Lời Nói, Đá Nở Hoa Cư Sĩ Liên Hoa

29/09/201112:00 SA(Xem: 28403)
Lời Nói, Đá Nở Hoa Cư Sĩ Liên Hoa

LỜI NÓI, ĐÁ NỞ HOA 
Cư Sĩ Liên Hoa


Vô thường là bài thơ đẹp 

 

* Kính dâng tất cả mọi người mang tấm lòng, lý tưởng, tình yêu đi vào vô thường, huyễn mộng với ước nguyện làm lợi lạc, giảm thiểu khổ đau cho con người…
* Thương tặng Diệu Tịnh, người bạn Đời và bạn Đạo, với tình thương, lòng kham nhẫn đi bên cạnh săn sóc trong những ngày cuối đời của tôi.
* Thương tặng hai con, để hiểu và luôn luôn nuôi sống lý tưởng cùng Ba…..
 Cư sĩ Liên Hoa
Bên nắng hồng xưa cũ
Màu lam phủ chân đồi
đời người bao suơng gió
niềm tin vẫn lên ngôi
 
Gió thức giấc sáng nay
sưởi ấm lòng ẩn sĩ
bên vô ngã vô thường
an nhiên cùng chánh pháp ..

 Thành phố tôi đang cư ngụ, được hai ngày mưa trút xuống, làm mát rượi cả bầu trời, sau gần ba tháng hạn hán. Cây cối hình như đang cố vươn mình lên, sống lại, sau những ngày tháng dài thiếu nước, cỏ lá vàng khô, dù Thu chưa tới. Nạn cháy rừng đã lan rộng ở nhiều nơi trong Tiểu bang, mấy chục ngàn mẫu rừng bị đốt cháy hoang tàn, trơ trọi, ngay cả nhà cửa, trên một ngàn căn, nhiều nơi là di tích lịch sử, nhưng vẫn không cứu vãn được, gây nên thiệt hại trầm trọng, trong khi mà thời buổi kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Mưa đổ xuống đem lại sức sống cho mọi người, cây cối, làm khí trời trong tươi, mát mẻ hơn. Hình như mọi vật đều mở rộng trái tim, mọi khứu giác để thưởng thức, để ngửi cho được mùi mưa đã bị thiếu vắng, chào đón cho những ngày mới.

 Tuy nhiên, chỉ mới có vỏn vẹn vài ngày mưa thôi, làm sao đủ đem lại sức sống tươi mát cho mọi người cùng cây cỏ, do hậu quả kéo dài, nhưng lại có nhiều người cảm thấy bị trở ngại vì những việc cần làm đã chuẩn bị, hay các tổ chức cho cuối tuần, sợ ảnh hưỡng của cơn mưa làm gián đoạn những dự tính, nên thầm cầu mong cho đừng mưa nữa. Đó cũng là điều ngịch lý của đời thường, nhưng cũng đã có sự than vản, mong được như vậy, mà vô tình quên đi biết bao nhiêu thảm cảnh đã và đang xẩy ra do hạn hán. Nghĩ cũng vui cho những ước muốn của con người, chỉ vì mong cầu những gì ích lợi nhỏ bé của mình, mà đôi khi lại quên đi tất cả. Cho nên, trong cuộc đời, nếu như mọi người chỉ cần chuyển tâm, ý thứcchấp nhận những hy sinh nhỏ nhoi của mình, cũng có thể làm cho biết bao nhiêu các cảnh khổ có thể giảm thiểu rất nhiều trên thế gian nầy. Đó là sự chuyển tâm hay là thay đổi cách nhìn, không còn bị đóng khuông trong cái ngã nhỏ bé hạn hẹp, vì tất cả các pháp là như vậy, không có sự vật gì hiện diện, tồn tại độc lập, mà nương tựa lẫn nhau và cũng là tư tuởng của đạo Phật, chứng thực và nói lên sự tương duyên tương sinh của vạn pháp và các pháp vốn vô ngã.

 Nhìn các hình ảnh của rừng cháy, thiêu rụi nhà cửa, hạn hán nói lên sự nóng đốt, tiêu hũy, tàn phá…làm nhớ đến lời Kinh thường dạy:” Một niệm sân hận vừa khởi, có thể tiêu hũy hết rừng công đức”. Lửa của ngoại giới có thể làm hư hại cho con ngườivật chất, nhưng lửa của nội tâm trong những cơn giận dữ, tiểu hũy cả các rừng công đức, thiện nghiệp của con người đuợc tích lủy trong cuộc đời và dẫn đến con đường nối tiếp nhiều khổ lụy, luân chuyển, khổ đau. Nhưng, chỉ với cơn mưa, vâng, với giọt nước từ bi rơi nhẹ nhàng trên cái tâm đang hừng hực lửa, có thể làm dịu lại, làm mát ruợi trái tim, làm cho niềm an lạc có mặt.

Nay, nắng lại lên rồi, hãy cười vui cùng tuế nguyệt, để nghe lại những ca khúc tự ngàn xưa vẫn réo rắc trong tâm, để vượt qua những chặng đường vô tướnggate gate paragate parasamgate”, để thành tựusvaha”. Con đường xưa của người cùng tử vẫn là trở về, trong niềm cô đơn tịch liêu, đơn độc, nhìn mây trắng lưng đồi, nghe lại gió heo mây thoảng dịu hương thơm kỳ diệu của tự tánh.

đất trời đang thay áo
người khoác suối mây ngàn
ngàn năm lời tình tự
ngày vắng tỏ trăng vàng.

 Trong ngả ngách, chiều sâu của tâm thức, nhìn rõ tận bờ sông vô thường, nghe lại lời Phật dạy:”các pháp như huyễn” mà lúc nào đó, hình như quên mất, để chạy theo thời gian, theo thị hiếu kêu gọi tâm buông lung. Mây trời thay áo, có gì là lạ chăng, gió đuổi theo mây, mây vờn mình qua gió, bồng bềnh phiêu lãng, tụ lại là mây, tan đi là gió, có có không không, người vẫn ngàn xưa có cùng Phật tánh, an nhiên trong Pháp giới, có chăng vì nằm ngủ quên lối về, chợt giật mình thức giấc, thấy trăng vàng soi tỏ lúc nắng vẫn còn say, lúc ngày vắng, lúc tâm trong, không phải là các pháp vẫn thường “bất sinh bất diệt…”ư?

 Sao đạo Phật hay nói về Vô thường, không có gì tồn tại mãi ? Điều mà thường tình, chúng ta lại sợ hãi khi nghe lập đi lập lại ngôn từ chân chất nầy, vì không ai muốn mất đi tất cả những sở hữu đang có. Nhà nấy của tôi, tài sản của tôi, thân tôi đây v.v..tất cả nằm trong bàn tay tôi, của chính tôi, và đang hiện hữu, tồn tại cùng tôi, thì làm sao nói là vô thường được. Chúng ta trốn tránh và tham chấp vào những pháp được cấu tạo bằng huyễn hoá, duyên sinh và rồi đau khổ, vì không dám đối diện thẳng vào Khổ đế.

Ta bước chân thưở đó
hạt cát chuyển lời thơ
lăn tròn theo vòng xoáy
hai hàng tâm ngẫn ngơ..

 Bước chân vẫn ung dung chạy theo vô thường của thưở nào đó khi nắm bắt được một số hiện hữu, để rồi lăn tròn theo vòng xoáy cát bụi, biến hình thay dạng, Trốn tránh, phủ nhận để không dám nhìn sự thật, vì sự thậtVô ngã. Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường, không có nghĩa là hũy diệt tất cả mọi sở hữu, là bi quan, yếm thế…nhưng là để chuẩn bị tư lương cho cuộc trùng phùng, nhìn rõ chân tướng của Sự thật, để tránh khỏi đau khổ, buồn lo, do tham đắm, ái ngã.

 Trong cuộc đời, chúng ta đã sinh ra, rồi lớn lên, trưởng thành, rồi già, rồi bệnh và còn một cánh cửa mở rộng, vì ai cũng phải đi tới, đó là cái chết. Cái gì có mặt trong ta, trong suốt khoảng thời gian gọi là dài cho một đời người, nhưng lại ngắn đối so với không thời gian, phải chăng là sự biến chuyển của thành trụ hoại không, là điều dĩ nhiên.

 Chúng ta hoảng sợ trước những biến đổi quá nhanh của những hiện tượng ngoại giới, nên cần phải tân trang để bồi đắp, để kéo dài thời gian, hoặc nhân đôi lên, nhân nhiều lần hơn, để tích lủy, để tránh mất mác, tàn phai, úa tàn và để rồi, vẫn được chiêm nghiệm những được mất, vinh nhục, thịnh suy … trong cuộc đời. Đó là một thực tế của cuộc đời, không phải để mang lòng bi quan, chán nản, nhưng để nhìn rõ tường tận các pháp. Tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, nhà cửa… thật phù du như sương rơi buổi nắng sáng, có đó mất đó, dù chúng ta cố bám víu, gìn giữ, và chính các pháp nầy lại gây nhiều đau khổ. Điều nầy, ai trong chúng ta cũng điều trải qua, kinh nghiệm được, nhất là hiện lúc có quá nhiều biến đổi xung quanh do môi trường, do thiên tai, nhân tai, do chiến tranh v.v…

 Tìm các pháp hữu vi bên ngoài, chúng ta mang dấu vết của tàn tích khổ đau, dày xéo trên cuộc đời ngắn ngủi, vô thường, khiến chúng ta tìm trở về chính bản thân của mình với cái thân được cấu tạo bởi năm uẩn, mong muốn được tồn tại mãi với thời gian….Trong Kinh, thường được nhắc nhở:

“Các pháp từ duyên sinh .
cũng do duyên mà diệt.
Thầy tôi Bậc Tỉnh Thức
thường dạy điều như thế.”
 
( Chư pháp tùng duyên sinh, Diệc phục tùng duyên diệt. Ngã Phật đại Sa môn,Thường tác như thị thuyết).

 Điều nầy đánh mạnh vào tâm thức của mỗi con người để nhận thức đúng sự hiện sinh, hiện hữu của các pháp, tâm cũng như vật, đều là do duyên sinh. Có nhận thức đúng, chúng ta mới không khỏi bâng khuâng, đau khổ, lang thang đi tìm cho những vấn nạn của chính đời mình trong những hoang tưởng về sự sinh tồn miên viễn của các pháp giả hợp…

vô thường nên rớt lời thơ
chép thơ lại thấy vô thường đùa vui
làm sao lại hỏi vô thường
bài thơ nào chẳng từ vô thường rơi..

Trong đạo Phật nói rằng:”Phật pháp không lìa pháp thế gian” (Phật pháp bất ly thế gian pháp). Khi các duyên sinh, khởi hiện, thành hình dù là tâm hay vật, qua dữ kiện đó, cũng nói lên được hình ảnh tương liên của các dữ kiện với những gì của đời thường, để mà giải thích, chỉ dẫn, nhận thức, hầu chuyển đổi tâm ý để cho cuộc sống có nhiều an vui, tối đẹp hơn, thay vì ôm chấp vào những gì chỉ là giả hợp và rơi vào khổ đau, do sự chấp trước

 Trái đất được hình thành do bởi nghiệp lực chung của tất cả mọi sinh vật cấu tạo nên, để là môi trường sinh sống và mỗi hữu tình đều có biệt nghiệp riêng lẻ… hiện nay, đang có vấn đề, nóng dần lên, gây nhiều thiên tai, lụt lội ở nhiều nơi trên thế giới. Điều đó biểu hiện tâm con người ngày càng xa lìa suối nguồn của Chân Tánh, thiếu chia sẻ, thiếu đời sống tâm linh, dù rằng cuộc sống văn minh hơn, tiến bộ hơn, đầy đủ nhu cầu vật chất hơn v.v… Có những vấn nạncon người phải đối diện, nhưng vẫn không có những đáp án cần thiết để có thể cứu nguy cho một số người từng vùng địa phương khổ nạn, huống chi là cho toàn thể nhân loại, cho con người trên trái đất nầy. Nếu những người thiếu bình tâm, nhìn cuộc diện thế giới, đôi khi bị quay cuồng theo vòng xoáy do tác động muôn đời của tham sân si, gây nên những khổ đau cho nhau và trong tận cùng của mọi vấn nạn, chúng ta bắt gặp được hình ảnh vô thường có mặt trong tất cả các pháp.

Vẫn là điệp khúc được lập lại, đời thật là vô thường, không có gì tồn tại mãi với thời gian, như trong Kinh Kim Cang nói:” Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng” (Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng). Đây là điều thật hiễn nhiên, rõ ràngmọi vật đều diễn biến, chuyển biến liên tục, có đó mất đó.

Trong lịch sử của nhân loại, đã bao nhiêu nền văn minh có mặt và biến mất, đã bao nhiêu quốc gia thành hình và bị hũy hoại, đã bao nhiêu con người có mặt trên trái đất nầy và đã ra đi, dù là Thánh nhân hay phàm tục, dù là người giàu sang phú quí hoặc nghèo nàn, tất cả không chừa một ai. Ngay những người thân thương của mình, ai cũng cầu mong cho được sống trường thọ, sống mạnh khoẻ, nhưng nay thì ai còn ai mất. Ngay cả chính bản thân, cơ thể của mình, cũng không thể nào kiểm soát được, vì đến một lúc nào đó, cơ thể bỗng nhiên đỗi tánh, gây nên bệnh hoạn, nay đau chỗ nầy, mai nhức chỗ kia, dù chúng ta không ai mong đợi.

Một buổi sáng soi gương, tôi ngạc nhiên khi nhìn trong gương, thấy một con người với hình hài xa lạ xuất hiện. Có phải là tôi chăng, sau bao tháng tịnh duỡng bệnh tình? Hay là một con người khác, vì có rất nhiều sự khác biệt …Một con người mà nhìn thật lâu, thật kỹ, cảm thấy chán vô cùng, không có chút xíu gì để có thể thương mến được. Ôi, cuộc đời trở nên thật đẹp, thật nhiều ý nghĩa hơn, phải chăng? Trong đời thường, tôi vẫn ước muốn tấm lòng mang ân đức Phật được trải rộng đến mọi người để cùng tắm mình trong mưa Pháp, để làm giảm thiểu đi gánh nặng phong sương trên đôi vai đời xuôi người trong những ngày còn có mặt trên thế gian nầy …

tay ôm đoá hoa hồng
màu sắc hương tuyệt diệu
chắp tay dâng cúng Phật
ngọn gió vô tình qua
 
từng cánh hoa rải rác
bay đi về chốn nao
ta vói tay gom lại
chỉ còn là bài thơ…

 Đoá hồng tươi đẹp trong cuộc đời dâng lên đức Từ Phụ, như một tấm lòng và dù gió có cuốn đi bao ước vọng, dù thời gian có làm mờ đi bao tấm lòng, nhưng trong cõi « sơ tâm » vẫn còn muôn vạn lời nói tình tự gom lại, kết thành những bài thơ, bài thơ của xương thịt trong nội tâm trở về với Tánh giác.. Và dù có cảm khái khi cảm nhận rõ bốn đại : đất nước gió lửa từ từ rời bỏ trong sắc uẩn, để hỏi lại cùng ta trong ngày tháng….

ồ hay da thịt đi đâu
ồ hay sao chỉ còn là bộ xương
may nhờ Chân tánh vẫn nương
nên chăng còn lại nụ cười dễ thương

 Dù da thịt có mất đi, dù đất nước trong bốn đại có làm hũy hoại hình hài, tiêu hao sức mòn những gì còn lại của cơ thể, tôi vẫn nương vào Chân Tánh để sống vui hồn nhiên, an bình trong từng tâm niệm, để có còn lại nụ cười, dâng tặng lại cuộc đời, vì nụ cười nầy thoát thai, sinh khởi từ những quán niệm về duyên sinh duyên diệt. Tôi đã từng quán chiếu về vô thường của các Pháp, nhưng nay là lúc thực nghiệm, thể nghiệm lại tất cả, không phải là những gì trừu tượng, trong tư tưởng, trong cảm xúc với các giả thiết mông lung, nhưng là những gì cảm nhận được trong từng ngày, từng giờ, trên từng sớ thịt biến chuyển của cơ thể mình.

Đó là bài học sâu sắc về duyên sinh, để nhận thức đúng ý nghĩa của cuộc đời, là những gì thấu triệt đến căn nguyên của của sự đối đải của các Pháp, tìm đến Tánh Thể sâu thẳm của Tâm, của Thực tạiĐại Thi Hào Nguyễn Du, người từng đọc nhiều Kinh Phật thốt lên rằng"Nhân liễu thử tâm nhân tự độ. Si tâm quy Phật, Phật sinh ma"(Tạm dịch : Người tự biết lòng mình thì người tự cứu. Si tâm quy Phật, Phật sinh ma) và để rồi, nhận ra được:”"Tài tri vô tự thị chân kinh"(Tạm dịch: Mới biết rằng không có chữ là chân kinh).

 Chân Kinh là vô tự, vì đó là sự sống. Cuộc sống có mặt khi con người chào đời và cuộc sống sẽ chuyển hoá, khi con người đối diện đến cái Chết, đó là con đường đi chắc chắn, tất yếu của mọi sinh thể trên trần gian nầy. Sống đề Chết và Chết để Sống. Có thể nói đó là quán niệm về cái Chết để cuộc sống có ý nghĩa đẹp hơn, vì không còn gì để lưu luyến, chấp thủ, mở rộng tâm cho hồn gió lồng lộng trong từng tâm thức, cho những nốt nhạc cuộc đời là diệu hương thanh khiết, cho những hướng tâm là hạt cơm thơm ngát trời Hương tích, cho vô luợng cõi Phật trụ trong mỗi hạt vi trần và vươn cao trên phương cao rộng, do sức nguyện ra đi. Người hành giả phải là người mở tâm, mở mắt sâu rộng để nhìn rõ con đường đi..

buổi sáng nghe chim hót
màu xanh cỏ thấm vai
hạt sương vô tình rớt
suơng mai bẻn lẽn cười
 
nhìn nhau, màu sương khói
hồn nhiên, nhật nguyệt vui
thường mở tâm nhìn lại
từng tràng thơ tuôn rơi…

 Chiến tranh đang tràn lan khắp mọi nơi, bao khổ cảnh đang thành hình dày xéo lên thân phận con người, muôn loài trên quả hành tinh xanh nầy. Giải pháp nào cho những nguy cơ có thể hũy diệt toàn thể nhân loại khi lửa tham sân si luôn luôn hừng cháy?

Đọc tin tức, được biết có một số quốc giaBộ Giáo Dục đã chấp thuận cho áp dụng Thiền trong những lớp học, thật là một sự vui mừng, vì phải chăng, họ nhìn được căn nguyên của vấn nạn của con người. Chúng ta tha thiết mong mỏi rằng, nếu có thể, thì “ Năm Giới Chánh Niệm” của đạo Phật, được Thầy Nhất Hạnh biên soạn lại từ Năm Giới Cấm trong đạo Phật, cũng được cho phép tất cả học sinh ở khắp mọi nơi được học, từ lớp nhỏ đến lớp cao hơn, vì đây là ý nghĩa của cuộc sống, để chuyển hoá nội tâm, xây dựng con người an lạc, nhân bảnxây dựng xã hội được thanh bình, giảm thiếu những khổ đau, bất hạnh .. từ tinh thần đến vật chất, đóng góp cho nền văn minh của nhân loại, đó là:

 - Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện sẽ không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con.

- Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loại.

- Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chánh sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.

- Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thậtgiá trị xây dựng sự hiểu biếthòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết chắc. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.

- Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túyđộc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thểtâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uốngtiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, và cho thân tâm gia đìnhxã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồngxã hội.).

Nguyện cầu xin tất cả những tôn giáo lớn của nhân loại, hãy đem những tinh túy, tinh hoa của đạo trên tinh thần hoà đồng, vị tha, giải thoát, ban vui cứu khổ … của tôn giáo đích thực, để giúp cho loài người chuyển hoágiải thoát, vượt qua những vấn nạn do tham sân si, để đem lại Thanh bìnhHạnh phúc chân thực.

Cầu xin cho Giáo Pháp của đức Từ Phụ tràn lan khắp mọi nơi chốn, để giọt nước cành dương tưới tắt bao ngọn lửa hận thù, đau khổ, bất hạnh của loài người, để cho muôn loài đều sống chan hoà trong Hạnh Phúc, trong đó có chúng ta và bao nhiêu thế hệ sau nầy…

người ôm một giấc phù du
đi vào sương gió, tình trong gọi là
nắng rơi vạn nẻo sơn hà
bước chân thưở đó vẫn còn thong dong
 
tay mừng giữ lấy bàn tay
chép kinh vào chỗ chẳng phai bụi đời
một mai, nắng rọi chân kinh
lời thơ còn đó, giữ đời cùng nhau…

 Xin được kính dâng tất cả mọi người để chia sẻ với tất cả lòng quí kính và trân trọng.

Những ngày vào Thu

18.10. 2011

 

Mục đích của thiền định 
Lama Zopa Rinpoche
Cư sĩ Liên Hoa dịch

 

Chúng tôi muốn trình bày vài điều để giới thiệu cách thực hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến người Á châu, đều rất hâm mộ thiền định, bởi vì bị lôi cuốn bởi sự thực hànhđạt được nhiều lợi lạc từ đó. Tuy nhiên, dù rất nhiều người áp dụng thiền trong đời sống, nhưng chỉ có một số ít là hiểu được sâu xa mục đích của thiền.

Mỗi người chúng ta đều sở hữu một cơ thể vật lý được cấu tạo bởi xương, máu, thịt và những thứ khác. Tuy nhiên, bạn không hoàn toàn kiểm soát được cơ thể của mình, kết quả là luôn luôn nầy sinh nhiều vấn đề. Có thể bạn là người đàn ông giàu có với tích sản bằng của cả thế giới, nhưng dù có tài sản khổng lồ, nếu tâm trí của bạn bất an với một cơ thể không kiểm soát được, thì sẽ vẫn tiếp tục sống trong đau khổ. Cho nên, dù giàu hay nghèo, không ai trong chúng ta thoát ra khỏi vấn đề này. Duờng như chúng ta không bao giờ tìm thấy được sự kết thúc của các khó khăn, vì vừa giái quyết một vấn đề nầy xong, thì sẽ có ngay một vấn đề khác thay thế. Các xung độtbất hạnh liên quan với việc gìn giữ sức khoẻ cho thể chất vật lý của mình cũng có cùng vấn đề, dù là bất cứ ở đâu. Nếu bạn có tuệ giác để đi sâu vào tâm điểm của các vấn nạntheo dõi các biến hiện, bạn sẽ nhanh chóng nhận thức được rằng tình trạng không như ý rất phổ quát và càng rõ ràng hơn nếu như bạn có một cơ thể bất an, sẽ không có cách nào để mà trải nghiệm qua các đau khổ liên quan đến.

Vấn nạn chính mà tất cả chúng ta đều có là sự khổ đau khi không đạt được các điều mong muốn, bao gồm những nhu cầu vật chất cần thiết như thực phẩm, quần áo cũng như những điều vui thích khi được danh tiếng, được nghe lời dịu dàng, ngọt ngào và các loại tương tự. Một số cảnh đau khổ, chẳng hạn như sự đói khát của người nghèo khổ, thì cụ thể hơn các điều khác. Tuy nhiên, dù nói sao, thì tất cả chúng ta không kiểm soát được lòng ham muốn đến những thứ mà mình không có.

Lấy ví dụ nếu bạn may mắn được sinh ra trong một gia đình giàu có. Trong suốt cuộc đời của mình, chưa bao giờ trải nghiệm sự thiếu thốn vật chất, vì có đủ khả năng để sở hữu bất cứ những gì nếu muốn, hoặc tự do đi lại bất cứ nơi nào yêu thích, trải qua các niềm vui và hứng thú với các nền văn hóa khác nhau. Cuối cùng, khi bạn được tất cả các sở hữu vật chất, không còn biết nơi chốn nào nữa để du lịch, vui thú nữa… bạn vẫn mang trong lòng nổi bất an, không thoả mãn. Trong trạng thái khủng hoãng, không tri túc, nhiều người mang tâm bệnh, không thể thích nghi hoặc chịu đựng được những cơn đau, bất hạnh dù thông thường.

Cho dù ngay cả khi có đầy đủ tiện nghi vật chất, bạn vẫn cảm thấy khổ đau. Trong thực tế, càng sở hữu nhiều của cải, mà không biết tri túc, thì càng tăng thêm sự bất an vì không sao thoả mãn hết lòng tham, cũng như khi tài sản vật chất càng tăng, thì nó cũng không thể ảnh hưỡng hoặc cắt giảm được gốc rễ của khổ đau. Do đó, khi lòng tham vẫn được nuôi dưỡng, thì sự bất an, lo lắng, phiền muộn vẫn còn tiếp tục có mặt. Nếu sự tích lũy các tài sản vật chất có khả năng làm giảm bớt hoặc loại trừ được đau khổ, và có vài giai đoạn đem lại hạnh phúc vật chất, nhưng với tâm trạng bất an liên tục, trở thành nghiêm trọng và tất cả sự không thoả mãn sẽ chấm dứt. Bao lâu mà tâm của bạn vẫn gắn liền với một cơ thể bất an, thì đau khổ vẫn tiếp diễn.

Ví dụ, để bảo vệ đôi chân khi đi trên mặt đất gồ ghề và gai nhọn, bạn cần mang giày, nhưng đó đâu phải giải quyết được vấn đề, vì mang giày đôi khi cũng làm đau chân, khi ngón chân bị bấm, gây đau và thường khó chịu. Vấn đề chủ yếu không phải lỗi của thợ đóng giày, vì nếu bàn chân của bạn không dài, lớn hoặc nhạy cảm khi bắt đầu mang, thì nó có thể là giày dép thời trang hoàn toàn thoải mái. Vì vậy, nếu nhìn sâu vào vấn đề này, thì nguồn gốc của sự khó chịu không phải là bên ngoài, mà nằm trong cơ thể vật lý riêng của bạn, bị tinh thần chi phối.

Đây chỉ là một ví dụ điển hình của sự đau khổ trải nghiệm từ thể chất của bạn. Từ khi sinh ra cho đến khi qua đời, bạn đã hoang phí bao nhiêu là năng lượng lớn để cố gắng bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự khổ đau. Thực tế, thì hầu hết mọi người dành tất cả thời gian để chăm sóc cho thể chất của mình đều không mang lại kết quả.

Nhưng mục đích của thiền định không chỉ đơn thuần là để chăm sóc thể chất, nên tránh áp dụng thiền theo cách nầy, vì thiền có mục đích cao quí, giá trị hơn. Áp dụng thiền định như một phương pháp khác bên ngoài để đem lại lợi ích cho cơ thể là vô nghĩa. Điều này dẫn đến việc lãng phí một phương pháp, mà cuối cùng chỉ đạt đến giá trị có tính tạm thời, xem thiền giống như là viên thuốc aspirine làm giảm triệu chứng đau đầu. Cơn đau có thể hết, nhưng không có nghĩa là được chữa trị tận gốc, vì sau thời gian thì nó sẽ trở lại, bởi vì phương pháp đã điều trị không liên quan đến nguyên nhân chánh gây nên, nên chỉ giúp khỏi bệnh tạm thời. Dù được niềm vui ngắn và bớt cơn đau qua nhiều ý nghĩa nào đó, bạn không nên áp dụng thiền hoặc thực hành phương pháp tâm linh khác cho mục đích nầy hay là lãng phí năng lực của thiền định cho cứu cánh hạn hẹp như vậy. 

Yếu chỉ của thiền định là chăm sóc tâm, dù thân và tâm liên quan mật thiết và nối kết với nhau, nhưng lại có các loại hiện tướng hoàn toàn không giống nhau. Cơ thể là một đối tượng mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt, không thể nhìn thấy tâm. Các thành viên cùng một gia đình, có thể chia sẻ nhiều đặc điểm tương tự như gương mặt, nhưng mỗi đứa trẻ theo bản năng sẽ có cá tánh khác nhau như thái độ tinh thần, ý muốn và các sở thích. Do đó, dù là cùng học chung trường, thì trí thông minh và sự học của mỗi người cũng sai biệt, được truyền bởi cha mẹ và ông bà. Sự khác biệt của tâm như vậy không thể giải thích đầy đủ được bằng thể chất.

Cần lưu ý là có các trẻ em có những ký ức chính xác của đời sống quá khứ, như nhớ được nơi chốn sinh ra, cuộc sống lúc đó ra sao hoặc có thể nhận ra người quen, đồ vật của các kiếp trước. Các dữ kiện nầy là bằng chứng hấp dẫn cho bất cứ ai có ý muốn nghiên cứu về vấn đề nầy với cái tâm khách quan.

Trong mọi trường hợp, lý do căn bản của các năng khiếu tinh thần khác nhau giữa các người cùng một gia đình, và với ký ức xác thực về đời sống quá khứ, dĩ nhiên nói rõ rằng tâm thì vô thủy, nên kiếp quá khứ vẫn tồn tại. Trong khi bạn không có khả năng tinh tế để phân tích các dữ kiện ở đây những gì có và những gì không được cung cấp liên tục giữa cuộc sống hiện tạitiếp theo, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là: Như ký ức của bạn tiếp nối từ quá khứ đến hiện tại, do đó, cũng sẽ từ hiện tại qua đến đời sống tương lai. Tương tự, những hành động của hiện tại sẽ xác định tình trạng tái sinh của bạn trong đời sống tương lai. Cho nên, bạn có trách nhiệm với những gì gây ra để định hình cho đời sống hiện nay và các đời kế tiếp. Thật là quan trọng, để nhận thức rõ điều nầy, nếu như bạn khám ra ra được phương tiện hiệu quả để cắt đứt vĩnh viễn gốc rễ đau khổ của thân và tâm.

Chúng ta đã được sinh là một hữu tình, nên có khả năng làm cho cuộc đời mình có ý nghĩamục đích sống. Tuy nhiên, để đạt được hoàn toàn những lợi ích nầy, bạn cần vượt qua những bản năng thấp kém như loài động vật, bằng cách hoàn thiện con ngườikiểm soát tâm, bạn có thể cắt đứt được hoàn toàn gốc rễ của mọi đau khổ. Trong khoảng không gian của một hoặc nhiều kiếp sống, bạn có thể giải thoát khỏi chu kỳ ràng buộc của cái chết và tái sinh, vì nếu không, chúng ta sẽ phải luân chuyển trong sanh tử nhiều lần mà không có bất kỳ sự lựa chọn hoặc kiểm soát, và phải trải qua tất cả các khổ đau do một thể chất bất an. Nhưng với các ứng dụng đặc biệt có thể phá vỡ sự luân chuyển không mong cầu nầy, giúp bạn giải thoát vĩnh viễn khỏi tất cả các đau khổbất như ý.

Tuy nhiên, để tránh cho bản thân mình thoát ra khỏi vòng luân hồi của cái chết và tái sinh là không đủ, vì vẫn không phải là con đường đúng là chỉ sử dụng các năng lực con người cho cứu cánh đó, vì bạn không phải là hữu tình duy nhất trải nghiệm khổ đau và bất như ý, nên mọi hữu tình đều chia sẻ chung sự bất hạnh nầy. Cho nên, khi hầu hết các hữu tình đều thiếu trí tuệ- Tuệ giác- để tìm con đường đúng hầu đem lại sự chấm dứt khổ đau. Tất cả các sinh vật trên trái đất, không trừ một ai, đều dành tất cả cuộc đời, trong suốt cả ngày đêm, để tìm kiếm con đường vượt qua đau khổ, đem lại an vui và hạnh phúc. Nhưng bởi vì tâm trí bị che mờ bởi vô minh, sự tìm kiếm này trở nên vô ích, nên thay vì dẫn đến cứu cánh như mong muốn, lại chỉ gây thêm thất vọngđau đớn. Bạn cố gắng loại trừ các nguyên nhân gây ra đau khổ, nhưng ngược lại, chỉ làm tiếp tục xa cách niết bàn, là chân phúc, chấm dứt hoàn toàn khổ đau.

Tất cả các chúng sinh đều mong cầu thoát khỏi khổ đau như chúng ta, nên nếu bạn nhận thức rõ ràng như vậy, thì có phải là vị kỷ không nếu bạn chỉ hướng tìm giải thoátan lạc cho riêng mình. Do đó, bạn cần nổ lực để cùng mọi người thoát khỏi khổ đau. Tuy nhiên, trước nhất bạn cần hoàn thiện chính mình để trở thành bậc tỉnh thức, thì bạn mới có thể chỉ rõ cho người khác, các con đường đúng (chánh đạo) dẫn đến chấm dứt thực sự đau khổ. Nói cách khác, bạn phải đạt được tánh Phật, mới có thể giúp người khác được giải thoát.

Ví dụ như bạn muốn đưa một người bạn đến một công viên xinh đẹp để cô ta vui thích, nhưng nếu bạn mù mờ không biết con đường nào đi đến đó, thì dù là bạn có ước vọng bao nhiêu thì cũng không đạt được kết quả. Do đó, bạn cần có tầm nhìn tốt và cần thiết là biết tường tận con đường đi đến công viên đó, trước khi có dự định dẫn bạn mình đến. Cũng tương tự, bạn cần thực chứng hoàn toàn tỉnh thức, trước khi phân biệt (chánh kiến) được con đường đúng để hướng dẫn mọi hữu tình, với trình độ (khế cơ) và tánh tình (khế lý) sai biệt, mới có thể chỉ dẫn được đến sự giải thoát khổ đau của riêng họ.

Vì vậy, khi chúng ta nói về mục đích thực sự của thiền định, là đang nói về việc đạt được giác ngộ, sự tỉnh giác giúp cho bạn và các hữu tình đều đi đến cứu cánh hoàn thiện. Đây là mục đích tối thắnglý do duy nhất để thực hành thiền định. Tất cả các hành giả lớn và các đại sư thực hành Pháp trong quá khứ đều mang tâm nguyện duy nhất nầy. Tương tự, trong tất cả giáo lý của Đức Phật có hàng trăm loại thiền định khác nhau đều tùy thuộc vào sự lựa chọntrình độ của chúng sinh, nên khi bạn thực hành thiền cần nuôi dưỡng trong tâm cùng một động lực.

Vì vậy, đời sống tâm linh rất cần thiết, nhưng bạn không bắt buộc phải thực hành vì các tác nhân bên ngoài ảnh hưỡng, bởi những người khác, ngay cả Thượng đế, bởi vì bạn là người đang đau khổ, và chỉ có bạn chịu trách nhiệm để chữa trị căn bệnh của mình. Bạn lập ra các tình huống để tìm lại chính mình, và từ đó tạo ra các môi trường để cùng giải thoát. Dù là khổ đau có mặt trong đời sống, bạn cần làm cái gì đó để thay đổi thói quen thường nhật, đó là trở về đòi sống tâm linh, nói cách khác là thiền định. Vì nếu không hướng vào bên trong để chuyển hoá tâm, thay vào đó, cứ đem năng lực dong ruổi theo các phóng ảnh bên ngoài trong đời sống, thì sự đau khổ vẫn luôn tồn tại. Đau khổ không có bắt đầu, và nếu bạn không nuôi dưỡng đời sống tâm linh qua sự áp dụng thiền, thì khổ đau cũng không thể chấm dứt.

Tóm lại, thật là rất khó để thực hành Pháp trong một môi trường quá phong phú về vật chất, bởi vì điều nầy gây nên các phiền nhiễu ảnh hưỡng đến thiền định. Tuy nhiên, gốc rễ của các loạn tâm không phải là vì tự môi trường, hay kỹ nghệ máy móc, thực phẩm hoặc các yếu tố khác tương tự, mà do từ trong tâm của bạn. Thật là ngạc nhiên một cách thú vị, vì trong chuyến viếng thăm phương Tây lần đầu của tôi, thì sự tiến bộ về vật chất có khả năng ích lợi trong việc thực hành Pháp và vài loại thiền khác nhau. Nhiều người thành tâm muốn tìm kiếm ý nghĩa của đời sống con người để vươn cao hơn các bản năng thường tình trong cuộc đời. Về phương diện nầy, tôi nghĩ rằng người khôn ngoan phải biết kết hợp với đời sống tinh thần trong sự thực hành hàng ngày, để có thể đem lại lợi ích sâu xa cho tâm linh cũng như sự thoải mái về thể chất. Đối với những người như vậy, cuộc sống sẽ chắc chắn không phải là một lời hứa rỗng.

Thực phẩm chế biến từ nhiều thành phần khác nhau có thể đem lại sự vui thích, thì nếu bạn có công việc làm hoặc có một số hoạt động hàng ngày, cùng cố gắng làm việc càng nhiều càng tốt vào việc hoàn thiện một con đường tâm linh, áp dụng Pháp, cuộc sống của bạn trở nên rất phong phú. Những lợi ích nầy do bạn trải nghiệm bằng cách kết hợp cả hai cách tiếp cận trong cuộc sống, đem lại lợi ích sâu rộng.

Có một sự khác biệt rất lớn giữa tâm, cảm thọkinh nghiệm của một người có sự hiểu biết về Pháp và áp dụng vào đời sống hàng ngày với những người chưa từng biết thực hành. Người trước thì khi đối diện với những những vấn đề khó khăn trong thế giới hiện tượng, do đã từng trải nghiệm nên trầm tĩnh và ít khổ đau, vì biết kiểm soát tâm và ứng xử vấn đề một cách khéo léo. Điều này không chỉ ứng dụng trong đời sống nhiều thử thách hàng ngày, mà còn đặc biệt khi lâm chung.

Nếu bạn chưa từng tham dự vào bất kỳ sự thực hành tâm linh hoặc chưa được rèn luyện tâm qua các kỷ luật thiền định, thì kinh nghiệm về cái chết có thể thực đáng sợ. Còn đối với người hành giả thực hành sâu xa về Pháp, thì cái chết chỉ như cuộc hành trình hứng thú trở về nhà, giống như đi đến một công viên đẹp để cắm trại. Ngay cả, dù người hành giả chưa chứng ngộtrạng thái cao nhất của thiền định, thì cái chết vẫn là một kinh nghiệm thoải mái, chứ không phải khủng khiếp, kinh hoàng. Người đó có thể đối mặt với một cái chết của chính mình, với tất cả những gì làm cho tâm được tự tại, chứ không bị hoảng hốt bởi sợ hãi, âu lo với những gì phải trải qua, hay đối với người thân, tài sản hay thể chất đều được bỏ lại khi lìa đời. Trong đời sống nầy, bạn đã có kinh nghiệm khi sinh ra đời, nay thì là tiến trình già nua, và đến cái chết chờ đón. Do đó, sự thực hành thiền có thể giúp bạn đối diện với các điều không tránh được với tâm tự tại. Như vậy, thiền thật sự lợi ích thiết thực, dù rằng mục đích của thiền còn là những gì cao quí hơn nhiều, mà người hành giả có thể thể nghiệm được.

Tóm lại, không phải hình dáng bên ngoài của thiền định là quan trọng, dù là bạn ngồi với đôi tay xếp chồng trên đôi chân được xếp bằng có chút kết quả, nhưng điều tối quan trọng là kiểm soáttìm thấy được phương dược chữa trị được thực tế khổ đau. Thiền có giúp bạn loại bỏ những vọng tưởng che mờ tâm trí, cũng như giúp tỉnh thức, không còn ganh ghéttham lam không? Nếu thiền giúp cho bạn giảm thiểu được tư tưởng tiêu cực, xấu trong tâm, thì thiền thật hữu ích, hoàn hảo, thực hành đúng và đáng giá. Còn như chỉ làm cho bạn tăng thêm bản ngã, có thái độ tiêu cực, thì đó là nguyên nhân khác của khổ đau. Trong trường hợp nầy, dù bạn cho rằng mình có hành thiền, nhưng bạn lại không hiểu và áp dụng hoàn toàn sai lạc Pháp.

Pháp thì hướng dẫn thoát khỏi khổ đau, xa lìa các vấn nạn, nên nếu thực hành thiền mà không đem lại kết quả theo hướng này, thì trong đó có cái gì đó sai lầm mà bạn cần quán chiếu, kiểm soát lại. Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp, làm các điều thiện. Đó là tinh túy thiết yếu của sự thực hành thiền.

Lời nói sau cùng, vì tất cả các bạn là những người bắt đầu thực hành Pháp, áp dụng thiền để kiểm soát tâm, bạn cần phải tìm đến đúng nguồn chánh pháp, cần phải đọc sách của những người thẩm quyền uy tín, nếu như có những điều nghi ngại, nên tìm đến những bậc thầy có đầy đủ sự nghiên cứu, hiểu rõ thiền giáo, thực chứng để hỏi. Điều nầy rất quan trọng, vì nếu bạn áp dụng thiền qua những sách vỡ viết bởi những người không hiểu rõ về thiền, hướng dẫn sai lạc, sẽ nguy hiểm cho cuộc đời bạn rơi theo con đường tà đạo. Cho dù tìm được đúng vị thầy, dù là đạo sĩ, lama… thì vị thầy đó cũng phải chứng ngộthực hành pháp miên mật.

Khi thực hành thiền định, khai triển tâm, bạn không nên thụ động, vì không có thể giải quyết được nội kết của đau khổ bằng cách mù quáng chấp nhận những gì mà một người nào đó, ngay cả một bậc thầy vĩ đại, dạy bạn phải làm. Thay vào đó, nên sử dụng trí tuệ bẩm sinh để kiểm soátchấp nhận sự chỉ dạy nầy sau quá trình thực tậphiệu quả, để bạn đủ chánh tín rằng lời giảng dạy có hữu hiệu, thực dụng, và sau đó, bạn nên theo để áp dụng. Như với y khoa, một khi bạn đã nhận thấy phương dược hợp lý có thể chữa trị bệnh của bạn, thì hãy nên dùng đến. Ngược lại, nếu bạn dùng bất cứ thuốc gì trong tầm tay của mình, sẽ đem lại nhiều nguy hiểm nặng nề hơn thay vì chữa trị.

Đây là đề nghị cuối cùng của tôi dành cho những người mới bắt đầu để hiểu về lợi ích trong nghiên cứu giáo Phápthiền định. Đời sốngtâm linh rất cao quí. Tuy nhiên, ngay cả khi không thể thực hành giáo Pháp, thì sự hiểu biết cũng có thể làm phong phúý nghĩa thêm cuộc sống của bạn. Tôi nghĩ rằng đó là tất cả ý nghĩa. Cảm ơn bạn rất nhiều.

Đầu Thu, ngày 24.09.2011

 

The Purpose of Meditation 
Lama Zopa Rinpoche 

 

I would like to say a few words in introduction about the practice of meditation. Many people throughout the world, in the West as well as the East, are very interested in meditating. They are attracted to this practice and express great interest in it. Yet, of all the many people who engage in meditation, only a few really understand its purpose.

 Each of us here possesses a physical body made up of bones, flesh, blood and such things. At present we are not able to exert complete control over this body and as a result we always experience problems. There might be a rich man whose wealth is equal to that of the entire world yet despite his enormous fortune, if his mind is tied up in an uncontrolled body, he will live in continual suffering. Rich or poor, none of us escape this problem. Try as we may, we never seem to find an end to our difficulties. If we solve one, another immediately takes its place. The conflicts and suffering involved in maintaining our physical body are the same no matter where we may be. If we have the wisdom to penetrate deeply into the heart of this matter and check the actual way things are, we quickly perceive the universality of this unsatisfactory situation. It also becomes clear that if we did not have such an uncontrolled body, there would be no way for us to experience the sufferings related to it.

 The main problem we all have is the suffering of not achieving our various desires. These include the obvious physical necessities of food and clothing as well as such enjoyable things as a good reputation, the sound of pleasant and comforting words and the like. Some forms of suffering, such as the hunger of an extremely impoverished person, are more obvious than others. But in one way or another, we all hunger uncontrollably for things we do not possess.

 Take the example of someone who was fortunate enough to be born into a wealthy family. During his lifetime he may never experience material want. He can afford to buy anything that arouses his desire and is free to travel wherever he pleases, experiencing the various delights and excitement offered by different cultures. When he finally reaches the point where there is nothing left to possess, no place left to visit and no pleasure left to experience, he still suffers from an acute feeling of dissatisfaction. In such a restless, dissatisfied state of mind many people go insane, unable to cope with this intense and pervasive suffering.

 Thus even when there is no lack of material comfort there is still suffering. In fact it often happens that possession of material wealth increases dissatisfaction, because it then becomes even more obvious that such possessions have no ability whatsoever to affect or cut through the root of suffering. There is still the continuity of dissatisfaction, confusion, worry and the rest. If an accumulation of external comforts really were able to cut through and eliminate suffering, then at some stage of physical well-being this continuity of suffering would be severed and all dissatisfaction would cease. But as long as our mind is tied up with an uncontrolled body, suffering continues.

 For instance, in order to protect our feet from rough ground and sharp thorns, we wear shoes. Yet this does not really eliminate the problem. The shoes themselves often hurt. They can pinch our toes, produce sores and generally cause discomfort. This is not primarily the shoemaker's fault. If our feet were not so long, wide or sensitive in the first place, it would be possible to fashion totally comfortable shoes for them. Thus if we look deeply into the matter we see that the source of this discomfort is not external, but rather lies within our own physical and mental make-up.

 This is merely one example of the suffering experienced because of our physical body. From the time we are born until the time we must die, we expend a tremendous amount of energy trying to protect this body of ours from suffering. In fact, most people spend all their time caring for their body in precisely this fruitless, self-defeating manner.

 But the purpose of meditation is not merely to take care of the physical body. We should not think of using meditation in this way. It should have a higher, more valuable purpose. To use meditation as yet another external method to benefit our body is senseless. This would involve wasting a technique of true, ultimate value on a vain attempt to gain relief that is at best temporary. Meditation would then be like the aspirin we take to be rid of a headache. The pain may go away, but that does not mean we are cured. After some time it will return because the method of treatment was unrelated to the real cause of the difficulty and thus any relief gained will necessarily be short-lived. As temporary pleasure and alleviation of pain are available through many external means, there is no need to use either meditation or any other spiritual practice for such a purpose. We should not squander the power of meditation on such limited aims.

Meditation is primarily concerned with caring for the mind. Although our body and mind are intimately related and interconnected, they are quite different types of phenomena. Our body is an object we can see with our eyes, but not so the mind. The members of a particular family may share many similar physical traits, but each child will instinctively have a different personality, mental attitude, set of interests and the like. Though they attend the same schools, their intelligence and learning will differ not only from each other's but from their parents' and grandparents' as well. Such differences of mind cannot be adequately explained in physical terms.

 It should also be noted that there are children who have accurate memories of previous lives. They can tell where they were born, how they lived and so forth, and can recognize people and objects from these previous lives. Such accounts are verifiable and provide intriguing evidence for any investigator prepared to study this matter with an unbiased mind.

 In any event, the underlying reason for different mental aptitudes among members of the same family, and for certain children's memory of previous lifetimes, is the fact that mind is beginningless. Past lives do exist. While we cannot go into a subtle analysis here of what does and what does not provide the continuity between one life and the next, the important thing to keep in mind is this: just as our mind has continued from a past life into the present, so will it pass on from the present into the future. The circumstances of our present life result from actions, both mental and physical, performed in these previous lives. Similarly, our present actions will determine the circumstances of our future lives. Thus the responsibility lies in our own hands for shaping the remainder of this life and those to come. It is very important to recognize this if we are to find effective means for cutting through both mental and physical suffering permanently.

 Each of us has been born as a human being. As such we have the potential to give meaning and purpose to our life. But to take full advantage of it, we must go beyond what the lower animals can do. By utilizing such a human rebirth properly and gaining control over our mind, we can sever the root of all suffering completely. Within the space of one or more lives we can escape from the compulsive cycle of death and rebirth. As it is, we have to be reborn again and again without any choice or control, experiencing all the sufferings of an uncontrolled physical body. But with the proper application this involuntary cycle can be broken. We can escape from all suffering and dissatisfaction permanently.

 But to escape from the circle of death and rebirth ourselves is not enough. This is still not an appropriate way of using our human capabilities to the utmost. We are not the only ones who experience suffering and dissatisfaction; all other living beings share in the same predicament. And most other beings lack the wisdom—the Dharma eye of wisdom—to find the correct path to the cessation of their suffering. All creatures on earth, without exception, spend their whole life, day and night, searching for a way to overcome suffering and experience pleasure and happiness. But because their minds are clouded in ignorance, this search is in vain. Instead of leading to the intended goal, it brings them only further frustration and pain. They try to remove the cause of their suffering but instead only remove themselves further and further from nirvana, the true cessation of suffering.

 All living beings suffer and desire release in the same way we do. If we realize this, it becomes apparent that it is selfish to work solely towards our own liberation, our own experience of nirvana. Rather we must strive to free all others as well. But in order to enlighten others as to the correct paths leading to a true cessation of suffering, we ourselves must first become fully enlightened beings. In other words, we must achieve buddhahood in order to help liberate others.

 The situation can be explained like this. Suppose we want to bring a friend to a beautiful park so that she can enjoy it. If we are blind there is no way for us to lead her there no matter how much we may so desire. It is necessary for us to have good vision and to be well-acquainted with the road leading to the park before we can even think of bringing her there. In the same way, we must have a complete experience of full enlightenment before we can discern the best paths whereby all beings, with their varying mental aptitudes and temperaments, can be led to their own liberation from suffering. 

Thus when we talk about the true purpose of meditation we are talking about the attainment of enlightenment, an attainment that enables us to fulfill not only our own aims but also those of all others. This is the entire purpose of and the only reason for engaging in meditation. All the great yogis and meditation masters of the past have practiced the Dharma with just this purpose in mind. Likewise, when we meditate—and in Buddha's teachings there are literally hundreds of different meditations to choose from depending on our level of realization—we should do so with this same motivation.

 Thus spiritual practices are very necessary. We are not compelled to meditate by some outside agent, by other people, or by God. Rather, just as we are responsible for our own suffering, so are we solely responsible for our own cure. We have created the situation in which we find ourselves, and it is up to us to create the circumstances for our release. Therefore, as suffering permeates our life, we have to do something in addition to our regular daily routine. This "something" is spiritual practice or, in other words, meditation. If we do not turn inwards and train our mind, but instead expend all our energy on arranging and rearranging the external aspects of our existence, then our suffering will continue. Our suffering has had no beginning, and if we do not adopt an effective spiritual practice, neither will it have an end.

 Generally speaking, it is difficult to practice the Dharma in an environment of great material abundance. This is because there are many distractions to interfere with our meditation. However, the actual root of these distractions is not in the environment itself. It is not in the machines of industry, our food, or anything like that. It is within our own mind. It has been a pleasant surprise for me during this, my first visit to the West, to see that along with material progress there is substantial interest here in Dharma practice and in meditation of various types. Many people are sincerely searching for the higher meaning of human life, trying to transcend the everyday, animal concerns of their existence. In this respect I think it is very wise that people are trying to combine a spiritual with a practical way of life, one that provides deep mental as well as physical comfort. For such people life will certainly not be an empty promise.

 Food prepared from many different ingredients can be truly delicious. In the same way, if we have a job or some such daily activity and also try to work as much as possible on perfecting a spiritual path and following the Dharma, our life can become very rich. The benefits we experience by combining these two approaches to life are far-reaching.

 There is a great difference between the mind, feelings and experiences of someone who adds an understanding of Dharma to his or her daily life and one who does not. The former meets with far less confusion and experiences far less suffering when encountering difficulties in the material world. He has a controlled mind and a meaningful framework within which he can handle his problems skillfully. This will apply not only to his everyday experiences but especially to those encountered when he dies.

 If we have never engaged in any spiritual practice, have never trained our mind through the discipline of meditation, then the experiences surrounding our death can be very frightening indeed. For the most advanced Dharma practitioner, however, death is like a pleasant journey back home. It is almost like going to a beautiful park for a picnic. And even for someone who has not achieved the highest realizations afforded by meditation, death can be a comfortable, not horrible, experience. Such a person can face his death—something we must all eventually do—with his mind at ease. He is not overwhelmed by fear or worry about what he will experience, or about the loved ones, possessions or body he will leave behind. In this life we have already experienced birth and are now in the process of growing old. The one thing we all have left to look forward to is our death. Thus if our spiritual practice can help us face the inevitable with peace of mind, then our meditations have been very useful, although there are much higher purposes to which our practices can be put.

 To summarize, it is not the external appearance of our meditation that is important. Whether we sit with our arms folded this way and our legs crossed that way is of little consequence. But it is extremely important to check and see if whatever meditation we do is an actual remedy for our suffering. Does it effectively eliminate the delusions obscuring our mind? Does it combat our ignorance, hatred and greed! If it does reduce these negativities of mind, then it is a perfect meditation, truly practical and greatly worthwhile. If on the other hand it merely serves to generate and increase our negativities, such as pride, then it is only another cause of suffering. In such a case, even though we may say we are meditating, we are not actually following a spiritual path or practicing Dharma at all.

Dharma is a guide away from suffering, away from problems. If our practice does not guide us in this direction then something is wrong and we must investigate what it might be. In fact, the fundamental practice of all true yogis is to discover which of their actions bring suffering and which happiness. They then work to avoid the former and follow the latter as much as possible. This is the essential practice of Dharma.

 One final word. All of us who are beginning our practice of Dharma, starting to meditate and gain control of our mind need to rely on proper sources of information. We should read books of sound authority and, when doubts arise, we should consult teachers who have mastered their study and practice. This is very important. If we are guided by books written without a proper understanding, there is the great danger that our life will be spent following an incorrect path. Even more important is choosing the correct teacher, guru or lama. He or she must have correct realizations and must actually live the practice of the Dharma.

 Our practice of meditation, of mental cultivation, should not be passive. We shall not be able to break the bonds of suffering by blindly accepting what someone, even a great master, tells us to do. Rather we should use our innate intelligence to check and see if a suggested course of action is effective. If we have good reason to believe that a teaching is valid and will be helpful, then by all means we should follow it. As with medicine, once we have found some that can reasonably be expected to cure us, we should take it. Otherwise, if we swallow anything that happens to come into our hands, we run the great risk of aggravating rather than curing our illness.

This is my final suggestion for those beginners who have an interest in studying Dharma and meditating. Spiritual pursuits can be very worthwhile. Yet even if you cannot practice Dharma, a mere understanding of it can enrich your life and give it meaning. I think that is all. Thank you very much.

 

Thực hiện Lòng từ 
Cư sĩ Liên Hoa dịch 

 

Sự chia sẻ và từ tâm cũng như mong muốn cứu giúp những người bất hạnh và khổ đau, đều được các tôn giáo lớn ngưỡng mộ, khen ngợi là đạo đức, và cũng là một trong hai nền tảng của đời sống gương mẫu của người theo đạo Phật: hiểu rõ sâu xa về nguồn gốc của khổ đau và làm thế nào để cứu giúp tạm thời, sau đó chuyển hoá tận gốc rễ của nó. Tất cả chúng sinh đều bị trôi lăn theo Bánh Xe Luân hồi, khi thì trở thành người, lúc thì thú vật, lúc rơi vào địa ngục, hoặc là ngạ quỉ hay cõi trời và dù ở cảnh giới nào khi bị khổ đau, mọi sinh linh đều là đối tượng cần đến của lòng từ.

Người Thầy đầu tiên của tôi, Lama Thubten Yeshe khi chứng kiến cảnh tranh cải, chỉ trích, ganh ghét, giận dữ lẫn nhau… giữa các sinh viên người Tây phương, đã nói rằng:” Các bạn thật là kỳ lạ, hình như chỉ có lòng thương đối với các súc vật, hơn là giữa các bạn với nhau”.

Bạn vẫn còn bị mâu thuẩn với vấn đề như là cảm thấy khó khăn khi chia sẻ tình thươngquan tâm đến sư an lạc của kẻ thù hoặc người thường có thái độ công kích giá trị của mình, vì chúng ta nhìn ra ngoại giới dựa trên căn bản đạo đức của xã hội, nơi mà bạn trưởng thành, được hun đúc theo khuôn mẫu bởi kinh nghiệm, đức tin, và giá trị đạo đức có sẵn. Dĩ nhiên, ta chấp chặtgiá trị đạo đức của mình tốt nhất, hoặc ngược lại, thì bạn không cần đến, ví như khi bị những gì gây đụng chạm đến bản ngã, thì tự nhiên, bạn phản ứng lại không cần biết đến quan điểm của kẻ khác, nên trở thành chai sạn, bảo thủ và đánh mất lòng từ.

Mặc dù rất cố gắng để không trở thành người độc đoán, nhưng trong lòng bạn, rất nhiều bảo thủ, dù không hẵn hoàn toàn, vì vẫn còn cơ hội để bạn có thể vượt qua con đường mà Lama Yeshe từng quan sát, nhận xét về hành xử của những người khác và truyền trao lại cách hoá giải tùy theo căn cơ của họ. Điều nầy thật rất tốt, ví như thái độ khiêm cung cần có, nhưng dù thực hiện được hay không, cũng tùy thuộc vào lòng chân thành của từ tâm và có tuệ giác.

Với mục đích duy nhất giúp đỡ kẻ khác, bạn có thể đóng vai trò của một người nông dân hoặc mang bất cứ vai trò gì của xã hội, mà họ cần cầu đến, không cần dán bất cứ nhản hiệu đặc biệt riêng của một người nào.

Giải thoát thực sự đến từ tâm, nên bạn có thể chọn bất cứ hình trạng nào để làm ích lợi cho tha nhân và mình là soạn giả. Ai cũng muốn đời sống được an lạc, nên bạn có thể giúp đở tha nhân mà không làm gì sai lạc nghiêm trọng, một khi đã có chánh niệm đúng và sai- và bạn không cảm thấy cần phải nghiêm túc bảo vệ con đường được chọn và phản ứng lại bằng các hành vi trái ngược, vì như vậy, sẽ làm bạn thất bại trong khả năng giao tế với người khác. Cho nên, không thể nhìn sự việc đúng hay sai, vì con người quan trọng hơn mọi nguyên tắc, và có thể chuyển hoá, còn nguyên lý thì cố định.

Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đở họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân, gốc rễ của đau khổ, được Đức Phật dạy rò đó các hành vi bị thúc đẩy bởi bản ngã, tham lam, và sân hận. Để thuyết phục cho mọi người từ bỏ thói quen bị sai khiến bởi các hành động nầy, bạn phải có khả năng giao tiếp, tiếp cận và giáp mặt tùy theo căn cơ của họ.

Bao lâu trong vai trò diễn viên, mà bạn luôn tỉnh thức, có nghĩa là bạn sẽ thoát ra khỏi sư âu lo về lòng tin hoặc sợ hãi làm sai lại nguyên tắc của bạn. Bạn không cần nguyên lý để có lòng từ, khi điều đó nhiều lần gây trở ngại cho từ tâm có mặt. Lòng từ đến từ tuệ giác, và có mục đích hoàn thiện cuộc sống thực tại mà không ai có thể phủ nhận. Lòng từ bi đem lại lại hạnh phúc và trợ giúp tha nhân, đồng thời, sự trải nghiệm khi ban tặng tình thươngtừ bi, sẽ làm thăng hoa hạnh phúcan lạc.

Bây giờ con đường bi tâm được mở, nhưng, bạn thắc mắc là tại sao nên có lòng từ bi đối với những hữu tình nguy hiểm? Bạn có nên vui mừng khi họ đau khổ như hậu quả mà họ phải trả? Câu trả lờidứt khoát không. Cho dù đau khổ là được xem như là sự trừng phạt của Thượng đế hoặc các nghiệp xấu chin mùi, bạn cần phảilòng từ bi với họ, vì tất cả chúng sinh đều giống nhau - đơn giản chỉ là cố gắng tìm hạnh phúc - và, vì họ nhận thức sai lầm về các nguyên nhân thực sự hạnh phúcbất hạnh, như bạn đã từng phạm vấp phải. Do đó, bạn cần lòng tha thứ cho những sai lầm của con em chúng tayêu thương chúng. Nhưng, tại sao bạn phải yêu thương tất cả mọi người khác? Bởi vì trong cuộc sống của quá khứ, nhiều lần, chúng ta từng có các mối quan hệ nhân duyên với tất cả các sinh linh khác, họ đã từng vô cùng tốt với bạn, và đó là điều tự nhiên, bởi vì tất cả chúng sinh đều cùng chung một gia đình.

Tôi học được những lời dạy này từ Lama Yeshe, người thực hành lòng từ một cách thành tựu và giảng dạy lại cho chúng ta, nhưng bạn vẫn phải nổ lực vượt qua rào cản với chính thái độ chấp ngã của mình, khi thực hiện từ tâm. Tuy nhiên, những thói quen xấu không thể thay đổi trong thời gian ngắn, mà cần nuôi dưỡng những chất liệu tâm từ từng chút một trong đời sống hàng ngày của bạn. 

Gyatso

 

Compassion 
by Ven. Thubten Gyatso 

 

Compassion, sympathy for the misfortune and suffering of others and the wish to help them, is a virtuous quality admired and advocated by all great religions. It is one of the two foundations of the Buddhist life-style; the other is wisdom understanding the origin of suffering and how to achieve temporary and ultimate relief. As all sentient beings are seen to participate in the Wheel of Life, sometimes born human, sometimes an animal, a denizen of hell, a hungry spirit, or a divine being, and nowhere in this Wheel is there total relief from suffering, all beings throughout the universe are recognized as objects of compassion.

One of my first teachers, Lama Thubten Yeshe, upon observing the bickering, competitiveness, jealousy, anger, and so on among his western students, said, "You people amaze me, it seems that you have more compassion for animals than you have for each other."

I still struggle with this problem: the difficulty in having compassion or concern for the welfare of those who are hostile towards oneself or whose attitudes oppose one's own values. We all have a world view based upon the morality of the society in which we grew up and moulded into shape by our collection of experiences, beliefs, and adopted values. Naturally, we think our own values are best, otherwise we would not have them, but, when combined with our innate self-centredness, the scourge of the universe, we become blinded to other views, our thinking becomes ossified, we turn into conservative bigots, and compassion is left far behind.

As much as I try not to be, in my heart I see that I am a conservative bigot, but maybe not totally ossified, there is still a chance that I can emulate the way of Lama Yeshe who had the ability to observe and learn the attitudes of others and communicate with them at their own level. This may sound like, and could well be, a condescending attitude, but whether it is or is not condescending depends upon the sincerity of one's compassion and its supporting wisdom.

With the sole purpose of helping another, one can play the role of a redneck or whatever colour of the social spectrum one wishes without having to identify with any particular colour as one's own.

This is real freedom from self-centredness, to choose any role that is useful for others, and write our own script. Life can be enjoyed and we can help people without making the mistake of being too serious. Once we have fixed attitudes about right and wrong, we feel obliged to seriously defend our own and attack opposite attitudes. Then we lose our ability to communicate with others. It is not that we should not see things as right or wrong, it is that people are more important than principles, and people can change whereas principles cannot.

The first step in the practice of compassion is to give immediate support of food, shelter, medicines and so on. But that is not enough, we must prevent the root cause of suffering, explained by Buddha to be actions motivated by self-centredness, greed, and anger. To inspire people to abandon habitual self-destructive behaviour we must be able to communicate with them and, to communicate with them, we must meet them at their own level.

As long as we retain awareness that we are actors, we will be free from worrying about loyalty or the fear of betraying our own principles. We do not need principles to be compassionate, many times they are an obstacle to compassion. Compassion supported by wisdom is a complete and pure purpose for living, a universal reality that nobody can deny. Compassion brings relief and happiness to others and, at the same time, the subjective experience of giving love and compassion is sublime happiness and peace

Now the path is open for compassion but, still, why should we have compassion for very harmful beings? Shouldn't we rejoice in their suffering as being their just reward? The answer is emphatically no. Whether suffering is viewed as God's punishment or the ripening of bad karma, we must have compassion because all beings are exactly the same as ourselves - simply trying to be happy - and, in our confusion about the real causes of happiness and unhappiness, we all make mistakes. Just as we forgive the mistakes of our children and still love them, so we should forgive the mistakes of others and keep on loving them.

Why should we love everybody else? Because in past lives we have had every relationship with every living being many times, they have been infinitely kind to us, and it is only natural because all beings ARE our own family.

I received these words from Lama Yeshe, a consummate practitioner of compassion, and repeat them to you, but still I struggle with my self-centred attitude which imposes restrictions on my practice of compassion. It is clear, however, that bad habits cannot change overnight and so I indulge in a little compassion for myself.

 

* Thân tặng những người bạn trẻ với những suy tư, băn khoăn về hướng đi, về cuộc đời.
 Cư sĩ Liên Hoa
Đêm, có ánh trăng vàng
ngủ say trên mây xanh
gió đưa khẽ cành lá
rơi xuống hồ tâm thanh
 
từng sóng nhỏ mong manh
lan man khắp mặt hồ
trăng vỡ nằm trên nước
quên trở về bờ tâm
 
có người theo lối nhỏ
rong ruổi vạn đường xa
phong trần dày mái tóc
hỏi bến bờ là đâu ?
 
ta đi gom nhặt trăng
vớt từng cơn sóng nhỏ
theo ta vào hơi thở
để vầng trăng trở về…

 Vũ trụ hình như đang chuyển mình bằng biết bao nhiêu biến cố dồn dập xẫy đến cho con người, từ thiên tai, sóng thần, động đất, băng lỡ xen lẫn với những biến động do nhân tai gây ra, chiến tranh, nghèo đói, bạo động bừng bừng sát khí, sôi sụt ở khắp mọi nơi. Không nơi nào là an toàn. Nhìn những diễn biến xẫy ra, mọi người đều ngao ngán, băn khoăn, lo lắng và chợt hỏi rằng đời sống nhân loại rồi sẽ đi về đâu?

Đời sống quả thật bất định, vô thường, mà nhiều khi chúng ta chạy theo lối nhỏ, quên mất đường về để cho mảnh trăng vỡ vụn trên trên vạn nẻo đường sương gió. Một cơn gió đã làm cho trăng rơi, trăng vỡ, trăng lan man trên từng sóng nước, trăng lặng lờ xao xuyến, đưa tay réo gọi, chờ đón để trở về với ánh sáng tỏ trong cõi tâm đã bao lần bất an. Những chiếc lá bàng bạc bay trong gió, rơi nhẹ nhàng trên mảnh đất của tâm, lay động, khi vóc lên nhìn thấy sự có mặt của vô lượng trần sa, hoa đốm trong cõi mộng. Đời là những nối tiếp của vô vàn cơn sóng, thịnh nộ, cuồng phong, nhịp nhàng, tung tăng, bay nhảy như những mảnh đời trôi qua, có mặt, biến hoá... để khó tìm thấy đâu là bờ bến.

Những diễn biến chung quang làm chúng ta lo sợ, tìm nơi ẩn náu trong những ảo tưởng để che lấp đi những hoang vắng, cô đơn, mất niềm tin vào cuộc sống, mất hướng đi tương lai, vì cảm thấy trước mặt dày đặc, mịt mù không thấy lối, nên cố sống để thoả mãn những trạng huống tâm sinh lý bị suy sụp của chính mình.

 

Em từng đổ tuổi xanh trong men rượu
nhìn tương lai như giọt đắng cà phê
gào thét lên giữa ánh sáng lập loè
ôi khói thuốc đốt đời vào hoang tưởng
 
mắt xa dại, bốn bề như tắc lối
trong tâm hồn dày đặc nổi ưu tư
mơ tìm về vườn bến mộng năm xưa
con thuyền bé chở đời trôi sóng biển
 
em hỏi tôi, đường nào là êm vắng
con đường nào có đồng có xanh tươi
con đường nào, có ánh nắng dịu dàng
có chú bé thả diều trong mơ mộng
 
vội vàng chi, chỗ ngồi em còn đó
con đường nào chẳng đẹp những ước mơ
hãy bỏ lòng hoài vọng những xa xăm
nghe hơi thở chở em vào tâm rộng
 
ở nơi đó, cánh diều là hơi thở
những ước mơ chẻ nhỏ các vọng trần
em còn đó bao mùa xuân êm ấm
khi mở lòng chào đón giọt dương chi
 
mỗi ánh mắt em chở đầy từ ái
ngôn ngữ xưa còn lại những sẻ chia
đời vẫn cần em như sóng và nước
em trở về trong biển giác từ bi…

 Khi ánh mắt đã đượm màu sương gió, thân thể rã rời theo năm tháng, để rồi những thao thức về cuộc đời xuất hiện như đã bao lần qua, nhưng cơn say của men chiến thắng khi thấy mình thành công, của cải phong nhiêu và bao sở hữu khác, nên cố bám víu để cảm thấy mình hiện hữu, có mặt. Nhưng tự trong tâm vẫn ray rức về sinh tử, về kiếp người và rồi đây, cuộc đời nầy đi về đâu? Những câu hỏi vẫn hằn nguyên theo năm dài tháng rộng, vẫn là các ẩn số chưa hồi đáp, hỏi để nhận thức được ý nghĩa của đời sống, của các pháp, của muôn sinh vật rất ngắn ngủi trên trái đất nầy và sẽ không có gì tồn tại mãi và để chúng ta chiêm nghiệm sự ảo hoá, vô thường, để rồi phải làm gì để cho cuộc sống có ý nghĩa chân thật, thú vịgiá trị, hữu ích để cho bước chân đi trên trần gian thong dong, tích cực, tươi sáng, thanh thản. Không phải cứ đặt vấn đề về đời sống vô thường, để rồi vô tình tạo cho mình sự chán nản, bất mãn, lo lắng… nhưng, đó là điều thực tế, hiển nhiênmọi người đều trải nghiệm, trực diện, sống thực, nhận thức tinh tế rõ ràng, về Khổ (dukkha) trong Thánh đế thứ nhất của Bốn Thánh Đế,

Con đường là do mỗi người tự chọn, và hạnh phúc hay an lạc, bất hạnh cũng là do chính mình quyết định cho chính mình. Điều đó không nằm ở ngoài, trên những sở hữu vật chất, trên những tài sắc danh thực thụy, trên các pháp duyên hợp, vì tất cả đều là ”sở tri chướng” có thể làm cho chúng ta bị vong thân, luân chuyển trên các nẻo đường sai lầm, đánh mất ngay chính mình, khi bám víu, chấp trước.

 Sinh ra trong cuộc đời, nào ai biết để chọn trước nơi mình sẽ sinh ra, nơi quốc gia đến, và cha mẹ là ai v.v… mà đều do nghiệp lực, nghiệp duyên được tạo tác của quá khứ ảnh huỡng đến, đưa đẩy, do nhân trổ ra quả, đó là điều hiển nhiên. Luật nhân quả lý giải rõ ràng, để chúng ta nhận thức được mọi hiện trạng của con người trên quả đất nầy, khoan nói đế những cảnh giới khác.

Mỗi con người đều có phước báu hoặc nghiệp lực riêng biệt (biệt nghiệp) để có hình hài, thể xác, hoàn cảnh, đời sống khác nhau… dù sinh trong cùng cha mẹ, gia đình, hay cùng một quốc giacha mẹ là cội nguồn đầu tiên để thiết lập những liên hệ tương duyên tương sinh giữa con người với con người, giữa con người với môi trường chung quanh v.v…

 Khi trưởng thành, có sự nhận thức, hiểu biết, học vấn…bất cứ người nào cũng đều mong muốn đời sống hạnh phúc, giàu sang, phú quí, danh vọng, nhưng nhiều khi, sự ước vọng của mình là một lẽ, nhưng sự hoàn thiện con đường đi mục đính đó lại bị đổi đến một hướng đi khác, đều do nơi nghiệp lực đẩy đưa vào những hoàn cảnh hay những sự việc không như ý

Chúng ta có quyền chọn hướng đi của mình trên cuộc đời nầy, vì mình có tự do để chọn lựa, sống sao cũng là một đời sống. Có thể với đích điểm là học vấn, là giàu sang, là danh vọng, là tiền tài như lẽ thườngai nấy đều cho đó là thành công, hạnh phúc trên thế gian nầy hoặc là sống hoang phí cuộc đời để sống bê tha, trụy lạc, chán nản.

Nhưng, trong con người của chúng ta là do cha mẹ sanh ra, nên trong cơ thể, tinh thần của ta cũng hàm chứa có mặt của tổ tiên, có những liên hệ chằng chịt với quá khứ nguồn gốc và ảnh hưỡng đến tương lai. Đánh mất chính mình trong những ảo tưởng phù du cũng là đánh mất cả biết bao nhiêu sự liên hệ, và hoàn thiện chính mình là đền đáp ân sâu nghiã nặng của tổ tiên, cha mẹ v.v…

hỏi từng giọt sương
sương từ đâu có
hỏi cả cuộc đời
còn mãi hay chăng
 
hỏi từng hạt cát
em sống vì ai
hỏi đến bốn mùa
sao mãi tìm nhau
 
hỏi nụ bé thơ
bao giờ em nở
hỏi cả vui buồn
sao đến rồi đi
 
hỏi ánh trăng vàng
đêm đêm thắp sáng
hỏi đến tâm mình
đã thắp sáng chưa?.

 Muốn sống cuộc đờiý nghĩa chân thật, người thức giả đều tìm con đường trở về, sau khi bừng tĩnh cơn mộng. Con đường trước mặt quá mênh mông, khi mà suốt những năm trường, ta đã ươm bồi bao ngã chấp, dính mắc, sở hữu; nhìn lại sau lưng, cảm thấy chỉ còn là những hư ảo cuộc đời, có đó mất đó, vinh đó nhục đó … nên gây những nổi bất an, hoãng sợ. Ta nhìn lên bầu trời, trời vẫn trong xanh, nhìn đến chung quanh, cuộc đời vẫn tuần tự đi qua, dù ta có kêu gào, than van hay khóc lóc. Ta cúi đầu trên mặt đất, đất vẫn mỉm cười hiền hoà, an nhiên dưới bước chân, dù trong trong ta đang trút bao cảm xúc vui buồn tuôn xuống…nụ cười của đất vẫn bao dung, hiền hoà, nhẫn nhực.

Thời đại nào cũng đều có những vấn đề của thời đại đó. Tuổi trẻ tôi cũng từng mang tâm trạng bâng khuâng như bạn, buồn nản, chán chường, bi quan v.v, nhiều khi muốn buông rơi cuộc đời, vì chẳng biết phải làm sao, trước bao nhiêu là vấn nạn dồn đập đến cho chính mình, bạn bè, người thân, chung quanh, đất nước…Ai đã từng kinh qua những xáo trộn của nội tâm, của đời sống, khi cảm thấy cô đơn, lẻ loi, dù là chung quanh có bao nhiêu con người đang có mặt, sẽ hiểu được sự nổi loạn của tuổi trẻ qua những cảm thọ bung xung nhất thời… Đau chứ, buồn chứ, khổ chứ, vì đó là cảm thọ do tâm xuất hiện, không ai phủ nhận được. Trong bài thơ năm nào, tôi có viết rằng…

Có nhiều khi,
ngắt vài cọng cỏ
ta hỏi cỏ rằng,
khi lìa thân mình
có có đau không?

Không ai có thể nói rằng, cỏ sẽ không đau, không oằn mình trong cảm xúc, nổi đau, chịu đựng không lên tiếng, huống chi là con người với thân năm uẩn. Nhưng tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, như cánh đồng xanh bát ngát nhiều màu mỡ cung cấp cho cuộc đờituổi trẻ mang nhiều lý tưởng để có thực hiện các ước mơ cho đời sống, cho con người. Chúng ta cần làm đẹp cho tâm hồn chính mình, dấn thân làm ích lợi cho gia đình, cho xã hộicon người cần đến tâm lòng tươi mát, nhiều tâm tư trong sáng, chia sẻ, không thành kiến, không ủy mị, ít cố chấp, ít ích kỷ … của tuổi trẻ. Cho nên, chúng ta cần phải vươn lên trước những nghịch cảnh, không thể để mình gục ngả trong những thường tình của đời sống, trụy lạc, đánh mất hướng đi, lý tưởng. Giữa những áp lực, những căng thẳng, hoang mang, khủng hoãng về cuộc đời, cuộc sống, tôi may mắn bắt gặp được đạo Phật và tìm đến, tiếp cận với nguồn giáo pháp vi diệu của Ngài, không phải để mong được che chở, ban ân, ẩn thân trong những ảo tưởng nào đó, nhưng để học hỏi, thực hànhchuyển hoá tâm mình để có thể an bình, làm quân bình, tự tại phần nào trước những dữ kiện bấp bênh, vô thường.

Một lần đọc trong Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ 15 ”Tòng địa dũng xuất”, như mở rộng ra một chân trời sinh động, giúp cho những ai thao thức, băn khoăn trên con đường trở về có được nhận thức rõ ràng lời Phật dạy.

 ” Khi các vị Bồ tát ở các cõi khác xin phụ giúp đức Phật giáo hoá chúng sinh trong cõi Ta bà, đức Phật từ khước và nói rằng ở cõi Ta bà có đủ các Bồ tát đông như số cát sông Hằng, sẽ có khả năng gìn giữ ….. Phật vừa nói xong, trong ba ngàn đại thiên quốc độthế giới Ta bà, đất đều rung nứt và từ trong lòng đất, vô lượng ngàn muôn ức Bồ tát đồng thới vọt lên, thân như vàng ròng, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, ánh sáng khôn lường, trước kia trú trong hư không chỗ thấp nhất ở thế giới Ta bà, nay nghe tiếng của Phật Thích Ca, nên từ chỗ thấp ấy mà phát hiện đến….” *

 Chúng ta thường quan niệm rằng, cần phải nương tựa vào người khác để giúp cho mình được an lạc, hạnh phúc như cầu sự ban ân cứu độ. Nhưng đức Phật dạy rằng ” Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” để mở tâm, thể nhập tâm và sống chính với cái tâm trong sáng, thanh tịnh của chính mình, đó nguồn suối tuệ giác, tinh khôi. Ví nếu chúng ta cần cầu nơi tha nhân, nơi bất cứ quyền năng nào, nhưng khi tâm ta bất an, đau khổ, không chuyển hoá được những nội kết do chính mình tạo ra, thì không ai có thể chuyển hoá, ban phép lành để cho bạn an lạc, vui tươi được. Cho nên, vì nhìn ra trong mỗi con người đều có Tánh Phật, đức Phật chỉ rõ con đường trở về Tâm Giác ngộ, và đó là của chính mỗi người và do bước chân của mỗi người bước đi, sống với, trở về.. Đất ấy là tâm, Đó là kho báu vô tận của tâm (vô tận tạng) đầy đủ tuệ giác, đức hạnh, đức tướng mà mọi người đều có sẵn trong tâm.

 Có phải là chúng ta có quá nhiều hạnh phúc khi được làm con của đức Phật, vì đức Phật đã chỉ rõ tận tường con đường trở về, trực tâm, thực dụnggiá trị nhân bản. Từ lời dạy của đức Phật, qua giáo pháp vi diệu xuất phát từ tâm vô lượng từ bi, trí tuệ của Ngài, chúng ta có quá nhiều phương dược đối trị tư tưởng rất đơn giản, nhưng thần hiệu để làm giảm thiểu khổ đau, bất hạnh của nội tâm, và giải toả những áp lực của thành kiến, nội kết trong tâm. Lòng ích kỷ sẽ cúi đầu khi tâm từ được mở rộng, tham chấp được giảm thiểu khi thực hành hạnh bố thí, giúp người. Lòng thù hận, ganh ghét bị khuất phục bởi tình thương con người, vì là con người- ai cũng mưu cầu hạnh phúc, tránh khổ đau. Cuộc sống bấp bênh, đau khổ, vị kỷ, hướng theo dục lạc được chuyển hoá bởi năm giới chuyển hoá làm người nhân bản, như: không sát sanh, gây hại cho người và vật, không tham lam trộm cắp làm thiệt hại tài sản của người khác, không tà dâm, không nói dối, nói lời gây hại, chia rẻ cho người, không dùng những loại kích thích như rượu, thuốc … Tất cả chỉ vì mục đích duy nhất hoàn thiện con người của chính mình, và từ đó, sẽ đem lại cho cuộc sống an lạc, tự tại, bình an phần nào trước những xáo trộn, những gió nghiệp, những tám ngọn gió chướng thổi đến …vì tùy thuộc vào sự thực hành, áp dụng những giáo pháp được đến đâu, như bầu trời không mây, trăng sẽ sáng tỏ, để chúng ta có thể vững chải trong đời sống vô thường, ngắn ngủi nhưng đầy bất trắc của thế gian nầy. Từng giọt dương chi của giáo Pháp luôn luôn là nước cam lồ tưới tẩm cho tâm hồn chúng ta để trưởng dưỡng Tánh Phật nơi tâm…

nhành dương rải như tấm lòng biển cả
bao năm trường ôm ấp cả tuổi thơ
em hãy đến, nâng niu lời cam lộ
bước trở về với ngày tháng mênh mông
 
đừng hỏi đời sao có nhiều sóng gió
đừng hỏi ai sao đau khổ chập chờn
hãy hỏi ta ngày tháng đã về đâu
cho ánh sáng từ bi tràn ngập bước…

 

Hãy trở về với Pháp thân trước khi đem Ứng Hoá thân trong cuộc đời, vì đó căn bản của con đường tâm linh, sống với bản thể thanh tịnh, trước những xáo trộn của vọng tâm. Từ nền tảng của nội tâm sung mãn, đầy đủ đức tánh từ bi hỷ xả, thì con người, xã hội, thế giới sẽ khác đi nhiều trong ánh sáng vi diệu của giáo Pháp, tình thương sẽ chan hoà, sự đau khổ sẽ giảm thiểu, hạnh phúc đích thực sẽ có mặt trên hành tinh nhỏ bé nầy.

Chúng ta hãy cùng nhau ca hát lên khúc nhạc của đầu đời khi khởi thấm nhuần những hạt mưa Pháp, lúc sơ tâm, tìm thấy những sợi sắc không trong mỗi một bước chân in trên mảnh đất của tâm, để reo vui, mỉm cười, như con chim nhỏ rời xa khỏi lồng, thấy khoảng trời rộng mênh mông. Buổi sáng có đi qua, trưa có về nắng gắt, đêm có dịu dàng như bàn tay ve vuốt cõi tâm, nhưng người lữ khách trên cuộc hành trình đi về, cũng bắt đầu từ chỗ đi về, đến đích điểm, cũng là nơi đi - đến và cánh sen hồng chợt nở giữa bao sóng gió, giữa bụi trần vinh nhục, giữa lửa lòng tịnh diệu, có phải đó là những sợi sắc không kỳ diệu trong cuộc nhân sinh, mà chúng ta trực nhận, sống với ... để từ đó, làm cho cuộc đờiý nghĩa, tươi đẹp, thơm tho trong thế gian nầy.

Đêm đã khuya, tình ra đi vội vã
Trăng rụng dần, dấu vết hẵn mờ phai
con chim nhỏ, lồng son vi vu hót
một trăm năm, ai nhớ đến đi về
 
ngàn sao xưa đang trổ khúc nhạc trời
đời vắng những áng mây xanh buổi sáng
gọi gió về bao lớp sóng chân phương
cho ánh mắt nhìn nhau, lòng thoáng rộng
 
trời vào hạ, từng tiếng ve kêu gọi
phượng đỏ hồng, ngàn cánh mở xiêm y
mỗi cánh hoa, bỗng thấy trọn vô thường
đang ngự trị giữa bốn bề chân vọng
 
ta bé nhỏ giữa khung trời tỉnh lặng
nghe từ tâm vắng lặng vết thương đau
có ra đi để có lúc trở về
tâm vẩn nở muôn loài hoa thơm ngát ..

 Những ngày nằm bệnh, tịnh dưỡng vá quán chiếu đến những nổi đau của thể xác có mặt, hành hạ, tràn lan, có lúc nóng sốt, có lúc râm ran cả vùng bụng, có lúc làm cho con người khó chịu, mệt mỏi, tâm sinh lý bị xáo trộn, sụt cân …tôi lại cảm thấy thương xótthông cảm cho nổi đau khổ của các con người khi lâm bệnh, dù biết rằng nghiệp báo ai cũng có. Câu nói « tôi sẽ chết bất cứ lúc nào » lúc đầu nghe như xa lạ, nhưng ngày càng thấy gần gủi, thân thương như lẽ vô thường, sinh diệt của đời sống. Ngoài những lúc lạy sám hối, thiền toạ, niệm Phật hàng ngày… cũng như những gì đã, đang làm qua các chương trình từ thiện xã hội vẫn duy trì, dù có tôi hay không, còn chăng là những đóng góp một chút nhỏ nhoi nào đó về tinh thần qua các bài viết, nếu như còn khả năng, để chia sẻ tâm tình trên bước đường tâm linh và tôi lại thấy sự gần gũi đức Phật trong tự tâm của mình, không còn lạc loài trên bước đường đi tìm kiếm.. Đức Phật luôn luôn hằng có mặt khi con người nghĩ đến, tương thông, tương nhập..

 Thưa bạn, tôi không phải là thi sĩ hay nhà văn, vì vốn nội tâm nghèo nàn, cằn cỗi, sự hiểu biết lại nông cạn, không có chiều sâu về giáo Pháp bao la của đức Phật. Vả lại, cũng không có khả năng viết về chuyên đề, khảo luận sâu xa… nhưng, trong tâm vẫn mang hoài lý tưởng của người con Phật, biết gì thì chia sẻ đó, để cùng nhau nắm tay, tâm sự để đồng được huỡng những giá trị tâm linh vô giá của đạo Phật, mà trong cuộc đời ngắn ngủi, vô thường… chúng ta lại có diễm phúc được gặp, được thực hành, áp dụng vào đời sống, như lời nói « thân người khó được, Phật Pháp khó gặp » vậy.

Cho nên, với mỗi bài viết, đều đem khả năng giới hạn của mình, qua văn thơ, nhưng điều tâm huyết quan trọng nhất vẫn là muốn chuyên chở một chút gì đó về đức Phật- Nguời mà tôi luôn tri ân, mong báo đáp thâm ân, và giáo Pháp cũng như đời sống trải nghiệm tâm linh của mình, để chia sẻ. Nếu như có ai hũu duyên đọc đến, suy tư, chiêm nghiệm, thực hànhchuyển hoá nội tâm của mình, trở thành những con người nhân bản, biết yêu thương, biết cảm thông, biết tiếp cận, dấn thân chia sẻ mọi nổi khổ đau của đồng loại v.v… trong bối cảnh tang thương, hận thù, đói khát … đang diễn ra ở khắp mọi nơi, thì đó là điều mà tác giả chân thành mong muốn và hạnh phúc.

Em hãy hát lên lời muôn thuở
dù thu qua, đông đến, hạ, xuân về
lời bát hát từ trái tim mở rộng
cho nhân gian thoát khỏi những ưu phiền
 
những thanh âm như thuyền qua biển lớn
chất trên khoang đầy những nét hân hoan
đem cho đời từng hạt nắng từ bi
nước mắt là cơn mưa tình êm đẹp
Ghi lại những giọt xúc cảm, nhân ngày Trung Thu.
Rằm Tháng 8, năm Tân Mão
Ngày 12.09.2011

 

 

Chuyển hoá khổ đau thành hạnh phúc
by Ven. Thubten Gyatso
Cư sĩ Liên Hoa dịch

 

Trong cuộc sống, bạn có thể nhận thấy rằng nhiều việc có xu hướng xẩy ra rất sai lạc, hoặc ít nhất, thì những điều đó không đúng như ý bạn mong đợi. Nên, mặc dù nhiều lần gây tổn thương, nhưng bạn vẫn phải tiếp tục đối diệncố gắng vượt qua, để tìm kiếm hạnh phúc mỏng manh tiềm ẩn trong tâm, mà bạn theo đuổi. Nhưng, nhìn lại, nó khó khăn như là phải đánh vật với vỏ sĩ Mike Tyson. Không ai có thể đạt được mơ ước như là tránh không bị các vấn đề của bệnh tật, tuổi già, cái chết, có kẻ thù v.v… Tuy nhiên, có một phương pháp có thể loại bỏ các vấn nạn khổ đau có trong ngữ vựng.

Thay vì đó là những trở ngại cho hạnh phúc, những điều sai lầm trong cuộc sống, được gọi là các vấn nạn và có phản ứng gây buồn phiền, lo lắng và tức giận, thì cần được chuyển hoá thành một nguồn hạnh phúc. Chìa khóa của sự chuyển đổi kỳ diệu này là nhận thức bằng kinh nghiệm riêng mình để xác định xem sự việc đó có phải là một vấn nạn hay không. Nếu bạn thường xuyên đổ lỗi cho thế giới bên ngoài thường đem lại những phiền nhiễu, thì mọi vấn đề vẫn luôn luôn xuất hiện với bạn như là tác nhân gây hại và bạn sẽ không bao giờ giải thoát khỏi đau khổsân hận.

Để chuyển hoá khổ đau thành hạnh phúc, trước tiên, bạn phải từ bỏ thái độ không muốn mọi thứ đi sai l ạc, vì vốn nó là như vậy, nên thật là vô ích khi muốn sửa đổi chúng, bởi vì, nếu vấn đề có thể sửa đổi, bạn đâu có phải lo âu. Cho nên, nếu không thể sửa đổi, thì ưu phiền cũng không thể giải quyết được, mà chỉ như lấy muối để chà x át vết thương. Tâm lý học hiện đại cho rằng đau khổ là điều tự nhi ên và do đó, bình thường - nếu bạn không phản ứng với khổ đau vì cái gì sai trái với mình. Đức Phật không nói rằng điều đó là tốt, mà đề cập đến đức hạnh, suối nguồn của hạnh phúc là tốt, và vô đạo đức là gốc của buồn đau, là xấu.. Đức hạnh đến từ trí tuệ và lòng từ ái, còn vô đạo đức đến từ vô minh, ái ngã, tham chấp và sân hận. Thật sự, nếu bạn càng ngăn chặn khổ đau, có thể sẽ làm phát sinh các vấn nạn khác, nhưng nếu tâm bạn không có gốc phiền não, thì bạn không thể có vấn đề gì để mà ngăn chặn, cũng như được an lạc..

Ngoài ra, bạn phải từ bỏ ác cảm đối với các vấn đề, bởi vì sợ hãi, âu lo chỉ làm tăng thêm sự tổn hại ảnh hưởng đến lòng dũng cảm, ví dụ như có sự khác biệt trong tâm hồn giữa đứa trẻ hoãng sợ khi bị kim chích, so với những trẻ khác không sợ. Cho nên, sự âu lo làm cho bạn không thể chịu đựng được dù sự việc rất nhỏ.

Hơn nữa, để chuyển đổi các vấn nạn thành hạnh phúc, bạn cần phải thực tập cho tâm bình thản khi có những vấn đề phát sinh, bởi vì điều đó giúp bạn phát triển đức hạnh, tránh xa điều xấu. Như vậy, không có nghĩa là bạn phải đi tìm kiếm những bất hạnh khi chưa đủ năng lực, vì các vấn đề luôn có mặt, nên khi đối diện đến, bạn có thể đối phó bằng nhiều cách. 

Để tránh nghiền rượu, người nghiện cần phải loại bỏ ảo tưởng rằng say rượu sẽ đem lại hạnh phúc, mà ngược lại, chỉ gây tai hại cho chính họ và các người khác. Để tránh mang các ảo tưởng là nguồn hạnh phúc thực nằm ở bên ngoài, bạn nên quán chiếu đến sự vô thường của các pháp, các chết của người thân, để qua đó, như là cơ hội để nhìn rõ thực tại và phá vỡ sự chấp trước vào sự phù du của thế giới hiện tượng.

Kế đến, khi trải qua sự bất hạnh, sẽ là năng lực làm phát triển từ tâm đến người có cùng hoàn cảnh như bạn. Cách điều trị hữu hiệu, rõ ràng nhất là tìm đến vị bác sĩ có cùng căn bệnh như bạn, sẽ được cảm thông để chỉ dẫn.

Lòng ngã mạn là trở ngại lớn nhất, nên nếu bạn có thể tự nói các khuyết điểm, tự chế diểu … để cho người khác biết sự sai lầm của mình, sẽ ngăn ngừa lòng kiêu căng và tránh được sự che dấu các sai lầm của mình. Thay vì, chế diễu bạn, mọi người sẽ thương yêutin tưởng bạn hơn.

Cuối cùng, để khắc phục kẻ thù nguy hiểm nhất là sự sân hận, bạn cần phải thực hiện hạnh nhẫn nhục, đó là liều thuốc hoá giải kiến hiệu nhất. Những người làm hại mình thực sự là người bạn tốt nhất để cho bạn có cơ hội để vượt qua những điều gây tổn thương cho bạn hơn hơn bất cứ điều gì khác- đó là lòng sân hận.

Bằng cách thực hành những điều nầy và có thái độ tích cực đối với các vấn nạn, bạn sẽ cảm thấy tâm mình nhẹ nhàng hơn và sự an lạchạnh phúc sẽ không còn bị ảnh hưỡng bởi các vấn đề trầm trọng, nên thay vì chúng gây nên nổi bất an, thì lại trở thành nguồn của hạnh phúc.

Khi lâm vào hoàn cảnh bất hạnh, bạn cần nuôi dưỡng tâm an lạc, vì nếu bạn luôn mang tâm trạng bất mãn và âu lo, thì tâm sinh lý sẽ bị rắc rối, làm bạn khó mà có hạnh phúc. Nhưng, nếu cuộc đời bạn rơi vào khúc quanh trắc trở, mà tìm thấy được an lạc qua đó, thì thân tâm của bạn sẽ hạnh phúc hơn.

Bạn không thể bị tổn thương bởi những dữ kiện bên ngoài, vì nhận thức rằng tất cả hạnh phúc và khổ đau đều đến từ tâm. Cho nên, nếu tìm kiếm hạnh phúc trong các đối tượng bên ngoài, bạn sẽ bị bên ngoài tác động đến, ngay cả lời bình phẩm nhỏ cũng làm cho chán nản. Tốt hơn hết và thật dễ dàng, nếu bạn kiểm soát được tâm mình.

 

Transforming Problems into Happiness
by Ven. Thubten Gyatso

 

You may have noticed that things tend to go wrong in life, or, at least, things do not happen exactly as you wish. Despite being repeatedly hurt, we continue fighting with the world, trying to overcome problems and achieve the elusive happiness we have been pursuing ever since we can remember. But, take a look around, it is a bit like fighting Mike Tyson. No one has succeeded in eliminating the problems of sickness, ageing, death, having enemies, and so on. There is a method, however, that can remove the word "problem" from our vocabulary.

Instead of being obstacles to happiness, the things that go wrong in our life, which we call problems and react to with sadness, anxiety, and anger, can become a source of happiness. The key to this magical transformation is knowing that it is our subjective experience that determines whether something is a problem or not. If we continue to blame the external world alone for our troubles, things will always appear to us as our enemy, and we will never be free from suffering and anger.

To transform problems into happiness, we must first reject the attitude of not wanting things to go wrong. Things are always going wrong, and it is utterly useless to be unhappy when they do so, because, if the problem can be fixed, we do not need to be sad. And, if the problem cannot be fixed, being sad cannot help, it only rubs salt into the wound. Modern psychology thinks grief is "natural" and therefore good - if we do not grieve there is something wrong with us. Buddha did not equate natural with good. He said that virtue, the true source of happiness, is good, and non-virtue, the true source of sadness, is bad. Virtue comes from wisdom and loving kindness, and non-virtue comes from self-centred ignorance, desire, and anger. It is true that if we suppress grief we may create extra problems, but if there is no grief at all we cannot have the problem of suppression, nor will we have the sadness of grief itself.

Also, we must abandon aversion to problems because fear and anxiety only increase harm by sapping us of our courage. There is a world of difference in the experience of an injection for a child who fears needles compared to a child who has no fear. Anxiety makes even small sufferings intolerable.

Secondly, to transform problems into happiness, we must cultivate the attitude of being happy when problems arise - because they give us the opportunity to cultivate virtue and abandon non-virtue. We do not have to go to the extreme of seeking problems by wearing hair singlets etc., problems will find us. When they do, we can deal with them in the following ways.

To recover from his addiction, an alcoholic must remove the illusion that intoxication is happiness and see the reality that the addiction only brings misery to himself and others. To free ourselves from the illusion that external objects are the true source of happiness, we should use the inevitable loss of a prized possession, or the death of a loved one, as opportunities to see reality and break our addiction to the world of ephemeral pleasures.

Secondly, to experience suffering is a powerful means for developing compassion towards those who suffer in a similar way. If you want the best treatment, find a doctor who suffers from the same disease as yourself - that doctor will have empathy.

Pride is one of our biggest problems. If we make a boo-boo, laughing at ourselves and pointing out our mistake to others will destroy pride and will prevent us from falling into neurotic concealment of our failings. Instead of ridiculing us, people will like and trust us more.

Finally, as patience is the antidote to anger, our worst enemy, we need problems in order to practise patience. People who harm us are actually our best friends because they are giving us the opportunity to overcome that which hurts us more than anything - our own anger.

By practising these and other positive attitudes towards problems, we will find that our mind becomes lighter and lighter and our confidence and happiness will be unaffected even by big problems which, instead of causing unhappiness, will become a source of bliss.

In this disturbed age we need the protection of a happy mind. If we are always discontent and anxious, our physiology will be disturbed and physical illness will make us even more unhappy. If we are able to ride the bumps of life and even extract happiness from them, our body will be healthy and our mind will be even happier.

Knowing that all happiness and suffering come from the mind, we cannot be hurt by external events. If we seek happiness in external objects, we will be controlled by the world, and even a little criticism will send us into despair. It is far better, and easier, to be in control of our own minds.

Gyatso

- This teaching is by the Venerable Thubten Gyatso (previously Dr Adrian Feldmann), an Australian monk and old friend now working in Mongolia. One of the senior students of Lama Yeshe, Lama Zopa Rinpoche (and also Geshe Roach) he is currently teaching at the FPMT centre in Ulaan Baatar. These teachings originally appeared in his local English language newspaper in Ulaan Baatar and arereproduced with his permission.

- Thanks to Diane Olander (pelmo@got.net), these teachings first appeared on the Internet on the website (http://www.gepeling.org/) of The Jangchub Gepel Ling Center for Tibetan Buddhist Studies, 6960 Highway 9, Felton, CA 95018, Tel: 01 (831) 335 1217 where you can find many more teachings and other interesting material.

 

Tỉnh thứcYêu thương trong Hạnh Lắng nghe
By Christine Longaker
Cư sĩ Liên Hoa dịch

 

Bạn thường ngại ngùng khi phải tiếp xúc với một người nào đó (nam hoặc nữ) khi họ đang rơi vào hoàn cảnh khổ đau về tinh thần cũng như thể chất, do đó, cũng khó mở lòng chân thành chia sẻ khi tiếp cận. Có thể bạn chỉ khởi lên ý nghỉ, chứ không hẵn thực lòng muốn giúp cho người đó giải thoát cơn đau. Trong lúc họ đang chịu nhiều áp lực, nên rất cần sự có mặt của bạn. Điều mà chúng ta có thể đem lại cho người bất hạnh là sự có mặt của yêu thương, hơn là những gì mà bạn làm hoặc nói bâng quơ, để biểu lộ lên sự chia sẻ chân thành.

Sư có mặt của chính bạn thể hiện sự vững tin, chia sẻ tình yêu sâu xa và sự quí trọng không điều kiện đến người khác qua sự thực hành nội lực tâm linh của mình. “ Bạn chính là như vậy” được nối kết bởi tỉnh giác về các cảm thọ khổ đau sai biệt mà bạn đã vượt qua. Và quan trọng hơn, sự có mặt bằng yêu thương tùy thuộc vào năng lực nhận thức và cách giải kết các sự bất an và các sở cầu, do đó; chỉ còn lại là lòng thương và chia sẻ hướng đến tha nhânThực hành thiền định mỗi ngày, và chuyển hoá để thể nhập vào tuệ giác trong mọi hoàn c ảnh, sẽ gíúp bạn khai triển các năng lực của tình thương, chánh niệm và vững chải.

Thiền định lắng nghe, được áp dụng để giúp tương thông giữa bạn và suối nguồn tuệ giác, hơn là một phương pháp thư giản đơn thuần. Khi mà tâm bạn lắng sâu trong định, những khái niệm và các cảm thọ bình thuờng tạm thời lắng xuống và bạn trải nghiệm qua sự phá vỡ khoảng trống giữa các tư tuởng: tỉnh giác, thanh tịnh, tâm không bị phiền nhiễu bởi hy vọng, sợ hãi, hoặc phóng tâm. Thực hành miên mật, sẽ đem lại năng lực thanh tịnh, giải toả khỏi các điều kiện gây cảm xúcchấp ngã từng làm cho bạn ngăn cách với thực tại. Thiền lắng nghe giúp bạn tiếp xúc được chiều sâu của bản thể, nhận thức tinh tế, mà qua đó, sự thanh thản, tự tại, lòng tri ân sâu rộng và tràn ngập niềm an lạc của lòng từ .. 

 

Listening with Presence and Love 
By Christine Longaker

 

When a friend is in tremendous emotional or physical pain, sometimes we're afraid to go and be with him or her, or afraid of communicating honestly when we visit. We think we should know how to relieve our friend's pain, or have just the right things to say. Yet what a person who's suffering most needs is our presence. What we bring to support a friend is our loving presence. More than anything we do or say, what helps a person who is suffering is how we are.
Our presence is an expression of our confidence, the profound love and unqualified respect for others we have come to embody through our spiritual practice. "How we are" is also connected to our awareness of our own suffering and the extent to which we have worked through our grief. And finally, our loving presence depends upon our ability to acknowledge and the release our fears and expectations, remaining compassionate and receptive toward the other person.
Cultivating a daily practice of meditation, and then training ourselves to integrate the mindfulness of meditation whenever we communicate, helps us develop these qualities of loving presence, authenticity, and confidence.

 Listening meditation is more than a relaxation exercise; it is a practice designed to connect us to our innermost essence of wisdom. When our mind settles deeply in meditation, the conceptual mind and ordinary sense of self may temporarily dissolve, and we experience a gap between our thoughts: a wakeful, clear, radiant awareness unstained by hopes, fears, or habitual projections. Pursued deeply and sincerely, spiritual practice enables us to purify and release the emotional conditioning and self-grasping ego that separate us from reality. Listening like this connects us ever more reliably and profoundly to a natural, effortless awareness, in which there is a deep relaxation and spaciousness, an unbounded gratitude, and an all-embracing, joyful compassion.

 

Màu áo phong sương ….
Cư sĩ Liên Hoa

 

 Bao nhiêu năm rồi, còn lưu lạc
 hàng cây ngơ ngẩn đón chân ai
 gió mưa chừ thấm đời lãng tử
 Ta bà còn thoảng một hơi sương
 
 chiếc áo bạc màu, người đang khoát
 đèn khuya soi rõ bóng vô thường
 ngày mai, rồi lại ngày mai nữa
 có biết luân hồi đang ở đâu?

 Trên bước đường đi, bên những đại lộ rộng thênh thang, bằng phẳng, trơn tru ….cũng có những con đường nhỏ, những con lộ quanh co, ngoằng ngèo, khúc khuỷu, nhưng vẫn là con đường được chọn, để cho mỗi người chúng ta đi đến đích điểm nào đó, để hoàn thiện con người chính mình.

Khi những sóng gió đời người xen lẫn với thành bại, vinh nhụccon đường như trở thành gai góc hoặc êm dịu tùy theo cảm thọ xuất hiện theo bước chân của mỗi người lãng tử. Có khi thời gian đã xoá nhoà bao mộng đẹp, có lúc ta băn khoăn hỏi từng sương gió, nhìn lại chiếc áo như đã bạc màu, mờ phai theo năm rộng tháng dài và ngao ngán bi quan, chấp nhận số phận; nhưng, có lúc những bụi bậm, phù du của đời sống, lăn lóc giữa chợ đời, làm cho ta quán chiếu lại chính mình và từ đó, dẫn đến làm tăng trưởng những ước mơ, ước mơ của con đại bàng tung cánh thênh thang trên bầu trời cao, mênh mông hoặc ước mơ của người ẩn sĩ sống bình an, tâm tự tại.

đường trần xa, vạn nẻo ướt phong sương
trên vai áo gọi muôn trùng sóng gió
ta vẫn bước, gọi thiên hà say ngủ
trở về đây, tìm huyễn mộng hoa nghiêm
 
suối tóc xưa, gió lộng bến vô ngôn
nguồn hơi thở vuơn từ trời hoa tạng
nghe trăm năm, nguồn suối gọi lời thơ
lòng dâng hiến, từ tận đời vô thủy
 
hoa lá vẫn say tình theo năm tháng
rừng vô ngôn nở rực một trời mơ
ánh mắt đó còn ngời ngời sóng biếc
chảy mềm tan bao huyễn hoá cuộc đời
 
ngày và đêm, ngồi mở rộng nguồn tâm
ánh trăng xưa, năm ngón gõ hoa lòng
màu sắc ảo như cánh chim vạn nẻo
tiếng chuông ngân, tâm vẫn niệm bồ đề ….

 Chúng ta chợt nhớ lại lời dạy của đức Phật trong Kinh Pháp Cú, như một nhắc nhở cho bước đường đi, một nhận thức sống sinh động giữa cõi đời đầy bất an, khi bỏ quên chính tâm mình. Có phải chăng là sen nở từ bùn nhơ, tâm sáng từ vọng niệm, niềm vui từ bất hạnh, nụ cười nở tươi đẹp trên gương mặt phong sương… 

Như giữa đống rác nhớp,
Quăng bỏ trên đường lớn,
Chỗ ấy hoa sen nở,
Thơm sạch, đẹp ý người.”

 (Kinh Pháp Cú 58) 

 Đạo Phật chưa bao giờ dạy con người nhìn và sống với nhân sinh, với đời sống bằng thái độ bi quan, yếm thế, dù là biết bao nhiêu hoạt cảnh không như ý xẫy ra, để chạy trốn, bỏ quên cả cuộc đời trôi theo dòng sóng vô nghĩa… vì nhìn rõ được mỗi con người, nơi suối nguồn sâu của tâm, vẫn có Tánh Phật luôn luôn hằng sáng và cần mỗi người phải cắt bỏ những dây leo chằng chịt, gốc rễ của tham chấp, bám víu, thành kiến sai lầmchuyển tâm để mở bung ra chân trời trong sáng, sống vị tha, chia sẻ, cởi mở, xả bỏ…để làm đẹp cho cuộc đời con người và của chính mình, trong tinh thần bao dung, hỷ xả, bi mẫn, ấp áp tình người ….. 

Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế nhiễm, mù, phàm tục,
Đệ tử bậc Chánh Giác,
Sáng ngời với Tuệ Trí.”

 (Kinh Pháp Cú 59) 

 Xin ghi lại những dòng nhận thức thô thiển, cạn cợt của người con Phật đang thực tập tu họcchuyển hoá tâm, dù biết rằng đó chỉ là hạt cát nhỏ nhoi trong biển lớn Phật Pháp, nhưng xin được kính dâng tất cả mọi người với tấm lòng quí kính..

 Một ngày mùa Hạ 
25.08.2011

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20239)
12/10/2016(Xem: 18184)
26/01/2020(Xem: 10679)
12/04/2018(Xem: 18951)
06/01/2020(Xem: 9683)
24/08/2018(Xem: 8459)
12/01/2023(Xem: 2805)
28/09/2016(Xem: 24132)
27/01/2015(Xem: 23436)
11/04/2023(Xem: 2047)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.