Chùa nhỏ miền quê

02/09/20185:06 CH(Xem: 4344)
Chùa nhỏ miền quê

CHÙA NHỎ MIỀN QUÊ

 

             Tôi đứng lặng im trước bức thư pháp đề thơ lộng khung kính treo trên vách của ngôi điện im ắng. Thư pháp của một vị tỳ kheo.
             

Ảnh minh họa bài viết
Cảnh trong ngoài của chùa Tịnh Quang

cổngblankblankblankblankblankblankThi phẩm bất hủ của Trương Kế, đã được truyền tụng nhiều đời, đưa tiếng chuông của một ngôi chùa ngân vọng giữa thinh không, rung động xuyên suốt cả không gianthời gian, khiến cho nhân tâm đang lăng xăng phóng túng phải quay về với thinh thinh lắng đọng.

 

PHONG KIỀU DẠ BẠC

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

 

Bản dịch của Tản Đà:

Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

 

           Tôi đang có mặt ở chùa Tịnh Quang rồi. Một ngôi chùa có dáng vóc khiêm cung ở vùng thôn quê mộc mạc, thuộc xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh. Chùa có xuất xứ từ một căn nhà cấp bốn nuôi dưỡng trẻ mồ côi của một vị tăng đạo hạnh. Đến khi gặp được nhiều phước duyên thuận lợi, mái ấm tình thương dành cho trẻ mồ côi được di dời vào địa phận thôn Thủy Triều, xã Hải Đông, huyện Cam Ranh, trở thành một danh lamThanh Sơn bốn phương đều nghe biết, thì căn nhà cấp bốn này gần như bị rơi vào lãng quên để hoang phế lạnh tàn theo tháng ngày...


           Và, một vị tỳ kheo đã về đến. Một thân lặng lẽ, một bóng lặng thầm, với một tâm nguyện kiên cố, Thầy đã từng ngày bắt tay vào việc "cải gia vị tự" (biến nhà ở thành chùa), lập nên một nơi thờ phụng Tam Bảo, từ đó sẽ truyền soi ánh sáng của chánh pháp nhà Phật đến cư dân của vùng miền còn nghèo khó, lạc hậu.


            Chỉ một năm sau khi Thầy có mặt, mái ấm nuôi trẻ mồ côi đã trở thành ngôi chùa nhỏ. Thoạt đầu, Thầy chỉ có ý định lập nên một tịnh thất để tu hành, truyền bá Phật pháp, nhưng rồi phước duyên hội đủ, nơi tu niệm khiêm tốn đã dần dần hình thành với đầy đủ trang nghiêmđẹp đẽ khang trang, được chư tôn hòa thượng trong Tỉnh Giáo Hội Khánh Hòa tán dương khích lệ, gia ân hộ trì, công nhận là một ngôi chùa.


               Tôi được Thầy trú trì đón tiếp như anh em một nhà, uống nước lá vối tươi nấu nóng thay cho trà, hàn huyên tâm sự quên cả giờ giấc, cùng cười sặc sụa với những câu chuyện bi hài có thật trong Đạo lẫn Đời, cũng như cùng lắng lòng trầm tư trước những khó khăn hoạn nạn mà ngôi thiền tự nhỏ bé này phải hứng chịu qua các trận bão lụt thiên tai... 


            Thầy có tâm sự với tôi là tuy tịnh thất đã được phép công nhận chùa, được quyền xây cất diễm lệ, mở mang hoành tráng, nhưng Thầy chỉ muốn ngôi Tam Bảo mang tên Tịnh Quang được giữ nguyên như hiện tại, không cần thêm cũng như bớt, để thích hợp với hoàn cảnh sống của cư dân, của Phật tử ở miền quê còn gian nan nghèo khó. Chùa nát Bụt vàng muôn đời vẫn quý hơn Chùa vàng Bụt nát!


           Lên chánh điện lạy Phật xong, tôi rảo quanh một vòng quanh chùa, đứng nghe nước chảy róc rách reo vui tai nơi hòn non bộ có cá màu lăng xăng lít xít, dừng chân ghé mắt nhìn ngắm từng bức thư pháp của Thầy treo trang trí, từng bức tượng, khóm hoa, chậu kiểng... cảm nhận được một sự yên bình thanh tịnh đáng trân quý dành cho người xuất gia mà bất ly thế gian.
              Đi theo Thầy ra vườn sau, tôi được Thầy chỉ cho xem một pho tượng bằng đá đặt trên bệ cao: "Tượng đá theo phong cách điêu khắc của Chàm, nói về tình Mẹ Con."


           Ngắm nhìn pho tượng, tôi lại liên tưởng đến hình tượng "Quán Âm Thị Kính", và nhớ đến những câu thơ của mình:

 

"Già lam mưa dỗi gió hờn
Mõ chuông dìu dặt vẫn còn công phu
Nhẹ nhàng lam khói nhà trù
Tượng nàng Thị Kính chừng như hiển thần
Nhắc người: nghiệp chướng nghìn cân
Hương trầm Đạo Hạnh giải phần oan khiên..."

 

         Chào tạm biệt Thầy, tôi trở về nhà mang theo một tâm trạng buồn vui mơn man, và hai nhánh lá vối tươi Thầy mới cắt cho để về nấu uống cho biết :
"Cây nhà lá vườn... chùa quê
Uống xong là thấy muốn về... Tây Thiên!"

 

                                                                                                                                                                     Tâm Không Vĩnh Hữu

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/01/2022(Xem: 3204)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.