim chỉ nào trên bảng đồng hồ nhúc nhích.”

 “Có âm thanh nào không?”

 “Không âm thanh nào cả, thậm chí một tiếng cạch.”

 “Cho phép tôi thử lại lần nữa, Mary,” Theo, cựu ngoại giao L.H.Q. tóc hoa tiêu gợi ý.

 Bà đưa chìa khóa cho ông ấy, và ông đi vào garage ngồi tại chỗ tài xế của chiếc Mercedes xám chạy bằng diesel.

 Trong lúc đó, Krishnamurti tiếp tục bước tới lui, trông có vẻ khá đăm chiêu, như thể đang bị đối diện bởi một huyền bí, manh mối mà ông có lẽ khám phá tại bất kỳ khoảnh khắc nào. “Không phải, nó bị hư bởi lỗi nào khác,” ông nói, lắc đầu trong sự kinh ngạc bối rối. “Tôi bảo đảm nó bị hư bởi lỗi nào khác.”

 Theo Lilliefelts bước ra khỏi garage và, đưa chìa khóa lại cho Mary, nhún vai nói đầy thất vọng, “Không gì cả, không gì cả.”

 “Chúng ta không nên gọi Triple-A hay sao?” người vợ của ông ấy, Erna đề nghị. “Phải mất thời gian để thợ sửa xe đến nhưng chúng ta vẫn còn kịp thời gian.”

 ‘Không hiểu liệu nó có thể khởi động,” Mary nghi ngờ, sau đó đồng ý, “Ồ, vâng, tôi nghĩ chúng ta nên gọi họ.”

 “Tôi sẽ gọi điện tại văn phòng,” Erna nói, vội vã đi về phía văn phòng. “Tôi sẽ dùng số thẻ điện thoại của tôi.”

 “Ồ,” Mary Z. nói, bằng một âm điệu hơi cam chịu, hơi vui vẻ, ngước đầu lên cao theo thói quen, “Có lẽ tôi nên thử một lần nữa.” và bà đi vào chỗ ngồi của tài xế để thử vận may.

 Trong khi đó, Krishnamurti đang mê mải trong điều huyền bí bằng cách đi bộ loanh quanh, chắc chắn đang tìm kiếm một liên kết đang thiếu sót, thậm chí rất thường xuyên thực hiện một tuyên bố huyền bí. “Nó phải là điều gì khác, điều gì đó mà chúng ta không nghĩ ra.”

 Mary Z. xuất hiện từ garage, bằng một cử chỉ vô vọng biểu lộ sự không thành công rõ ràng của bà.

 “Nó phải là lỗi gì khác; không hiểu vì sao, chúng ta không thấy lỗi đó rõ ràng,” Krishnamurti quả quyết, như thể đã có một giải pháp đơn giản lạ lùng mà không một ai trong họ, kể cả chính ông, có thể tìm ra lỗi lầm.

 “Sao bà không sử dụng chiếc xe hơi còn lại?” tôi hỏi, chỉ vào cánh cửa garage đóng lại phía tay trái.

 “Nó không ở đó,” Mary Z. trả lời đơn giản, “nó đang ở trạm xăng để vô dầu mỡ.”

 Ngay lúc đó Erna xuất hiện từ văn phòng, la lớn, khi bà ấy đến gần, “Không lâu lắm đâu. Họ sẽ đến đây khoảng mười phút nữa.” Và, giơ tay về phía Mary Z., bà ấy hỏi bằng một tiếng cười ngắn, “Tại sao bạn không cho phép tôi thử nó lần nữa trong khi chờ đợi?”

 Mary Z. đưa chìa khóa cho bà ấy, và bà ấy đi đến xe để khởi động.

 Suy nghĩ về nguyên nhân cơ bản của nó, tôi do dự đưa ra một kết luận, “Nó phải là hệ thống điện.”

 Không ai lưu ý lời đề nghị của tôi. Krishnamurti ngừng đi qua lại trong chốc lát để nói với Theo, “Nó phải là lỗi gì khác, thưa bạn; lỗi gì đó rất đơn giảnrành rành, mà chúng ta không thấy. Nhưng nó có thể là lỗi gì?”

 Những hình ảnh hài hước lóe sáng trước mắt cái trí của tôi, khi tôi cố gắng điên cuồng để giải quyết vấn đề bằng cách tìm hiểuhệ thống tất cả những khả năng có thể suy nghĩ lẫn không thể suy nghĩ. Nhìn hai quý ông lớn tuổi cao quý đang bàn bạc với vẻ mặt nghiêm chỉnh, tôi có hình ảnh về Sherlock Holmes và Dr. Watson đang đối diện một vụ bí ẩn và đang tìm hiểu những chứng cứ. Sau đó sự nhận thức vụt ra trong cái trí của tôi rằng đây là một loại xổ số: gia tài kếch sù cho người nào may mắn mà tìm được đáp án cho câu đố.

 Erna xuất hiện lại, đùa giỡn bằng một tiếng cười không chút ngượng ngùng, “Tôi cũng không khởi động được.”

 “Lỗi rành rànhchúng ta không thể hình dung ra là gì, thưa bạn?” tôi nghe Krishnamurti hỏi Theo.

 Sự suy nghĩ về trúng sổ xố lóe lên trong đầu óc tôi: Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi làm được? Tôi do dự tiến đến Mary Z. và hỏi, “Bà cho tôi thử nghe?”

 Bà cười gọn, hơi hơi tức bực, đưa tôi xâu chìa khóa, “Tại sao không? Tất cả chúng ta đều phải thử? Nó có tạo ra sự khác biệt gì đâu?”

 Tôi nhìn chìa khóa có biểu tượng Mercedes nổi tiếng trên nó. Khi tôi đi vào garage, tôi nhận thấy không gian trống bên tay trái, nơi chiếc xe hơi hai chỗ của Krishnamurti thường đậu. Tôi thả mình vào chiếc ghế nệm có bọc của chiếc xe, nhận thấy điều kiện không chê vào đâu được của phía bên trong xe sau nhiều năm sử dụng. Tôi cắm chìa khóa vào ổ khởi động và quay nó. Không gì cả – không tiếng cạch cạch, không tín hiệu, không tiếng gầm của động cơ.

 Tôi xuống xe và giao chìa khóa lại cho Mary Z.

 Krishnamurti vẫn còn đang nhai lại cùng vấn đề, la lớn đầy ngờ vực, “Nó có thể do lỗi gì đây? Chúng ta đã bỏ sót cái gì? Lỗi gì đó rất, rất đơn giản.”

 Ngay lúc đó một tiếng ồn lớn ló dạng nơi đường vào. “Đúng là xe sửa chữa của công ty,” Erna cam đoan.

 Chúng tôi quay lại để thấy chiếc xe kéo rõ ràng.

 Ngay lúc đó, Mary Z. đang nhìn lần lượt vào những chìa khóa và chùm chìa khóa nào khác còn lại trong túi của bà. Ngay khi chiếc xe tải ngừng gần chúng tôi, bà nói bằng giọng chắc chắn và êm ả, “Tôi nghĩ tôi đã gây lỗi nghiêm trọng. Tôi xin lỗi, tôi nghĩ chúng ta đang sử dụng lầm chìa khóa.”

 Krishnamurti bỗng nhiên bật cười, không một chút trách móc hay đánh giá, “A, hóa ra là nó! Đó là điều gì chúng ta không thể nghĩ ra.”

 Mary Z. đi thật mau đến chiếc xe với chìa khóa thứ hai vừa được tìm ra từ ví của bà, trong khi Krishnamurti cười vui vẻ, vỗ vai Theo, người cũng đang tham gia cùng ông bằng sự thân thiện. Trong khi đó Erna đi về phía tài xế của xe sửa chữa. “Tôi nghĩ chúng tôi vừa tìm ra vấn đề,” bà ấy giải thích, ngay khi động cơ của chiếc Mercedes bắt đầu khởi động. Người tài xế, không biểu lộ dấu hiệu của sự bực tức, như thể anh ấy đã quá quen thuộc với loại sự việc này, nói vắn tắt, “Ồ, tôi vẫn cần thẻ hội viên của bà.”

 Trong khi việc này đang được thực hiện, Mary Z. lùi xe ra garage vừa đủ để có thể vượt qua chiếc xe tải, và Krishnamurti mau lẹ leo vào xe. Khi họ lái xe đi khỏi, tôi đi xuống con đường hẹp qua rừng cam đến những khu nhà A. V. Bỗng nhiên, một mình, toàn cảnh của sự việc vừa qua trôi qua trước mắt bên trong của tôi và tôi không thể làm gì khác hơn ngoại trừ bật cười lớn tiếng bằng toàn thân tâm. Việc gì tôi vừa chứng kiến tự cống hiến như một minh họa về phương cách chúng ta tiếp cận đa số những vấn đề cơ bản và những nghi vấn hóc búa của sống. Chúng ta cứ thử cái chìa khóa sai lầm, trong khi cái đúng đắn luôn luôn đang hiện diện ở đó, ngay tại bàn tay, còn gần gũi hơn bàn tay mà người ta có thể hình dung.

 Hai ngày sau, ngày 20 tháng năm, một lần nữa chúng tôi giã từ Krishnamurti và Mary Z. dưới cây tiêu, khi họ khởi hành đi Brockwood Park và những vùng đất xa xăm của những châu lục khác.

*

Vào tháng sáu cuối niên học, chúng tôi nhận được nguồn tin kinh ngạc qua mạng lưới khắp thế giới liên quan đến những trường học và Foundation của Krishnamurti: David Bohm đang gặp phải một ca đau tim trầm trọng ở London. Chúng tôi choáng váng khi biết tin ông ấy phải trải qua ba lần giải phẩu dùng tim nhân tạo và, trong nhiều ngày sau vụ giải phẫu, lơ lửng trên ngưỡng cửa giữa sống và chết. Krishnamurti đến thăm ông ấy trước và sau ca mổ, cố gắng làm dịu bớt sự sợ hãi tinh tế về chết của người bạn thân của ông. Chẳng ngạc nhiên gì lắm, đang tiếp cận mặt đối mặt với chết là một trải nghiệm kinh hoàng cho ông ấy, để lại một ấn tượng lâu dài. Dường như nó đã làm sâu sắc thêm ý thức khiêm tốn của ông ấy.

 David chỉ từ từ hồi phục khỏi sự thử thách này và từ nay trở về sau phải cẩn thận vô cùng, cả sự ăn uống và những hoạt động hàng ngày của ông ấy.

 

*

 

Ngoại trừ thực hiện những nói chuyện tại những địa điểm thông thường, Krishnamurti đã nói chuyện hai lần trước số khán giả đông nghẹt ở Amsterdam trong tháng chín năm 1981. Trong khi ông đang theo đuổi những lang thang hàng năm của ông khắp thế giới, tại Oak Grove School chúng tôi đang bận rộn bởi số học sinh mỗi lúc một đông thêm, mà đã lên đến một trăm em. Ngoài những trách nhiệm nấu nướng và dạy học của tôi, tôi cũng phát giác mình đang dạy thay thế một lớp học tiếng Tây ban nha trong nhiều tháng, bởi vì người giáo viên Tây ban nha vừa nghỉ dạy bất thình lình.

 Trong khi đang vật lộn với sự thách thức ghê gớm của sự tác động lẫn nhau bởi nguyên một thế hệ mới trong lớp học, tôi cũng ấp ủ nghi vấn của sự thay đổi, mà Krishnamurti đã thường xuyên và khẩn thiết đưa ra. Tôi tự hỏi chính mình, “Liệu tôi thực sự muốn một thay đổi cơ bản, trọn vẹn? Những hàm ý của nghi vấn đó là gì? Nó là một nghi vấn giá trị? Và, nếu như thế, có ích lợi gì đâu khi trả lời nghi vấn đó trên mức độ từ ngữ? Một đáp án thuần túy thuộc từ ngữ chẳng có giá trị gì cả. Đáp án trung thực duy nhất là đang làm thực sự.”

 Tôi nhận ra rằng yếu tố cốt lõi trong sự thay đổi là thời gian. Nó chỉ có thể xảy ra trong hiện tại đang sống, trong khoảnh khắc thực sự. Ngay khi tôi đo lường, so sánh, chiếu rọi nó vào tương lai, sự thay đổi là một ảo tưởng. Chỉ khi nào không còn khoảng trống trong thời gian giữa sự quan sát và hành động, khi nó xảy ra ngay tức khắc, sự thay đổi mới có thể xảy ra. Chính là trong phạm vi của những hàng ngày và những thông thường, cũng như là những gốc rễ của ý thức, mà nó vận hành. Nhưng tôi cũng biết rất dễ dàng khi lừa dối chính mình và sáng chế sự nhận biết tưởng tuợng của đã được thay đổi. Đang nhìn ngắm là mọi thứ.

 

*

 

Cuối kỳ nghỉ mùa xuân của trường, vào ngày 14 tháng hai năm 1982, Krishnamurti quay lại Ojai. Dường như ông đang ở trong hình thức hoang đường khó tin, hăm hở muốn khởi sự. Ngày hôm sau – ngày sinh nhật của Washington – có một bữa ăn trưa cho ông và những ủy viên. Ông muốn biết ngôi trường đã tiến triển ra sao khi ông vắng mặt, đặc biệt từ khi những kế hoạch để thành lập một trường trung học (trong một tòa nhà vẫn chưa xây dựng xong) đang tiến triển tốt đẹp. Háo hức muốn nói chuyện với những giáo viên, ông yêu cầu gặp gỡ chúng tôi tại Pine Cottage chiều hôm sau.

 Chủ đề mà ông đưa ra suốt những bàn luận là ‘tôn trọng và không tôn trọng’. “Những học sinh tôn trọng các bạn, những giáo viên và những người lớn tuổi?” ông hỏi chúng tôi. “Và họ có một cảm thấy của tôn trọng đối với thiên nhiên, đối với quả đất?” Nó là một chủ đề mà sẽ chi phối những gặp gỡ và những đối thoại của chúng tôi suốt nhiều tháng kế tiếp.

 

 

*

 

Kỳ nghỉ cuối tuần đó, Krishnamurti đăng ký vào một bệnh viện ở Los Angeles để trải qua một ca mổ chứng sa ruột. Mary Z. tháp tùng và ở lại cùng ông suốt bốn ngày hồi sức tại U. C. L. A. Medical Center. Khi ông quay lại Pine Cottage ngày Ash Wednesday, 24 tháng hai, ‘nhóm ủy viên nhỏ trung thành hoan nghênh’ đang chờ đợi ông đến. Chúng tôi thật đau đớn khi phải thấy ông đang khổ sở. Như chưa bao giờ chậm chạp như thế, ông bước ra khỏi chiếc xe Mercedes, dựa vào cánh cửa xe để làm vững vàng ông. Hầu như không tự nguyện tôi bước lại gần hơn và vươn về phía ông để giúp đỡ. Nhưng ông vẫy tay tôi ra xa và nói rất quả quyết, “Không, thưa bạn, tôi phải tự làm việc này.” Cùng khi nói, ông đi rất chậm, từng bước một, thẳng trên những phiến đá nhỏ dẫn đến Pine Cottage. Một giáo viên khác và tôi đi chầm chậm đằng sau ông, vì sợ rằng ông bị vấp ngã hay trượt chân.

 Ông phải mất hai tuần lễ để hồi phục hoàn toàn, và chỉ đến thứ bảy, 13 tháng ba chúng tôi mới lại bắt đầu có những bữa ăn trưa đều đặn tại A. V. Chiều hôm đó ông có một bàn luận cùng Dr. Jacob Needleman từ San Francisco State University và người bạn Ấn độ của ông, Asit Chandmal, mà giúp ông nhận thông tin về những phát triển mới nhất trong thế giới máy tính. Thứ hai kế tiếp, khi những cơn mưa cứ trút xuống, chúng tôi có một bữa ăn trưa nhỏ và lạ thường, mà gồm có Asit, những ủy viên, và những người cư ngụ ở A. V. Nói chuyện tập trung quanh những máy tính, và sự thông minh của con ngườinhân tạo. Tại một mấu chốt. Krishnamurti chuyển trực tiếp đến sự thông minh ‘của ông’, giải thích rõ ràng rằng ông không đang khẳng định nó như của riêng ông bằng cách nêu rõ, “Nó cũng không phải thông minh của tôi, cũng không phải thông minh của bạn; nó là thông minh”. Ông không suy nghĩ về thông minh trong ý nghĩa cổ truyền – như trí nhớ, sự tích lũy của hiểu biết, hay khả năng tính toán mau lẹ – nhưng khác hơn như sức mạnh không cá nhân, đơn giản của sự quan sátvận hành trong hiện tại đang sống và có thể làm việc trong lãnh vực phức tạp nhất. Ông hỏi, “Liệu bộ não của K chỉ là một sự kiện quái dị, hay liệu những con người khác cũng có một bộ não như thế?”

 Một trong những phụ nữ ủy viên thắc mắc, “Ông sẽ diễn tả bộ não đó như thế nào, Krishnaji?”

 “Nó ráo hoảnh, mộc mạc, không bận tâm, nhưng cũng tỉnh táo và rất cảnh giác. Nó không ghi lại bất kỳ sự tổn thương cá nhân hay sự đau khổ tâm lý,” ông giải thích, khi tất cả chúng tôi đều lắng nghe đầy chú ý.

 Cuối cùng nói chuyện chuyển động đến tốt lànhxấu xa. Krishnamurti khẳng định, “Có một kho dự trữ của tốt lành, và nó không liên quan gì đến xấu xa.”

 Tôi gặp khó khăn khi nắm bắt điều gì ông có ý và gợi ý, “Vậy thì, xấu xa là một ảo tưởng?”

 “Không, thưa bạn, xấu xa hiện diện, chắc chắn,” ông quả quyết. “Nhưng nó không thể tiếp cận điều còn lại, nó không có liên quan đến tốt lành.” Khi tôi đang trầm ngâm cùng những nghi ngờ của tôi, ông ngừng tôi lại, nói, “Làm ơn lắng nghe điều này, thưa bạn. Lắng nghe một cách đơn giản.”

 Nhưng, bất kể lắng nghe cẩn thận, tôi thấy quá khó khăn để hiểu rõ điều gì đối với ông là đơn giản.

 Mưa tiếp tục rơi và người ta mỗi lúc một nhận thấy lạnh lẽo hơn. Suốt nói chuyện ngày hôm sau, Krishnamurti bắt đầu thắc mắc về giới trẻ hiện đại, về những trường hợp thai nghén và tình dục của giới trẻ. Bỗng nhiên ông hỏi hiệu trưởng, người đang ngồi đối diện ông, “Có bất kỳ thiên tài nào trong số những học sinh của bạn?”

 “Ông có ý những thiên tài trẻ tuổi, Krishnaji?” hiệu trưởng hỏi.

 “Vâng, giống như Mozart hay Beethoven,” ông trả lời. “Một thiên tài trẻ tuổi là ai khác? Có lẽ Aldous Huxley. Liệu K là một thiên tài? Cậu trai có tài năng nào đó?” Sau một khoảnh khắc cố ý, ông liệt kê nhiều điểm mà dường như gợi ý ngược lại. “Cậu trai mơ mộng, lơ đãng, hầu như khờ dại, không thể lưu giữ một việc gì. Tất cả mà cậu trai quan tâm là thể thao và những vật dụng máy móc, tháo rời một chiếc đồng hồ và sau đó lắp ráp nó lại như cũ, và lớn hơn tháo rời và lắp ráp lại một động cơ xe hơi.”

 Một phụ nữ gợi ý, “Có lẽ chính bởi sự khờ dại này, Krishnaji, sự trống không này của cái trí mà là một thể hiện từ khi còn non trẻ về việc gì mà sau đó đã thể hiện như thiên tài K – một tài năng, không phải trong một lãnh vực đặc biệt, nhưng thuộc về một trật tự khác hẳn.”

 Krishnamurti do dự khi chấp nhận một gợi ý như thế mà không thâm nhập kỹ càng. Chỉ sau một thời gian cân nhắc thật lâu ông mới cho phép, “Ồ, có lẽ K có thể, trong một ý nghĩa nào đó, được coi như là một thiên tài.”

 Suốt bữa ăn trưa ngày hôm sau, mưa vẫn còn đang trút xuống, chúng tôi nói về một số trong những nét tiêu biểu của Krishnamurti. Bởi vì không có bất kỳ sự quyến luyến thuộc cảm xúc nào với chính ông, ông không thèm lưu ý khi chúng tôi đưa ra những câu hỏi về ông, miễn là nó là một tìm hiểu không thành kiến vào hiện tượng được gọi là Krishnamurti.

 “K rất đơn giản,” ông nói, “có một ý thức của hồn nhiêntin cậy quanh ông. Ông cởi mở và không nghi ngờ, ngay cả đối với những người lạ mặt. Tôi phải kể cho các bạn một câu chuyện khi tôi đang ở nhà của Mrs. Mary Zimbalist tại Malibu cách đây vài năm. Vào buổi chiều, chúng tôi thường dạo bộ trên bãi biển gần Pacific. Có một ngày, một người đàn ông mà trước đó tôi chưa bao giờ biết mặt đến gần và hỏi tôi liệu ông ấy được phép theo cùng tôi. Tôi nói, ‘Được thôi, đi cho vui.’ Và cùng nhau chúng tôi sải bước dọc theo bãi biển, không nói nhiều lắm, chỉ nhìn những con sóng và phong cảnh đẹp. Lúc sau, ông ấy hỏi liệu chúng tôi có thể ngồi xuống một chốc lát. Tôi trả lời, ‘Được thôi.’ Thế là chúng tôi ngồi trên một thân cây khô, một miếng gỗ trôi giạt từ xa đến đó. Chúng tôi ngồi yên lặng một chút xíu, nhìn ra biển xanh mênh mông. Sau đó ông ấy xin phép cầm tay tôi. Vì vậy tôi đưa bàn tay cho ông ấy cầm, và chúng tôi ngồi đó cầm tay nhau một lúc lâu.”

 Nhóm ít người đang ngồi tại bàn hoàn toàn bị mê hoặc bởi câu chuyện lạ lùng của ông. Nó có sự ảnh hưởng của một hồi hộp đối với tôi, cùng ý thức của nguy hiểm và những hàm ý thuộc tình dục của nó. Tại cùng thời điểm, tôi cũng kinh ngạc bởi sự ngây thơ của ông khi đặt mình trong một tình huống có thể nguy hiểm như thế. Nhưng dường như ông không lưu tâm đến ý thức sợ hãi của chúng tôitiếp tục, “Sau khi chúng tôi đang ngồi yên lặng ở đó, cầm tay nhau, và nhìn ngắm phong cảnh dễ thương, ông ấy hỏi tôi liệu ông ấy có thể hôn tôi một cái.”

 Tôi vô tình nín thở.

 “Thế là tôi nói, ‘Được thôi,’ và ông ấy hôn vội vào má của tôi.”

 Ý thức hồi hộp mãnh liệt thêm khi chúng tôi, những người lắng nghe của ông, hỏi không thể diễn đạt bằng từ ngữ, “Chuyện gì sau đó?”

 “Đó là tất cả,” ông kết luận, thâu nhận mọi người bằng một thoáng nhìn.

 Tôi cảm thấy lơ lửng trong làn sương mong manh của sự tưởng tượng riêng của tôi. Phản ảnh vào chính tôi, tôi lặng lẽ kinh ngạc trước sự hồn nhiên và sự khoáng đạt chân thật của ông. Giống như một đứa trẻ, tự do khỏi sự sợ hãingờ vực, dường như ông sẵn sàng để là người bạn của mọi người.

 Khi ông đến ăn trưa ngày hôm sau, tôi thấy rằng ông vẫn còn bước đi khá chậm chạpcẩn thận. Tôi giữ cửa chắn lưới mở cho ông, và sau chào hỏi đầu tiên của chúng tôi ông vội vã tiếp tục nói với tôi, “Không còn món tráng miệng nữa, không còn kẹo nữa – chấm dứt.”

 Tôi choáng váng, “Nhưng tại sao, Krishnaji, chuyện gì xảy ra vậy?”

 “Ngày hôm qua chúng tôi đi khám tổng quát tại bệnh viện ở đây – bạn biết chứ, bởi vì ca mổ. Họ thử nghiệm máu của tôi và phát giác rằng mức độ đường trong máu tiếp tục quá cao. Vì vậy, tôi phải cắt tất cả kẹo, đường, mật, và vân vân.”

 “Ồ, điều đó tệ quá,” tôi nói tiếc nuối, “Còn nước ép cà rốt thì sao? Ông vẫn có thể dùng nó?” Lúc trước ông thích dùng món nước ép cà rốt tươi với bữa ăn của ông.

 “Món đó cũng chấm dứt.”

 “Và mứt, bắp ngọt, và cà rốt sống hay nấu chín?”

 Tôi háo hức muốn tìm ra tất cả những khía cạnh của thực phẩm ăn kiêng mới của ông, hơi hơi cảnh giác bởi viễn cảnh của những giới hạn về nhiều món ăn.

 “Rau thì được thôi, thậm chí cà rốt sống,” ông giải thích. “Tôi chỉ phải tránh sự tập trung cao độ của đường, như được chứa đựng trong nước ép cà rốt.”

 “Còn những nước ép trái cây khác thì sao?” tôi tiếp tục, ghi nhớ trong đầu óc. “Chấm dứt,” ông trả lời bằng một kết thúc dễ dàng.

 “Liệu ông vẫn còn có thể ăn trái cây, như táo, lê, và vân vân?”

 “Chút chút thôi – có lẽ một hay hai quả một ngày, đó là tất cả.”

 Trong khoảnh khắc, một làn sóng của đồng cảm nảy sinh trong tôi, khi tôi nhớ lại ông đã ưa thích một món ngọt, hay một muỗng kem cho bữa tráng miệng nhiều ra sao. Nhưng bất kỳ loại tự thương xót hay tiếc nuối quá khứ đều không có trong ông, và bỗng nhiên ông nhìn tôi thật thấm thía và nói, “Dĩ nhiên, thưa bạn, bạn phải tiếp tục làm những món tráng miệng cho những người khác. Họ không nên bị cắt bớt chỉ bởi vì tôi không thể ăn ngọt được nữa. Sẽ rất phi lý khi bắt buộc họ phải theo những giới hạn ăn kiêng của tôi.”

 Ông có thể từ bỏ mọi thứ trên mức độ thực tế bằng sự thanh thản tuyệt vời, sánh ngang với, nếu không nói vượt trội hơn, khả năng kết thúc những dính líu thuộc tâm lýtinh thần từ một tích tắc sang một tích tắc – như thể khôngthời gian dính dáng trong thực hiện một quyết định nhưng chỉ còn khoảnh khắc của sự nhận biết. Nó là một khả năng gây kinh ngạc tôi, một sinh vật bị quyến luyến những vui thú, những cảm giác và những giải trí, mà phải đấu tranh để từ bỏ những thói quen tạm gọi là xấu xa. Tuy nhiên, sự tự do phía bên trong này, không loại trừ sự trung thành cá nhân, cũng không loại trừ một vững vàng bất động, tinh tế trong bám chặt vào nguồn hành động của ông.

*

 

Vào sáng sớm ngày 24 tháng ba, Krishnamurti và Mary Z. rời đây để đi New York City, nơi ông sẽ thực hiện hai nói chuyện tại Carnegie Hall kỳ nghỉ cuối tuần kế tiếp. Ngày hôm sau, David và Saral Bohm đến Arya Vihara. Mặc dù đã hoàn toàn hồi phục khỏi ca giải phẫu, David đã mất đi nhiều cân, nhợt nhạt và thể hiện sự chạm trán chớp nhoáng cùng chết của ông ấy.

 

 

Chương 16

NĂNG LƯỢNG CỦA TRỐNG KHÔNG

Món tráng miệng

Xà lách trộn với rau diếp, cải brussels và cải bắp đỏ, dùng với nước xốt dầu ô liu và gia vị hay tahini.

Xà lách cà chua với rau húng quế và mozzarella tươi.

Tabouli chế biến từ cous-cous, rau ngò tây, bạc hà, nho Hy lạp tươi, cà chua phơi nắng, và hạt thông.

Hummus nhúng đậu garbanzo phục vụ với bánh mì pita.

Món chính

Gạo màu vàng nghệ.

Cà Parmigiana, chế biến từ những lát cà to nướng rắc bột quế, trong một nước xốt cà chua đậm đà và những lát phó mát Parmesan và mazzarella.

Nguyên zucchini, nướng mau đến chín.

Món tráng miệng

Ba loại kem khác nhau.

Trái cây tươi theo mùa.

 

 

K

rishnamurti và Mary Z. từ New York City quay lại vào ngày 1 tháng tư. Suốt bữa ăn trưa ngày hôm sau, ông sôi nổi kể cho chúng tôi về những đám đông người chật kín sảnh. Ông kinh ngạc khi biết rằng những cái vé cho những nói chuyện của ông đang bị mua đi bán lại với giá quá cao.

 Tôi đang phục vụ món tráng miệng ăn thêm cho mình – dâu sequoia to với kem gừng – khi tôi nhìn ra ngoài cửa sổ của khu để thức ăn bên góc phòng và thấy một con cú sừng lớn đang đậu trên một nhánh cây cao kế cận căn nhà nhỏ của tôi. Nhiều con cú lớn đang làm tổ trong những cái cây tại A. V., trải qua những tiếng đồng hồ ban ngày trên cao giữa những tán lá của những cây khuynh diệp chanh có vỏ trắng quanh khu đậu xe. Khi hoàng hôn và vào ban đêm người ta thường có thể nghe tiếng kêu dìu dịu âm điệu thấp của chúng.

 Do phấn khích đột ngột tôi nghĩ rằng Krishnamurti có lẽ thích nhìn ngắm những sinh vật có cánh kia. Ông rất ưa thích thú vật và thường kể về những gặp gỡ bất ngờ với những con linh miêu, những con gấu và những con cọp trong vùng hoang dã. Rất hiếm hoi khi tôi có dịp chỉ cho ông thứ gì đó hoang dãxinh đẹp, thế là tôi vội vã chạy vào phòng ăn và, không cần nhọc nhằn lắm, không kịp thở nói với ông, “Thưa ông, đến đây xem nè, có một con cú sừng lớn ở rất cao trên cây.”

 Không có bất kỳ do dự nào, ông đứng dậy và cùng tôi đi vào căn phòng nhỏ. Dường như không người nào tại bàn ăn có vẻ hứng thú viễn ảnh nhìn ngắm một con cú sinh động. Tôi hăm hở đứng cạnh ông và chỉ lên cao hướng về cái cây. “Đó kìa, Krishnaji, trên nhánh thứ hai, không, nhánh thứ ba bên tay trái. Ông thấy nó chứ?”

 Ông đang chăm chú hướng lên cao nơi tôi đang chỉ nhưng khó mà nhận rõ hình dáng kín đáo không phô trương trong bộ lông ngụy trang của nó. Quay đầu hướng này và hướng kia, cuối cùng ông nói, “Tôi không thể thấy nó, Michael. Nó ở đâu vậy?”

 Trong chốc lát tôi sợ hãi rằng sự khám phá của tôi có lẽ bay đi mất trước khi tôi có thể chia sẻ nó cùng ông, vì thế tôi nói, “Tha thứ cho tôi, Krishnaji, nhưng sẽ dễ dàng trông thấy hơn nếu chúng ta có thể bước ra ngoài trong chốc lát.”

 Ông không phản đối. Ông đi qua nhà bếp, ra khỏi cửa và quanh góc nhà cho đến khi chúng tôi đứng lại cách thân cây láng màu trắng khoảng mười yard. Ngước nhìn lên những tia lá hình lưỡi liềm đang đong đưa trong cơn gió nhẹ, tôi thấy con cú vẫn đậu nguyên một chỗ. Thật ra, nó đã chú ý đến chúng tôi và đang thực hiện những chuyển động đặc điểm của loài cú dễ thương lạ lùng khi cọ xát qua lại khuôn mặt tròn và dẹt của nó vào hai vai của nó và chuyển động cái đầu của nó theo nhịp điệu từ phía này sang phía kia, như thể đang muốn dò hỏi chúng tôi. Cái sừng của nó như lồi ra và hai mắt to tròn có thể nhìn thấy rõ ràng. Bằng sự phấn khích bất ngờ, tôi chỉ tay về hướng nó, thì thầm, ‘Ông thấy nó, thưa ông, ông thấy nó? Nó đang chuyển động cái đầu qua lại.”

 Krishnamurti đứng đó, mảnh maiyếu đuối, giống như một cậu bé nhỏ thó, đầu ngả về phía sau, và nheo mắt vào ánh sáng buổi chiều rực sáng, che hai mắt của ông bằng bàn tay trái. Ngay lập tức ông la lên nho nhỏ, “À, vâng, lúc này tôi thấy nó rồi.”

 Tôi cảm thấy khuây khỏa và một ý thức của chứa chan tình cảm bất ngờ. Có một không gian yên lặng và nhìn ngắm mãnh liệt khi chúng tôi đang đứng đó dưới ánh mặt trời. Con chim đang nhìn ngắm lại chúng tôi.

 “Nó to quá, đúng chứ?” ông nhận xét chốc lát sau.

 “Nó chắc phải có một sải cánh thật rộng.”

 Nhiều khoảnh khắc quan sát yên lặng trôi qua trước khi ông nắm chặt cánh tay của tôi bằng một cử chỉ đặc trưng và dắt tôi về phía cửa, nói, “Được rồi, thưa bạn.”

 Quay lại phòng ăn tôi thấy những người khách khác vẫn còn đang ngồi nói chuyện. Tôi có một cảm giác lạ lùng rằng, trong một khoảnh khắc, tôi đã bước vào một thế giới khác hẳn của những màu sắc rực rỡ và sự khám phá và lúc này quay trở lại một không gian chật hẹp hơn của những quen thuộc.

 

*

 

Những trận mưa tiếp tục không giảm bớt suốt tuần lễ tiếp theo, Krishnamurti bàn luận cùng những giáo viên trường bốn lần liên tiếp, nói về sự tin tưởng mà tất cả chúng tôi đều phải cần có để có thể xây dựng ngôi trường mà ông đã hình dung.

 Vào cuối kỳ nghỉ cuối tuần của ngày 16-18 tháng tư, một đoàn quay phim truyền hình chuyên nhiệp đến để quay bốn đối thoại giữa David Bohm, Dr. John Hidley, một chuyên gia về tâm thần học địa phương, và Dr. Rupert Sheldrake, một chuyên gia về sinh học người Anh, mà vừa mới đây đã phát triển một lý thuyết mới gây thách thức mọi người. Ông ấy đặt tên nó là ‘sự cộng hưởng hình dạng’, gợi ý rằng những thành viên của một chủng loại chung, như những con khỉ, những con người, chia sẻ sự học hỏi và bất kỳ khám phá mới quan trọng nào qua ‘những phạm vi gene-morpho’, những kênh thuộc sinh học của sự truyền động, mặc dù những thành viên cá thể sống tách rời và không có sự tiếp xúc thuộc vật chất với nhau. Bốn bàn luận tại Pine Cottage, được sản xuất trên video với tựa đề The Nature of the Mind Bản chất của Cái trí, được tài trợ bởi một tổ chức tư nhân mà gây quỹ cho những đề án thuộc sức khỏe tinh thần.

 

*

 

Đến lúc này, cuối tháng tư, cuối cùng mưa đã chấm dứtchúng tôi lại đang tận hưởng những ngày rực rỡ, quang đãng. Suốt bữa ăn trưa, tôi phục vụ món fettucini làm ở nhà với nước xốt cà chua và phó mát Parmesan, một món đậu garbanzo, và cây a ti sô hầm với một nước xốt mayonnaise và mustard đơn giản. Krishnamurti thường ưa thích cách nấu nướng của Ý và Provencal, và vì vậy, tôi đã nghĩ rằng ông thích a ti sô. Bởi vì chúng tôi sống gần Watsonville, tạm gọi là thủ đô của a ti sô của thế giới, chúng tôi được hạnh phúc bởi nguồn tiếp liệu dư thừa của ‘cây kế thuộc hoàng gia’. Những loại to lớn đều sẵn có với giá cả phải chăng tại những chợ địa phương. Tôi đã phát triển được một ưa thích về những chiếc lá to béo và đều đặn phục vụ chúng, trải qua sự chế biến cực nhọcthỉnh thoảng bị đau đớn khi cắt mỗi cái gai nhô ra từ ngọn lá.

 Tôi đang hăng hái làm việc vui vẻ khi tôi nhận thấy Krishnamurti đang tìm hiểu ngờ vực một chiếc lá a ti sô trong hai bàn tay của ông. Ông nói với người đối diện ông, “Thật quá chán khi phải tách tất cả những chiếc lá này ra. Và lại chẳng có bao nhiêu lá.” Người phụ nữ làm một tiếng ồn như thể đồng tình với sự bình phẩm về vấn đề a ti sô của ông. Tuy nhiên, lúc đó tôi cảm thấy bị chết lặng trong tâm trạng vỡ mộng đột ngột. Hồi phục khỏi sự chết lặng của tôi, tôi cố gắng lên tiếng để bảo vệ những đầu hoa của tôi, “Nhưng Krishnaji, chúng không chỉ ngon lắm nhưng còn là một nguồn vitamin B-12 tuyệt vời.”

 Ông không thể hiện bị ấn tượng bởi khẳng định của tôi và nói, trong giọng hơi châm biếm, “Phải tốn thời gian rất lâu mới ăn được chúng.”

 “Tôi nghĩ ông thích chúng, thưa ông?” tôi buồn rầu nói.

 Vài khoảnh khắc sau, ông quay về phía tôi và hỏi, “Tin gì đây, thưa bạn?”

 Nó cảm thấy giống như một giải trí vui thích thoát khỏi sự thất vọng về cây a ti sô của tôi, và tôi bắt đầu tóm tắt những phát triển mới nhất về vụ Falklands War giữa Britain và Argentina. Tôi kết luận nó bằng cách trích dẫn lời của nhà văn vĩ đại người Argentina, Jorge Luis Borges, mà sự nhận xét nổi bật của ông về vụ xung đột chết người tôi vừa đọc trong một tuần báo tin tức: “Nó giống như hai người trọc đầu đang đánh nhau vì một cái lược.”

 Krishnamurti bật cười thú vị. “Câu đó rất hay – hai người trọc đầu đang đánh nhau vì một cái lược! Tôi phải nhớ câu đó.”

 Khi nói chuyện tiếp tục, nó tập trung quanh sự xung đột của con người, đặc biệt về chiến tranh và nó ảnh hưởng ý thức tập thể lẫn ý thức cá thể ra sao. David Bohm mô tả chiến tranh như sự xung đột có tổ chức, sinh ra một dạng của sự cuồng tín công chúng, mà có những gốc rễ của chúng trong sự tin tưởng rằng quốc gia riêng của một người là cao cấp hơn và luôn luôn đúng. Như một minh họa ông ấy trích dẫn những từ ngữ mở đầu của bài quốc ca cũ của nước Đức, ‘Deutchland uber Alles’ (nước Đức trên tất cả), và câu nói, ‘Quốc gia của tôi đúng hay sai’, mà minh họa sự ảnh hưởng mãnh liệt của những khẩu hiệu quốc gia trên sự suy nghĩ của cá thể. Krishnamurti so sánh nó với một dạng của ám ảnh, mà hoàn toàn gây thoái hóa đặc tínhcách cư xử của một xã hội. Ông tiếp tục khi kể lại một sự kiện từ sống của ông.

 “Nó xảy ra suốt những năm chiến tranh khi tôi ở đây, California, khi một phụ nữ đến gần tôi với một cái hộp trong bàn tay của bà. Bà nói rằng hôn phu của bà vừa gửi cho bà một món quà từ tiền tuyến, nơi nào đó ở Thái bình duơng, và bà muốn chỉ nó cho tôi. Bà mở cái hộp, và tôi co mình lại. Có một cái đầu người đã bị teo lại trong nó. Bà hỏi liệu tôi muốn mua nó như một món quà. Thử tưởng tượng nó, thưa bạn!”

 Mọi người tại bàn ăn kinh hãi, tưởng tuợng cảnh kinh hoàng đó. Nói lại những đối thoại mới đây về sức khỏe tinh thần, nhiều người bắt đầu nói về những trạng thái bất bình thường của cái trí, như sự điều khiển những khả năng về tinh thần bởi những ma quỷ và những lực lượng tinh thần lạ lùng khác.

 Một phụ nữ hỏi Krishnamurti, “Ông nghĩ rằng một ý thức có thể bị chiếm hữu bởi những lực lượng ma quỷ? Tôi không có ý tình trạng điên khùng hay những ảo giác, nhưng những thực thể khác.”

 Sau một khoảnh khắc suy nghĩ, ông trả lời, “Tôi xin phép kể một câu chuyện. Nó xảy ra cách đây vài năm ở London. Tôi đang ở nhà của một người bạn ở vùng ngoại ô, và một buổi chiều tôi đang nhìn ra ngoài cửa sổ khi một chiếc xe Mercedes chạy thẳng đến đường vào. Người tài xế đi ra và mở cửa cho một phụ nữ, trang điểm và trang phục thanh lịch. Cô ấy rung chuông. Tôi ở nhà một mình và ra mở cửa. Người phụ nữ giới thiệu mình và xin phép nói chuyện riêng với tôi; nó là một trường hợp khẩn cấp. Vì vậy tôi mời cô ấy vào nhà. Cô ấy đi thẳng vào câu chuyện và bảo với tôi rằng cô ấy là một gái gọi cao cấp và rất thành công. Cô ấy đã kiếm được cả một gia tài khi ngủ với hàng trăm người đàn ông thuộc giai cấp xã hội cao nhất – những người quý tộc, những người chính trị và những người kinh doanh. Sáu tháng trước một trong những tình nhân của cô ấy, người mà cô ấy thương yêu hơn tất cả những người khác, đã rời bỏ cô ấy vĩnh viễn. Cô ấy kể cho tôi tất cả câu chuyện thực tế này rất bình thản. Một buổi chiều cô ấy ở nhà một mình, đang ngồi phía trước lò sưởi. Nhìn vào ngọn lửa, cô ấy bắt đầu đùa giỡn tưởng tượng hình ảnh của người tình nhân cũ đó trong cái trí của cô. Cô ấy kinh hãi khi thấy một con ma có hình hài vật chất bước ra khỏi lò sưởi, mang hình dạng của nguời tình nhân cũ của cô. Cô ấy tiếp tục kể với tôi rằng sau đó cô ấy ái ân với con ma này. Cô ấy phát giác mình rất hứng thú và thỏa mãn nhiều, và thế là cùng sự việc như thể xảy ra trong những đêm kế tiếp, nhưng chỉ khi nào cô ấy ở một mình. Nó tiếp tục suốt nhiều tháng. Nhưng con ma trở nên càng nhiều uy quyền và bắt đầu kiểm soát cô ấy. Nó sai bảo cô ấy phải làm gì, và những mong muốn của nó trở nên đòi hỏi nhiều hơn, bảo cô ấy chính xác khi nào họ sẽ gặp nhau, và vân vân. Cô ấy bị sở hữu bởi con ma, và nó điều phối sống của cô ấy. Cô ấy muốn chấm dứt toàn sự việc nhưng không cách nào thoát khỏi. Cô ấy không muốn hỏi ý kiến bất kỳ người tâm lý hay giáo sĩ hay những người chuyên nghiệp khác. Vì vậy, cô ấy kín đáo hỏi một số bạn bè có địa vị cao liệu họ biết bất kỳ người nào đáng tin cậy mà có thể đưa lời khuyên cho cô ấy trong một vấn đề riêng tư, nhạy cảm nhất này. Tên của chúng tôi xuất hiện, và sau khi tham gia một hay hai nói chuyện, cô ấy cảm thấy tự tin rằng tôi có lẽ giúp đỡ cô ấy trong tình huống khó khăn lạ lùng này. Cô ấy đã không kể cho ai biết về những trải nghiệm quái dị này; tôi là người đầu tiên biết về chúng. Cô ấy rươm rướm nước mắt khi cô ấy kể câu chuyện, rõ ràng đang bị buồn thảm lắm. Tôi đồng ý giúp đỡ cô ấy với điều kiện phải làm chính xác như tôi chỉ bảo. Cô ấy hứa hẹn. Tôi yêu cầu cô ấy để lại một trong những chiếc nhẫn đang đeo và quay lại sau ba ngày. Trong suốt ba ngày đó, cô ấy không được ái ân, cũng không ở nhà một mình, để cho con ma không thể tiếp xúc cô ấy. Khi cô ấy từ giã tôi, cô ấy biếu một số tiền lớn vì sự giúp đỡ của chúng tôi, nhưng tôi không nhận nó. Tôi đặt chiếc nhẫn của cô ấy trên kệ lò sưởi. Đó là nơi nó nằm ở đó trong ba ngày kế tiếp. Tôi không sờ vào nó hay làm bất kỳ việc gì với nó. Ba ngày sau, người phụ nữ đến trong chiếc xe Rolls-Royce. Tôi trả chiếc nhẫn lại và bảo cô ấy luôn luôn đeo vào, sống bình thường và xem thử việc gì xảy ra. Một tuần lễ sau cô ấy gọi điện thoại cho tôi. Cô ấy vui mừng quá đỗi. Con ma đã bị trục xuất. Ngay cả khi cô ấy ở nhà một mình trước lò sưởi, con ma cũng không xuất hiện. Có vẻ nó đã bị cấm cửa vĩnh viễn. Cô ấy cám ơn tôi rối rít, lại biếu tiền, mà, dĩ nhiên, tôi không thể nhận.”

 Chúng tôi bị mê hoặc và không cựa quậy trong ghế, lắng nghe câu chuyện kỳ dị của ông. Nó điểm tô ma thuật và siêu nhiên của nó và dường như bắt nguồn từ thế giới của A Thousand-And-One-Nights Một ngàn lẻ một đêm, hơn là từ hai môi của ông. Có một khoảng ngừng của sự yên lặng kinh ngạc, suốt thời gian đó người ta có thể nghe được một cách thực tế những dây thần kinh của sự nhẹ dạ phía bên trong của người ta đang được căng ra hết cỡ. Sau đó, như thể được ra lệnh, mọi người phấn khích bắt đầu nói cùng lúc, phê bình hồi tưởng những chi tiết của câu chuyện kỳ dị với nhau.

 Yên lặng và vui đùa, Krishnamurti đang quan sát ảnh hưởng của câu chuyện đối với chúng tôi. Sau đó, giơ một bàn tay lên, ông nói lớn tiếng, mau lẹ nắm lại sự chú ý của mọi người. “Chờ một chút. Câu chuyện chưa chấm dứt ở đó đâu. Vẫn còn có việc khác sắp xảy ra, một bước ngoặc kết thúc.” Vài tháng sau, chúng tôi đang ăn trong một nhà hàng ở thành phố, và người phụ nữ đó cũng có mặt tại một bàn ăn khác với vài người bạn. Cô ấy nhận ra và chào tôi từ xa. Khi tôi có một mình trong chốc lát, vội vàng cô ấy đến bàn và nói có điều gì đó quan trọng phải kể cho tôi. Cô ấy xin lỗi nhiều vì phí thời gian của tôi và cám ơn tôi một lần nữa về sự giúp đỡ của tôi khi cô đang bị suy sụp, sau đó tiếp tục kể cho tôi rằng, khi thời gian trôi đi, cô ấy bắt đầu cảm thấy buồn cháncô độc; vừa cách đây một tháng cô ấy lại tưởng tuợng về con ma, chỉ để vui mà thôi, và lúc này toàn sự việc lại luôn luôn xảy ra…”

 Khuôn mặt của ông lại diễn tả một châm biếm vui nhộn khi, với hai lông mày nhướng lên, ông chăm chỉ thâm nhập mỗi khuôn mặt để dò hỏi phản ứng của nó đối với kết cuộc của câu chuyện. Có một chuỗi hình ảnh đầy đủ của những phản ứng, trải dài từ sự phẫn nộ hoàn toàn, ngờ vực và cả tin, đến vui vẻ. Hầu như phản ứng riêng của tôi là tiếng cười điên dại, đến độ tôi cảm thấy đang dâng trào bên trong chính tôi nhưng được kềm hãm lại. Tôi đang tự hỏi liệu có lẽ không có một tương đồng kinh ngạc giữa trạng thái cái trí của cô gái gọi và trạng thái cái trí của hầu hết chúng tôi ở đây. Chúng tôi có lẽ quả quyết muốn ý thức của chúng tôi phải được thay đổi triệt để, những sống của chúng tôi không ích kỷ và không xung đột, nhưng việc gì sẽ xảy ra nếu, bởi ma thuật và không có bất kỳ nỗ lực nào về phần chúng tôi, chúng tôi được thay đổi thành những con người hoàn chỉnh hơn và trọn vẹn hơn, cùng những cái trí tỉnh táo nhưng trống không? Liệu chúng tôi sẽ không hò hét đòi hỏi sự an toàn, chỗ ẩn náu quen thuộc của cái tôi cũ kỹ của chúng tôi, bộ quần áo cũ rích của những kỷ niệm, mà đã trở thành chúng tôi, mà là chúng tôi, hay sao? Liệu chúng tôi sẽ không hối hả trở về dưới mái nhà che chở của tổ ấm thân thuộc của chúng tôi, thay vì đứng một mình trong sự bao la của bầu trời khoáng đạt, hay sao? Suy nghĩ về điều này, tôi phải thú nhận rằng tôi thực sự không thể tìm được đáp án. Thế là tôi hỏi Krishnamurti, “Và điều gì xảy ra sau đó?”

 Ông diễn tả bằng một nhún vai, “Ồ, chẳng có gì cả…nó chỉ tiếp tục, tôi đoán thế.”

 Ông không đưa ra bất kỳ giải thích thêm nào, và chúng tôi bị bỏ lại cho những dụng cụ của bộ não riêng của chúng tôi để thực hiện đầu đuôi giai thoại kỳ lạ này. Chẳng mấy chốc sau, chúng tôi dọn dẹp bàn ăn và quay lại công việc thường làm.

 

*

 

Vài ngày sau Saral Bohm thông báo với tôi rằng sẽ có một người khách nữa cho bữa ăn trưa: ông ấy là một người bạn thời sinh viên của David tại UC Berkeley. Cả hai đã trở thành những người giải thích của cơ học lượng tử và lúc trước đã dạy học ở Brazil một thời gian. Tên của ông ấy là Richard Feynman và ông dạy tại California Institute of Technology ở Pasadena. Ngoại trừ những giải thưởng khác, ông ấy là một người đoạt giải Nobel Vật lý, đã nhận được giải thưởng danh giá đó vì tìm ra một phương cách mới để xử lý động lực điện lượng tử và cũng vì những giảng thuyết vui nhộn và mẫu mực của ông về Thuyết Lượng tử, mà sau đó được xuất bản như một quyển sách giáo khoa về chủ đề này. Saral đề cập kín đáo rằng ông ấy đã được chẩn đoán đang bị thời kỳ cuối của bệnh ung thư.

 Ông ấy khoảng sáu mươi tuổi, một người đẹp trai, trông nổi bật, trẻ hơn David vài tuổi. Vóc dáng gọn gàng, trung bình, với một khuôn mặt biểu cảm, những nét tinh tế, một cái trán cao, và mái tóc dầy màu nâu nhạt, chải ngược về sau. Ông ấy ăn mặc trang nhã theo phong cách tự nhiên California, toát ra một dáng điệu của sự tự tin lãnh đạm, dễ chịu. Rõ ràng ông là nhân vật nổi tiếng thuộc khoa học của tầng lớp cao nhất.

 Tôi đã chuẩn bị một món xà lách cà chua với phó mát mozzarella và rau húng quế, món đậu garbanzo, xà lách tabouli, ăn với bánh mì pita, cơm vàng nghệ, cà Parmigianna và bí xanh nướng lò, theo sau bởi món kem tráng miệng. Có khoảng mười sáu người cho bữa ăn trưa ngày hôm đó.

 Trong cách khiêm tốn thông thường của ông ấy, David giới thiệu người bạn cho Krishnamurti. Họ lịch sự bắt tay nhau và trao đổi những chào hỏi. Nhưng rõ ràng rằng Dr. Feynmen có mặt chủ yếu bởi vì ông ấy đang viếng thăm người bạn cũ thời đại học, David, và không quan tâm lắm đến Krishnamurti và công việc của ông. Krishnamurti yên lặng nhìn ngắm những người khách đang phục vụ món ăn của họ. Khi Dr. Feynman đến gần, ông hướng dẫn ông ấy đến cái ghế ở đầu bàn, nói, “Làm ơn ngồi ở đây, thưa bạn, nhờ thế bạn có thể ngồi cạnh David.”

 Trong khi David ngồi phía tay trái của Dr. Feynman, Krishnamurti ngồi nơi thường lệ của ông, chỗ ngồi đầu tiên bên tay phải. Tôi ngồi cách ba ghế. Tôi đang mong chờ tại một mấu chốt thuận lợi nào đó một nói chuyện sinh động sẽ khai triển giữa Krishnamurti và Dr. Feynman, hay giữa ba người họ. Nhưng dường như không có gì thuộc loại này trở thành hiện thực. Tuy nhiên, một số giáo viên háo hức đưa ra những câu hỏi cho người khách nổi tiếngđánh giá sự suy nghĩ của ông về những chủ đề khác nhau.

 Krishnamurti có vẻ khá yên lặng và rút lui. Hiếm khi nào tôi thấy ông ít nói như thế suốt một bữa ăn. Thậm chí như thế, ông đang nhìn ngắm chú ý lắm về việc gì đang xảy ra. Dr. Feynman có vẻ quen là trung tâm của sự chú ý. Không có bất kỳ ý thức nào của sự khẳng định quá mức, ông ấy ưa thích vai trò của người có tài nói chuyện. Tôi vừa thắc mắc liệu ông ấy có bất kỳ sự quan tâm nào đến Krishnamurti và lời giảng của ông thì một trong những giáo viên thận trọng hỏi, “Thưa ông, ông nghĩ rằng triết học có bất kỳ vai trò gì với giáo dục?”

 Dr. Feynman mau lẹ trả lời, “Tôi chưa bao giờ quan tâm đến triết học. Tôi không biết bất kỳ điều gì về nó, tôi cũng không nói bất kỳ điều gì về chủ đề đó.”

 Người hỏi không dễ dàng bị nản chí và tiếp tục bằng cách tập trung vào những câu hỏi của tâm lý học và giáo dục. Nhiều người khác tham gia, và chắc chắn Dr. Feynman cảm thấy thoải mái hơn với những chủ đề này. Ông ấy bắt đầu nói về gia đình của ông ấy, ông ấy trao đổi với con cái của ông ấy như thế nào, và vân vân. Dần dần, ông ấy cuốn hút sự chú ý của mọi người khi ông ấy hồi tuởng về sự giáo dục riêng của ông ấy, về những chuyến dạo bộ thiên nhiên cùng người cha của ông ấy, người đã chỉ ra cho ông ấy những kỳ quan vĩ đại lẫn nhỏ bé của quả đất, giải thích những hiện tượng khác nhau bằng cách sáng chế những từ ngữ tưởng tượng. Tất cả chúng tôi đều đang lắng nghe mê mải những chuyện kể vui vui và quyến rũ của ông. Người ta có thể nói rằng người ta ở trong sự hiện diện của một người thầy thiên tài và người kể chuyện thú vị, một người khoa học nổi bật, và có thể một con người tuyệt vời.

 Krishnamurti yên lặng theo dõi câu chuyện sinh động, và người ta có thể nhận biết sự tôn trọng trong đang quan sát yên lặng của ông. Có một nhân nhượng lẫn nhau giữa ông và Dr. Feynman, khi họ giữ một khoảng cách tôn trọngthận trọng với lẫn nhau – một xa cách. Rõ ràng, Dr. Feynman có mặt ở đây để viếng thăm người bạn David của ông ấy, không còn gì thêm nữa, và Krishnamurti tôn trọng triệt để và để nguyên nó như thế.

 Sau bữa ăn trưa, Krishnamurti nhận xét với một trong những giáo viên tháp tùng ông về Pine Cottage, “Bạn nhận thấy điều đó, thưa bạn, về Dr. Feynman?”

 Người giáo viên trẻ tuổi bị bối rối và hỏi, “Tôi xin lỗi, Krishnaji, tôi không hiểu ông có ý gì?”

 “Ông ấy là một người rất bất hạnh,” Krishnamurti thận trọng nói. “Tôi đã quan sát ông ấy rất kỹ càng.”

 Người giáo viên cảm thấy bí ẩn trong nhận xét này nhưng không theo đuổi đề tài, bởi vì anh ấy phải đi về văn phòng, trong khi Krishnamurti đi đến Pine Cottage. Nó có lẽ là một quan sát chính xác, đặc biệt nếu người ta suy xét về căn bệnh ở giai đoạn cuối cùng của ông ấy.

 Sau đó Saral Bohm kể với tôi rằng David và Feynman đã dành ra hầu hết phần còn lại của buổi chiều tâm sự tại bàn cà phê trong khu nghỉ của họ, trao đổi lẫn nhau trong một loại của ‘khoa học’, như bà ấy giải thích nó, giao tiếp qua một mã số của những biểu thức toán học, những công thức, và những thuật ngữ khá khó hiểu khác, chỉ có thể hiểu rõ bởi một ít người có chuyên môn cao về môn cơ học lượng tử.

 Một vài năm sau, Dr. Feynman trở nên nổi tiếng khắp quốc gia về hai điểm: như người chủ tịch nổi bật của ủy ban tìm hiểu thảm họa của phi thuyền con thoi Challenger năm 1986, mà vừa cất cánh đã nổ tung, giết chết tất cả bảy phi hành gia trên tầu; và như tác giả của một tự truyện bán chạy nhất, mà phơi bày khiếu hài hước và khả năng tuyệt vời khi kể chuyện. Vừa mới đây, tôi tình cờ xem một cuốn phim tài liệu trên truyền hình trong tập phim Nova, được phát hình trên Public Broadcasting System, mô tả một phỏng vấn sinh động của Dr. Feynman. Ngạc nhiên thay, ông ấy đang kể lại đúng từng chữ một cùng câu chuyện về gia đình và thời niên thiếu của ông ấy mà ông đã kể cho chúng tôi tại bàn ăn trưa A. V.

 Dr. Richard Feynman chết năm 1988.

 

*

Chúng tôi sung sướng khi những cơn mưa đã tạnh hẳn đúng lúc cho mặt đất sũng ước được khô ráo trước khi bắt đầu những nói chuyện trước công chúng vào ngày 1 tháng năm. Ngoại trừ những gặp gỡ đối thoại cùng Krishnamurti tại Pine Cottage, mọi người đều bận rộn bởi những chuẩn bị cho sự kiện hai tuần lễ đó.

 Trong suốt một bữa ăn trưa vào giữa tuần được tham gia chủ yếu bởi “những người đều đặn” và một vài ủy viên từ nước ngoài, chúng tôi bắt đầu nói về Hy lạp cổ xưa và sự thành công phi thường của nó trong việc truyền lại những ý tưởng và những giáo dục cơ bản cho thế giới ngày nay: sự ảnh hưởng thuộc chính trị, văn hóa và khoa học của nó hiện diện khắp mọi nơi. Tôi biết rằng ngoại trừ Chartres Cathedral, bức điêu khắc Shiva trên Elephanta Island, và Winged Victory of Samothrace trong Louvre, Krishnamurti khâm phục nhiều nhất thành lũy cổ xưa của Athens, Acropolis, với ngôi đền có cột hùng vĩ của nó, Partheon. Ông đã viếng thăm nơi sinh của sự dân chủ nhiều lần trong những năm 1930, và lặp lại trong năm 1954 và 1956, tự diễn tả cởi mở về những tuyệt tác kiến trúc này. Thậm chí ông đã tuyên bố mình bị mê mẩn bởi bức tượng đá cẩm thạch của Goddess of Justice, Themis.

 Vài ngày trước, tôi đã đọc một bài báo về thảm họa hủy diệt mà khói thải xe hơi và sự ô nhiễm thuộc công nghiệp khác đang tác động vào những di tích bằng đá cẩm thạch cách đây hai ngàn năm trong thủ đô đông đúc Athens. Nghĩ rằng điều này có lẽ là một thông tin lý thú, tôi bắt đầu bằng cách nói với Krishnamurti đang ngồi bên cạnh tôi, “Mưa acid và những chất ô xy hóa sulfur đang ăn mòn thật mau lẹ những đài kỷ niệm bằng đá cẩm thạch này mà đã hiện diện được suốt ba ngàn năm. Trong dưới một vài thập kỷ tất cả những tuyệt tác không thể thay thế được này sẽ…”

 Ông hướng vể tôi khi tôi đang nói chuyện, và một biểu lộ đau khổ hiện lên trên khuôn mặt ông. Bỗng nhiên ông ngắt lời tôi bằng một giọng tổn thương tột độ, “Không, thưa bạn, làm ơn, đừng nói về nó. Bạn không biết…nó quá…nó quá…”

 Ông không kết thúc câu nói nhưng thả cho nó kéo lê vào sự đau đớn không rõ rệt. Ngay lập tức tôi cảm thấy khó xử lắm, như thể tôi đã phạm tội do bởi đã đề cập đến chủ đề đau khổ này. Trong tích tắc, tôi thực sự nghĩ rằng vài người ngồi đối diện đang bực dọc nhìn tôi bằng sự yên lặng, trách mắng. Tôi đã làm gì? Tôi cảm thấy muốn xin lỗi, mặc dù, suy đi tính lại, có vẻ khá lố bịch khi làm như thế. Tôi liếc nhìn trộm Krishnamurti. Ông đang yên lặng nhai thức ăn, hai mí mắt hơi khép lại, không biểu lộ bất kỳ dấu hiệu của đau khổ nào. Tôi hít vào một hơi thở khuây khỏa – tôi đã buông thả sự quy định của tội lỗi bẩm sinh thắng thế trong tôi.

 

*

 

Trước khi chúng tôi biết nó, những nói chuyện đã bắt đầu rồi. Trong suốt những gặp gỡ câu hỏi-trả lời lần thứ hai và thứ tư, ông nêu lên một đề tài cũ, bày tỏ nó bằng một mãnh liệt đến độ tác động vào tôi suốt con đường về nhà. “Tại sao con người đã không thay đổi?” ông hỏi bằng sự đam mê lạ thường, phát biểu lại nghi vấn trực tiếp hơn một tuần lễ sau, “Tại sao bạn đã không thay đổi?”

 Không có đáp án – trừ phi người ta muốn lý luận. Người ta chỉ có thể ấp ủ nghi vấn đó bên trong chính người ta và thâm nhập vào nó, sống cùng nó.

 Suốt những nói chuyện cuối tuần ông đưa ra những chủ đề như ‘trật tự, sợ hãi và suy nghĩ’, ‘hiểu biết, chết và tình yêu’, và, cuối cùng, ‘thiền định và sống tôn giáo’.

 Thứ sáu ngày 21 tháng năm, một chu trình theo mùa của sống cùng Krishnamurti kết thúc, khi ông và Mary khởi hành đi nước Anh.

 

 

 

Chương 17

TẬP HỢP TẤT CẢ NĂNG LƯỢNG

Món tráng miệng

Xà lách xanh lật qua lại với nước xốt dầu ô liu hay mustard kem.

Một sắp xếp của những loại rau tươi: ớt chuông, bí xanh, cần tây, nấm thái thành lát, cải bắp đỏ, cà rốt và củ cải đường nạo.

A ti sô hầm, phục vụ với nước xốt mayonnaise-mustard.

Món chính

Cây quinoa hầm, bày biện với mùi tây, nho và hạt thông.

Đậu azuki, chế biến với hành và nước tương.

Bí đỏ kabocha nướng lò.

Món tráng miệng

Quả mâm xôi tươi, phục vụ trong một nước xốt của kem và cognac với kem đánh trên một phía.

Trái cây tươi theo mùa.

 

S

uốt những tháng tiếp theo, những giáo viên Oak Grove tiếp tục đấu tranh với việc đưa vào hành động ‘Mục đích’ của nó – câu phát biểu được sáng tạo bởi Krishnamurti năm 1975, mà tuyên bố rằng mục đích của trường là ‘tạo ra một thay đổi cơ bản trong ý thức của nhân loại’.

 Trên một mức độ cá nhân, tôi liên tục đấu tranh chủ yếu về những nghi vấn của sự liên hệtình dục và bị mê mải trong những tình huống cơ bản của đang sống ngày sang ngày. Dẫu vậy, trong thời gian đó tôi tiếp tục làm thơ và thâm nhập sống của tôi trong cái gương lạ thường của lời giảng của Krishnamurti. Những ô uế của tôi đã không tan biến, tôi đã không thay đổi tại gốc rễ ý thức của tôi, và tôi cảm thấy rằng mọi việc mà tôi có thể làm là nhìn ngắm những giới hạn và những lỗi lầm của tôi mà không đánh giá, nỗ lực hay chọn lựa. Trong đó có một tự do vô cùng, mà tôi cũng cảm thấy trong sự tiếp xúc hàng ngày của tôi cùng thiên nhiên hoang dã của thung lũng và những hòn núi.

 

*

 

Trong thời gian đó, Krishnamurti theo đuổi lộ trình đều đặn của ông từ Châu âu đến Ấn độ. Hai sự kiện đặc biệt trong suốt thời gian này là hai nói chuyện ông thực hiện tại Barbican Center ở London vào tháng sáu, và bốn nói chuyện ở Calcutta vào tháng mười năm 1982.

 

*

 

Tuần lễ vừa qua chúng tôi đã phải gánh một loạt những trận mưa bão khốc liệt. Lúc này không khí trong lành và không bị ô nhiễm, và đất đai được chùi rửa sạch sẽ và sáng bóng; nó là ngày 9 tháng giêng năm 1983, ngày quay lại Ojai của Krishnamurti. Mary Z., người đã ở đây từ tháng mười một vừa qua, lái xe đón ông tại LAX khi ông từ London Heathrow đến.

 Mười người chúng tôi đang đứng chờ dưới cây tiêu. Tôi cảm thấy một ý thức của hân hoan vô cùng đang dâng trào trong tôi khi chiếc Mercedes xám được nhìn thấy từ xa và từ từ đậu trước garage. Krishnamurti, ăn mặc quần áo du lịch trang nhã, ra khỏi xe. Ông trông nhỏ nhắn và yếu ớt và có vẻ hơi hơi mệt, khi ông lần lượt chào hỏi mỗi người chúng tôi. Quay lại để nhìn hình dáng in lên bầu trời của những quả đồi, thâu nhận vẻ đẹp của đất đai bằng một thoáng nhìn bao quát, sau một khoảng trống của yên lặng ông la lên, “Vùng đất này đẹp làm sao! Quá trù phú và nên thơ, quá rộng lớn!”

 Ngày tiếp theo, một ngày thứ năm, chúng tôi có một bữa ăn trưa nhỏ chỉ tám người. Khi chúng tôi đang sôi nổi nói chuyện về thời gianẤn độ của Krishnamurti và chuyến hành trình đến California của ông, lợi dụng cơ hội đó tôi hỏi ông, “Mới đây ông có nghe bất kỳ chuyện vui hay hay nào không, thưa ông?”

 Ông thư giãn một chút xíu và trong trạng thái đúng đắn trả lời, “Được rồi, thưa bạn. Có ba chuyện vui hay lắm mà tôi vừa nghe được. Trong chuyện đầu tiên, Thượng đế vừa hoàn tất sự sáng tạo thế giới, với biển cả và tất cả những châu lục và những sinh vật của nó, gồm cả những con người. Khi ông khảo sát tác phẩm của ông, một thiên thần chỉ ra rằng còn một đốm nhỏ nơi trung tâm của Châu âu đã bị bỏ sót và không có gì cả. Thượng đế nói, ‘Chắc ta đã không thấy đốm đó. Chúng ta sẽ làm gì với nó đây?’ Và thiên thần trả lời, ‘Nếu tôi được phép đề nghị nó, thưa Thượng đế, tại sao ngài không sáng tạo một mảnh đất của sữa và mật, được gọi là Switzerland – với những hòn núi có đỉnh phủ tuyết, những con suối, những cánh rừng và những cánh đồng cỏ xanh tươi, nơi những con bò sẽ ăn cỏ và sản xuất loại sữa ngon nhất thế giới?’ Thượng đế trả lời, ‘Điều đó nghe được lắm. Và con người ở đó thì sao?’ Và thiên thần gợi ý, ‘Tại sao không sáng tạo họ sạch sẽ, trật tự, và chăm chỉ, kèm theo sự tôn trọng quý báu về tiền bạc?’ Và Thượng đế nói, ‘Nó như thế.’ Và thế là việc đó được thực hiện. Sau một khoảng thời gian, Thượng đế muốn thấy việc gì ngài đã sáng tạo và xuống thăm quả đất. Ngài dạo bộ giữa những hòn núi, thưởng thức vẻ đẹp của phong cảnh. Sau một lúc ngài đến một ngôi làng nhỏ, rất sạch sẽ và ngăn nắp. Khi ngày đang nóng lên, ngài cảm thấy hơi khát nước. Thế là ngài đi thẳng đến một trong những quán café có bàn ghế ngoài trời. Người chủ nhà tức khắc nhận ra ngài và chạy vội đến, chào hỏi ngài đầy kính trọng, ‘Ồ, Thượng đế, mời ngài ngồi xuống. Thật vinh hạnh vô cùng khi được tiếp đón ngài tại thị trấn nhỏ của chúng tôi và quán café của tôi. Liệu có bất kỳ việc gì, bất kỳ việc gì mà chúng tôi có thể làm cho ngài?’ Thượng đế hài lòng và nói, ‘À, ta thấy những con bò to béo của ngươi đang gặm cỏ ngoài đó. Cho ta một ly sữa to, tươi và lạnh.’ ‘Có liền, thưa Thượng đế.’ Và người đàn ông đi khỏi và mang lại một ly sữa to, tươi và lạnh đầy bọt trên miệng ly rồi đặt nó trước Thượng đế. Ngài uống nó thật ngon lành. Ngài vừa đang đứng dậy khỏi bàn thì người chủ chạy đến, và với một cúi đầu kính trọng, đặt một cái đĩa nhỏ với một miếng giấy trước mặt ngài. Thượng đế nhìn nó và hỏi người đàn ông, ‘Giấy gì vậy?’ Người chủ lại cúi đầu và giải thích, ‘Bằng tất cả sự kính trọng, thưa Thượng đế, đó là hóa đơn.’”

 Chúng tôi cười lớn tiếng bởi câu chuyện và cách ông kể nó, làm thế nào ông diễn xuất với chút ít những cử chỉ và những diễn tả trên khuôn mặt những vai của Thượng đế và người chủ quán café nhỏ.

 Một người phụ nữ hỏi, “Ông sáng chế tất cả những chuyện vui của ông?”

 Ông trả lời, “Ồ, không, không phải đâu. Người nào đó kể cho tôi và thỉnh thoảng tôi nhớ chúng – nếu chúng là những chuyện vui hay hay. Tôi chỉ sáng chế một chuyện vui, và cách đây lâu lắm rồi. Tôi được kể câu chuyện dưới đây ở Ấn độ. Bạn có lẽ đã nghe về Birla, một người công nghiệp. Ông ấy từ Calcutta, giàu khủng khiếp, và suốt nhiều năm công ty của ông ấy đã hoàn toàn độc quyền về những xe hơi chở khách ở Ấn độ được lắp ráp, có tên là Ambassador. Chúng không là những xe được chế tạo tốt lắm, không tiện nghi lắm, và chúng thường bị hư hỏng. Thế là, Birla chết và đi lên thiên đàng. St. Peter đón ông tại cổng thiên đàng và hỏi, ‘Nhà ngươi là ai?’ ‘Tôi là Birla,’ ông trả lời, hơi bực dọc bởi vì không được nhận ra. St. Peter rà soát danh sách tên của ông. ‘B-B-Birla. Ta xin lỗi, tên của ngươi không có trong danh sách. Ta không nghĩ ngươi được phép vào thiên đàng.’ Birla tức giận phản đối, ‘Tôi là Birla, người công nghiệp giàu có. Tôi phải ở trong danh sách đó. Nhìn lại xem. B-i-r-l-a.’ St. Peter thụt lùi bởi sự hung hăng của người đàn ông và nói, ‘Ta không thấy bất kỳ người nào có cái tên đó.’ ‘Trời ơi,’ Birla la lên, ‘mọi người đều biết tôi – mọi người. Và ông đang cố gắng bảo với tôi…’ Peter nói lễ phép nhưng cương quyết, ‘Làm ơn, đừng quá tức tối. Việc đó không giúp ngươi lên đây được đâu. Tên của ngươi không có trong danh sách. Ta chưa bao giờ nghe về ngươi, và ta e rằng ngươi sẽ không được phép vào thiên đàng.’ Trong một khoảnh khắc Birla bị tan nát và rơi vào một yên lặng rầu rĩ. Peter cảm thấy thương hại cho ông ấy và nói, ‘Nhưng có lẽ ngươi có thể cho chúng ta một lý do đúng đắn về việc tại sao chúng ta nên cho ngươi vào.’ Birla ngay lập tức trở nên vui vẻ hơn, ‘Tôi đã giúp đỡ phát triển nhiều tôn giáo bằng cách tiêu hàng triệu và hàng triệu để xây dựng những đền chùa, những thánh đường và những nhà thờ.’ St. Peter trả lời, ‘Việc đó tự nhiên thôi, tất cả những người giàu có đều làm việc đó: họ muốn được nổi tiếnggiảm bớt tiền thuế. Nhưng việc đó hầu như không khiến cho ngươi vào được thiên đàng.’ Đến lúc này Birla đang cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng và la lên, ‘Bây giờ nhìn kỹ đây, thưa ngài, không có ai trong toàn nước Ấn độ, có lẽ trong toàn thế giới, mà đã làm quá nhiều cho những công nhân của họ và những gia đình của họ, xây dựng hàng trăm bệnh viện, nhà cửa cho những trại mồ côi và những người già, những trường học và những trường đại học.’ St. Peter nói, ‘Ta không chắc việc đó có thể tính đến. Rốt cuộc, những người này đang đổ bao nhiêu năng lượng của họ, sức lao động của họ, những sống của họ, để cho ngươi giàu có như thế. Không, không – không việc nào nhà ngươi làm có ý nghĩa trong thiên đàng. Điều gì chúng ta yêu cầu, mà là câu hỏi thực sự: Ngươi đã từng thực hiện công việc gì cho Thượng đế?’ Birla điên cuồng sục sạo ký ức của ông ấy và cuối cùng sáng lên, nói đầy thỏa mãn, ‘Ồ, thưa ngài, trong hàng chục năm chúng tôi đã chế tạo xe hơi Ambassador nổi tiếng. Và, bất kỳ khi nào mọi người mở cửa vào trong xe của họ, họ đều la lên, ‘Ôi, Thượng đế ơi!’”

 Chúng tôi vẫn còn đang cười khi Krishnamurti bắt đầu kể câu chuyện vui thứ ba trong những câu chuyện mới của ông. “Một người triệu triệu phú Mỹ sống ở Anh muốn trở thành một quý ông người Anh hoàn hảo, đúng cách. Thế là ông đi đến tiệm may Huntsman trên Savile Row và yêu cầu may cho ông những bộ com lê sang trọng nhất, cùng với những cà vạt và những áo khoác Jaquet. Sau đó ông yêu cầu người thợ may giới thiệu người đóng giầy giỏi nhất. ‘Tại sao, thưa ông, ngay kế đây mà, tiệm giầy Loeb′s.’ Ông đi đến đó, đo chân và đặt một tá giầy làm bằng tay loại đẹp nhất. Khi ông hỏi thăm nơi tốt nhất để mua cây gậy và cái dù, họ chỉ ông qua tiệm kế bên. Tiếp tục từ một cửa hàng sang một cửa hàng khác, ông ấy dần dần trang bị đầy đủ những thứ tốt nhất, trông giống hệt một quý ông người Anh hoàn hảo. Lần sau ông ấy đến tiệm may để sửa đổi ít quần áo, ông ấy bảo tài xế đậu chiếc xe Rolls Royce ngay trước cửa tiệm. Người thợ may, mà đã trở thành người bạn tốt của ông ấy – họ cùng gia nhập một câu lạc bộ và vân vânngay lập tức nhận ra rằng ông ấy đang ở trong tâm trạng rất buồn bựcu uất. Thế là người thợ may hỏi người Mỹ, ‘Chuyện gì vậy, thưa ông? Ông trông như thể điều gì đó khủng khiếp vừa xảy ra.’ ‘Vâng, tôi thực sự cảm thấy khiếp đảm lắm. Tôi không thể vượt qua nó,’ người đàn ông giàu có trả lời. ‘Nhưng tại sao, thưa ông?’ người thợ may ngạc nhiên, ‘Ông đã có mọi thứ tốt nhất: chiếc xe hơi tuyệt vời, quần áo và giầy dép, dù, găng tay thanh lịch, vân vân. Ông trông giống hệt một người Anh quý phái. Làm thế nào ông có thể cảm thấy buồn bực?’ Đến lúc này, người Mỹ gần như trào nước mắt. ‘Bởi vì chúng ta vừa mất nước Ấn độ.’”

 Mọi người nơi bàn ăn đều cười đến độ chảy nước mắt, họ đang cười không thể kềm hãm được. Không phải chỉ vì câu chuyện vui và cách ông kể nó mới gây vui vẻ như thế, nhưng cũng còn bởi sự kiện rằng ông đã liệt kê ngay những cửa tiệm trên đường Savile Row mà chính ông cũng thường xuyên đến may quần áo và giầy dép.

 Chủ nhật kế tiếp là ngày đầu của Năm mới Âm lịch, năm con heo, và mười sáu người đến dự bữa ăn trưa. Chúng tôi dùng món xà lách Greek, một món xà lách cà rốt và gừng, bột mỳ với quả hạnh nướng, xúp rau kiểu Pháp, tàu hủ chiên với hành xanh và mùi tây, nhiều loại phó mát với trái cây và bánh mì tỏi, và bánh mì chà là và kem cho món tráng miệng.

 Sau vài câu chuyện bình thường, Krishnamurti bắt đầu một nói chuyện nghiêm túc bằng cách hỏi hiệu trưởng, “Tại sao các em nhỏ tại một giai đoạn nào đó trong sự tăng trưởng biến thành ‘những quái vật’? Bạn biết tôi có ý gì: hung dữ, thiếu thận trọng, ích kỷ, và vân vân.”

 Một người hỏi, ‘Ông nghĩ điều này xảy ra với tất cả trẻ em?”

 “Trong chừng mực nào đó, không ít thì nhiều,” Krishnamurti trả lời, “có lẽ nhiều với những cậu trai hơn là với những cô gái.”

 “Nó cũng thay đổi theo văn hóa,” hiệu trưởng nói. “Ở Ấn độ, trẻ em cư xử rất tốt, vâng lờikính trọng, đặc biệt khi các em còn bé.”

 Krishnamurti đồng tình, “Vâng, nó thực sự rất đáng chú ý. Tôi nói với các em, ‘Chúng ta hãy ngồi yên lặng trong vài phút,’ và ngay lập tức tất cả các em chuyển sang tư thế ngồi kiết già. Liệu những đứa trẻ ở Mỹ có thể làm như thế?”

 Một ủy viên phụ nữ phản đối, “Nhưng Krishnaji, đó là một văn hóa hoàn toàn khác biệt. Trẻ em ở Ấn độ bị quy định từ sớm để hành động và ngồi trong một cách nào đó, vâng lời. Nó hoàn toàn khác biệt ở đây.”

 Một giáo viên gợi ý, “Ở đây các em quá phấn khích và hiếu động. Có lẽ do bởi ăn uốnggiải trí, tất cả những thức ăn tạp nhạp và sự áp lực soi mói liên tục.”

 Krishnamurti không đồng ý với bất kỳ điều gì đang được nói nhưng thâm nhập nó sâu thêm nữa bằng cách hỏi, “Liệu người ta có thể chỉ cho các em sự trách nhiệm, thưa bạn? Bạn biết tôi có ý gì qua từ ngữ ‘trách nhiệm’ đó? Liệu người ta có thể trao cho chúng trách nhiệm?”

 Người giáo viên hỏi, “Ông đề nghị, Krishnamurti, trao cho học sinh một trách nhiệm cụ thể – cho một con thú, cho một không gian nhỏ trong một lớp học? Liệu đó là điều gì ông có ý?”

 “Không, thưa bạn. Không chỉ sự trách nhiệm cho một cái cây, một con thú, một lớp học, và vân vân. Bất kỳ ví dụ cụ thể nào là quá chật hẹp. Liệu người ta có thể chuyển tải sang cậu trai hay cô gái ấy một ý thức của trách nhiệm cho mọi thứ – cho quả đất, cho thiên nhiên, cho tất cả nhân loại? Bạn hiểu chứ?”

 “Nhưng làm thế nào người ta có thể thực hiện được điều đó? Đó là một trách nhiệm vô cùng to tát cho một đứa trẻ – tất cả nhân loại.”

 “Bạn thấy, thưa bạn, bạn đang tạo ra một vấn đề cho nó. Bạn đang hỏi ‘làm thế nào’ – mà là một phương pháp. Đừng tạo ra một vấn đề về nó. Nó không là: tôi không có trách nhiệm, làm thế nào tôi có được nó? Nhưng khác hơn, lắng nghe trong yên lặng, quan sát, nhìn ngắm – liệu bạn có thể chuyển tải điều đó sang em học sinh?”

 “Tôi nghĩ về từ ngữ ‘trách nhiệm’ như điều gì đó mà tôi phải chịu trách nhiệm.”

 “Đó là điều gì thông thường được hiểu bởi từ ngữ đó. Nó cũng hàm ý một bổn phận, một gánh nặng, và vân vân. Chúng ta có ý điều gì đó hoàn toàn khác hẳn qua từ ngữ trách nhiệmcụ thể là, khả năng để phản ứng. Phản ứng trọn vẹn đến một thách thức, đến việc gì đang xảy ra. Và muốn làm việc đó người ta phải lắng nghe, quan sát, nhận biết một cách không chọn lựa được toàn tình huống.”

 Trách nhiệm trở thành một trong những chủ đề chính suốt hai tháng kế tiếp, khi Krishnamurti gặp gỡ những giáo viên mười hai lần tại Pine Cottage. Ngoại trừ lặp đi và lặp lại hỏi chúng tôi tại sao chúng tôi không thay đổi, ông còn thâm nhập những nghi vấn của sự rối loạn và vô trật tự, nguyên nhânhậu quả, và cuối cùng hỏi, “Một cái trí nhạy cảm, một cái trí tốt lành là gì?” Nghi vấn này dẫn đến một thâm nhập vào bộ não, ý thức, cái trí và thông minh.

 Năm nay có vẻ Krishnamurti tràn đầy năng lượng không cạn kiệt. Còn nhiều hơn chưa bao giờ trước kia, ông đang hừng hực để chuyển tải thấu triệt của ông, thường xuyên gặp gỡ những giáo viên và phụ huynh, những ủy viên và những người được ủy thác, ngoại trừ thời khóa biểu nói chuyện trước công chúng bận rộn bất thường của ông. Chính là khoảng thời gian này mà Krishnamurti bắt đầu một nhật ký lạ thường, mà, không giống như những ghi chép trước, ông không viết ra nhưng đọc nó vào một cái máy ghi âm trong khi vẫn còn trên giường vào sáng sớm. Những phản ảnh mê ly này về thiên nhiên và cái trí con người sau đó được chép lại và xuất bản với tựa đề Krishnamurti to Himself Krishnamurti Độc thoại.

 

*

 

Cuối tháng ba, Dr. và Mrs. Jonas Salk từ Salk Institute ở San Diego viếng thăm chúng tôi. Suốt bữa ăn tối tại A. V. người phát minh của vaccine ngừa bại liệt bắt đầu một nói chuyện sôi nổi cùng Krishnamurti về tình trạng hỗn loạn của thế giới và điều gì có thể được thực hiện cho nó. Từ bi là gì, khai sáng là gì, và nó có thể tác động thế giới như thế nào? Là một ít trong những nghi vấn mà họ đưa ra. Mặc dù họ đồng ý về nhiều chủ đề, những quan điểm của họ không hoàn toàn thống nhất. Ngày hôm sau, chủ nhật ngày 27 tháng ba, họ có một đối thoại quay video trong bối cảnh trang trọng hơn của Pine Cottage.

 Không có ăn trưa tại A. V. trong hai ngày kế tiếp, bởi vì Mary Z. và gia đình Lilliefelt đã đi cùng Krishnamurti đến luật sư của họ ở Oxnard. Ông đang cung cấp bằng chứng của ông trong một vụ kiện của Foundation chống lại Rajagopal. Đây là một trong một loạt những kiện cáo qua lại, mà đã tiếp tục từ năm 1969. Foundation đang tìm kiếm để khôi phục những tài liệu viết tay và ghi băng khác của Krishnamurti, cũng như những đánh giá về ông cho công việc của ông, từ K&R Foundation, được kiểm soát bởi Rajagopal.

 Sau khi dành ra gần hết ngày tại văn phòng luật sư, bốn người họ đã dùng bữa tối tại A.V. – một trường hợp hiếm hoi. Suốt bữa ăn tối họ vẫn còn bận tâm bởi những thủ tục luật pháp lê thê, bàn bạc về những khía cạnh khác nhau của những bằng chứng. Krishnamurti bị căng thẳng rõ ràng, bởi vì đã phải chịu đựng những chất vấn rất thù địch bởi những luật sư của phe kia. Với mục đích tránh những phiền hà thêm nữa và có thể phải ra tòa án, người ta quyết định hủy bỏ vụ kiện, một hành động được chính thức hóa vào ngày 1 tháng tư.

 

*

 

Vào cuối buổi chiều ngày 30 tháng ba, David và Saral Bohm đến Pine Cottage. Krishnamurti đưa ý kiến tham gia cùng chúng tôi dưới cây tiêu để nghênh đón giáo sư và vợ của ông ấy. Ông chào hỏi người bạn thân của ông bằng một chăm sóc trìu mến, hỏi thăm sức khỏe của họ và bảo đảm rằng họ cảm thấy như ở nhà trong khu dành cho khách ở trên lầu. David trông nhợt nhạt và kiệt sức sau chuyến hành trình dài, trong khi Saral trông vẫn vui vẻ và nhiệt tình như bao giờ.

 Ngày hôm sau, khi Krishnamurti gặp gỡ những giáo viên ở trường cho một bàn luận trong phòng khách sáng sủa của Pine Cottage, ông lịch sự mời Dr. Bohm ngồi bên cạnh ông, trao cho ông ấy chỗ ngồi danh dự. David rất yên lặng và chỉ nói vài lần, khi được hỏi trực tiếp.

 Năm nay có một đặc biệt cho những lần đến và đi của Krishnamurti và David Bohm: ngay khi một người đến, người còn lại ngay tức khắc rời đi. Năm ngày sau khi gia đình Bohm đến, Krishnamurti và Mary Z. đi máy bay đến New York City, nơi ông sẽ thực hiện hai nói chuyện tại Felt Forum, Madison Square Garden, vào ngày 9 và 10 tháng tư. Suốt bữa ăn trưa trước khi ông rời, ông thúc giục David có những gặp gỡ đối thoại với những giáo viên của trường, một thỉnh cầu mà ông ấy sung suớng chiều theo.

 Tại bữa ăn trưa hai ngày sau khi ông quay lại từ New York City, Krishnamurti vắn tắt diễn tả những nói chuyện của ông, đã được tham gia trên bốn ngàn người, và nhiều phỏng vấn ông đã thực hiện cho những nhật báo và tuần báo. Nhưng cái trí của ông quan tâm đến ngôi trường, và ngay lập tức ông thâm nhập vào bàn luận về loại trường nào ông hình dung, nhấn mạnh rằng ông mong muốn một trường học ‘mạnh mẽ’, mà sẽ kéo dài hàng trăm năm.

 Suốt bữa ăn trưa ngày thứ hai, Krishnamurti hỏi David và Saral, sẽ đi San Francisco Bay Area ngày thứ tư, về hội thảo họ sẽ tham gia. Nó sẽ diễn ra tại một Chistian College, với nhiều người Thiên chúa giáo tham gia. Krishnamurti hỏi trong thái độ bình thường, “Dr. Bohm sẽ nói chuyện với những người Thiên chúa giáo về linh hồn như thế nào đây?”

 Trong khi những cơn mưa phía bên ngoài đang trút xuống từ bầu trời đen kịt, mọi người thâm nhập câu hỏi bằng những tiếng cười hồ hởi, mặc dù cuối cùng chúng tôi gần như chẳng có bao nhiêu lời khuyên cụ thể. Vào buổi chiều, Krishnamurti gặp gỡ những giáo viên tại Pine Cottage và đầy thuyết phục đưa ra nghi vấn của điều gì cấu thành một ngôi trường ‘mạnh mẽ’. Nó được đặt nền tảng trên học hànhsuy nghĩ cùng nhau và hàm ý sự vun quén tánh hiếu kỳnghi ngờ.

 Tại bữa ăn trưa hôm sau, David đưa ra nghi vấn riêng của ông, mà ông đặt ra cho Krishnamurti: “Sự liên quan giữa nhìn ngắm, nhận biết, nhận biết không chọn lựa, tập trung, chú ý và thấu triệt là gì?” Một đối thoại bất ngờ, đầy bản lĩnh diễn ra, chủ yếu giữa Krishnamurti và David. Nó là một đối thoại đầy tinh tế, những phân biệt nhỏ nhiệm, và sự minh bạch đột ngột. Mọi người tại bàn ăn bị cuốn hút, trong khi những cơn mưa cứ trút xuống không ngớt. Một vài cái trí can đảm cố gắng tham gia đối thoại bằng cách đưa ra những quan điểm riêng của họ. Nhưng sức mạnh tinh tế của dòng chảy về ý nghĩa dường như quá mãnh liệt cho bất kỳ người nào ngoại trừ hai diễn viên chính đang thâm nhập. Hầu hết chúng tôi chỉ đang lắng nghe yên lặng và mải mê.

 Hơn một tiếng đồng hồ đã trôi qua từ khi mọi người tại bàn ăn dùng xong món tráng miệng của họ. Thỉnh thoảng, người nào đó làm một ngụm nước lạnh hay nước ép trái cây; nếu không, chỉ có sự thâm nhập đang sâu thẳm thêm vào thấu triệt mới là việc quan trọng. Nó như thể những tuôn trào của năng lượng lóe lên qua lại giữa những cực của hai cái trí nổi bật này, đang chiếu sáng toàn khu vực quanh họ. Bỗng nhiên có một khoảng ngừng. Một ý thức sâu lắng của yên lặng lan khắp căn phòng, và âm thanh duy nhất có thể nghe được là sự ồn ào của những giọt mưa đang rơi lộp bộp trên khung cửa gỗ và những mái nhà. Sau đó, bằng một cái bắt tay thuộc từ ngữ, họ đồng ý, “Chỉ thấu triệt hành động.”

 Bằng một kinh ngạc yên lặng, chúng tôi nhỏm dậy khỏi bàn ăn, thì một trong những ủy viên nhận xét một cách buồn rầu, “Thật ra chúng ta nên thâu băng đối thoại này.”

 

*

 

Vào ngày khởi hành đi Bay Area của gia đình Bohm, Krishnamurti gặp gỡ những giáo viên và hỏi sự giải trí đã có một vai trò gì trong sống của đứa trẻ và những sống của chúng ta. “Liệu các bạn có thể chuyển tải sang đứa trẻ về tình trạng bị quy định? Không chỉ tình trạng bị quy định của em ấy, nhưng còn cả học hành về tình trạng bị quy định của bạn tại cùng thời điểm?”

 Sau khi thâm nhập sự tách rời của sống thành công việc và nhàn rỗi, ông đưa ra một trong những câu hỏi tưởng rằng đơn giản của ông, mà có sự tác động của một thâm nhập sâu thẳm vào ý thức của người ta. “Bạn thực sự thương yêu công việc gì bạn đang làm?”

 Nếu người ta không thực sự thương yêu công việc gì người ta đang làm, làm thế nào người ta có thể giúp đỡ đứa trẻ, giáo dục đứa trẻ?

 

*

 

Một tuần sau khi gia đình Bohm quay lại từ hội thảo ở Bay Area, chỉ để thấy Krishnamurti và Mary Z. khởi hành đi San Fracisco ngày hôm sau. Ông sẽ thực hiện hai nói chuyện tại Masonic Auditorium vào kỳ nghỉ cuối tuần. Bởi vì tôi cũng sẽ lái xe đi hướng bắc ngày hôm sau để tham gia những nói chuyện này, tôi xin lỗi gia đình Bohm vì không thể chăm sóc họ trong suốt thời gian của họ ở Ojai.

 

*

 

Tôi hồi hộp vô cùng khi viếng thăm San Francisco, một thành phố tôi đã sống nhiều năm vào cuối những năm 60, và lại được lắng nghe Krishnamurti nói chuyện tại Masonic Hall. Suốt nói chuyện thứ hai vào chủ nhật ngày 1 tháng năm, tôi bị xúc động sâu thẳm khi ông khơi dậy hình ảnh của hai người bạn đang đi bên cạnh nhau dọc theo một con đường rừng trong ánh sáng mặt trời lốm đốm, cùng nhau nói chuyện về những nghi vấn quan trọng của sống – sinh và chết, hân hoanđau khổ, hòa bình và xung đột, tự do và tình yêu. Ông tiếp tục vạch rõ rằng những từ ngữ ‘bằng hữu’ và ‘tự do’ có liên quan mật thiết với nhau: gốc rễ chung của chúng có nghĩa là ‘tình yêu’.

 

*

 

Sau khi quay lại Ojai, Krishnamurti trải qua năm ngày cùng nhau, trước khi David và Saral rời vào ngày 8 tháng năm để đi Toronto, nơi họ có một cuộc hẹn. Việc này có nghĩa họ bỏ lỡ Những Nói chuyện Ojai, mà bắt đầu kỳ nghỉ cuối tuần sau.

 Một tiếng đồng hồ sau khi họ khởi hành, chúng tôi có một gặp gỡ cùng Krishnamurti tại Pine Cottage, suốt thời gian đó ông hỏi, “Hành động là gì?” Từng bước một chúng tôi thâm nhập toàn nghi vấn phức tạp của hành động và phát giác rằng hành động được đặt nền tảng trên suy nghĩ, ký ức và hiểu biếtrõ ràng đại đa số những hành động hàng ngày của chúng ta – đều bị giới hạn. Và giới hạn hàm ý phân chia và, thế là, xung đột. Phân chiaxung đột, một định luật đơn giản.

 Bởi vì tuổi tác cao của Krishnamurti – ông đã 88 tuổi – nói chuyện trước công chúng 1983 tại Ojai phải rút ngắn từ ba đến hai kỳ nghỉ cuối tuần, đến độ bây giờ chỉ còn có bốn thay vì sáu nói chuyện và hai thay vì bốn gặp gỡ câu hỏi-trả lời. Nhưng chắc chắn người ta không nhận rõ bất kỳ giảm sút nào trong năng lượng trong ông, khi ông bước lên cái bục giữa cánh rừng cây sồi sinh động để nói chuyện với ba ngàn người tụ họp trước mặt ông. Vào ngày chủ nhật đầu tiên, ông diễn tả làm thế nào ông đang dạo bộ cùng khán giả, như cùng một người bạn, dọc theo con đường lốm đốm ánh mặt trời, khẩn thiết thâm nhập không rào chắn những nghi vấn nghiêm túc mà cứ dai dẳng hiện diện suốt sống của người ta. Suốt gặp gỡ câu hỏi-trả lời đầu tiên, vào thứ ba ngày 17 tháng năm, ông định nghĩa từ ngữ ‘guru’ ‘đạo sư’, mà quá thường xuyên bị sử dụng sai trái đối với những người bịp bợm và những người cứu rỗi tự xưng. Khẳng định rõ ràng rằng ông không là một đạo sư và không có những người theo sau hay đệ tử, ông giải thích rằng từ ngữ ‘đạo sư’ được rút ra từ một từ ngữ tiếng Phạn có nghĩa ‘oai nghiêm, uy lực, nghiêm túc’.

 “Vì vậy một đạo sư là người nào đó mà vạch ra và xua tan những ảo tưởng, và do đó xóa sạch sự dốt nát,” ông nói, “không phải người nào đó mà áp đặt sự dốt nát của ông ấy vào những người khác.”

 Vài phút sau ông khai triển nghĩa lý của từ ngữ ‘mantra’, mà khởi nguồn từ tiếng Phạn có nghĩa ‘đo lường, suy nghĩ’ và dẫn đến nghĩa lý là ‘suy nghĩ về không trở thành, và loại bỏ tất cả những hoạt động tự cho mình là trung tâm’. Ông nhấn mạnh rằng đây là nghĩa lý thực sự của một mantra – không phải sự thực hành trục lợi, rẻ tiền của bán kiếm tiền một vài âm tiết, mà, họ cam đoan, sinh ra một trạng thái yên lặng của cái trí.

 “Bạn có lẽ lặp lại từ ngữ ‘Coca Cola’ nhiều lần,” ông châm biếm trong tiếng cười từ khán giả. “Nó sẽ có cùng ảnh hưởng của thôi miên bạn.”

 Trong nhiều năm, Krishnamurti đã đả kích sự trục lợi thuộc thương mại trong nghi vấn của con người về sự thật. Ông kinh tởm bất kỳ sự giảng thuyếthoạt động thuộc tôn giáolợi lộc tài chánh. Sự thật không là một món hàng để bầy bán, nó cũng không bao giờ có thể bị độc quyền, bị tổ chức hay bị sở hữu bởi bất kỳ ai. Bởi vì điều này, ông khẳng định rằng không tiền lệ phí nào phải cần đến khi tham gia những nói chuyện và những đối thoại của ông, và cũng không phải trả tiền cho bất kỳ những phỏng vấn riêng tư và công khai của ông. Việc trả lệ phí duy nhất đã từng được thực hiện bởi Foundation cho một nói chuyện là khi phí tổn của thuê mướn một phương tiên công cộng, như là Masonic Temple, Santa Monica Civic Auditorium, hay Carnegie Hall được cần đến phải được thanh toán qua việc bán vé.

 Sự khẳng định rõ ràng của Krishnamurti về sự tham gia miễn phí những nói chuyện của ông đưa ra một vấn đề khó xử cho những ủy viên và những người lo việc tài chánh của Foundation. Cả Foundation lẫn ngôi trường đều rất phụ thuộc vào những khoản biếu tặng của những con người quan tâm ủng hộ công việc của Krishnamurti. Và, mặc dù, Những Nói chuyện tại Oak Grove diễn ra trên lãnh thổ của tổ ấm, chúng vẫn phải gánh chịu sự chi phí đáng kể. Hai người cầm hai cái hộp có khe nhét tiền đứng tại mỗi lối vào Oak Grove, yêu cầu biếu ba đô la cho nói chuyện. Bất kỳ người nào không đồng ý đóng góp vẫn có thể vào nghe, nhưng phải chịu đựng những cái nhìn khinh miệt của người đứng nhận tiền. Bất kể việc này và những thỉnh cầu đóng góp được đưa ra bởi những ủy viên trước một nói chuyện, tiền thu được hiếm khi nào, nếu không nói là luôn luôn, đủ để trang trải chi phí tổ chức.

 Một việc bất thường xảy ra tại cuối gặp gỡ câu hỏi-trả lời đầu tiên. Ngay khi ông đang rời Oak Grove, Krishnamurti được một giấy triệu tập tại tòa án buộc tội ông và những ủy viên khác của Foundation. Rajagopal đã khởi sự một vụ kiện khác, mặc dù vụ kiện của Foundation đã được thu hồi.

 

*

 

Suốt những nói chuyện có nhiều khách, kể cả những ủy viên từ nước ngoài, mà đều đặn đến dùng bữa ăn trưa cùng Krishnamurti tại A.V., vì vậy, nó là một thời gian rất bận rộn cho tôi trong nhà bếp, và chúng tôi có những tập họp cùng nhau rất vui vẻ quanh bàn ăn.

 Tại một trong những bữa ăn trưa giữa tuần, nói chuyện tập trung vào những tôn giáo có tổ chức khác nhau và vô số những xung độtđau khổ mà chúng đã gây ra xuyên suốt lịch sử của nhân loại. Một trong những ủy viên đang nói, “Quan sát những xung đột mới đây liên quan đến những người Hồi giáo – Iran và Irak – và những đấu tranh đã diễn ra giữa những người Israel với những người Palestine và những người hàng xóm Hồi giáo khác; quan sát những chiến tranh giữa Hồi giáo và Ấn giáo ở Ấn độ, và vân vân. Hồi giáo thực sự là một tôn giáo của thanh gươm.”

 Krishnamurti trả lời, “Đối diện nó, thưa bạn: Thiên chúa giáo đã gây ra nhiều chiến tranh và đổ máu hơn bất kỳ tôn giáo nào khác trên quả đất này. Tôi thắc mắc liệu do bởi rằng nó tuyên bố nhận được sự soi sáng thiêng liêng, một cách trực tiếp từ nguồn tin đáng tin cậy.”

 “Nhưng Hồi giáoDo thái giáo cũng thế,” tôi nói giữa những tiếng cười. “Trong những khía cạnh nào đó tất cả họ đều công nhận kinh thánh như một nguồn của khải huyền. Tất cả họ đều tin tưởng một Thượng đế.”

 “Nhưng những quyển sách thiêng liêng quan trọng nhất của họ lại khác biệt,” một giáo viên vạch ra. “Quyển Torah, quyển New Testament và quyển Koran – mỗi quyển này đều được nói là chứa đựng sự thật tối thượng, độc nhất và duy nhất.”

 “Chúng là những tôn giáo của ‘Quyển sách’,” Krishnamurti nói. “Khi một tôn giáo được đặt nền tảng trên một quyển sách, như quyển Bible hay quyển Koran, bạn có những con ngườimê tín, cố chấp, thiển cận. Bạn có thể thấy nó, thưa bạn. Quyển sách nói như thế, và đó là như thế. Nếu những người Thiên chúa giáo và những người Hồi giáo bắt buộc cho phép sự ngờ vực, toàn sự việc sẽ sụp đổ.”

 “Nhưng những người Ấn giáo cũng có những quyển sách thiêng liêng của họ,” một phụ nữ phản đối, “và những tôn giáo Á châu khác cũng thế.”

 “Những người Ấn giáo và những người Phật giáo có nhiều quyển sách tạm gọi là thiêng liêng, nhưng không quyển nào được coi như là uy quyền độc quyền. Họ có một truyền thống lâu dài của thâm nhậpnghi ngờ. Họ đã cổ vũ thái độ nghi ngờ: bạn có thể chất vấn mọi thứ. Và những người Ấn giáo có 100.000 vị thần – bạn được tự do để chọn lựa trong số họ một vị thần ưa thích nhất của bạn.”

 Sau khi những tràng cười xảy ra sau đó đã giảm xuống, ông trầm ngâm, “Tôi không hiểu liệu Giáo hoàng và những giám mục và tất cả những người giảng đạo khác có thực sự tin tưởng điều gì họ đang nói. Dường như họ là những người được giáo dục khá đầy đủ, và tuy nhiên họ vẫn tiếp tục về còn đồng trinh mà sinh đẻ, chết thăng lên thiên đàng, an vị bên tay phải của Thượng đế, và tất cả mọi chuyện vô lý đó. Chắc hẳn họ phải có sự nghi ngờ nào đó trong những cái trí của họ. Họ nói ra tất cả điều này và thấy sự nhẹ dạ của con người và đi về nhà lặng lẽ cười cợt cho sự dốt nát của những người đó, bạn không nghĩ như thế sao?”

 Ông nhìn chúng tôi dò hỏi. Hầu hết những người quanh bàn ăn đều có vài yếu tố Thiên chúa giáo hay Do thái giáo nào đó trong nền quá khứ của họ và có vẻ ngờ vực về điều gì ông đang gợi ý. Tôi thấy thật khó khăn khi chấp nhận sự đạo đức giảhoài nghi hoàn toàn của những người chuyên nghiệp thuộc tôn giáo.

 “Tại sao, Krishnaji?” tôi phản đối. “Tại sao họ giả vờ tin tưởng những sự việc này và dẫn dắt sai lầm mọi người?”

 “Điều đó đơn giản lắm,” ông trả lời, “có quá nhiều lợi lộc trong nó, nhiều tiền bạc, quyền hành, thanh danh. Quan sát Giáo hội Thiên chúa giáo, nó giàu có biết chừng nào. Đất đai mênh mông, những tòa nhà to lớn, những bộ sưu tập nghệ thuật quý báu, những nữ trang, vàng bạc và kho tàng vô giá – người ta không thể tưởng tượng sự giàu có. Hay hàng triệu đô la những người truyền giáo và những người giảng đạo đang kiếm lượm trong quốc gia này. Và mọi người cúi đầu trước bạn, và hôn bàn tay của bạn. Hãy suy nghĩ về thanh danhvinh quang mà những giám mục và những hồng y nhận được. Vì vậy, có nhiều lý do và phần thưởng để dính dáng trong cái mạng lưới này. Nhưng tôi vẫn còn nghi ngờ liệu họ tin tuởng tất cả những giáo điều, những học thuyết và những chuyện hoang đường này.”

 Nhiều người diễn tả một hoài nghi nào đó rằng Giáo hoàng và những chức sắc tôn giáo bậc cao cố ý dính dáng trong một kế hoạch lừa gạt và trục lợi.

 “Tại mức độ nào đó của sự hiện diện của họ, chắc chắn họ phải tin tưởng điều gì họ nói và đại diện,” một giáo viên quả quyết.

 Krishnamurti không trả lời trực tiếp những phản đối khác nhau nhưng tiếp tục thâm nhập phương hướng lý luận riêng của ông, “Ngày hôm trước tôi thấy một người trên truyền hình, bạn biết, một trong những người giảng đạo theo trào lưu chính thống – bạn gọi nó là gì?”

 “Truyền đạo trên truyền hình,” một phụ nữ trả lời.

 “Vâng, một người truyền đạo trên truyền hình. Ông ấy đang giảng dạy những giáo dân của ông ấy: hàng trăm, có lẽ hàng ngàn người, cả già lẫn trẻ, trong một nhà thờ hiện đại to lớn. Họ đang ca hát và đang cầu nguyện, và người này nói, ‘Sẽ có một lỗ màu trắng trong chòm sao…’ Ông nhìn quanh tìm kiếm, “Tên của chòm sao nổi tiếng đó là gì nhỉ?”

 “Chòm sao Pleiades?” người nào đó gợi ý.

 “Không, không phải chòm sao Pleiades.”

 “Chòm sao Orion?” tôi gợi ý.

 “Vâng, đó là nó. Sẽ có một lỗ hổng màu trắng trong chòm sao Orion, và Jesus sẽ xuất hiện trong nó cùng tất cả những thiên thần và những tông đồ của ngài, và ngài sẽ dắt tất cả những người đệ tử, 12.000 người hay số lượng khoảng chừng đó, cùng với ngài qua cái lỗ hổng trắng đó vào thiên đàng. Và máy quay chiếu những khuôn mặt của khán giả, tất cả đều cung kính, với những giọt lệ trong hai mắt của họ, tin tưởng tất cả những vớ vẩn mà người đàn ông đó đang nói.”

 Trong khi đang kể câu chuyện truyền giáo trên truyền hình này, ông khoác vào một thái độ đóng kịch, duỗi dài hai cánh tay của ông và bắt chước trò đạo đức giả giả tạo chán ngấy của người giảng đạo. Chúng tôi theo dõi sự trình diễn của ông bằng sự đam mê mỗi lúc một gia tăng, với tiếng cười khúc khích đó đây, mà cuối cùng bùng nổ trong những tràng cười tự do cởi mở. Không phải do bởi sự bắt chước hài hước rất giỏi của ông mà gây quá nhiều vui nhộn, nhưng cũng còn cả nhận biết rằng Krishnamurti ‘Thầy Thế giới’ có thể đang ngồi trước một máy truyền hình, quan sát người truyền giáo trên truyền hình đang tuôn ra câu chuyện lừa dối của ông ấy. Vào nhiều dịp trước ông đã diễn tả nhiều Đức cha Thiên chúa giáo, mà trình diễn trên kênh truyền hình riêng của họ, gạ gẫm tiền bạc bằng cách bán tôn giáo, những phép lạ và chữa trị.

 “Người ta không thể tưởng tượng được sự nhẹ dạ của những con người ở đó,” ông tiếp tục, hơi nghiêm túc hơn, vì một giọng điệu của hoài nghi hiển hiện trong tiếng nói của ông, “tất cả bọn họ quá nhẹ dạ, nuốt trọn nó, mua mọi từ ngữ của nó. Và mọi điều ông ấy nói đều được đặt nền tảng trên Bible; làm như thể nó là sự thật chính xác, tuyệt đối. Sự vô lý của tất cả!”

 Một ủy viên hỏi, “Tên của người giảng đạo mà ông đang quan sát là gì, Krishnaji?”

 Ông đã quên cái tên đó – rốt cuộc, có hàng tá những người giảng đạo trên những sóng truyền thanh và truyền hình. Nhưng sự hồi tưởng của ông về những chi tiết của người giảng đạo – kiểu cười, chiếc áo choàng, cách giảng đạo và ca hát – rất dí dỏm và dẫn đến hiện tượng thực tế lạ thường. Một trò chơi phỏng đoán xảy ra sau đó, mà hầu hết chúng tôi đều tham gia, bộc lộ sự hiểu biết quá rộng rãi của chúng tôi về nhiều người làm trò giải trí thuộc tôn giáo nổi bật. Sau khi cuối cùng mọi người đã đồng ý về người giảng đạo nào mà ông đang nói đến, ông cam đoan, “Người đàn ông đó không thể tin tưởng điều gì ông ấy đang nói cho những con người đó.”

 Tại điểm này, một cách thực tế mọi người đều sẵn sàng thừa nhận rằng, nhân danh tôn giáo, sự lừa bịp và trục lợi tầm vĩ mô đang xảy ra trên truyền hình. Quá nhiều những người trong công chúng trở thành những nạn nhân quá sẵn lòng, do bởi cô độc, thất vọng và hoang mang. Thậm chí như thế, có một thái độ bất đồng quan điểm từ những tiếng nói phản đối không thể tránh khỏi. Một giáo viên đưa ra ý kiến, “Được rồi, họ lừa bịp và kiếm tiền bạc, và vân vân, nhưng tôi chắc chắn rằng họ tin tưởng Jesus, và những quyển kinh thánh, và…”

 “Không, thưa bà,” Krishnamurti phản đối mạnh mẽ, “từng đó vẫn chưa đủ. Và một người già có thể quả quyết sự tin tuởng Jesus và tiếp tục công việc tham lam của ông ấy – điều đó quá dễ dàng.”

 Tôi thỉnh thoảng cảm thấy rằng ông quá dứt khoát trong sự từ chối toàn thể những sự việc của Thiên chúa giáo. “Nhưng còn về những việc huyền bí thì sao?” Tôi hỏi, thay đổi chủ đề. “Meister Eckhardt, St. John of the Cross, Hildegard von Bingen, Theresa of Avila – họ không có thấu triệt nào đó, hiệp thông nào đó cùng, cái thiêng liêng suốt những sống của họ, hay sao?”

 “Như tôi có thể hiểu rõ, thưa bạn,” ông trả lời, “những huyền bí của Thiên chúa giáo vẫn còn bám rễ trong Jesus, trong Giáo hội, và toàn hệ thống niềm tin Thiên chúa giáo. Họ không bao giờ vượt khỏi nó.”

 Tôi rơi vào yên lặng, không biết phải trả lời ra sao.

 “Không có tôn giáo nào trong những tôn giáo của ‘những quyển sách’ có thể thực sự chất vấn chúng được đặt nền tảng trên cái gì,” một giáo viên khác phát biểu. “Họ không thể vượt khỏi cái nguồn gốc của sự soi sáng của họ. Họ tin tưởng quyển sách đó chứa đựng sự thật cố định, không thể thay đổi.”

 Krishnamurti đồng tình, “Không quyển sách nào chứa đựng sự thật. Sự thật là một sự việc đang sống. Làm thế nào nó có thể bị cố định? Họ đã không còn tìm hiểu, đó là lý do tại sao họ là những người chết rồi. Và bạn biết từ ngữ ‘tôn giáo’ có nghĩa gì? Tôi đã tra cứu nó trong tự điển. Họ thực sự không biết nguồn gốc của từ ngữ đó, nhưng có lẽ có hai nghĩa lý gốc. Một là ‘thâu lượm, gom lại, buộc lại’. Và nó cũng có nghĩa ‘cân nhắc, quan sát, quan tâm’. Chúng ta đang nói, tôn giáo là sự tập hợp của tất cả năng lượng để tìm ra sự thật.”

 Chúng tôi chìm trong yên lặng. Ngay lập tức tôi có thể thấy tôn giáo – không phải như một học viện, không phải như một thứ bậc có tổ chức, không phải như một hệ thống niềm tin với những đền chùa và những nhà thờ, những quyển sách và những giáo điều – nhưng như một nỗ lực đang sống, như một ngọn lửa đang bừng bừng trong cái trí.

 Chốc lát sau chúng tôi đứng dậy ra khỏi bàn và mang chén đĩa vào nhà bếp, Krishnamurti cùng phụ giúp chúng tôi.

 

*

 

Vào ngày của nói chuyện cuối cùng, chủ nhật ngày 22 tháng năm, tôi có một cơ hội hiếm hoi để xem một cuốn phim cùng Krishnamurti trong rạp chiếu phim. Lúc đó là năm giờ tại Ojai Playhouse, rạp chiếu phim địa phương ngay trung tâm thành phố. Có nhiều trăm khách mời, mà đến để xem buổi chiếu đầu tiên của cuốn phim, The Challenge of Change Sự thách thức của thay đổi được sản xuất bởi Evelyne Blau, một ủy viên của Foundation. Chủ đề của cuốn phim không ai khác hơn là chính Krishnamurti.

 Vài phút trước khi bắt đầu theo thời khóa biểu của cuốn phim, Krishnamurti và Mary Z. đến và mau lẹ vào chỗ ngồi của họ ở những dãy ghế sau của rạp hát. Tôi nghĩ thật lạ thường khi ông rụt rè nhút nhát làm sao, đang cố gắng không để ai trông thấy mình, chỉ vài tiếng đồng hồ sau một nói chuyện soi sáng về tôn giáothiền định.

 Cuốn phim miêu tả sinh động về ông và công việc của ông từ những ngày còn ở Theosophical Society cho đến hiện nay, đang kể câu chuyện của một sống lạ thường, mà dường như khởi nguồn trực tiếp từ A Thousand-And-One Nights.

 

*

 

Vài ngày sau, ngày 27 tháng năm, chúng tôi có một bữa ăn trưa sớm lúc 12:30, để cho 14:00 Krishnamurti và Mary Z. có thể rời đây đón chuyến bay đi Anh quốc.

 Nó đã là một mùa lạ thường. Nhiều hơn từ trước đến nay, việc đến và đi của Krishnamurti giống như một cơn bão mạnh, mà khuấy động mọi sự việc và mọi con người. Sau đó, không gì còn giống như cũ; cho đến khi, dĩ nhiên, những khuôn mẫu thuộc thói quen của chúng tôi lại bắt đầu, giống như lớp bụi đang bám trên những kệ sách.

 

 

 

Chương 18

MỘT TỘT ĐỈNH CỦA ĐỐI THOẠI

Món khai vị

Xà lách Shepherd: một món xà lách gồm nhiều loại rau xanh với nước xốt dầu ô liu, gia vị và phó mát xanh.

Nụ a ti sô ướp, xà lách cà chua và ô liu.

Xà lách gừng và cà rốt.

Món chính

Súp cà chua và tỏi tây.

Mì primavera: mì sợi ngắn với đậu tươi, cà rốt, bí xanh, ớt chuông đỏ và xanh, tô điểm với hạt thông và rau húng quế tươi, ăn với phó mát Parmesan nạo.

Đậu xanh hầm với quả hạnh cắt lát và rau mùi tây băm nhỏ.

Món tráng miệng

Xà lách trái cây với yogurt, được làm ngọt bởi nước cốt nhựa cây thích.

 

 

T

rong khi chúng tôi đang đấu tranh để trở lại phương hướng của chúng tôi sau khi ông rời đi, Krishnamurti phải đối diện với một loạt những khó khăn tại Brockwood Park. Vào tháng tư, một trận hỏa hoạn đã làm hư hại nặng nề phòng ngủ và phòng khách của ông, đến độ ông phải sử dụng những khu ở khác trong một khoảng thời gian. Tháng sáu, Dorothy Simmons, hiệu trưởng của trường, bị một ca đột quỵ. Bốn người quản lý được bổ nhiệm để phụ trách những trách nhiệm của bà, mà dẫn đến một bất hòa giữa những giáo viên của trường. Một đấu tranh kéo dài đã xảy ra, bất kể những gắng sức của Krishnamurti để sáng tạo sự hiệp thông. Một sự kiện sáng tạo nhiều hơn vào tháng sáu là gặp gỡ của Krishnamurti và David tại Brockwood Park. Hai đối thoại giữa hai người bạn thân được quay video và ghi âm và có tựa đề là The Future of Humanity Tương lai của Nhân loại.

 Khoảng thời gian nào đó vào tháng tám năm 1983, chúng tôi nhận được một tin phấn khởi rằng Krishnamurti sẽ đến Ojai vào đầu tháng chín, ngay sau kết thúc Họp mặt Brockwood Park; ông sẽ ở cùng chúng tôi nguyên một tháng. Lý do cho chuyến viếng thăm bất thường này là rằng, bởi vì vụ kiện của Rajagopal đã bắt đầu, một ngày tháng đã được cố định cho Krishnamurti và Mary Z. để đưa ra những chứng cớ ở Ventura. Ngày yêu cầu là 20 tháng chín và, dĩ nhiên, điều này bắt buộc sự hiện diện của họ ở California.

 

*

 

Hiệu trưởng yêu cầu tôi theo cùng ông đến phi trường để đón Krishnamurti, Mary Z. và Dr. Parchure, một bác sĩ người Ấn tháp tùng ông. Ngày hôm đó có nắng và sáng sủa khi chúng tôi lái chiếc xe van của trường theo Pacific Coast Highway đến LAX. Chuyến bay đến đúng giờ, và chúng tôi không phải chờ đợi lâu lắm.

 Bỗng nhiên hiệu trưởng chỉ vào một nhóm hành khách đang xuất hiện trên đường dẫn đến lối ra. Sau đó tôi nhận ra Mary Z., người đang đẩy một xe lăn có người nào đó trong nó. Tôi không nhận ra Krishnamurti ngay tức khắc, bởi vì ông được quấn lại giống như một bó trong những cái mền. Dr. Parchure, người phục vụ y tế cá nhân của ông, đang đẩy một chiếc xe hành lý chất thật cao bởi những chiếc va ly. Hiệu trưởng và tôi đi đến nghênh đón họ.

 Krishnamurti trông mỏng manh và nhỏ xíu, giống như một đứa trẻ, với một cái mền quấn quanh hai chân và thân mình của ông. Ông trông xúc động và, sắc mặt ửng đỏ, với một màu tai tái trên hai má của ông. Sau khi chúng tôi đã chất hành lý vào phía sau xe van, năm người chúng tôi bắt đầu lái xe về hướng bắc.

 Đó là lần đầu tiên tôi được đi cùng Krishnamurti trên một chiếc xe. Không hiểu vì sao, tôi nghĩ về nó như điều gì đó đặc biệt, một đặc ân, mặc dù tôi không chắc chắn tại sao. Khi chúng tôi đang đi xe qua Santa Monica, Malibu, Oxnard và Ventura, Krishnamurti rất ít nói, nhìn ra ngoài cửa sổ vào bầu trời xanh mờ và những quả đồi màu vàng nung. Mary Z. ngồi phía trước cùng hiệu trưởng, đang đưa ra những câu hỏi về ngôi trường. Dr. P. ngồi phía sau họ, đang đọc một tuần báo. Krishnamurti ngồi một mình cùng dãy ghế phía bên trái, trong khi tôi chiếm hết chỗ ghế phía đuôi xe. Thỉnh thoảng, tôi nghĩ tôi cảm thấy những rung động mãnh liệt của sự yên lặng đang phát ra từ ông, tỏa khắp chiếc xe. Nhưng những suy nghĩ của tôi, tiếng ồn của chiếc xe, và xe cộ đông đúc trên xa lộ làm tôi xao nhãng khỏi sự mãnh liệt của yên lặng.

 

*

Bữa ăn trưa đầu tiên, ngày hôm sau, ngày 8 tháng chín, gồm có nụ a ti sô, xà lách cà chua và ô liu, một món xà lách gừng và cà rốt, xúp khoai tây và tỏi tây, mì primavera ăn với phó mát parmesan nạo, và đậu xanh hầm được tô điểm bởi quả hạnh cắt lát và nhiều rau mùi tây băm nhỏ. Cho món tráng miệng tôi làm một xà lách trái cây, với yogurt được làm ngọt bởi nước cốt nhựa cây thích.

 Mary Z. kể với chúng tôi về trải nghiệm của Krishnamurti trên chuyến bay từ London Heathrow đến LAX. Ông ngồi khu hạng nhất của Boeing 747, khi một trong những người điều khiển máy bay, nhận thấy sự quan tâm của ông trong những chi tiết kỹ thuật của máy bay, mời ông vào buồng lái. Ông bị cuốn hút bởi nhiều bảng số, những màn hình, những bộ kiểm tra và những đồng hồ cần thiết để điều khiển chiếc máy bay khổng lồ này.

 Một trong những giáo viên nhận xét diễu cợt, “Đáng ra ông phải đội cái mũ của người phi công trưởng, thưa ông.”

 Chúng tôi tiếp tục tính toán xem thử ông đã đi bao nhiêu dặm suốt sống của ông. Giả sử rằng thường thường ông đi vòng quanh quả đất ít nhất mỗi năm một lần – kể cả những chuyến đi đầu tiên bằng tầu hơi nước – chúng tôi đạt được một con số phỏng chừng là một triệu dặm. Chúng tôi cảm thấy kinh hoàng. Ngay lập tức, ông nhớ lại một chuyện vui mà ông vừa mới nghe được. “Nó là chuyến bay đầu tiên của chiếc máy bay phản lực siêu thanh, không phi hành đoàn và không người lái, được tự động và được vi tính hóa hoàn toàn,” ông kể lại, kèm theo một lóng lánh quyến rũ trong hai mắt của ông. “Máy bay đã được đặt đủ chỗ sau một vận động truyền thông tốn kém. Hành khách được mời vào chỗ ngồi và máy bay cất cánh êm ả. Khi đã ở trên không trung, hệ thống liên lạc tự động vang lên để đón chào hành khách, ‘Chào mừng, quý bà và quý ông, trong chuyến bay đầu tiên của chúng tôi từ London đến New York trong một chiếc máy bay không phi hành đoàn, không người lái, được vi tính hóa hoàn toàn đầu tiên. Hệ thống bay được vi tính hóa được đảm bảo những tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Hãy thư giãn trong chỗ ngồi của bạn và tận hưởng chuyến bay, trong khi những tiếp viên robot phục vụ các bạn nước uống. Hãy tin chắc rằng tuyệt đối không thứ gì có thể sai lầm, không thứ gì có thể sai lầm, không thứ gì có thể sai lầm…”

 Trong khi chúng tôi vẫn còn đang tận hưởng những tiếng cười vui vẻ, tôi chợt nhớ nhiệm vụ người đưa tin của tôi và bắt đầu, ngay khi mọi người đã yên lặng, “Được rồi, Krishnaji, ông có lẽ đã nghe về thảm họa máy bay mới đây – nó chỉ xảy ra cách đây hai ngày – khi người Sô viết bắn rơi chiếc máy bay của chuyến bay 007 Korean Airlines khi nó đang bay qua đảo Sakhalin…”

 Điều này khởi động cho mọi người nói chuyện bởi vì biến cố này đã thống trị tin tức suốt bốn mươi tám tiếng đồng hồ vừa qua.

 

*

 

Suốt sống của tôi, tôi là một cổ động viên cuồng nhiệt của phim ảnh, thích những chương trình chiếu phim trên màn ảnh lớn cũng như trên truyền hình, và đi xem phim rất thường xuyên. Dĩ nhiên, tôi cố gắng tránh những cuốn phim kém cỏi và tìm xem những kiệt tác hiếm hoi. Thỉnh thoảng, nói chuyện tại bàn ăn trưa xoay quanh những cuốn phim vừa được chiếu. Tôi thường đưa ra vài phê bình, sau khi tôi đã xem một cuốn phim ở Ventura hay Santa Barbara – hay ít thường xuyên hơn, ở Ojai. Krishnamurti thường quan tâm đến sự phê bình của tôi nhưng, tại một điểm này hay điểm kia, sẽ cắt ngang bài diễn thuyết uyên bác của tôi bằng cách hỏi đơn giản, “Nó hay không?”

 Dường như ông không ưa thích những cuốn phim nghệ thuật, lãng mạn hay xã hội, hay những cuốn phim có một thông điệp. Ông ưa thích những cuốn phim hành động – phiêu lưu, cao bồi, trinh thám, và tương tự. Suốt bữa ăn trưa đầu tháng tám chúng tôi đang nói về ‘spaghetti westerns’, mà đã tạo nên danh tiếng cho Clint Eastwood. Krishnamurti, người thích diễn viên ương ngạnh, thú nhận rằng ưa thích những cuốn phim của ông ấy. Người khách phụ nữ diễn tả sự choáng váng không giấu giếm. “Làm thế nào ông có thể ưa thích tất cả những cảnh bắn phá và giết chóc như thế, Krishnaji?” bà ấy hỏi.

 Ông nhìn bà ấy bằng sự chú ý yên lặng. Một lóng lánh tinh nghịch lóe lên nơi hai mắt ông, khi ông trả lời, “Nhưng thật ra họ đâu có giết chết nhau. Tất cả đều giả vờ mà: Họ tận dụng những khoảng trống, và máu là nước xốt cà chua, hay phẩm màu đỏ. Sau khi họ bị bắn và ngã xuống, họ lại đứng dậy. Nó chỉ biểu diễn thôi mà.”

 Người phụ nữ không được thuyết phục lắm và lắp bắp, “Nhưng tại sao, tại sao…?”

 Krishnamurti lịch sự không để ý đến sự bối rối của bà ấy. Ngả người trong ghế của ông, ông nói, “Và tôi thích phong cảnh, hậu cảnh của những hòn núi và những thung lũng. Và thật đáng yêu khi trông thấy những con ngựa đang chạy nhanh hết sức và nhảy qua những tảng đá và những khe rãnh.”

 Tôi luôn ngạc nhiên bởi khả năng của ông để dựng lên một tâm trạng thi ca bằng ít từ ngữ nhất, rút ra một lược đồ mau lẹ của một tình huống bằng cách điểm tô chỉ một ít từ ngữ.

 Người nào đó đề cập đến cuốn phim E. T. – The Extraterrestrial Những người ngoài quả đất, mà đã là một thành công lớn ở Mỹ và nước ngoài. Nhiều người chúng tôi phê bình và khen ngợi câu chuyện tưởng tượng về chuyến viếng thăm quả đất của sinh vật yêu quý từ không gian bên ngoài. Ngay lập tức, Krishnamurti trở nên hiếu kỳ bởi điều gì ông đã nghe và bắt đầu đưa ra những câu hỏi về cuốn phim. Tôi nói rõ rằng một rạp hát ở Ventura có những buổi chiếu buổi chiều cho cuốn phim đó. Erna Lilliefelt ngay tức khắc đề nghị ông đi xem cùng họ tại một trong những buổi chiếu phim sớm. Hai mắt ông sáng lên, và ông sung sướng chấp nhận lời đề nghị.

 Sau ngày ông xem cuốn phim đó, một vài người chúng tôi hỏi, “Krishnaji, ông thích cuốn phim đó ra sao?”

 Ông có mắt hơi mộng mơ khi nhớ lại câu chuyện của cuốn phim người ngoài hành tinh và nói một cách đơn giản, “Tôi thích nó.” Sau một khoảnh khắc cố ý, ông thêm vào, “Nó thực sự đáng khâm phục. Một sinh vật quyến rũ, E.T.”

 Erna châm biếm bằng một nụ cười, “Ồ, Krishnaji, ông là E.T. Ông là người ngoài hành tinh.”

 Ông không nói bất kỳ điều gì nhưng chỉ mỉm cười. Chúng tôi bật ra những tiếng cười tương tự, và chẳng mấy chốc ông cũng cười òa lên.

 

*

 

Vào bữa ăn trưa chủ nhật ngày 15 tháng chín, chỉ có tám người chúng tôi. Nói chuyện về thời gian khi lần đầu tiên Krishnamurti được giới thiệu đến xã hội tầng lớp thượng lưu Victoria của nước Anh, dưới sự giáo dục của Annie Besant. Ông nhớ bà rất nhiều, nói đến bà qua cái tên ‘Dr. Besant’.

 Alan hỏi ông, “Có khi nào ông gặp George Bernard Shaw? Ông ấy có lẽ là một trong những người bạn tốt của Annie Besant.

 Krishnamurti cười, “Ông ấy thích được gọi là GBS. Lần đầu tiên tôi gặp ông ấy khi em tôi và tôi vừa mới đến nước Anh. Những ngày đó tôi nhút nhát lắm và hầu như không nói một lời. Có một ngày chúng tôi được mời đến ăn tối tại một biệt thự lớn, tôi nghĩ nó ở Wimbledon. Chúng tôi ngồi tại một bàn ăn dài, được sắp đặt như lễ hội, với những cây đèn cầy và đồ pha lê, những người hầu và mọi chuyện của nó. Dr. Besant đang ngồi tại một đầu bàn, em tôi và tôi ngồi hai bên bà, và tại đầu bên kia của cái bàn dài là GBS, với mái tóc và chòm râu quai nón bạc, dài. Những người khách khác đều là những người có địa vị cao và nói chuyện rất lịch sựkiềm chế, khi bỗng nhiên, khoảng giữa bữa ăn, GBS gọi lớn trong giọng vang của ông, ‘Annie, tôi vừa nghe rằng bà đang nuôi nấng một Đấng Cứu thế mới từ Ấn độ.’”

 Krishnamurti ngừng lại và, bằng một nụ cười toe toét ranh mãnh, chỉ ngón tay trỏ dài rung rung vào ngực của ông. Chúng tôi phá lên cười, và Erna hỏi, “Phản ứng của những người khách khác là gì?”

 “Có một yên lặng trong một khoảnh khắc, sau đó tất cả bọn họ đều cười.”

 “Còn ông thì sao, thưa ông?” tôi hỏi, “Ông cảm thấy như thế nào?”

 “Ồ, tôi chỉ đang ngồi đó và không thể chạy trốn. Tôi cảm thấy ngượng ngùng kinh khủng, và đỏ bừng mặt, và ao ước mặt đất nứt ra và nuốt trọn tôi.”

 Nói tới đó, tiếng cười của chúng tôi càng mạnh hơn và, trong một khoảnh khắc, chúng tôi chia sẻ sự vui đùa hiệp thông, không kiềm chế.

*

Bởi vì sắp sửa đưa bằng chứng trong vụ kiện, nói chuyện tại bàn ăn trưa thỉnh thoảng tập trung quanh những luật sư, những quan tòa và sự thịnh hành của kiện tụng trong những xã hội hiện đại.

 “Điều đó nhắc tôi nhớ về việc gì đó đã xảy ra ở Ấn độ cách đây lâu rồi,” Krishnamurti bắt đầu. “Tôi đang thực hiện một nói chuyện ở Bombay, và sau đó một người đàn ông đến gặp tôi. Ông ấy là một người đứng tuổi có mái tóc bạc, có tác phong cao quý, và ông ấy kể cho tôi câu chuyện này: Ông ấy đã là một quan tòa tại một tòa án cấp cao trong nhiều năm và có một gia đình với nhiều con cái. Một buổi sáng ông tự nói với mình, ‘Suốt nhiều năm đến bây giờ tôi đã thốt ra nhiều nhận xét về tất cả mọi loại người – những tội phạm và những người cướp bóc, cùng như những người kinh doanh gian lận và những người chính trị thoái hóa. Nhưng tôi thực sự không biết sự thật là gì, hay thậm chí liệu công lý có hiện diện?’ Và thế là ông quyết định tuân theo truyền thống của Ấn độ, rút lui khỏi chức vụ của ông, từ bỏ gia đình – sau khi sắp xếp cuộc sống của họ, dĩ nhiên – và lang thang vào một cánh rừng hẻo lánh để thiền địnhtìm ra sự thật. Ông ấy thiền định một mình suốt hai mươi lăm năm trong cánh rừng, bạn hiểu chứ? Ông ấy tiếp tục như thế suốt hai mươi lăm năm, và sau đó vào một buổi chiều ông ấy đến nghe một nói chuyện ở Bombay. Khi ông ấy đến gặp tôi sau đó, những giọt lệ trong hai mắt của ông ấy. ‘Tôi đã nghe điều gì ông nói,’ ông ấy bảo tôi, ‘và bỗng nhiên tôi nhận ra rằng tôi đã và đang tự lừa dối chính mình: suốt hai mươi lăm năm tôi đã nghĩ rằng tôi đang thiền định, nhưng tôi chỉ đang thôi miên chính tôi.’ Đó là điều gì ông ấy đã nói. Và đối với người nào đó mà đã thực hành thiền định mỗi ngày suốt hai mươi lăm năm để thú nhận rằng ông ấy đã tự lừa dối chính mình; nó là việc gì đó khủng khiếp lắm – bản chất của một con người giống như thế.”

 Krishnamurti rơi vào yên lặng sau câu chuyện đầy xúc động, giống như tất cả chúng tôi quanh bàn ăn. Tôi sẽ làm gì, tôi tự hỏi mình, nếu bỗng nhiên tôi phát giác rằng sống của tôi đã là một tự lừa dối dài đăng đẳng? Tôi thực sự không biết.

 

*

 

Ngày 19 tháng chín là ngày đầu tiên của học kỳ mới. Vào ba ngày tiếp theo không có bất kỳ bữa ăn trưa nào tại A. V., bởi vì Krishnamurti, Mary Z. và gia đình Lilliefelt đang bận rộn đưa ra những bằng chứng ở Ventura. Tuy nhiên, những thủ tục luật pháp lê thê vẫn không thể kết thúc được: chúng kéo dài suốt nhiều năm nữa và chỉ mãi đến tháng sáu năm 1986 mới được dàn xếp.

 Vào ngày 10 tháng mười, Christopher Columbus Day, Krishnamurti, được theo cùng bởi Mary Z. và Dr. P., khởi hành đi nước Anh, nơi ông tiếp tục thời khóa biểu đi lại đều đặn, sau đó đến Ấn độ vào tháng mười một.

 

*

 

Đó là một mùa bão táp ở ngôi trường. Nhiều phụ huynh, được tham gia bởi nhiều giáo viên, kịch liệt phản đối, chống lại sự quản trị của trường và một ít trong những chỉ thị hướng dẫn mới đây của nó. Dường như một trùng hợp lạ lùng rằng, sau Brockwood Park và Rajghat School ở Varanasi, lúc này Ojai đang trải nghiệm sự rối loạnxung đột của riêng nó. Sự bất mãn không phải không được thể hiện tại Oak Grove, bởi vì nhiều người tham gia những trường học của Krishnamurti luôn luôn đến bằng những mong đợi cao nhất, đòi hỏi sự hoàn hảo tuyệt đốinếu không phải từ chính họ, ít ra cũng từ những người quanh họ. Và bởi vì, ngoại trừ một hoặc hai ngoại lệ nổi bật, tất cả chúng tôi đều là những người bình thường, những người mà chờ đợi một thiên đàng tức khắc của những con người được khai sáng hiếm có, thì sự va chạm với thực tế đang bắt buộc chúng tôi phải cảm thấy nghiêm túc và thâm nhập cẩn thận. Thỉnh thoảng Krishnamurti trích dẫn một câu nói nổi tiếng mà hàm ý điều này, “Chúng ta gặp gỡ kẻ thù – nó là chúng ta.”

 

*

 

Năm trước hai hiệu trưởng phụ trách Oak Grove School, một người cho công việc điều hành, một người cho những vấn đề giáo dục. Vào ngày 21 tháng hai năm 1984, hai hiệu trưởng lái xe đến phi trường đón Krishnamurti, Mary Z., và David và Saral Bohm. Nó là lần duy nhất mà, bởi một trùng hợp hiếm hoi, Krishnamurti và David đến LAX tại cùng thời gian. Và cũng bất thường đối với chúng tôi, ủy ban nghênh đón, khi chào mừng hai người bạn vĩ đại cùng một lúc dưới cây tiêu đó.

 Krishnamurti khá mệt mỏi và không đến dùng bữa ăn trưa ngày hôm sau. Nhưng ngày sau đó ông tham gia cùng chúng tôi tại bàn ăn trưa và có một lúc đã kể cho chúng tôi câu chuyện vui mà ông vừa mới nghe.

 “Bạn có lẽ đã nghe chuyện vui này – về việc đặt tên đứa trẻ thiêng liêng ở Bethlehem,” ông bắt đầu. “Đứa trẻ ở trong máng lừa, được vây quanh bởi những con bò và những con cừu, trong khi người mẹ của đứa trẻ, Mary, và người cha Joseph đang bàn bạc phải đặt cho em bé tên gì. Solomon được gợi ý, Mosex, và David, nhưng họ không hoàn toàn đồng ý. Ngay lúc đó, nhóm Magi, ba người tiên tri từ phương Đông, bước vào chuồng lừa. Bày tỏ sự cung kính đến đứa trẻ vừa mới sinh ra, họ đặt những vật biếu tặng gồm hương trầm và nhựa thơm trước mặt em bé. Người thứ ba, rất cao lớn, quỳ xuống để dâng quà biếu bằng vàng của ông ấy. Khi ông ấy đứng dậy, ông ấy đập đầu vào những cái xà thấp của chuồng lừa và kêu lên trong đau khổ, ‘Jesus Christ!’ Mary quay về phía Joseph và nói, ‘Đó là một cái tên đẹp. Đó là cái tên mà chúng ta sẽ gọi nó.’”

 Trong khi chúng tôi vẫn còn đang cười, ông nhìn quanh bàn ăn và xin lỗi, “Tôi mong rằng tôi không đang lăng mạ bất kỳ ai.”

 Một trong những ủy viên hỏi ông về thời gian ông ở Ấn độ. Ông chỉ vắn tắt đưa ra những dấu hiệu về chương trình bận rộn của ông và những khó khăn ông bất ngờ gặp phải ở đó, trước khi chúng tôi ngừng lại cho ngày hôm đó.

 Suốt bữa ăn trưa ngày hôm sau, thứ sáu ngày 24 tháng hai, David Bohm bắt đầu một nói chuyện bằng cách đưa ra một nghi vấn cho Krishnamurti, người đang ngồi bên cạnh. Có vẻ ông ấy có rất nhiều nghi vấn cốt lõi trong cái trí của ông ấy và háo hức hình thành lẫn thâm nhập cùng Krishnamurti. Một trôi chảy minh mẫn của ý nghĩa bắt đầu chuyển động giữa hai cái trí, giống như những con sóng dồn dập từ bờ phía này sang phía kia. Nhiều người, kể cả tôi, cảm thấy thừa tự tin để góp phần vào nói chuyện. Việc này thêm vào động lực của đối thoại, mang tất cả chúng tôi lại cùng nhau trong cùng một chuyển động. Tính tự nhiên của đối thoại làm tăng thêm cảm thấy của cùng nhau. Bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản và một trả lời đơn giản, nó mau lẹ nhận vào trọng lượng và chiều sâu của sự nghiêm túc không hạn lượng.

 Erna Lilliefelt chắc chắn đã nhận thấy một cái máy ghi âm dưới cái quầy bên cạnh cửa sổ. Bà nghiêng về phía tôi và thì thầm, “Tại sao chúng ta không ghi âm đối thoại này?”

 Tôi thì thầm đáp lại, “Vâng, một ý tuởng hay – nhưng chúng ta không có một cái tape trắng.”

 Bà kiên quyết, bởi vì khuynh hướng tự nhiên của bà, “Chúng ta không thế có một cái tape hay sao? Có lẽ chạy qua văn phòng?”

 Trong khi đó, Krishnamurti và David đã hình thành nghi vấn, “Liệu có một tầm nhìn toàn cầu? Và nó hàm ý điều gì?”

 Đây là một nghi vấn mà tôi quan tâm sâu thẳm, đặc biệt là lúc này tôi đang giảng dạy một khóa học tại trường trung học được gọi là ‘Những công việc của thế giới đương đại’, mà liên quan trực tiếp đến chủ đề này. Trong một tích tắc tôi trải nghiệm sự chống đối bởi viễn cảnh của mất một cơ hội để là một bộ phận của đối thoại khai sáng này. Sau đó bỗng nhiên tôi nhớ lại và thì thầm với Erna, “Tôi còn vài cuộn băng trong phòng của tôi. Tôi sẽ đi lấy chúng thật mau.”

 Tôi chỉ cần mất một phút để quay lại với hai cuộn băng trắng.

 Sự thâm nhập vào tình huống của con người toàn cầu tiếp tục trên bàn ăn với những cái đĩa bẩn thỉu của chúng tôi. Sự chú ý của mọi người được tập trung vào hai người bạn, mà những năng lượng của họ đã được bao bọc mãnh liệt, mặc dù họ trao đổi những quan điểm của họ bằng sự thanh thản lịch sự.

 Trong chốc lát tôi cảm thấy bối rối, khi tôi bắt đầu đặt cái máy thâu băng, ngay kế cận Krishnamurti và David. Họ ngừng lại những bàn cãi và quay nhìn tôi bằng những diễn tả hơi hơi thắc mắc lẫn vui vẻ trên những khuôn mặt của họ. Có một không gian của yên lặng. Để che giấu sự bối rối của tôi, tôi mau lẹ hỏi họ, “Tôi hy vọng các ông không phiền khi tôi ghi lại đối thoại này.”

 Không ai trong hai người thấy bất kỳ lý do nào để phản đối sự yêu cầu của tôi và ra dấu sự đồng ý của họ bằng một cái gật đầu gọn, trước khi quay lại chủ đề đang thâm nhập. Tôi nhét cuộn băng trắng vào máy và ấn nút ghi lại. Những bánh xe nhỏ bắt đầu quay.

 “Làm thế nào người ta có thể chuyển tải một tầm nhìn toàn cầu sang những học sinh của người ta?” Krishnamurti hỏi, trầm ngâm ngừng lại một chút xíu trước khi ông tiếp tục. “Chúng ta thực sự có ý gì qua từ ngữ ‘tầm nhìn toàn cầu’? Liệu người ta có thể sống cùng sự nhận biết của một tầm nhìn toàn cầu mà người ta có được như thế?”

 “Chắc chắn, một tầm nhìn toàn cầu phải có liên quan đến tổng thể, tình trạng tổng thể của sự sống,” David gợi ý.

 “Vâng, thưa bạn, không bị tách rời; không thấy và suy nghĩ một điều, nói một điều khác, và tiếp theo làm việc gì đó hoàn toàn khác hẳn.”

 Chúng tôi thêm vào nhưng không có giá trị bao nhiêu cho đối thoại. Tại một mấu chốt, Krishnamurti hỏi David, “Thưa bạn, liệu bạn nghĩ rằng có thể có cái gì đó giống như một tôn giáo toàn cầu?”

 Trong một khoảnh khắc có sự phấn khởi nhưng cũng cả tiếng cười, bởi vì chúng tôi hình dung một hình thức có tổ chức của tôn giáo toàn cầu. Nhưng chẳng mấy chốc nó trở nên rõ ràng rằng Krishnamurti khước từ bất kỳ lời gợi ý nào nói ra tùy hứng và không hiểu rõ, đặc biệt khi nó được gợi ý rằng lời giảng của ông thiết lập nền tảng cho một cơ cấu khắp thế giới. Nhận thức đó là một kinh tởm đối với ông và hoàn toàn trái ngược điều gì ông có trong cái trí.

 “Chúng ta muốn khiến cho con người được tự do,” ông tuyên bố bằng trạng thái nghiêm túc vô cùng, “không sáng chế những gông cùm cho anh ấy.”

 David vạch rõ rằng những tôn giáo khác nhau khắp thế giới đã bắt đầu bằng một ý định của giành cho tổng thể của nhân loại và mang lại cùng nhau tất cả những con người. Nhưng cuối cùng mỗi hệ thống niềm tin có tổ chức đều khẳng định đã sở hữu sự thật, loại trừ tất cả những tôn giáo khác, và kết cục đã tạo ra sự phân chia, xung độtđau khổ không kể xiết suốt dòng lịch sử. Một cách thực tế, ông ấy phát biểu rằng nghi vấn, ‘Nên có một tôn giáo toàn cầu?’ là quá lý thuyết và, vì vậy, không gây lợi lộc cho sự thâm nhập. Krishnamurti bày tỏ sự đồng tình với sự nhận xét của ông ấy, và chúng tôi để nghi vấn lại ở đó. Chúng tôi nhất trí đứng dậy khỏi bàn ăn và mang những chén đĩa bẩn của chúng tôi vào nhà bếp. Dường như có một ràng buộc lạ lùng mà hợp nhất tất cả chúng tôi cho khoảnh khắc đó. Tất cả mười sáu người chúng tôi đã cùng nhau thâm nhập cái gì đó, đã là một cái trí trong hai tiếng đồng hồ vừa qua, một phần lớn nhờ vào hai người xúc tác đó.

 Hiệu trưởng và tôi bàn bạc vắn tắt phải làm gì với máy ghi âm và sự ghi lại. Mặc dù chúng tôi không chắc chắn liệu sẽ có một thâm nhập vào đối thoại bất thường tột đỉnh này, chúng tôi đồng ý rằng tôi tiếp tục việc ghi lại cho những ngày tiếp theo, vì e rằng một cơ hội tương tự như thế sẽ nảy sinh lại. Đã có nhiều cuốn băng ghi lại của Krishnamurti, Dr. Bohm và những người khác trong đối thoại, nhưng những vị trí luôn luôn được sắp xếp theo thực tế một cách cẩn thận. Ở đây, lần đầu tiên, chúng tôi đã ghi lại một đối thoại mà hoàn toàn xảy ra một cách tự nhiên – một nói chuyện tại bàn ăn trưa mà vẫn chưa có chiều sâu và lãnh vực trọn vẹn của sự thâm nhập

 

*

N

gày hôm sau là một ngày thứ bảy, và tôi chờ đợi khoảng chừng hai mươi người khách cho bữa ăn trưa. Trước khi bắt đầu sự chuẩn bị bữa ăn trong buổi sáng. Tôi sắp xếp máy ghi âm, để cho tôi có thể ngay lập tức, nếu và khi một đối thoại khác diễn ra.

 Krishnamurti nhìn thẳng David, mà vẫn còn đang nhai những miếng thức ăn cuối cùng, và hỏi bằng một mỉm cười thật nhanh, “Được rồi, thưa bạn, chúng ta sẽ tiếp tục nơi chúng ta đã để lại ngày hôm qua chứ?”

 Uống một ngụm nước súc miệng, David mỉm cười thật rộng và yêu mến. Đẩy một bàn tay qua mái tóc dầy nhưng bạc trắng của ông ấy, ông ấy trả lời, “Ồ, vâng. Chúng ta đã đề cập đến đâu ngày hôm qua rồi?”

 Thật ra, họ phát giác rằng họ đã bỏ lại tại một mấu chốt mà sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi tiếp tục vượt khỏi nó. Thâm nhập của ngày hôm qua vào tôn giáo toàn cầu đã được bỏ lại trên bậc cửa của ý thức cá thể. Vấn đề hóc búa duy nhất là, Krishnamrti giải thích lặp đi lặp lại đầy thuyết phục rằng không có ‘cá thể, như thế’. Ông nói, “Chúng ta không là những cá thể. Từ ngữ ‘cá thể’ có nghĩa ‘không bị phân chia’. Nhưng chúng ta là những con người tách rời, phân chia, cả phía bên trong và giữa chúng ta; vì vậy, chúng ta không là những cá thể.”

 Tôi có thể theo sát bàn luận của ông và nắm bắt nó một cách trí năng, nhưng tôi không thể thấy nó như một sự kiện vững như bàn thạch. Rõ ràng, để có thấu triệt này trong ngữ cảnh của ‘bạn là thế giới, và thế giới là bạn’ đòi hỏi một nhận biết tinh tế vượt khỏi.

 Tôi quan sát Krishnamurti, dường như ông đang cân nhắc một nghi vấn trong cái trí của ông. Ông hoàn toàncẩn thận lưu ý David và cuối cùng hỏi, “Chân thật là gì, thưa bạn?”

 Và rất thường xuyên, hình thức và nội dung của điều gì ông nói rất đơn giản, nhưng có một ý nghĩa thăm thẳm hơn – mà vượt khỏi những từ ngữ – được chuyển tải không từ ngữ. David không thâu nhận nghi vấn nhẹ nhàng lắm, ông ấy cũng không bị lôi cuốn để cống hiến một đáp án mau lẹ, dễ dàng. Ông bắt đầu bằng cách cẩn thận cân nhắc gốc rễ nguyên của từ ngữ ‘chân thật’. Có một chất lượng vui đùa đối với loại thâm nhập này, mà cả Krishnamurti và David đều ưa thích sử dụng, và chỉ có sự kết hợp của vui đùa và nghiêm túc này mới cho phép ý nghĩa thực sự nở rộ trọn vẹn. David có một khả năng lạ thường của thuộc lòng những từ ngữ, những gốc rễ của chúng, và những nghĩa lý gốc của chúng. “ ‘Honesty’ Chân thật,” ông giải thích, “có liên quan đến và có cùng nghĩa lýbản như từ ngữ ‘honor’ danh dự. Và ‘danh dự’ có nghĩa là ‘cao quý, trịnh trọng, thanh danh, kính mến, đền ơndanh tiếng tốt.’ ” 

 Krishnamurti nhăn mặt nghi ngờ, không phản đối nhiều lắm đến những định nghĩa gốc nhưng không chấp nhận những nghĩa lý của nó cho sự thâm nhập lúc này. “Không, thưa bạn, đó là điều gì những người chính trị quan tâm – bạn biết, thanh danh, tiếng tốt và mọi chuyện của nó, trong khi thật ra họ liên tục lừa dối, tham vọnggiả dối.”

 “Ồ,” David nói, “nghĩa lý của chân thật, như lúc này chúng ta hiểu nó, là ‘thẳng thắn, tin cậy, nguyên vẹn’.”

 Điều đó có vẻ hiệp thông cùng Krishnamurti về ý nghĩa thực sự của từ ngữ ‘chân thật’, bởi vì dường như ông có ý định thiết lập một liên quan giữa nó và sự thật, cách cư xử đạo đức, và không lừa dối.

 Nửa chừng của đối thoại, bỗng nhiên Krishnamurti ngừng lại và nhìn David bằng một diễn tả ngạc nhiên, “Bạn có một gặp gỡ tại trường chiều nay, đúng chứ?”

 David yên lặng gật đầu và Krishnamurti tiếp tục, “Ồ, gần ba giờ rồi. Chúng ta nên ngừng lại, bạn không nghĩ như vậy sao?”

 Krishnamurti đã khuyến khích David thực hiện nhiều gặp gỡ bàn luận cùng cả những giáo viên trường và những ủy viên Foundation khi ông ở tại Ojai, mà năm nay chỉ kéo dài hai tuần lễ. Không có bất kỳ ý thức nào của sự ganh đua, ông nâng người bạn lên, thăng hoa những mô tả ích kỷ, tầm thường mà được thiết lập quá dễ dàng bởi mọi quan liêu qui tắc. Ngày hôm sau, ông hỏi David, “Nó diễn biến thế nào đây?” Và David đưa ra những tóm tắt của gặp gỡ.

 

*

 

Chúng tôi kiểm soát những ghi lại từ hai đối thoại tại bàn ăn trưa nhưng phát giác chất lượng âm thanh rất kém. Vì vậy, chúng tôi thay đổi máy ghi âm cũ bằng một kiểu mới hơn. Nó là một cái máy ghi âm có tính cách lịch sử: Krishnamurti đã sử dụng nó cho những bài đọc một mình của ông, được xuất bản dưới tựa đề Krishnamurti to Himself Krishnamurti Độc thoại. Không hiểu vì sao, tôi cảm thấy ngất ngây khi được sử dụng cái máy tiên tiến này.

 Lúc này, những đối thoại trở nên nghiêm túc hơn. Một trong những ủy viên sẽ giới thiệu nó bằng cách nói vào cái microphone đặt tại bàn, “Ngày 26 tháng hai năm 1984: bàn luận nơi bàn ăn sau bữa ăn trưa tại Arya Vihara, Ojai, California, giữa Mr. J. Krishnamurti, Dr. David Bohm và những người khác.” May thay, ý thức của thâm nhập đang trôi chảy tự do và sự tham gia không bị cấm đoán bởi những người hiện diện đều không bị ảnh hưởng bởi những trịnh trọng hình thức này.

 Hôm đó là chủ nhật, và có mười chín người khách quanh bàn ăn. Trong khoảnh khắc, mọi người dường như được sở hữu một ý thức của thanh thản, không bị bận tâm bởi bất kỳ những ràng buộc ngoại lai nào mà không liên quan đến nghi vấn đang đề cập. Tại cuối bữa ăn trưa, Krishnamurti thì thầm cùng David – như thể đến lúc này nó là việc tự nhiên để làm, “Chúng ta sẽ bắt đầu chứ?”

 Và họ thâm nhập ngay vào đối thoại, trong khi một số người khách vẫn còn đang dùng muỗng để ăn món tráng miệng của họ, kem. Không ai trong họ có một nghi vấn được hình thành từ trước. Thật ra nó như thể họ đang dạo bộ dọc theo một con đường nhỏ trong rừng có ánh sáng lốm đốm, nói chuyện về những khuôn mẫu phổ biến của sống và ý thức.

 Krishnamurti sử dụng sự tương đồng của ‘thủy triều ra vào của sự sống’. Cả hai đều đồng ý rằng những chuyển động của sự sống là hợp nhất và cùng bản chất – những chuyển động ra và những chuyển động vào của ý thức là một và giống y hệt, như những thủy triều của đại dương là những chuyển động của cùng nước, chỉ khác biệt trong phương hướng của dòng chảy. Cái bên ngoài tạo ra cái bên trong; cái bên trong gây ảnh hưởng và định hình cái bên ngoài. Cái nào trong hai cái này hiện diện trước và thống trị cái kia là nghi vấn nan giải hiện diện vĩnh viễn của con gà và quả trứng. Thật ra, tại một khoảnh khắc gây ấn tượng nhất trong đối thoại, Krishnamurti gợi ý rằng không có ‘bên trong’, ít ra trong ý nghĩachúng ta thường nghĩ về nó. Nếu bất kỳ ‘bên trong’ thực sự nào hiện diện, nó là cái không biết được và không thể biết được. Sau sự cân nhắc nào đó, cả hai đều đồng ý về mấu chốt cốt lõi này.

 Tôi vừa bị kinh ngạc lẫn cảm thấy huyền bí bởi sự xác định này. Mặc dù tôi không thể nắm bắt được cốt lõi của nó, tôi thoáng thấy vừa đủ sự thật của nó đến độ phải ấp ủ nghi vấn.

 Krishnamurti tiếp tục thâm nhập lãnh vực của đang sống hàng ngày bằng cách dò dẫm vào hành động đúng đắn. Nó là hành động mà trong chính nó không chứa đựng hạt giống của sự phân chia và không trọn vẹn và, vì vậy, được tự do khỏi sự đòi hỏi của điều chỉnh thêm nữa. Như ông giải thích nó, “Liệu tôi có thể sống mà không có một vấn đề? Liệu tôi có thể được tự do để nhìn ngắm và quan sát?”

 Đang đưa ra nghi vấn một cách phủ định xóa sạch vô vàn những hình thành tích cực của cái gì cấu thành hạnh phúc, khai sáng, vân vân. Như ông vạch ra, “Những bộ não của chúng ta, từ niên thiếu, đã được đào tạo để giải quyết những vấn đề. Nhưng chúng ta đã tạo ra hầu hết những vấn đề mà khiến cho chúng ta phải đương đầu. Những vấn đề là một hình thức của kích thích; chúng ta nghiện ngập chúng. Nếu không có bất kỳ vấn đề nào, chúng ta cảm thấy chết rồi.”

 Ông đề nghị rằng chúng ta cần một bộ não hoàn toàn không bị bận tâm và được tự do khỏi mọi vấn đề với mục đích để giải quyết những vấn đề tự nhiên phát sinh – tại ngay khoảnh khắc nó xảy ra. Mặc dù nó nghe có vẻ giống như một bí ẩn liên hoàn, một câu tục ngữ ai cũng biết ‘Catch-22’, nhưng rõ ràng nó lại rất hợp lýthực tế. Đối với hầu hết những người chúng tôi đang lắng nghe, dường như ông đang trao tặng một diễn tả của cái khác lạ tại đường chân trời sáng rực. Chúng tôi có thể thấy nó rõ ràng, nhưng làm thế nào đến được nơi đó? Cái gì ngăn cản chúng tôi không nắm bắt được điều gì ông đang ám chỉ và, trong một cú chộp hủy diệt, biến nó thành một thực sự tức khắc? Liệu có một khoảng cách, một rào chắn, mà gây biến dạng sự nhận biết của chúng tôi? Hay liệu nó đòi hỏi một hành động tổng thể, một tức khắc không bị phân chia, phía bên trong, mà không hiểu vì sao chúng tôi không có khả năng?

 Dường như chúng tôi đang ở trên một trục lăn. Đến lúc này, đối thoại sau bữa ăn trưa đã trở thành một điểm đặc trưng được thừa nhận. Hầu như những người khách đều chờ đợi tôi mang máy ghi âm ra để cho chúng tôi có thể được bắt đầu.

 Nó là đối thoại thứ tư vào thứ hai ngày 27 tháng ba năm 1984, và Krishnamurti bắt đầu bằng cách hỏi David, “Thưa bạn, liệu có bất kỳ cái gì phía bên ngoài bộ não – ngoại trừ thiên nhiên?”

 Trong đối thoại kế tiếp, mọi người gợi ý rằng chúng ta sống hầu như một cách loại trừ trong một thế giới của tạo tác riêng của chúng tathế giới bị thao túng, bị phân tích, bị diễn giải của sống hàng ngày của chúng ta, bị định hình và bị tạo ra bởi sự suy nghĩ. Từ những cái ghế chúng ta đang ngồi trên nó, cái bàn chúng ta vừa ăn xong, những chiếc xe hơi chúng ta lái trên những con đường thẳng băng, đến những sống nghề nghiệp và những hoạt động tương tác thuộc xã hội của chúng ta, và toàn bộ những tạo tác bên trong của những kỷ niệm và những ý tưởng – tất cả những việc đó được tạo ra bởi bộ não. Và mặc dù con người, qua dụng cụ của suy nghĩ, thao túng, trục lợi, và cố gắng kiểm soát thiên nhiên, chắc chắn tổng thể của thiên nhiên nằm phía bên ngoài của bộ não. Thiên nhiên là một bối cảnh rộng lớn hơn, ma thuật đó và mảnh đất mà từ đó chúng ta xuất phátchúng ta thuộc về chỉ là những bộ phận nhỏ xíu. Thiên nhiên đã làm tiến hóa bộ não.

 Cuối cùng, Krishnamurti hỏi, “Liệu có cái gì đó tách khỏi thiên nhiên và bộ não mà đã tạo ra tính thực tế riêng của nó? Liệu có cái gì đó mà hoàn toàn khác hẳn thuộc chất lượng?”

 Khuynh hướng của tranh luận nhắc tôi nhớ lại mang máng về những đối thoại The Ending of Time Đoạn kết của Thời gian cách đây bốn năm, bởi vì David đáp lại một cách gợi ý, “Có lẽ không-gì-cả là chất lượng đó, là tình trạng đó.”

 Khi họ cố gắng định nghĩa cái mà không thể định nghĩa được tại cơ bản, họ coi như tương đương với tình yêu, sự thật và vẻ đẹp, và thấy nó như cái nguồn của sự chú ý. Lúc này, Krishnamurti chuyển động vào lãnh vực thực tế nhiều hơn bằng cách hỏi, “Liệu có thể làm trống không hoàn toàn bộ não khỏi nội dung thuộc tâm lý của nó?”

 Dường như ông hàm ý rằng không-gì-cả không thể chứng tỏ, trở thành ‘đang sống’, có thể nói như vậy, cho đến khi đang trống không thuộc tâm lý này đã xảy ra, mà, dĩ nhiên, hàm ý một từ bỏ hoàn toàn của sự quan tâm về cái tôi, thậm chí sự triệt tiêu của cấu trúc cái ngã: ‘cái tôi’ và ‘cái tôi lệ thuộc’.

 Hầu hết chúng tôi đều ngồi yên lặng, khi ánh mặt trời buổi chiều chiếu qua những cửa sổ có màn chephản ảnh lại từ mặt bàn màu sẫm, không thể nói bất kỳ điều gì. ‘Làm thế nào? Làm thế nào?’, người ta muốn hỏi. Nhưng chúng tôi biết tốt hơn là không xin xỏ một phương pháp.

 Bỗng nhiên, Saral nhớ rằng David có một kỳ đối thoại buổi chiều khác cùng nhân viên tại sảnh đường của trường. Chúng tôi đứng dậy khỏi bàn ăn mau lẹ, nghi vấn cốt lõi vẫn còn đang sống trong những cái trí của chúng tôi.

 

*

 

Nhiều ủy viên kiểm tra những đối thoại được ghi lại trên máy ghi âm mới và phát hiện chúng có chất lượng kém lắm. Những tiếng ồn hậu cảnh của đồ dùng trên bàn, những chiếc ghế xoay qua lại, những tiếng uỵch uỵch và những tiếng ho đã biến dạng âm thanh. Họ đề nghị rằng chúng tôi nên sử dụng máy ghi âm Nagra có hai cuộn băng rời chất lượng tốt thường được sử dụng cho ghi lại những nói chuyện trước công chúng, những đối thoại và những phỏng vấn chính thức. Tôi cảm thấy sợ hãi về sự thay đổi này, bởi vì tôi sẽ phải sử dụng một cái microphone rời để thâu nhận những tín hiệu âm thanh và headset để điều chỉnh những mức độ nghe của ghi lại. Ngoài ra việc lắp và chuyển những cuốn băng là một công việc khá nhạy cảm, không được dành cho người nào đó mà dễ dàng biến thành một người vụng về, giống như tôi.

 Khi bắt đầu đối thoại sau bữa ăn trưa lần thứ năm, Krishnamurti nói đùa, “Trước khi chúng ta đi ngủ, chúng ta sẽ bàn luận điều gì đây?”

 Dường như không người nào có một câu hỏi thích đáng trong cái trí của họ, vì vậy, sau một khoảng ngừng của sự yên lặng cố ý, ông hỏi một cách đơn giản, “Thoái hóa là gì?”

 Sau một tìm hiểu vắn tắt về ngữ nghĩa, mà bộc lộ rằng ‘thoái hóa’ có nghĩa ‘bị tách rời, bị vỡ vụn’, chúng tôi xem xét những nguyên nhân thuộc lịch sử có thể được cho sự thoái hóa phổ biến của xã hội loài người.

 Krishnamurti do dự khi cho phép ý tưởng của ‘xã hội’ vào đối thoại, bởi vì nó gợi ý một thực thể mà tách rời, bên ngoài, và cả độc lập lẫn vô danh. Luôn luôn, nó phủ nhận sự trách nhiệm riêng biệt của mỗi con người.

 “Xã hội được sắp xếp vào chung bởi những con người, nó là điều gì chúng ta là,” ông quả quyết. “Xã hội không khác biệt chúng ta. Chúng taxã hội.”

 Vẫn vậy, ông kiên quyết bám chặt bản thể và xác đáng của bàn luận của chúng tôi. Đối với ông, không có gì thuộc lý thuyết về nó. Khắc chặt mấu chốt vào mỗi người chúng tôi đang có mặt tại bàn ăn, ông thay đổi cụm từ của nghi vấn thành một câu hỏi đơn giản, trực tiếp “Tại sao tôi thoái hóa?”

 Ông đưa ra nghi vấn cho chúng tôirõ ràng ông cảm thấy rằng ông không thoái hóa. Tôi cũng không bao giờ đã chứng kiến bất kỳ thể hiện rằng ông có lẽ chia sẻ chất lượng hủy hoại và thông thường đó với những người còn lại của chúng tôi. Chắc chắn điều này khiến cho chúng tôi phải đối diện với nghi vấn, như trong một cái gương soi. Ông lặp lại nó liên tiếp, và sức mạnh không ngớt của tự thâm nhập vào chính chúng tôi có sẵn trong sự trình bày rõ ràng đơn giản này dồn chặt mỗi người vào bức tường. Bất kỳ đáp án nào mà chúng tôi lóe ra đều bị quét sạch bởi vì nó chỉ là sự lý luận thuần túy và sự biện hộ vòng vo.

 David gợi ý rằng người ta đã mất đi niềm tin trong sự hợp nhất của xã hội. Người nào đó nêu ra sự dư thừa dân số và áp lực theo cùng bởi sự sinh tồn, sự tìm kiếm an toàn, và sự ganh đua. Nhưng Krishnamurti lặp đi và lặp lại quay về nghi vấn khởi đầu, không thỏa mãn bởi bất kỳ giải thích nào. Chia sẻ với mọi người ông hỏi, “Tại sao tôi đã trở thành như thế này? Tại sao tôi thoái hóa? Điều gì đã làm cho tôi thoái hóa?”

 Tôi có thể quan sát trong chính tôi rằng người ta thực sự né tránh phải đặt ra một cách nghiêm túc nghi vấn này cho chính người ta. Có lẽ không nhiều người lắm tại bàn ăn, kể cả tôi, thực sự nhận biết được sự kiện của sự thoái hóa của họ. David thấy điều gì Krishnamurti đang nhắm đến và nói lại nghi vấn trong một hình thức khách quan, thực sự đối với phương pháp khoa học, “Làm thế nào sự thoái hóa gây ảnh hưởng bộ não?”

 Tuy nhiên, Krishnamurti quả quyết đặt nó ngay trên bậc cửa của mọi người, “Tự đặt ra cho chính bạn nghi vấn đó: ‘Tại sao tôi thoái hóa?’”

 Dò dẫm nguyên nhân bên trong của sự thoái hóa phổ biến này, ông do dự đưa ra nhiều đáp án, mà không ai trong chúng tôi đã từng ấp ủ.

 “Liệu nó là hiểu biết?” ông hỏi. “Liệu nó là sự quan trọng lạ thường được trao cho mảnh trí năng?”

 Dường như ông không bao giờ hoàn toàn sẵn sàng để chấp nhận một đáp án, ngay cả của riêng ông. Ông vẫn còn trong trạng thái của không-đang-biết; ông tiếp tục dò dẫm, thúc giục, nghi ngờ, không bao giờ cho phép bất kỳ sự hình thành một lý lẽ, dù hợp lý ra sao, để trở thành một kết luận. Đối với ông, một kết luận là một kết thúc chết rồi. Cuối cùng, sau khi lặp lại nghi vấn, “Tại sao tôi thoái hóa?” giữa hai mươi và ba mươi lần qua một thời kỳ dài hai tiếng đồng hồ, ông thực hiện một đột phá khủng khiếp mà dường như chỉ có mình ông mới có thể làm được. Nó là một đoạn kết không thể tưởng tượng được, không được suy nghĩ từ trước của một nghẹt thở tâm lý xuất thần, mà trong nó tất cả chúng tôi đều là những người tham gia, những nạn nhân, những thủ phạm gây ra. Và một cú bẻ quặt 180 độ từ mặt phẳng nằm ngang đến mặt phẳng thẳng đứng, chuyển tải sự rõ ràngđơn giản, là cái gì đó mà không người nào trong chúng tôi đã hình dung.

 Thậm chí như thế, ông cố gắng không khẳng định rằng ý kiến của ông là đúng đắn. Vẻ đẹp của nghi vấn nằm trong đang chất vấn nghi vấn hay khác hơn, động cơ phía sau nó. Ông gợi ý rằng mong muốn một kết luận – mà cốt lõi là hàm ý đang biết nguyên nhân, mà kế tiếp luân phiên sẽ trở thành hiểu biết – chính nó là sự thoái hóa. Mong muốn tìm ra nguyên nhân của một nghi vấn là cùng sự việc. Cái mà đã và đang gây ra sự thoái hóa, đó là, suy nghĩhiểu biết, cũng đang thâm nhập nghi vấn.

 Liệu đây là một trường hợp của dẫn dắt đối thoại ad absurdum giảm đến vô lý?, tôi tự hỏi mình. Hay liệu nó là vẻ đẹp của một thâm nhập vào cái gì là, một chuyển động từ không-gì-cả vào không-gì-cả? Để làm minh bạch một cách tích cực mấu chốt mà ông đang thực hiện – và tôi nghĩ ông tuyệt đối có ý về điều gì ông nói tại khoảnh khắc đó – Krishnimurti đơn giản phát biểu, “Tôi không muốn biết.”

 Ai có thể theo kịp điều đó?

 

*

 

Ngày hôm sau, 29 tháng hai, không đối thoại xảy ra suốt bữa ăn trưa. Có lẽ mọi người cần một hơi thở, hoặc có một nhu cầu để rơi vào thực chất của vấn đề, bởi vì chỉ có vấn đề tiền bạc được bàn luận. Ngày sau ngày đó, tuy nhiên, Krishnamurti sẵn sàng cho một kỳ đối thoại khác cùng David Bohm và sự kết hợp của những cái trí phụ của chúng tôi. Bắt đầu bằng một trong những câu hỏi ra vẻ đơn giản của ông, mà tuy nhiên lại có tiềm năng của dẫn dắt đến cái cổng vào của sự thật, ông hỏi, “Thời gian là gì?”

 Có nhiều giải thích, định nghĩa khác nhau, và những quan điểm liên quan hời hợt được đưa ra, nhưng ông có ý định thực hiện sự thâm nhập một cách thực tế, liên quan đến cá nhân, và ngay tức khắc. “Thời gian có nghĩa gì đối với bạn?” ông muốn biết.

 Khi chúng tôi nói ra những nhận thức của chúng tôi, nhiều khía cạnh của thời gian dần dần được phơi bày. Có quá khứ, hiện tại, tương lai, trở thành, tiếp tục, chết, thay đổi, bắt đầu và chấm dứt, ký ức, suy nghĩhiểu biết, và ngay lúc này. Nhưng ông muốn thâm nhập sự kiện hàng ngày của thời gian, sự thực tế phức tạp hay đơn giản của nó. Ông muốn chúng tôi nhìn thật sâu thẳm vào những cái trí riêng của chúng tôi, không phải một cách lý thuyết nhưng thực tế, trong khi chúng tôi đang nói và đang lắng nghe. Cuối cùng, ông phát biểu, giống như một người ảo thuật mà khiến cho mọi thứ biến mất, “Chỉ có sự thay đổi nếu có sự kết thúc. Nếu tôi tìm kiếm sự thay đổi, không có thay đổi. Thế là, tôi sẽ không tìm kiếm nó. Kết thúc không một tương lai có nghĩa không thời gian.”

 Tôi nghĩ chúng tôi đã hiểu rõ điều gì ông có ý đến hết mức độ mà từ ngữý nghĩa có thể diễn tả; nhưng tại mức độ cơ bản, nơi từ ngữý nghĩa không khác biệt, dường như không người nào trong chúng tôi hoàn toàn hiện diện ở đó. Một khoảnh khắc ngắn ngủi của sự yên lặng đến trước sự ồn ào của những cái ghế đang được di chuyển và những tiếng leng keng của muỗng nĩa khi chúng tôi đứng dậy rời bàn ăn.

 

*

 

Ngày hôm sau, Krishnamurti và Mary Z. đi Los Angeles, và không có bữa ăn trưa. Nhưng vào thứ bảy ngày 3 tháng ba, tôi ghi lại một đối thoại sau bữa ăn trưa khác giữa Krishnamurti, David, và nhiều ủy viên và giáo viên khác. Nó khác biệt một cách cụ thể với sáu nói chuyện trước, cả về chủ đề lẫn về chất lượng. Thật ra, bởi vì sự quan trọng của chủ đề rất đặc biệtnhạy cảm, David chỉ nói một cách tối thiểu.

 Ngôi trường đã và đang trải qua nhiều khó khăn. Những khách ăn trưa chủ yếu là những giáo viên và những ủy viên, và mọi người dường như quá bận tâm bởi những phàn nàn và những chê trách mới đây. Ngày hôm trước, Krishnamurti đã nhận được một lá thư phàn nàn nghiêm trọng từ một nhóm phụ huynh, và ông khá bực dọc. Khi chúng tôi đang nói về vấn đề đó, ông có vẻ trở nên giận dữ hơn, thách thức dữ dội tất cả chúng tôi, những người mà nói ra có vẻ biểu lộ sự hối tiếc và tự thỏa mãn với công việc của họ. Khi người nào đó thường thường khá gần gũi ông nói về sự tin cậy, mất kiên nhẫn ông quay về bà ấy bằng những từ ngữ, “Bạn có ý gì qua từ ngữ tin cậy? Tại sao tôi phải nên tin cậy bạn?” Nó giống như một đấu tranh bằng từ ngữ mà trong đó không người nào được cho phép trốn chạy bằng một lời nhận xét cẩu thả.

 Vấn đề của ngôi trường không giải quyết xong. Những câu hỏi là làm thế nào để xây dựng nó, đặc biệt với truyền thống mới đây của một trường trung học; ai phụ trách và chịu trách nhiệm; làm thế nào để gắn liền với phụ huynh; những lời giảng của Krishnamurti có vai trò gì trong những công việc của trường, và liệu chúng có mâu thuẫn với những môn học của trường? Krishnamurti bàn luận những vấn đề này cùng những ủy viên, những phụ huynh và những giáo viên lặp lại nhiều lần suốt những tháng kế tiếp. Không có giải pháp dễ dàng; nó là một công việc liên tục của tình yêu, nếu nó muốn tạo ra bất kỳ khác biệt nào.

 

*

 

David và Saral Bohm rời sáng hôm sau, ngày 4 tháng ba để gặp gỡ những cam kết riêng của họ. Vì vậy, họ không tham gia Những Nói chuyện Ojai 1984. Thực sự, hóa ra rằng sáu nói chuyện bất thường tại bàn ăn trưa này tại Arya Vihara là chính những đối thoại được ghi lại cuối cùng giữa Krishnamurti và David – một gặp gỡ của những cái trí lỗi lạc, một dạo bộ hiếm hoi của hai người bạn vĩ đại dọc theo những con đường có bóng mát của sự sống.

 

Chương 19

SÁNG TẠO

Món khai vị

Xà lách xanh lật qua lại với nước xốt dầu ô liu và gia vị hoặc nước xốt tỏi.

Xà lách Hy lạp, chế biến bằng những khoanh cà chua, hành, ớt chuông, bày biện cùng quả ô liu và phó mát sữa cừu.

Xà lách Ân độ-Hy lạp, với yogurt, bột thìa là và rau mùi tây.

Món chính

Súp măng tây.

Moussaka chay, chế biến bằng những tầng của cà tím, lúa mì bulgur và quả óc chó, với một nước xốt bechamel, tăng mùi thơm bằng quế.

Bí xanh trong nước xốt cà chua.

Món khai vị

Kem quả hồng, chế biến bằng quả hồng Kaki chín và kem.

Trái cây tươi theo mùa.

 

N

ó là một sự kiện bất thường lắm. Krishnamurti đã được mời để thực hiện một nói chuyện tại trung tâm được điều hành bởi chính phủ National Laboratory Research Center ở Los Alamos, New Mexico, nơi ra đời của quả bom nguyên tử và kỹ nguyên nguyên tử. Bốn mươi năm trước, Richard Feyman đã làm việc ở đó về dự án Mahattan mà David Bohm hầu như đã tham gia.

 Vào ngày 20 tháng ba năm 1984, Krishnamurti nói chuyện cùng hàng trăm người khoa học thường trú về ‘Sáng tạo trong Khoa học’. Mặc dù ông không phủ nhận hoàn toàn khả năng của sáng tạo trong lãnh vực khoa học, ông lịch sự gợi ý rằng điều gì ông nghĩ là sáng tạo sẽ không thể nở hoa trong vị trí hiện nay. Ngày kế tiếp, ông trả lời những câu hỏi-trả lời liên quan đến cùng chủ đề bởi những người vật lý tụ họp lại.

 Suốt bữa ăn trưa vào ngày ông quay lại Ojai, ông và Mary Z. kể lại vài ấn tượng về chuyến đi ba ngày đến Indian Country cho vài người chúng tôi quanh bàn ăn. Cuối cùng ông trầm ngâm, “Tôi không hiểu liệu có bất kỳ điều gì chúng ta nói đã gây ảnh hưởng họ. Những người khoa học quá bám rễ trong hiểu biết, luôn luôn đang thâu lượm nhiều hơn và nhiều hơn. Làm thế nào họ gạt bỏ tất cả những điều đó?”

 Một ủy viên phụ nữ gợi ý, “Nhưng, Krishnaji, chắc chắn phải có ít nhất một hay hai người trong họ mà thực sự lắng nghe ông. Và có lẽ một số trong những điều gì ông đang nói đã xuyên thủng hàng rào của hiểu biết, và vài hạt giống được thả lại ở đó.”

 “Điều đó nhắc tôi nhớ về một câu chuyện hay mà tôi vừa mới nghe được,” ông nói. “Và, làm ơn, tôi không đang so sánh những người khoa học với những người trong câu chuyện, mà liên quan đến những người ăn trộm.”

 Tất cả chúng tôi bắt đầu cười bởi cách hài hước mà ông giới thiệu khi kể câu chuyện.

 “Đó là một gia đình của những người ăn trộm, và họ đã là những người ăn trộm trong nhiều thế hệ. Người cha thường đưa hai đứa con trai ra ngoài để hành nghề và dạy chúng ăn trộm như thế nào. Sau một vụ trộm lãi lớn, ông thường đi đến nhà thờ với chúng và cám ơn Thượng đế về sự rộng lượng của ngài và thắp sáng những cây đèn cầy trong nhà thờ, bởi vì đây là tâm nguyện của họ. Thế là vào một ngày họ đang quay lại từ một vụ trộm cắp thành công, túi của họ đầy tiền và những nữ trang ăn cắp được, và đang băng qua quãng trường lớn trước nhà của họ. Một đám đông người đang tụ tập và lắng nghe một người đàn ông đang giảng đạo. Khi người đàn ông nghe điều gì vị giáo sĩ đang giảng, ông bảo hai cậu trai, ‘Mau lên, bịt chặt hai tai lại!’ Một trong hai cậu vâng lời, nhưng đứa con còn lại tò mò muốn biết vị giáo sĩ đang giảng điều gì. Và vị giáo sĩ đang giảng cho những người lắng nghe ông, ‘Rất sai trái khi trộm cắpcướp bóc những người khác. Đừng bao giờ gây tổn thương một con người, nhưng hãy tử tế với nhau.’ Cậu ấy nghe những từ ngữ đó nhưng tiếp tục sống hết cuộc đời của cậu ấy như một người trộm cắp. Và cậu ấy sống trong đau khổxung đột liên tục suốt phần còn lại của cuộc đời.”

 “Nhưng liệu cậu ấy không thể thay đổi sống của cậu ấy và từ bỏ việc trộm cắpcướp bóc, hay sao?” tôi hỏi.

 Krishnamurti quay về phía tôi, và tôi cảm thấy một cơn sóng mãnh liệt của năng lượng. “Ê,” ông nói bằng giọng ngạc nhiên và sau đó mở rộng hai mắt của ông để diễn tả sự hài hước, “bạn không đang nắm bắt câu chuyện, Michael. Nó là sống của cậu ấy, nó là công việc kiếm tiền của cậu ấy.”

 Người giáo viên ngồi bên cạnh tôi giải thích, “Cậu ấy nghe sự thật nhưng không hành động dựa vào nó. Thế là, nó trở thành viên thuốc độc và hành hạ cậu ấy suốt sống sau đó.”

 “Ồ, vâng,” tôi nói bằng một tiếng cười bối rối, “Tôi hiểu rõ điều đó. Nhưng nếu cậu ấy đã thay đổi sống của cậu ấy, nó sẽ không là một câu chuyện – hay nó sẽ?”

 Một tuần lễ sau, ngày 29 tháng ba, Krishnamurti gặp gỡ những giáo viên của ngôi trường tại Pine Cottage lúc bốn giờ chiều. Vì lý do nào đó, nhiều câu hỏi về thức ăn và thực đơn ăn chay hàng ngày được đưa ra. Thức ăn là một chủ đề đã được đều đặn đưa ra từ khi bắt đầu ngôi trường năm 1975, và nó cứ tiếp tục lại suốt những gặp gỡ giữa những giáo viên và phụ huynh. Tự nhiên, thức ăn là một quan tâm quan trọng, và nó cần được nói chuyện trong ngữ cảnh thích hợp của văn hóa, tình trạng bị quy định, sức khỏe và sống đúng đắn. Mặc dù không phải tất cả những ủy viên, cũng không phải tất cả những giáo viên, và chắc chắn cũng không phải tất cả những gia đình của các em đều là những người ăn chay, đã có một đồng ý từ ngày khai giảng trường phải duy trì một khuôn viên ăn chay. Chính Krishnamurti đã là một người ăn chay suốt sống của ông, không bao giờ nếm thịt, cá, hay gia cầm, nhưng ông cũng không quan tâm đến chủ nghĩa ăn chay như một chủ đề thuộc giáo phái, một nguyên nhân, hay một phong trào. Tại một mấu chốt ông đã giải thích rõ ràng câu hỏi, “Theo dinh dưỡng và khoa học, không cần thiết phải ăn thịt. Người ta có thể sống rất lành mạnh, và có nhiều năng lượng bằng cách dùng loại thức ăn đúng đắn. Mà có nghĩa không thịt.”

 Nhưng ông quan tâm sâu thẳm về vấn đề của những luật lệ bất đồng về ăn và không ăn thịt ảnh hưởng đứa trẻ như thế nào. “Ở đây chúng ta nói, đừng ăn thịt. Các em quay về nhà, và toàn gia đình ăn nó. Đứa trẻ sẽ không bị hoang mang, hay sao? Ở đây thế này, ở đó thế kia. Liệu chúng ta đang tạo ra sự xung đột bên trong cho em học sinh?”

 Khi chúng tôi tiếp tục một bàn luận sôi nổi về nó, mọi người thêm vào những ý kiến không quan trọng, Krishnamurti cứ đơn giản sự tiếp cận luẩn quẩn của chúng tôi, khai quang những ý kiến thấp kém thuộc cảm xúccá nhân.

 “Tôi đang dọn dẹp những boong tàu khi chúng ta đang thực hiện chuyến hành trình,” ông nói bằng một nụ cười hơi tinh quái. “Hãy quan sát, thưa các bạn – hãy khiến cho nó thật đơn giản. Không chủ nghĩa ăn chay. Tôi không thích chủ nghĩa ăn chay. Tôi không là một người theo chủ nghĩa ăn chay. Chúng ta không là những người ăn chay.”

 Vài người chúng tôi hơi giật mình. Cái gì?

 Ông nhận thấy ngay tức khắc và khai thông, “Không chủ nghĩa. Không có vị trí cho bất kỳ chủ nghĩa nào, bất kỳ giáo điều hay học thuyết nào. Đơn giản là tôi sẽ không giết chóc. Thật sai lầm khi giết chóc. Đó là tất cả.”

 Chúng tôi ngồi đó trong sự yên lặng khai sáng. Bỗng nhiên mọi thứ trở thành đơn giản, minh bạchhiển nhiên. Thấu triệt của ông đã cắt đứt những chướng ngại bám rễ chặt của ủng hộ hay chống đối, bênh vực và phản đối – thật ra, đến ngay tâm điểm của vấn đề. Một yên lặng thẹn thùng lan đầy căn phòng sáng sủa, và bằng sự yên lặng nhấn mạnh, ông thêm vào, “Giết chết một người khác là tội lỗi to tát nhất.”

 Chúng tôi bị lơ lửng bởi một yên lặng thấm thía tinh tế; kế tiếp ngay lập tức ông châm thêm chút hài hước nhẹ nhàng vào bàn luận, “Nhưng đừng đến gặp tôi và hỏi liệu có sai lầm khi giết chết những cây rau.”

 Một nữ giáo viên ngay tức khắc cảm thấy bị thúc ép phải duy trì bàn luận và hỏi, “Ồ, trong một cách, nó giống như giết chóc, đúng chứ? Nếu tôi cắt bắp cải và súp lơ từ đất…”

 “Nhưng thưa bạn, chúng ta cần phải sống! Bạn không chỉ sống dựa vào không khí và nước.” Một khoảng ngừng nhấn mạnh. “Không, thưa bạn, bạn thấy, bạn tiếp tục bởi…này” Tiếng nói của ông nhe nhẹ rồi ngừng, để lại câu nói còn mở. “Nếu bạn là một người Eskimo và bạn sống trong những vùng đất hoang băng giá, bạn làm gì? Không có rau và tất cả những thứ đó. Thế là, bạn săn bắn để tồn tại, đúng chứ?”

 Không ai phản đối.

 “Nhưng chúng ta ở California. Có tất cả mọi loại rau cỏ và trái cây quanh đây, quanh năm suốt tháng. Vì vậy, quá dễ dàng để sống với thức ăn chay hàng ngày và khỏe mạnh lẫn dư thừa năng lượng.”

 Chủ đề lại được đưa ra suốt bữa ăn trưa thứ hai ngày 2 tháng tư. Tám người chúng tôi đang bàn luận về chủ nghĩa ăn chay, thuốc men, thuốc lá, rượu, và vân vân, và liệu ngôi trường có thể giải quyết những vấn đề này qua những luật lệ. Bởi vì thấy sự cần thiết phải có những luật lệ nào đó tại một trường học, chúng tôi tìm hiểu nghi vấn của làm thế nào tránh được sự xung đột mà chúng tạo ra trong những em học sinh.

 Sáng chủ nhật sau, Krishnamurti gặp gỡ những giáo viên và thâm nhập sự kết thúc của thời gian, vạch rõ rằng hiểu biết là cái tôi. Nuôi dưỡng ảo tưởng rằng ý thức của cái tôi, cảm thấy dường như không thể thay đổi của nhân dạng không là gì cả ngoại trừ một mớ của những kỷ niệm mà cả đang làm tự do lẫn gây vui vẻ cho tôi.

 Chỉ có sáu người chúng tôi cho bữa ăn trưa ngày thứ hai – nó là ngày của nghi lễ Academy Awards ở Los Angeles. Chúng tôi đang có một nói chuyện dễ dàng, thú vị, một nói chuyện giữa những người bạn, đang nói về những trải nghiệm mà đã chạm vào lãnh vực của siêu nhiên, phép lạ và khả năng ngoại cảm.

 “Tôi phải kể cho các bạn một câu chuyện đã xảy ra cho tôi ở Ấn độ cách đây lâu rồi,” Krishnamurti bắt đầu và nhìn chúng tôi bằng một diễn tả nghiêm túc. “Đây không là tưởng tượng nhưng thực sự. Một nhóm người chúng tôi đang ngồi trên một hàng hiên bằng đá nhìn ra một bãi cỏ và một cái vườn trồng hoa hồng nhỏ. Nó là một buổi chiều dễ thương, và chúng tôi đang nói chuyện thanh thản khi, ngay lập tức, người giúp việc đến và nói rằng người nào đó muốn gặp chúng tôi. Đó là một trong những khất sĩ nghèo nàn đi xin ăn khắp nơi, và ông ấy muốn biểu diễn cho chúng tôi việc gì đó. Vì vậy chúng tôi đồng ý. Ông ấy yêu cầu một tờ báo. Sau đó, ông ấy yêu cầu người giúp việc, đang cầm tờ báo, gấp nó lại ngay chính giữa, sau đó một lần nữa, và một lần nữa. Suốt thời gian này ông ấy đang ngồi kiết già trên bãi cỏ, bên phía đối diện những bụi hồng, cách chúng tôi khoảng mười hay mười lăm yard. Kế tiếp, ông ấy bảo người giúp việc đặt tờ báo đã gấp tại chân bậc thang dẫn đến hàng hiên. Ông ấy bảo chúng tôi nhìn tờ báo rất cẩn thận. Ông ấy chỉ đang ngồi đó, nhắm hai mắt lại, nhưng ông ấy không bao giờ tiếp xúc với tờ báo hay điều khiển nó. Khi chúng tôi đang nhìn tờ báo rất cẩn thận, nó bắt đầu co rúm lại. Nó từ từ trở nên nhỏ hơn và nhỏ hơn, cho đến khi ngay tức khắc nó hoàn toàn biến mất. Nó đã tan biến vào không khí. Nguyên tờ báo đã không còn nữa chỉ trong một vài khoảnh khắc.”

 Krishnamurti chìa ra hai bàn tay thon thả, nhỏ nhắn và minh họa việc làm đó bằng cách chập hai lòng bàn tay vào nhau. Bỗng nhiên, khi chúng tôi bị xúc động, ông bất thình lình giật mạnh nó ra. “Biến!” Ông nhìn kỹ những khuôn mặt kỳ bí của chúng tôi. Mọi người đều có vẻ bị ấn tượng và không tin lắm.

 Tôi có lẽ đã chất vấn sự kể lại của người chứng kiến một cách ngờ vực nhiều hơn, nếu nó đã không được kể lại bởi Krishnamurti. Thay vì thế tôi chỉ hỏi, “Nó hoàn toàn tan biến vào làn không khí mỏng tanh?”

 “Tôi đang quan sát ông ấy và tờ báo như một con chim ưng, và những người khác cũng đang quan sát toàn sự kiện đó rất cẩn thận. Tôi không thể hình dung được ông ấy biểu diễn nó như thế nào.” Như thể xác nhận độ tin cậy của những người cùng quan sát, ông thêm vào, “Không ai trong chúng tôi đã uống một ngụm rượu nào.”

 Chúng tôi yên lặng trầm ngâm về câu chuyện đó, chờ đợi ông đưa ra một giải thích về biểu diễn ảo thuật đó, nhưng có vẻ không người nào sẵn sàng nói ra yêu cầu. Sau một khoảng thời gian yên lặng, tôi thắc mắc lớn tiếng, “Nhưng tại sao ông ấy đã làm như thế? Tôi có ý, tại sao ông ấy đã đến biểu diễn trò ảo thuật đó cho ông xem?”

 “Tôi không chắc lắm,” Krishnamurti trả lời. “Có lẽ ông ấy bị cuốn hút bởi sự hiện diện của nhóm người, có lẽ bởi sự hiện diện của Krishnamurti. Sau đó chúng tôi biếu ông ấy tiền, nhưng ông ấy từ chối. Chấp nhận tiền bạc cho việc này sẽ khiến cho nó trở thành rẻ tiền, bạn biết.” Ông phác một cử chỉ tùy tiện như thể muốn cho biết rằng truyền thống của nhiều khất sĩ Ấn độ không nằm trong lãnh vực của tiền bạc.

 “Nhưng liệu nó là thực sự?” Erna hỏi.

 Ông cười ngắn đầy thú vị, “Ồ, có chứ, nó thực sự mà.”

 Rõ ràng ông rất thích thú khi thấy chúng tôi ngẩn ngơ bởi sự huyền bí và để cho khía cạnh bí ẩn thấm vào ý thức của chúng tôi, mà hoặc là quá nhẹ dạ hoặc là hiếm khi nào dám bước ra khỏi sự giới hạn của nguyên nhânhậu quả.

 “Nhưng nó có ý gì?” người nào đó hỏi.

 “Có lẽ nó không có nghĩa gì cả. Nhiều khất sĩ và người tập yoga ở Ấn độ có được một khả năng lạ thường khi tập luyện liên tục. Nếu bạn làm việc cùng nó hàng ngày bằng tất cả sức mạnh của bạn, bạn có thể thành tựu những việc kinh ngạc – bước trên than hồng, làm hiện ra và làm biến mất những thứ vật chất, nhịn ăn hàng tuần lễ liên tục, bay lên, nín thở thật lâu, và vân vânvân vân. Và cuối cùng của nó, bạn hỏi, tất cả việc đó có nghĩa gì? Việc đó ra sao? Có sự khác biệt gì nếu bạn có thể ngồi trên những cây đinh hay nín thở nửa tiếng đồng hồ? Bạn thấy chứ, thưa bạn?”

 “Nhưng tại sao họ trải qua mọi đấu tranh để có được những khả năng này?” tôi hỏi.

 “À, điều đó rất đơn giản, đúng chứ? Thế là họ có sự quan trọng nào đó, có quyền hành, gây ấn tượng những người khác. Đối với một số người, như người đàn ông đó, nó là một tài năng đặc biệt và họ không nhận tiền bạc vì nó. Nhưng nhiều người trong số họ kinh qua những khổ hạnh cực kỳ – khước từ nhận cho chính họ và cơ thể của họ bất kỳ thoải mái hay vui thú nào – chỉ để đạt được điều này. Và họ luyện tập nó. Nó có thể thực hiện được. Những việc không thể tin được nhất đều có thể thực hiện được nếu bạn dốc hết tâm trí cho nó. Nhưng cái việc còn lại này – việc gì chúng tôi đang nói chuyện – nó là việc gì đó hoàn toàn khác hẳn. Nó không liên quan gì đến bất kỳ những ma mãnh hay những khả năng ma thuật nào.”

 Tôi nghĩ tôi đã hiểu rõ điều gì ông có ý. Những chiến công của những người tập yoga đòi hỏi một tập hợp của năng lượng, được tập trung duy nhất vào sự hoàn hảo của một kỹ năng cụ thể, hầu như giống một vận động viên, trong khi ông đòi hỏi một thay đổi tổng thể và cơ bản của ý thức con người, để cho người ta có thể sống một cách thông minh và không có xung đột.

 “Tôi phải kể cho bạn một câu chuyện khác về việc này,” ông thêm vào, và khuôn mặt của ông khoác vào một diễn tả tinh nghịch. “Chúng tôi đang ở tại một căn nhà ở Bombay,” ông tiếp tục. “Hai người khất sĩ đi ngang qua nhà, một đạo sư lớn tuổi và một đệ tử, hay gọi là chela. Họ đang thực hiện chuyến hành hương tôn giáo, đi bộ suốt chiều dài của Ấn độ – một ngàn dặm – đi bộ, bạn hiểu chứ, không phải bằng xe hơi hay bằng xe lửa. Người lớn tuổi nhận biết được sự hiện diện của một con người vĩ đại trong căn nhà và gửi chela đi tìm hiểu liệu họ có thể vào căn nhà và thăm chúng tôi. Thế là chúng tôi đồng ý gặp họ, và tất cả chúng tôi ngồi trong một căn phòng, và có mặt Pupul Jayakar ở đó, và cậu chela nhỏ tuổi bảo đảm rằng cậu ấy không ngồi chung cái chiếu mà Pupul đang ngồi.”

 “Tại sao cậu ấy không ngồi chung cùng cái chiếu?” tôi tìm hiểu.

 Một lấp lánh hài hước lóe lên trong hai mắt ông. “Ồ,” ông giải thích, “bất kỳ sự tiếp xúc nào với một phụ nữ đều vi phạm lời thề trong trắng của cậu ấy và sẽ làm ô uế cậu ấy, vì vậy ngồi cùng cái chiếu của bạn ấy…”, ông bắt đầu cười, ra cử chỉ miêu tả, “bạn thấy, qua cái chiếu, cậu ấy sẽ đang tiếp xúc với bà ấy, hay có lẽ cách ngược lại – bà ấy đang tiếp xúc với cậu ấy.” Tiếng cười của ông bao bọc tất cả chúng tôi. Sau khi bình tĩnh lại, ông tiếp tục, “Thế là người khất sĩ lớn tuổi yêu cầu đem lại một chút nước, và họ rót nó qua hai bàn tay của ông ấy, hứng lại bằng một cái chậu đặt phía dưới. Ông ấy chuyền chậu nước cho chúng tôi và nói, ‘Nếm thử nó.’ Vì vậy, tất cả chúng tôi nếm nó.”

 Tôi cảm thấy một khiếp sợ nào đó bởi ý tưởng phải nếm nước được rót ra trên hai bàn tay của một người khác, nhưng Krishnamurti thản nhiên tiếp tục, “Nó là nước sạch được lọc đi lọc lại. Ông ấy yêu cầu đổ nước đó đi, và nước sạch khác được rót qua hai bàn tay của ông ấy lần thứ hai. Lại nữa ông yêu cầu chúng tôi nếm nó, và nó có mùi thơm và hương vị chính xác của nước hoa hồng. Tôi đang quan sát người đàn ông đó rất, rất chăm chú. Tôi nghi ngờ không hiểu ông ấy có bỏ bất kỳ thứ gì vào nước. Những người khác đồng ý rằng nó ngửi và nếm giống nước hoa hồng, và họ cũng quan sát ông ấy. Nó không là một trò bịp bợm, bạn hiểu chứ? Làm thế nào bạn giải thích điều gì đó giống như thế?”

 Chúng tôi vắt óc ra để suy nghĩ, nhưng không thể đưa ra một giải thích về những biểu hiện cho thấy nguyên nhân nằm dưới những hiện tượng kỳ bí này. Krishnamurti cũng không đưa ra sự giải thích của ông.

 Nói chuyện hòa nhã của chúng tôi tiếp tục giữa những tiếng cười vui vẻ khi tôi nói vắn tắt về tình hình thế giới hiện nay, như sự rút lui của lực lượng Mỹ khỏi Lebanon, làm thế nào sự bãi bỏ Thiên chúa giáo La mã như một tôn giáo của chính thể đã ảnh hưởng nước Ý, và một vài công bố chính thức của Margaret Thatcher về Liên hiệp Châu âu. Rõ ràng điều này khiến cho Krishnamurti nhớ lại điều gì đó vui lắm, bởi vì ông yên lặng bắt đầu cười tủm tỉm một mình. Ông tiết lộ cái nguồn của sự vui thích của ông là quyển The Kingdom of the Sea Vương quốc dưới Đại dương, một quyển sách ông đã đọc cách đây vài ngày. Một số trong những diễn tả chính của người Anh ông phát giác là quá hài hước và quan sát một cách chính xác đến độ ông bật ra những tràng cười lớn khi đang kể cho chúng tôi về nó.

 Suốt sống của ông, Krishnamurti duy trì một liên quan yêu-ghét với những thứ ở Anh. Nước Anh đang tại đỉnh điểm của quyền hành thực dân khi cậu bé Brahmin chất phác từ những tù túng ở Nam Ấn được giới thiệu đến cực điểm của văn hóa phương Tây. Những người quý tộc đã bảo trợ ông, thấm nhuần ông bằng những tiêu chuẩn sống đúng cách. Mặc dù ông có những phong thái hoàn hảo của một hoàng tử, thỉnh thoảng ông phải đối diện sự phân biệt chủng tộc bởi vì nước da sẫm của ông. Ông duy trì một thái độ ngờ vực đối với những tục lệ hẹp hòi và thường thường ngu xuẩn, mà đầy dẫy trong xã hội nước Anh. Hoàn toàn có thể hiểu rõ về những lập dị của những giai cấp đang cai trị, ông thích chế giễu những vô lý của họ. Đặc biệt nền quân chủ, chỗ dựa quan trọng nhất của đế quốc, bị ông kinh tởm. Ông thấy nó như một thể chế lỗi thời và khó chịu. Thật lạ lùng, chúng tôi có một ít người ủng hộ chế độ quân chủ, mà theo đuổi một cách thích thú cách sống kệch cỡm của vua chúa trong mục tin tức của phương tiện truyền thông. Bất kỳ khi nào có những bàn tán vắn tắt về Thái tử và Hoàng hậu được đưa ra nơi bàn ăn, Krishnamurti thường bịt hai tai lại bằng cả hai bàn tay và la lớn đầy kinh hãi, “Đừng, đừng, đừng nói về mớ rác rưởi đó. Tất cả những việc đó đều quá thối nát!”

 

*

Hai ngày sau, Krishnamurti theo cùng bởi Mary Z. và Asit Chandmal, đi New York City, nơi, vào kỳ nghỉ cuối tuần của tháng tư ngày 14-15, ông thực hiện hai nói chuyện trước công chúng tại Felt Forum ở Madison Square Garden. Hai ngày sau ông được mời nói chuyện tại tổ chức ‘Pacem in Terris Hòa bình trên Quả đất’ ở Liên hiệp quốc.

 

*

Ngay sau khi ông quay lại, thứ bảy ngày 21 tháng tư, chỉ có năm người chúng tôi dùng bữa trưa. Tôi đang chế biến một bữa ăn gồm món xà lách Hy lạp, xà lách yogurt và dưa leo, súp măng tây, món moussaka chay và bí xanh trong nước xốt cà chua, cùng kem quả hồng cho món tráng miệng, khi Krishnamurti nhanh nhẹn đi vào nhà bếp. Trông ông không mệt mỏi bởi mười ngày ở Big Apple, nhưng khá năng động. Sau khi chúng tôi trao đổi những lời chào hỏi, tôi hỏi ông, “Mọi chuyện thế nào, Krishnaji?”

 Ông không hoàn toàn trong tâm trạng của cung cấp cho tôi một câu chuyện chi tiết của mười ngày quá khứ, ngoại trừ nói rằng đã có một lượng khán giả đông và mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.

 Tôi nhận thấy rằng ông đang ôm một bàn tay, một ngón tay của nó được băng lại. “Việc gì xảy ra cho tay ông vậy, Krishnaji?”

 Ông nhìn nó và trả lời bằng một cử chỉ tùy tiện, “Chúng tôi đi đến một nhà hàng, và người nào đó đóng cửa xe hơi đập vào nó khi tôi đang chun vào xe.”

 Tôi nhăn mặt khi suy nghĩ về sự đau nhói đó.

 Ông vội vã thêm vào, “Dĩ nhiên, ông ấy không cố ý. Ông ấy chỉ không đang chú ý. Nhưng lúc này nó gần khỏi rồi.” Việc này khơi dậy một kỷ niệm khác mà làm cho ông giận lắm. “Và chúng tôi có món ăn tuyệt vời nào đó. Chúng là những thứ tròn, nhỏ, xanh và tan trong miệng người ta, đơn giản là ngon lắm. Liệu bạn có thể làm món đó, thưa bạn?”

 Tôi chưa bao giờ nghe ông nhận xét về thức ăn. Ông thường tuyên bốhoàn toàn đúng thật, không nghi ngờ – rằng thức ăn khiến cho ông phát chán. Tôi vừa bị ngạc nhiên và hơi hơi lùi lại bởi sự yêu cầu của ông để sao chép một công việc nấu nướng bằng sự diễn tả sơ đẳng nhất. Tôi tìm hiểu ông để có những chi tiết thêm, nhưng sự nhận biết về nấu nướng của ông khá mơ hồ: ông chỉ có thể đưa ra một diễn tả chung chung về những thành phần của món đó: xanh lá cây, hơi hơi trong, hình ống, có lẽ được chế biến từ rau spinach, và dứt khoát là món ăn của Ý, rất thanh. Tôi hứa hẹn sẽ thử nấu nó nếu tôi có thể tìm được một công thức chế biến gần gần sự diễn tả của ông. Khi sau đó tôi hỏi Mary Z. về món ăn bí ẩn đó, bà khẳng định rằng nó là món gnocchi verde, bánh bột rau spinach.

 Tò mò về nhà hàng, tôi hỏi ông, “Nó là loại nhà hàng gì vậy, Krishnaji?”

 “Nó khá nhỏ nhưng trang trí tuyệt vời: đồ dùng thật đẹp, bằng pha lê và tất cả thứ đó, trong khu người Ý của thị trấn. Nó được gọi là ‘Il Nido’ mà có nghĩa ‘Cái tổ chim’. Khi chúng tôi đến đó, tôi nói tiếng Ý với người chủ và người hầu bàn, và họ chỉ cho chúng tôi cái bàn tốt nhất trong một góc phòng bên cạnh cửa sổ. Mọi thứ đều thuộc hạng nhất. Chúng tôi đi đến đó hầu như mỗi ngày,” ông kể lại, bằng một biểu cảm thật đẹp trên khuôn mặt, phản chiếu trải nghiệm thú vị đó.

 “Ông dùng những món gì, thưa ông?”

 Ký ức của ông ngập ngừng một chút xíu. “Có mì pasta – làm ở nhà, dĩ nhiên, nhẹ và ngon tuyệt. Và họ có món xốt cà chua ngon lắm, được chế từ cà chua tươi với chút xíu rau húng quế – rất đơn giản và thơm.”

 Tôi ghi nhớ trong bộ não để chế biến một món xốt như thế. Nhưng luôn luôn có một trở ngại ghê lắm khi người ta cố gắng sáng chế lại một món ăn đặc trưng, đặc biệt nếu nó đã được thực hiện bởi một người đầu bếp trứ danh, như không nghi ngờ gì cả là món ăn tại ‘Il Nido’. Thậm chí công thức chính xác nhất cũng không nhất thiết sẽ khiến cho món đó ngon bằng món gốc. Nhiều yếu tố có lẽ chịu trách nhiệm cho việc này: thành phần nhỏ xíu nổi tiếng kỳ lạ, mà người đầu bếp giữ như điều bí mật cá nhân, hay, có thể, một chất lượng mơ hồ nào đó, khó khăn để định nghĩa nhưng phải thực hiện bởi từng chi tiết nhỏ, thành thạo tinh thông, tính toán thời gian khéo léo. Điều này không phải nói rằng những quyển sách dạy nấu nướng đều vô ích. Ngược lại, công thức làm món ăn thường là một kết hợp tuyệt vời giữa từ ngữthực tế. Nhưng nó là một vấn đề gay go khi tái tạo một món ăn mà trước kia đã được thưởng thức ở nhà hay trong một nhà hàng, bởi vì luôn luôn nhiều yếu tố phức tạp kết hợp để tạo ra một trải nghiệm ưa thích.

 “Họ cũng có những loại rượu ngon,” Krishnamurti nhận xét.

 “Nhưng Krishnaji, tôi nghĩ ông không uống rượu.”

 Ông mỉm cười nhìn tôi một cách cam đoan. “Không, thưa bạn, tôi không uống rượu – nhưng những người khác uống. Tôi nếm thử một hay hai giọt – chỉ xem thử hương vị ra sao.”

 Mặc dù ông không chấp nhận rượu như một tẩu thoát, ông có nhiều người bạn có xuất xứ từ Ý và Pháp rất tự nhiên khi dùng rượu suốt những bữa ăn của họ. Ông dường như không quan tâm, và trong thực tế thường xuyên những người chiêu đãi ông sẽ mời những người khách của ông dùng nó.

 Tôi tiếp tục tìm kiếm một cách nấu món gnocchi verde và chẳng mấy chốc đã tìm được. Cẩn thận tuân theo những bước làm được quy định, tôi chế biến và phục vụ chúng cho bữa ăn trưa. Sau đó, tôi hỏi Krishnamurti liệu chúng giống món ăn mà ông đã dùng tại nhà hàng. Ông trả lời bằng một chân thật lịch sự, “Không giống lắm, thưa bạn.”

 Vài ngày sau, tôi lại chế biến món đó. Lần này Krishnamurti ngập ngừng, nếm món ăn và hương vị, và tuyên bố, “Ồ, nó gần gần rồi, nhưng vẫn còn không giống hệt.”

 Tôi bỏ món ăn ở đó, từ bỏ sự ham muốn của bắt chước hay ganh đua – ít ra, liên quan đến món bánh spinach.

 

*

Cuối tháng tư là thời gian của sự thay đổi tinh tế. Luôn luôn có sự náo động và bất mãn tại ngôi trường, mà không có một giải pháp nào thỏa đáng: Krishnamurti dư thừa năng lượng và có khuynh hướng thực hiện những công việc mới mẻ, mong muốn đối diện những thách thức mới mẻ. Một quý ông từ Wasshington, D.C., lúc trước là người viết diễn văn cho nhiều đời tổng thống liên tiếp của nước Mỹ, viếng thăm chúng tôi vào cuối tháng tư. Ông ấy là một người hùng biện và vui vẻ, rất quan tâm đến Krishnamurti và công việc của ông, và đề nghị ông thực hiện những nói chuyện trước công chúng trong ngay thành lũy của uy quyền toàn cầu. Krishnamurti thích ý tưởng đó và, sau khi cân nhắc cẩn thận, đồng ý nhận sự thách thức. Những kế hoạch và những chuẩn bị cẩn thận được sắp xếp cho ông nói chuyện tại Kennedy Center ở Washington, D.C., một năm sau, tháng tư năm 1985.

 

*

 

Một người bạn mới của chúng tôi từ Washington, D.C., thích kể chuyện vui và có một vốn liếng về nhiều chủ đề. Krishnamurti thích bản chất thân mật của ông ấy, và họ trao đổi những chuyện vui và những giai thoại tại bàn ăn trưa. Sau khi nghe một chuyện vui hơi khiếm nhã về Giáo hoàng, có tựa đề ‘Tutti Frutti’, Krishnamurti kể một chuyện mà tôi chưa từng được nghe trước kia.

 “Hai người bạn, một trong số họ là một giám mục, chết trong một vụ tông xe. Họ đi thẳng lên thiên đàng và gặp St. Peter. Không ai trong số họ có tội lỗi nhiều lắm, vì vậy thánh cho phép họ vào. Và ngài nói với họ, ‘Nếu các người có bất kỳ yêu cầu nào, hãy kể cho ta biết ngay lúc này, và ta sẽ xem thử liệu có thể thực hiện được nó.” Vị giám mục, một người mộ đạo, xin phép gặp Thượng đế. St. Peter kinh ngạc bởi sự yêu cầu của ông ấy và cố gắng can ngăn, ‘Gặp Thượng đế là một việc rất nhạy cảm – nó rất choáng váng. Chẳng có bao nhiêu người có thể chịu đựng nổi. Nếu ta được phép khuyên ngươi, làm ơn đừng nài nỉ điều này.’ Nhưng vị giám mục vẫn cứng rắn và quả quyết với ước ao của ông ấy. Cuối cùng St. Peter nhượng bộ và bảo ông ấy, ‘Tốt thôi, nếu người quả quyết. Chỉ đừng trách mắng ta sau đó. Đi lối này và theo sau dấu hiệu ‘Thượng đế’. Và đừng quên quay lại đây.’ Ông ấy vội vã đi gặp Thượng đế, trong khi người bạn cùng St. Peter đứng chờ ông ấy trở lại. Phải mất mười hay mười lăm phút trước khi ông ấy quay lại. Ông ấy chỉ như một cái bóng của chính mình, mặt nhợt nhạt như một con ma, và kéo lê hai chân trong sự choáng váng thất thần. Người bạn rất âu lo khi thấy ông ấy trong tình trạng như thế và nói, ‘Trời ơi, việc gì đã xảy ra cho bạn vậy? Ngài trông như thế nào?’ Nhưng vị giám mục chỉ có thể rên rỉ, ‘Bà ấy người da đen,’”

 Câu chuyện này tạo ra nhiều tràng cười vui vẻ. Sau khi chúng tôi đã nghiêm túc lại, chúng tôi bắt đầu nói về những tôn giáo, những giáo phái và những hệ thống thờ cúng có tổ chức, và đặc biệtThiên chúa giáo. Tôi thực sự quá kinh ngạc khi, hoàn toàn bất ngờ, Krishnamurti nói thẳng thắn với người khách của chúng tôi một cách táo bạo, “Jesus Christ có lẽ đã không bao giờ hiện diện. Không có tài liệu độc lập, khách quan từ thời kỳ đó mà đề cập đến tên của ông ấy. Tất cả mọi điều chúng ta thực sự biết là những môn đồ và những người truyền giáo đã viết sau đó năm mươi hay một trăm năm, và họ có lẽ đã sáng chế toàn sự việc.”

 Thực tế, mọi người tại bàn ăn cũng kinh ngạc như tôi, đặc biệt bởi vì Krishnamurti hoàn toàn nghiêm túc khi ông đưa ra câu phát biểu đó. Và cũng quá thường xuyên những quan điểm của ông được chấp nhận một cách không ngờ vực, nhưng lúc này bỗng nhiên ông bị đối diện bởi một cơn bão nhỏ của sự phản đối to tiếng, “Nhưng Krishnaji, thật ra điều đó quá cường điệu gượng gạo. Làm thế nào…?”

 Ông rất thích kích động sự tranh luận. Cuối cùng, nó trở nên rõ ràng rằng ông đã đọc một quyển sách của một người viết sử Ý, Emilio Mella, mà khẳng định đã thực hiện cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng và khó nhọc nhất vào những ghi chép lại được lưu trữ bởi những thẩm quyền La mã, mà cai trị Judaea và Palestine khi bắt đầu kỹ nguyên Thiên chúa giáo. “Tại thời điểm đó, những người La mã giữ những ghi lại tỉ mỉ của tất cả những vụ thi hành án tử hình trong phạm vi quyền xét xử của họ,” ông giải thích, hoàn toàn được thuyết phục bởi điều gì ông đã đọc. “Và không ai trong số những người bị hành hình có tên là Jesus.”

 “Nhưng, Krishnaji, điều đó không có nghĩa rằng cái con người Jesus chưa bao giờ hiện diện,” một phụ nữ phản đối.

 “Và tài liệu có bị thất lạc,” một giáo viên đồng tình. “Việc này đã cách đây hai ngàn năm.”

 Một liên tục sôi nổi bất thường của những tranh luận thuộc lịch sửlý luận đã xảy ra, trước khi cuối cùng Krishnamurti thừa nhận rằng rất có thể đã có người nào đó được gọi là Jesus (hay Joshua). Nhưng, ông quả quyết, người thầy tôn giáo này chắc chắn khác biệt với những hình ảnh của truyền thống thịnh hành và không liên quan gì đến nhân vật mà những người theo đạo Thiên chúa giáo đã sáng chế ra.

 Sau bữa ăn trưa một vài ngày sau, và Krishnamurti vừa đang mang những cái nồi vào nhà bếp thì chuông cửa reng. Tôi đi đến mở cửa và thấy một người đàn ông đứng tuổi đang đứng trên bậc cửa với một bó hoa trong hai tay. Ông ấy trịnh trọng hỏi tôi liệu có thể gặp Krishnamurti. Mang máng tôi nhớ đã gặp ông ấy ở nơi nào đó. Ông ấy là một người thầy tinh thần tự tạo phong cách riêng, với hệ thống riêng của ông ấy về những niềm tin mà trong đó ông ấy đã kết hợp những yếu tố Thiên chúa giáo với những khía cạnh của những lời giảng của Krishnamurti.

 Ông ấy có thái độ hòa nhãlịch sự cho tôi biết danh tánh của ông ấy. Tôi yêu cầu ông ấy đứng chờ khi tôi chuyển sự yêu cầu đến Krishnamurti, mà vẫn còn ở trong nhà bếp. Krishnamurti có vẻ ngạc nhiên bởi sự xuất hiện bất ngờ của người đàn ông và chần chừ một lúc trước khi ra gặp ông ấy. Trong khi tôi tiếp tục dọn dẹp bàn bếp, tôi loáng thoáng nghe được nói chuyện của họ. Rõ ràng họ đã gặp nhau trước kia. Krishnamurti đang nhấn mạnh một mấu chốt mà ông đang diễn đạt bằng sự chú ý cao độ, đang đong đưa bó hoa một cách vô lý. Người khách, vừa ở trong nhà được hai bước chân, cửa ra vào vẫn còn mở phía sau ông ấy, dường như kiên trì dai dẳng. Krishnamurti phát biểu một cách nhấn mạnh, “Thậm chí không người nào biết được liệu Jesus có hiện diện hay không…”

 Khi tôi vào phòng ăn một phút sau, ông đang nói, “Những người La mã tại thời điểm đó giữ những ghi lại tỉ mỉ của tất cả những thủ tục ở tòa án và những vụ thi hành án tử hình. Cái tên Jesus đã không được đề cập một lần nào trong những danh sách hành hình của họ…”

 Nhiều tháng sau tôi thấy cả hai đang dạo bộ đến Pine Cottage. Khi tôi hỏi Krishnamurti về nó ngày hôm sau, ông chỉ giải thích, “Chúng tôi chỉ dùng trà và nói chuyện vắn tắt.”

 

 

 

Chương 20

ĐƯỜNG BAY CỦA ĐẠI BÀNG

Món khai vị

Rau diếp baby limestone ăn với nước xốt dầu ô liu và gia vị hoặc nước xốt Roquefort.

Cà chua cherry và mầm cỏ linh lăng.

Xà lách trộn cải bắp đỏ, chế biến bằng hạt thìa là, nụ bạch hoa và quả ô liu thái.

Bí xanh nạo, với chút xíu chanh lá cam.

Món chính

Gạo Provencal, với nho Hy lạp và hạt đào lộn hột, theo cùng bởi một món xốt nấm với ‘Marmite’ (men làm bánh).

Rau spinach quiche à trois fromage chế biến bằng phó mát dề tươi, phó mát Parmesan và Gruyere nạo.

Món tráng miệng

Quả vả mission đen ướp trong mật và chanh, phục vụ vớikem đánh hương vị va ni.

Trái cây tươi theo mùa.

 

N

gày 2 tháng năm chúng tôi có một bữa ăn trưa sớm, để Krishnamurti và Mary Z. có thể rời đúng giờ đi Santa Barbara, từ đó họ sẽ đến San Francisco. Vài tiếng đồng hồ sau khi họ khởi hành, tôi cũng khởi hành để đến City on the Bay. Lái xe dọc Highway 101, tôi thưởng thức phong cảnh của những quả đồi tròn trĩnh, rải rác những cây sồi, mà màu xanh của nó đã biến thành vàng trong những tia nắng của mặt trời hừng hực.

 Sáng thứ bảy và chủ nhật, Krishnamurti thực hiện hai nói chuyện tại Masonic Temple. Tôi phụ giúp công việc sắp xếp những quầy sách và bán sách, băng thâu. Suốt nói chuyện lần thứ hai ông bắt đầu kể lại câu chuyện hai người bạn đang dạo bộ qua cánh rừng trên con đường mòn có bóng mát, đang nói chuyện về những quan tâm nghiêm túc của họ. Nó gây xúc động tôi, và tôi nghĩ về chính tôi như một trong hai người bạn này. Ngay sau khi chấm dứt nói chuyện ngày chủ nhật tôi lái xe theo hướng nam về Ojai, để cho tôi có thể kịp giờ chuẩn bị bữa ăn trưa ngày hôm sau. Hóa ra rằng chỉ có bốn người chúng tôi hôm đó. Thật thích thú khi được nói chuyện thong thả cùng Krishnamurti về kỳ nghỉ cuối tuần chung của chúng tôi tại Bay Area.

 Trong khi thăm vài người bạn trên East Bay, tôi ngừng gần khuôn viên trường đại học tại Berkeley để lướt qua vài cửa hàng bán sách lớn dọc theo Telegraph Avenue. Vui làm sao đâu, tôi tình cờ tìm được quyển The Patagonian Express của Theroux. Nó hần như hoàn toàn mới, bìa bị bụi của nó được bọc bởi miếng nhựa. Tôi mua nó bởi vì tôi biết rằng Krishnamurti đã ưa thích cách viết châm biếm của Theroux, và sau khi đọc xong quyển The Great Asian Railway Bazaar, đã tìm kiếm chuyện phiêu lưu trên xe lửa thứ hai, nhưng không thành công.

 Krishnamurti sắp sửa rời nhà bếp để quay về Pine Cottage, khi tình cờ nảy ra trong cái trí của tôi rằng lúc này có lẽ là khoảnh khắc tốt nhất để tặng quyển sách cho ông. Tôi gọi với theo ông, “Làm ơn, Krishnaji, chờ một tí.”

 Ông quay lại, một diễn tả của sự bình thản và kiên nhẫn vô cùng trên khuôn mặt của ông.

 “Chuyện gì vậy, Michael?” Ông hỏi dịu dàng.

 “Tôi tìm được quyển sách đó,” tôi lắp bắp một cách háo hức, đưa cho ông quyển sách, kèm theo một vài câu vắn tắt về tôi đã tìm được như thế nào.

 Phản ứng của ông khác hẳn điều gì tôi chờ đợi. Thay vì nhận quyển sách, mà tôi đưa ra cho ông, ông sợ hãi nhìn nó, như thể nó có lẽ ẩn chứa sự hiểm nguy giấu giếm. Do dự ông chìa bàn tay ra và vội vàng sờ cái bìa bằng plastic bằng một đầu ngón tay, rút lại thật nhanh. “Bạn rửa sạch nó chưa?” ông hỏi.

 Tôi cảm thấy bối rối. “Rửa nó à?” tôi lặp lại.

 “Nó là một quyển sách cũ, đã được đọc rồi, đúng chứ? Nhiều người có lẽ đã sờ vào nó, thưa bạn, và nó có lẽ bị bẩn.”

 Tôi phải mất một giây để theo kịp dòng suy nghĩ của ông. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi tôi cảm thấy sự thúc giục phải bật ra tiếng cười, bởi vì hình ảnh của tôi đang đứng tại chậu rửa chén đĩa, đang rửa mỗi trang của quyển sách bằng xà phòng và bọt biển, trông có vẻ rất buồn cười. “Điều đó đúng, Krishnaji,” tôi trả lời, vẫn còn không hiểu phải làm gì với nó.

 “Chỉ cần rửa cái bìa và bên trong, và đưa nó cho tôi sau đó,” ông nói, trước khi rời nhà bếp.

 Trong khi tôi sắp sửa cọ quyển sách bằng xà phòng và nước, tôi suy nghĩ về thái độ của ông đối với sự vệ sinh và sạch sẽ. Tôi đã nhận thấy sự nhạy cảm của ông đối với những thứ vật chất – không chỉ sự nhận thức của ông về bề ngoài sạch sẽ và quần áo sạch sẽ, nhưng còn cả sự ác cảm của ông đối với sự tiếp xúc thông thường với bất kỳ thứ gì bẩn thỉu, hay bị sờ chạm bởi nhiều bàn tay. Đây có thể là lý do ông mang găng tay bằng da mịn khi đi lại bằng xe hơi, xe lửa và máy bay.

 Tôi bắt đầu làm khô quyển sách đã được rửa bằng một cái khăn lau chén đĩa sạch. Sau đó vào buổi chiều, tôi mang quyển sách cùng món xúp cho bữa ăn tối qua Pine Cottage.

 

*

 

Chín người chúng tôi có mặt cho bữa ăn trưa vào thứ bảy ngày 12 tháng năm. Trong cái nguồn của nói chuyện Krishnamurti đưa ra sự trái nghịch giữa quan tâm và chú ý, những chủ đề mà sau đó ông theo đuổi trong suốt những gặp gỡ cùng giáo viên và tại những nói chuyện trước công chúng.

Sau hai tiếng đồng hồ nói chuyện sinh động, chúng tôi đến được hai câu phát biểu mà gói gọn ý nghĩa chính của thâm nhập của chúng tôi, “Chú ý là học hành; quan tâm là không-chú ý.”

 Ba ngày sau, Krishnamurit gặp gỡ những giáo viên trường trong phòng khách của Arya Vihara lúc bốn giờ chiều. Tôi thâu lại nói chuyện trong một máy thâu băng. Ông bắt đầu bằng cách tuyên bố rằng mục đích thực sự của giáo dục là sự kết thúc cái tôi. Bởi vì sự hiểu biết thuộc tâm lý cái tôi, nó hàm ý sự kết thúc của loại hiểu biết đó. Ông rất chống đối việc đánh thức ‘quan tâm’ của đứa trẻ trong một lãnh vực đặc biệt, bởi vì quan tâm là tách rời, ngược lại chú ý là tổng thể.

 “Sự kết thúc của quan tâm về chính mính là sự khởi đầu của thông minh,” ông vạch rõ.

 Chúng tôi thâm nhập sâu thêm bằng cách xét lại một câu phát biểu lúc đầu được viết bởi ông năm 1975 và được biết đến như là ‘Ý định của Oak Grove School’. Nó có mục đích cung cấp một phác họa rõ ràng về lý do hiện diện của ngôi trường. Phần nhiều trong những phát biểuhệ thống của nó có vẻ hơi mơ hồ hoặc, trong vài ví dụ, quá cực đoan tại cơ bản. Bởi vì tất cả chúng tôi đều cảm thấy sự cần thiết phải có một phát biểu chính xácrõ ràng, chúng tôi rà soát lại nó, đặt lại những từ ngữ. Krishnamurti tạo không khí chung cho bàn luận. Chúng tôi đồng ý rằng ngôi trường sẽ là ‘một ốc đảo…nơi người ta có thể học hành một cách sống mà là tổng thể, lành mạnhthông minh. Và mục đích của những nỗ lực thuộc giáo dục của chúng tôi, cả liên quan đến những học sinh lẫn liên quan đến chính chúng tôi, là ‘sáng tạo một thay đổi thăm thẳm trong ý thức của nhân loại’. Trong những năm tiếp theo, câu phát biểu này không chỉ là một hướng dẫn và kích thích khả năng sáng tạo cảm hứng, nhưng còn cả mấu chốt tập trung của nhiều bàn luận sôi nổi trong những giáo viên.

 

*

 

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Những Nói chuyện Ojai 1984, thời tiết nóng nực bất thường, và mặt trời tiếp tục nung nóng những quả đồi và những thung lũng.

 Có mười một người chúng tôi dùng bữa ăn trưa ngày hôm đó. Trong số những người khách đều đặn là một người tương đối mới đến, mà đã đến Ojai lần đầu tiên. Ông ấy có vóc dáng nhỏ con, trong những tuổi năm mươi, hói và mang kính. Khi chúng tôi được giới thiệu với nhau, ông ấy kể với tôi rằng ông ấy có nguồn gốc ở Đức nhưng đã đến sống ở Thụy sĩ được nhiều năm. Ba năm trước sự khám phá của ông ấy về những lời giảng của Krishnamurti đã thay đổi toàn sống của ông ấy. Vừa mới rút lui khỏi công việc kinh doanh của gia đình, lúc này ông ấy đang dành hầu hết thời gian và năng lượng của ông để thâm nhập vào những nghi vấn sâu thẳm hơn của sống. Năm trước, ông đã nghe Krishnamurti nói chuyện tại Saanen lần đầu tiên và cuối cùng đã gặp riêng ông. Chẳng mấy chốc họ nảy sinh một tình bạn, mà đã tác động ông ấy nhiều lắm. Sau khi thăm Brochwood Park, ông đề nghị giúp đỡ công việc của Krishnamurti bằng những tháo vát đáng kể của ông ấy.

 Tôi đang ngồi đối diện Krishnamurti tại bàn ăn, và Friedrich Grohe – mà là tên của người đàn ông đó – ngồi bên phải tôi. Krishnamurti và một phụ nữ bên trái của ông đang nói về một người thứ ba không có mặt, đang miêu tả ông ấy như một người ‘stick-in-the-mud’ thực sự. Tôi đang lắng nghe nói chuyện của họ và bị kinh ngạc bởi sự miêu tả, tôi nói với Krishnamurti, “Xin lỗi, Krishnaji, nó có nghĩa gì – stick-in-the-mud?”

 Ông ngừng lại và, sau khi suy nghĩ một chút, trả lời, “Một người đần độn không có bất kỳ sáng kiến nào.”

 Mr. Grobe nói lưu loát cả tiếng Đức và tiếng Pháp và thường trao đổi với Krishnamurti bằng tiếng Pháp. Mặc dù ông ấy cũng rất giỏi tiếng Anh nhưng cảm thấy nhút nhát khi sử dụng nó. Một người khiêm tốn, nói năng nhỏ nhẹ, lúc này ông hỏi nhỏ tôi cụm từ đó có nghĩa gì trong tiếng Đức, bởi vì ông không nghe rõ hoàn toàn sự giải thích của Krishnamurti. Tôi không thể ngay lập tức nghĩ về một cụm từ tương đương trong tiếng Đức và thậm chí không biết liệu nó có hiện diện, vì vậy tôi chỉ đơn giản dịch ra nó từng từ ngữ một và nói, “Stock im Schlamm.” Theo ngữ âm, ngẫu nhiên nó lại là Shtok im Shlumm.

 Krishnamurti đã theo dõi sự trao đổi giữa Mr. Grobe và tôi. Khi tôi thốt ra những từ ngữ, ông bật ra tràng cười ngạc nhiên và la lên, “Cái gì? Cái gì? Đó có nghĩa gì vậy, thưa bạn?”

 “Ồ, Mr. Grobe không biết…là gì.”

 “Vâng, vâng, tôi biết điều đó, nhưng bạn vừa nói gì?”

 Tôi cảm thấy hơi hơi ngượng ngập và nói, “Ồ, tôi dịch câu ‘stick-in-the-mud’ theo từng từ ngữ ra tiếng Đức, bởi vì không có một tương đương. Nó có nghĩa Stock im Schlamm.”

 Khi tôi phát âm cụm từ tiếng Đức, Krishnamurti lại phá ra cười cởi mở. Những người còn lại tại bàn ăn đang lắng nghe đối đáp của chúng tôi, tham gia đầy vui vẻ – có lẽ bởi vì chất lượng tượng thanh của những từ ngữ và nhóm ngôn ngữ các dân tộc German. Mr. Grobe và tôi, gần gũi nhau nhờ có gốc gác của German, cần một khoảnh khắc để vượt qua sự ngượng ngùng của chúng tôi, trước khi chúng tôi cũng tham gia vào tiếng cười. Sau khi vui cười đã giảm xuống một chút, Krishnamurti nhìn tôi bằng một lấp lánh trong hai mắt ông và thích thú cười nắc nẻ, “Lặp lại nó đi, thưa bạn.”

 Đến lúc này, tôi bắt đầu tận hưởng vai trò của tôi như người hài hước và phát âm bằng một giọng lớn hơn, “Stock im Schlamma!”

 Có một tràng cười khác. Thật tuyệt vời khi thấy Krishnamurti trong một tâm trạng hân hoan như thế, hoàn toàn buông thả trong sự vui vẻ chung, cười khanh khách với đầu ngả về sau và những giọt nước mắt lăn xuống hai má. Toàn thân tâm của ông dường như đang rung động bởi những cơn sóng của sự hài lòng thuộc vật chất này. Khi những tiếng cười đã giảm xuống, ông cố gắng phát âm cụm từ ngữ. Nhưng ông hoàn toàn không thể hình thành những âm thanh German, những phụ âm không rành mạch. Mọi người lại tham gia một tràng cười hân hoan khác, khi tôi sửa chữa cho ông và phát âm chậm chậm mỗi vần, “Sh-tokh imm sh-lumm.”

 Cắt đứt những tràng cười, ông cố gắng lại, phát ra từng từ ngữ chính xác hơn nhưng vẫn còn không hoàn hảo.

 “Không, thưa ông: Sh-tokh imm sh-lumm.”

 Ông nhìn hai môi của tôi khi tôi định hình những âm thanhcố gắng lại, làm mọi người phải cười. Chúng tôi thực hiện một vài lần nữa; sau đó, không thể phát âm hoàn toàn đúng, cuối cùng chúng tôi ngừng lại, mệt nhoài bởi những tràng cười.

 Những khoảnh khắc sau, khi mọi người đã rời đi, tôi vẫn còn nhận biết những rung động sau đó của tinh thần cao độ của chúng tôi. Một mình trong nhà bếp tôi phản ảnh lại nguyên vấn đề cười đùa này. Nó chợt nảy ra trong cái trí của tôi rằng, từ một mấu chốt cao hơn của quan điểm, hầu hết chúng tôi, kể cả tôi, có thể được miêu tả như những người stick-in-the-muds. Tôi phì cười trong nhà bếp yên lặng và cô đơn. Vâng, đó có thể là chuyện vui thực sự.

 Hơn bao giờ hết, tôi phải tán thưởng khiếu hài hước tuyệt vời của Krishnamurti. Những từ ngữ hóm hỉnh sâu sắc của ông, mà nghe có vẻ như thật, nảy ra trong cái trí của tôi: “Cười đùa là một phần của sự nghiêm túc. Sự nghiêm túc không chối từ hân hoan, vui vẻ. Hài hước thực sự có nghĩa chế nhạo chính người ta, chỉ quan sát chúng ta bằng những tiếng cười, nhìn ngắm bằng sự rõ ràng, bằng sự nghiêm túc, và tuy nhiên bằng sự vui vẻ nếu người ta có thể.”

 Ông sẵn sàng cười đùa, không chỉ những trớ trêu và những vô lý về sống của những người khác, nhưng, nhiều hơn tất cả, còn cả về chính ông và những tình huống lố bịchthỉnh thoảng ông phát giác về chính mình.

 

*

Thứ ba ngày 22 tháng năm, Krishnamurti vừa ngồi xuống trên cái ghế gấp bằng gỗ cho gặp gỡ câu hỏi-trả lời, khi bỗng nhiên một người phụ nữ trẻ nhảy lên bục giảng và mau lẹ ngồi xuống trong tư thế hoa sen tại ngay dưới chân của ông, nhìn chằm chằm và mỉm cười với ông bằng một đam mê lạnh cứng. Trong một tích tắc dường như ông giật mình bởi sự ngắt ngang bất ngờ này, la lên, “Việc gì…!”

 Hai người tình nguyện ở dãy ghế trước chồm dậy, dự tính kiềm chế người phụ nữ và đưa cô ấy xuống bục giảng, nhưng Krishnamurit mau lẹ nắm bắt tình hình và vẫy lùi hai thanh niên. Cúi xuống người phụ nữ trẻ, đang nhe răng cười toe toét một cách hơi hơi khờ dại, ông nói, “Cô ấy sẽ giữ yên lặng ở đây. Bạn đồng ý chứ? Vậy thì bạn có thể ngồi ở đó.” Cô ấy vui vẻ gật đầu trong sự đồng ý yên lặng, vẫn còn ngồi dưới chân ông cho đến khi chấm dứt nói chuyện. Sau đó ông lại cúi xuống và nói với cô ấy, “Bây giờ xong rồi, bạn có thể đứng dậy.”

 

*

 

Vào buổi chiều nắng nóng cùng ngày đó, chúng tôi sắp sửa kỷ niệm việc hoàn thành những tòa nhà High School mới bằng một nghi thức trồng cây. Khu liên hợp, gồm có nhiều phòng học và một thư viện, kế cận Oak Grove về hướng bắc. Có gần hai trăm người đang đi lại loanh quanh – những ủy viên, những giáo viên, những phụ huynh và những học sinh, những người tình nguyện và những người tham gia tại những nói chuyện. Nhấp nước ngọt, nước trà và nhai bánh cookies, họ tham gia những nói chuyện sinh động.

 Cuối cùng chiếc xe Mercedes màu xám từ từ ngừng lại, và Krishnamurti ngập ngừng ló ra bên cửa hành khách. Ông trang phục trong sự thanh lịch đơn giản, không thích hợp duy nhất là đôi giầy chạy bộ ông mang cho dịp này. Ông chào hỏi những người đến bắt tay ông và trao đổi vài từ ngữ, mỉm cười một cách dè dặt.

 Người hiệu trưởng cao, chịu trách nhiệm tổ chức những nói chuyện, đưa ông đến nơi những cái cây sắp được trồng. Bảy người chúng tôi đi phía sau ông, trong khi những người khách còn lại thong thả đi đến. Ông cẩn thận tìm hiểu những cái cây, lắng nghe sự giải thích của hiệu trưởng, “Những cây này ở đây, Krishnaji, là loại cây liquid amber. Trong mùa thu những chiếc lá của chúng biến thành màu cam và vàng rực. Và đây là loại cây đa.”

 Suốt sống của ông, Krishnamurti thương yêu quả đất và tất cả những sinh vật sống, duy trì một ưa thích đặc biệt cho cây cối. Một lần ông đã nói, “Nếu bạn thiết lập một liên hệ đặc biệt với cái cây đó, vậy thì bạn có sự liên hệ với con người.” Vào những dịp khác ông đã nói về “lắng nghe âm thanh yên lặng của những cái rễ đó”. Không phải khó nhọc lắm, lúc này ông nhặt một cái xẻng, trong khi hai người chúng tôi khiêng cái chậu nặng có cây đa (hay bồ đề) còn non và đặt nó trong cái hố đã được đào sẵn. Ông đang quan sát cẩn thận việc gì chúng tôi đang làm và ngay tức khắc nhận ra điều gì sai lầm. “Từng này chưa đủ sâu đâu, thưa bạn,” ông nói, “Bạn phải đem nó ra lại, để cho chúng ta có thể đào sâu thêm một chút.”

 Sau khi nhấc cái chậu lên lại, bốn người chúng tôi, kể cả Krishnamurti, cào bới ra thêm nhiều đất nữa. Thỉnh thoảng, tôi thường dùng một cái rìu để tách một cục đá tại đáy hố. Bị mê mải bởi hoạt động cơ thể vất vả này, người ta dễ dàng quên bẵng rằng đó là Krishnamurti, gần tám mươi chín tuổi, người có mặt ở đó ngay kế cận chúng tôi, những người trẻ tuổi, đang hết lòng sử dụng một cái xẻng. Một vòng người đứng nhìn đã hình thành một khoảng cách kính phục, một vài người đang chụp những bức ảnh ông đang đào đất. Krishnamurti không màng đến tình huống lạ lùng này – thực hành công việc chân tay trước một số khán giả: ông trao toàn chú ý và năng lượng vào công việc thiêng liêng của trồng cây.

 “Có một cục đá to ở đó, thưa bạn,” ông chỉ, gây kinh ngạc cho tôi khỏi một khoảnh khắc của sự suy nghĩ xao nhãng.

 “Ồ, tôi xin lỗi, thưa ông,” tôi nói, và quay lại công việc, đu đưa cái rìu cán gỗ dài, đập mạnh nó xuống đất cục chung quanh, làm tơi nó khỏi cục đá. Cuối cùng cái hố cũng đủ sâu, ngay khi cây non được cân bằng đúng cách, chúng tôi tước ra vỏ ngoài plastic của cái chậu và nhét đầy đất mầu vào khoảng trống. Tiếp theo tất cả chúng tôi tiếp tục nhồi đất quanh cái thân mảnh khảnh của cây non bằng cách giậm nó thật chặt. Chúng tôi để lại một vòng tròn hơi lõm gần thân cây, để cho nước mà người nào đó đang xịt xuống từ cái vòi sẽ không thoát ra ngay tức khắc nhưng gom lại gần hệ thống rễ. Chúng tôi tiếp tục như thế với nhiều cây khác, Krishnamurti không biểu lộ dấu hiệu của sự mệt nhọc. Một vài người đàn ông đứng xem bắt đầu ưa thích hành động đó và, xin những cái xẻng, tham gia lực lượng lao động. Tuy vậy, phải mất gần một tiếng đồng hồ để trồng mười hay mười lăm cây mới. Khi chúng tôi làm xong, Krishnamurti nhìn bằng một nụ cười thỏa mãnnhân hậu khi những cây non điểm tô bãi cỏ phía trước những tòa nhà của ngôi trường mới.

 

*

 

Buổi chiều sau nói chuyện lần thứ tư và lần cuối cùng, thứ hai ngày 28 tháng năm, Krishnamurti gặp gỡ những ủy viên và những giáo viên tại Pine Cottage để bàn luận những khó khăn dai dẳng của trường. Sau một bàn luận sôi nổi và lâu, nhiều sự thay đổi về cách điều hành trường được tuyên bố, gồm cả sự bổ nhiệm một hiệu trưởng mới của High School.

 Ngày hôm sau, nhiều người nổi tiếng tham gia cùng chúng tôi cho bữa ăn trưa. Tại bàn ăn, một trong số họ, một diễn viên nam, đang ngồi đối diện Krishnamurti, trong khi tôi phát giác mình đang ngồi tận phía cuối bàn, không thể theo dõi nói chuyện của họ. Sau bữa ăn trưa, tôi thấy Krishnamurti và diễn viên đó đang đi cùng nhau đến Pine Cottage.

 Khoảng 8 giờ sáng hôm sau, có một nhật thực từng phần, mà tôi có thể quan sát. Khi Krishnamurti đi vào nhà bếp khoảng 1:20 chiều, tôi vẫn còn giữ lại chút tò mò về người khách của chúng tôi ngày hôm trước.

 “Xin lỗi, Krishnaji,” tôi hỏi, “quý ông mà ông nói chuyện ngày hôm qua – ông ấy là một người lý thú, ông ấy có đưa ra bất kỳ câu hỏi hay nào không?”

 Ông nhìn tôi bằng một diễn tả vui nhộn trong hai mắt của ông và sau đó trả lời xã giao, “À, bạn biết chứ, những diễn viên hiếm khi nào biết được họ thực sự là ai.”

 Thoạt đầu, tôi nghĩ câu trả lời của ông chỉ liên quan đến những diễn viên, cho đến khi, sau khi phản ảnh lại, nó nảy ra trong cái trí của tôi rằng điều đó thực sự đối với tất cả chúng tôi. Ai thực sự biết rõ anh ấy hay chị ấy là ai? Theo một vài người, thậm chí Krishnamurti cũng không biết rõ ông là ai hay là gì. Ông cứ tiếp tục tìm hiểu, thâm nhậphọc hành, và dường như ông không bao giờ có một kết luận rõ ràng.

 

*

 

Trái ngược với những bữa ăn trưa vài tuần lễ vừa qua, chúng tôi là một nhóm nhỏ chỉ có mười người hôm đó. Có ba người đồng nghiệp cũ của chúng tôi, một trong số họ đang học bằng tiến sĩ của ông ấy môn triết học tại Oxford University; người thứ hai làm trong một công ty xây dựng; trong khi người còn lại đã tham gia một công ty quốc tế nhỏ ngành công nghệ cao, trong một chức vụ cao cấp. Cuối bữa ăn trưa, Krishnamurti kể lại một chuyện vui, điều gì đó ông đã làm trong một thời gian. Không vì lý do đặc biệt nào, ông bắt đầu hỏi, “Bạn có phiền nếu tôi kể cho bạn một chuyện vui, mà tôi vừa nghe được ngày hôm trước?”

 “Làm ơn, thưa ông,” tôi háo hức trả lời, và những người khác gật đầu đồng ý.

 “Có ba thầy tu, đã ngồi tham thiền suốt nhiều năm trong những đỉnh núi tuyết Himalaya, không bao giờ nói một lời, hoàn toàn yên lặng. Một buổi sáng, một trong những thầy tu bỗng nói, ‘Sáng nay đẹp ghê.’ Và ông ấy lại yên lặng. Năm năm yên lặng trôi qua, khi bỗng nhiên người thầy tu thứ hai lên tiếng, ‘Nhưng chúng ta có thể làm gì đó với cơn mưa này.’ Có sự yên lặng sâu thẳm trong họ thêm năm năm nữa, rồi bỗng nhiên người thầy tu thứ ba lại nói, ‘Tại sao hai bạn không thể ngừng huyên thuyên?”

 Tất cả chúng tôi tán dương và tận hưởng một tràng cười thật vui vẻ, trước khi chúng tôi đứng dậy khỏi bàn ăn.

 

*

 

Những tháng và những tuần vừa qua bận rộn lắm, cả tại Oak Grove và tại Arya Vihara. Một dòng những người khách viếng thăm và những người nổi tiếng đến và đi, ngoài số người đều đặn gồm những ủy viên và những giáo viên. Những bữa ăn trưa tại A. V. được tham gia đông lắm, thường xuyên trên hai mươi khách một bữa ăn – mà, dĩ nhiên, gia tăng đáng kể công việc của tôi.

 Krishnamurti trung thành tiếp tục vào nhà bếp qua cửa hành lang, và chúng tôi có nói chuyện trước bữa ăn trưa vắn tắt nhưng đầy thương yêu của chúng tôi. Thậm chí như thế, tôi trải nghiệm một ý thức của không hài lòng, mà không thể nhận biết được nguyên nhân của nó. Những cơ hội đưa ra những tường thuật tin tức của tôi đã bị biến mất. Thỉnh thoảng Krishnamurti thường đến gần tôi trong nhà bếp sau bữa ăn trưa và hỏi, giữa lúc chỉ có hai chúng tôi, “Tin gì đây, thưa bạn?” Và tôi sẽ trích dẫn rất gọn một tựa đề hay đưa ra một tóm tắt của một tin tứcgiá trị. Dĩ nhiên việc này không hoàn toàn thú vị như sự trình bày thong thả tại bàn ăn, mà tôi đã bắt đầu ấp ủ.

 Thỉnh thoảng tôi nghĩ tôi đang trải nghiệm những dằn vặt của sự ghen tuông, khi tôi thấy những nhóm khách xúm lại đi dạo bộ cùng Krishnamurti trong khi tôi phải lái xe vào thị trấn và đến những cửa hàng để mua sắm hoặc làm những công việc lặt vặt. Hơn tất cả, tôi muốn thấy tình bằng hữu của chúng tôi được khẳng định và nở hoa, không phải qua bất kỳ hành động nào trong những hành động của ông – bởi vì tôi đã nhận thấy sự ân cầnthương yêu của ông luôn luôn mãnh liệt – nhưng qua một hành động trong những hành động của tôi. Từ nhu cầu cá nhân nào đó, có lẽ một ý thức của không đền bù thỏa đáng, tôi có một thôi thúc phải diễn tả những cảm giác của tôi cho ông biết: rằng tôi là bạn của ông. Điều đó khá phi lý, nhưng tôi không thể xua đuổi nó. Tôi muốn được bảo đảm rằng ông biết tôi là bạn của ông.

 Ngày 31 tháng năm, ngày trước khi ông rời để đi Anh, ông đi vào nhà bếp như thường lệ. Sau khi chúng tôi đã trao đổi những chào hỏi, tôi can đảm nói nhưng hơi ngập ngừng, “Krishnaji, có điều gì đó tôi muốn nói cho ông – nếu ông không phiền.”

 Thái độ dễ tính của ông thay đổi mau lẹ, và một cảnh giác rực sáng hiện diện nơi ông, “Được rồi, thưa bạn, cứ nói đi.”

 Tôi bắt đầu cảm thấy không tự nhiên lạ lùng, khi ông giam chặt tôi trong cái nhìn chăm chăm điềm tĩnh của ông.

 “Tôi… tôi muốn nói cho ông, tôi có ý, tôi muốn cam đoan với ông…”

 “Nói vào việc mấu chốt đi, thưa bạn,” mất kiên nhẫn ông nói.

 “Tôi chỉ muốn nói với ông, Krishnaji, rằng tôi là bạn của ông.”

 “Được rồi, thưa bạn,” ông nói, và sự nhạy bén dịu lại, ‘Rất tốt, Michael. Bây giờ chúng ta hãy đi ăn trưa. Tôi nghĩ những người khác đang chờ.”

 Tôi biết rằng ông ghê tởm tất cả cảm tính hay bất kỳ sự bộc lộ nào của những cảm xúc cá nhân, mặc dù ông là một người từ bi thực sự. Ông có thói quen diễn tả sự thương yêu thăm thẳm của ông một cách gián tiếp, như trong suốt những đối thoại cùng những giáo viên và những ủy viên, khi tôi đã nghe ông nói, “Nếu tôi nói tôi thương yêu bạn, liệu bạn sẽ lắng nghe nó? Hay liệu bạn sẽ nảy sinh mọi loại câu hỏi và phản đối: Ông thương yêu tôi đến chừng nào? Ông sẽ thương yêu tôi bao lâu, và vân vân? Tôi thương yêu bạn – đó là tất cả.”

 Mặc dù như thế, sự đo lường thực sự của thương yêu là trong hành động của ông và trong sự chăm sóc mà ông bất thình lình gặp mỗi người. Tuy nhiên, tại khoảnh khắc này, mặc dù ông không phản ứng thêm nữa và tôi đã không mong chờ bất kỳ điều gì ngoại trừ đang lắng nghe yên lặng của ông, tôi cảm thấy tốt lành và khuây khỏa về sự thú nhận đơn giản của tình bằng hữu của tôi.

 Bữa ăn trưa tiếp theo là một bữa ăn thân thiện và ít người. Ngoại trừ bảy người đều đặn, một người bạn cũ từ Mount Shasta ở Northen California đang tham gia bữa ăn trưa cùng chúng tôi. Chúng tôi nói về những tình hình của thế giớithần thoại học. Tôi vừa mới đọc vài quyển sách của Joseph Campbell về những thần thoại thế giới và hỏi Krishnamurti, “Liệu ông có hứng thú trong những huyền thoại của Hy lạp và Ấn độ cổ xưa? Và ông nghĩ chúng có bất kỳ ý nghĩa gì?”

 “Chắc chắn, tôi thích chính những câu chuyện. Nhưng tôi không thích tất cả những phân tích, giải thích cái gì có nghĩa cái gì, và sự diễn giải liên tục của những biểu tượng, và tất cả mọi vô lý khác nữa. Chúng là những truyện cổ hay lắm, không gì thêm nữa.”

 Ngày hôm sau, thứ sáu ngày 1 tháng sáu, chúng tôi có một bữa ăn trưa sớm lúc 12:30 bởi vì Krishnamurti và Mary Z. sẽ đi Anh vào chiều hôm đó. Lại nữa, chúng tôi có cơ hội để chào tạm biệt họ dưới cây tiêu.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/08/2013(Xem: 16707)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.