Ba

24/08/20183:47 SA(Xem: 9377)
Ba

blankBA
Hạnh Thủy

 

IMG_20180819_082036Con ngồi nhặt chút hanh hao nắng để kịp sưởi ấm khi đông về. Huế vẫn là những giai điệu trầm buồn, những ngày vào đông mỗi lúc mỗi lạnh hơn. Năm ấy trời cũng lạnh như thế này. Năm ấy - mùa lạnh cuối cùng con được nhìn thấy ba...

Mười sáu mùa xuân rồi ba hè. Mười sáu mùa xuân trên đất xứ Nghệ vắng ba, con buồn ba ạ. Những tháng ngày còn ba, con lại mãi bị cuốn hút với những thú vui của trẻ con, hiếm cái ngày mà quấn quýt bên ba. Con thích ngủ nhà bạn, đứa này tới đứa khác. Cũng thương ba lắm chứ, nhưng cái trò vui bạn bè lại có sức hấp dẫn hơn. Để rồi hôm nay thèm cái cảm giác gọi là "có cha bên đời". Nhớ về ba là cả những rầy la, những hình phạt, những nghiêm nghị...những yêu thương thầm lặng mà con không hề hay biết. Rồi cũng thầm lặng... ba nhắm mắt xa con, mãi mãi xa. Mười ba tuổi, con vội quấn vầng khăn sô, mười ba tuổi - con biết chi mô ba, còn dại lắm. Ba bỏ con ở lại khi con còn quá nhỏ. Để ngày xuân năm đó, xứ Nghệ An như phủ một màu tang tóc trong tiếng pháo giao thừa, tiếng pháo của ngày xuân... Mười ba tuổi, con đâu đã ý thức được sanh ly và tử biệt, hai nỗi buồn đau song song của nhân thế, vậy mà...vô thường dật ba khỏi đời con. Con bơ vơ trong sự ngây ngô đến lạ. Hic.

Ba ơi, thành phố Huế khép mình trong màn sương đêm, cái lạnh len lỏi khắp cùng ngỏ hẹp, cả đến căn phòng nhỏ nơi con ở ba nờ. Lớn lên rồi, đôi khi lại ước có ba dù chỉ một ngày để con tâm sự buồn vui. Con chỉ biết thinh lặng và cũng không có ai để mà kể, mà méc chuyện thoải mái như ba... Để gặp những trắc trở chông gai cũng mình con lặng lẽ, ba có dõi theo bước chân con???

Mười ba tuổi, với con chừ chỉ còn là kỉ niệm, mà kỉ niệm thì có buồn có vui.... Bên ba nhiều tiếng cười mà cũng lắm nước mắt ba nhỉ. Những lời dạy của ba năm nào giờ đã trở thành vùng trời hoài niệm, chắc chiu bao nghị lực cho con. Kỉ niệm bên ba thì đong đầy mà dĩ vãng chỉ làm cho con người ta thêm khắc khoải, tiếc thương. Nhớ ba, không lẽ con gào khóc và nói con nhớ ba. Lớn rồi, con học cách chịu đựng, con học giấu kín nỗi đau. Là một sinh viên của học viện rồi, nhưng bài vô thường con học hoài vẫn chưa thuộc. Tình thương ba chỉ ép vào tim gửi về xứ Nghệ - nơi ba nằm yên giấc.

Con ước gì ngày trở về được gọi "Ba ơi!", được nghe tiếng ba đáp lại, được ba ra sân dắt con vào. Ước gì mỗi bước lớn lên có ba nhìn thấy. Con sẽ trưởng thành, sẽ nên người, ba yên tâm nghe ba. Bởi con đang mang dòng máu của ba, con là hiện hữu của ba.

Đêm nay Huế lại một đêm...buồn, nước mắt con rơi..... Ba!!! Con của ba đây, con đã lớn rồi!

Chiều nay đag ngồi uống trà, con bỗng giật mình, cái thói quen thích uống trà, ngồi trầm ngâm này không biết con có từ khi nào, cũg không ý thức là mìh đã có thói quen đó. Ngày xưa ba cũg thường như vậy, có phải là ba đang sống ở trong con không! Con thích thầm lặng làm những gì mìh có thể cho gia đình, thấy hoan hỷ khi mình làm được chút việc nhỏ giúp người khác, những phẩm chất này, ngẫm lại, con thấy ba đã trao truyền nó cho con. Mỗi lần nghe quý thầy giảng con đều nguyện là con nghe cho ba, con mời ba nghe pháp thoại với con, con biết là ba sẽ vui lắm. Ba ơi, con tu cho ba, ba nhé!





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21203)
12/10/2016(Xem: 19151)
26/01/2020(Xem: 11774)
12/04/2018(Xem: 19986)
06/01/2020(Xem: 10867)
12/01/2023(Xem: 3793)
28/09/2016(Xem: 25043)
27/01/2015(Xem: 26110)
11/04/2023(Xem: 3047)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :